Đánh máy Chung tay phục dựng một cuốn sách xưa

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi hanhdb, 18/3/15.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi xưa từng có dự án xảy ra chuyện 1 phần có 3 người đánh: 2 người đánh xong, 1 người đánh được một nửa do Chủ dự án quản lý không tốt. :D
     
    ichono87 and tducchau like this.
  2. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Há há làm gì có chuyện nhầm, mục chưa ai đánh được cập nhật ngay đầu. Chẹp còn 10 phần nữa thôi.
     
    ichono87 and tducchau like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Bác @hanhdb nghiên cứu 'mần' luôn loạt sách hiện có trên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho 'đã' công 'Khai Sơn Phá Thạch'...:p! Đang liên hệ với GS Lê Văn Đặng mà còn chưa thành do mạng 'miếc' trục trặc sao đó... :(!
     
    hanhdb and ichono87 like this.
  4. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    X.
    Thằng đi làm rể.
    Có một thằng ít oi thiệt thà, không biết gì hết. mà đến tuổi phải lo đôi bạn với người ta, mới tính đi cưới vợ. Đi coi rồi, mượn may dong đi nói. Đàng gái chịu gả, cho bỏ trầu cau. Mà phép hể có miếng trầu miếng cau rồi, thì phải đi làm rể; mà nó không biết làm rể là làm sao. Lấy làm khó lòng, nó mới hỏi thăm ông may: "Chớ làm rể phải làm sao?" Ông may mới dậy rằng: "Đạo làm rể, hể thấy ông gia làm giống gì, thì phải dành lấy mà làm; hể thấy làm đi gì, thì phải làm theo như vậy." Bữa ấy, tới nhà làm rể. Cơm nước rồi, cha vợ nó xách rựa đi đốn cây, nó cũng vác rựa mà đi theo. Ông lại cây nầy, mới kề rựa vào đốn, thì nó lại nói: "Cha để tôi đốn cho!" Cha nó nghe, thì để cho nó mà qua cây khác. Nó cũng lại, nó nói làm vậy. Ông cũng để cho, ổng đi cây khác; nó lại nó cứ dành hoài. Ông gia nó thấy vậy, mới sinh nghi có khi nó điên chăng; nên dựt mình đâm đầu chạy đi. Ngó ngoái lại, thấy nó lăn căn chạy theo, lại càng thêm nghi. Chạy rớt cái khăn mắc trên bụi tre. Nó thấy vậy, cũng lột cái khăn của nó, mà ném lại đó như cha vợ nó vậy. Ông gia nó mới tin chắc là nó điên thiệt, nên cong lưng chạy riết về nhà. Thở hào hển chạy ngay vô nhà, thấy mụ ngồi trong bếp đang thổi lửa, mới đá mổng mủ một đá, biểu chạy trốn đi, thằng rể nó điên thiệt. Chàng rể chạy, thấy bà mẹ còn đó, cũng bắt chước, giợ chơn, đá mụ một đá như ông vậy. Hai ông bà chạy, chun núp dưới vựa lúa. Nó cũng chun theo. Hai ông bà thất kinh hồn vía, sợ dại nó có làm hung chăng, mới la làng lên. Nó cũng bắt chước, la làng lên nữa.
     
    tducchau thích bài này.
  5. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    XI
    Học phép hà tiện.
    Anh kia đi tìm thầy dạy học phép hà tiện. Tới nhà thầy, hỏi thầy phải mua chi mà làm lể cúng tổ. Thầy mới biểu đi mua một cái bánh tráng mà thôi, đừng có mua gì nữa mà tốn tiền. Nó mới đi chợ mua cái bánh tráng, lại có mua một con gà, ôm về. Thầy nó thấy gà, thì la: "Cái thằng dại! Ai biểu mua gà làm chi cho uổng của?" Học trò mới thưa với thầy: "Tôi tính làm vậy, nên mới mua gà: "Là khi bẻ bánh tráng mà ăn, thì làm sao cho khỏi rớt vụn vằn xuống cũng uổng; nên mua gà để phòng khi nó có rớt mảnh mùn, thì nó lượm ăn, lớn lên thì bán, được lời." Thầy nghe nói lý ấy thì nói; "Thôi! Mầy hà tiện quá cha tao đi rồi! Còn đi học gì nữa?"
     
    tducchau thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Ngoài lề chút! Nhưng cần thiết! :)!

