Thể loại khác G Chữ Nôm-Nguồn gốc cấu tạo diễn biến <1000QSV1TVB #0106>

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi Thu VO, 1/11/17.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Capture.PNG

    Tên sách : CHỮ NÔM - NGUỒN GỐC – CẤU TẠO – DIỄN BIẾN
    Tác giả: ĐÀO DUY ANH
    Nhà xuất bản : KHOA HỌC XÃ HỘI
    Năm xuất bản : 1975

    ---------------------------------------

    Nguồn sách : Thư viện TVE-4U
    Đánh máy : patimiha, mopie, quanhoangtrung,
    Do Hang, DucTienDo, Jes, chip_mars, gaho0210, ganbunma
    Kiểm tra chính tả : Thư Võ
    Biên tập chữ Hán Nôm : (đang biên tập)

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả ĐÀO DUY ANH
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.
    GHI CHÚ :
    - ký hiệu [-] là chữ Hán hoặc Nôm
    - vài lỗi hiển thị văn bản khi đăng bài lên trang như : tự nhảy khoảng trắng, chữ dính nhau, chú thích bị lỗi hyperlink. Mong bạn đọc thông cảm.

    MỤC LỤC

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    CVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    1. Cách giả tá thứ nhất là cách mượn chữ Hán đọc theo âm xưa, tức theo âm chữ Hán từ thời Đường về trước, trước khi âm Hán Việt Được tương đối ổn định.
    2. Cách giả tá thứ hai là mượn ngay chữ Hán để biểu hiện những từ mượn ở tiếng Hán-Việt.
    3. Cách giả tá thứ ba là cách mượn chữ Hán theo âm hán-việt để biểu hiện những từ đồng âm mà không đồng nghĩa.
    4. Cách giả tá thứ tư là mượn chữ Hán mà âm hán-việt gần với từ Việt để biểu hiện từ ấy một cách gần giống.
    5. Cách giả tá thứ năm là mượn chữ Hán mà đọc theo nghĩa.​
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/17
    bebibum, livramax, gift4you and 8 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI ĐẦU SÁCH

    Sau khi phiên âm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tôi vẫn có dự định nghiên cứu lịch sử chữ Nôm, nhưng thiếu tài liệu về thời Lý – Trần nên công việc còn phải bỏ dở. May mắn làm sao ! Một ngày đầu hè năm nay, bạn tôi là ông Cao Xuân Huy đến chơi, đưa cho tôi một quyển sách nhỏ đề là Thiền tôn bản hạnh mà nói rằng : « Tôi đem công việc đến cho anh đây ! Trong tập sách này có bốn bài phú Nôm đề là tác phẩm thời Trần, tôi cũng ngờ là văn thời Trần, nhưng việc khảo chứng để chứng minh đó là văn thời Trần thực lại thuộc công tác của anh, cho nên tôi đem đến anh xem ». Tôi vội vàng giở sách đọc ngay và sau khi đọc qua mỗi bài một phần hoặc một nửa, tôi nói : « Mới đọc qua, tôi đã thấy nhiều dấu hiệu tỏ rằng quả là văn thời Trần thực. May cho tôi quá, chính tôi đương thiếu tài liệu về thời Lý – Trần để hoàn thành một tác phẩm về lịch sử chữ Nôm... ».

    Sau đó, trong khi đi tìm chứng tích bi kỳ về chữ Nôm thời Trần là cái bia Hộ-thành sơn mà cách đây hơn nửa thế kỷ nhà học giả người Pháp H. Maspéro đã nhắc đến, tôi lại phát hiện được bài văn bia của chùa Báo-ân xã Tháp-miếu thuộc đời Lý Cao-tôn, trong ấy có 24 chữ Nôm khác nhau thuộc các phép chủ yếu của chữ Nôm. Thế là tôi đã có tài liệu để biết tình hình chữ Nôm ở thời Lý – Trần.

    Nhờ mấy loại tài liệu trên, tôi đã hoàn thành được tập sách nhỏ Chữ Nôm này, mà xét công lớn nhất giúp tôi trong sự hoàn thành này thì chính là công của ông bạn Cao Xuân Huy mà tôi xin trân trọng cảm ơn.

    Tôi lại xin cảm ơn ông Nguyễn Tài Cẩn đã ân cần góp cho tôi một số ý kiến tốt về ngữ âm học lịch sử.

    Hà nội, Mùa đông năm 1973​
    ĐÀO DUY ANH
     
    memco, Haiart, nonliving and 2 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày nữa. Thứ cổ tự này không được dạy riêng, cho nên hiện nay rất ít người biết đọc. Nhưng là chữ dân tộc, nó đã cùng với chữ Hán mang chứa một phần quan trọng trong văn hóa dân tộc của ta, mà hiện nay một mình Thư viện Khoa học xã hội ở Hà-nội cũng còn giữ được đến 1186 quyển sách chữ Nôm. Trong công cuộc nghiên cứu văn hóa cổ của nước ta, nếu không biết chữ Nôm thì làm sao khai thác được cả cái vốn cổ chữ Nôm còn giữ được ở thư viện đấy và chắc là cũng còn rải rác trong dân gian ?

    Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, nhưng đó là điều kiện cần thiết chứ không phải điều kiện đầy đủ. Còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số qui luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt-nam và tiếng Hán-Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm.

    Kể nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống thì phải nói đến người Pháp A. Chéon là người đầu tiên. Ông soạn sách Cours de Chữ Nôm làm giáo trình dạy cho người Pháp học tiếng Việt-nam, nhưng hiện chúng tôi không có sách ấy (bản của Thư viện khoa học xã hội đã bị mất từ lâu, không thấy có trong số sách chúng ta tiếp quản của Viện Viễn đông bác cổ). Kế đến các nhà học giả Trung-quốc Văn-hựu, tác gải bài « Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp của nó với chữ Hán », đăng trong Yên kinh học báo kỳ 14, bài này đã được nhà học giả Nhật-bản Sơn-bản Đạt-lang giới thiệu trong Đông-dương học báo quyển 22, số 2, năm 1935. Sau nữa có nhà học giả Trung-quốc khác là Vương Lực, năm 1948 viết một bài nghiên cứu về tiếng Hán-Việt, mục cuối cùng nghiên cứu về chữ Nôm đề là « Chữ Việt phỏng theo chữ Hán mà tạo thành ». Hai tác phẩm sau đó chỉ nhằm giới thiệu chữ Nôm với người ngoại quốc nên chỉ là nghiên cứu về một vài khía cạnh, đặc biệt là cách cấu tạo của chữ Nôm thôi.

    Người Việt-nam thì chưa ai nghiên cứu chữ Nôm được kỹ. Đại khái từ ông Nguyễn Văn Tố (năm 1930) đến ông Trần Văn Giáp (năm 1969), các nhà hoặc chỉ là nhân nghiên cứu văn học Việt-nam mà suy nghĩ về nguồn gốc chữ Nôm, hoặc chỉ mới là dẫn những tài liệu cũ mà trình bày những ý kiến khác nhau về vấn đề ấy.

    Nhằm giúp đỡ các bạn thanh niên làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm mà khai thác cái kho tàng sách Nôm hiện có, chúng tôi dựa vào những yêu cầu trình bày trên kia mà soạn sách Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến với một chương cuối nói về cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc. Chúng tôi lại thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm của ta.

    Đây là một cố gắng đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu chữ Nôm của tôi, tự cảm thấy còn nhiều thiếu sót, mong các nhà học giả, nhất là các nhà ngôn ngữ học, chỉ chính.

    Hà-nội, tháng 12 năm 1973
    ĐÀO DUY ANH
     
    memco, Heoconmtv and deathshine like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHƯƠNG MỘT: DẤU VẾT XƯA NHẤT CỦA CHỮ NÔM

    I. CHỨNG TÍCH XƯA NHẤT CỦA CHỮ NÔM : TẤM BIA ĐỜI LÝ CAO-TÔN

    Trước kia hễ nói đến chứng tích xưa nhất của chữ Nôm, người ta đều chỉ nói đến tấm bia Hộ-thành sơn (tức núi Dục-thúy) ở Ninh-bình, mà cách đây gần sáu chục năm nhà học giả người Pháp H. Maspéro đã nhắc đến trong một mục chú thích của bài : « Nghiên cứu ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt-nam »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và nói rằng trên tấm bia ấy ông thấy có khoảng hai chục chữ Nôm ghi tên các làng xóm. Ông không cho biết những chữ Nôm ấy là những chữ gì, mà chính cái bia ấy cũng chưa ai được thấy nó. Trong mớ hơn hai vạn tấm thác bản văn bia của Thư viện Khoa học xã hội, chúng ta chưa tìm ra thác bản của tấm bia ấy, mà có người đến núi Dục-thúy để tìm thì cũng chẳng thấy tấm bia ấy ở đâu. Song tấm bia ấy dù có còn hay không thì điều ấy cũng không quan trọng gì, vì đó không phải là chứng tích xưa nhất của chữ Nôm. Chúng ta sẽ thấy có chứng tích của chữ Nôm xưa hơn thuộc về thời nhà Lý.

    Trong báo Tổ quốc số 3 năm 1963, ông Trần Huy Bá có giới thiệu một cái chuông đồng của chùa Vân-bản ở Đồ-sơn mà năm 1958 ngư dân vùng Đồ-sơn mới vớt được ở đáy biển lên. Ông thấy trong những hàng chữ Hán khắc ở thành chuông có lẫn ba chữ Nôm là « xứ Ông Hà » (chúng tôi kiểm tra lại thì thấy chỉ là hai chữ « Ông Hà [-] » chứ không có chữ Xứ, hai chữ ấy là chữ Nôm theo phép giả tá » và ông cũng đã đoán định niên hiệu của cái chuông. Ông Bá bằng cứ vào các hàng chữ Hán ấy mà nói rằng gác chuông của chuông này là do thầy tăng Hương-tâm và cư sĩ Đại-ác xây dựng, mà hai người này lại từng đã xây dựng gác chuông của bốn chùa lớn là tháp Báo-thiên, tháp Đồ-sơn, tháp Cổ-châu, tháp Xá-lưu (xin sửa là Xá-lỵ). Ông lại bằng cứ vào hai chữ Bính thìn hay Bính tuất ông cho là chỉ niên hiệu ở sau bài ký mà ông nói là đã bị đục mất để cho rằng chuông ấy được đúc vào năm Bính thìn đời Lý Nhân-tôn, tức năm 1076, tức 19 (hay 18) năm sau khi xây dựng tháp Đồ-sơn. Chúng tôi không được thấy cái chuông chính hiện còn sơ tán mà chỉ được xem phó bản của nó bày ở Viện Bảo tàng lịch sử. Chúng tôi xem những chữ Hán khắc còn thấy hơi rõ ở hai múi trong bốn múi của thành chuông thì thấy đó không phải là một bài minh văn được soạn có hệ thống, mà chỉ là những hàng chữ ghi chép rải rác những sự kiện có quan hệ đến chùa và chuông. Trước hết có hai hàng chữ nói rằng « Khổ hạnh tăng Hướng-tâm và cư sĩ Đại-ác lại cáo với người đời sau có con cháu cùng người khác có tu đức hạnh mà lưu tiến và cúng vào chùa Vân-bản đất, nhà và ruộng, cùng kỵ chạp… », rồi đến mấy hàng nói rằng « Khổ hạnh tăng Hướng-tâm và cư sĩ Đại-ác có công bổ trợ tháp Báo-thiên, tháp Cổ-châu, tháp Đồ-sơn, tháp Xá-lỵ… », rồi đến một hàng nói rằng « Tả bộc xạ Tạ công trai tiến một quả chuông lớn lưu tại chùa Vân-bản ở Đồ-sơn » – tức là quả chuông này –, rồi đến mấy hàng nói : « Tăng Hướng-tâm và cư sĩ Đại-ác cùng nhau sáng lập sơn lâm hạ động, phía đông đến ven biển làm giới hạn, phía bắc đến... hòn Sao-lương làm giới hạn » ; sau nữa có mấy hàng nói « Thị vệ Nhân dũng thủ Nguyễn Văn cùng vợ là Chu thị hai người cúng một sở địa trạch Ông Hà, phía đông gần ruộng hương trản, phía tây gần nhà Nguyễn (?) Hồ. Chu Lâm cùng em gái là Chu thị hai người cùng một sở ruộng hương trản, phía đông gần Nguyễn (?) Lỗi, phía tây gần đất hương trản » (hương trản nghĩa là hương đèn).

    Theo những hàng chữ ấy thì biết rằng người cung tiến chuông là Tạ công, và người xây dựng cảnh chùa (sơn lâm hạ động chỉ cả cảnh chùa chứ không phải là chỉ gác chuông như bài báo Tổ quốc nói) là tăng Hướng-tâm và cư sĩ Đại-ác, mà hai người này có công cúng tiền bổ trợ phí tổn trong việc xây dựng bốn cái tháp có tiếng ở thời Lý là tháp Báo-thiên (1057), tháp Đồ-sơn (1058), tháp Cổ-châu (chùa Đậu), tháp Xá-lỵ (chùa Khương-tự), chứ không phải là người xây dựng gác chuông ở bốn chùa và tháp ấy như bài báo nói. Những điều trên chỉ cho chúng ta biết rằng chùa Vân-bản có thể là có trước các tháp Báo-thiên và Đồ-sơn, vì hai người ấy có công bổ trợ trong việc xây dựng các tháp này có thể là đã ở chùa Vân-bản rồi, còn cái chuông cũng như các sở đất ruộng thì có thể được cúng ngay sau khi chùa được dựng xong, cũng có thể được cúng về sau nữa, không rõ về lúc nào. Ông Trần Huy Bá bằng cứ vào chữ Bính thìn mà đoán rằng chuông được đúc vào năm Bính thìn 1076 đời Lý Nhân-tôn. Chúng tôi không được thấy chữ niên hiệu ấy ở phó bản của chuông nên chưa có thể khẳng định về niên đại của chuông ấy. Song chúng tôi tưởng rằng nếu chuông không phải là được cúng ngay sau lúc dựng chùa mà là về sau nữa thì cũng không phải là xa thời hai người nói trên nhiều lắm, tức cũng vào khoảng giữa thời nhà Lý thôi.

    Sau chuông đồng chùa Vân-bản thì đến tấm bia chùa Tháp-miếu huyện Yên-lãng tỉnh Vĩnh-phú đề đầu năm 1210 đời Lý Cao-tôn là chứng tích xưa có nhiều chữ Nôm hơn nữa. Thác bản tấm bia này đã được chụp ảnh và xếp đặt trong tập I Văn bia của Thư viện Khoa học xã hội. Trong bản văn bia hai mặt chữ rất rõ ràng đề niên hiệu Trị-bình-long-ứng ngũ niên, chúng tôi nhận thấy hơn hai chục chữ Nôm khác nhau.

    Ngạch bia đề là Báo ân thiền tự bi ký, nghĩa là bài ký bia chùa thiền tôn Báo-ân. Đầu đề của bài bi ký là : Hội thích giáo thiền Tự già Báo ân tự bi ký. Trong bốn chữ Hội thích giáo thiền thì chữ hội [-] và chữ thiền [-] tuy là chữ Hán, nhưng dùng theo ngữ pháp Việt-nam (bốn chữ ấy nghĩa là hội phật giáo về thiền tôn) đã phải xem là chữ Nôm rồi.

    Bắt đầu bài văn bia là phần ca tụng công đức đáng ghi chép đối với đạo phật của Nguyễn công là người có công chính trong việc xây tháp và mở mang cảnh chùa. Tiếp đến phần nói về tình hình xây tháp và mở mang ấy. Rồi đến phần nói việc cúng ruộng, cúng tiền cùng gấm vóc và các đồ lễ khi vào chùa. Cuối cùng là phần chúc tụng nhà vua và bài minh. Sau hàng niên hiệu thì ghi tên mười người hội viên của hội thích giáo trong xã và ghi giới hạn đám ruộng cúng. Chúng tôi xin chép phần nói việc cúng ruộng, phần ghi tên người và phần ghi giới hạn ruộng là những phần có chữ Nôm.

    Phần ghi ruộng cúng :

    « Duy như sơn ngạn, cảnh vật phi thì. Cập chí Bơi điền, phương chư hữu ký. Nội sa ngoại kệ, cụ trần phạm tự tư dân. Tư liệt kỳ nội sa : Phướn-thượng tam thập mẫu, Phướn-hạ tam thập mẫu, Dậu Bơi nhị thập mẫu, cập Đồng Hấp tam thập mẫu. Như ngoại kệ : Đồng Chài bát mẫu, Đường Sơn ngũ mẫu, Đồng Nhe tam mẫu. Các đẳng xứ cộng nhất bách thập lục mẫu, cúng vi oản sự điền dưỡng tăng, tam mẫu thủ tự, dư tứ dân phòng tu tự, cập trai soạn thanh tu, cô hồn hội lệ. Ha ! Cảnh giả, đoái vị tiếp Đằng kiều chi tế, cơ nhật huyên hoa, cổ trạo lai chu ; ly phương trĩ Huyền-nhạc chi phong, di niên duy tân, hợp tập phi điểu. Ngạn uất phức thụ chi xuân ; cảnh thắng tư linh chi mỹ. Khảm liên Bơi đàm chi điền ; chấn đạp mụ đồng chi địch. Kỳ Bơi điền Nguyễn công sở mãi, triệt thanh phù nhất thiên quán dư mãi đắc nhất bách dư mẫu dĩ cung cấp oản sự. Kỳ tự hiệu viết Tự già Báo ân tự ».

    Phần ghi tên người :

    « Hội hãn ký thập nhân : Thằng Hàm – Thằng Chạy – Thằng Tạo – Thằng Lai – Thằng (?) – Thằng (?) – Thằng Đái – Thằng Viêm – Thằng Việt – Thẳng Ổn ».

    Phần ghi giới hạn ruộng :

    « Đông cận chí Lợi-hy xã vi giới ; tây cận giang chí đê sa vi giới ; nam cận Giới-để sơn vi giới, bắc cận Phao sa vi giới ».

    Dịch nghĩa :

    Phần ghi ruộng cúng :

    « Còn như ngàn núi, cảnh vật không mùa ; cho đến ruộng Bơi, mọi nơi có ký. Trong cồn sỏi ngoài cột kệ, đủ bày chùa phạn giúp dân. Nay liệt kê, phía trong cồn sỏi thì Phướn-thượng 30 mẫu, Phướn-hạ 30 mẫu, Dậu Bơi 20 mẫu cùng Đồng Hấp 30 mẫu ; còn phía ngoại kệ thì Đồng Chài 8 mẫu, Đường Sơn 5 mẫu, Đồng Nhe 3 mẫu. Các xứ ấy cộng 116 mẫu cúng làm ruộng việc oản để nuôi tăng, 3 mẫu cho người giữ chùa, còn dư thì cho dân để phòng việc sửa chùa, cùng là để sắm sửa cỗ chay đồ lợt và làm lễ lệ hội cô hồn. Ôi ! Cảnh này phía tây tiếp ngay bên Đăng-kiều, cả ngày ồn áo, thuyền bè qua lại ; phía nam sừng sững ngọn Huyền-nhạc, suốt năm đổi mới, chim chóc nhóm bay. Ngàn thì thơm phức cây xuân ; cảnh thì giúp thiêng nhờ đẹp. Phía bắc thì liền ruộng đầm Bơi ; phía đông thì họp sáo trẻ mục. Sở ruộng Bơi là Nguyễn Công lấy hơn nghìn quan tiền thanh phù mà mua được hơn một trăm mẫu để cung cấp cho việc oản. Chùa ấy gọi là Tự-già-báo-ân tự… » (có thể gọi là chùa Tháp Báo-ân) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Phần ghi tên người :

    « Hội hãn ghi 10 người : (Mười tên người như trên đã ghi). »

    Phần ghi giới hạn ruộng :

    « Phía đông gần đến xã Lợi-hy làm giới hạn ; phía tây gần sông đến bãi thấp làm giới hạn ; phía nam gần núi Giới-để làm giới hạn ; phía bắc gần bãi Phao làm giới hạn ».

    Xin lần lượt nêu lên những chữ Nôm có trong các phần trên.

    Trước hết là chữ Bơi [-] trong Bơi điền hay ruộng Bơi, chữ này là chữ Nôm viết theo phép hình thanh. Chữ Phướn trong Phướn-thượngPhướn-hạ là chữ Nôm viết theo phép giả tá, mượn chữ Hán [-] (âm hán-việt là phan) mà đọc theo âm xưa. Phướn là cờ dài cột cao dựng ở trước chùa. Chữ dậu [-] trong Dậu Bơi vốn giống chữ Hán tửu, nhưng đọc chữ ấy theo âm hán-việt làm Tửu bơi thì không có nghĩa, cho nên chúng tôi cho đó là chữ Nôm viết theo phép hình thanh mà đọc là dậu theo âm của yếu tố âm phù [-]. Dậu Bơi, tức là Bơi đàm ở sau. Vậy có thể hiểu dậu là cái đầm, hoặc cũng nói là cái mau. Chữ đồng [-] trong Đồng Hấp, Đồng Chài Đồng Nhe là chữ Nôm giả tá, chỉ cánh đồng ; chữ đường [-] trong Đường Sơn cũng là chữ Nôm giả tá, chỉ con đường. Những chữ Hấp [-], Sơn [-], là chữ Hán mượn để ghi tên cánh đồng và con đường, cũng là chữ Nôm giả tá. Những chữ Chài [-], Nhe [-] là chữ Nôm hình thanh. Chữ oản [-] cũng là chữ Nôm hình thanh.

    Chữ thằng [-] đứng trên các tên người là chữ Nôm giả tá, mượn chữ Hán (âm hán-việt là thượng) đọc chệch đi. Chữ chạy [-] âm hán-việt đọc là trãi, song làm tên người bình dân ở nông thôn nên chúng tôi cho là tên tục mà đọc theo chữ Nôm là chạy, đây cũng là chữ Nôm giả tá mượn chữ Hán mà đọc chệch đi. Cũng vì lý do ấy, chúng tôi không đọc chữ [-] theo âm hán-việt là trệ mà đọc theo chữ Nôm hình thanh là đái Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Còn những người khác là Hàm [-], Tạo [-], Lai [-], Viêm [-], Việt [-], Ổn [-], tuy là chữ Hán, nhưng dùng để chỉ tên người ở sau chữ thằng nên cũng nên xem là chữ Nôm, như những chữ Hán chỉ tên cánh đồng và con đường ở trên.

    Chữ Phao [-] là tên tục của bãi cát cũng nên xem là chữ Nôm.

    Tính cả bài, kể cả hai chữ hộithiền ở trên đầu, như thế là có 22 chữ Nôm ; nếu kể cả hai chữ tên người bị cạo mất thì có 24 chữ Nôm. Những chữ Nôm ấy một phần lớn là viết theo phép giả tá, hoặc mượn nguyên chữ Hán mà đọc theo âm hán-việt (kể cả hai chữ bị cạo mất mà chúng ta hãy cho là mượn chữ Hán, có 15 chữ), hoặc mượn chữ Hán mà đọc theo âm xưa (1 chữ), hoặc mượn chữ Hán đọc theo âm hán-việt chệch đi (2 chữ) ; có 6 chữ viết theo phép hình thanh.

    Xem thế thì thấy rằng đến đời Lý Cao-tôn chữ Nôm đã được cấu tạo với qui cách có thể nói là đầy đủ rồi, suốt các triều đại sau qui cách ấy vẫn không hề thay đổi.

    Vậy thì bài văn bia thời Lý này là chứng tích chữ Nôm đầy đủ xưa nhất mà chúng ta còn giữ được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link BEFEO, XII (Tập san của Trường Viễn đông bác cổ, tập XII).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tự già theo chúng tôi thì nghĩa là tháp, do chữ phạn stupa. Do tháp xây ở chùa này nên xã này sau đặt tên là xã Tháp-miếu, không rõ đương thời tên xã là gì.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ô. Đinh Gia Khánh cho rằng nên cứ đọc theo âm hán-việt là trệ. Nhưng chúng tôi thấy trong bản giải nghĩa sách Khóa hư lục của Tuệ-tĩnh thời Trần, chữ đái (nước đái) chính viết là [-].
     
    memco and deathshine like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. BỐN BÀI PHÚ NÔM THỜI TRẦN VÀ BẢN GIẢI ÂM « KHÓA HƯ LỤC » CỦA TUỆ-TĨNH

    Sử chép rằng nước ta có thơ phú chữ Nôm từ thời nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư (q. IV) chép rằng : « [Nguyễn] Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm thực bắt đầu từ đấy ». Ở sau lại chép rằng : « [Nguyễn] Sĩ Cố… giỏi khôi hài, hay làm thơ phú quốc ngữ. Nước ta làm thơ phú bằng quốc ngữ bắt đầu từ đấy ». Theo lời sử chép đi chép lại như thế, chúng ta có thể tin rằng nước ta dùng quốc âm làm văn chương là bắt đầu từ thời Trần. Nhưng văn chương ấy ở đâu ? Thơ phú của Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố hiện nay không thấy còn lại bài nào. Sử ký (q. VIII) còn chép rằng cuối thời Trần Lê Quý Ly khi làm phụ chính đã dịch thiên « Võ dật » của Kinh Thư ra quốc âm để dạy vua nhỏ (Trần Thuận-tôn) và làm sách Thi nghĩa bằng quốc âm (tức dịch Kinh Thi ra quốc âm) để sai nữ sư dạy cho hậu phi và cung nhân. Những sách ấy cũng đã mất cả. Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí) của Phan Huy Chú nói Chu An thời Trần có Quốc ngữ thi tập, nhưng không còn nữa.

    Sử ký (q. VI) lại chép rằng khi vua Trần Anh-tôn gả Huyền-trân công chúa cho vua Chiêm-thành thì « các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu-quân gả cho vua Hung-nô làm thơ bằng quốc ngữ để chê cười ». Có người cho rằng những bài thơ về chuyện Chiêu-quân cống Hồ hiện nay còn truyền (Thơ Vương Tường) chính là ở trong số những bài thơ chê bai ấy. Nhưng thực ra, những bài thơ về chuyện Chiêu-quân đó có vẻ là thơ thời Lê, được chép trong Hồng-đức quốc âm thi tập, chứ không phải là thơ thời Trần.

    Đến như bài thơ « Bán than » mà có sách giáo khoa về quốc văn cho là tác phẩm của Trần Khánh Dư thời Trần thì sách Tang thương ngẫu lục là sách đầu tiên chép bài thơ ấy lại nói rõ rằng đó là thơ của một người di thần của họ Nguyễn làm theo yêu cầu của Hoàng Ngũ Phúc trong dịp Hoàng Ngũ Phúc tiến quân vào Nam.

    Từ trước đến nay nói đến văn chương chữ Nôm xưa nhất còn truyền thì người ta đều phải kể Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở đầu thời Lê, chứ văn chương chữ Nôm thời Trần thì chỉ là bằng vào sử chép mà nhắc đến vang bóng thế thôi.

    Cũng như ở phương Tây, các tu viện là nơi bảo tồn di tích văn hóa cổ, đặc biệt là các tài liệu văn tự, chắc chắn nhất, các chùa chiền ở nước ta cũng là nơi giữ lại được di tích văn hóa cổ, nhất là di tích văn tự, tương đối nhiều hơn ở ngoài thế tục. Ví như bản in cuốn sách phật học có tiếng là Khóa hư lục của Trần Thái-tôn (bản khắc đầu thời Nguyễn) được giữ ở chùa Đống-cao huyện Võ-giàng tỉnh Bắc-ninh, bản in bộ sách y học có tiếng là Hải thượng lãn ông tâm lĩnh di thư được giữ ở chùa Đồng-nhân huyện Võ-giàng tỉnh Bắc-ninh. Còn có hy vọng rằng di tích của văn chương chữ Nôm có tính chất tôn giáo về thời Trần có thể còn được giữ đâu đó trong các chùa chứ không đến nỗi bị tiêu hủy hết như văn chương thế tục. Quả nhiên chùa Hoa-yên trên núi Yên-tử thuộc huyện Yên-hưng (nay về tỉnh Quảng-ninh) – chùa này có từ thời Lý – năm Gia-long thứ 4 (1805) đã khắc in lại một bản sách cũ đề là Thiền tôn bản hạnh, trong ấy có bốn bài phú chép là thuộc thời nhà Trần. Sách này đến năm Bảo-đại thứ 7 (1932), chùa Vĩnh-nghiêm ở xã Đức-la, tổng Tri-an, phủ Lạng-giang, tỉnh Bắc-giang, nay thuộc tỉnh Hà-bắc, đã khắc in tại lần thứ ba. Bản sách chúng tôi dùng hiện nay là bản in lần thứ ba đó giữ ở chùa Vĩnh-nghiêm (số AB. 562 của Thư viện Khoa học xã hội).

    Sách ấy gồm những bài như sau :

    1. Trần triều Thiền tôn chỉ nam truyền tâm quốc ngữ hạnh.

    2. Bài phú « Cư trần lạc đạo » của Trần Nhân-tôn.

    3. Bài ca « Đắc thú lâm tuyền thành đạo » của Trần Nhân-tôn.

    4. Bài phú « Vịnh Hoa-yên tự » của Trúc-lâm đệ tam tổ Huyền-quang.

    5. Bài phú trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi chết vào âm phủ bảy ngày thấy Địa ngục rồi sống lại làm để dạy con.

    6. Nhật trình chơi núi Yên-tử.

    7. Bài phú « Thiếu-thất ».

    8. Bài phú « Thiền-tịch ».

    Trong tám bài ấy thì ba bài 6, 7, 8 có chú chữ Phụ là văn chương đời sau, còn bài 1 kể sự tích của Thiền tôn, đặc biệt là sự tích ba vị tổ sư của Thiền tôn thời Trần, xem lời thơ cùng cách viết chữ Nôm thì thấy rõ là văn chương thời Lê. Hai câu « Trước kể Trần triều cho hay, Đế vương học đạo là Trần Thái-tôn » thì càng cho thấy rõ rằng đó phải là văn chương ở sau thời Trần. Còn bốn bài 2, 3, 4, 5 thì sách chép rõ tên tác giả là người thời Trần : Hai bài của Trần Nhân-tôn, tức tổ thứ nhất của phái Thiền tôn Trúc-lâm, một bài của thiền sư Huyền-quang, tức tổ thứ ba của phái ấy và một bài của Mạc Đĩnh Chi là một vị trạng nguyên thời Trần. Vì nước nào cũng vậy, người đời sau thường có cái thói « thác cổ nghĩ chế » để lấy uy tín cho văn chương của mình được dễ truyền bá, chúng ta không thể tuyệt đối tin theo sách mà thừa nhận ngay bốn bài ấy là của thời Trần, mà còn phải nghiên cứu hình thức và nội dung của bốn bài ấy xem có quả là văn chương của thời Trần hay không.

