Thảo luận Cơ chế nào mà gió khi thổi vào cơ thể lại có thể làm mát

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Cloud Moon Tran, 12/8/21.

Moderators: amylee
  1. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Theo các cuộc thảo luận gợi lên cho tôi ý nghĩ "Nhiệt độ là gì?", khi đó tôi nghĩ đến nhiệt độ như một đại lượng vật lý nói chung, nhiệt độ của khí. Còn bạn vẫn bám vào ý tưởng nhiệt độ của làn da!

    Tôi hiểu ngược với bạn một chút "Khi phân tử chất rắn va đập vào các tế bào thần kinh da làm tốc độ của các tế bào thần kinh tăng lên dẫn đến động năng tăng", khi tăng va đập thì tăng vận tốc từ đó tăng động năng. Còn bạn lại cho là tăng động năng dẫn đến tăng vận tốc! Kiến thức này đúng là được học trong môn Nhiệt học mà tôi được học ở chương trình năm nhất Đại học.

    Thêm vào đó, tôi thấy ý kiến cho là tế bào thần kinh chuyển động yếu đi hơi khó hiểu dù bạn đã giải thích (à hỏi ngu xí, tế bào thần kinh cũng có phân tử à.)

    Chỗ này có thể giải thích thêm, tế bào càng dao động mạnh thì cơ thể sẽ được báo là nhiệt độ tăng, còn ngược lại, nhiệt độ giảm. Có đúng không ạ?

    Chỗ này bạn giải thích hay quá!

    Các đoạn còn lại vẫn chưa đủ sáng tỏ cho ý của bạn.

    Riêng việc bạn liên hệ thêm đến bỏng, nấu chín và cháy, tôi đánh giá cao ý kiến này, ý tưởng này tôi chưa được nghe ai nói bao giờ.

    Những chỗ bạn nói về động năng chất lỏng, chất rắn, chất khí, cái nào có trong sách ngày xưa tôi học thì tôi hiểu, còn những chỗ bạn nói thêm ra, tôi phải suy nghĩ rất lâu mà chưa hiểu được.

    Câu gút của bạn lại đặt ra cho tôi một câu hỏi khác: "Tại sao khi phân tử tế bào da dao động mạnh thì cơ thể lại xác định là nóng, trường hợp còn lại thì là lạnh?" Tại sao lại như thế?

    Nếu khó cho bạn, chúng ta sẽ gác lại câu hỏi này sau cũng được.

    Cám ơn bạn rất nhiệt tình từ tối qua đến giờ gắng sức giải thích cho tôi hiểu. Diễn giải của bạn và bạn @machine làm tôi nghĩ các bạn phải là những kĩ sư rất am hiểu, không thì cũng phải là người giảng dạy ở các bậc học cao thì mới có thể giải thích được như thế. Một lần nữa, cảm ơn hai bạn nhé!
     
  2. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    máy móc: Tên tôi là Hằng đấy, thì sao?
     
  3. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Hiện tượng các phân tử chất rắn dao động quanh vị trí cân bằng đã được KH xác nhận. Nhiệt độ thay đổi thì biên độ thay đổi, tôi giả sử tần số - chu kỳ dao động trong một đơn vị thời gian - là cố định, thì để đảm bảo tần số vận tốc dao động cũng thay đổi. Khi vật chuyển động thì nó có động năng. Đây có lẽ là bản chất của nhiệt năng.

    Khi da tiếp xúc với vật khác, thì sẽ xảy ra sự va chạm lẫn nhau giữa các phân tử của tế bào thần kinh của da với các phân tử vật khác.