    Về Cổ Ngữ Văn Việt, các bạn có thể tham khảo trực tuyến theo cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự vị của HUỲNH-TỊNH PAULUS CỦA Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mình sẽ bổ sung bản đính kèm .pdf sau!

    Về Cổ Ngữ Văn Việt-Pháp, các bạn có thể tham khảo cuốn Đại Nam quốc âm tự vị hợp giải Đại Pháp quốc âm (Dictionnaire Annamite-Français), Vol. I + II, Bonet, Jean, Paris, 1899 (Song ngữ). Link tải bản scan: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; Hoặc có thể đọc trực tuyến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! & Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :)!
     
    ichono87 thích bài này.
  7. lemontree123

    lemontree123 Lớp 7

    Mình đăng ký chuyên 8 và chuyện 9 nhé. Sẽ có sản phẩm ở bài sau (giờ mới bắt đầu làm).
     
    tducchau thích bài này.
  8. totochan

    totochan Mầm non

    Mình đăng ký chuyện XVI
    XVI
    Bạn học người đậu người không.
    Hai anh em bạn học kết nghĩa với nhau đã lâu. Có một anh tốt phước, đi thi đậu, về làm quan vinh vang tử tế; mà bung không được tốt mấy, mắc tham tâm mà quên nhơn ngãi. Bữa kia anh học trò lỡ vận tới dinh đi thăm. Cậy quân vô bẩm; nó ra, nó nói ngài giác, ngài ngơi, đợi không được. Lại về. Bữa khác cũng tới làm vậy; thì ngài lại mắc việc khác, không ra khách được. Là vì thấy tới mặt không, không có lễ mễ gì; nên lánh đi. Anh kia lẽo đẽo tới hoài đã năm ba phen, mà không có gặp mặt; thì về mua một con heo choai, quay vàng lườm, để vô mâm, bưng tới. Quân vô bẩm, ngài nghe có lễ ngãi, lật đật mang áo ra. Chào, hỏi sơ sài lểu lảo ba tiếng, biểu quân cầm một miếng trầu, châm một điếu thuốc đem lại đưa cho. Anh ta lãnh lấy, xăm xuôi đem lại nhét trong miệng con heo; đứng vòng tay, lạy con heo ba lạy: “Giả ơn mầy, vì bởi nhờ có mầy, nên tao mới vào được cửa quan mà thăm bạn cũ tao!” Rồi bỏ ra về một thể, chẳng thèm lui tới nữa.

    Những từ in đậm là những từ đúng trong pdf, chứ không phải mình đánh sai chính tả. Mình không biết bạn muốn giữ giống như bản pdf hay sửa cho đúng từ Việt bây giờ, nên mới giữ nguyên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/15
    ichono87 and tducchau like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :)! 'Cổ văn Việt hành theo lối Nam bộ = Phương ngữ!
    'Cổ ngữ tiếng Việt' = Tặng @ichono87 một ngàn bốn trăm chím mươi mốt (1491) tiếng Việt cổ (Theo 'Đại Nam Quấc Âm Tự Vị' của Huỳnh-Tịnh Paulus Của) = @ichono87 xem file đính kèm nhé! :)!
     

    Các file đính kèm:

    Ca Dao, Cải and ichono87 like this.
  10. totochan

    totochan Mầm non

    @hanhdb: Bạn ơi, bạn type nhầm tên của mình rồi, "totochan" chứ không phải "toto-chan" bạn nhé.
     
    ichono87, hanhdb and tducchau like this.
  11. lemontree123

    lemontree123 Lớp 7

    VIII

    Thầy trừ chồn cáo.