    Sau bốn bài phú thời Trần đó còn có bản giải nghĩa Khóa hư lục đề là của thiền sư Tuệ-tĩnh cũng có thể là tác phẩm chữ Nôm thuộc thời Trần mạt. Sách ấy được thiền sư Tuệ-duyên ở chùa Sùng-quang huyện Giao-thủy phủ Thiên-trường trấn Sơn-nam đề tựa năm Long-đức thứ 3 (1734) và cho in lại, nhưng bản in nay đã mất chỉ còn một bản chép tay chép lại bản in, số AB. 268 của Thư viện Khoa học xã hội, đề mục là Thiền tôn khóa hư ngữ lục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Theo tình hình tài liệu hiện nay thì chúng ta chỉ biết có một thiền sư pháp hiệu là Tuệ-tĩnh mà bằng cứ vào thần tích và truyền thuyết của dân gian ở miền được xem là quê hương của thiền sư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (làng Phú-nghĩa huyện Cẩm-giàng, trấn Hải-dương), thì biết rằng thiền sư từng thi đậu tiến sĩ đệ nhị giáp (tức hoàng giáp), sau xuất gia và nghiên cứu y học, có viết nhiều sách về nam dược. Thiền sư là thầy thuốc giỏi bị Triều đình bắt hiến cho nhà Minh ở cuối thời Trần. Những sách nói về Tuệ-tĩnh gần đây thì có sách nói rõ thiền sư là người đời Trần Duệ-tôn. Chúng tôi phải xét xem bản sách chữ Nôm này có quả là sách của thời Trần mạt hay không.

    *​

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và bài ca « Đắc thú lâm tuyền thành đạo »Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bài trên thuộc thể phú, tức một thể văn biền ngẫu có vần. Bài chia làm mười hội, tức mười đoạn, mỗi hội một vần. Xem thể cách thì thấy đã xa thể phú Hán mà gần thể phú Đường. Đã thấy đủ ba yếu tố của thể phú Đường luật là : phép câu gối hạc, niêm luật chặt chẽ, đối ngẫu chỉnh tề. Nhưng so với tất cả những bài phú Nôm theo Đường luật từ thời Lê sơ về sau mà chúng ta còn giữ được thì thấy rằng phép đối ngẫu của bài này còn lỏng lẻo, nhiều chỗ chỉ đối ý chứ không đối sát từng lời từng chữ, và âm luật thì có chỗ còn chưa êm tai lắm, tức ở đây người ta chưa đi sâu vào chủ nghĩa hình thức bằng ở những bài Đường luật từ thời Lê sơ về sau. Đó là một điểm khiến chúng tôi có cảm giác rằng bài phú này có vẻ xưa hơn thời Lê.

    Bài dưới cũng theo thể phú. Đặc điểm của thể phú này là mỗi câu bốn chữ, hoặc mỗi câu tám chữ chia làm hai phần đều nhau, đó là do cú pháp của thể phú Hán biến thành. Thể này xưa hơn thể phú Đường luật. Trong các bài phú Nôm từ thời Lê sơ về sau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chúng tôi chưa thấy có bài nào theo thể này, do đó chúng tôi cũng cho bài này là có trước thời Lê.

    Bây giờ xin xét về cách viết chữ Nôm.

    Nói chung thì chữ Nôm hai bài đều là viết theo quy cách thông thường, gồm ba phép giả tá, hình thanh và hội ý (xem chương thứ ba), số chữ giả tá nhiều nhất, rồi đến số chữ hình thanh, cuối cùng số chữ hội ý ít nhất. Nhưng nếu xét chi tiết thì thấy về phép giả tá cả hai bài dùng khá nhiều chữ Hán mà không theo âm hán-việt, phải đọc theo nghĩa mới đúng. Bài phú « Cư trần lạc đạo », hội thứ nhất, có những chữ [-]. Nếu đọc theo âm hán-việt thì có khi không xuôi nghĩa nhưng nếu đọc theo nghĩa là nguồn, dừng, thốt, biếc, vừng, xanh, mềm, dễ, báu, thì câu văn thành sáng sủa rõ nghĩa. Thực ra vốn không phải là nghĩa chữ mà là âm xưa của chữ Hán – tiếng nói Trung Quốc – chúng ta đã mượn vào tiếng nói của mình trước khi có âm hán-việt, tức là trước thời Đường, những âm xưa ấy dùng trong tiếng nói của ta đã dần dần Việt hóa, rồi từ khi có âm hán-việt, người ta đã dần dần quên cái nguồn gốc ấy đi mà xem những âm xưa ấy là nghĩa của chữ Hán. Buổi đầu, khi chữ Nôm mới hình thành (ở sau chúng tôi sẽ chứng minh là từ đầu thời tự chủ của nước ta), người ta còn nhận thấy quan hệ giữa những âm xưa ấy với chữ Hán, hoặc giả do kế thừa một số chữ trong các thể tiền thân của chữ Nôm ở thời nhà Đường về trước, cho nên người ta đã dùng những chữ ấy mà đọc theo âm xưa chứ không theo âm hán-việt. Dần dần càng về sau, cho đến tận ngày nay, nếu người ta vẫn tiếp tục dùng những chữ ấy thì đó chỉ là dùng theo tập truyền, nhưng cũng có một số chữ thì người ta đã bỏ mà dùng chữ khác. Ví dụ những chữ nguồn, dừng, thốt, biếc, vừng người ta vẫn viết theo buổi đầu, song những chữ xanh, mềm, dễ thì người ta đã đổi. Về chữ xanh thì lần đầu người ta đổi dùng chữ giả tá là [-] đọc theo âm hán-việt là xanh, và lần thứ hai người ta đổi dùng phép hình thanh mà viết [-] ; chữ mềm người ta đổi dùng chữ hình thanh là [-], chữ dễ người ta đổi dùng chữ hình thanh là [-].

    Bài « Đắc thú lâm tuyền » thì có 11 chữ Hán đọc theo âm xưa, trong số ấy có hai chữ tha [-], bằng [-] về sau sẽ đổi làm [-].

    Trong hai bài này, có những chữ không phải là mượn ở chữ Hán như các chữ trên mà cách viết cũng khác hẳn ngày nay, điều ấy chứng tỏ rằng đó là cách viết xưa. Ví dụ : Chỗ viết là [-] mà sau viết là [-], bán chác, chác viết là [-] có nhấp nháy mà sau viết là [-], rồi [-] ; dựng viết là [-] (xưa nói đựng) mà sau viết là [-] : giữ viết là [-] (xưa nói là chữ) mà sau viết là [-], trái viết là [-] (xưa nói là blái) mà sau viết là [-], trách viết là [-] (xưa trách có khi nói là chách – chác) mà sau viết là [-]. Trong Quốc âm thi tập thì những chữ giữa, trái, trách, đã viết theo cách mới rồi. Những chữ viết như thế chứng tỏ rằng đó là những tác phẩm hẳn là xưa lắm.

    Do đó có thể nói rằng cách viết chữ Nôm, ít nhất cũng thấy được rằng hai bài phú kia không thể là muộn hơn Quốc âm thi tập mà còn là sớm hơn.

    Bây giờ lại xét sự dùng từ.

    Bài « Cư trần lạc đạo » có nhiều từ xưa hiện nay không dùng nữa. Được dùng nhiều lần thì có những từ : cóc, chỉn, đòi, han, mựa, nhẫn, sá, tua, thông. Cóc là âm xưa của chữ giác [-] (âm hán-việt), thường dùng theo nghĩa là biết, có hàm ý giác ngộ : Nếu mà cóc : Miễn cóc một lòng.Chỉn nghĩa là vẫn, hãy, hãy còn, chỉ, chỉ còn : Chỉn bụt là lòng ; Chỉn sá hay phục thuốc luyện đan ; Chỉn thực ấy là Di-lặc v.v… – Đòi nghĩa là theo : Đòi cơ Mã tổ.Han nghĩa là hỏi : Han hữu lậu han vô lậu. – Mựa nghĩa là chẳng, chớ : Mựa phải nhọc tìm cực lạc. – Nhẫn nghĩa là đến, tận : Thực cách nhẫn muôn muôn thiên lý. – Sá có nhiều nghĩa, ở đây thường dùng theo nghĩa khẳng định là nên, hãy, đành : Sá tua chín phen đúc chín phen rèn ; Chỉn sá tua rèn. – Tua là âm xưa của chữ tu [-] (âm hán-việt) nghĩa là nên, nên phải : xem hai câu thí dụ trên. – Thông nghĩa là đủ : Dọt xương óc chưa thông của báo. Những từ này thấy cũng hay dùng trong các sách Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng đức quốc âm thi tập, tức các tập thơ nôm thời Lê sơ. Sang thời Lê mạt và thời Nguyễn thì chỉ còn thấy dùng từ chỉn và từ thôi.

    Có hai từ chỉ thấy dùng một lần mà có vẻ xưa lắm, tức là Cồ tượng. Cồ nghĩa là lớn : Mến đức cồ, kinh bùi ngọt. Trong Sử ký thấy dùng từ cồ trong tên nước ở thời nhà Đinh là Đại-cồ-việt. Ngày nay ta cũng còn thấy dùng trong từ kép đại cồ lồ. Song từ Quốc âm thi tập về sau thì không thấy từ cồ được dùng riêng. Tượng là dịch nghĩa chữ Hán cái [-] : Tượng chúng ấy, cóc một chân không. Từ này từ thời Lê về sau họa hoằn lắm mới thấy dùng.

    Còn có một từ chúng tôi thấy có vẻ là từ xưa, nhưng cần phải thảo luận một chút, tức là từ sách. Cuối hội thứ nhất có hai câu biền ngẫu : « Sách để xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu ; Kinh nhàn đọc sách, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim ». Từ sách trước chỉ quyển sách thì rõ rồi. Từ sách sau, dẫu là ở sau từ đọc, cũng không thể hiểu là quyển sách được, vì nếu là quyển sách thì sẽ không những là trùng với từ sách trước mà lại còn trùng nghĩa với từ kinh (kinh nhàn) ở trên. Xét tác giả không đến nỗi bí từ mà phải dùng từ trùng như thế. Chúng tôi thấy đọc sách ở câu dưới là đối với xem chơi ở câu trên cho nên ngờ rằng từ sách đây có nghĩa khác chứ không phải là quyển sách. Ở hội thứ năm, lại thấy có câu dùng từ sách y hệt như ở đây : « Cầm vốn thiếu huyền, sá đàn sách xoang vô sinh khúc ; Địch chẳng có lỗ, cũng phiếm chơi xướng thái bình ca ». Ở đây thì đàn sách là đối với phiếm chơi. Xem hai câu ấy thì rõ ràng thấy sách đây cũng có giá trị của một phó từ hoặc từ đặt sau (pospostion) như từ chơi, và có nghĩa cũng gần như chơi. Từ này lại khiến chúng tôi nghĩ rằng tác phẩm này phải là xưa hơn Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

    Về từ kép thì có những từ như lạc lài (Lạc lài nên thiền khách bơ vơ), lọt lẫn (Đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ), lọt lọc (Mà còn để tăm hơi lọt lọc), nhẹ nhẵn (Nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn), thưa đương (Khôn đến thưa đương), xóc xóc (Nén niềm võng mà còn xóc xóc), cũng là từ xưa trong các tác phẩm từ Lê sơ về sau không thấy dùng hoặc thấy rất ít dùng.

    Bên cạnh những từ xưa nên nói đến những từ không phải là cổ, nhưng cách phát âm được ghi bằng chữ Nôm bấy giờ khác với cách phát âm hiện nay.

    Trong nhóm từ « ăn rau ăn trái » (Hội thứ hai) từ trái viết là [-], ba – lại. Tự điển Việt – La tinh của A. de Rhodes ở thế kỷ XVII viết là blái để chỉ trái ngày nay, do đó thấy rằng cách viết của chữ Nôm này là đúng với cách phát âm đời xưa, cách phát âm ấy vẫn giữ đến thế kỷ XVII.

    Nhóm từ « áo miễn chăn » (Hội thứ năm), theo cách nói ngày nay thì phải nói « áo liễn chăn ». Miễn là hình thức xưa của liễn, trong các sách nôm thời Lê sơ vẫn thấy dùng. Cũng như thế, chìn là hình thức xưa của gìn (Chìn tinh sáng – Hội thứ 2, 3) ; đấu là hình thức xưa của dấu (Đạp xuống đấu thiêng thần vật – Hội thứ 9) ; trữa là hình thức xưa của giữa (Chớ cho còn họa trữa trong tay – Hội thứ 7).

    Những chữ như trên còn thấy trong các tác phẩm thời Lê sơ, nhưng đến thời Lê mạt thì không thấy dùng nữa.

    Trong số những từ xưa còn nên kể những từ đơn mượn ở chữ Hán (âm hán-việt) để biểu hiện những khái niệm mà đời sau người ta chỉ dùng những từ việt để biểu hiện thôi. Đây xin chỉ dẫn những từ đời sau không dùng nữa, còn những từ như bội (xấp mấy lần), cầm (cái đàn), ca (hát), xướng (hát) đời sau vẫn dùng thì không kể :

    Dụng nghĩa là dùng (Nết dụng sơn lâm)

    Đam là say mê (Thuốc quỉ còn đam)

    Địch là cái sáo (Địch chẳng có lỗ)

    Hoặc là sai lầm (Thì có mọi hoặc)

    Huyền là dây đàn (Cầm vốn thiếu huyền)

    Ma là mài (Một cắt một ma)

    Nhuyến là mền (Cứng hỷ xả, nhuyến từ bi)

    Nhược là ví bằng (Nhược chỉn vui bề đạo đức).

    Quốc là nước (Ngồi nge mới quốc Tân-la)

    Tích là chứa (Tích nhân nghĩa, tu đạo đức)

    Thác là sai (Nén niềm võng niềm đành chẳng thác)

    Võng là lầm, là bậy (Nặng niềm võng)

    Xoang là đánh đàn (Xoang vô sinh khúc).

    Chỉ một bài văn chẳng dài mấy mà dùng bấy nhiêu từ về loại ấy là nhiều. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng có dùng những từ như thế, nhưng nguyệt thay cho trăng, trì thay cho ao, vong thay cho quên, thế thay cho đời, nhưng ít hơn.

    Sự dùng nhiều từ về loại ấy chứng tỏ rằng bài văn nôm còn vướng vít nhiều với chữ Hán. Sự vướng vít với chữ Hán còn được thấy ở chỗ dùng nhiều từ hán-việt nói chung. Tổng số từ của bài phú này là 1600 từ, mà số từ hán-việt có đến 687 từ, thế là gần một nửa rồi. So với Quốc âm thi tập, trong mười bài thơ đầu, trên tổng số 537 từ, chỉ có 158 từ hán-việt, tức là gần một phần ba. Nếu chúng ta thừa nhận rằng văn chương chữ Nôm càng xưa càng vướng vít với chữ Hán nhiều thì chúng ta thấy rằng hai điểm dùng chữ Hán nói trên cũng đủ chứng minh bài phú « Cư trần lạc đạo » là xưa hơn Quốc âm thi tập.

    Bài « Đắc thú lâm tuyền » cũng có những từ xưa như bài trước :

    Cóc là biết (Ai hay cóc được – Cóc hay thân ảo)

    Sá cóc là nên biết (Ai ai sá cóc)

    Đòi là theo (Học đòi chư phật).

    Những từ họa cả, tức họa lớn (ấy là họa cả), đắp tai, tức là bịt tai (Ngậm miệng đắp tai) cũng là từ xưa. Nhưng từ bọt bả, tức là bọt nước, và vay vắt, tức là vương vít, ngày nay cũng không dùng nữa. Những nhóm từ « Như ảo chiêm bao » (như giấc chiêm bao không thực). « Chỉ lòi bó bả » (ăn mặc như lấy chỉ lấy lòi mà bó mình) cũng là xưa lắm.

    Về từ chữ Hán thì trên tổng số 336 từ có 155 từ, tức gần một nửa, cũng hầu cùng một tỉ lệ với bài trên.

    Do những điểm trên cũng thấy rằng bài này cũng phải là xưa hơn Quốc âm thi tập.

    *​

    Bây giờ xin xem nội dung của hai bài phú. Ở đây chúng tôi không phân tích toàn bộ nội dung mà chỉ nêu lên những điều cần biết cho vấn đề xử lý. Trong nội dung thiền học của hai bài thì ở bài trên có hai điểm nổi bật nhất là : 1. Phật ở trong lòng, trau dồi tâm tính tức là nên Phật ; 2. Người tu hành có thể do giác ngộ thình lình mà thành Phật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đó là hai điều chủ yếu trong giáo lý của Thiền tôn, tức là tâm ấn đốn ngộ, khác với giáo lý của các tôn phái khác cho rằng người khéo tu hành thì khiến nhẹ bớt được nghiệp báo cho kiếp sau rồi trải qua bao nhiêu kiếp luân hồi mới dần dần thành Phật được. Nội dung bài dưới cũng thuộc về tư tưởng thiền tôn với những điểm : « Niềm lòng vằng vặc, giác ý quang quang – Xướng khúc vô sinh, an thiền tiêu sái – Cắt thịt phân cho, dầu là chim cá ». Thiền tôn là một tôn phái của phật giáo đặc biệt phát triển ở Trung-quốc, do Đạt-ma tổ sư từ Ấn-độ sang Trung-quốc lập nên ở thời nhà Lương (Nam Bắc triều), được nhiều phần tử tri thức của Trung-quốc ngưỡng mộ, vì giáo lý của nó bao gồm những yếu tố triết học tinh vi. Ở Trung-quốc thiền tôn truyền được sáu đời, đến Tuệ-năng thời nhà Đường ở Tào-khê (tỉnh Quảng-đông) là tổ thứ sáu. Sau vị tổ thứ sáu ấy Thiền tôn chia làm nhiều phái, có phái truyền sang Cao-ly và Nhật-bản, có phái truyền sang nước ta, đến thời Trần thì nổi tiếng nhất là phái Trúc-lâm do Trần Nhân-tôn tức Điều-ngự thiền sư làm tổ thứ nhất, căn cứ là chùa Hoa-yên trên núi Yên-tử. Trần Nhân-tôn truyền cho Pháp-loa thiền sư là tổ thứ hai, rồi đến Huyền-quang thiền sư là tổ thứ ba, đều ở thời Trần.

    Xem hình thức – thể văn, cách viết chữ Nôm, cách dùng từ – chúng ta đã thấy hai bài này phải là sớm hơn trời Lê sơ, tức có khả năng là thuộc thời Trần – Hồ. Xem nội dung thì lại thấy hai bài này có khả năng là thuộc thời Trần là thời phái Trúc-lâm còn thịnh. Nếu là văn chương thời Trần thì phải là do một vị thiền sư của phái Trúc-lâm, vì sách Thiền sư bản hạnh gồm hai bài phú ấy chính là do đệ tử của phái Trúc-lâm ở chùa Hoa-yên núi Yên-tử khắc in.

    Nhưng người ta lại còn có thể gặp hai khả năng : Một khả năng là do chính Trần Nhân-tôn làm và một khả năng là do một người đệ tử đời sau làm mà thác danh Trần Nhân-tôn. Chúng tôi thấy cái khả năng thứ hai không thể có được, vì với lòng tôn sư trọng đạo của đệ tử đối với tổ sư – đây lại là tổ sư thứ nhất – một người đệ tử, dù xa cách mấy đời chăng nữa, cũng không dám có ý « thác cổ nghĩ chế », mượn tên tổ sư thứ nhất của tôn phái mình để nhằm tăng thêm uy tín cho văn chương mình.

    *​

    Do những luận cứ trình bày trên đây, chúng tôi tin rằng hai bài phú này đúng là của Trần Nhân-tôn. Hãy xem vị tổ thứ nhất của phái Trúc-lâm có thể đã làm hai bài phú ấy vào những dịp nào. Sách Tam tổ thực lục trong tập Trần triều dật tồn phật điển lục chép rằng : « Nhân-tôn tuy ở chín từng vẻ vang mà tự ở trong lặng… thường thích ăn chay, không ăn đồ mặn… Không bao lâu nhường ngôi cho vua Anh-tôn và khoảng tháng 10 năm Hưng-long thứ 7 (1300), đi tắt vào núi Yên-tử, chăm chỉ tu đạo… Trải mấy năm lại đi vân du ra ngoài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đến trại Bố-chánh, dựng am Tri-kiến để ở. Năm thứ 12 (1305), đi khắp các làng xóm, trừ bỏ đền thờ bậy bạ, dạy làm mười điều thiện. Mùa đông năm ấy vua Anh-tôn dâng biểu mời vào Đại nội để xin chịu tâm giới bồ tát ở nhà… Các vương công và các quan đều chịu giới pháp cả. Sau lại dựng gậy ở chùa Sùng-nghiêm núi Chi-linh… ». Cứ đó mà suy thì có thể tưởng rằng Nhân-tôn đã làm bài phú « Cư trần lạc đạo » vào thời còn vua và làm thượng hoàng, mà bài « Đắc thú lâm tuyền » thì làm sau khi đã xuất gia. Cả hai bài chỉ thấy trong câu « Vậy mới hay Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa » của bài trên có chữ cung có lẽ chỉ chỗ ở của vua, còn thì chỉ nói sự vui đạo như một người cư sĩ hay một người thiền sư bình thường, không hề nói đến cảnh tượng hay thân thế làm vua như trong bài « Thiền tôn chỉ nam truyền tâm quốc ngữ hạnh » do người đời sau làm để ca tụng công đức của Thái-tôn và Nhân-tôn, đó lại là dấu hiệu tỏ rằng chính nhà vua là tác giả của hai bài ấy.


    Bài « Vịnh chùa Hoa-yên ».

    Bài này là thể phú tám vần, gồm tám đoạn, mỗi đoạn một vần, cũng giống thể cách của bài phú mười hội trên kia. Cũng là gần thể phú Đường luật phép đối ngẫu cũng không chặt chẽ và âm luật cũng còn trúc trắc, chưa được như các bài phú nôm thời Lê sơ về sau là theo hẳn Đường luật. Đời Trần Nhân-tôn thi thái học sinh năm 1303 (Mạc Đĩnh Chi đậu trạng nguyên), đề thi dùng thể phú « bát vận ». Thể phú tám vần này quả là thông dụng ở thời Trần. Chúng tôi thấy rằng bài này có nhiều phần chắc chắn là thuộc thời Trần.

    Về cách viết chữ Nôm thì bài này cũng dùng nhiều chữ Hán đọc theo âm xưa, âm xưa ấy ngày sau sẽ trở thành nghĩa của chữ Hán theo âm hán-việt. Cả bài có 60 chữ hán loại ấy trên tổng số 816 chữ, tức hơn 1 phần 13. Chỉ đoạn thứ nhất đã có 5 chữ : [-] (niềm), [-] (bầu), [-] (nhìn), [-] (kể), [-] (góp), mà trong đó, chữ bầu, chữ nhìn và chữ góp về sau người ta sẽ đổi viết theo phép hình thanh. Ở những đoạn sau thì những chữ thang [-] (âm h.v. là thê), giấy [-] (âm h.v. là chỉ) ngay ở tác phẩm xưa như Quốc âm thi tập cũng không thấy dùng nữa.

    Về sự dùng từ thì thấy bài này có nhiều từ xưa như :

    Chỉn : Chỉn ấy trời thiêng mở khéo.

    Chác : Chác tấc bóng nghìn vàng còn rẻ.

    Hòa : Bàu đủng đỉnh giăng hòa thế giới.

    Phiếm : Suối trúc phiếm đàn tranh.

    là cái vò, là cái hũ : Cà một , tương một .

    Bạc tỉ : Đầu đà bạc tỉ.

    Cắp nảnh : Cắp nảnh cà một dò.

    Cười thỉ : Lại phải cỏ hoa cười thỉ.

    Dơn dơn : Vườn Thượng uyển đóa tốt dơn dơn.

    Lằm chằm : Đua khoái lạc chân bước lằm chằm.

    Mục mục : Nhả ly châu hột san mục mục.

    Ngẫm ngọt, Ngổn nghĩ : Ngẫm ngọt hỏi thiền ngổn nghĩ.

    Túc túc : Mưa tuôn túc túc.

    Thúc thúc : Đậm màu thúc thúc.

    Đáng chú ý nhất là từ óc, chỉ chim kêu (Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng), ngày sau chỉ còn thấy trong từ kép eo óc (Tiếng gà eo óc suốt năm canh).

    Trong bài này cũng có những từ đơn mượn ở chữ Hán mà đời sau ít thấy dùng đến :

    Đố là ghen ghét : Voi là đá tính từ chẳng đố.

    Kim là vàng : Coi Đông-sơn tựa hòn kim lục.

    Lẫm là vựa, sương là rương : Châu đầy lẫm ngọc đầy sương.

    Thụy là điềm lành : Chim thụy rộn tiếng ca chim thụy.

    Cách viết chữ và sự dùng từ xưa thì đều chứng tỏ rằng bài này phải là văn sớm hơn thời Lê sơ.

    Về nội dung thì bài này chủ yếu là tả cảnh chùa Hoa-yên là căn cứ của phái Trúc-lâm. Những chỗ có phản ánh tư tưởng thì đều là tư tưởng phật giáo nói chung và tư tưởng thiền tôn nói riêng. Cũng do những lẽ đã trình bày về hai bài phú trước, chúng tôi nghĩ cũng không có cớ gì mà không tin rằng đây là tác phẩm của vị tổ sư thứ ba của phái Trúc-lâm như đề mục đã chỉ : « Yên-tử sơn Trúc-lâm đệ tam tổ Huyền-quan tôn giả vịnh Hoa-yên tự phú ».

    « Phú dạy con ».

    Thể cách bài phú này giống thể cách bài « Đắc thú lâm tuyền », mỗi đoạn một vần, gồm một vài câu bốn chữ tiếp đến những câu tám chữ chia làm hai phần, tức cũng là thuộc loại phú cổ, ở giữa phú Hán và phú Đường. Lấy thể cách mà suy thì ở nước ta bài này cũng là sớm hơn thời Lê sơ.

    Về cách viết chữ Nôm thì cả thảy có 24 chữ là chữ Hán đọc theo âm xưa, như loài [-], [-], khoe [-], chày [-] v.v…, trong số ấy thì các chữ thúc [-], dễ [-], bằng [-] về sau sẽ đổi viết cách khác. Xác lác (Tội nhân xác lác) mà viết là [-] [-] cũng là một cách viết xưa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Về sự dùng từ thì bài này có những từ xưa như sau :

    Chỉn : Chỉn khá là thường.

    Chưng : Danh cao chưng thế.

    Kẻo : Cho kẻo luân hồi.

    Sá cóc : Sá cóc tu thân.

    Tua cóc : Lành thì tua cóc.

    Êu ếu : Êu ếu cỏ xanh.

    Hát hát : Hàn băng hát hát.

    Lần lọc : Hôm mai lần lọc.

    Lục lặc : Lục lặc một khi, lại xuyên lại xóc.

    Nôi tôi : Anh ả nôi tôi.

    Ngổn ngác : Xương bày ngổn ngác.

    Vỉ khóc : Thương thay vỉ khóc.

    Xóc xóc : Xóc xóc lòng lo.

    Trong các từ xưa đáng chú ý nhất là từ vỉ. Ngày sau người ta chỉ dùng từ kép van vỉ chứ không dùng vỉ làm từ đơn, mà trong bài này thì ngoài từ kép vỉ khóc tương đương với van khóc thì có mấy chỗ dùng vỉ làm từ đơn, như trong các nhóm từ « chốn vỉ chốn kêu » « đứa vỉ đứa kêu » . Cũng như từ óc ở bài « Vịnh chùa Hoa-yên », từ vỉ cũng là dấu hiệu tỏ rằng đây là một bài văn khá xưa. Từ Quốc âm thi tập về sau không thấy chỗ nào dùng từ vỉ như thế.

    Về nội dung thì bài này mô tả những hình phạt tiến hành ở Địa ngục - phảng phất như những điều được tả sơ qua trong Khóa hư lục và được vẽ tỷ mỷ ở tranh Thập điện các chùa - và khuyên con cháu muốn tránh những hình phạt ghê gớm ấy thì phải bỏ dữ về lành, tu hành thủ giới. Đó là những tư tưởng chung của phật giáo chứ không riêng của thiền tôn. Đề mục chép rằng trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi chết bảy ngày rồi sống lại, làm bài phú này tả những điều mình được thấy ở Địa ngục để dạy con cháu. Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi chết đi sống lại có hay không ? Các sách chép tiểu sử của ông không thấy nói đến chuyện ấy. Có người bạn tôi cho biết rằng trong một bản gia phả của chi họ Mạc có nói đến chuyện ấy, nhưng chúng tôi không có điều kiện để đi tìm. Có điều là cái chuyện Mạc Đĩnh Chi chết đi sống lại đó vẫn thường được nhắc lại trong truyền thuyết. Song dù chuyện ấy có thực đi nữa thì cũng còn cần xét xem bài phú ấy có quả là của Mạc Đĩnh Chi hay không. Xem bài Ngọc tỉnh liên phú thì thấy Mạc Đĩnh Chi là một nhà nho học có thấm nhuần tinh thần đạo học cũng như phần nhiều các nhà nho học đời Tống của Trung-quốc. Cũng như các nhà Tống nho, Mạc Đĩnh Chi có thể thông hiểu phật học. Lại cũng có khả năng rằng sau khi chết đi sống lại, ông đã do hiện tượng lạ lùng ấy mà đi sâu vào tín ngưỡng phật giáo và đã do ảnh hưởng của những mê tín phật giáo đương thời mà tưởng tượng ra việc mình đã từng xuống Địa ngục và lấy đó làm đề tài mà dạy con cháu. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng bài này là của Mạc Đĩnh Chi, một là vì lời văn nhiều chỗ lặp đi lặp lại và vụng về quê mùa, ý văn thì nhiều chỗ trùng điệp và lộn xộn, so với phong cách và phẩm chất của bài « Ngọc tỉnh liên » thì thấy xa cách nhau nhiều lắm. Xem hai câu « Sá cóc tu thân, học đòi ông Mạc » lại càng khiến chúng ta nghĩ rằng đó là văn của người khác làm thì mới lấy « ông Mạc » làm gương. Có thể là sau Mạc Đĩnh Chi, một vị thiền sư hay cư sĩ nào cũng trong thời Trần nghe câu chuyện được truyền về Mạc Đĩnh Chi chết đi sống lại đã nhân chuyện ấy thác danh Mạc Đĩnh Chi mà làm bài phú này để khuyên răn người đời làm thiện. Như vậy thì, theo ý chúng tôi bài này cũng là văn chương thời Trần, nhưng không phải là tác phẩm của Mạc Đĩnh Chi, mà trong bốn bài phú thời Trần này thì bài phú « Dạy con » là phẩm chất kém nhất.

