Thảo luận Chọn lọc sách "khai dân trí" mang tư tưởng tự do

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Sách triết học kinh điển, 6/6/18.

Moderators: Cát Cát
  1. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Bác này tinh ý đấy.
    Người ta lập luận chính là để cho ta thấy mâu thuẫn mà bác đã thấy mâu thuẫn thì là đúng rồi. Hơn nữa bác lại thấy được mâu thuẫn tận trong cả cách lập luận.
    Vậy nếu cái đích cuối cùng là mẫu thuẫn của tự do bác đã thấy được thì cách lập luận đâu có chi quan trọng.
    Hay bác còn cao kiến gì hơn xin mời bác nói rõ.

    Gửi từ MI 8 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  2. Lời mời gọi tham gia Câu lạc bộ sách kinh điển

    A. Hoàn cảnh hiện nay

    Nước ta đã bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế-xã hội được hơn 30 năm.

    Một thế hệ mới được sinh ra và trưởng thành trong bầu không khí của kinh tế thị trường toàn cầu hóa.

    Nhiệm vụ của thế hệ trước đó là tập trung sức lực và tinh thần để bảo vệ tinh thần (độc lập) của dân tộc Việt.

    Chúng ta tuy đã phải chịu mất mát rất nhiều nhưng tinh thần dân tộc đã được bảo tồn và những chiến thắng đó chứng tỏ cho sức mạnh nội tại của tinh thần này.

    Nhưng cái tinh thần này không chỉ có phạm vi không gian nhỏ bé mà nó có tầm vóc thế giới chủ nghĩa, với tất cả sự tương đồng, có thể quy cho cái tinh thần yêu nước này là biểu hiện của tinh thần tự do.

    Tinh thần này, xét theo lịch sử thế giới cận đại, xuất hiện trước tiên ở Châu Âu, và từ đó, mọi biểu hiện đa dạng của nó được trình diễn trên quy mô lịch sử toàn thế giới.

    Cái tinh thần này là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội lâu dài.


    Tất cả những sự giải thích lịch sử một cách sai lầm đều xuất phát từ nguyên do không nhận thấy được nguồn gốc và bản chất của những diễn biến lịch sử, chỉ xem xét những hiện tượng cá biệt , cục bộ.

    Không có gì là lạ khi nhận thấy sự nhầm lẫn, những nhận xét ngây thơ xuất hiện trong tư tưởng của một số các nhà tư tưởng vĩ đại, và ngày nay thì không ai dám nhận mình là vĩ đại nữa vì họ nhận thấy một sự mâu thuẫn luôn luôn đe dọa những lập luận của họ.



    Ngày nay chỉ còn lại những "học trò" nhỏ bé, hoặc những người nghiên cứu, những người đứng "trung lập" và truyền đạt cho thế hệ trẻ những tư tưởng của những ông thầy đã khuất của họ.

    Lập trường của họ luôn biểu hiện ra như sau: Tư tưởng, học thuyết nào cũng có cái đúng, có cái sai và họ chắt lọc được mỗi chỗ một ít nguyên liệu và rồi xào xáo lại thành món lẩu thập cẩm, suốt buổi này qua buổi khác, năm này qua năm khác hâm lại món đồ cũ này và bán chúng cho khách hàng.

    Và điều tất yếu là, khi những món đồ ăn hẩm đấy bị chán ngấy thì đám thực khách phải chạy đi tìm những món ăn mới lạ để hi vọng tìm ra chất dinh dưỡng nuôi sống cái thân thể suy nhược của họ.

    Thế là tự do tư tưởng được thúc đẩy, thậm chí tự do không tư tưởng cũng được thúc đẩy, chân lí lại được tìm kiếm từ trong vô vàn những thứ trước kia bị khinh rẻ và bị ghê sợ.

    Một bình minh mới lại xuất hiện ra và trao cơ hội cho mọi con người, trong một cuộc chơi bình đẳng.

    Cơ hội đã trao tay, tại sao chúng ta không cố gắng nắm bắt nó, vậy nên chúng tôi quyết định đề xuất phương pháp của mình nhằm đạt tới hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống, và đem chúng ra để "tự do cạnh tranh" với những phương pháp của người khác đương thời.