    Cái nhà kia hay nuôi gà nuôi vịt bán; mà bị chồn nó phá nó ăn hết nhiều lắm. Gài bẫy, đánh nó hoài, mà cũng không trừ nó cho lại được. Anh kia nghe vậy, tính gạt ăn của nó một bữa chơi; nên tới nói: " Nghe nói chồn nó phá gà phá vịt đây lắm, có muốn trừ nó, thì tôi trừ cho. " Chủ nhà nghe, chịu liền. Vậy thầy mới biểu đâm bột cho nhỏ, lấy đậu làm nhuần cho lấy một thúng cái, " Đến mai tôi làm phép cho, một bữa thì hết. " Thầy xách cái thúng tới, lấy bột lấy đậu, đem ra, nắn chồn lớn chồn nhỏ để đầy ghế; lại nắn một con lớn hơn hết, để giữa. Rồi đứng dậy, biểu vợ chủ nhà ra lạy. Thầy đứng vòng tay, đọc : " Chồn đèn, chồn cáo, láo dáo ăn gà, tao chẳng có tha, tao tra vào thúng. " Nói vừa rồi, bắt chồn bột, bỏ vào thúng, bỏ lịa bỏ vô túi. Con mẹ nọ, thấy vậy, tiếc, thấy thầy lấy đà nhiều quá, thì nóng ruột, thì lồm cồm chổi dậy, và chạy, và la : " Chồn nào chồn nấy, tôi cũng lấy một chồn ! Rồi ôm con chồn lớn, chạy vô mất.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/15
    ichono87 and tducchau like this.
  12. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Totochan hỏi anh gì nick xanh sen hồng ấy :D, oan mình quớ.
    Vụ từ cổ tiếng Việt có lẽ chúng ta sẽ làm thêm phần chú giải. Đọc văn phong xưa quả thật tiếng Việt ngày nay biến đổi quá nhiều.
    Mình xem qua, hầu hết đều đã được số hóa dạng văn bản.Sách Nôm vướng một nỗi rất khó hiển thị trên máy không cài font Hán Nôm, bác Châu để từ từ xem vụ nhúng font vào file ebook có ổn không đã, việc này cũng không nhanh được vì mình không biết tiếng Hán hay Nôm (xấu hổ quá). Bạn nào biết Tiếng Pháp dịch giùm phần preface nha, không là mình dùng google thần chưởng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/15
    ichono87 and tducchau like this.
  13. lemontree123

    lemontree123 Lớp 7

    IX

    Thầy dạy ăn trộm thử học trò.

    Có ông thầy kia làm thầy dạy phép đi ăn trộm. Học trò cũng được năm bảy đứa. Có một đứa mới vô sau. Thầy muốn thử coi cho biết nó có dạn dĩ lanh lợi hav không; thì thấy dắc nó đi ăn trộm với thầy. Thầy đem rình cái nhà có đứa con gái hay làm hàng lụa. Biết có cây lụa dệt rồi, nó gói, nó để trên đầu giường kê đầu mà ngủ. Thầy mở cửa, biểu nó vô, lấy cây lụa, đem ra. Thầy thì đứng giữ nơi cửa. Nó vào, thắp đèn, ló lên. Coi thấy rồi, thụt đèn, đi thò tay, lấy cây lụa; mà chưa từng, đứng dựa cái giường, sợ run rẩy, động con ấy thức dậy, nắm đầu chú bợm. Nó thất kinh kêu :" Nó nắm được đầu tôi rồi, thầy ôi !" Thầy nó mới nói mưu : " Tưởng nắm đầu chớ nắm đầu, không hề gì! Nắm mũi kia, mới sợ. " Con kia nghe, tưởng nắm mũi chắc, bỏ đầu, nắm lấy mũi; nó dựt, nó chạy ra được. Mo ông, làng xóm chạy tới rượt theo, Nó sợ quá, nhè bụi tre gai; chun vào trong. Gai đâm trầy da, nát cả và mình; mà khi vậy không biết đau. Thùng thẳng càng lâu càng đau, nhức nhối rát ráo lắm. Còn ông thầy chạy thẳng về nhà ngủ. Sáng ngày ra, thầy nói với vợ nó phải lo mà đi kiếm nó về, chỉ phải đi kiếm đàng nào. Vợ nó ra đi kiếm. Nó ở trong bụi tre gai, thầy còn đi ngang qua, mới kêu vô : " Mầy về nói với thầy cứu tao với. Tao hồi hôm sợ quá, chun vô đây. Họ rượt thét lấy, chun đại vào, không biết đau; bây giờ chun ra không được; mình mẩy nát hết. " Vợ nó về thưa lại với thầy. Thầy xách gậy ra, nó lạy lục, xin cứu. Thầy nó mới vùng la làng lên : " Bớ làng xóm! Thằng ăn trộm đây! " Nó sợ đã sẵn, thất kinh quên đau, vụt chạy ra được. Về nhà, thuốc men hai ba tháng, mới lành.