    *​

    Sách giải nghĩa « Khóa hư lục » của Tuệ-tĩnh.

    Như ở trên đã nói, Tuệ-tĩnh theo truyền thuyết là người đời Trần Duệ-tôn. Nếu điều ấy đúng (chúng ta chưa có lý do gì để phủ nhận hẳn điều ấy) thì đây là sách chữ Nôm thời Trần ở sau bốn bài phú kể trên. Chúng ta thử xét xem có khả năng như thế được không. Vì đây là sách giải nghĩa một tác phẩm khác nên chúng tôi xin không nói về nội dung. Về chữ viết thì đây là sách đã in lại và chép lại nên cũng không thể lấy cách viết làm căn cứ chân xác được, chỉ còn xét được cách dùng từ.

    Xét cách viết chữ Nôm thì tỷ lệ chữ giả tá nhiều hơn tỷ lệ chữ hình thanh (trong 300 chữ của bài tựa Tứ sơn có 51 chữ hình thanh, còn lại là chữ giả tá cả), mà trong số các chữ giả tá (khoảng 250 chữ) thì có khoảng 100 chữ giả tá cách thứ tư, và gần 100 chữ giả tá cách thứ hai, chỉ có 10 chữ giả tá theo cách thứ nhất, tức mượn chữ Hán theo âm xưa. Đối chiếu tỷ lệ các phép viết chữ Nôm như thế (xem chương bốn) thì sơ bộ có thể thấy rằng bản Nôm này sớm hơn các bản từ Truyền kỳ mạn lục giải âm về sau là những sách dùng tỷ lệ chữ hình thanh nhiều hơn, và muộn hơn các bài phú Nôm thời Trần là những tài liệu dùng nhiều cách giả tá thứ nhất hơn. So với các tác phẩm chữ Nôm thời Lê sơ, ví như sách Quốc âm thi tập và sách Ngọc âm chỉ nam, thì thấy tỷ lệ dùng cách giả tá thứ nhất ít hơn sách Quốc âm và tỷ lệ dùng cách giả tá thứ tư thì nhiều hơn sách Quốc âm mà có vẻ gần với sách Chỉ nam hơn. Tỷ lệ chữ hình thanh thì gần với tỷ lệ của sách Chỉ nam hơn tỷ lệ của sách Quốc âm.

    Xét cách viết của một số chữ đặc biệt như chữ [-] (mấy, mới, với), chữ [-] (cóc), chữ [-] (khó) thì thấy giống cách viết của Quốc âm thi tập và các sách Nôm thời Lê sơ, mà khác với các sách thời Nguyễn. Đặc biệt sách này ba lần dùng chữ [-] là chữ chúng tôi thấy dùng nhiều lần trong sách Chỉ nam mà không thấy ở sách nào khác. Chữ [-] chúng tôi đọc là rày (rày là nghĩa tương tự với rằng là). Do những điều trên chúng tôi đoán rằng sách này có thể là gần thời sách Chỉ nam. Song điều ấy chỉ có thể đặt cách viết của bản sách được chép vào khoảng Lê sơ mà thôi.

    Về từ thì sách này có một số từ xưa, nhưng so với bốn bài phú Nôm thời Trần thì số từ xưa dùng còn ít hơn. Sách này dùng nhiều lần từ tua, chỉn, sá, mựa là những từ xưa hay gặp trong Quốc âm. Riêng từ mựa, Quốc âm viết [-] mà sách này viết rõ hơn là [-] ([-] là muộn hơn, có thể do người chép). Chữ ngư hay điếu ngư mà giải là thằng chài thì giống hệt như Quốc âm. Đến như những chữ [-] giải là hợp, [-] giải là mặc, [-] giải là thông thì đó là những từ đặc biệt thấy thường dùng trong Truyền kỳ mạn lục giải âm mà các sách thời sau thì hiếm. Xét về từ thì sách này cũng có thể là sách thời Lê sơ.

    Tuy nhiên thời gian gần nhau, thời Trần mạt và thời Lê sơ về cách viết chữ Nôm và sự dùng từ hẳn không phải là khác nhau lắm, cho nên căn cứ vào cách viết chữ Nôm và sự dùng từ cũng khó khẳng định rằng sách ấy là thuộc thời Lê sơ mà không phải là thuộc thời Trần mạt. Nếu quả sách giải nghĩa là của Tuệ-tĩnh mà Tuệ-tĩnh là người thời Trần mạt thì cách viết chữ Nôm và sử dụng từ như thế cũng không có gì là trở ngại hoàn toàn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho sự đặt sách ấy ở thời Trần mạt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sách này lại cũng ông bạn Cao Xuân Huy ở Ban Hán Nôm mới cho tôi mượn xem vào mùa xuân năm 1974.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Những tài liệu này chúng tôi được tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cho xem, xin gửi lời cảm ơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkỞ đời trần tục mà vui đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐược thú ở núi rừng khe suối mà nên đạo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin kể một số những bài phú Nôm có tiếng từ thời Lê sơ về sau :
    - Phương thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh,
    - Đại đồng phong cảnh phúTịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng,
    - Ngã ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân,
    - Khổng tử mộng Chu công phú của Nguyễn Nghiễm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hội thứ hai : Tĩnh thổ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương ; Di đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm Cực lạc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức đi thăm nước Chiêm-thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÔng Đinh Gia Khánh cho rằng không có căn cứ để phiên hai chữ ấy làm xác lác. Xin xem căn cứ ở chú thích tại phần chú giải chương V. Xác lác : Chữ giác [–] phiên là xác, vì x là âm tương ứng. Tức là do sự sợ hãi mà nhìn quanh một cách hoảng hốt. Ở đầu sách này đã nhắc đến từ xơ lơ xác lác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSách Lĩnh nam chích quái thuộc thời Trần ở mục « Hà Ô-lôi truyện » có chép ba mẩu thơ nôm cả thảy có mười câu và sách Tam tổ thực lục cũng là sách thời Trần có chép một bài thơ nôm bốn câu truyền thuyết nói là của người cung nhân của Trần Anh-tôn tên là Điểm-bích bịa đặt là của thiền sư Huyền-quang làm (vằng vặc trăng mai ánh nước ; hiu hiu gió trúc ngâm sênh. Người hòa tươi tốt cảnh hòa lạ. Mầu Thích-ca nào thử hữu tình). Nhưng đó là thơ lặt vặt chúng tôi không ghi làm chứng tích đáng kể của thơ nôm đời Trần.
     
    memco and deathshine like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHƯƠNG HAI: VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC CHỮ NÔM

    Nguồn gốc chữ Nôm đã nhiều người bàn đến. Xin lược thuật những thuyết chính như sau :

    Ý kiến xưa nhất hiện nay biết được có lẽ là ý kiến của Hương-chân Pháp-tinh là tác giả sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa mà ông Trần Văn Giáp đã dẫn ở trong bài « Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm » đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 127 tháng 10, 1969. Ở sau chúng tôi sẽ bàn thêm về thời điểm của sách này, đây chỉ xin nói rằng chúng tôi đặt nó đại khái vào thời Lê sơ. Bài tựa sách ấy nói : « Đến khi Sĩ vương dời xe đến nước ta, hơn bốn mươi năm, đem giáo hóa truyền bá cho ta, giải nghĩa bằng tục [ngữ] nước Nam để thông chương và cú [của chữ Hán], họp thành thơ ca quốc ngữ để ghi tên gọi, theo vần mà làm sách Chỉ nam phẩm vựng thượng hạ hai quyển ». Đến thời nhà Nguyễn, có Văn-đa cư sĩ tên là Nguyễn Văn San làm sách Đại nam quốc ngữ, đề tựa năm Tự-đức thứ 33 (1880), bài nghĩa lệ có câu : « Các nước ngôn ngữ khác nhau, nước nào có ngôn ngữ của nước ấy. Nước ta từ Sĩ vương lấy tiếng miền Bắc [Trung-quốc] mà dịch ngôn ngữ của ta (có lẽ chỉ sách Chỉ nam phẩm vựng), nhưng trong ấy tên các vật còn chưa ghi rõ, như thư cưu không biết là chim gì, dương đáo không biết là cây gì ». Đại khái đời gần đây bàn về nguồn gốc chữ Nôm, nhiều người căn cứ vào những ý kiến trên có lẽ cũng là ý kiến của đại đa số các nhà nho học xưa mà cho rằng chữ Nôm của ta có từ Sĩ Nhiếp ở cuối thời Đông Hán (thế kỷ II). Đối với Sĩ Nhiếp, các nhà nho học nước ta từ xưa vốn có cái mê tín rằng ông là người đã có công lớn đem chữ Hán và văn hóa Trung-quốc truyền bá cho nhân dân ta, cho nên họ tôn sùng ông đến nỗi xem ông là « Nam giao học tổ » và gọi tôn là Sĩ vương, từ đó mà xem ông là người sáng tạo chữ Nôm thì cũng không có gì là lạ. Cũng như đối với Cao Biền thời Đường, các nhà phong thủy nước ta từ xưa vốn có cái mê tín rằng sau khi ông đã dùng thuật pháp mà phá núi dời sông thì ông đã phát hiện được tất cả những cuộc đất tốt của nước ta và đã yểm tất cả những ngôi đất đế vương, do đó có những ngôi đền ngôi mộ ở những nơi mà Cao Biền không từng bao giờ đi đến người ta cũng truyền là Cao Biền cắm, và do cái công đối với thuật phong thủy mà các nhà phong thủy gán cho ông, người ta cũng tôn sùng đến mức gọi là Cao vương. Công trạng của Cao Biền cũng như công trạng của Sĩ Nhiếp đều thuộc địa hạt mê tín, không thể lấy làm tài liệu để nghiên cứu lịch sử. Vậy không thể tin vào truyền thuyết mà xem Sĩ Nhiếp là người sáng tạo chữ Nôm mà chứng tích là sách Chỉ nam phẩm vựng thì chỉ thấy nhà sư Hương-chân Pháp-tinh nhắc đến cho là nguồn gốc của tác-phẩm của mình, chứ chẳng thấy sử sách nào chép đến. Đây chẳng qua chỉ là chuyện « thác cổ nghĩ chế » mà thôi.

    Thuyết thứ hai là thuyết của tác giả khuyết danh bài « Tự học » chép trong sách Việt sử lược tập cũng do ông Trần Văn Giáp dẫn ở bài nghiên cứu của ông, bài ấy nói rằng sáu trăm năm sau thời Lục triều « mới thấy có chữ Việt (tức là chữ Nôm) trong các danh từ Bố cái đại vươngĐại cồ việt ». Khoảng năm 1930, ông Nguyễn Văn Tố trong bài phê bình sách Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng căn cứ vào cái danh hiệu « Bố cái đại vương » nhân dân đặt cho Phùng Hưng mà cho đó là « bằng chứng xác nhận các chữ Nôm bố nghĩa là cha và cái nghĩa là mẹ đã có từ thế kỷ VIII ». Có thể là cái truyền thống tôn Phùng Hưng làm Bố cái đại vương có ngay sau từ sau khi Phùng Hưng mất, song cái hiệu Bố cái đại vương được chép vào sử sách thì phải là ở khi bắt đầu có sử, tức là theo tài liệu hiện có phải là ở thời Trần. Nhưng sách Việt sử lược là sách tóm tắt bộ Sử ký của Lê Văn Hưu thì không thấy chép hiệu Bố cái đại vương, mà bia đền thờ Phùng Hưng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở xã Cam-lâm huyện Phúc-thọ tỉnh Hà-tây dựng năm Quang-thái thứ 3, tức năm 1390 đời Trần Thuận-tôn, cũng không thấy chép hiệu ấy. Mãi đến sách Đại Việt sử ký toàn thư ở thời Lê sơ mới thấy chép hiệu Bố cái đại vương. Hiệu nước thời nhà Đinh là Đại cồ việt cũng đến bấy giờ mới thấy chép. Như thế thì cũng chưa có thể tin chắc rằng những chữ Nôm bốcái đã có từ thế kỷ thứ VIII.

    Ý kiến thứ ba là của những người cho rằng đến thời Trần khi Nguyễn Thuyên dùng chữ Nôm làm thơ phú thì mới xuất hiện chữ Nôm. Ý kiến ấy còn dựa vào điều nhà hán học người Pháp H. Maspéro, trong bài nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng Việt-nam, đã ghi ở trong một mục chú thích rằng ông đã thấy chứng tích chữ Nôm khắc trên bia đá đề năm 1343 dựng trên Hộ-thành sơn (núi Dục-thúy) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở Ninh-bình. Vả chăng sử cũ thời Trần, về năm 1288, còn chép rằng theo lệ cũ thì mỗi khi triều đình có truyền ra lời nói của vua thì Ty Hành khiển phải giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tức phải đem chiếu chỉ bằng chữ Hán mà giảng cả âm lẫn nghĩa, tức là trong lời chiếu dụ gởi về địa phương kèm theo câu chữ Hán phải có cả câu giải nghĩa bằng chữ Nôm. Những tài liệu ấy cho chúng ta thấy chắc chắn rằng thời Trần đã có chữ Nôm, nhưng lại không có thể bằng cứ vào đó mà nói rằng chữ Nôm xuất hiện từ thời Trần. Chúng tôi tưởng rằng để chữ Nôm được dùng một cách khá rộng rãi trong dân gian như sử chép đó - chứ không phải chỉ các nhà nho học dùng làm thơ làm phú mà thôi - thì nó đã phải trải qua một thời gian tồn tại và phát triển khá dài, tức là chữ Nôm phải có từ trước thời Trần khá lâu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBEFEO, XXX - no 1 - 2 - Notes critiques.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkXem Văn bia Việt-nam, tập 1, Thư viện Khoa học xã hội, bia số 16

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBEFEO, XII, no 1.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Viện Sử học, tập II, quyển V, tr. 62
     
    memco and deathshine like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. CHỮ NÔM CÓ TỪ BAO GIỜ ?

    Ở chương một chúng tôi đã trình bày rằng tấm bia chùa Báo-ân ở xã Tháp-miếu đề niên hiệu Trị-bình-long-ứng năm thứ 5 cho chúng ta biết rằng đến thời Lý Cao-tôn chữ Nôm đã được viết theo qui cách đầy đủ mà suốt các đời sau người ta vẫn dùng theo. Như thế thì chữ Nôm phải là đã xuất hiện trước thời ấy khá lâu rồi. Không tin thuyết cho rằng chữ Nôm là do Sĩ Nhiếp sáng tạo, chúng tôi vẫn tán thành ý kiến cho rằng người Trung-quốc dạy chữ Hán cho tổ tiên ta trong thời Bắc thuộc tất đã dùng chữ Hán mà thích nghĩa những chữ Hán họ dạy cho ta. Trong một bài đề là : « Góp ý kiến vào vấn đề chữ Nôm » đăng trong Tập san Văn sử địa số 13, ông Trương Chính có giới thiệu một bài của một người Trung-quốc tên là Vi Khánh-ổn đăng trong tập sách Quốc nội thiểu số dân tộc ngôn ngữ đích khái huống do Trung-hoa thư cục xuất bản năm 1959, trong ấy tác giả họ Vi có nói « Dân tộc Choang từ trước đã có một thứ văn tự khối vuông… còn để lại vết tích trên các bia đá ». Theo họ Vi thì thứ chữ ấy đại khái giống chữ của người Việt-nam (chữ Nôm) và thịnh hành nhất ở thời nhà Đường, nhưng ở thời nhà Hán người ta cũng đã bắt đầu dùng chữ Hán để ghi âm ngôn ngữ Choang mà những chữ ghi âm này là tiền thân của chữ Choang ở thời Đường. Theo họ Vi thì thứ chữ ấy được tạo thành trên cơ sở chữ Hán theo bảy nguyên tắc, chúng tôi thấy có mấy nguyên tắc « tá âm », « âm nghĩa kiêm tá », « tá nghĩa », « tá tự », « hình thanh », « hội ý », đại khái cũng giống những nguyên tắc tạo thành chữ Nôm. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng chữ Nôm là do bắt chước chữ ấy mà được tạo thành ở trong điều kiện tương tự. Trên đất Việt Quảng-tây (Quảng-châu) và trên đất nước ta (Giao-châu) đã xảy ra hai hiện tượng tương đồng thôi.

    Ở thời Hán người Trung-quốc dùng chữ Hán để thích nghĩa chữ Hán theo tiếng Choang mà dạy cho người Choang. Về sau, người Choang lại thấy cần có một thứ chữ riêng để dùng rộng rãi trong nội bộ dân tộc họ. Ở thời Đường, người Choang, con cháu của người Tây-Âu xưa, dưới sự thống trị của nhà Đường, vẫn sống trong khuôn khổ tương đối tự trị và còn giữ trọn văn hóa riêng của mình. Họ đã căn cứ vào chữ Hán họ được học theo âm Đường Choang hóa mà đặt ra chữ tục Choang hiện nay người ta còn thấy dấu vết trên các bia đá như họ Vi nói đó. Với yêu cầu tương tự, người Việt-nam cũng đã căn cứ vào chữ Hán họ học được theo âm Đường Việt hóa, tức âm hán-việt, mà tạo thành chữ Nôm để dùng cho rộng rãi hơn chữ Hán chỉ một số ít người được biết. Như thế thì sự xuất hiện của chữ Nôm là một hiện tượng tự phát ở trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc chứ không phải là do bắt chước người khác mà nên.

    Lại có ý kiến hỏi rằng chữ Nôm của ta có quan hệ gì với chữ Nôm của người Tày không. Nhà học giả Nguyễn Văn Huyên đã sưu tập được nhiều bài hát đám cưới của người Tày chép bằng chữ nôm của họ, đăng trong tập sách Recueil des chants de mariage Thổ de Lạng-sơn et Cao-bằng do Trường Viễn đông bác cổ xuất bản năm 1941. Trong mục Phụ lục ở sau sách này, chúng tôi bằng vào những bảng chữ nôm Tày và những bài chữ nôm Tày in trong tập sách ấy mà nghiên cứu chữ nôm Tày là em ruột của chữ nôm Việt-nam, tức nó đã lấy chữ nôm Việt-nam làm mẫu mà hình thành trên cơ sở của chữ hán-việt, mà một phần lớn của nó lại là được mượn thẳng ở chữ Nôm Việt-nam.

    Chúng ta thử xét xem chữ Nôm Việt-nam đã hình thành trong những điều kiện nào.

    Chúng tôi nghĩ rằng khi chữ Hán đã bắt đầu được truyền dạy trên đất nước ta, nhất là từ cuối thời Đông Hán và đặc biệt là trong thời Đường, thì người Trung Quốc tất đã dùng chữ Hán mà ghi âm tiếng Việt để giải nghĩa những chữ Hán bằng tiếng Việt cho học trò dễ hiểu. Cố nhiên là mỗi đời người ta ghi theo ngữ âm của chữ Hán, tức ngữ âm tiếng Trung-quốc, thông dụng ở đương thời. Chúng ta có thể bằng vào hai tài liệu đời sau mà hiểu đại khái cách ghi âm của người Trung-quốc dùng để biểu hiện tiếng Việt như thế nào.

    1. Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn chương « Thể lệ về phong tục » dẫn sách Sứ Giao-châu thi tập của Trần Cương-trung nước Nguyên (khoảng thế kỷ XIII) có một đoạn dùng chữ Hán để thích nghĩa một số chữ Hán khác, tức dùng chữ Hán theo âm Trung-quốc ở thời Nguyên mà ghi âm một số tiếng Việt :

    Thiên thích là [-] (sửa là [-]), âm hán-việt là bột lồi, tức là blời.

    Địa thích là [-], âm hán-việt là đát, tức là đất

    Nhật thích là [-] (sửa là [-]) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link âm hán-việt là mạt bột lồi, tức là mặt blời.

    Nguyệt thích là [-] (sửa là [-]) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link âm h.v. là mạt lăng, tức mặt blăng.

    Phong thích là [-], âm h.v là giáo, tức gió.

    Vân thích là [-], âm h.v là mai, tức mây.

    Sơn thích là [-], âm h.v là quả nổi, tức quả núi.

    Thủy thích là [-], âm h.v là lược, tức nước.

    Nhãn thích là [-], âm h.v là mạt, tức mắt.

    Khẩu thích là [-], âm h.v là mãnh, tức miệng.

    Phụ thích là [-], âm h.v là sá, trá, tức cha.

    Mẫu thích là [–], âm h.v. là na, tức nạ.

    Nam tử thích là [–], âm h.v. là can đa, tức con trai.

    Nữ tử thích là [–], âm h.v là can ái, tức con gái.

    Phu thích là [–], âm h.v. là trùng, tức là chồng.

    Thê thích là [–], âm h.v là đà bị, tức dàn (?) vợ.

    Hảo thích là [–], âm h.v. là lãnh, tức lành.

    Bất hảo thích là [–], âm h.v. là trương lãnh, tức chẳng lành.

    Trong những chữ Trần Cương-trung dùng để thích tiếng Việt đó, có mấy chữ gần như chữ Nôm của ta, tức là [–] = đất, [–] = mặt blăng, [–] = mây, [–] = nước, [–] = mắt, [–] = miệng, [–] = cha, [–] = nạ, [–] = chồng, [–] = lành. Nhưng chúng ta không thể tưởng rằng Trần Cương-trung đã dùng chữ Nôm mà thích nghĩa chứ Hán. Sở dĩ có chỗ hơi giống nhau như thế là vì đối với những chữ Hán dùng để thích nghĩa đó, âm thời Nguyên và âm hán-việt hơi giống nhau, còn đối với những chữ khác thì âm xa nhau nên những chữ thích của Trần Cương-trung cách xa chữ Nôm.

    2. Sách Hoa Di dịch ngữ là bộ sách gồm 13 pho từ điển phiên dịch chữ Hán ra các thứ tiếng ngoại quốc láng giềng của Trung-quốc, do Hội đồng quán là cơ quan ngoại giao của nước Minh dùng, trong ấy có pho A-nam dịch ngữ mà nhà hán học người Pháp E. Gaspardonne đã nghiên cứu và phiên âm trong một bài đăng tạp chí Journal asiatique Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ô. E. Gaspardonne đoán sách An-nam dịch ngữ được biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Sách ấy là một quyển từ điển gồm 716 từ đơn và kép xếp thành 17 môn loại. Trước hết thấy có mấy từ được thích giống như cách thích của Trần Cương-trung ; vânmai (mây), phonggiáo (gió), nhãnmạt (mắt), nữái (gái), trương cá (chẳng có). Điều ấy chỉ chứng tỏ rằng đối với những chữ Hán ấy thì âm thời Nguyên và âm thời Minh giống nhau thôi.

    Trong 716 từ, chúng tôi thấy có 22 từ mà chữ Hán dùng để thích nghĩa giống hệt chữ nôm của ta, tức là : Lần ; ấm ; thiếu ; lại ; cao ; xa ; ba ; một ; canh ; giáp ; cung ; bài ; câu ; kim ; muốn ; anh em ; thợ ; đáp ; bán ; chân ; mau

    Có 44 từ những chữ Hán dùng để thích nghĩa gần giống chữ Nôm là : Tháng ; sao ; mây; có ; lối ; trên ; vắn ; trong (giữa) ; sấm sét ; đất ; núi ; nước ; lầy ; sâu ; cạn ; trong (nước) ; đục ; hai ; bốn ; năm ; bảy ; tám ; chín ; mười ; mấy ; trầu ; kỳ nam ; trâu ; nái ; ong ; đuôi ; lông ; muông ; sảnh ; khỏi ; nồi ; búa ; nỏ ; lui ; vú ; môi ; nấu ; xông ; nam

    Bảng những chữ Hán dùng để thích nghĩa dẫn ở trên : [–]

    Ở đây cũng vậy, sở dĩ có những điều tương tự như trên là bởi đối với những chữ Hán dùng để thích nghĩa, âm thời Minh so với âm hán-việt không xa cách nhau lắm, mà âm thời Minh so với âm thời Nguyên thì gần nhau.

    Từ thời Đông Hán qua thời Lục triều, nhất là đến thời Đường là thời mà chữ Hán được truyền bá tương đối rộng rãi trên đất nước ta, những người Trung-quốc - nổi bật nhất là Sĩ Nhiếp cuối thời Đông Hán - dạy chữ Hán tất đã từng dùng chữ Hán đọc theo tiếng nói thường của họ mà ghi âm tiếng Việt họ phải dùng để giải nghĩa - cũng như ở thế kỷ XVII sau này, các giáo sĩ thiên chúa giáo đã dùng chữ la-tinh mà đặt ra vần quốc ngữ để làm lợi khi truyền giáo của họ. Cách thích nghĩa của họ hẳn là cũng theo phương pháp của Trần Cương-trung tác giả sách Sứ Giao-châu thi tập và của tác giả sách Hoa Di dịch ngữ đời sau. Ở thời Đường thì cố nhiên họ dùng chữ Hán đọc theo âm Đường, gần với âm hán-việt đời sau. Từ khi các trường học chữ Hán được mở rộng, nhất là trong các nhà chùa, các thầy dạy học chữ Hán người Việt hẳn là dùng cách thích nghĩa ấy rộng ra để giúp cho học trò dễ nhớ. Cách dùng ngữ âm của một ngôn ngữ để biểu diễn ngữ âm của một ngôn ngữ khác cố nhiên là không thể đi đến kết quả mười phần phù hợp mà phải sai dị ít nhiều. Người Việt-nam dạy học bấy giờ có thể đã đi tới một bước nữa mà lấy những yếu tố của chữ Hán đặt ra những chữ có thể biểu hiện đúng hơn âm của tiếng Việt-nam, nhưng hiện nay chưa có chứng tích gì để khẳng định điều ấy. Song dù là chữ Hán dùng để thích nghĩa như cách của Trần Cương-trung và của tác giả sách Hoa Di dịch ngữ, hay là chữ mới đặt thêm, thì đó cũng đều chưa phải là chữ Nôm. Sao vậy ? Nghiên cứu cách viết và cách đọc chữ Nôm, chúng ta thấy chữ ấy căn bản là được cấu tạo trên cơ sở của chữ Hán đọc theo âm hán-việt. Thử xem cái bia thời Lý Cao-tôn có 24 chữ Nôm thì trong ấy có đến 15 chữ Hán giả tá đọc đúng theo âm hán-việt, chỉ có một chữ đọc theo âm xưa, và trong bài văn nôm xưa nhất chúng ta biết hiện nay thì thấy trong số 134 chữ của hội một có 80 chữ giả tá đọc đúng theo âm hán-việt, chỉ có 9 chữ đọc theo âm xưa. Xem tỷ lệ 15 chữ trên 24 chữ và tỷ lệ 80 chữ trên 134 chữ thì thấy rõ rằng chữ Nôm là căn cứ vào âm hán-việt. Như thế thì có thể khẳng định rằng chữ Nôm là được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán theo âm hán-việt. Nếu các thày dạy học chữ Hán thời Đường có đặt chữ riêng để thích nghĩa thì cũng chỉ có thể xem đó là tiền thân của chữ Nôm chứ không phải là chữ Nôm vì ở thời Đường âm hán-việt chưa được ổn định.

    Chữ Hán được dạy ở thời Đường cố nhiên nói chung thì được dạy theo âm Đường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Âm Đường ấy như ở mục sau chúng tôi sẽ chỉ rõ, dần dần bị Việt hóa mà thành âm hán-việt. Nếu chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở của âm hán-việt thì tại sao trong chữ Nôm lại có một số chữ được đọc không phải là theo âm hán-việt mà chắc chắn là theo âm xưa hơn âm Đường, tức là những chữ theo cách giả tá thứ nhất ? Sự tình ấy khiến chúng tôi ức đoán như thế này : Mặc dầu trong các trường học ở thời Đường chữ Hán nói chung là được dạy âm Đường, nhưng trong các trường học, nhất là những trường mà các thầy học là người Việt-nam, tất là đã được hình thành trải qua các thời những truyền thống về cách phát âm các chữ, truyền thống ấy không thay đổi một cách linh hoạt như tiếng nói hàng ngày. Do sự tồn tại của những truyền thống ấy nên có thể có cái tình hình là một chữ phần nhiều các trường học theo âm Đường mà thỉnh thoảng có trường khác còn theo âm các thời trước (Hán và Lục triều). Thế là có những chữ đồng thời được phát âm theo hai cách, cách chính thức là theo âm Đường, cách cổ truyền là theo âm các thời trước. Về sau, khi âm Đường đã thành âm hán-việt mà âm này dần dần được tương đối ổn định thì đối với số chữ nói trên, bên cạnh âm hán-việt ấy vẫn song song tồn tại một âm xưa hơn. Ví dụ chữ [–], âm hán-việt là vụ, mà âm xưa hơn là mùa, chữ [–], âm hán-việt là tuế, mà âm xưa hơn là tuổi. Những chữ Nôm được mượn ở chữ Hán theo âm xưa hơn ấy chính là những chữ theo cách giả tá thứ nhất (xem sau), những chữ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chữ Nôm.

    Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán-Việt, tức chữ Hán đọc theo âm hán-việt. Âm hán-việt của chữ Hán chưa có thể đã được ổn định ở thời nhà Đường là thời mà âm chứ Hán đương còn ở phạm trù sinh ngữ. Âm hán-việt chỉ được tương đối ổn định sau khi nó được chuyển vào phạm trù tử ngữ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, tức sau khi dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị của phong kiến Trung-quốc mà dựng nền độc lập mà chữ Hán học ở các trường tách rời khỏi tiếng nói của người Trung-quốc mà âm và vần của nó không biến đổi theo tiếng nói ấy nữa. Có thể là từ khi nhà Đường suy mà Trung-quốc trở thành cuộc diện Ngũ đại và Thập quốc (từ 844), tại các trường học trên đất nước ta đã xuất hiện tình hình khiến âm hán-việt của chữ Hán bắt đầu quá trình ổn định (tương đối). Chúng tôi nghĩ quá trình ổn định của âm hán-việt có thể bắt đầu ngay từ khi họ Khúc dấy nghiệp (905) mà tiếp diễn trong thời gian đầu của thời tự chủ. Nhưng âm hán-việt bắt đầu quá trình ổn định không có nghĩa là chữ Nôm đã xuất hiện ngay từ đấy. Chữ Nôm chính thức chỉ xuất hiện khi mà những yêu cầu của xã hội đã khiến người ta phải tạo nên một số lượng chữ đủ để dùng trong các mặt sinh hoạt. Mặc dầu là đã có những chữ dùng để thích nghĩa chữ Hán từ thời nhà Đường về trước những chữ này chỉ có thể xem là tiền thân của chữ Nôm thôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Âm hán-việt chỉ có thể được tương đối ổn định trong giai đoạn đầu của thời tự chủ, kể từ họ Khúc, trải qua các thời Ngô Đinh Lê, có thể là đến đầu nhà Lý. Xã hội Việt-nam được giải phóng bắt đầu phát triển về mọi mặt. Xem sự phát triển của phật giáo và của nghệ thuật ở thời Lý thì đủ tưởng tượng được mức độ phát triển là hơn các thời trước nhiều. Do yêu cầu của hoạt động xã hội, hoạt động kinh tế, hoạt động tôn giáo, hoạt động chính trị, người ta cần có một thứ chữ dễ hiểu dễ đọc hơn chữ Hán mà sự truyền bá chỉ hạn chế trong các tầng lớp trên thôi. Chúng ta đã thấy ở thời Trần Nhân-tôn sử chép rằng theo lệ cũ, Ty Hành khiển phải giải nghĩa các chiếu chỉ của vua bằng chữ Nôm cho dân dễ hiểu. Lệ cũ có thể là có từ đầu thời Trần. Như thế thì trong dân gian chữ Nôm đã được phổ biến hơn chữ Hán. Song lấy tình hình ở cuối thời Nguyễn mà suy thì thấy rằng mặc dầu trong dân gian có nhiều người biết chữ Nôm, để biết chữ Nôm thì người ta cũng phải học chữ Hán ít nhiều, chứ không phải là chỉ học chữ Nôm mà không học chữ Hán. Có thể nghĩ rằng trong những việc mua bán trâu bò ruộng đất, văn khế có khi cũng được viết bằng chữ Nôm. Chúng ta đã thấy ở đời Lý Cao-tôn chữ Nôm được dùng để chép tên đất tên người. Chúng ta có thể suy rằng do yêu cầu mới của xã hội từ sau cuộc giải phóng, đặc biệt dưới các triều Đinh lê và đầu triều Lý, chữ Nôm đã xuất hiện. Đương nhiên là khi mới xuất hiện chữ Nôm chưa có thể hệ thống đầy đủ như ngày sau. Do sự phát triển sáng tạo dần dần, đến đời Lý Cao-tôn chúng ta đã thấy một hệ thống chữ Nôm hoàn chỉnh, sau vài trăm năm xây dựng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐối chiếu với cách thích chữ nguyệt [-], và chữ thiên [–], chúng tôi ngờ chữ [–] là sai mà chữ [–] ở nguyệt cũng là sai. So nhật với thiên thì chữ [–] có lẽ phải phiên là mặt, nhưng không thể được. Thấy ở sau lại có chữ [–] là mặt, chúng tôi đoán chữ [–] đã bị đảo xuống dưới mà thay cho chữ [–].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐối chiếu với chữ nhật chúng tôi đoán rằng chữ [–] (mặt) đã bị lẫn với chữ [–] là chữ hẳn là sai. Còn chữ [–] thì thấy nguyệt là mặt trăng, mà chữ trăng chữ Nôm xưa viết là [–] , lại thấy [–] và [–] tự dạng gần nhau, nên đoán [–] là [–] lộn thành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Journal asiatique, CCXLI, fase. 3 – 1953.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ô. H. Maspéro trong bài « Nghiên cứu ngữ âm lịch sử của tiếng Việt-nam » nói rằng « Chính từ tiếng Hán thế kỷ thứ 9 thứ 10 mà sản sinh ra tiếng Hán-Việt ». Ô. Vương Lực trong sách Hán ngữ sử luận văn tập thì nói rằng : « Đầu thời Đường, đặt An-nam đô hộ phủ, mở trường học tại Việt-nam, dạy chữ Hán, tiếng Hán-Việt là sản sinh ở thời ấy ». Hai nhà nói thế đều là đúng, nhưng theo ý chúng tôi thì chưa đúng hẳn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có ý kiến cho rằng chữ Hán ở nước ta không phải là tử ngữ hoàn toàn, vì âm chữ Hán được thu hút rất nhiều vào tiếng nói vẫn tiếp tục biến hóa theo ngữ âm của tiếng nói. Tôi tưởng những chữ Hán được thu hút vào tiếng nói vẫn được phát âm theo âm chữ Hán dạy ở nhà trường mà chữ Hán dạy ở nhà trường ít chịu ảnh hưởng của những thay đổi âm ngữ của tiếng nói, vì cách phát âm chữ Hán của nhà trường vốn do sức bảo thủ của truyền thống mà được giữ khá ổn định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ô. Nguyễn Tài Cẩn, trong một bài luận văn « Cứ liệu ngữ âm học lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm » mà tôi được xem bản thảo, đã nói rằng « có lẽ tiếng Hán-Việt bắt nguồn từ một cách phát âm của chữ Hán … vào khoảng không thể sớm hơn thế kỷ thứ 7 thứ 8 ». Ông lại dẫn Khang hy tự điển (bản Trung-hoa thư cục, 1958) nói rằng theo Ngũ đại sử thì đầu đời Khai-bình nhà Lương (907), để tránh chữ húy, chữ mậu [–] đã bị đổi làm và từ đó người ta đọc mậu. Nhưng trong âm hán-việt âm mậu không thay đổi, điều ấy chứng tỏ rằng cách đọc mậu của ta bắt nguồn từ một cách đọc trước 907. Quả vậy, bấy giờ ở nước ta đã là đời họ Khúc rồi, sự tránh chữ húy của nhà Lương không thể có ảnh hưởng đến cách đọc của ta được. Theo chúng tôi thì quá trình ổn định của âm hán-việt là bắt đầu từ đời họ Khúc đặt nền móng đầu tiên cho cuộc độc lập dân tộc.
     
    memco and deathshine like this.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. CHỮ HÁN-VIỆT LÀ GÌ ?

    Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở của chữ Hán đọc theo âm hán-việt thì chúng ta nên biết âm hán-việt là gì.

    Trong bài luận văn đề là « Phương ngôn miền Trường-an ở thời Đường » đăng trong tập san BEFEO, XX, số 2, nhà hán học H. Maspéro cho rằng tiếng Hán-Việt không phải căn bản là phương ngôn Trường-an, tức tiếng Trung-quốc điển hình theo âm Đường, và nếu có điểm – như cách diễn âm đầu của chữ[–](nhật) – khiến nó gần với phương ngôn xứ Ngô (miền hạ lưu sông Dương-tử) thì cách phát âm chung của nó khiến nó xa cách hẳn phương ngôn này. Do đó ông cho rằng không thể xem tiếng Hán-Việt là đại biểu cho một thứ phương ngôn đặc biệt. Cũng không nên xem nó là tiếng nói của những ông thầy người Trung-quốc dạy chữ Hán cuối cùng ở nước ta cuối thời Đường (trước cuộc giải phóng dân tộc ta) mà nên xem nó là thứ ngôn ngữ được dạy ở các trường học Giao-châu cuối thời Đường. Căn bản của nó hẳn là tiếng nói của miền Bắc Trung-quốc bấy giờ, đặc biệt là tiếng Trường-an (kinh đô nhà Đường), nhưng nó đã loại trừ những điểm đặc thù quá. Theo chúng tôi thì đó là ý kiến xác đáng.

    Cái ngôn ngữ được dạy ở các trường học ở Giao-châu (một số không ít trường học là nhà chùa) cuối thời Đường, nhất là từ khi nhà Đường suy đốn – bấy giờ có lẽ phần đông các thầy học là người Việt-nam, - trải qua một thời gian có lẽ không ngắn, đã do cách phát âm của các thầy học người Việt-nam việt hóa nó rồi, cho nên nếu căn bản của nó là tiếng Bắc phương của Trung-quốc thì nó đã mang nhiều tính chất Việt-nam, tức âm Trung-quốc đã bị việt hóa đi rồi. Chúng ta cứ xem trong thời Pháp thuộc gần đây, chữ Pháp được dạy ở các trường tiểu học đã do thầy giáo Việt-nam đổi cách phát âm không ít so với cách phát âm của chính người Pháp. Ví dụ chữ cahier người Pháp nói ca-i-ê thì thầy trò người Việt đều nói là cai-dê, chữ travailler, người Pháp nói tra-va-i-ê thì thầy trò người Việt đều nói tra-vay-dê. Từ đầu thời tự chủ, trải qua chín mười thế kỷ, tuy tiếng Hán-Việt đã thành một thứ tử ngữ nên cách phát âm của nó so với tiếng Trung-quốc Bắc phương là chỗ bắt nguồn của nó đã là tương đối ổn định, nhưng do bao nhiêu thế hệ người khác nhau ở những địa phương khác nhau học và nói, nó không thể không theo qui luật của ngữ âm Việt-nam mà biến hóa ít nhiều, do đó nó càng xa cách với nguồn gốc của nó.

    Chúng tôi nhường cho nhà ngôn ngữ học công việc so sánh hệ thống ngữ âm của tiếng Hán-Việt với hệ thống ngữ âm của tiếng Trường-an. Chúng tôi chỉ căn cứ vào một vài điểm chủ chốt dựa vào bài nghiên cứu tiếng Trường-an của H. Maspéro mà so sánh với những điểm tương đương của tiếng Hán-Việt.

    Chúng tôi lấy các bảng đối chiếu của H. Maspéro mà lựa chọn một số chữ Hán đối chiếu âm hán-việt với âm Đường ở thế kỷ IX là thời cuối cùng của âm Đường được dạy ở nước ta trước khi bắt đầu sự hình thành của âm hán-việt. (Để dễ viết và dễ đọc, chúng tôi đã nhờ Ô. Cao Xuân Hạo chỉ vẽ cho cách đọc tự mẫu ngữ âm học để có thể chuyển cách viết ngữ âm học của H. Maspéro sang cách viết quốc ngữ của ta, do đó cách đọc có thể xê xích chút ít).

    Sau đây là bảng đối chiếu của âm hán-việt với âm Trường-an ở thế kỷ thứ IX của một số chữ Hán : Đông-tông ; Động-động ; Công-công ; Khổng-khổng ; Tống-xống ; Cốc-cốc ; Thống-thống ; Tông-tsông ; Độc-độc ; Cung-kiung ; Hùng-hiung ; Trung-trung ; Phong-phung ; Túc-txúc ; Lục-liục ; Thục-jiục ; Khẩu-khẩu ; Đầu-đầu ; Mẫu-mẫu ; Ngưu-ngưu ; Cựu-cựu ; Tửu-tsửu ; Sầu-djiưu ; Phụ-phừu ; Khang-Khang ; Đang-đang ; Khoáng-khoáng ; Tương-xiang ; Tướng-xiáng ; Huống-huíng ; Các-các ; Tác-tsác ; Dược-dạc ; Nghiêm-nghiêm ; Phạn-phuạm ; Kiếm-kiếm ; Kiếp-kiếp ; Pháp-phuáp ; Phạp-vuáp ; Sinh-xeng ; Tranh-txeng ; Khách-khéc ; Sách-séc ; Lịch-lịch ; Đích-đích ; Biệt-biệt ; Chiêm-txiêm ; Niệm-niệm ; Nhiếp-siép ; Thiếp-txiếp ; Khê-Khiêi ; Điểu-điểu ; Trăn-tsen ; Trất-tsét ; Sắt-xét ; Căn-cưn ; Hận-hựn ; Băng-pưng ; Đăng-đưng ; Khôn-khuưn ; Bổn-puửn ; Đột-đượt ; Hoặc-huực ; Kiến-kiến ; Nguyên-nguyên ; Chứng-txiứng ; Bưng-biưng.

    Bảng những chữ Hán ở trên : [–]

    Xem bảng đối chiếu trên, thì thấy rằng ở phần lớn chữ nêu lên âm Đường ở thế kỷ IX giống âm hán-việt. Ở những chữ mà âm không giống hẳn thì thấy rằng về phụ âm thì t chuyển sang đ, x, ts ; tx chuyển sang t ; j, ix chuyển sang th ; dj chuyển sang s ; tx chuyển sang ch ; s chuyển sang nh ; ts chuyển sang tr ; p chuyển sang b. Về vần thì iuc chuyển sang uc ; iung chuyển sang ung ; iang chuyển sang ương ; uing chuyển sang uông ; iac chuyển sang ươc ; uam chuyển sang am ; uap chuyển sang áp ; eng chuyển sang anh, inh ; ec chuyển sang ach ; iêi chuyển sang ê ; en chuyển sang ăn ; ưn chuyển sang ăn ; uưn chuyển sang ôn ; ươt chuyển sang ôt ; iưng chuyển sang ưng. Những biến chuyển ấy thực ra chỉ là thể hiện sự việt hóa của những âm Trung-Quốc tương tự mà thôi.

    Về thanh điệu thì các thanh bình thượng khứ nhập đại khái cũng được giữ trong âm hán-việt. Ô. Vương Lực Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho rằng trừ một số trường hợp ngoại lệ rất ít thì hệ thống thanh điệu tiếng Trung-quốc thời Đường rất phù hợp với hệ thống thanh điệu của tiếng Hán-Việt. Ô. Nguyễn Tài Cẩn thì cho rằng tất cả những phụ âm không kêu của âm Đường - Tống sang âm hán-việt đều nhất luật có thanh điệu cao (ngang, hỏi, sắc) và tất cả các phụ âm kêu đều nhất luật có thanh điệu thấp (huyền, ngã, nặng).

    Tóm lại, có thể nói rằng chữ Hán-Việt, tức chữ Hán đọc theo âm hán-việt, mà chữ Nôm đã lấy làm cơ sở để hình thành, chính là chữ Hán đọc theo âm Bắc phương ở thời Đường và đã do sự việt hóa mà mang những đặc tính của ngữ âm Việt-nam. Hệ thống âm vận của Hán-Việt như chúng ta thấy hiện nay phải đến đầu thời tự chủ của nước ta mới có thể gọi là tương đối ổn định được, vì từ đó nó không còn gắn liền với tiếng nói của người Trung-quốc nữa nên không còn phải biến hóa theo ngữ âm của Trung-quốc. Mặc dầu nó là tử ngữ, nó cũng có thể chịu ảnh hưởng của những chuyển biến trong cách phát âm từ đời nọ sang đời kia mà thay đổi ít nhiều, nhưng so với sự thay đổi ngữ âm của tiếng nói thì những thay đổi của âm hán-việt kém phần quan trọng còn xa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVương Lực, Hán-Việt ngữ nghiên cứu, trong tập Hán ngữ sử luận văn tập, Khoa học xuất bản xã, Bắc-kinh, 1958.
     
    memco and deathshine like this.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHƯƠNG BA : PHƯƠNG PHÁP CẤU THÀNH CỦA CHỮ NÔM

    Các nhà nho học nước ta từ trước đến nay đều cho rằng chữ Nôm của ta là phỏng theo lục thư (sáu phép tạo chữ) của Trung-quốc và căn cứ vào chữ Hán mà tạo thành. Bài tựa sách Tự học toản yếu thuộc thế kỷ XVIII của Ngô Thì Nhậm nói : « Phép lục thư để phép tắc lại ; bốn biển đều theo một lối chữ như nhau », ý nói chữ Nôm cũng là theo phép lục thư vậy.

    Lục thư là gì ? Là sáu phép tượng hình, chỉ sự, chuyển chú, giả tá, hình thanh, hội ý.

    Tác giả sách Đại Nam quốc ngữ tự vị là Huỳnh Tịnh P. Của đã nêu lên phương pháp cấu thành chữ Nôm như sau : « Phàm viết chữ Nôm thường phải dùng chữ thiệt chữ hư nhập lại làm ra một tiếng nói. Chữ thiệt thường để bên tả mà chỉ nghĩa, chữ hư thường để bên hữu mà chỉ âm hay mượn giọng đọc. Chữ thiệt cũng phải mượn từ bộ từ loài trong tự điển chữ Nho... Còn những chữ khác nghĩa mà thanh âm giống tiếng An-nam nhiều » thì cứ để nguyên chữ mà dùng. Có khi để thêm chữ [–]hay làm dấu nháy nháy cho được phân biệt là chữ Nôm. « Ấy chữ Nôm nakhông có phép chữ nhất định, nhưng vậy cũng có chữ Nôm hay Nôm cao, ta phải lấy làm chuẩn đích ». Đó là đã nêu lên hai phép chủ yếu trong sự cấu tạo chữ Nôm, tức là phép hình thanh và phép giả tá trong lục thư như đã trình bày như trên.

    Nhà học giả Trung-quốc Văn-hựu có viết một bài đề là « Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp với chữ Hán », đăng trong Yên kinh học báo (kỳ 14, tr. 201-242), bài này đã được nhà học giả Nhật-bản Sơn-bản Đạt-lang giới thiệu và phê bình trong Đông-dương học báo quyển 22 số 2, năm 1935. Bài giới thiệu phân biệt ba chủng loại chữ theo ba cách cấu tạo : 1. Chữ biểu ý, 2. Chữ biểu âm, 3. Chữ bán âm bán ý, tương đương với ba phép hội ý, giả tá và hình thanh trong lục thư.

    Chúng tôi tán thành ý kiến của các nhà học giả Việt-nam và Trung-quốc như trên và ở sau chúng tôi sẽ bàn rộng thêm và cụ thể về ba phép ấy. Theo ba phép ấy, người ta đã lấy chữ Hán làm nguyên tố mà tạo nên một thứ chữ ghi âm, khác với chữ Hán chủ yếu là chữ biểu ý Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nhưng khác với các thứ chữ ghi âm khác như các thứ chữ của Tây phương hay của Ấn-độ, của Nhật-bản, của Triều-tiên, chữ Nôm của ta không có tự mẫu và những âm vận do tự mẫu cấu thành. Nó chỉ dùng chữ Hán đọc theo âm hán-việt để làm phù hiệu ghi âm. Vì hệ thống âm của tiếng Trung-quốc vốn nghèo hơn hệ thống âm của tiếng Việt-nam cho nên so với tiếng Việt-nam thì hệ thống âm hán-việt cũng nghèo hơn. Bởi thế cho nên dùng chữ Hán-Việt làm nguyên tố thì không thể tạo nên một thứ chữ ghi âm lý tưởng, nghĩa là biểu hiện ngữ âm hoàn toàn đúng. Cụ thể là thường gặp trường hợp một chữ có thể đọc theo nhiều cách khác nhau và có những từ trải qua các đời cách viết lại thay đổi, do đó mà người ta cho chữ Nôm là một thứ chữ khó đọc. Nhưng cái tình hình một chữ đọc nhiều cách và một từ viết nhiều cách là tình hình chung của loại chữ khối vuông, mà chính chữ Hán cũng có nhược điểm ấy, chứ không riêng gì chữ Nôm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrong sáu phép cấu tạo chữ Hán, chỉ có phép hình thanh là có vẻ tượng thanh hay biểu âm (ghi âm), còn năm phép khác đều là biểu ý (idéographique).
     
    memco and deathshine like this.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. HỆ THỐNG ÂM VÀ VẦN CỦA TIẾNG VIỆT

    Chúng ta hãy đối chiếu hệ thống âm vần của tiếng Việt-nam với hệ thống âm vần của tiếng Hán-Việt.

    Về âm thì trong 22 phụ âm của tự mẫu tiếng Việt, có âm r và âm y là không có trong hệ thống âm của tiếng Hán-Việt.

    Về vần thì chúng tôi căn cứ vào cách ghép vần thơ thường dùng của ta mà xếp đặt thành một bảng vần theo từng nhóm vần gồm những vần quan hệ gần gũi với nhau. Vần nào cùng có trong tiếng Việt-nam và trong tiếng Hán-Việt thì chúng tôi để chữ ngả cho dễ nhận biết :

    a (ă, â) oa

    e ê i (y) oe (ue) uê uy ia uya

    o ô ơ u ư ua ưa

    ai oai ay ây oay uây

    oi ôi ơi ui ưi uôi ươi

    ao au âu eo êu iu iêu (yêu) ưu ươu

    am ăm âm

    em êm iem iêm

    om ôm ơm um uôm ươm

    an ăn ân oan oăn uân

    en oen (uen) uên in iên (yên) uyên

    on ôn ơn uôn uơn ươn

    ang ăng âng oang (uang) uăng uâng

    anh ênh inh oanh uênh uynh iêng

    ong ang ông ôông ung uông

    ưng ương

    ac ăc àc oac oăc uâc

    ach êch ich oach (uach) uêch uych

    at ăt ât oat oăt uât

    ap ăp âp oap oăp uâp

    ep êp ip iêp

    op ôp ơp up uôp ưp ươp

    et èt it iêt oet uêt uyêt

    ec iêc

    oc ooc ôc ôôc uc ưc uốc ươc

    ot ôt ơt

    ut ưt uôt ươt.

    Trong số 150 của tiếng Việt, chỉ có 75 vần có trong tiếng Hán-Việt thôi. Trong số ấy các vần o oe ăn im lại là những vẩn rất hiếm trong tiếng Hán-Việt.

    Ở thời thành lập chữ Nôm, tình hình âm vần của tiếng của tiếng Hán-Việt bấy giờ có nghèo nàn so với tình hình âm vần tiếng Việt ở đương thời như thế không ? Mặc dầu cả hai hệ thống ngữ âm đều có sự thay đổi ít hoặc nhiều qua các thời đại, trình độ khác nhau giữa hai hệ thống âm vần ở thời xưa có lẽ cũng không khác thế nhiều lắm. Vậy thì khi phải dùng chữ Hán để tạo thành một thứ chữ mà biểu hiện toàn bộ tiếng Việt-nam thì có không ít trường hợp chỉ có thể biểu hiện một cách gần giống, chứ không thể cầu được trình độ chính xác như đối với các thứ chữ ghi âm khác. Do lẽ ấy chữ Nôm là một thứ chữ ghi âm có nhiều nhược điểm, tức là không ít trường hợp trong sự biểu hiện tất có sai suất ít nhiều. Càng lâu về sau, do sự biến đổi ít nhiều của âm tiếng Hán-Việt cũng như của âm tiếng Việt-nam qua các thời đại, sai suất giữa âm chữ Hán dùng để tạo thành chữ Nôm với âm của từ mà chữ ấy phải biểu hiện càng ngày càng lớn, cho nên hiện nay chữ Nôm đã trở thành một thứ chữ rất khó đọc. Để có thể đọc chữ Nôm một cách tương đối chính xác thì điều kiện cơ bản phải là nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chữ Nôm cùng với qui luật của ngữ âm học lịch sử.

    Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số nhận xét về những nguyên tắc và qui luật ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÔng Nguyễn Tài Cẩn nói với tôi rằng nhà ngôn ngữ học có thể theo những cách phân loại chữ Nôm khác với cách của tôi, nhưng cuối cùng kết quả vẫn là hoàn toàn phù hợp với kết quả của tôi, như thế tỏ rằng cách phân loại của tôi vẫn đúng. Tôi xin nói thêm rằng tôi không theo cách phân loại của nhà ngôn ngữ học vì tôi thấy đối với người độc giả thông thường cách phân loại theo ngôn ngữ học hơi lạ và khó hiểu. Theo tôi cách phân loại này giản dị và dễ hiểu hơn, tôi cho rằng nó phù hợp với con đường suy nghĩ và những nguyên tắc người xưa đã dựa vào trong khi xây dựng chữ Nôm.
     
    memco and deathshine like this.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. PHÉP HỘI Ý

    Trong ba phép mượn của lục thư thì phép hội ý là ít dùng nhất nên chúng tôi xin trình bày trước cho tiện, còn hai phép giả tá và hình thanh là hai phép chủ yếu thông dụng của chữ Nôm chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn.

    Về phép hội ý thì chúng tôi chỉ thấy có sáu chữ. Phép này dùng hai chữ Hán, lấy ý nghĩa của hai chữ ghép lại với nhau mà gợi lên cái khái niệm muốn ghi.

    Chữ trời [–] thì viết chữ thiên [–] là trời ở trên chữ thượng [–] là trên, tức là trên trời, để gợi lên khái niệm trời.

    Chữ trùm [–] thì viết chữ nhân [–] là người ở trên chữ thượng [–] là trên, để chỉ cái người ở trên người khác, tức người đứng đầu cả làng mà tục gọi là ông trùm.

    Chữ seo [–] chỉ người làm việc hầu hạ như là tôi tớ ở trong làng, tức người ở dưới mọi người, nên viết chữ nhân [–] là người ở trên và chữ hạ [–] là người ở dưới. Chữ này chỉ thường dùng ở miền Nghệ-Tĩnh. Ở miền khác thì người ta gọi người ấy là mõ.

    Chữ sánh [–] viết chữ tịnh [–] là cùng nhau và chữ đa [–] là nhiều để gợi ý là nhiều cái so sánh với nhau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Chữ rằm [–] thì chúng tôi chỉ gặp một lần trong sách Khóa hư giải âm ở bài tựa, viết một bên chữ vọng [–] nghĩa là ngày rằm và một bên chữ ngũ [–] là năm để gợi cái ý (ngày) mười lăm. Trong các sách nôm khác thì rằm thường viết theo phép hình thanh là [–].

    Chữ mấy [–] là chữ đáng chú ý. Các bản nôm xưa thường viết mấy theo phép giả tá là [–] (môi), [–] (bôi), hay [–] (mãi(. Về sao người ta lại viết là [–], chữ nhàn [–] trên chữ thủy [–] (có khi [–] biến thành [–] hay [–]). Chúng tôi thấy trong chữ Hán thì chữ [–] âm là thổn, không thể dùng để nói mấy được. Có chữ [–] cũng gần giống nhưng lại âm là nhĩ, không phải là do chữ ấy lộn thành.

    Vậy chữ mấy này không phải là chữ giả tá, mà cũng không thể là chữ hình thanh được. Chúng tôi cho đây là chữ hội ý, có lẽ nguyên viết là [–], gồm ba chữ nhân人là người (một chữ nhân lớn hai chữ nhân nhỏ)để gợi ý nhiều người, mấy người, mượn ý ấy mà biểu hiện khái niệm mấy. Về sau người ta quên đây là chữ hội ý, tiện tay biến hai chữ nhân nhỏ làm hay [–], khiến ngày nay không hiểu tại sao chữ mấy lại viết như thế.

    Có bốn chữ [–] (đời), [–] (gồm, gộp), [–] (mất), [–] (tuổi) có thể tưởng là chữ hội ý, nhưng thực ra đó là những chữ hình thanh như chúng tôi sẽ chứng minh sau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ sánh lại còn viết là [–] và [–]. Chúng tôi ngờ rằng chữ sánh vốn là hình thanh mà viết là [–] rồi sau bị lộn làm [–] mà trở thành chữ hội ý.
     
    memco and deathshine like this.
  12. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Cũng may chữ Nôm bị thay thế, không h học tiếng Anh đến khổ
     
    memco and Thu VO like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    III. PHÉP GIẢ TÁ

    Phép giả tá là phép mượn nguyên cả chữ Hán để viết chữ Nôm. Buổi đầu có lẽ âm những chữ Hán được mượn và âm những từ Việt muốn biểu hiện còn gần nhau cho nên chữ Nôm có thể là còn tương đối chính xác hơn so với tình hình ngày nay, do đó mà còn dễ đọc. Nhưng dần dần, như chúng ta đã biết, do sự thay đổi ít của chữ viết và sự thay đổi nhiều hơn của tiếng nói, sự xa cách của chữ nôm so với âm của một số từ càng ngày càng xa. Bàn về phép giả tá ở đây, chúng tôi chỉ bằng vào tình hình chữ Nôm hiện tại với tình hình tiếng nói hiện tại mà bàn.

    Theo tình hình hiện nay thì thấy phép giả tá có nhiều cách.

    1. Trước hết là cách mượn chữ Hán đọc theo âm xưa, tức theo âm chữ Hán từ thời Đường về trước, trước khi âm Hán Việt Được tương đối ổn định.

    Trong chữ Nôm có một số chữ hiện nay xem ra người ta tưởng là mượn chữ Hán đọc theo nghĩa, nhưng kỳ thực là chữ Hán đọc theo âm xưa. Ví như để nói tuổi, người ta viết (âm Hán-Việt là tuế) nghĩa là tuổi, để nói mùa, người ta viết (âm Hán-Việt là vụ) nghĩa là mùa. Thực ra tuổimùa là âm xưa của tuếvụ nhưng đã hóa theo đặc điểm của âm vận Việt Nam từ khi hai từ ấy được mượn vào tiếng nói Việt Nam. Đối với những chữ tương tự, H. Maspéro có khuynh hướng cho đó là âm Hán Việt bị Việt hóa, mặc dầu cũng có những từ như vườn, vượn (âm Hán-việt là Viên cả) ông cũng nhận là những từ mượn thẳng từ tiếng Trung-Quốc trước từ Hán-Việt. Ông chỉ nêu ý kiến như vậy chứ chưa nghiên cứu kỹ vấn đề này.