    Có thể sẽ có người nghĩ rằng tuyên bố một sản phẩm trí tuệ là của riêng mình thì quá tự phụ chăng, sẽ có người nghĩ rằng “hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống” thì mang tính cá nhân chủ nghĩa? Cho dù chỉ riêng việc một nền tự do học thuật, tự do kinh doanh đang thịnh hành cũng đủ để bỏ qua câu hỏi này, nhưng chúng tôi cũng đưa ra lí lẽ phản biện rằng, một phương pháp, quan điểm sống đặc thù như thế không có nghĩa là không có liên quan gì tới những tư tưởng, quan điểm sống đặc thù khác, mà trái lại, mức độ thành công của nó phải là ở mức độ phổ biến, ở tính chung của nó với những tư tưởng vĩ đại và quan điểm sống lành mạnh của thời kỳ trước đây.

    B. Ý tưởng của chúng tôi là gì?

    Hướng hoạt động của chúng tôi là xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu (Sách vở, tài liệu) liên ngành phục vụ cho hoạt động lý thuyết-thực tiễn trong quá trình bàn luận, phân tích, trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm . Và ngược lại hệ thống đó sẽ phục vụ cho các buổi thảo luận trong các lĩnh vực khác nhau.

    Nhiệm vụ chính của chúng tôi là xây dựng cây cầu nối liền lý thuyết và thực tiễn, một bên là đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể thông qua tiến trình học các dữ liệu chung, dữ liệu ngành và dữ liệu chuyên ngành.

    Bên kia là hệ thống hóa, khái quát hóa kinh nghiệm thực tế thành dữ liệu của chuyên ngành.

    Với một khối lượng công việc lớn như vậy để tạo thành hệ thống thì điều cần thiết là tập hợp nhiều người và tạo nhóm.

    Mỗi thành viên sẽ đăng kí lĩnh vực chuyên môn của mình, vừa có quyền trong việc tiếp thu tri thức của lĩnh vực khác, vừa có nghĩa vụ cung cấp những tri thức đã được tích lũy của bản thân. Trao đi để nhận lại, đây là cách để học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao phúc lợi cho tất cả các thành viên.

    Như vậy, tiến trình hình thành hệ thống kiến thức trở lên nhanh chóng hơn. Chỉ với hệ thống kiến thức (và cả kỹ năng) liên ngành đó, mọi công việc thực tiễn mới đạt được những thành quả tốt nhất.

    C.Vậy ý tưởng đó có điểm gì nổi bật?


    Ý tưởng hoạt động như vậy thoạt nhìn không thấy điều gì đặc biệt, ví dụ ngay đào tạo đại học với những giáo trình và chương trình học cụ thể, như có ai có nhu cầu về Ngoại ngữ, Tin học... thì đăng ký khóa học ở một trung tâm nào đó, muốn trải nghiệm làm việc thì xin vào làm việc ở một công ty cụ thể nào đó...,muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, hiểu biết đặc thù về lĩnh vực, đối tượng nào đó thì đăng ký thành viên của một hội nhóm ( kể cả online và offline), từ đó mà tạo lập ra các mối quan hệ xã hội cho bản thân, thực tế thì vì những hoạt động này tồn tại nhiều bất cập, gây lãng phí thời gian, giảm sút hiệu quả của việc tiếp thu tri thức, không những vô ích mà còn có hại.

    Cái thiếu ở các định chế giáo dục- lao động kia là ý niệm nền tảng xuyên suốt cuộc sống của con người, lao động và học tập chính là cuộc sống của chúng ta, đó là điều chúng tôi muốn hướng tới.