    Còn có thằng học trò khác dạn lắm, thầy nó muốn thử coi nó có ngoan, biết làm mưu mà thoát thân khi túng nước hay không, thì đem anh ta tới nhà kia giàu lắm. Thầy đánh ngạch, vô được. Dở rượng xe ra, biểu nó vô khuân đồ. Nó chun vô. Ở ngoài, thầy khóa quách lại, để đó, ra về ngủ. Nó ở trỏng, không biết làm sao ra cho được; mới tính dùng mưu. Vậy nó lấy hết các áo quần tốt, mặc vào sùm sùm sề sề; lại lấy cái bung, đội trên đầu, khuất mặt khuất mày đi hết. Ở trong rương mới kêu lên : " Ớ chủ nhà! Ta là thần ! Bấy lâu nay ta ở với cho mà làm giàu; nay mở rương, cho ta ra đi dạo chơi ít bữa. Mở rương rồi, đờn bà ô uế phải đi đi cho xa! Còn đờn ông, thì phải nhang đèn; mà đứng nới ra xa xa, đứng có lại gần, không nên ! " Trong nhà ngỡ là thần thật, vật heo vật bò để tạ thần. Lại có mời tổng xã tới thị đó nữa. Dọn dẹp xong tiêm tất, mở rương, chống nắp lên, dẹp lại hai bên, đứng ra xa xa, chờ ông thần ra. Đâu ở trông thấy mặc đồ sùm sề, đầu đội cái bung đen đen đi ra. Rồi đi luôn đi phán dạy ai có muốn cúng dâng vật chi, thì đi theo sau xa xa. Tới chùa, thần mới vô ngự cho mà lạy. Thiên hạ ai nấy nghe đồn, rủ nhau đô hội đi theo coi.

    Tới cái chùa kia, ông thần vô chùa leo lên bàn thờ ngồi, cất cái bung đi. Thiên hạ vô, thì đứng xa ngoài sân, không dám vô. Bữa ấy, anh học trò nhát mà bị chúng rượt chun bụi tre gai có đi theo coi. Biết là bạn học mình, thì thưa với quói chức, xin cho va vô va coi cho gần. Mà mắc có lời thần đã phán : " Hễ ai lại gần thì thần phạt, sạt máu ra mà chết! " Làng tổng mới nói với nó: " Mặc ý muốn chết, thì vô ! Nó bươn, nó vô leo lên đàng sau, dòm mặt biết. Anh kia mới nói : " Anh đừng có nói ra! Để nữa về, tôi chia đồ cho! ", Nó không tin, nói: "Rồi về, anh chối đi, anh không chia. " Anh kia nói : " Không, thì thề ! " Thằng nọ hỏi: " Thề làm sao? " Nó nói : " Anh le lưỡi, tôi liếm, rồi tôi le lưỡi, anh liếm, thì là thề đó ! " Vậy thằng kia le lưỡi ra. Anh nọ cắn ngang, đứt lưỡi đi, máu chảy ra dầm dề. Nó chạy ra, mà nói không được, lấy tay chỉ biểu làng vô bắt. Ai nấy thấy máu mủ vậy, thì ngỡ là nó bị thần phạt sạt máu, liền sợ thất kinh, bỏ chạy ráo. Thần ta mới mang đồ, về nhà thầy, chia cho thầy mà đền ơn. Thầy khen nói :" Mầy học phép ăn trộm được rồi đó; có muốn ra riêng, thì thầy cho ra được."
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/15
    Cải, ichono87 and tducchau like this.
  14. totochan

    totochan Mầm non

    À, xin lỗi, tại mình thấy bạn là chủ topic nên nghĩ là bạn cập nhật vụ đó.
     
    tducchau thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Là lỗi ở mình! Đã sửa chữa! Thành thực xin lỗi các bạn! :)!
     
    ichono87 thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    XVIII. Ông huyện xử tội con ruồi.