    Ông Vương Lực đi sâu hơn đã theo thanh mẫu (âm đầu) và vận mẫu (vần) mà nghiên cứu bộ phận ông gọi là cổ Hán-Việt ngữ. Đây xin theo bài nghiên cứu của ông mà lập danh sách những từ mà ông cho là cổ Hán-Việt ngữ như sau (chúng tôi sắp đặt lại theo thứ tự tự mẫu của âm đầu) :

    Việt Hán-Việt

    Bay Phi
    Bia Bi
    Bố Phụ
    Bùa Phù
    Búa phủ
    Buồm Phàm
    Buộc Phọc
    Buồn Phiền
    Buông Phóng
    Buồng Phòng
    Bụt Phật
    Bủng Bổng
    Cả Giá
    Cải Giới
    Cổi Giải
    Che Già
    Chè Trà
    Chém Trảm
    Chén Trản
    Chiếc Chích
    Chúa Chủ
    Chuộc Thục
    Chuông Chung
    Chứa Trữ
    Dua Du
    Dừng Đình
    Đủ Túc
    Đũa Trợ
    Đục Trọc
    Đuốc Chúc
    Giêng Chinh
    Hè Hạ
    Hẹn Hạn
    Hẹp Hiệp
    Hòe Hòe
    Hòm Hàm
    Họp Hợp
    Hộp Hạp
    Kén Kiển
    Kép Giáp
    Khéo Xảo
    Khoe Khoa
    Khua Khu
    Lìa Li
    Lừa Lư
    Mạng Mệnh
    Mù Vụ
    Mùa Vụ
    Múa Vũ
    Mùi Vị
    Nôm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nam
    Nộp Nạp
    Ngà Nha
    Ngan Nhạn
    Ngửa Ngưỡng
    Ngược Nghịch
    Nhuốc Nhục
    Quẻ Quái
    Quen Quán
    Tiếc Tích
    Tiệc Tịch
    Tim Tử
    Thìa Thì
    Thiếc Tích
    Thua Thâu
    Thưa Sơ
    Thước Xich
    Vẽ Họa
    Vua Vương
    Xưa Sơ

    Bảng những từ cổ Hán-Việt dẫn ở trên : [–]

    Ông Vương Lực cũng như ô. H. Maspéro đã phân biệt những từ cổ Hán- Việt với những từ Hán ngữ Việt Hóa, tức những từ mượn ở chữ Hán sau khi đã có âm Hán-Việt mà lại hóa theo âm Việt chứ không phải giữ âm Hán-Việt nữa. Ông nêu lên những từ sau này mà chúng tôi xếp đặt lại theo thứ tự tự mẫu chữ Việt :

    Việt Hán-Việt

    Báu Bảo
    Bèn Tiện
    Bên Biên
    Bù Phù
    Cắt Cát
    Cầu Kiều
    Cậu Cữu
    Cướp Kiếp
    Chay Trai
    Chầy Trì
    Chèo Trào
    Chầu Triều
    Đền Điện
    Dải Đái
    Dáng Dạng
    Dao Đao
    Dời Đi
    Dùi Chùy
    Dừng Đình
    Đền Điện
    Đợi Đãi
    Gác Các
    Gan Can
    Gang Cương
    Gấm Cẩm
    Gàn Càn
    Gần Cận
    Ghi Ký
    Góa Quả
    Gởi Ký
    Gừng Khương
    Gươm Kiếm
    Gương Kính Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Gượng Cưỡng
    Giấy Chỉ
    Giêng Chinh
    Giồng Chủng
    Giống chủng
    Giường Sàng
    Họ Hộ
    Kém Khiếm
    Kém Kiếm
    Kêu Khiếu
    Kíp Cấp
    Kho Khố
    Lạng Lượng
    Lành Lương
    Lẽ Lý
    Lo Lự
    Lò Lô
    Mày Mi
    Mầu Diệu
    Mọi Mỗi
    Nàng Nương
    Ngờ Nghi
    Phép Pháp
    Rèm Liêm
    Rồng Long
    Sức Lực
    Sen Liên
    Tên Tiễn
    Tết Tiết
    Thây Thi
    Thêm Thiêm
    Trẻ Trĩ
    Trọ Trú
    Vá Bổ
    Vạ Họa
    Vách Bích
    Vạch Hoạch
    Ván Bản
    Vẽ Họa
    Vẹn Hoàn
    Về Hồi
    Vi Tỷ
    Vốn Bổn
    Vợ Phụ
    Vỡ Phá
    Vuông Phương
    Xanh Thanh

    Bảng những từ Hán ngữ Việt hóa dẫn ở trên : [–]

    Ông Vương Lực lấy gì làm căn cứ cho sự phân biệt trên ? Để nhận định từ Hán- Việt cổ (Cổ Hán-Việt ngữ) Ông lấy âm cổ của Hán ngữlàm tiêu chuẩn. Còn về từ Hán-Việt Hóa (Hán ngữ Việt hóa) thì chính ông nói rằng « cái khó khăn của chúng tôi là chỉ biết rằng đó không phải là những âm chính thức của chữ Hán, nghĩa là chỉ biết đó không phải là tiếng Hán- Việt, nhưng không có tài liệu đầy đủ để chứng minh rằng chúng là xưa hơn hay muộn hơn ». Xem thế thì thấy rằng sự phân biệt của ông không có cơ sở chính xác mà đại khái còn ở trình độ phỏng đoán. Do đó, sự phân biệt của ông có chỗ không dứt khoát, ví như các từ góa, vẽ, dừng, giêng, ông đã xếp vào những từ cổ Hán-Việt rồi, ông lại còn xếp vào những từ Hán ngữ Việt hóa. Chúng tôi không thể thảo luận với ông trong địa hạt ngôn ngữ học là môn chúng tôi không thạo, chỉ xin nêu lên một điểm thắc mắc sau này :

    Trong số những từ mà ông Vương Lực cho là từ Hán ngữ Việt Hóa, chúng tôi thấy có mấy từ đã được dùng trong bài Phú « Cư trần lạc đạo » mà chúng tôi có xác minh là của Vua Trần Nhân-Tôn (1279-1294) : Chay [-], dừng , gươm , giường .

    Theo thuyết của Ô. Vương Lực thì những từ trên là từ Hán-Việt được hấp thụ vào tiếng nói Việt-Nam và do đó đã bị Việt hóa. Nếu chúng ta nhận rằng âm Hán-Việt được ổn định « dù là tương đối » vào khoảng đầu thời tự chủ thì thấy rằng như thế chỉ trong khoảng vài thế kỷ (từ đầu thời tự chủ đến đời Trần Nhân-Tôn), những từ Hán-Việt, đình đã biến thành dừng, kiếm đã biến thành gươm, sàng đã biến thành giường, trai đã biến thành chay. Chúng tôi không tin điều ấy, mặc dù chúng tôi không thể đứng về lãnh vực ngữ âm học lịch sử mà thảo luận Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sau khi đất nước chúng ta đã được giải phóng, do đó âm Hán-Việt đã được tương đối ổn định, thì từ Hán-Việt chỉ được hấp thụ nhiều vào văn học chữ Nôm mà rất ít được hấp thu vào tiếng nói hàng ngày.Chỉ một bài phú « Cư trần lạc đạo » tổng số 1621 chữ, có đến 687 chữ là Hán-Việt. Mặc dầu âm Hán-việt cũng có thể đã thay đổi ít nhiều, hoặc do sự biến chuyển tự nhiên của cách phát âm qua các đời, hoặc do đặc điểm của địa phương được truyền rộng ra, hoặc do sự kiêng chữ húy, ví như bổn đã chuyển thành bản, hoàng đã chuyển thành huỳnh, khí đã chuyển thành khởi, nhậm đã chuyển thành nhiệm, nguyên đã chuyển thành nguơn, tấn đã chuyển thành tiến, chúng tôi thấy rằng về những thay đổi lớn hơn, cả về âm đầu và về vần, như đình thành dừng, kiếm thành gươm, sàng thành giường, trai thành chay, cần nên xét lại. Do đó chúng tôi ngờ rằng trong số những từ Ô. Vương Lực nêu lên làm từ hán ngữ việt hóa đó có một số nhiều từ chính là từ hán-việt đọc theo âm xưa. Như chúng ta đã biết, có những từ ông đã đặt vào bảng từ cổ Hán-việt ngữ rồi, sau ông lại đặt lầm vào bảng từ hán ngữ việt hóa. Không phải tất cả những chữ Hán đọc theo âm xưa đã được dùng trong chữ Nôm. Xem trong số những chữ do Ô. Vương Lực nên lên ở trên, chúng tôi thấy những chữ như túc [-] (đủ), phi [-] (bay), phóng [-] (buông), phiền [-] (buồn), phật [-] (bụt) – chỉ dẫn mấy chữ làm chứng – là không được dùng. Nhưng số chữ được dùng cũng không phải là ít. Riêng bài phú « Cư trần lạc đạo » chúng tôi đã thấy có đến 61 chữ Nôm đọc theo âm xưa (102 lần dùng) như sau :

    Việt Hán-Việt

    Bạc Bạch
    Bánh Binh
    Báu Bảo
    Bận Biến
    Biếc Bích
    Cám cảm
    Câu Cú
    Cầu Kiều
    Cờ Kỳ
    Cứng Kỉnh
    Cháo Chúc
    Chay Trai
    Chè Trà
    Chém Trảm
    Chèo Trạo
    Chúa Chủ
    Dầu Du
    Dễ Dị
    Duộc Thược
    Dừng Đình
    Đang Đương
    Đò Độ
    Gác Các
    Gồm Kiêm
    Gươm Kiếm
    Giường Sáng
    Hòn Hoàn
    Yên An
    Kể Kế
    Khá Khả
    Khoe Khoa
    Lầu Lâu
    Lượm Liễm
    Mày Mi
    Miềm Miên
    Mèo Miêu
    Mùa Vụ
    Niệm Niềm
    Ngói Ngõa
    Nguyền Nguyện
    Nguồn Nguyên
    Nhuốm Nhiễm
    Ơn Ân
    Phép Pháp
    Qua Quá
    Rèn Luyện
    Tiếc Tích
    Tìm Tầm
    Tin Tin
    Tơ Ty
    Từ Tự
    Thiếu Thiểu
    Thốt Thuyết
    Thửa Sở
    Vách Bích
    Vi Vị
    Việc Dịch
    Vốn Bổn
    Vừng Vựng
    Vườn Viên
    Xanh Thanh
    Xét Sát

    Bảng những chữ Hán đọc theo âm xưa của bài « Cư trần lạc đạo » : [-]

    Sở dĩ có những từ ấy là vì, như chúng tôi đã nói ở trên, sau cuộc giải phóng, đối với một chữ Hán có thể song song tồn tại hai âm, một âm hán-việt và một âm xưa hơn, âm xưa này do truyền thống của các trường học mà vẫn được lưu truyền, và có thể do truyền thống lâu đời ấy, nó đã được hấp thu vào tiếng nói hằng ngày từ lâu. Từ cuộc giải phóng về sau, nhiều từ hán-việt đã được hấp thụ vào văn học chữ Nôm, đặc biệt là những từ thuộc về đời sống chính trị và tinh thần. Do đó có trường hợp cùng một khái niệm, một lần trước đã mượn ở tiếng Trung-quốc, tức ở chữ Hán theo âm xưa, một lần sau lại mượn ở tiếng Hán-Việt, mà các từ mượn lần đầu theo âm xưa, vì đã thâm nhập hẳn vào tiếng Việt-nam, đã trở thành từ dùng để diễn nghĩa cái từ mượn lần sau ở âm hán-việt. Ví như (theo bảng trên) biến nghĩa là bận, chúc nghĩa là cháo, kỉnh nghĩa là cứng, trai nghĩa là chay v.v… Khi người ta đặt chữ Nôm thì trong trường hợp người ta còn nhớ nguồn gốc Trung-quốc của cái từ mượn ở tiếng Trung-quốc xưa người ta mượn luôn chữ Hán tương đương mà biểu hiện. Đó là trường hợp của những từ đã nêu lên ở bảng trên và nhiều từ khác mà chúng tôi không thể kể hết được. Đến khi muốn biểu hiện cái từ mang khái niệm tương tự mà mượn ở kho từ chữ Hán theo âm hán-việt thì người ta dùng luôn chữ Hán ấy mà trong trường hợp trên người ta đã dùng âm xưa rồi. Do đó một khái niệm có thể có hai từ, một từ theo sự hình thành dân gian mà người ta thường gọi là từ nôm, và một từ theo sự hình thành văn học hay bác học mà người ta thường gọi là từ chữ. Cũng do đó trong chữ Nôm có khi một chữ Hán được dùng hai lần, khi để biểu hiện từ nôm, khi để biểu hiện từ chữ.

    Vậy thì cách giả tá đầu tiên trong sự cấu thành của chữ Nôm là cách mượn chữ Hán đọc theo âm xưa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    2. Cách giả tá thứ hai là mượn ngay chữ Hán để biểu hiện những từ mượn ở tiếng Hán-Việt. Trong trường hợp này thì từ nào chữ nấy, không có vấn đề gì. Những từ này, như chúng tôi đã nói ở trên, phần nhiều là những từ thuộc về đời sống chính trị và tinh thần, được dùng nhiều trong các tác phẩm văn học và trong các văn kiện của nhà nước – các bản giải nghĩa chiếu chỉ của nhà vua trong thời Trần – và văn kiện về tôn giáo mà hiện nay thỉnh thoảng có lẽ còn thấy di tích, ví như bản giải âm Khóa hư lục của Tuệ-tĩnh. Ở đây chúng tôi xin trích một số chữ trong bài « Cư trần lạc đạo » là tác phẩm văn học xưa nhất được biết hiện nay. Chỉ một hội thứ nhất đã thấy có :

    Thành thị, dụng sơn lâm, nghiệp, an nhàn, thể tinh, tự tại thân tâm, tham ái, châu ngọc, thị phi, yến oanh, ngâm, ẩn, nhân gian, đắc ý, đào hồng, liễu lục, thiên hạ, tri âm, nguyệt, thiền hà, quần sinh, tuệ nhật, sâm lâm, hoán cốt, phi thăng, đơn thần, phục, trường sinh, thượng giới, quỉ, sách, tính, kinh nhàn, đọc, trọng, hoàng kim. Trên tổng số 134 chữ, có tới gần bảy chục chữ tức là hơn một nữa là chữ Hán theo âm hán-việt. Nhưng càng về sau thì văn Nôm càng dần dần thoát ly khuôn khổ của chữ Hán, những từ về loại này dùng càng ít đi. Thế mà trong Truyện Kiều còn thấy có câu dùng toàn chữ Hán mà mọi người đều biết, tức câu : Hồ công quyết kế thừa cơ, Lễ tiên binh hậu định cờ dinh cờ tập công.

    3. Cách giả tá thứ ba là cách mượn chữ Hán theo âm hán-việt để biểu hiện những từ đồng âm mà không đồng nghĩa. Theo chúng tôi nghĩ, vì những âm trùng nhau giữa tiếng Việt-nam và chữ Hán-việt tương đối ít nên những chữ về loại này không nhiều. Cũng trong hội thứ nhất của bài « Cư trần lạc đạo » chúng tôi thấy chỉ có 6 chữ là yêu [-] (dùng 3 lần), lai [-], xanh [-], tốt [-]. Trong hội thứ hai, trên tổng số 142 chữ thấy chỉ có 12 chữ : miễn [-], khác [-], hầu [-], thì [-], cẫm [-], [s…] [-], bán [-], vận ([-] 2 lần), chi [-], yêu [-].

    Có trường hợp đặc biệt là mượn chữ Hán để biểu hiện một tiếng Việt phát âm theo cách xưa, ngày nay từ ấy lại được phát âm khác đi rồi, cho nên nếu cứ đọc theo âm hán-việt đúng với âm ngày nay làm chữ giả tá cách thứ ba thì không đúng với âm Việt ngày nay. Ví như chữ [-] bả là dạng xưa của trả (trả lại). Tự điển của giáo sĩ A. de Rhodes vẫn còn ghi âm blả mà nói mau là bả. Nếu muốn đọc theo âm xưa thì là bả, nhưng nếu muốn cho đúng âm ngày nay thì phải đọc trả (blả xưa).

    4. Cách giả tá thứ tư là mượn chữ Hán mà âm hán-việt gần với từ Việt để biểu hiện từ ấy một cách gần giống. Những từ này thường là khó đọc, phải quen mặt chữ và nhiều khi phải theo nghĩa cả câu cả đoạn mà đoán. Vậy cũng xin nêu lên những từ dùng trong bài « Cư trần lạc đạo » hội một :

    Việt Hán-Việt

    Biết Biệt [-]
    Cô Cố [-]
    Còn (2 lần) Quần [-]
    Chăng Trang [-]
    Chẳng Trang [-]
    Chỗ Tổ [-]
    Chơi Chế [-]
    Chú Chủ [-]
    Được Đặc [-]
    Hơn Hân [-]
    (Lai) láng (Lai) lãng [-]
    Lặng (2 lần) Lãng [-]
    Mấy Môi [-]
    Mọi Mỗi [-]
    Mới Mãi [-]
    Nết Nát [-]
    Nữa Nữ [-]
    Ngất Ngật [-]
    Lồi (2 lần) Lỗi [-]
    Về Vệ [-]

    Cả hội thứ nhất ấy có 24 chữ về cách giả tá thứ tư này trên tổng số là 134 chữ.

    Cách mượn chữ gần âm như vậy không phải là tùy tiện. Chúng tôi thấy những chữ Hán và từ Việt tương đương thường có quan hệ tương ứng về âm và vận, cho nên chúng tôi nghĩ rằng chưa chắc đây đã phải tất cả là những từ mượn ở chữ Hán theo âm hán-việt mà đọc chệch đi. Chúng ta biết rằng âm hán-việt cũng có thay đổi ít nhiều qua các đời. Có thể là về một số chữ âm hán-việt vốn là phù hợp với âm từ Việt mà nó được dùng để biểu hiện lúc đầu, nhưng trải qua thời gian, âm hán-việt ấy đã vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác mà thay đổi, mà chữ viết lại không thay đổi theo âm, cho nên ngày nay chúng ta mới cho đó là những chữ mượn ở chữ Hán mà đọc chệch đi. Đến như số chữ lúc đầu được mượn của chữ Hán mà đọc chệch đi có nhiều không và là những chữ nào thì theo trình độ nghiên cứu ngày nay chúng ta chưa biết được, duy những chữ về loại ấy nhất định là có, do hệ thống âm của tiếng hán-việt và hệ thống âm của tiếng Việt từ đầu đã là không có thể phù hợp với nhau. Do không thể phân biệt được hai loại chữ ấy, theo tình hình hiện nay, chúng ta nên qui tất cả những chữ ấy vào một cách giả tá thứ tư.

    Sau đây chỉ xin nêu lên mấy trường hợp đặc biệt.

    Trước hết là chữ mấy. Các sách Nôm xưa, ví như các bài phú thời Trần cùng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng đức quốc âm thi tập thời Lê Thánh tôn, Bạch vân quốc ngữ thi tập ở thời Mạc, đều viết là [-]. Từ sách Truyền kỳ mạn lục giải âm về cuối thời Mạc thì mấy bắt đầu được viết là [-]. Nhưng khi nào mấy là liên từ nghĩa là với thì viết là [-], [-], mà khi nào chỉ số nhiều thì lại viết là [-]. Tại sao [-] âm hán-việt là mỗ lại được dùng để nói mấy ? Theo tôi suy đoán thì [-] là chữ [-] môi hay mối viết tắt mà mối đọc là mấy là ổn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trong số những chữ viết theo cách giả tá này, chúng tôi thấy có trường hợp chữ [-] cũng lạ. Âm hán-việt là công mà chữ Nôm lại đọc là trong. Trước kia chúng tôi ngờ rằng [-] là do [-] lộn thành. Gần đây thấy có ý kiến cho rằng theo An-nam dịch ngữ (thế kỷ 15-17) từ trâu được chú là [-] (âm h.v là cách lâu), điều đó tỏ rằng tr xưa phát âm là kl, như thế trong có thể phát âm là klong thì viết là [-] (cong) cũng phải. Chữ ấy được thấy phổ biến trong các bản nôm xưa.

    Có trường hợp chữ cóc [-] cũng nên chú ý. Chữ này từ trước đến nay người ta thường đọc là cốc và cho đó là âm xưa của chữ [-] (giác) nghĩa là biết. Theo sách Khóa hư giải âm của Phúc-điền hòa thượng, từ này được viết là [-] thì phải đọc là cóc. Đáng lẽ nếu mượn âm xưa của chữ giác thì phải viết [-], nhưng lâu ngày người ta quên mối quan hệ giữa âm xưa của chữ giác với từ cóc đã thành từ Việt cho nên đến khi muốn nói cóc thì người ta dùng chữ [-] theo cách giả tá thứ tư này, hay là [-] theo phép hình thanh.

    Có một số chữ chính là giả tá mà người ta dễ lộn làm hình thanh. Xin nêu lên mấy chữ có vẻ dễ lộn như sau :

    Ánh [-], âm hán-việt là ánh,

    Mưa [-], âm hán-việt là mi.

    Lạ [-], âm hán-việt là lả - Do ảnh hưởng của chữ lạ, người ta viết chữ lùng là [-], bộ [-] không có ý nghĩa gì, nên không thể xem là chữ hình thanh.

    Xa [-], âm hán-việt là xa – Do ảnh hưởng của chữ xa, người ta viết chữ gần là [-], bộ [-] không có ý nghĩa gì, nên không thể xem là chữ hình thanh.

    Về loại chữ giả tá này, trong các bản nôm xưa (các bài phú thời Trần) có mấy chữ thấy viết cách hơi lạ. Ví dụ chữ [-] (ba-lại), chữ [-] (ba-lăng). Đối chiếu với cách viết của Tự điển Việt – La-tinh của A. de Rhodes thì thấy rằng hai chữ ấy mượn hai chữ Hán ghép nhau là để biểu hiện phụ âm đôi bl đời xưa vẫn có trong tiếng Việt-nam. [-] phải đọc là blái, tức trái ngày nay ; [-] phải đọc là blăng tức trăng ngày nay. Hai chữ này có vẻ như chữ ghi âm thuần túy, chữ ba [-] là chữ đầu của âm đầu kép bl. Nhưng đây là trường hợp rất hiếm.

    Lại nên để ý rằng nếu theo qui luật chung thì trong phép giả tá, người ta chỉ dùng chữ Hán, nhưng trong cách giả tá thứ tư này có khi người ta mượn cả chữ Nôm mà đọc chệch đi. Ví như ở bài « Vịnh Hoa-yên tự », ngay đầu bài người ta mượn chữ bông [-] để nói buông (Về sau đổi theo phép hình thanh là [-] thì chữ [-] lại trở thành phần âm phù).

    Chúng tôi còn thấy có mấy chữ sau này cũng đáng chú ý : chữ (giữ) [-], giớn [-], lánh [-], lảu [-], [-], so [-]. Về các từ chữ, giớn (giớn giác), lánh, lảu (lảu thuộc), trong hai chữ Hán ghép nhau thành chữ Nôm, có thể chỉ mượn một chữ cũng đủ rồi, việc gì phải ghép hai chữ âm tương tự ? Về chữ cũng thế. Dùng chữ ba [-] hay chữ [-] (viết tắt là [-]) cũng được rồi ! Còn chữ so, dùng một chữ [-] là đủ, tại sao còn phải thêm chữ xa [-], chẳng lợi gì mà còn có hại cho cách đọc ? Đến như [-] thì [-] là chỉ vần và xa [-] là chỉ phụ âm đầu của so, như vậy thì đây là một chữ ghi âm gồm hai yếu tố, một yếu tố là âm phù, một yếu tố là vận phù, in như những thứ chữ ghi âm có tự mẫu. Những chữ trên cũng có vẻ là chữ ghi âm. Nhưng đây là những trường hợp đặc biệt, ít được dùng, ngoài qui cách thường của chữ Nôm.

    Về cách giả tá này, vì âm hán-việt và âm tiếng Việt không trùng nhau, cho nên có khi viết chữ Hán được mượn người ta lại thêm nét hay nhấp nháy ở bên phải để chỉ rằng chữ ấy phải đọc chệch đi mới đúng tiếng Việt. Ví dụ như, cũng trong bài « Cư trần lạc đạo », hội thứ nhất, chữ lặng, người ta viết [-] (h-v, là lăng), hội thứ hai, chữ bán chác người ta viết [-] (h-v, là bán dác), hội thứ ba, chữ ướm người ta viết là [-] (h-v, là am), chữ lọ, người ta viết là [-] (h-v, là lộ), hội thứ tư, chữ rồi mọi người ta viết là [-] (h-v, là lỗi mỗi), chữ này viết là [-] (h-v, là ni) v.v… Cái dấu hay nhấp nháy ấy, có khi dùng, có khi không dùng cũng được. Chúng tôi thấy có hai chữ [-] (gương) và [-] (vui), viết [-] (khương) và [-] (bôi) rồi thêm dấu hay nhấp nháy là đủ rồi, người ta không hiểu thêm chữ [-] (tư) là có ý nghĩa gì. Chúng tôi đoán rằng chữ [-] là do dấu [-] viết lộn thành, sau sự viết lầm lẫn ấy, người ta vẫn giữ cách viết quen lầm lẫn cho đến ngày nay.

    5. Cách giả tá thứ năm là mượn chữ Hán mà đọc theo nghĩa, nhưng nghĩa ấy không phải là âm Hán xưa như ở trường hợp giả tá thứ nhất mà là nghĩa thường. Thực ra chúng tôi chỉ thấy có hai trường hợp : Chữ [-] đọc là làm là chữ [-] viết tắt (âm hán-việt là mà nghĩa là làm). Chữ làm thỉnh thoảng, như trong Quốc âm thi tập, người ta cũng viết là [-], nhưng thông thường viết là [-]. Trường hợp chữ [-] rất là khó đọc, chúng tôi xin dẫn ra đây để tham khảo. Sách Chỉ nam ngọc âm là một thứ từ điển Hán-Việt bằng văn lục bát. Để giải nghĩa các từ chữ Hán, tác giả thường dùng những từ : là, rằng, hiệu, danh rằng, hiệu là, hiệu rằng, có rằng, có hiệu ; lại nhiều câu thì dùng hiệu [-], hiệu [-] . Chữ [-] chỉ có âm là ốc. Quốc âm thi tập từng dùng chữ ấy để chỉ con ốc. Nhưng đọc ốc thì cái câu giải nghĩa kia không thông. Ở chương 12 (Chu xa bộ) có một câu lục bát, câu lục hai chữ cuối là « phẳng thay », câu bát hai chữ thứ năm thứ sáu là « hiệu [-] ». Như thế thì chữ ấy phải là theo vần ay hay ây. Tìm trong tất cả những từ có thể đặt vào chỗ chữ ấy để cho câu thông nghĩa, mà lại thuộc về vần ay hay ây thì chúng tôi chỉ thấy có chữ rày. Nhưng [-] sao lại thành rày ? Đọc hết sách Ngọc âm thì thấy ở chương 39 (Bi đằng loại), lại có ba câu dùng một từ mới, ở ngoài các từ đã dẫn ở trên, để giải nghĩa, tức là từ rày [-], nhưng sau ba câu ấy thì lại thấy dùng chữ [-] với các từ đã kể. Ba câu ấy là ; « Lại hiệu thanh trúc mát thay, Hoàng bách căn « rày » là nước rễ ke » – « Trần căn là rễ củ mài, Xích bao củ lượng hiệu « rày » thổ qua » – « Dương đề thốc thái rễ này, Cóc hiệu nó « rày » là địa hoàng nam ». Chữ [-] phải đọc là rày như cách viết thường. Xem ba câu đột xuất dùng chữ [-] mà trước đó và sau đó thì chỉ dùng những chữ đã dẫn trên với chữ [-], chúng tôi thêm tin rằng chữ [-] chính là rày viết cách khác. Trong các sách nôm xưa, một từ viết theo hai cách là điều thường thấy. Nhưng [-] làm sao lại đọc là rày ? Tra chữ [-] thì thấy Từ nguyên nói là chỉ cái đất « thấp nhuận phì mỹ », tức là đất trũng ướt béo tốt, như vậy thì có thể xưa kia người ta học ốc nghĩa là lầy. Từ lầy chuyển thành rầy hay rày là điều thường thấy trong ngữ âm. Do đó chúng tôi cho rằng chữ [-] là thuộc trường hợp mượn chữ Hán mà đọc theo nghĩa. So với các cách giả tá khác thì cách này dùng rất hẹp. Hiện nay thấy trong chữ Nhật-bản người ta nhiều khi mượn chữ Hán mà đọc theo tiếng Nhật, tức như là đọc theo nghĩa. Nghe nói trước khi có chữ viết bằng tự mẫu người Triều-tiên cũng đã từng dùng cách mượn chữ Hán như thế này. Nước ta ở đời Tự-đức, Nguyễn Trường Tộ có điều trần về việc cải cách chữ Nôm cũng đã đề nghị mượn nguyên chữ Hán mà cứ đọc theo nghĩa.

    Do những sự kiện như thế, có người đặt nghi vấn rằng khi số chữ Nôm viết theo cách giả tá này xưa kia có nhiều hơn mà dần dần đã bị rụng bớt vì nó không thuộc qui cách chính của chữ Nôm chăng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChữ [–] còn có âm đọc là nồm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKính [–] chuyển thành gương mà giám [–] cũng có thể thành gương.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐối với thắc mắc của chúng tôi, Ông Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngôn ngữ học có góp ý kiến như sau, tôi xin phép dẫn ra đây để đọc giả tiện tham khảo. Phần riêng tôi mong ông nghiên cứu vấn đề này cẩn thận hơn, chứ đây chỉ nêu lên những ý kiến trừu tượng tôi chưa có thể xem là thuyết phục :

    Bác Đào có 2 lý lẽ chính : a) ngờ rằng từ đầu thời tự chủ đến thế kỷ 13 thời gian còn ngắn quá chưa đủ để xảy ra những sự biến âm như đình - dừng, trai - chay v.v… b) có những trường hợp Vương Lực xếp vào cả hai loại. Theo tôi, nói thế không được, vì :

    a) trong sự phát triển của ngôn ngữ người ta đã tổng kết thấy có khi hàng 7, 8 thế kỷ ngôn ngữ rất ít thay đổi, mà có khi - trái lại - chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn ở ngôn ngữ lại xẩy ra những sự thay đổi cực mạnh, có khi cực đột ngột. Như vậy thời gian từ đầu thời tự chủ đến thế kỷ 13 không thể nói là quá ngắn để khẳng định dứt khoát rằng không thể có biến đổi tương đối lớn (xin xem chẳng hạn Vendryes Le Langage).

    b) Việc xếp một hiện tượng vào cả hai bên là hoàn toàn có thể được. Xếp như vậy không phải là phi lôgích, và tỏ ra thiếu cơ sở chắc chắn. Nguyên do là vì một tiếng (syllable) bao gồm nhiều bộ phận nhỏ : phụ âm + nguyên âm + âm cuối + thanh điệu. Có khi xét mặt này thì cổ hơn mà mặt kia thì mới hơn. Vì biến đổi xẩy ra riêng biệt đối với từng bộ phận. lấy một ví dụ ở tiếng Việt, khi phân loại âm cổ với âm mới có thể sắp :

    Cổ

    a) Trường hợp cổ hoặc mới ở vần :
    1/ - Ni ; 2/ - Mi ; 3/ - con (ghí)
    Tiếng Quỳnh-Lưu Nho-Lâm theo (H. Maspéro)

    b) trường hợp cổ (mới) ở phụ âm đầu :
    1/ -con cấy ; cấy ; (đông) : vợ; chồng (tiếng Quảng-Trị)
    2/ -cấu ; 3/ - (heo) ca

    Mới
    a) Trường hợp cổ hoặc mới ở vần :
    1/ - nay, này ; 2/ - mày ; 3/ - con gái

    b) trường hợp cổ (mới) ở phụ âm đầu :
    1/ ghí : tiếng Nho-Lâm, Quỳnh-Lưu ; gấy (nhông) : tiếng Nghệ An ; gái : tiếng Bắc
    2/ - gạo ; 3/ - (lợn) gà

    Rõ ràng ghí sắp ở cả hai cột, ở bên cổ (3a) và bên mới (1b). Sở dĩ thế là xét về mặt vần thì i cổ hơn ay, ai (i --> ay, ai) ; còn mới (b) xét về phụ âm thì g (gh) lại mới hơn c, k (c, k --> g (gh) ).