    Tri thức càng cao thì sức mạnh bao quát thế giới của nó càng lớn. "Lịch sử của thế giới là sự tiến bộ trong ý thức về tự do".
    ---
    Luôn sẵn lòng nhận ý kiến từ mọi người :)
    *** Nếu muốn cùng tham gia thì Inbox nhé mọi người. Chân thành cảm ơn***
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/1/20
    dzung tve thích bài này.
  3. babylon

    babylon Lớp 4

    Ý kiến của Tôi là Sách hiện nay trên thị trường chúng Ta không hề thiếu - Kể cả các Sách mang tính chuyên sâu Học thuật về triết hay các Tư tưởng gia lỗi lạc!
    Quý hồ tinh bất quý hồ đa ! Vậy Tôn chỉ của cái hội hay nhóm chúng ta bàn tới ở đây là gì - Chúng ta khai phóng cho ai ! Hay khai phóng cho bản thân! Nếu khai phóng cho bản thân không phải chính chúng Ta sẽ là Người thầy vĩ đại nhất cho mình hay sao? Về chuyên môn chuyên nghành chính chúng Ta đang hiểu rõ nhất mình yếu ở khâu nào - cần hoàn thiện ở khâu nào ...Về phát triển bản thân đó chính là cái mục tiêu ra đời của Topic Yêu cầu Sách ! Vậy thay vì một chủ đề trải rộng như vậy sao không tập hợp ACE lại thành các câu lạc bộ ? câu lạc bộ Triết Học ! câu lạc bộ huyền học ! câu lạc bộ Tiếng Trung ...Chính trong cái đam mê ấy là nơi khởi Nguồn của các kỳ nhân sau này ! Mục tiêu lớn không bằng những cái nhỏ thiết thực ! Bàn tròn Anhxtanh hay Newton sẽ đốt đuốc nếu hướng vào trọng điểm và đam mê ! Một cái gì quá To chỉ làm chúng Ta nô dịch lại trong những cấp quản lý ; cái bòn tròn đam mê mới chính là nơi khơi nguồn sáng tạo và Ta không phải khai thông Ai chính chúng Ta đang học hỏi và tự Học hỏi lẫn nhau
     
  4. Hình như ý tưởng này của bác đã được chủ topic đề cập tới trong đoạn sau này (câu cuối được đổi màu chỉ để highlight ý kiến về hiệu quả của chủ post):
    Đây là một ý kiến hay và trước hết, nên được áp dụng để phân loại đám sách mà bác đã giới thiệu ở đầu topic. Tuy list sách đã bị xóa nhưng tôi nghĩ, ý kiến của bạn @duydoan về việc "làm (bất cứ chuyện gì cũng cần phải) rõ rệt, ra đầu ra đuôi" vẫn có giá trị.
    Thí dụ, trong đám sách mà bác giới thiệu tôi thấy có Tư bản luận của Karl MarxTư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hai trong những cuốn sách mà học sinh Việt đã phải học và thi trong suốt những ngày còn ngồi ghế nhà trường (?). Chúng ta có thể coi như hơn 90% người Việt đã thông suốt những vấn đề được bàn luận trong sách chứ? Vậy tại sao nước VN hiện giờ lại không ở trong cái vị thế mà bác nghĩ phải có được? Tại vì hiểu chưa đúng? Vì thiếu "cây cầu nối liền lý thuyết với thực tiễn" nên đã không thành công trong việc áp dụng các tư tưởng này vào việc xây dựng đất nước? Vậy thì việc "bàn luận, phân tích, trao đổi, chia sẻ kiến thức...." là nên làm lắm. Bác hãy thử bắt đầu bằng hai cuốn sách trên. Coi như một cách chuẩn bị để dự án mới có thể được thực hiện một cách hoàn chỉnh hơn. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/1/20
  5. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Thực ra bác chủ thớt rất nhiệt tình và tâm huyết. Những kẻ không làm gì cho mọi người như tôi luôn kính phục bạn.

    Có điều tôi thấy làm cái công tác tư tưởng cần chú trọng xây dựng bản thân rồi từ bản thân mà triển khai ra cho mọi người cảm thấy và theo vậy. Nôm na là giống như giáo chủ trong tôn giáo ấy.

    Mỗi thời mỗi khác, cái khai sáng mà bạn nói nó gần với chính trị hơn là tôn giáo thuần khiết, bất kể hô hào vận động hay gợi ý số đông nào đều mang hiệu ứng chính trị, nhiều người có nhận thức nhất định họ dị ứng với kiểu ấy.

    Tôi thấy cái khai sáng ấy mà, nó chỉ dành cho số ít thôi, chỉ số ít nên được khai sáng, nếu khai sáng nhiều thì sẽ bị ô nhiễm ánh sáng - tức là không tốt là mất cân bằng hệ sinh thái ấy.

