Thảo luận Cơ chế nào mà gió khi thổi vào cơ thể lại có thể làm mát

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Cloud Moon Tran, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nào thử bắt bẻ @tran ngoc anh cho vui. :D

    Thế ban đêm không có mặt trời có khi vẫn nóng thì các hạt nước tích trữ nhiệt từ đâu?
    Đúng, nếu nhiệt độ môi trường cao hơn 37 độ thì quạt vẫn nóng thật. Nhưng nếu không khí khô, thì mồ hôi bốc hơi thì cũng mát được một phần. Nếu không khí ẩm thì mồ hôi không bay hơi hay đúng ra sự bay hơi và sự ngưng tụ cân bằng, thì không có sự giảm nhiệt do bay hơi.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Giải thích rõ thì phải làm phép đo chính xác. Chắc có người làm rồi.

    Tôi nói ví dụ nôm na, các con số chỉ có tính minh họa, không phải thực sự thế.

    Giả sử:

    Ở nhiệt độ 30 độ C, áp suất 1at, một m2 nước mỗi giây có 1000 phân tử nước bay ra.

    Ở độ ẩm không khí bão hòa, ví dụ độ ẩm đó là 80% thì mỗi giây cũng có 1000 phân tử nước từ không khí rơi vào nước lỏng. Vậy là cân bằng giữa bay hơi và ngưng tụ.

    Ở độ ẩm không khí 50% mỗi giây có 500 phân tử nước rơi vào chất lỏng, do đó về tổng thể mỗi giây mỗi m2 mặt nước mất đi (bay hơi đi) 500 phân tử nước.

    Ở độ ẩm không khí 20% mỗi giây mỗi m2 mặt nước có 200 phân tử nước rơi vào chất lỏng, do đó về tổng thể mỗi giây mỗi m2 mặt nước mất đi (bay hơi đi) 800 phân tử nước.

    Tương tự với các độ ẩm khác. À, độ ẩm không khí chính là đánh giá mật độ phân tử nước trong không khí.
     
  3. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Phân tử nước thu nhiệt từ nước lỏng để bay lên thành hơi, nên nhiệt đô nước giảm. Nó tương tự phóng tên lửa, cái tên lửa lấy mất năng lượng từ Trái Đất.
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ngược lại, vật thể nhập vào sinh nhiệt cho vật bị nhập. Hình dung một cái thiên thạch đường kính 10km đâm vào Trái Đất với vận tốc 10km/s xem.
     
  5. machine

    machine Lớp 11

    Thực ra ngưỡng 37.5 độ C này là mình đoán mò thôi, có thể là 30-32 độ C gì đó và thay đổi tùy người :p


    Mặc dù công thức: pv=nRT chỉ áp dụng cho chất khí trong hệ kín lý tưởng nhưng có lẽ trong thực tế sẽ tồn tại phương trình dạng v=f(T) mà ở đó nhiệt độ sẽ giảm khi thể tích tăng.
    → Khi nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí, thể tích sẽ tăng làm nhiệt độ không khí quanh đó giảm.

    Do cơ thể thoát ra vô số các giọt mồ hôi (là nước ở dạng lỏng) trải đều trên bề mặt da, khi có gió mát thổi qua, những giọt mồ hôi nhanh chóng bốc hơi vào không khí làm mát bề mặt da nghĩa là làm mát cơ thể.

    Bạn @Cloud Moon Tran muốn nhắc đến bạn nào thì thêm @ ngay trước nick là được, sẽ dễ theo dõi hơn.
     
  6. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ý bạn là người ta đã làm thực nghiệm thì các con số được đưa ra là như vậy, nghĩa là do thực nghiệm mà người ta biết được.

    Vậy thì cứ chấp nhận chứ không có sự giải thích đúng không? Giả sử ta chấp nhận là thế, thì:

    -
    - Tôi nghĩ bạn có chút nhầm lẫn, vì bạn nói ngay cả ở độ ẩm 50%, lượng phân tử hơi nước giữa sự ngưng tụ và bay hơi cũng bằng nhau và bằng 500 phân tử. Vậy là ở cả độ ẩm 50%, không khí cũng đạt tới sự bão hoà.

    - Nghĩa là có hai độ ẩm mà ở đó hơi nước đạt sự bão hoà, điều này không đúng. Một là không thể có hai độ ẩm mà không khí đều đạt bão hoà. Hai là theo lí thuyết tôi đọc được, không khí bão hoà khi độ ẩm tương đối là 100%.