    Trong lúc đó, cơ sở ngữ âm lịch sử rất đáng tin cậy, nếu dựa vào nó một cách khoa học. Ta hiện có nhiều tại liệu có thể giúp xác định được âm nào đúng là Đường âm, âm nào cổ hơn Đường âm. Về phía Việt-Nam cũng có nhiều cơ sở để xác định được chiều hướng diễn biến đ -->d (đình, dừng), K -->g (kiếm, gươm), tr -->ch (trai, chay). v.v…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài phú « Cư trần lạc đạo » còn có chữ [-] và trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có chữ [-] (câu 5 bài 153), chữ [-] (câu 4 bài 143 và câu 5 bài 171), chữ [-] đọc là rộng, chữ [-] đọc là rượu cũng là mượn chữ Hán đọc theo âm xưa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi do Viện Sử học xuất bản trong Nguyễn Trãi toàn tập, tôi ngờ rằng chữ [-] là do chữ [-] lộn thành. Nay xét ra thì điều suy đoán ấy không đúng.
     
    memco and deathshine like this.
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    IV. PHÉP HÌNH THANH

    Theo phép hình thanh của Trung-quốc thì một nửa chữ là hình, một nửa chữ là thanh, ví dụ chữ [–] và chữ [–], lấy bộ [–] là nước làm nghĩa, lấy chữ [–] (công) và chữ [–] (khả) làm âm, nên đọc là giang. Cũng gọi là phép hài thanh hay tượng thanh. Chữ Nôm bắt chước phép ấy, lấy một số bộ (bộ thủ) của các tự điển Trung-quốc (do sách Thuyết văn bắt đầu) để làm nghĩa phù mà chú nghĩa và lấy chữ Hán (có đôi khi lấy cả chữ Nôm) để làm âm phù và chú âm. Những bộ thủ chú nghĩa là biểu hiện cái khái niệm về nghĩa của từ chứ không phải biểu hiện nghĩa cụ thể của từng từ, còn bộ phận chữ Hán thì âm hán-việt của nó cũng không biểu hiện đúng được âm của từ - nếu là chữ có âm biểu hiện đúng thì người ta đã mượn theo phép giả tá rồi. Do hai điều kiện ấy, phần bộ thủ chỉ nêu khái niệm về nghĩa mà không chỉ nghĩa cụ thể và phần âm mượn ở chữ Hán có khi không ghi được âm chính xác của từ. Lối chữ hình thanh chính thức ấy không biểu hiện được từ một cách chính xác, cho nên để cầu được chính xác hơn, người ta lại dùng một lối chữ hình thanh khác, đặc biệt của ta, lấy một chữ Hán để ghi nghĩa cụ thể và lấy một chữ khác để ghi âm, nhờ cái phần ghi nghĩa cụ thể ấy mà người đọc có hướng để đọc theo âm chính xác.

    1. Trước xin nói về lối hình thanh thứ nhất. Trên 214 bộ thủ của chữ Hán, chữ Nôm chỉ dùng khoảng hơn 60 bộ. Ngoài ra có thêm bộ [–] và bộ [–] đặc biệt của chữ Nôm. Chúng tôi xếp đặt các bộ theo thứ tự số nét và lần lượt ở mỗi bộ dẫn một số thí dụ cần thiết. Những từ thí dụ sắp theo thứ tự tự mẫu của tiếng Việt. Những chữ đặt trong ngoặc đơn là âm chữ Hán dùng làm âm phùVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bộ nhân, nghĩa là người, nêu lên cái khái niệm về người, về hạng người, nhóm người : bạn (bán), đáng (đẳng), lũ (lũ), mụ (mỗ), người (ngại viết tắt), tớ (tứ), thầy (sài).

    Bộ đao, nghĩa là dao, nêu lên cái khái niệm về sự dùng dao (để cắt, đẽo, làm cho đứt) : chẻ (chỉ), chém (chiếm), đẽo (điếu), dứt (tất).

    Bộ lực, nghĩa là sức, nêu lên cái khái niệm về sức, về sức mạnh, về sức khỏe : nhọc (nhục).

    Bộ hán, nêu lên cái khái niệm về mái che : chái (chí), mái (mãi).

    Bộ nghiểm nêu lên cái khái niệm mái nhà, nóc nhà : lều (liêu), nóc (tốc).

    Bộ thủy, nêu lên cái khái niệm về nước : ao (ảo), bể (bỉ), bơi (bi), cạn (kiện), chảy (chỉ) dòng - rụng (dụng), đầy (đài), giếng - rãnh (tỉnh), giọt - lụt (đột), lả - lở - rửa (lữ), lầm (làm), lội (lỗi), lụt (luật), mát (mạt), nước (nhược), ngòi (ngoại), sạch (lịch), sâu (lâu), sóng (lộng), suối (lỗi), tưới (sái), trôi (lôi), trút (tốt), ướt (ất), vơi (vi).

    Bộ tâm, nêu lên cái khái niệm về lòng, về tâm tính : buồn (bồn), ghen (kiên), ghẹo (kiểu), ghét (cát), hèn (hiền), hổ (hổ), lầm (lâm), nể (nễ), nết (niết), nhớ (nữ), sợ sệt (sự liệt), tủi (toái viết tắt), thẹn (thiện), thói (thối), xót (xuất).

    Bộ xước, nêu lên cái khái niệm về đi : chở (giả, trở), đón (đốn viết tắt), đưa (đa), rước (trác).

    Bộ thổ, nghĩa là đất, nêu lên cái khái niệm về đất (chất đất, đất đai, đất nước) : bụi (bội), bực (bức), đất (đát viết tắt), cát (cát), cõi (quí), cồn (quần), chôn (tôn), đắp (đáp), gạch (kịch), hang (hương), lấp (lập), lối (lõi), muối (mỗi), nền (niển viết tắt), nồi (nội), niêu (liêu), quan (quán).

    Bộ thủ nghĩa là tay, nêu lên cái khái niệm về tay, về mọi hàng động bằng tay, hoặc hành động trừu tượng : bắt (bát), bẻ (bỉ), bó (bố), bơi (bi), cắp (cập), cắt - cất (cát), cuốc (cúc), chải (chỉ), chèo (trạo), chia (chi), dan (lan), dơ (da), dũ (dũ), duỗi (tối), duồng (dụng), đắp (lập), gẩy - khẩy - gởi (cải), hái (hải), móc (mộc), ném (niệm), nện (niển viết tắt), nưng niu (năng nao), nương (lương), quét (quyết, quát viết tắt), rũ (lũ), rung (dung), sửa sang (sở lang), tựa (tự), treo - trêu (liêu), vun trồng (bôn long), xách (xích), xen (thiên).

    Bộ thốn, nghĩa là tấc,nêu lên cái khái niệm về gang tấc : gang (cương), tấc (tắc).

    Bộ khẩu, nêu lên cái khái niệm về miệng, tất cả các hành động hay hiện tượng gì có quan hệ với miệng : ăn (an), bảo (bảo), bú (nhũ), cay (cai), cặn kẽ (cận kỹ), cười (kỳ), chối (chuế viết tắt), chiu chít (chiêu viết tắt và chất), dạy dỗ (đại đỗ), dặn dò (dẫn đồ), dắng dõi (dựng và đôi viết tắt), dối (đối), dử (dữ), đồn đại (dồn dại), gắn bó (cấn bố), gióng giả (chúng giả), han (han), hớp (hợp), khắc khoải (quốc khoái), lời (trời), miệng (mãnh), mời (mười), nuốt (nột), ngẫm (cấm), ngáy (ngải), nghiến (ngạn), ngon ngọt (ngôn ngột), nghêu ngao (nghiêu ngao), thèm (thiềm), thổi (thối), uống (uông viết tắt), vâng (bang), viếng (vĩnh).

    Bộ khẩu còn dùng như một cái dấu đặc biệt ví như dấu hay nhấp nháy, đặt ở góc trên phía trái chữ để khiến phải đọc chệch đi, nhất là chỉ phải đọc theo âm r là âm không có chữ Hán : khỏng khảnh (khổng cảnh), le te (li ti), ra (la), rẽ (lễ), trơi (trai).

    Bộ cân, nghĩa là khăn, nêu lên cái khái niệm về tấm, như tấm khăn : màn (man), tranh (trinh).

    Bộ sơn, nghĩa là núi, nêu lên cái khái niệm về núi, về cao, về chập chùng khấp khểnh : chân (chất), ngất (chân khất), gập ghềnh (cặp kinh), non (nộn), núi (nội), vòi vọi (vị).

    Bộ khuyển, nghĩa là chó, nêu lên cái khái niệm về giống muông dữ, nói chung là về loài muông : chó (chủ), chuột (truật), hùm (hàm), lợn (lẫn), muông (muông), nanh vuốt (ninh bút), săn (săn viết tắt), sói (lỗi), voi (vi), vượn (vạn).

    Bộ tử, nghĩa là con, nêu lên cái khái niệm về con cháu : con (côn), cháu (chiếu viết tắt), chắt (chất).

    Bộ nữ, nghĩa là gái, nêu lên cái khái niệm về đàn bà con gái : cái - gái (cái), chị (thị), dâu (do), dì (di), em (yêm), mẹ (mỹ), mềm (mẩm), mợ (mã), mụ (mỗ), vãi (vĩ).

    Bộ tiểu, nghĩa là nhỏ, nêu lên cái khái niệm về nhỏ bé : bé (bế), mảy may (mãi), nhỏ (nhũ).

    Bộ hỏa, nghĩa là lửa, nêu lên cái khái niệm về lửa, về cái gì thuộc về lửa : bếp (phạp), chớp (chấp), chấp chới (chấp giới), đuốc (đốc), hâm (âm), khói (khối viết tắt), nấu (nậu viết tắt), nóng (nòng), sáng (lãng), soi - sôi (lôi), sốt (tốt), tỏ (tố).

    Bộ thị, nghĩa là xem, nêu lên cái khái niệm về sự xem : coi (ngôi), dòm (diêm viết tắt), nghển (ngạn), xem (chiêm).

    Bộ mộc, nghĩa là cây, là gỗ, nêu lên cái khái niệm về cây, về gỗ : cọc (cục), gõ (khổ), cội (cối), chuối (chuế), dậu (dậu), gốc (cốc), lái (lý), mận (mạn), rậm (thậm), roi (lôi), rừng (lăng).

    Bộ thảo, nghĩa là cỏ, nêu lên cái khái niệm về loài cỏ, loài thảo và về cái gì quan hệ đến loài cây cỏ : chòm (trùm), chổi (chuế), lau (lao), lều (liễu), mướp (pháp), nấm (niệm), ngọn (nguyễn), rau - trầu (lâu), tơi (tư), thơm tho (tham thu).

    Bộ nhật, nghĩa là ngày, nêu lên cái khái niệm về ngày giờ : buổi (bối), cữ (cự), dịp (diệp), giờ (dư), hôm (hâm), khuya (khuy), mai (mai), ngày (ngại viết tắt), rày (lệ), sớm (liễm), tối (tối), trưa (trư), xưa (sơ).

    Bộ ngưu, nghĩa là trâu bò, nêu lên cái khái niệm về loài trâu bò : bò (bô), nghé (nghĩa), trâu (lâu).

    Bộ mao, nghĩa là lông thú, nêu lên cái khái niệm thuộc về lông mao : lông (long), vây (vi).

    Bộ phiến, nghĩa là tấm mỏng, nêu lên cái khái niệm thuộc về tấm mỏng : mảnh (mạnh), mỏng (mông), phên (phiên), tấm (tám).

    Bộ nha, nghĩa là răng, nêu lên cái khái niệm về răng : ngà (nga), răng (lăng).

    Bộ nguyệt, nghĩa là mặt trăng và tháng, nêu lên cái khái niệm về mặt trăng và tháng : giêng (chính), bóng (phụng), tháng (thượng), trăng (lăng).

    Bộ nhục, nghĩa là thịt, nêu lên cái khái niệm thuộc về thịt và thân thể : bụng (phụng), da (da), dạ (đả), nhau - dau (do), lưng (lăng), má (mã), mỡ (mã), nghén (ngạn), óc (ốc), ruột (duật), sườn (sơn), vế (bệ).

    Bộ bệnh, nghĩa là bệnh tật, nêu lên cái khái niệm về đau ốm mệt nhọc : chồn (tồn), dại (duệ), đau đớn (đao đán), đòn (dồn), gầy guộc (kỳ cuộc), mòn mỏi (môn mỗi), ngất (ngật), ngữa (ngữ), nhằn (nhàn), vết (viết), võ (vũ).

    Bộ ngõa, nghĩa là đồ đất nung, nêu lên cái khái niệm về đồ đất nung : gạch (tịch), hũ (lũ).

    Bộ thạch, nghĩa là đá, nêu lên cái khái niệm về đá và tính chất của đá : bền (biện), đá (đa), mài (mai), nặng (nãng), sành (sinh), trơ (trư), vôi (khôi), xây (sai).

    Bộ y, nghĩa là áo, nêu lên cái khái niệm về áo quần và về cái gì có quan hệ với áo quần : chăn (chân), dải (đái), rách (lịch), túi (tối).

    Bộ mục, nghĩa là mắt, nêu lên cái khái niệm về cái gì có quan hệ với mắt : coi (ngôi), dòm (diêm viết tắt), gấp ghé (cập ký), khóe (khuê), lét (liệt), mắt (mật), mong (mông), nom (nam), ngảnh (cảnh), nhác (trác), nhắp (nhập), nhìn (nhận), trông (long).

    Bộ bạch, nghĩa là trắng, nêu lên cái khái niệm về sắc trắng : lốp (lạp), trắng (lãng).

    Bộ điền, nghĩa là ruộng, nêu cái khái niệm về ruộng nương : lảnh rảnh (lệnh), nương (lương), ruộng (lũng).

    Bộ bì, nghĩa là da, nêu lên cái khái niệm về da và về cái gì có quan hệ với da : da (đa), trống (lộng).

    Bộ mễ, nghĩa là gạo, nêu lên cái khái niệm về gạo và về cái gì có quan hệ với gạo : cám (cảm), cháo (chiếu viết tắt), giồi (truy), gạo (cáo), nếp (nhiếp), oản (uyển), tấm (tâm), tẻ (tỉ).

    Bộ nhĩ, nghĩa là tai, nêu lên cái khái niệm về tai và về nghe : nghe (nghi), tai (tư), vẳng (vãng).

    Bộ trùng, nêu lên cái khái niệm về loài côn trùng hoặc loài động vật không phải là chim muông : hàu (hào), mọt (miệt), mối (mỗi), nòng nọc (nòng độc), ngài (ngại viết tắt), ong (ông), rùa (lộ), ruồi (lỗi), rươi (lai), sâu (lâu), ve (vi).

    Bộ trúc, nghĩa là tre, nêu lên cái khái niệm về tre và về cái gì có quan hệ với tre : bè (bì), chiếu (chiếu), chòm (chiêm), chụm (trạm), giậu (trạo), gàu (cao), ghi (ký), mui (mai), nơm (nam), thẻ (thể).

    Bộ châu, nghĩa là thuyền, nêu lên cái khái niệm về thuyền : tàu (tào), giả (giả), mảnh (manh).

    Bộ vũ, nghĩa là lông chim, nêu lên cái khái niệm về lông chim : bay (bái), cánh (cánh), liệng (lệnh).

    Bộ sắc, nghĩa là màu sắc, nêu lên cái khái niệm về màu sắc : úa (ố).

    Bộ lỗi, nghĩa là cái cày bằng khúc gỗ cong, nêu lên cái khái niệm về việc cày bừa : bừa (bi), cày (kỳ), cấy (ký).

    Bộ mịch, nghĩa là sợi tơ, nêu lên cái khái niệm về tơ, sợi, và về sự buộc ràng : bận - bịn (biện), bỏ - vỏ (bố), buộc (bốc), cửi (cải), chài (tài), chỉ (chỉ), dệt (dật), leo - lèo (liêu), lưới (lí), mối (mỗi), nối (nổi), rèm (liêm), rối (đối), sợi (sĩ), thắt (thất), vóc (phốc).

    Bộ bối, nghĩa là của báu, nêu lên cái khái niệm về của : của (cổ).

    Bộ xích nghĩa là đỏ, nêu lên cái khái niệm về màu đỏ : đỏ (đổ), thắm (thẩm).

    Bộ tẩu, nghĩa là chạy, nêu lên cái khái niệm về chạy : chạy (trãi), đuổi (đối).

    Bộ túc, nghĩa là chân, nêu lên cái khái niệm vè chân và về sự di : cuối - gối (cối), chậm (thậm), dảy dót, nhảy nhót (dĩ tốt), dấu (dậu), duỗi (lỗi), đuổi (đối), đứng (đẳng), gặp (cặp), gót (cốt), giày (trì), lánh (lánh), lui (lôi), noi (nôi), rảo (đáo), theo (thiêu viết tắt).

    Bộ thân, nghĩa là mình, nêu lên cái khái niệm về mình, về thân thể : lưng (lưng), mình (mệnh).

    Bộ dác, nghĩa là sừng, là góc, nêu lên cái khái niệm về sừng, về góc : gạc (ngạc), góc (cốc), sừng (lăng).

    Bộ dậu, theo Thuyết văn thì tháng dậu (tháng 8) lúa thử chín, có thể ủ rượu, cho nên bộ dậu nêu lên cái khái niệm về cái gì có quan hệ với rượu, với việc gây rượu, hay giống việc gây rượu : gây (gai), mắm (bẩm), muối dưa (mỗi), rượu (lưu), say (sai), sưa (sư).

    Bộ vũ, nghĩa là mưa, nêu lên cái khái niệm về mây mưa : bóng (phụng), che (chi), chớp (chấp), giá (giá), mây (mê), móc (mọc), mưa (mi), ráng (lãng), sấm (lẫm viết tắt).

    Bộ kim, nghĩa là chất kim loại, nêu lên cái khái niệm về kim loại : búa rìu (bố triệu), chì (trì), cuốc (cúc), chiêng (chinh), đẽo (đáo), đúc (đốc), gang (cương), gọt (cốt), kéo (kiểu), kềm (cam), khóa (khóa viết tắt), mác (mạc), mâm (mẫm), thau (thâu), thép (thiếp), trổ (lỗ), xích (xích).

    Bộ phong, nghĩa là gió, là thói, nêu lên cái khái niệm về gió và về thói tục : gió (dụ), giông tố (dung tố), thói (thối).

    Bộ thực, nghĩa là ăn, nêu lên cái khái niệm về ăn : bữa (bĩ), cơm (cam), đói (đối), mồi (môi viết tắt), no (nô), nuôi (nôi viết tắt).

    Bộ bao, nghĩa là tóc, nêu lên cái khái niệm về tóc râu : mối (môi), ria (đề), râu (lâu), tóc (tốc).

    Bộ mã, nêu lên cái khái niệm về ngựa, về sự chạy của ngựa : rong ruổi (dông lỗi).

    Bộ điểu, nghĩa là chim, nêu lên cái khái niệm về loài chim : chim (chiêm), gà (ca), sẻ (sĩ), vạc (vực), vịt (việt).

    Bộ ngư , nghĩa là cá, nêu lên cái khái niệm về loài cá : cá (cá), tôm (tâm), vược (vực viết tắt), vẩy (vĩ).

    Ngoài các bộ kể trên gốc ở sách Thuyết văn, chúng tôi thấy có hai chữ tuồng như làm bộ đặc biệt, tức là :

    Bộ cự, nghĩa là lớn, nêu lên cái ý nghĩa to lớn và nhiều. Có mấy chữ sau : giàu (triều), sang (lang), lớn (lạn viết tắt), to (tô), lắm (lẫm). Do ảnh hưởng của chữ sang [–], sửa sang người ta cũng viết là [–] mặc dầu từ kép này không có quan hệ gì với ý nghĩa to lớn và nhiều. Đến như chữ lặng [–], chữ vâng [–] thì không hiểu tại sao lại có khi dùng bộ [–]. Chúng tôi ngờ rằng nguyên viết [–] và [–] có dấu cá [–] ở bên, rồi sau dấu bị lộn thành bộ [–], rồi từ đó người ta cứ viết bộ [–] quen tay mà chẳng đặt nghi vấn vì sao. (Cũng như ở những chữ gươngvui đã nói ở trên, dấu cá biến thành [–]).

    Bộ xa, nghĩa là xe. Thấy dùng trong năm chữ : [–], [–] là bánh xe, [–] là trước, [–] là sau, [–] là lùi. Vốn xưa nói bánh, trước, sau, lùi, người ta chỉ viết [–] hay [–], [–], [–], [–] là chữ giả tá. Về sau muốn chuyển chữ thành hình thanh để chỉ những từ cụ thể bánh xe, trước xe, sau xe, lùi xe, người ta viết thêm bộ xa. Sau nữa ba chữ sau đã bị thay bằng chữ hình thanh [–], còn chữ [–], [–] ([–] là chữ [–] viết tắt) thì vẫn dùng như cũ.

    Về hai chữ [–] và [–] thì chúng tôi đã nói ở cuối mục Cách giả tá thứ tư trên kia.

    Bảng những chữ Nôm thuộc về các bộ thủ nêu ở trên :[-]

    2. Bây giờ xin nói đến cách hình thanh thứ hai. Những chữ thí dụ sau này xếp theo thứ tự tự mẫu tiếng Việt. Trong dấu ngoặc đơn, trước nêu âm hán-việt của yếu tố nghĩa phù cùng với nghĩa, sau nêu âm hán-việt của yếu tố âm phù Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nối với phần trên bằng dấu + .

    Át (tất là ắt + ất).

    Ba (tam là ba + ba) ; bay (phi là bay + bi) ; bảy (thất là bảy + bãi) ; bắn (xạ là bắn + bán) ; bỏ (khứ là bỏ + bổ) ; bởi (do là bởi + bãi) ; buồng (phòng là buồng + bồng).

    Cỏ (thảo là cỏ + cổ) ; cong (khúc là cong + cung) ; cổi (giải là cổi + cối) ; cũ (cựu là cũ + lũ viết tắt) ; quẻ (quái là quẻ + quỉ) ; cuối (vĩ là đuôi + cối) ; cửa (môn là cửa + cử).

    Cha (phụ là cha + cha) ; chậm (trì là chậm + thậm) ; chết (tử là chết + chiết) ; chia (phân là chia + chi) ; chín (cửu là chín + chỉn) ; chịu (thụ là chịu + triệu) ; chớ (vật là chớ + chử) ; chợ (thị là chợ + trợ) ; chuộng (thượng là chuộng + trọng) ; chút (tiểu là nhỏ + xuất) ; chữ (tự là chữ + trữ) ; chưa (vị là chưa + chử).

    Dài (trường là dài + duệ) ; dái (úy là sợ, dái + duệ) ; dại (quốc là dại + duệ) ; dặm (lý là dặm + đạm) ; dầy (hậu là dầy + đài) ; dậy (khởi là dậy + duệ) ; dâng (thượng là dâng lên + dăng) ; dễ (dị là dễ + li) ; dóc (thúc là bó + dác) ; dối (huyễn là dối + dối) ; dưới (hạ là dưới + dới).

    Đáy (để là đáy + đái) ; đẹp (mĩ là đẹp + điệp) ; đêm (dạ là đêm + điếm) ; đền (diện viết tắt + điền) ; đến (chi là đến + đán) ; đi (khứ là đi + di viết tắt) ; đời (thế là đời + đại) ; đủ (túc là đủ + đổ, đỗ) ; đuôi (vĩ là đuôi + đôi).

    Gãy (chiết là gãy + kĩ) ; gang (thốn là tấc gang + cương) ; ghi (kí là ghi + cơ) ; gồm – gộp (tịnh là đều, gồm, gộp + kiêm).

    Già (lão là già + trà) ; giấy (chỉ là giấy + duệ) ; giấu (ái là yêu giấu + dậu) ; giếng (tỉnh là giếng + chính) ; giữ (thủ là giữ + trữ) ; giữa (trung là giữa + trữ).

    Hang (cốc là hang + hương).

    Ít (tiểu là nhỏ + ất).

    Khó (khổ là khó + khố).

    Lạ (dị là lạ + lữ) ; lạy (bái là lạy + lễ) ; lành (thiện là lành + lệnh) ; lắm (đa là nhiều + lẫm viết tắt) ; lấy (dĩ là lấy + lễ) ; lâu (cửu là lâu + lâu) ; lẻ (chích là lẻ + lễ) ; lẽ (lí là lẽ viết tắt + lễ) ; lên (thăng là lên + liên) ; lui (thoái là lui + lôi) ; lòng (tâm là lòng + lộng) ; lưỡi (thiệt là lưỡi + lễ).

    Mà (nhi là mà + ma) ; mặt (diện là mặt + mạt, một) ; mỏ (thiếu là trẻ + mỗ) ; mở (khai là mở + mĩ, mã) ; mỡ (cao là mỡ + mã), mười (thập là mười + mại).

    Nay (kim là nay + ni) ; năm (ngũ là năm, niên là năm + nam) ; nằm (ngọa là nằm + nam) ; nặng (trọng là nặng + nãng) ; nên (thành là nên, nghi là nên + niên) ; nợ (trái là nợ + nữ) ; nuốt (thôn là nuốt + tốt) ; nửa (bán là nửa + nữ).

    Ngay (chính là ngay + nghi) ; ngắn (đoản là ngắn + bán) ; ngủi (đoản là ngắn + mỗi) ; nghèo (nguy là nghèo, bần là nghèo + nghiêu) ; nghìn (thiên là nghìn + ngạn) ; ngỏ (khai là mở + ngọ) ; ngón (tay) (thủ là tay + chữ nôm ngọn) ; ngọt (cam là ngọt + ngột) ; ngôi (vị là ngôi + ngôi) ; ngồi (tọa là ngồi + ngoại) ; ngửa (ngưỡng là ngửa + ngữ) ; người (nhân là người + ngại viết tắt).

    Nhặt (tiểu là nhỏ + nhật) ; nhẽ (lí là lẽ viết tắt + nhĩ) ; nhiều (đa là nhiều + nhiêu).

    Sánh (tịnh là sánh + sính).

    Ra (xuất là ra + la) ; rằm (ngũ là năm, chính là chính giữa tháng + làm) ; răng (xỉ là răng + lăng) ; rậm (mộc là cây + thậm) ; rệt (trứ là rệt + liệt) ; riêng (tư là riêng + trinh) ; rộng (quảng là rộng + lộng) ; rửa (tẩy là rửa + lữ).

    Sáng (quang là sáng + lãng) ; sao (hà là sao, tinh là sao + lao) ; sau (hậu là sau + lâu) ; sáu (lục là sáu + lão) ; son (chu là son + luân) ; sót (di là sót + tốt) ; suốt (quán là suốt + luật).

    Tay (thủ là tay + tây, tư) ; tám (bát là tám + tham) ; tấc (thốn là tấc + tắc) ; tên (danh là tên, thỉ là tên + tiên) ; tư (tứ là bốn + tư).

    Thay (đại là thay + thai) ; thẳng (chính là ngay thẳng, trực là thẳng + thượng) ; thấp (hạ là dưới + đáp) ; thịt (nhục là thịt + thiệt) ; thiêng (linh là thiêng + thanh) ; thói (tục là thói + thối) ; thờ (sự là thờ + thừ viết tắt) ; thuốc (dược là thuốc + thúc) ; thước (xích là thước + thác).

    Trai (nam là con trai + lai) ; trái (quả là trái + lại) ; trăm (bách là trăm + lâm) ; trẩy (khứ là đi + lễ) ; trẻ (thiếu là trẻ + lễ) ; trễ (đãi là nhác viết tắt + lễ) ; trên (thượng là trên + liên) ; tròn (viên là tròn + luân) ; trọn (toàn là trọn vẹn + luân) ; trong (trung, nội, thanh là trong + long) ; trông (vọng là trông + long) ; trống (nam là trai, trống + lộng) ; trước (tiên, tiền là trước + lược).

    Và (sổ là và + ba) ; vả (thả là vả + vĩ) ; vai (khiên là vai + lai) ; vai (khúc là cong vạy + vĩ) ; vía (phách là vía viết tắt + vĩ) ; viếng (điếu là viếng + vĩnh) ; vỏ (bì là vỏ + bổ) ; vua (vương là vua + bố) ; vui (lạc là vui + bôi) ; vuông (phương là vuông + chữ nôm bông).

    Xanh (thanh là xanh + xanh).

    Xuống (hạ là xuống + lũng) ; xưa (cổ là xưa + sơ).

    Bảng những chữ Nôm nêu lên ở phần hình thanh thứ hai :[-]

    Có những chữ tuy yếu tố nghĩa phù là ở trong số bộ thủ của sách Thuyết văn, nhưng không được dùng làm bộ theo cách hình thanh thứ nhất mà lại được dùng làm nghĩa phù theo cách hình thanh thứ hai. Ví như phương [-] (xem chữ vuông), trường [-] (xem chữ dài), cốc [-] (xem chữ hang), lão [-] (xem chữ già), môn [-] (xem chữ cửa), thanh [-] (xem chữ xanh), phi [-] (xem chữ bay), xỉ [-] (xem chữ răng). Có những chữ khi thì dùng làm nghĩa phù (có khi để biểu hiện cùng một từ), ví dụ từ người, khi thì viết [-] (bộ [-]), khi thì viết [-] (chữ [-]), từ ngày, khi thì viết [-] (bộ [-]), khi thì viết [-] (chữ [-]), chữ buồn viết là [-] (bộ [-]) mà chữ lòng viết là [-] (chữ [-]), chữ rau viết là [-] (bộ [-]) mà chữ cỏ viết là [-], (chữ [-]) chữ cầm viết là [-] (bộ [-]) mà chữ ngón viết là [-] (chữ [-]), chữ da viết là [-] (bộ [-]), chữ thịt viết là [-] (chữ [-]).