    Tôi ít đọc nên suy nghĩ rất chủ quan và chỉ nói những gì mình nghĩ, theo ý tôi nên giữ sự tự nhiên của con người, đừng bắt họ phải sáng, ai sáng cứ đi mà tiếp tục sáng, đừng để bị tối đi, rồi người trong tối sẽ phải nhìn về người sáng như lá cây theo mặt trời. Những loài giả sáng sẽ bị thiêu cháy vì chịu không nổi nhiệt và vì ... nhiều lý do tôi không tiện vẽ vời ở đây.

    Bác có biết thả thính không, khi bác mạnh bác có thể đàn áp ấy là trong ... nhưng khi bác yếu bác phải thả thính giống hội ... vậy mới có cá theo.

    Và tất nhiên bác hãy gạt phắt luôn mấy lời vớ vẩn của tôi mà tiếp tục vĩ nghiệp của mình. Tôi ủng hộ bác nhưng điều bác làm không đủ rõ vì thế tôi tin bác sẽ chỉ thành công một phần nào đó thôi.
    Điều kiện là nếu bác cũng coi như thế là thành công.
     
  6. Harunaayu

    Harunaayu Mầm non

    xin chào. Em có thể xin lại link sách không ạ?
     
    Last edited by a moderator: 4/4/20
  7. Mời bạn tham khảo file .doc, vì một số lí do file cập nhật mới chưa có sẵn để public ở đây. Nếu muốn tìm hiểu thêm mời bạn inbox nhé !
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  8. Harunaayu

    Harunaayu Mầm non

    Tuyệt vời quá ạ. Bấy lâu nay em nhìn lên tủ sách của NXB Tri Thức thấy sách dịch thì nhiều mà người đọc không có bao nhiêu. Em cũng tự hỏi đến bao giờ mới đủ sức đọc hết... vậy mà nhìn file này em mới thấy nước mình mới dịch được một phần nhỏ xíu thôi... và không biết đến bao giờ lượng người đọc bằng lượng sách ra nữa
     
  9. Gori709

    Gori709 Mầm non

    Link mất rồi bạn. Bạn cho mình xin lại nghiên cứu đi.
     
  10. Sau 2 năm ý tưởng được đề ra, chúng tôi vẫn đón chào các thành viên, cùng giúp nhau tiến bộ:
    Họp mặt thường kỳ một tháng một lần chiều T6/T7 trong 3 tiếng từ 14h đến 17h, KHÔNG RÀNG BUỘC THAM DỰ, KHÔNG ĐÓNG PHÍ.
    Họp Online/ Offline địa điểm Thư viện Trường ĐHQG Hà Nội (Xuân Thủy- Cầu Giấy- Hà Nội).
    Nội dung họp mặt: Các thành viên khi tới lượt phải nêu ra một hay hai câu hỏi tham luận về bất cứ điểm nào trong đề tài Đạo đức, Kinh tế hay Khoa học tự nhiên để những người khác tìm hiểu trước rồi thảo luận; và cứ 3 tháng một lần, mỗi thành viên sáng tác và đọc một bài luận về bất kỳ đề tài nào người đó thích.
    ---
    Đăng ký xin điền thông tin vào Form sau:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nếu có thắc mắc xin Lh: Thế Công_0976873323
     
    Bilbone thích bài này.
  11. Bạn vào đây tham khảo nhé: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  12. Mời các bạn tham khảo:

    Mô hình hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp
    Mô hình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Nghiên cứu khoa học trong các trường hiện đại thể hiện chức năng của mình trong thúc đẩy đổi mới tri thức xã hội. Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác trực tiếp hay gián tiếp, giao dịch cá nhân hay không mang tính cá nhân giữa cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho các bên. Bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia), thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển, xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát triển doanh nghiệp và quản trị.
    Do vậy, các hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng học thuật và sản xuất - kinh doanh. Để cụ thể hóa điều này, năm 1810, Willhelm Humboldt đã thành lập Trường Đại học Berlin với điểm khác biệt so với các trường đại học khác thời bấy giờ là chuyển trọng tâm sang nghiên cứu giúp cho hoạt động đào tạo, đặc biệt là phát triển các lĩnh vực công nghệ phục vụ mục đích quân sự và dân sự. Trường đại học của ông đã góp phần đưa nước Đức trở nên hùng mạnh.
    ---Trích từ [Trần Sỹ Nguyên] Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 20, tháng 8 năm 2020---
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Bilbone, amylee and NgTienDung like this.
  13. NgTienDung