    Với ý nghĩa độ ẩm không khí mà bạn nói đến là độ ẩm tương đối.

    Tóm lại, hai ý: một là không khí chỉ bão hoà khi độ ẩm tương đối là 100%, mà bạn lại nói là 80% cũng đạt bão hoà. Hai là có khả năng không khi không khí đạt bão hoà ở cả hai độ ẩm?

    Còn ý cuối cùng muốn khẳng định lại là không có sự giải thích rõ ràng mà ta chỉ quan sát thấy bằng thực nghiệm và kết luận, tôi nói vậy có đúng không bạn?
     
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Từ đầu đến giờ toàn võ mồm theo mớ kiến thức học từ xưa. Chợt nhớ có ông bạn rất thông thái. Đây là câu trả lời của ông ấy. :D

    Bay hơi:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ngưng tụ:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thôi chúng ta cùng ôn bài đi. :)
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vấn đề này ai học phổ thông đều biết, đó chính là nguyên lý hoạt động của tủ lạnh và máy lạnh. Chắc là các bác chém cho vui thôi.
     
    machine thích bài này.
  9. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thưa thầy, chúng em đang ôn bài ạ!
     
  11. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Ý bạn là thiên thạch nhập vào trái đất làm trái đất nóng lên. Còn hơi nước thoát ra khỏi bề mặt lỏng thì làm nước nguội đi, vậy à?

    Mình có thể hình dung như vậy, nôm na là như vậy, đúng không? Mường tượng như vậy để dễ nhớ à? Mà không có sự giải thích nào!

    Ngày bé đi học cũng không có kiến thức trong sách hay thầy cô nào giải thích hiện tượng này cả, chỉ có chấp nhận một cách mập mờ. Nhất là trong môn "Truyền khối" của sinh viên Hoá thực phẩm!

    Nếu làm rõ được những điều này qua thảo luận, tôi thật sự đánh giá rất cao tính ứng dụng vào thực tiễn của diễn đàn - cùng nhau trao đổi, học hỏi!
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cần lý lẽ phản bác để làm gì vậy bạn? Trong khi mình không trích dẫn một ý nào cả, mà chỉ bổ sung cách giải thích của anh Dr.No thôi mà


    Câu tiêu theo bạn làm mình thất vọng ghê gớm

    Da chúng là cảm biến nhiệt độ, cần bộ xử lý trung tâm là bộ não để xử lý tín hiệu đầu vào, chớ bạn nghĩ tự thân bộ da, ngón tay chúng ta có thể biết nó đang tiếp xúc với cái gì sao?

    Phản ứng lại với nhiệt độ cao (co tay lại khi chạm vào gì đó nóng) là do bộ não điều khiển. Ví dụ bạn nhéo tai một người chết não đang nằm viện dạng thực vật họ sẽ chẳng biết gì mà phản ứng cả. Não họ lúc này có thể vẫn tiếp nhận tín hiệu đầu vào, nhưng nó hết xung nhịp để đưa ra tín hiệu phản hồi rồi.

    Trên nền lý thuyết sinh, kỹ thuật mong bạn thấy quen thuộc mà dễ tiếp nhận hơn

    Còn có những người mắc chứng "điếc đau", não họ không xử lý cảm giác đau do khiếm khuyết từ gen, họ như siêu nhân vậy, không biết đau.

    Tuy nhiên nguy cơ chết vì nhiễm trùng hoặc tổn thương cơ là rất lớn, vì lúc này tuy tay họ tiếp túc với vật nóng chẳng hạn, vật nhọn gây đau chẳng hạn, não họ không xử lý tín hiệu đó, tay họ không phản ứng gì cả.
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thế theo bạn phân tử nước rời khỏi chất lỏng bằng nguồn năng lượng nào?

    Tôi thì nghĩ đơn giản, nó bay ra khỏi nước với một vận tốc xác định, nó có khối lượng nên phân tử nước đó mang động năng. (Hỏi anh Goo xem động năng là gì)
    Về cơ chế sinh ra cái động năng đó tôi không rõ bản chất, cũng ngại tra Google rồi chép về, nhưng chắc chắn lấy từ khối chất lỏng. Như vậy là phân tử nước đó lấy từ khối chât lỏng một lượng năng lượng đúng bằng động năng đó, vì thế năng lượng của khối chất lỏng giảm đi, dẫn đến nhiệt độ giảm.
     