    Có một số chữ hình thanh dùng cả chữ Nôm làm phần âm phù, nhưng là điều rất hiếm :

    Buông [-] (bòng)

    Chòm [-] (trùm)

    Gây [-] (gai)

    Lời [-] (trời)

    Ngón [-] (ngọn)

    Vuông [-] (bòng)

    Trong số các chữ hình thanh, có một số không ít phần âm phù vốn là chữ Nôm cũ, viết theo cách giả tá thứ nhất và cách giả tá thứ tư, về sau mới thêm phần hộ thủ và nghĩa phù mà thành chữ hình thanh cho dễ đọc hơn.

    Về loại trên, chúng tôi thấy có bốn chữ như sau :

    Đời [-], sau đổi làm [-].

    Gồm, gộp [-], sau đổi làm [-].

    Mất [-], sau đổi làm [-]

    Tuổi [-], sau đổi làm [-].

    Mới xem người ta có thể tưởng rằng những chữ mới ấy là ghép hai chữ đồng nghĩa hay gần đồng nghĩa với nhau mà làm chữ hội ý (xem mục Phép hội ý), nhưng thực ra trong hai chữ ghép đó thì một chữ là chữ giả tá cũ (cách giả tá thứ nhất), sau được thêm yếu tô nghĩa phù ([-]) là chữ cũng đồng nghĩa hay gần đồng nghĩa vỡi chữ giả tá cũ. Như vậy thì đó đúng là chữ hình thanh.

    Về loại dưới thì rất nhiều chữ, đây chỉ xin dẫn một số thí dụ :

    Chạy [-] sau đổi làm [-]

    Chìn [-] sau đổi làm [-]

    Dậy [-] sau đổi làm [-]

    Đêm [-] sau đổi làm [-]

    Đến [-] sau đổi làm [-]

    Mong [-] sau đổi làm [-]

    Mừng [-] sau đổi làm [-]

    Rằng [-] sau đổi làm [-]

    Thấy [-] sau đổi làm [-].

    Những sách Nôm thời Lê sơ dùng nhiều chữ giả tá cách thứ tư ấy, nhất là sách Ngọc âm chỉ nam giải nghĩa. Nhưng sang thời Lê mạt thì nhiều chữ được đổi viết làm hình thanh.

    Cách viết chữ hình thanh theo phép thường thì phần bộ thủ cũng như phần nghĩa phù viết ở bên tả hay một đôi khi ở trên và phần âm phù viết ở bên hữu hay ở dưới. Nhưng không nhất thiết như thế. Người ta thường tùy tiện thay đổi vị trí của hai phần, miễn sao chữ viết được dễ coi, do đó mà một chữ có thể được viết theo hai cách. Ví như trên đã chỉ chữ người khi viết [-] khi viết [-], chữ ngày khi viết [-], khi viết [-].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPhần này lấy bộ thủ làm nghĩa phù nên chúng tôi xếp theo thứ tự bộ thủ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phần này nghĩa phù là một chữ Hán, nhưng xếp đặt theo chữ Hán hơi phức tạp cho nên chúng tôi xếp theo tự mẫu cho tiện.
     
    memco and deathshine like this.
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    V. NHẬN XÉT CHUNG

    Trên kia chúng tôi đã nêu lên ý kiến rằng chữ Nôm là một thứ chữ ghi âm không được chính xác lắm.

    Một trong những biểu hiện của tính thiếu chính xác là có khi một từ được viết bằng nhiều cách khác nhau như chúng ta đã thấy nhiều lần ở trên. Chỉ trong một phép giả tá, chúng ta thấy có những chữ được dùng để biểu hiện nhiều từ khác nhau. Như chữ trãi [-], khi thì dùng để nói chạy (thông dụng), khi thì dùng để nói trễ (Quốc âm thi tập bài 2 câu 7, bài 188 câu 1), khi thì dùng để nói chải, giải (Quốc âm thi tập bài 14 câu 4, bài 21 câu 3). Một chữ [-] khi thì dùng để nói vững, khi thì dùng để nói bằng, còn từ bằng khi thì viết [-], khi thì viết [-]. Chữ [-] thì ngoài âm hán-việt là bôi còn dùng để nói buivui, mà từ vui thì có khi viết [-] theo phép giả tá, có khi viết [-] theo phép hình thanh cách thứ nhất, có khi viết [-] theo phép hình thanh cách thứ hai. Đến như từ thói thì còn viết đến bốn cách khác nhau : [-] theo phép giả tá, [-] theo phép hình thanh cách thứ nhất và [-], [-] theo phép hình thanh cách thứ hai.

    Có những chữ Nôm trùng với chữ Hán, nhưng cách đọc khác, khi dùng chữ Nôm thì phải đọc theo âm mà tránh không lộn với âm hán-việt. Ví như :

    Cây, chữ Hán là hạch nghĩa là hột.

    Chảy, chữ hán là chỉ nghĩa là vụng nước.

    Đái, chữ Hán là trệ, nghĩa là không thông.

    Đất, chữ Hán là thản, nghĩa là phẳng

    Đớn, chữ Hán là đản, nghĩa là bệnh hoàng đản.

    Giấy, chữ Hán là tiết, nghĩa là trói buộc.

    Ngon, chữ Hán là nghiến, nghĩa là hỏi thăm.

    Ôm, chữ Hán là ấm, nghĩa là ngọng.

    Sạch, chữ Hán là lịch, nghĩa là giọt.

    Vược, chữ Hán là hức, nghĩa là một giống ba ba.

    Bảng những chữ Nôm và chữ Hán trùng nhau ở trên : [-]

    Trong khi đọc chữ Nôm, chúng ta còn nên chú ý mà nhận ra những trường hợp viết tắt thì mới khỏi đọc sai. Theo phép hình thanh, vì có trường hợp chữ Hán dùng làm nghĩa phù hay âm phù đã là những chữ Hán viết kép theo phép hình thanh rồi, cho nên khi ấy thì chữ Nôm gồm đến ba hoặc bốn yếu tố khác nhau, do đó số nét rất rậm. Người ta phải dùng cách viết tắt để cho hình dáng chữ gọn gàng đi. Sau đây xin dẫn một số trường hợp viết tắt :

    Dặm : lý + đạm viết tắt.

    Đi : khứ + đi viết tắt.

    Đất : thổ + đất viết tắt.

    Hai : nhị + hay viết tắt.

    Lắm : đa + lẫm viết tắt.

    Mồi : thực + môi viết tắt.

    Ngôi : vị + ngôi viết tắt.

    Tuổi : niên + toái viết tắt.

    Thờ : sự + thừ viết tắt.

    Có mấy chữ viết tắt xem có vẻ như là chữ Nôm mới đặt :

    Chàng do chữ tràng viết tắt.

    Làm do chữ vi viết tắt.

    Nào, Ô. Vương Lực cho là do chữ náo viết tắt.

    Ngươi có lẽ là do chữ ngai viết tắt.

    Về do chữ vệ viết tắt.

    Bảng những chữ Nôm viết tắt nêu ở trên : [-]

    Lại có điều đáng chú ý nữa là, mặc dầu chữ Nôm nói chung thiếu chính xác, nhưng lại có trường hợp so với chữ quốc ngữ ngày nay cũng là chữ ghi âm thì nó lại có vẻ chính xác hơn về nghĩa. Ví như từ may, có sách viết đơn là [-], nhưng có sách lại phân biệt, nếu là may vá thì viết theo bộ mịch [-] (mịch nghĩa là tơ sợi), nếu là may mắn thì lại lấy chữ hạnh [-] (hạnh nghĩa là may mắn) làm nghĩa phù.

    Xin dẫn thêm một số từ đối chiếu hai cách viết như trên :

    Bảng những từ đối chiếu ở trên : [-]

    Các từ , mờ theo phép viết chữ Nôm thì có thể chỉ dùng một chữ để tùy nghĩa mà đọc khác nhau, nhưng cách viết thực tế lại phân biệt rất rõ : [-], [-], mờ [-], [-].

    *​

    Chúng ta đã biết rằng vì số âm vần của chữ Hán ít hơn số âm vần của tiếng việt, mà một số âm vần hán-việt lại không phù hợp hẳn với âm vần tiếng Việt, cho nên trong khi dùng chữ Hán để biểu hiện từ tiếng Việt không phải là lúc nào cũng tìm được chữ có âm vần phù hợp mà biểu hiện. Trừ trường hợp dùng chữ Hán mà biểu hiện từ mượn ở tiếng Hán-Việt và trường hợp mượn chữ Hán mà biểu hiện từ tiếng Việt đồng âm là những trường hợp cứ đọc thẳng chữ Hán theo âm hán-việt là đúng, còn các trường hợp khác, nhất là chữ theo cách giả tá thứ tư và chữ hình thanh đều phải đọc chệch âm hán-việt đi mới đúng với âm tiếng Việt. Sự chuyển âm như thế có khi chỉ thuộc về âm đầu hay chỉ thuộc về vần, nhưng có khi thuộc cả âm đầu và vần.

    Dưới đây xin bàn trước về âm đầu.

    Sự chuyển âm từ chữ Hán sang tiếng Việt cũng như sự diễn biến của âm tố trong một thứ ngôn ngữ, căn bản là theo quan hệ những âm tương ứng.

    Nhà ngữ âm học có thể giải thích những cách chuyển âm theo âm tương ứng ấy một cách khoa học, bằng vào qui luật diễn biến của âm tố. Ở đây chúng tôi chỉ bằng vào kinh nghiệm mà nêu lên một số quan hệ chúng tôi đã nhận thấy trong quá trình nghiên cứu thôi.

    Theo những chữ Nôm được nêu làm thí dụ ở trên, chúng tôi thấy sự chuyển âm phần lớn là đã diễn ra theo những nhóm âm tương ứng sau này :

    A --> H
    B --> M
    B --> Ph, Ph --> B
    B --> V
    C, K --> G, Gh
    C, K --> Kh, Kh --> C, K
    CK --> Ng, Ng --> C, K
    CH --> Gi, Gi --> Ch
    Ch --> X, X --> Ch
    D --> Gi
    D --> C
    D --> Nh
    D --> R
    D --> S
    D --> Th
    Đ --> Ch
    Đ --> D
    Đ --> Gi
    Đ --> N
    Đ --> R
    Đ --> Th
    G --> Ng, Ng --> G
    Gi --> R
    Gi --> Nh
    H --> V
    H --> Ng
    Kh --> H
    Kh --> Ng
    Kh --> V
    L --> C
    L --> Ch
    L --> D, D --> L
    L --> Đ
    L --> H
    L --> N
    L --> R
    L --> S
    L --> T
    L --> Tr, Tr --> L
    L --> V
    M --> H
    N --> Nh, Nh --> N
    Nh --> B
    Ph --> M
    Ph --> L
    S --> T , T --> S
    S --> X
    T --> Ch
    T --> D
    T --> G, G --> T
    T --> N
    T --> Nh
    T --> R
    T --> S
    T --> Tr
    Th --> Ch
    Th --> Gi
    Th -->M
    Th --> R
    Th --> X
    Th --> Tr
    Tr --> Ch
    Tr --> D
    Tr --> Gi
    Tr --> Nh
    Tr --> S
    Tr --> R
    Tr --> X, X --> Tr
    V --> Qu

    Ngoài những quan hệ chuyển âm thường thấy và dễ hiểu, xin nêu một số trường hợp có tính chất đặc biệt như sau.

    Trường hợp B do Nh chuyển thành : viết là [-], bộ khẩu và chữ nhũ. Âm xưa của chữ nhũ, từ chuyển sang là tự nhiên.

    Trường hợp Ch do T chuyển thành : Chỗ [-], vốn âm chữ Hán là tổ ; chó [-] do [-] tố, chồn [-] do [-] tồn. Âm T có lẽ phải trải qua Th mà đến Ch (T – Th – Ch).

    Trường hợp N do T chuyển thành : Nóc [-] do [-] tốc. Âm T là hình thức xưa của TrTr là hình thức xưa của L, cho nên âm T có lẽ phải trải qua Tr – L mới đến N (T – Tr – L – N).

    Trường hợp R do Đ chuyển thành : Rối [-] do đối [-]. Âm Đ phải trải qua D mới đến R (Đ – D – R).

    Trường hợp R do TrTh chuyển thành : Riêng [-] do trinh [-], rậm [-] do thậm [-]. Có lẽ âm Th phải trải qua các âm Tr – L rồi mới đến R (Th – Tr – L – R).

    Trường hợp S do L chuyển thành : trường hợp này rất phổ biến, ví như sạch là do lich, sau là do lão, sao là do lao, sang là do lang, sáng là do lãng, sau là do lâu, sân là do lân, sen là do liên, soi, sôi là do lôi, sôi là do lỗi, son là do luân, sóng, sống là do lộng, sóng là do long v.v… Theo sự nghiên cứu của H. Maspéro thì âm S xưa là R, nhưng chữ Hán không có âm R cho nên khi đặt chữ Nôm phải lấy âm L là âm gần mà biểu hiện.

    Trường hợp Tr do L chuyển thành : trường hợp này cũng phổ biến. Âm Tr xưa chính là L, điều ấy tiếng nói một số địa phương cũng như tự điển của giáo sĩ A. de Rhodes còn ghi dấu vết (Tl, bl, kl) cho nên khi đặt chữ Nôm lấy L mà biểu hiện Tr ngày nay, ví như lại dùng để biểu hiện trái, làm dùng để tràm, lâu dùng để biểu hiện trâu, liêu dùng để biểu hiện treo, liên dùng để biểu hiện trên, luân dùng để biểu hiện tròn trọn, lôi dùng để biểu hiện trôi, long dùng để biểu hiện trongtrông, lược dùng để biểu hiện trước.

    Trường hợp Th do Kh chuyển thành : Thủa [-] là do khóa. Âm S và âm Kh có thể là âm tương ứng, vì thấy có chữ [-], ta đọc âm hán-việt là san mà sách Đường vận chua là khổ - hàn = khan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. STh lại là âm tương ứng. Do đó có thể nói rằng Kh trải qua S để đến Th (K – S – Th).

    Trường hợp V do H hay Kh chuyển thành : Ví như vôi [-] do khôi (hôi) [-]. Theo Ô. Vương Lực nghiên cứu thì VH có quan hệ mật thiết. H khi đầu phải đọc là Hw về sau H rớt đi còn lại w (tiếng Nam-bộ rõ lắm), rồi w dần dần biến thành v. HKh thì vốn là hai âm gần gũi (cũng xem tiếng Nam-bộ).

    Trường hợp X do Ch chuyển thành : Xem [-] do chiêm [-]. Âm Ch có lẽ phải trải qua Th – S mới đến X. (Ch – Th – S – X).

    Còn có trường hợp chữ gạch [-]. Vì sao chữ Hán [-] lại chuyển thành gạch ? Là bởi chữ ấy âm hán-việt vốn là tịch mà T với G là âm tương ứng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    *​

    Về vần thì không có vấn đề gì đặc biệt. Ô. Vương Lực nói rằng chữ Hán vận mẫu (vần) đại khái tương đương thì dùng làm âm phù của chữ Nôm. Ở đây chúng tôi cũng chỉ bằng vào kinh nghiệm mà nêu lên một số nhận xét, chứ không xử lý vấn đề theo yêu cầu của ngữ âm học lịch sử là một chuyên môn không phải là giản đơn.

    Xem bảng vần chúng tôi xắp đặt ở chương trên mà đối chiếu thì thấy giữa chữ Hán và chữ Nôm, đại khái các vần thuộc một nhóm là chuyển lẫn với nhau. Ngoài ra những vần thuộc các nhóm gần nhau cũng chuyển lẫn với nhau, ví như nhóm a với nhóm e, nhóm ai với nhóm oi, nhóm am với nhóm om, nhóm an với nhóm on, các nhóm áp, ép, óp, các nhóm át, ét, ót, các nhóm ác, ách, éc.

    Chữ bi [-] làm âm phù cho các chữ bay, bơi, chữ mi [-] làm âm phù cho chữ mưa. Theo bảng vần trên kia thì i hơi xa với ay, ơi, ưa. Nhưng nếu thấy trong tiếng Việt những âm ay, i (mày, mi, này, ni), ai, i (ái ! ý !) ưa, ơ, i (mỹ dùng làm âm phù cho chữ mở) là tương ứng thì thấy những hiện tượng trên là bình thường.

    Bài giới thiệu của Sơn-bản Đạt-lang đã dẫn trên kia nói rằng trong sự dùng chữ Hán để tạo chữ Nôm đã thấy có những chuyển biến âm đuôi như sau : M – P ; P – M ; N – M ; T – C ; Nh – N ; Nh – Ng ; Ng – N ; Ng – Nh ; C – T ; C – Ng.

    Về thanh điệu thì trong sự chuyển âm từ chữ Hán sang chữ Nôm người ta cố gắng chuyển giọng bình sang giọng bình (ngang và huyền), giọng thượng sang giọng thượng (hỏi và ngã), giọng khứ sang giọng khứ (sắc, nặng, ngã), giọng nhập sang giọng nhập (sắc, nặng), nhưng khi cần thiết thì cũng có thể biến thông : Ví dụ : dụng [-], nội [-], mạnh [-] mà thành dòng, nồi, mình là chuyển thanh khứ thành thanh bình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi từng nhận thấy rằng trong tiếng Mường Ngọc-lặc (Thanh-hóa) người ta gọi cái sừng (trâu bò) là cái khưng, đó lại là bằng chứng tỏ rằng SKh là âm tương ứng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bài giới thiệu của Sơn-bản Đạt-lang đăng trong Đông dương học báo dẫn ở trên đã nêu lên bảng biến chuyển phụ âm đầu từ chữ Hán sang chữ Nôm như sau :
    B – V ; B – Ph ; B – M ; Ph – B ; Ph – V ; Ph – M ; V – Q ; M – H ; Đ – D ; Đ – Th ; Đ – Gi ; D – R ; Đ – Ch ; Đ – X ; Đ – N ; Đ – Nh ; T – D ; T – R ; T – Ch ; T – Tr ; Th – D ; Th – Gi ; Th – H ; Th – Tr ; Th – Ch ; Th – R ; Th – N ; Đ – R ; D – L ; D – S ; D – S ; D – Th ; D – Q ; D – G ; D – Ch ; S – R ; S – X ; S – Ch ; L – S ; L – Gi ; L – R ; L – Tr ; L – Ch ; Tr – R ; Tr – S ; Tr – X ; Tr – Gi ; Tr – Ch ; Gi – Nh ; Nh – N ; X – Ch ; Ch – X ; Ch – G ; Ch – Nh ; C – G ; C – Kh ; C – V ; G – Ng ; K – G ; K – R ; Kh – G ; Kh – H ; Kh – Ng ; H – V ; H – Ng.
    Ô. Văn-hựu thì đã căn cứ vào những chữ Nôm ghi trong bảng sách dẫn của Tự điển Việt – Pháp Bouet.
     
    memco and deathshine like this.
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHƯƠNG BỐN: SỰ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM

    Những chữ khối vuông như chữ Trung-quốc và chữ Nôm của ta có cái đặc điểm khác với những thứ chữ ghi âm là, những thứ chữ ghi âm nói chung sau khi đã có tự mẫu với một số âm vận cơ bản thì hầu như toàn bộ tiếng nói đều có thể viết ra thành chữ được, mà các thứ chữ khối vuông thì cần dùng đến đâu người ta đặt chữ đến đấy, phải trải qua một thời gian lâu dài chữ viết mới có được hệ thống tương đối đầy đủ. Do điều kiện ấy chúng ta có thể đoán rằng khi mới xuất hiện số chữ Nôm còn rất ít. Lấy lý mà suy – vì chúng ta không có tài liệu chữ Nôm ở buổi đầu – thì buổi đầu có lẽ người ta chủ yếu là mượn thẳng chữ Hán để viết chữ Nôm theo phép giả tá, mà từ cách giả tá thứ nhất đến cách giả tá thứ năm đại khái đều có dùng cả. Tựu trung cách giả tá thứ nhất, tức mượn chữ Hán mà đọc theo âm xưa còn chiếm tỷ số lớn hơn ngày nay, vì bấy giờ số chữ mà âm xưa tồn tại song song với âm hán-việt hãy còn tương đối nhiều do nguyên nhân chúng tôi đã trình bày ở trên. Đồng thời số chữ viết theo phép hình thanh có lẽ còn ít. Ở chuông chùa Vân-bản có ít chữ Nôm quá, chúng ta không thể do đó mà biết tình hình chữ Nôm ở thế kỷ thứ 11. Song ở bia chùa Báo-ân thì số chữ hình thanh đã thấy chiếm tỷ số tương đối cao – 6 chữ trên 24 chữ. Xét đại thể thì thấy từ tấm bia chùa Báo-ân đấy đến các bản Nôm cuối thời Nguyễn mà tác phẩm tiêu biểu là các sách tự điển của Huỳnh Tịnh P. Của và của Génibrel, qui cách chữ Nôm không có thay đổi gì. Vì như những chữ thằng, chạy, đường, chài, oản đều thấy viết là [-] [-] [-] [-]. Nhưng nếu so sánh cách viết của các tác phẩm trải qua các thời thì thấy có những khuynh hướng khác nhau. Chúng tôi thử tìm những khuynh hướng ấy.

    Đại biểu cho giai đoạn đầu của chữ Nôm là cái bia chùa Báo-ân thời Lý và bốn bài phú Nôm thời Trần đã nghiên cứu ở trên. Sách giải nghĩa Khóa hư lục của Tuệ-tĩnh là sách đời sau in lại mà lại bị chép lại nên chúng tôi không dùng làm bằng cứ.

    Đại biểu cho giai đoạn thứ hai là sách Quốc-âm thi tập thời Lê sơ. Sách Hồng-đức quốc âm thi tập đời Lê Thánh-tôn cũng là thuộc giai đoạn này. Chúng tôi kể luôn sách Chỉ âm ngọc nam giải nghĩa của Hương-chân Pháp-tính. Bản in sách này của Thư viện Khoa học xã hội không có niên hiệu, cũng không cho biết tác giả tên là gì và ở thời nào, chỉ do bài tựa mà biết pháp hiệu của tác giả là Hương-chân Pháp-tính thôi. Song thấy cách viết chữ Nôm của sách ấy (phù hợp với cách viết nói trong bài tựa) rất gần với cách viết của Quốc âm thi tập tức dùng nhiều chữ đơn, chúng tôi đoán rằng nó cũng là tác phẩm thuộc thời Lê sơ, nên cũng xem nó là thuộc giai đoạn thứ hai.

    Sách Truyền kỳ mạn lục giải âm thuộc thời Mạc có thể là đại biểu cho bước quá độ từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba.

    Sách Hoa tiên ký (bản của Nguyễn Huy Tự và là bản chép tay được giữ ở gia đình) thuộc thời Lê mạt và sách Đại nam quốc sử diễn ca ở thời Tự-đức nhà Nguyễn là đại biểu cho giai đoạn thứ ba.
     
    memco and deathshine like this.
  17. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. NHÌN QUA MỖI GIAI ĐOẠN

    Về tấm bia thời Lý, chúng tôi đã nói kỹ ở chương một. Phần lớn những chữ Nôm ở đấy là theo phép giả tá. Theo cách giả tá thứ nhất thì chỉ có chữ phướn [-]. Theo cách giả tá thứ hai thì có các chữ hội [-], thiển [-]. Theo cách giả tá thứ ba thì có các chữ đồng [-], đường [-] và các chữ Hán mượn để chỉ tên cánh đồng, tên con đường, tên bãi cát và tên người. Theo cách giả tá thứ tư thì có các chữ thằng [-], chạy [-]. Theo phép hình thanh (cách thứ nhất) thì có các chữ là dậu [-], bơi [-], chài [-], nhe [-], oản [-], đái [-].

    Số chữ Nôm trong tấm bia ít quá, không thể phản ánh đầy đủ tình hình chữ Nôm thời bấy giờ. Nhưng cũng đã có thể do đó mà thấy rằng hai phép giả tá và hình thanh đều đã có, tức đại khái phương pháp viết chữ Nôm ở thời bấy giờ là thời không xa nguồn gốc của nó bao nhiêu cũng đã là hoàn chỉnh ; xem các bài phú Nôm thời Trần lại càng thấy rõ điều ấy.

    Xin xét mấy bài phú « Cư trần lạc đạo », « Đắc thú lâm truyền thành đạo » và « Vịnh chùa Hoa-yên » là ba bài quan trọng nhất trong bốn bài phú thời Trần. Bốn bài ấy mới được in lại lần thứ ba năm 1932. Có lẽ toàn bộ không phải còn giữ nguyên hình của bản chép hay bản in xưa, mà có một số chữ đã bị người sao chép, người viết lại hay người khắc in sửa chữa một cách vô ý thức theo quy cách chữ Nôm hiện thời. Nhưng thấy trong các bài ấy còn dùng nhiều chữ như lặng [-], nguồn [-], dừng [-], mềm [-] vẫn viết theo quy cách xưa mà đời sau ít dùng, chúng tôi tưởng rằng số chữ bị sửa chữa lại theo quy cách đời sau cũng không nhiều lắm.

    Xin nói về bài thứ nhất. Điểm nên chú ý đầu tiên là bài này dùng nhiều chữ Hán mượn thẳng theo cả âm và nghĩa, tức là hai loại giả tá 1, 2. Cả bài có 1482 chữ thì có 112 chữ theo cách giả tá thứ nhất (mượn chữ Hán đọc theo âm xưa) và 807 chữ theo cách giả tá thứ hai (mượn chữ Hán đọc theo âm hán-việt). Như thế là mượn đến 62 phần trăm chữ Hán dùng nguyên. Chữ Hán mượn theo âm hán-việt mà không theo nghĩa chỉ có 128 chữ, tức chỉ hơn 8 phần trăm. Số chữ này ít cũng dễ hiểu, vì rất ít âm của tiếng Việt thuần túy trùng với âm hán-việt của chữ Hán. Trong phần tiếng Việt thuần túy (tương đối) thì muốn biểu hiện từ Việt cần phải dùng chữ Hán mà đọc chệch đi, tức cách giả tá thứ tư và dùng phép hình thanh. Trong bài này thấy có 316 chữ Hán đọc chệch đi, tức gần 21 phần trăm và 357 chữ hình thanh, tức gần 25 phần trăm. Chữ hội ý thì ít lắm.

    Bài « Đắc thú lâm tuyền » thì dùng gần 50 phần trăm chữ Hán đọc theo âm xưa và âm hán-việt, hơn 18 phần trăm chữ Hán đọc chệch đi và hơn 20 phần trăm chữ hình thanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bài « Vịnh Hoa-yên tự » thì dùng gần 45 phần trăm chữ Hán đọc theo âm xưa và âm hán-việt, hơn 17 phần trăm chữ Hán đọc chệch đi, hơn 27 phần trăm chữ hình thanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cứ xem ba bài ấy thì có thể thấy rằng cả ba bài đều dùng rất nhiều (từ 45 đến 62 phần trăm) chữ Hán cả âm lẫn nghĩa. Mượn chữ Hán mà đọc chệch đi chỉ là từ hơn 17 đến 22 phần trăm, và chữ hình thanh chỉ là từ hơn 20 phần trăm đến 27 phần trăm. Sở dĩ có những tỷ lệ như trên là do trong văn Nôm xưa còn dùng ít chữ Hán đọc chệch đi và chữ hình thanh, hai loại ấy xấp xỉ ngang nhau, tuy loại sau có nhiều hơn một chút.

    *​

    Về giai đoạn thứ hai thì chúng tôi lấy sách Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi làm tài liệu chính. Bản này do Dương Bá Cung sưu tập và cho in vào năm 1868. Những bài thơ này được sưu tầm ở đời Lê Thánh-tôn. Thấy bản in của Dương Bá Cung có nhiều chữ viết một cách đơn giản, khác với hình thức hiện đại, chúng tôi đoán rằng có lẽ bản in giữ được khá đúng cách viết của bản chép xưa.

    Chúng ta hãy lấy mười bài đầu của sách Quốc âm thi tập mà xét. Trong tổng số 538 chữ các cách viết được phản ánh như sau :

    Giả tá cách thứ nhất : 32 chữ
    Giả tá cách thứ hai : 144 chữ
    Giả tá cách thứ ba : 54 chữ
    Giả tá cách thứ tư : 151 chữ
    Hình thanh : 121 chữ
    Hội ý : 5 chữ.

    So với giai đoạn trước thì thấy tỷ lệ chữ giả tá cách thứ hai (mượn chữ Hán cả âm lẫn nghĩa) ít đi, mà tỷ lệ chữ giả tá cách thứ tư tăng lên gần ngang với tỷ lệ cách trên. Sự tình ấy có hai nguyên nhân : một là văn Nôm càng ngày càng dùng ít chữ Hán – khuynh hướng này vẫn tiếp diễn qua các giai đoạn sau – , hai là ở thời kỳ này người ta có khuynh hướng viết chữ Nôm đơn giản hơn thời trước như tác giả sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa đã nói trong bài tựa quốc âm rằng : « Vốn xưa làm Nôm xa chữ kép, người thiếu học khôn biết khôn xem ; bây giờ Nôm dạy chữ đơn, cho người mới học nghỉ xem nghỉ nhuần ». Những từ con, đêm, nhọc, vui, trong ở bài phú thời Trần viết là [-] theo phép hình thanh mà Quốc âm thi tập thì viết là [-], theo phép giả tá. So với tổng số chữ thì trong bài « Vịnh Hoa-yên tự » số chữ giả tá cách thứ tư chỉ chiếm tỷ lệ hơn 17 phần trăm mà trong Quốc âm thi tập thi số chữ ấy chiếm tỷ lệ 28 phần trăm.

    Tác giả sách Chỉ nam ngọc âm lại đi xa hơn nhiều trong cái khuynh hướng dùng chữ đơn, tức dùng chữ giả tá cách thứ tư. Ví như những từ chữ, dài, già, người, tròn, vắn, Quốc âm viết [-], theo phép hình thanh thì Chỉ nam viết theo phép giả tá cách thứ tư là [-]. Những chữ Chỉ nam viết gọn như thế rất nhiều. Có lẽ thời bấy giờ âm hán-việt của số nhiều chữ ấy còn gần với tiếng nói, viết gọn như thế cũng còn dễ đọc, cho nên tác giả mới nói « cho người ít học nghỉ xem nghỉ nhuần ». Nhưng trải qua mấy trăm năm nay, một phần âm hán-việt cũng có thay đổi chút ít, một phần âm tiếng Việt lại có thay đổi nhiều hơn, chúng ta xem những chữ Nôm ấy mới thấy là đọc chệch đi cho đúng với tiếng nói không phải là dễ.