    NgTienDung Lớp 2

    Hay quá
     
  14. Chủ đề thảo luận

    (Dựa trên chủ đề của Benjamin Franklin gợi ý cho Clb Junto)

    1. Have you met with anything in the author you last read, remarkable, or suitable to be communicated to the Junto? Particularly in history, morality, poetry, physics, travels, mechanic arts, or other parts of knowledge?

    Tác giả, tác phẩm nào bạn đã đọc mà đáng lưu ý hay thích hợp để thảo luận trong clb? Cụ thể là các chủ đề triết học, xã hội học, kinh tế, luật học lịch sử, đạo đức, thơ, văn học nghệ thuật, toán học, tin học, y học, sinh học, hóa học, vật lý, du lịch, thể thao, công nghệ, hay bất chủ đề tri thức nào khác ?

    3. Has any citizen in your knowledge failed in his business lately, and what have you heard of the cause?

    Người nào mà bạn biết thất bại trong cuộc sống và kinh doanh, và bạn cho rằng nguyên nhân do đâu?

    4. Have you lately heard of any citizen’s thriving well, and by what means?

    Người nào gần đây bạn biết phát triển mạnh trong cuộc sống và bằng cách nào?

    6. Do you know of any fellow citizen, who has lately done a worthy action, deserving praise and imitation? or who has committed an error proper for us to be warned against and avoid?

    Bạn biết ai, gần đây có hành động giá trị, đáng được khen ngợi và noi gương? hoặc ai phạm phải sai lầm thích đáng để chúng ta cảnh tỉnh chống lại và tránh xa?

    7. What unhappy effects of intemperance have you lately observed or heard? of imprudence? of passion? or of any other vice or folly?

    Sự bất hạnh nào xảy đến đối với thói sống không điều độ mà bạn gần đây thấy hay biết được? Sự bất cẩn, sự đam mê, hay những hành vi xấu xa và điên rồ khác

    8. What happy effects of temperance? of prudence? of moderation? or of any other virtue?

    Sẽ hạnh phúc ra sao nếu ta điều độ, ta thận trọng, hay bất cứ đức hạnh nào khác mà ta có

    9. Have you or any of your acquaintance been lately sick or wounded? If so, what remedies were used, and what were their effects?

    Bạn hay người quen nào gần đây bị thương hoặc bị ốm? Nếu có, phương pháp điều trị nào đã được sử dụng và hiệu quả ra sao?

    10. Who do you know that are shortly going [on] voyages or journeys, if one should have occasion to send by them?

    --Cách mình hiểu câu này là: Anh có biết ai sắp thực hiện các chuyến đi xa và các cuộc thám hiểm không, để nếu người nào đó có cái gì đó muốn gửi hoặc muốn đi cùng họ (thì có thể tìm hiểu thêm)?

    (Bối cảnh thời bấy giờ tin tức về những người sắp thực hiện các hành trình thám hiểm để khám phá các vùng đất mới hoặc để giao thương là những thông tin hữu ích)

    11. Do you think of anything at present, in which the Junto may be serviceable to mankind? to their country, to their friends, or to themselves?

    Bạn biết bất cứ điều gì mà Clb có thể phục vụ nhân loại, đất nước, bạn bè, hay chính các thành viên

    12. Hath any deserving stranger arrived in town since last meeting, that you heard of? and what have you heard or observed of his character or merits? and whether think you, it lies in the power of the Junto to oblige him, or encourage him as he deserves?

    Bạn mới quen người lạ nào ưu tú? bạn chứng kiến hay biết được tính cách hay công trạng của anh ta? và bạn nghĩ Clb có thể nối kết với anh ta hay khuyến khích anh ta như thế nào?

    14. Have you lately observed any defect in the laws, of which it would be proper to move the legislature an amendment? Or do you know of any beneficial law that is wanting?