  14. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Đồng ý là khi thể tích tăng, độ tương tác giữa các phân tử khí tăng, nhưng tại sao thể tích tăng lại làm giảm nhiệt độ. Phương trình cho biết thể tích và nhiệt độ tỉ lệ nghịch v=f(T) là phương trình nào?

    Có lẽ ở đây ta phải quay lại định nghĩa nhiệt độ là gì mất? Nếu bạn có kiến thức sẵn trong đầu về vấn đề này, có thể nêu ra để các bạn cùng thảo luận. Còn không, mình sẽ google khái niệm (định nghĩa) này sau, he.

    Hai đoạn giải thích trên không liên kết chặt chẽ với nhau lắm nhỉ?

    P/S: Mình phân vân giữa gắn thẻ và không gắn thẻ các bạn mình nhắc tới. Mình chỉ nói chuyện bình thường vậy thôi, chứ không muộn "động đậy" đến ai cả. Khi thực sự muốn nhắc đến bạn nào với ý thức rõ ràng, mình sẽ dùng @ như bạn đề nghị!
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Điều này rất cơ bản, độ ẩm thấp thì nồng độ (hay mật độ) hơi nước trong không khí thấp đúng không? Thì khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp giúp nước bay hơi, hơi nước vẫn còn chỗ trống để chen vào không khí.

    Khi độ ẩm cao thì trong không khí đã còn rất ít chỗ để hơi nước có thể chèn thêm vào, cộng thêm đến một mật độ ngưỡng, hơi nước lúc này trở nên nặng gần với nước dạng lỏng, nó sẽ ngưng tụ, ngoài trời thì khi mây đủ "nặng" hơi nước sẽ rớt xuống thành mưa.

    Kiến thức phổ thông nhé
     
  16. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn đã đọc và thấy nó dễ hiểu à.

    Mình sẽ note lại và đọc sau. Dù sao, ngôn ngữ của một người đã hiểu vấn đề diễn giải lại vấn đề ấy ít nhiều cũng dễ hiểu hơn là ngôn ngữ hết sức hàn lâm, khô khan và quá khúc chiết. Hehe nói vậy thôi, nhưng mai mình sẽ đọc. Thanks bạn vì ý tưởng đột xuất này (dùng wiki thay cho lời mình nói). Không biết là nên khen hay chê nữa??
     
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không phải thế. Đọc lại sự bay hơi đi.

    Quá trình bay hơi và ngưng tụ đồng thời diễn ra. Ở một áp suất, một nhiệt độ xác định thì lượng bay hơi - phân tử nước rời khỏi một đơn vị diện tích bề mặt nước lỏng trong một đơn vị thời gian là một lượng cố định. Độ ẩm khác nhau thì mật độ phân tử nước trong không khí cũng khác nhau, nên số lượng phân tử nước đang bay hỗn loạn trong không khí đâm xuống một đơn vị diện tích bề mặt nước lỏng trong một đơn vị thời gian cũng khác nhau.
     
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Em đồ rằng lúc này nền đã thôi tích nhiệt mà chuyển sang xả nhiệt, trong phòng kín quá trình này sẽ diễn ra đến nửa đêm thì trở lạnh, phòng kín giữ nhiệt tốt hơn ngoài trời, khi vừa chập tối thì ngoài trời đã xả hết nhiệt ban ngày và bắt đầu lạnh teo râu rồi

    Anh sẽ cảm thấy oi bức cho đến khoảng giữa đêm thì phải đắp mền mà thôi


    đồng ý với mồ hôi, vì mồ hôi tồn tại ở loài người chỉ làm hai nhiệm vụ, một tản nhiệt giúp cơ thể, hai là khử khuẩn, mồ hôi mặn là vì có muối để khử khuẩn bảo vệ da.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/21
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vâng anh
     
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Dân vùng sông nước có khác, sướng thế! Anh cũng ở Cần Thơ rồi, nên cái vụ về đêm trở lạnh cũng biết.

    Nhưng ở xa biển, ít sông ngòi thì lại khác đấy nàng ơi. Cả đêm vẫn hầm hập như cái lò, gần sáng máy lạnh tự động tắt (sợ tốn điện nên hẹn giờ) thì phòng ngủ lập tức nóng hầm hập ngay, à, quạt vẫn vù vù chạy.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này