    Khuynh hướng đơn giản hóa chữ Nôm ở giai đoạn này còn thể hiện ở sự thay một số chữ hình thanh cách thứ hai ở giai đoạn trước bằng chữ hình thanh cách thứ nhất, ví như từ trước kia viết [-] (sách Giải nghĩa Khóa hư lục của Tuệ-tĩnh), nay viết [-] gọn hơn (thay nghĩa phù diệp bằng bộ thảo).

    Sách Hồng đức quốc âm thi tập cũng thuộc thời kỳ này, nhưng vì nay chỉ có bản viết tay sao đi chép lại nhiều lần, chúng tôi thấy không thể dùng làm căn cứ chắc chắn được.

    *​

    Tác phẩm đại biểu cho bước quá độ là sách Truyền kỳ mạn lục giải âm. (Sách Bạch-vân quốc âm thi tập cũng thuộc thời Mạc mà có trước sách trên thì bị sao đi chép lại nhiều lần, chúng tôi sợ cách viết đã sai với nguyên bản nhiều). Theo sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề thì tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Dữ, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sách ấy sau được Nguyễn Thế Nghi cũng thời nhà Mạc giải âm thành sách Truyền kỳ mạn lục giải âm. Sách giải âm ngày có lẽ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVI. Trong Thư mục Việt-nam (Bibliographie annamite, BEFEO, XXXIV), số 130, nhà hán ngữ học người Pháp E. Gaspardonne nhắc đến một bản in năm 1763. Chúng tôi chỉ có bản in năm 1774. Đây là sách giải nghĩa cũng như sách Chỉ nam cho nên có nhiều chữ dùng lặp đi lặp lại, không thể bằng cứ vào tỷ lệ những chữ dùng mà so sánh các cách viết. Chúng tôi xem một cách tổng quát thì thấy sách này cũng dùng nhiều chữ giả tá cách thứ tư thay cho chữ hình thanh tương đương, ví như dấu, riêng, đêm, gặp, mến, bùn, thấy, chờ, mừng, bỏ, búi, đón, ném, lọt, buồn, (xem bảng chữ Nôm) tức vẫn còn cái khuynh hướng viết chữ đơn, song so với Quốc âmChỉ nam thì lại thấy cái khuynh hướng chuyển sang dùng phép hình thanh nhiều hơn, ví như dẹp, đẹp, buồng, nuôi, buông, ngõ, ngủ, dải, chạy, trễ, giận, nghèo, v.v… (xem bảng chữ Nôm)

    Bảng những chữ Nôm dẫn ở trên : [-]

    So với hai tác phẩm trên thì sách này đã viết nhiều chữ kép rồi. Đó là do sự cách biệt càng ngày càng xa giữa âm hán-việt và âm tiếng Việt của những chữ mà chúng ta vốn mượn thẳng ở chữ Hán. Cách giả tá thứ tư thấy có chỗ không phù hợp cho nên người ta mới chuyển viết một số chữ theo phép hình thanh.

    Trong sách này lại thấy có một xu hướng mới là chữ Hán theo âm xưa – cách giả tá thứ nhất – được dùng ít đi mà thay bằng chữ giả tá cách thứ tư và chữ hình thanh, ví dụ mùa không viết [-] nữa mà viết [-] (mô), múa không viết [-] nữa mà viết [-] (mụ), xưa không viết [-] nữa mà viết [-]. Đó là do lâu ngày người ta quên ảnh hưởng của âm xưa của chữ Hán trong thời Bắc thuộc, cho nên người ta thấy viết như trước không hợp lý.

    Trong các tác phẩm thuộc hai thời kỳ trên, thấy có mấy chữ đến giai đoạn sau không hề thấy dùng nữa, tức là mấy nghĩa là với, [-] trong nghĩa là ở giữa. Chữ [-] từ Truyền kỳ mạn lục giải âm đã thấy được thay bằng chữ [-] (âm hán-việt là bối). Chữ [-] thì sau đã được thay bằng chữ [-].

    *​

    Tác phẩm chúng tôi chọn làm đại biểu cho giai đoạn Lê mạt Nguyễn sơ là Hoa tiên kýĐại-nam quốc sử diễn ca. Bản Hoa tiên ký chúng tôi dùng là bản nguyên tác của Nguyễn Huy Tự (cuối thế kỷ XVIII), chưa bị Nguyễn Thiện sửa lại, chúng tôi tìm được ở nhà họ Nguyễn làng Trường-lưu, huyện Can-lộc, tỉnh Hà-tĩnh. Tuy là bản chép tay, nhưng do gia đình chép lại từ lâu để giữ làm gia tàng nên có thể mong rằng so với nguyên bản nó không sai nhiều lắm.

    Tác phẩm về thời Lê mạt còn có nhiều nữa, nhưng chúng tôi đều không tìm được bản nào xưa, mà chỉ thấy những sách do phường bản ở Hà-nội in đi in lại nhiều lần, và đã bị sửa chữa thành sai đi nhiều lắm, đều là những sách không dùng làm căn cứ được. Đặc biệt có sách Tam thiên tự tức Tự học toản yếu của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm quan trọng về chữ Nôm ở thời Lê mạt thì ngoài các bản do phường bản in ở Hà-nội vào cuối thời Nguyễn là những bản sai sót nhiều còn có một bản in ở sau sách Đạo giáo nguyên lưu của Phúc-điền hòa thượng thuộc đời Thiệu-trị, bản này in đẹp và cẩn thận, nhưng chúng tôi sợ rằng chữ Nôm của nó có khả năng là đã bị vị hòa thượng ấy sửa đi ít nhiều trong khi chép tay, cho nên chúng tôi cũng không dùng.

    Chúng tôi lấy hai chương đầu của Hoa-tiên ký mà phân tích, chương « Hoa tiên đại ý » và chương « Bái mẫu đăng trình ». Tất cả có 308 chữ, bản chép rách mất 5 chữ, còn 303 chữ :

    Giả tá cách thứ nhất : 23 chữ,
    Giả tá cách thứ hai : 96 chữ,
    Giả tá cách thứ ba : 28 chữ,
    Giả tá cách thứ tư : 54 chữ,
    Giả tá cách thứ năm : không chữ nào,
    Hình thanh : 100 chữ,
    Hội ý : 2 chữ.

    Tỷ lệ số chữ hình thanh là 1/3, so với các thời kỳ trước thì tỷ lệ ấy là cao hơn cả. Sở dĩ như thế là vì nhiều chữ trước kia viết đơn theo cách giả tá thứ nhất và thứ tư thì bây giờ người ta thêm phần bộ thủ hay thêm phần nghĩa phù mà viết theo phép hình thanh cho được chính xác hơn và dễ đọc. Ví dụ các từ : Gác, Đêm, Rằng, Dải, Đứng-đấng, Vàng, Tót, Đua, Sánh, Bỗng, Mừng, Dấu.

    Những từ này trước viết là : [-]

    Những từ ấy ngày nay viết là : [-]

    Sang đầu thời Nguyễn thì có sách Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm tiêu biểu. Nhưng hiện nay chúng tôi không tìm được bản xưa nào tốt. Những bản chúng tôi dùng trước kia để nghiên cứu đã bị mất cả trong thời kháng chiến chống pháp, còn những bản xưa và tốt của Thư viện khoa học xã hội thì đã thất lạc đâu cả rồi, hiện trong tay chúng tôi có mấy bản in về đời Thành Thái, thấy nội dung đã bị sửa lại nhiều, không thể dùng làm căn cứ mà nghiên cứu được, chúng tôi đành lấy sách Đại Nam quốc sử diễn ca mà so sánh. Sách này là tác phẩm thời Tự Đức, bản hiện có được in năm Tự Đức thứ 23 (1870), tức còn là sinh thời của tác giả, so với các cách Nôm khác thì chữ Nôm sách này viết rất mực thước, rất đáng xem làm tiêu chuẩn.

    Chúng tôi lấy 100 câu đầu mà phân tích. Tổng số chữ là 700 chữ :

    Giả tá cách thứ nhất : 33 chữ,
    Giả tá cách thứ 2 : 372 chữ,
    Giả tá cách thứ 3 : 37 chữ,
    Giả tá cách thứ 4 : 90 chữ,
    Hình thanh cách thứ nhất: 90 chữ,
    Hình thanh cách thứ 2 : 71 chữ,
    Hội ý : 7 chữ.

    Có 122 chữ viết theo cách giả tá thứ nhất và thứ tư, như thế là số chữ theo hai cách ấy ít hơn so với Hoa tiên ký. Số chữ theo cách hình thanh là 161, tức chiếm tỷ lệ cũng ít hơn so với Hoa tiên ký. Sở dĩ như thế là bởi sách này số chữ mượn nguyên ở chữ hán theo cả âm lẫn nghĩa có tới 372, tức cách giả tá thứ hai chiếm tỷ lệ hơn ½. Do tính chất đặc biệt của sách này là bài ca về lịch sử, tác giả dùng rất nhiều chữ Hán mượn ở sách sử, nên tỷ lệ của các chữ viết theo cách khác phải ít đi. Nhưng lấy tỷ lệ số chữ hình thanh so với số chữ giả tá theo hai cách thứ nhất và thứ tư của sách này mà so sánh với tỷ lệ số chữ hình thanh so với số chữ giả tá theo hai cách thứ nhất và thứ tư của sách Hoa tiên ký thì thấy tỷ lệ sách trên lớn hơn tỷ lệ sách dưới, do đó vẫn thấy được cái khuynh hướng dùng chữ hình thanh nhiều lên và dùng chữ giả tá hai cách kia ít đi.

    Sau đây chúng tôi chỉ đối chiếu cách viết một số chữ của sách chỉ-nam với cách viết của những chữ tương đương của các sách thời Nguyễn để thấy rõ ở thời Nguyễn nhiều chữ giả tá theo cách thứ tư của thời trước đã được đổi viết theo phép hình thanh cho chính xác hơn. Những chữ đối chiếu :

    Bún, Buồn, Buồng, Chải, Chân, Chín,Cchồng, Chợ, Chua, Chữ, Dài, Dạy, Dậy, Đũa, Gãi, Già, Giấy, Giữ, Giữa, Hái, Kén, Kéo, Khua, Lọt, Lụt, Mai, Miệng, Môi, Mở, Múa, Mai, Mùi, Mưa, Mừng, Mướp, Năm, Nghén, Ngón, Ngủ, Ngửa, Sân, Sau, Tuổi, Tư, Tháng, Trái, Trắng, Tròn, Trong, Trước, Út, Vại, Vàng, Vào, Vắn, Xanh, Xưa.

    Cách viết của sách Chỉ nam : [-]

    Cách viết ở thời Nguyễn : [-]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả bài có 736 chữ :
    Giả tá cách thứ nhất : 13 chữ,
    Giả tá cách thứ hai : 156 chữ,
    Giả tá cách thứ ba : 34 chữ,
    Giả tá cách thứ tư : 93 chữ,
    Hình thanh : 70 chữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả bài có 642 chữ :
    Giả tá cách thứ nhất : 60 chữ,
    Giả tá cách thứ hai : 225 chữ,
    Giả tá cách thứ ba : 63 chữ,
    Giả tá cách thứ tư : 113 chữ,
    Hình thanh : 176 chữ,
    Hội ý : 5 chữ.
     
    memco and deathshine like this.
  18. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    II. NHẬN XÉT CHUNG
    Chúng ta thấy rằng ngay ở giai đoạn đầu tiên, khi chữ Nôm mới được tạo thành, phương pháp viết chữ Nôm đã có đủ quy cách chủ yếu là phép giả tá và phép hình thanh. Trong chữ Nôm thời Trần, chúng ta đã thấy cả phép hội ý.

    Trong giai đoạn thứ nhất, cả ba phép đều được dùng như ở các giai đoạn sau, nhưng cái đặc điểm của giai đoạn thứ nhất là cách giả tá thứ nhất được dùng nhiều hơn so với các đời sau, do bấy giờ cách phát âm một số chữ hán theo âm các thời trước nhà Đường hãy còn có nhiều ảnh hưởng. Trong giai đoạn thứ hai, cách giả tá thứ nhất được dùng ít đi mà tỷ lệ dùng cách giả tá thứ tư, tức dùng chữ Hán mà đọc chệch đi, tăng lên, đồng thời tỷ lệ dùng phép hình thanh cũng bớt đi, hiện tượng này là do cái khuynh hướng muốn viết chữ Nôm đơn giản. Sang giai đoạn thứ ba thì tỷ lệ dùng cách giả tá thứ nhất lại càng ít, vì lâu ngày người ta quên ảnh hưởng của cách phát âm chữ Hán ở các thời xưa mà phần nhiều chỉ biết âm hán-việt thôi. Đồng thời tỷ lệ chữ theo hai cách giả tá thứ nhất và thứ tư được xem là không chính xác giảm đi mà tỷ lệ chữ theo phép hình thanh được xem là chính xác hơn lại tăng lên. Giai đoạn thứ ba có thể nói là giai đoạn phát triển cao nhất của chữ Nôm, cái khuynh hướng yêu cầu chính xác rất là rõ rệt. Thử xem một số chữ hình thanh của sách Đại Nam quốc sử diễn ca :

    Lời [-] thay cho [-] trước kia
    Đến [-] thay cho [-] trước kia
    Cháu [-] thay cho [-] trước kia
    Ngờ [-] thay cho [-] trước kia
    Thưa [-] thay cho [-] trước kia
    Thoát [-] thay cho [-] trước kia
    Cũ [-] thay cho [-] trước kia
    Kịp [-] thay cho [-] trước kia
    Xưa [-] thay cho [-] trước kia
    Xét [-] thay cho [-] trước kia
    Dậy [-] thay cho [-] trước kia
    Chầu [-] thay cho [-] trước kia
    Đuổi [-] thay cho [-] trước kia
    Gây [-] thay cho [-] trước kia
    Bực [-] thay cho [-] trước kia

    Càng về sau yêu cầu chính xác càng phát triển. Lại thử xem một số chữ hình thanh mới được thấy trong các bản chữ Nôm ở cuối thời Nguyễn :

    Có [-] thay cho [-] trước kia
    Khó [-] thay cho [-] trước kia
    Quên [-] thay cho [-] trước kia
    Muốn [-] thay cho [-] trước kia
    Nỡ [-] thay cho [-] trước kia
    Rây [-] thay cho [-] trước kia
    Tin [-] thay cho [-] trước kia
    Vỡ [-] thay cho [-] trước kia

    Tuy nhiên, bản thân phép hình thanh không thể ghi âm một cách chính xác được như phép viết của các thứ chữ ghi âm có tự mẫu, cho nên cái yêu cầu chính xác của chữ Nôm cuối cùng cũng gặp hạn chế không thể vượt qua được.

    Vì trong quá trình diễn biến cách viết chữ Nôm có thay đổi ít nhiều, cho nên có khi cùng trong một thời, trừ ra những chữ quy cách nhất trí từ trước đến sau, đối với chữ có thay đổi, có người viết theo cách này, có người viết theo cách khác, điều ấy dễ khiến người ta tưởng lầm rằng chữ Nôm là một thứ chữ chẳng có qui tắc gì, mỗi người tùy tiện viết theo cách riêng của mình nên rất khó đọc.

    Thực ra chữ Nôm vốn có qui cách như chúng ta đã biết. Nhưng trong thực tế, trừ những người có học thức cao có thể viết chữ Nôm đúng quy cách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn những người học ít không thuộc qui cách cho nên có vẻ viết tùy tiện, điều ấy không có gì là lạ, vì thứ chữ nào cũng vậy, hễ là người học ít thì viết chữ không đúng chính tả là thường. Nhưng cái nguyên nhân chính khiến người ta viết chữ Nôm hay có khuynh hướng tùy tiện là vì bản thân chữ Nôm, như chúng ta đã biết là một thứ chữ ghi âm ít chính xác, mà cách viết chữ nôm từ trước đến nay lại chưa bao giờ được điển chế một cách chính thức.

    Giữa đời Tự Đức, nhà học giả Nguyễn Trường Tộ có điều trần đề nghị cải cách chữ Nôm để dùng làm chữ chính thức của nước ta chính là nhằm bổ cứu những khuyết điểm trên để cho chữ Nôm thành một thứ chữ tiện dụng. Đề nghị ấy được nêu lên trong bản điều trần « Tế cấp bát điều » đề ngày 20 tháng 10 năm Tự-Đức thứ 20 (1867), gởi cho triều đình. Điều 4, khoản 5 nêu đề mục « xin tham dụng quốc âm » nói : « Nước ta há không có nhân tài mà đặt riêng một thể chữ để viết quốc âm sao ? Nhưng đã dùng chữ Hán từ lâu, bất tất thay đổi hết cả, sợ khiến tai mắt người ta sợ hãi. Nay xin cứ dùng chữ hán làm tự mẫu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chọn những chữ nào âm đã hợp với âm vận tiếng nói của ta thì nhất định không đổi, đọc như quốc âm, không cần phải giải nghĩa, còn chữ nào âm tương tự với quốc âm thì thêm nét ở bên mà đọc như quốc âm. Lại lấy hết âm ngữ của nước ta mà chia ra môn loại, hợp thành tự điển, trước ban cho các nha môn cùng các học hiệu, khiến người ta học tập, như thế tiện lợi hơn. Khi nào chữ hán đã đọc thành âm của ta Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì bất luận người nào, hễ có ghi chép việc công việc tư đều phải dùng chữ đã ban hành, không được thay đổi… Nay cứ dùng chữ hán mà chuyển đọc làm quốc âm, không cần học nghĩa thì cũng là cứ dùng chữ Hán vậy, có gì là không được. Ví như chữ thực phạn thì đọc là ăn cơm, hay viết chữ là [-] để thay chữ thực phạn… Tôi đã tính thổ âm của ta ước hơn một vạn âm, chỉ có 3 nghìn âm trở xuống là không thể viết như chữ hán. Nay chỉ lấy những chữ Hán tương tự mà thêm nét hiệp vận thôi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn 6, 7 nghìn âm đã viết được như chữ Hán thì cứ viết thế, duy đọc như quốc âm mà thôi. Viết như thế gọi làquốc âm Hán tự ».

    Ngoài cái đề nghị cứ dùng chữ Hán mà đọc theo âm Việt, Nguyễn Trường Tộ có nêu qua mà không nhấn mạnh thì chủ trương chủ yếu của ông là dùng chữ Nôm cải tiến, tức chữ Nôm bỏ những cách giả tá thứ nhất, thứ tư, thứ năm và phép hội ý, mà chỉ giữ các cách giả tá thứ hai, thứ ba cùng phép hình thanh.

    Dụng ý cải tiến chữ Nôm là để cho nó được chính xác hơn và dụng ý điển chế nó là để cho người ta không có thể viết một cách tùy tiện. Những ý kiến ấy không được thực hiện, mà sau đó ít lâu, nước ta bị thực dân Pháp chiếm hết thì chữ Nôm cũng như chữ Hán đã dần dần suy vi.

    *​

    Xem suốt quá trình phát triển của chữ Nôm, chúng ta có thể nhận ra cái xu hướng đại khái như sau :

    Bởi vì buổi đầu âm Hán-Việt so với âm của tiếng nói hàng ngày chưa cách xa bằng ngày nay cho nên chữ Nôm được cấu tạo phần nhiều là bằng cách dùng chữ giả tá. Đối với người có biết chữ Hán thì cách đọc chữ Nôm bấy giờ còn tương đối dễ. Về sau, vì âm Hán-Việt càng ngày càng cách xa thêm với âm của tiếng nói, cho nên có một số chữ giả tá (theo cách thứ tư) khó đọc, người ta phải dùng nhiều phép hình thanh, để nhờ sự hướng dẫn của phần nghĩa phù mà đọc cho dễ hơn. Nhưng sau đó, vào giai đoạn thứ hai, người ta nhận thấy những chữ hình thanh khó nhớ khó viết, với dụng ý khiến chứ Nôm trở thành giản dị hơn cho dễ học, dễ đọc, người ta loại bỏ bớt số chữ hình thanh đi để trong trường hợp thuận tiện thì dùng nhiều phép giả tá thứ tư, mặc dầu trong không ít trường hợp phải đọc chệch đi mới đúng. Nhưng sang giai đoạn thứ ba, do sự cách biệt giữa âm hán-việt và âm tiếng nói càng xa thêm, chữ viết theo cách giả tá thứ tư trở thành khó đọc và không chính xác, muốn chữ Nôm được chính xác hơn, người ta bèn bớt dùng cách giả tá thứ tư để dùng thêm phép hình thanh. Xu hướng này tiếp diễn cho đến cuối thời Nguyễn, tức cho đến khi chữ Nôm bị đào thải mà trở thành một thứ cổ tự.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài tựa dẫn P. Của nói rằng « cũng có Nôm hay Nôm cao, ta phải lấy làm chuẩn đích » là chỉ chữ Nôm viết đúng qui cách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tự mẫu đây có nghĩa là yếu tố cơ bản chứ không phải là alphabet.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link So với chữ Nhật-Bản, người Nhật cũng dùng chữ Hán mà đọc theo ngữ âm Nhật-Bản, như [-] thì đọc là yama tức là núi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức là viết theo cách hình thanh.
     
    memco and deathshine like this.
  19. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    CHƯƠNG NĂM : CÁCH ĐỌC CHỮ NÔM

    Chúng ta đã biết vì những lẽ gì mà chữ Nôm càng ngày càng thành khó đọc. Vì căn bản của chữ Nôm là chữ Hán cho nên điều kiện đầu tiên để đọc chữ Nôm là phải biết chữ Hán. Tuy chữ Nôm không được dạy riêng, mà những người biết chữ Hán nói chung đều biết đọc và viết chữ Nôm. Song đã biết chữ Hán cũng phải đọc nhiều chữ Nôm cho quen thì mới đọc dễ dàng được. Ngày nay số người biết chữ Hán ít, số người biết đọc chữ Nôm lại càng ít Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thực tế thì chữ Nôm đã trở thành một thứ cổ tự mà chỉ những người làm công tác nghiên cứu chuyên môn mới phải dùng. Những người làm công tác nghiên cứu mà chưa quen với chữ Nôm thì làm thế nào mà đọc được những tác phẩm xưa viết bằng chữ Nôm ? Điều kiện thuận tiện nhất là có được một quyển tự điển chữ Nôm đầy đủ, hoặc nếu chưa có được quyển tự điển như thế, thì phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản về cách viết chữ Nôm và về cách chuyển âm từ chữ Hán sang tiếng Việt mà áp dụng cho quen

    Trên kia chúng tôi đã trình bày sơ lược về những nguyên tắc cấu tạo chữ Nôm và về những quy luật chuyển âm từ chữ Hán sang chữ Nôm, bây giờ xin bàn về tự điển chữ Nôm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khi còn nhỏ tôi được nghe một chuyện như sau : Có một ông quan người Thừa-thiên được bổ làm quan ở Bình-Định, một lần gửi thư cho người bà con ở làng nhờ mua ớt bột gởi vào. Chẳng rõ chữ ớt viết Nôm thế nào mà người bà con nhận thư không biết đọc là gì, đem đi hỏi cả làng cũng không ai đọc đúng, vì có phần chữ tiêu dùng làm nghĩa phù nên đoán là hột tiêu, bèn mua tiêu gởi vào. Sau nhận được thư trả lời nói rằng không phải. Cuối cùng ông quan phải nhắn người ra nói miệng thì cái vấn đề ớt bột mới giải quyết xong
     
  20. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    I. VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN TỰ ĐIỂN CHỮ NÔM

    Hiện nay, tự điển Việt-Nam có chú chữ Nôm thì có bộ Đại Việt quốc ngữ tự vị của Huỳnh Tịnh P. Của, xuất bản năm 1895. Ngoài ra còn có mấy bộ tự điển Việt - La-tinh và Việt - Pháp có chú chữ Nôm tức là :

    1. Tự điển Việt – La-tinh (Dictionnaire annamiticolatinum) của A.J.L. Tabert xuất bản năm 1838.

    2. Tự điển Việt – Pháp (Dictionnaire annamite – français) của Génibrel, xuất bản năm 1898.

    3. Tự điển Việt – Pháp (Dictionnaire annamite – français) của Bouet, xuất bản năm 1899- 1910 – Sách này có bảng sách dẫn chữ Nôm.

    Song những sách trên đều xếp từ theo tự mẫu chữ quốc ngữ cho nên không thể dùng để tra chữ Nôm được.

    Trước các sách trên thì nước ta đã có những sách tự điển Hán-Việt ghi tiếng việt bằng chữ Nôm nhưng cũng đều không lấy chữ Nôm làm căn cứ cho nên cũng không dùng để tra chữ Nôm được, xin kể ra đây những tác phẩm quan trọng nhất :

    1. Chỉ-nam ngọc âm giải nghĩa về thời Lê sơ, sách này chúng tôi đã nói đến ở trên.

    2. Tam thiên tự văn giải nghĩa, tức Tự học toản yếu của Ngô Thì Nhậm, hiện nay có bản in ở sau sách Đạo học nguyên lưu (A. 1825 của Thư viện Khoa học xã hội) là tốt nhất.

    3. Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ, đầu thời Nguyễn (AB. 17, 511).

    4. Nam phương danh vật bị khảo của Đặng Xuân Bảng, đời Tự-đức.

    5. Đại-nam quốc ngữ của Nguyễn Văn San, đời Tự-đức (AB. 106).

    6. Tự-đức thánh chế tự học giải nghĩa ca của vua Tự-đức.

    Như thế thì hiện nay bộ tự điển để tra chữ Nôm còn chờ được biên soạn.

    Để biên soạn bộ tự điển chữ Nôm thì công việc đầu tiên là phải trích lấy tất cả những chữ Nôm trong các từ thư đã kể ở trên. Song làm như thế cũng chưa đủ, vì các tác phẩm trên không phải được biên soạn trên cơ sở lột soát (dépouiller) tất cả các tác phẩm chữ Nôm qua các đời mà chỉ bằng vào tình trạng chữ Nôm dùng ở đương thời, cho nên nhiều chữ Nôm, nhất là những chữ dùng ở thời trước, không được ghi. Ví như các từ trước sau, mỗi từ có đến bốn cách viết khác nhau (trước [-], sau [-]), mà tự điển của P. Của và tự điển của Génibrel chỉ ghi chữ trước [-] và chữ sau [-]. Trong công việc lượm lặt chữ Nôm ở các từ thư xưa thì nên để ý đừng lặt những chữ Nôm quá ít dùng, nhất là những chữ chỉ thấy trong các tự điển của Tabert, Génibrel, Bouet và P. Của, mà không thấy dùng ở các tác phẩm Nôm khác (sự lựa chọn này cố nhiên là phải hết sức thận trọng).

    Muốn cho bộ tự điển chữ Nôm ghi được đầy đủ tất cả những chữ Nôm được dùng thì sau khi lặt những chữ được chép trong các từ thư cũ, cần phải lột soát tất cả những tác phẩm bằng chữ Nôm – ít ra là những tác phẩm quan trọng, tiêu biểu – trải qua các đời. Trong số hơn một nghìn bản văn Nôm hiện có ở Thư viện Khoa học xã hội, cố nhiên là chúng ta phải lựa chọn.

    Người muốn hướng dẫn người khác đọc chữ Nôm thì phải tự mình biết đọc trước đã, cho nên việc lột soát các văn bản Nôm phải đi đôi với việc phiên âm. Công việc phiên âm lại dẫn đến công việc đính chính những chữ viết sai thấy nhan nhản trong các bản Nôm, dù viết dù in.

    Cũng như các tự điển khác, tự điển chữ Nôm cần có nhiều thí dụ. Nếu mỗi chữ có được một câu thí dụ thì hay.

    Tự điển chữ Nôm nên xếp đặt thế nào ? Cách xếp đặt được người ta nghĩ ngay đến là cách xếp đặt theo bộ thủ như tự điển chữ Hán. Nhưng trong số những chữ hình thanh cách thứ hai, có chữ rất là phức tạp không nhận thấy bộ thủ chủ yếu ở đâu. Đối với những chữ ấy thì cứ lấy phần chữ viết ở bên tả hay ở trên mà nhận bộ thủ.

    Cách xếp đặt thứ hai là xếp đặt theo số nét. Thực ra thì cách xếp đặt theo bộ thủ cũng phải kết hợp với cách xếp đặt theo số nét, mà cách xếp đặt theo số nét cũng phải kết hợp với cách xếp đặt theo bộ thủ. Cả hai cách trên đều rất phức tạp khó dùng.

    Còn cách xếp đặt mới mà các từ thư Trung-quốc hiện nay có dùng, tức là phép tứ dác hiệu mã, xếp đặt theo con số của bốn góc chữ. Phép này do Ô. Vương Vân-ngũ, chủ nhiệm nhà xuất bản nổi tiếng ở Trung-quốc trước Cách mệnh là Thương vụ ấn thư quán, đặt ra trong khoảng trước Thế giới đại chiến lần thứ hai. Sau khi nghiên cứu, ông nhận thấy rằng chữ Hán là chữ khối vuông có bốn góc mà xét toàn bộ chữ Hán thì thấy mỗi góc của tất cả các chữ có thể qui thành mười dạng khác nhau, ông đánh số các dạng ấy từ số 0 đến số 9. Ông lại thấy rằng rất ít chữ có bốn góc trùng số nhau, cho nên ông dùng số bốn góc để đánh số mỗi chữ bằng một con số bốn chữ số và xếp đặt theo thứ tự các số ấy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Theo thiển ý chúng tôi thì lối xếp đặt ấy tuy hoàn toàn máy móc, nhưng nếu đã nắm vững qui tắc của nó thì dùng cũng tiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Đào Trọng Đủ là một nhà nghiên cứu lão thành có nhiều hứng thú về ngôn ngữ học, hiện kiều ngụ ở Nam-vang, mấy năm trước đây về Hà-nội thăm quê, có cho chúng tôi biết một lối xếp đặt tự điển chữ Hán do ông phát hiện cũng gần với lối xếp đặt tứ dác hiệu mã, và ông cho là còn dễ tra hơn. Tiếc rằng chúng tôi không nhớ được cụ thể phương pháp ấy thế nào.
     
    nhaque, memco, Rinmeothichca and 3 others like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này