    Gần đây bạn quan sát thấy những điều luật nào vô lý, mà tốt hơn nên được sửa đổi? hoặc bạn biết một vài điều luật công bình đáng mong muốn ?

    16. Hath anybody attacked your reputation lately? and what can the Junto do towards securing it?

    Ai đó xâm phạm uy tín của bạn gần đây? và Clb có thể làm gì nhằm bảo vệ nó?

    17. Is there any man whose friendship you want, and which the Junto, or any of them, can procure for you?

    Tồn tại người nào mà bạn muốn kết thân, và Clb hay thành viên có thể xúc tiến giúp bạn?

    18. Have you lately heard any member’s character attacked, and how have you defended it?

    Bạn mới biết phong cách sống của các thành viên bị tấn công và bạn có thể bảo vệ nó ra sao?

    19. Hath any man injured you, from whom it is in the power of the Junto to procure redress?

    Bạn bị ai đó làm tổn hại và trong chừng mực có thể, Clb có thể ngăn chặn?

    20. In what manner can the Junto, or any of them, assist you in any of your honourable designs?

    Clb có thể làm gì để tăng tiếng tăm cho bạn?

    21. Have you any weighty affair in hand, in which you think the advice of the Junto may be of service?

    Bạn đang có công việc nào nghĩ rằng lời khuyên của Clb có thể giúp ích?

    22. What benefits have you lately received from any man not present?

    -- Cách hiểu của mình về câu này là: Gần đây bạn đã nhận được những lợi ích nào từ những người không có mặt ở đây? Nôm na là: Gần đây anh hợp tác làm ăn hoặc giao lưu với ai và qua đó anh kiếm được những khoản tiền, những khoản lợi ích hoặc những thứ bổ ích nào v.v... nào từ bên ngoài chứ không phải từ những người có mặt ở đây?

    23. Is there any difficulty in matters of opinion, of justice, and injustice, which you would gladly have discussed at this time?

    Có bất kỳ điều khó khăn nào trong triết lý, quan điểm, sự công bằng và bất công mà bạn đang suy nghĩ, muốn thảo luận tại thời điểm này, hoặc đơn thuần chỉ muốn dành thời gian tự nghiên cứu ?

    24. Do you see any thing amiss in the present customs or proceedings of the Junto, which might be amended?

    Bạn thấy điều gì đó không ổn trong các hoạt động và lịch trình của Clb, phải sửa đổi ra sao?

    *Lịch thảo luận

    Họp mặt thường kỳ một tháng một lần chiều T7 cuối cùng của tháng, từ 14h đến 17h, KHÔNG RÀNG BUỘC THAM DỰ, KHÔNG ĐÓNG PHÍ.

    Họp Online (Ưu tiên)/ Offline địa điểm Thư viện Trường ĐHQG Hà Nội (Lic) (Xuân Thủy- Cầu Giấy- Hà Nội).

    Nội dung họp mặt: Các thành viên khi tới lượt phải nêu ra một hay hai câu hỏi tham luận về bất cứ điểm nào trong đề tài Đạo đức, Kinh tế hay Khoa học tự nhiên để những người khác có thể tìm hiểu trước rồi thảo luận; và cứ 3 tháng một lần, mỗi thành viên sáng tác và đọc một bài luận về bất kỳ đề tài nào người đó thích.
    *Đăng ký tham dự xin điền thông tin vào Form sau:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nếu có thắc mắc xin Lh: Thế Công_0976873323
     