    Một người kia ở xứ rẫy, bái quê mùa. Đến bữa nó đơm quài, dọn ra một mâm cúng; thì con ruồi đậu lên ăn. Thì người chủ giận sao nó xấc; mới đi thưa với ông huyện rằng: “Lạy ông, tôi cúng cho cha mẹ tôi, mà con chi không biết nó bay lên, nó ăn trước đi, hỗn hào quá lắm.” Ông huyện mới biểu nó: “Hễ nó hỗn hào vô phép, thì gặp nó đâu đánh nó đó!” Nói vừa buông miệng, con ruồi ở đâu bay lại, đậu trên má ông huyện ấy. Thì thằng ấy nói: “Bẩm ông, ông mới xử nó làm vậy, mà nó còn dễ ngươi, nó tới đậu trên mặt ông.” Và nói và giơ tay ra, giăng cánh, đánh một vả trên mặt ông huyện xửng vửng.



    XIX. Con beo nhờ ông già cứu, rồi đòi ăn thịt ông già đi.

    Ngày kia con beo buồn bắt khỉ võng, đi dạo sơn thủy chơi. Thình lình nghe tiếng chó sói đi săn. Khỉ, cái nghiệp nó hay giớn giác. Nghe động rừng thất kinh, quăng võng, trèo lên cây, ngồi hết. Còn con beo cong lưng chạy miết dài. Chó sói cứ rượt mãi. Con beo túng nước, sợ có khi nó bắt được; may đâu gặp một ông già, theo lạy lục, xin ông già cứu. Ông già không biết làm sao; mới mở cái đãy, ông biểu nó chun vô; rồi thắt lại, vác trên vai, mà đi. Chó sói chạy tới. Thấy đâu mất đi; mới hỏi thăm ông già. Ông già nói không có thấy. Chó sói bỏ về. Ông già đi được một đỗi xa xa, rồi mở miệng đãy, thả con beo ra. Con beo, phần thì mệt, phần thì đói bụng quá chừng, nó đòi ăn thịt ông già đi. Ông già nói: “Tao làm ơn, cứu mầy cho khỏi miệng chó sói, mà mầy đòi ăn thịt tao à!” Con beo nói: “Cứu gì, ông? Ông bỏ tôi vô đãy ngột, thiếu một chút nữa, chết còn gì? Bây giờ đói bụng quá, phải ăn, mới xong!” Ông già nài: “Thôi! Thì đi hỏi chứng cớ cho hẳn hòi, rồi sẽ ăn!” Vậy tới chòm cây cao lớn, dắc nhau lại hỏi; thì cây nói: “Người ta là giống bất nhơn. Ăn nó đi! Để làm chi?” Mấy tôi hằng giúp nó, làm nên lương đống nhà cửa, mà nó còn lấy búa lấy rìu, nó chặt chém chúng tôi hoài. Ơn ngãi gì mà để? Ăn đi!” Con beo nói: “Đó còn từ chối gì nữa?” Nó xốc lại, nó đòi ăn. Ông già lại nói: “Cây cối biết gì? Nói vậy chưa đủ tin!” Dắc nhau đi tới nữa. Gặp một bầy trâu già. Con beo lại hỏi: “Có nên ăn đi hay không?” Thì trâu nói: “Chúng tôi làm đầy tớ nó già đời, cày bừa làm ruộng cho có lúa gạo cho nó ăn cho nó; đến khi chúng tôi chết rồi, nó còn phân thây xẻ thịt. Cái xương nó làm vạch, da thì bịt trống, đóng giày đóng dép, cứt thì làm phân; không có biết công ơn chúng tôi chút nào, huống gì là anh? Ăn nó đi, là đáng lắm!” Con beo lại đòi ăn. Ông già nói: “Lục súc vô đồ, cũng chưa có chắc; lời tục ngữ có nói rằng: “Sự bất quá tam.” Xin mầy để đi hỏi một lần nữa, rồi mầy hãy ăn tao cho đáng số tao.” Dắc nhau đi nữa một đỗi đàng khá xa; mới gặp một người con trai đi đường, đứng dừng, lại hỏi; thì người biểu nói gốc tích lại ban đầu cho nó nghe; nghe biết rồi, mới nói: “Nào con beo hồi đầu mầy thâu mình lại mà chun vô đãy ông già làm sao, thì làm lại coi thử; rồi hãy ăn thịt ông già.” Con beo chun vô rồi, thì nó thắt miệng đãy lại, vô bẻ cây, đập con beo chết đi, và đánh và dặn: “Mầy vô ơn bạc ngãi với kẻ làm ơn cứu mầy, thì tội mầy, đập chết đi, thì đáng lắm!’