    NgTienDung thích bài này.
  15. TS ALAN PHAN: "NÊN DÀNH TIỀN VÀO 1 VIỆC, KHÔNG SỢ LỖ MÀ CÒN NHẬN ĐƯỢC LỢI ÍCH LỚN NHẤT"
    Giáo dục là kênh đầu tư số 1
    Trong 8 kênh đầu tư theo lời khuyên của TS Alan Phan, kênh đầu tư vào Giáo dục được ông xếp hàng đầu. Ông lý giải cho điều này như sau:“Một tài sản mà chúng ta không thể mất được khi còn sống là tài sản trí tuệ. Một đầu tư vào giáo dục sẽ đem lại cho bạn, gia đình bạn hay những người thân yêu một tỉ lệ hoàn trái (ROI – return on investment) khoảng 67% mỗi năm, liên tục trong vài chục năm khi bạn có tài sản này. Không một kênh đầu tư có thể qua mặt con số ROI này trong bất cứ tình trạng kinh tế nào.
    Tại Việt Nam, vì kinh tế còn dựa vào nông nghiệp vả sản xuất gia công, thay vì vào dịch vụ và công nghệ, nên ROI co thể ít hơn. Nhưng đây là hướng đi bắt buộc của mọi nền kinh tế trong các thập kỷ tới. Ngay cả những khóa học bổ túc kéo dài chỉ vài ba tuần cũng đem lại kết quả rất khả quan cho tài chính cũng như công việc, nhờ có thêm kỹ năng quản lý và chuyên nghiệp chuyên sâu hơn”– đây là lời khuyên của ông với giả định “Nếu tôi là chủ một gia đình trung lưu, có dư chút tiền mặt trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam”.
    Còn đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh, ông có lời khuyên như sau: “Với những bạn kém may mắn đang đấu tranh vất vả đề tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí”.
    “Với những bạn nhiều may mắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện, hãy cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạo và tinh thần thanh cao. Nghĩ đến những người kém may mắn, tập cách chia sẻ và hành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạo đức và văn minh. Những kẻ xấu có thể đang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa”.
    Ngân Anh tổng hợp.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    NgTienDung thích bài này.
  16. NgTienDung

    NgTienDung Lớp 2

    Câu cuối hay quá
     
  17. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Bạn đặt câu hỏi không đúng thì sẽ khó trả lời thôi, bàn về "tự do" mà không gắn nó với những vấn đề cụ thể của đời sống thì câu trả lời cũng rất "tự do". Thay vì để Tự do đứng một mình thì hãy ghép nó lại thành:
    Tự do biểu đạt ý kiến cá nhân;
    Tự do lập hội;
    Tự do lựa chọn cử tri;
    Tự do lựa chọn tôn giáo;
    ..................................
    Như vậy mọi thứ sẽ dễ hiểu hơn thay vì nói nước Mỹ rất Tự do, sẽ không ai hiểu "Tự do" về những lĩnh vực gì trong xã hội.
     
  18. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Chưa có đủ kiến thức, trình độ nhận thức chưa cao thì mới phải học bạn ơi, trước khi vào lớp 1 thì bạn cũng là một người mù chữ. Đưa Triết học đến với lớp trẻ thì cần gì đến cơ sở vật chất quá lớn, và cũng không phải cứ nói đến Triết học là hình dung ra mấy ông kính cận ngồi cả ngày trong thư viện gạo sách, vì vậy bạn không cần phải lo thiếu người làm việc để phát triển kinh tê. Triết học là để giúp con người có nhu cầu hỏi những câu "Tại sao lại thế này mà không phải thế kia'', "làm thế nào để cho đúng"..v..v, đấy là vấn đề mà bạn và những người giống bạn không hề thích, các bạn thích một thứ triết học hướng đối tượng rất cụ thể là triết học mác lê, không làm nhức đầu ai đó.
     
  19. huytran

    huytran Lớp 5

    Người hô hào triết học mà suy nghĩ, ngôn từ không có chút phẩm chất nào của triết học cả. Ở trên người nói không hề có câu nào chữ nào liên quan đến "mác lê", cái "mác lê" là ở trong đầu người trả lời, cứ thấy ai nói ngược mình là chụp mũ, và chụp cái mũ mà mình cho là xấu xa tồi tệ nhất. Không biết người trả lời này có hiểu được "mác lê" là thế nào, mà dám bảo "không làm nhức đầu ai đó".

    Viết 2 post thì câu trên lồng vào "nước Mỹ rất Tự do" viết hoa thật cung kính (dù chỉ là "ví dụ"), dưới thì chụp mũ lạc đề, vô lý, thô thiển "mác lê". Triết học của người này là thứ triết học gì?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. Những giả thuyết ngây thơ

    Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

    Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

    Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

    Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.

    Tư duy, thói quen và định mệnh

    Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

    Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.

    Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

    Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

    Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21

    Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.

    Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

    Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

    Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

    Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình … già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.
    Ts Alan Phan-2010 alan-phan-va-bien-lon-4410-1517643573.jpg
     
    NgTienDung thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này