    Lấy đó mà xét, ở đời biết là mấy người bạc tình, đặng chim bẻ ná, đặng cá quên nơm, chẳng những là bội ơn mà thôi, mà lại dĩ ân báo oán nữa. Mấy người làm vậy bụng dạ vầy vò, chẳng người, thì trời cũng hại nó đi có thuở. Hễ làm lành thì gặp lành, mà làm dữ thì lại gặp dữ, chẳng chầy thì kíp, chạy đàng trời không khỏi. Làm ơn mắc oán là sự thường; nhưng vậy ơn cũng chẳng mất đi đâu; làm sao cũng sẽ có trả, chẳng người nầy, thì người khác, chẳng thể nầy, thì thể khác; nên ai nấy cứ làm lành, thì sẽ gặp lành mà chớ.
     
    Cải, ichono87 and hanhdb like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    XV. Đại-trượng-phu với Quân-tử.

    Thuở xưa kia có hai người anh em bạn thiết. Một người tên là Đại-trượng-phu, người kia tên là Quân-tử. Anh trước giàu có, anh sau thì nghèo, năng tới lui chơi bời với nhau. Hai vợ chồng anh Đại-trượng-phu thấy anh kia nghèo cực, thì nói: Thôi! Anh nghèo, không có vốn mà buôn bán; có muốn lấy năm ba trăm chi đó, thì lấy mà dùng làm vốn đi buôn, cho té ra một hai đồng mà chi độ thê nhi.” Anh Quân-tử nghĩ đi nghĩ lại: “Mình lấy thì được đó, hai vợ chồng cũng tử tế, có lòng thương; mà mai sau, rủi có lỗ hay là có đều nào, thì biết lấy chi mà trả? Nên không dám lành; nghèo, thì chịu vậy. Cám ơn anh chị có lòng với em út! Tôi tính cũng không buôn bán chi mà hòng lấy của anh khó lòng.”

    Vợ chồng Đại-trượng-phu, nhà thôi đã đủ đồ, chẳng thiếu vật chi; đồ nữ trang cũng hiếm, chẳng thiếu gì; mới tính với nhau lấy vàng, đem cho thợ kéo ra đậu một con rùa vàng để chơi. Đưa năm lượng. Cách ít lâu, Quân-tử lại nhà chơi. Đại-trượng-phu mới hỏi: “Anh có thấy rùa vàng hay chưa?” Rùa vàng hiếm chi, thiếu gì?” “Không! Không phải rùa vàng ngoài đồng đâu! Cái nầy là rùa vàng làm bằng vàng thật.” “Cái thì chưa thấy.” Đại-trượng-phu mới biểu vợ đi lấy đem ra coi. Coi rồi, để trong cái dĩa, ngồi uống rượu, nói chuyện hoài, rót thêm rót thêm hoài, hai anh em say nằm ngủ, quên đi. Thằng con trai anh Đại-trượng-phu đi học trường xa chạy về thăm nhà. Thấy con rùa tốt, gói trong khăn, cầm đem đi chơi. Đêm khi tỉnh dậy, quê lửng con rùa vàng. Quân-tử từ giã, kiếu về. Một chặp lâu, Đại-trượng-phu sực nhớ lại con rùa, chạy vào hỏi vợ. Vợ nói không có cất. “Khó a! Không biết tính làm sao! Không có lẽ nghi cho anh em, người có bụng dạ tốt.” Thôi! Bữa nào cha nó có đi lên nhà Quân-tử chơi, thì hỏi mánh rằng: “Hôm trước đó, con rùa vàng, anh có cầm về cho chị coi không?” Chẳng lành thì chớ, Quân-tử sợ anh em nghi, thì chịu bốc lấy mình có cầm về. Đại-trượng-phu mới nói: “Thôi! Để đó mà chơi, hề gì? Bước chơn ra về. Hai vợ chồng Quân-tử không biết tính làm sao mà trả cho được. Người ta thấy mình nghèo, nghười ta nghi, cũng phải; không phép chối đi. Vậy mới bán nhà bán cửa, dắc nhau đi tới với ông Phú-trưởng-giả, giàu có muôn hộ. Vào lạy ông, xin ở làm tôi, mà xin năm lượng vàng làm rùa mà trả cho anh em. Ông Phú-trưởng-giả nghe biết việc, thì lấy vàng, kêu anh thợ làm con rùa trước tới làm, rồi giao cho hai vợ chồng đem về trả. Mà không cố thân, giúp mà thôi. Đàng kia cũng không chịu, cứ ở làm bộ hạ chơn tay.

    Cách đôi ba bữa, con trai Đại-trượng-phu, chơi no con rùa, cầm về đi về thăm nhà luôn trót thể. Vào, mới nói: “Cha mẹ, thì thôi! Hổm, may là tôi! Phải người ta lạ, người ta đã lấy mất con rùa vàng đi, còn gì?” Hai vợ chồng chưng hửng, lấy làm lạ. “Mẽ! Rùa nào con mình lấy đi chơi, rùa nào anh kia đem trả, không hiểu được.” Mới định chừng có khi anh Quân-tử sợ mình có ngại lòng ảnh, nên mới là rùa khác đem mà thế. Đại-trượng-phu lật đật chạy lên trên nhà Quân-tử hỏi thăm; thì người ta nói” “Quân-tử bỏ xứ, đi đâu trên ông Phú-trưởng-giả, cố thân mà lấy vàng thường con rùa vàng nào đó. Nghe nói vậy, không biết nữa.” Nghe vậy, lại càng thêm lo. Tìm tới nhà Phú ông, hỏi thăm có hai vợ chồng Quân-tử hay không. Người ta nói có, kêu ra. Hai đàng khóc ròng. Đại-trượng-phu vào trả con rùa vàng cho Phú ông mà lãnh hai vợ chồng Quân-tử về. Phú ông là người nhơn, không chịu lấy rùa. “Anh có mượn của tôi sao anh trả? Còn hai vợ chồng Quân-tử, tôi có bắt buộc chi mà anh xin lãnh?” Tính không xong. Trả vàng, không lấy; hai vợ chồng Quân-tử mắc nợ, không đi; trả rùa cho Quân-tử, Quân-tử không lấy. Túng mới đề điệu nhau ra quan mà xin quan xử. Té ra ba nhà hết thảy đều thật là người ngay l2nh trung thực, Chẳng biết kể của cải ra giống gì, nguyên lo tu đạo đức, lấy nhơn ngãi mà ở với nhau. Ấy mới thật là người Quân-tử.


    XIII. Anh học trò sửa liễn Triều đình đặt.

    Có người học trò còn nhỏ tuổi mà đã già chữ nghĩa lắm. Lúc dọn phủ cho đức ông nhứt ở, thì triều đình có hội nhau lại đặt một câu liễn cửa ngõ đức ông. Đáp chữ vôi thếp vàng tử tế. Hai câu ấy đặt như vậy:

    “Tử năng thừa phụ nghiệp;
    Thần khả báo quân ân.”​

    Anh học trò đi ngang qua cửa thấy câu liễn, đứng lại coi, không ưng ý. Đi học về giận đứng đi đó, không cất nón. Quân canh nhựt cửa đó liền bắt; hỏi sao vô phép không có cất nón: “Có biết đó là phủ ông nào chăng?” Người học trò nói: “Tôi biết, mà mắc tôi giận, thấy câu liễn đặt không nhằm, nên quên lấy nón xuống.” Quân, mới dẫn vào thái tử đông cung. Đức ông hỏi. Người học trò cũng cứ khai thiệt làm vậy. Chứng Đức ông cho mời đình thần vào, mới kể tự sự cho các quan nghe rằng: “Tên học trò chê câu liễn các quan đã đặt ngoài cửa.” Vậy mới hỏi học trò: “Vì làm sao mà chê? Bây giờ có dễ sửa lại hay không?” Thì anh học trò nói: “Đặng.” Đức ông biểu: “Bẻ làm sao thì bẻ đi, rồi sửa đi thử coi.” Anh học trò mới bẩm: “Câu liễn ấy thất lễ, là vì đặt con đứng trước cha, tôi đứng trước vua.” Làm vậy sao cho phải?” Ừ! Nói nghe được; mà bây giờ sửa lại làm sao?” Bẩm lịnh các ông lớn, sửa lại như vầy, thì hay quyết đi thôi:

    “Phụ nghiệp tử năng thừa;
    Quân ân thần khả báo.”​

    Các quan ai nấy đều khen, vua cho người ấy đậu tấn sĩ, lại ban cho một ngàn quan tiền thưởng tài. Triều đình lại thưởng hai ngàn nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/15
    ichono87, hanhdb and Cải like this.
  18. Cải

    Cải Cử nhân

    XIV. Thầy bói: "Bụng làm, dạ chịu".

    Có một anh bất tài chẳng biết làm gì mà ăn, mới đi học làm thầy bói. Bói nhiều quẻ, cũng khá ứng; nên thiên hạ tin đua nhau đem tiền đến xin bói. Làm vậy ăn tiền cũng đã khá, lại càng dạn dĩ, càng đánh phách, khua miệng rân. Bữa kia trong đền vua có mất con rùa vàng. Kiếm thôi đã cùng đã khắp, mà không ra. Người ta mới tâu có anh thầy bói kia có danh, xin cho rước va tới mà dạy gieo quẻ bói thử, họa may có được chăng. Vậy vua giáng chỉ dạy sắm võng dá, quân gia, dù lọng, cho đi rước cho được anh ta đem về. Thấy quân gia rần rộ tới nhà, trong bụng đã có lo có sợ, không biết lành dữ dường nào. Chẳng ngờ nghe nói vua đòi đến bói, mà kiếm con rùa vàng của vua mất đi. Trong lòng đã bàn bíu, lo đái ra cay, sợ e bói chẳng nhầm mà có khi bay đầu đi. Mà phải vưng, phải đi đánh liều mặc may mặc rủi. Bịt khăn, bận áo, bước lên võng, ra đi. Nằm những thở ra, thở vô, không biết liệu phương nào. Mới than rằng: "Bụng làm, dạ chịu! Chớ khá than van!" Chẳng ngờ may đâu hai thằng khiêng võng, một đứa tên là Bụng, một đứa tên là Dạ, là hai đứa đã đồng tình ăn cắp con rùa của vua. Nghe thầy nói làm vậy, thì ngờ là thầy thông thiên đạt địa đã biết mình rồi, lại lạy thầy, xin thầy thương xót đến mình, vì đã dại sinh lòng tham, mới ăn cắp con rùa ấy mà giấu trên máng xối: "Xin thầy làm phước, đừng có nói tên ra, mà chúng tôi phải chết tội nghiệp?" Anh thầy nghe nói, mới hở hơi được, đem bụng mầng, thì mới nói: "Thôi! Tao làm phước, tao không có nói đâu mà hòng sợ!" Tới nơi, anh ta bói xong, kiếm được rồi, vua trọng thưởng; lại phong cho chức sắc. Về vinh quang; mà vốn thiệt là việc may đâu mà nên mà thôi; chẳng phải là tại va có tài nghệ chi đâu.
    Ở đời có nhiều người nhờ vận may mà nên mà thôi, chớ chẳng phải tài tình chi.
     
    ichono87 and tducchau like this.
  19. likenguyennhatanh

    likenguyennhatanh Mầm non

    em là mem mới , mong dc chỉ giáo , cũng rất thích những cuốn sách hiếm này , nhưng ko có cơ hội mà chiếm lĩnh nó như các bác


    @likenguyennhatanh : Vui lòng không viết tắt, và cố gắng gìn giữ chính tả tiếng Việt trên Diễn đàn Bạn nhé! _ @tducchau.
     
    Last edited by a moderator: 21/3/15
    tducchau and Cải like this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Chúng mình không 'chiếm lĩnh' mà 'cùng đọc, cùng chia sẻ' trên Sự Thiện Nguyện! :)!
    Rất vui khi có thêm Bạn cùng Đồng Hành! :D!
     
    ichono87 thích bài này.
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này