    V-t-L-H-c-Con-L-c-C-n-B-ng-B-ng-Va-Ch.jpg_q50.jpg
    (Sự truyền động năng khi va chạm của các con lắc khi dao động)

    Vậy nên biên độ dao động của tế bào thần kinh da thay đổi. Có thể từ dao động tế bào thần kinh da chuyển dao động thành tín hiệu điện (cường độ, chu kỳ xung, độ dài xung điện...), khi các dao động kia biến đổi biên độ thì các tín hiệu điện kia cũng biến đổi theo. Bộ não sẽ giải mã các tín hiệu đó thành cảm giác nóng, lạnh...

    Tế bào thần kinh, hay neuron thần kinh giống như một con chip điện tử ấy nhưng phức tạp và hoàn thiện hơn nhiều (đề nghị tra cứu sách hoặc Google để hiểu rõ hơn). Dây thần kinh cũng giống dây dẫn điện: có lõi dẫn điện và vỏ cách điện. Hoạt động của hệ thần kinh dựa trên hoạt động của năng lượng điện. Các kích thích của các tế bào thần kinh của các giác quan đều chuyển thành tín hiệu điện hết, được chuyển về các trung khu thần kinh và được giải mã thành các cảm giác tùy chức năng: nóng, lạnh, sáng, tối, màu sắc, nhanh chậm, đau, mặn, ngọt..... Đại khái tế bào thần kinh của giác quan giống cái cảm biến điện tử, nhưng phức tạp và hoàn thiện hơn.

    He he... cứ thế này thì lại thêm nhiều topic nữa vì sợi tóc từ chẻ đôi thành chẻ trăm, chẻ nghìn.

    Trở lại thí nghiệm va chạm giữa 2 con lắc khi dao động. Sẽ xảy ra mấy trường hợp:

    - Khối lượng 2 quả cầu bằng nhau, một con lắc đang đứng yên, một con đang dao động. Thì khi va chạm nó sẽ chuyền hoàn toàn động năng sang con kia và đứng yên, còn con nhận động năng sẽ dao động nửa chu kỳ. Rồi con kia lại va chạm vào con thứ nhất....

    - Thay đổi khối lượng và trạng thái 2 con sẽ có những trạng thái truyền động năng khác nhau khi va chạm.

    - Lại xét một hệ con lắc dao động hỗn loạn va chạm nhau.

    - Thay các con lắc thành các quả bóng bida cũng chuyển động hỗn loạn va chạm nhau....

    .... Tưởng tượng thêm nữa.... :)
     
  4. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    À mấy con lắc chuyển động hỗn loạn va chạm nhau giống với các phân tử chất khí chứ gì.

    Bạn cứ giảng bài, tôi xin nghe!
     
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tế bào nói chung đều có cấu tạo từ các phân tử các chất hữu cơ, có thể cả vô cơ nữa. Chẳng hạn màng tế bào động vật được cấu tạo từ protit, chất béo, nước, muối... thành nhiều lớp có cấu tạo khác nhau, chức năng khác nhau. Vào trong màng tế bào thì còn phức tạp hơn ngàn lần (bạn tìm cuốn Những điều kỳ diệu trong thế giới vi sinh vật ấy, có nói về cấu tạo tế bào khá dễ hiểu đấy).
     
  6. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Nghĩ lại thấy mình năm nay đã gần 40, còn nửa đời nửa thôi mà những điều chưa biết còn nhiều quá, hic.
     
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đúng. Chất lỏng cũng gần giống thế, nhưng giữa các phân tử chất lỏng có lực liên kết ràng buộc nhau, lực này không quá chặt cũng không quá lỏng.
     
  8. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Bạn No tên gì?
     
  9. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi đọc thấy bạn @machine nói khi có gió thổi vào mặt chất lỏng. Vì phân tử khí va chạm vào các phân tử ở bề mặt chất lỏng cưỡng bức chúng văng ra khỏi chất lỏng làm tăng quá trình bay hơi. Đúng là có tăng số lượng thật. Nhưng xét về chuyện truyền động năng, thì động năng đó phần lớn vẫn ở lại phần khí chứ nhỉ?
     
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Để trả lời riêng nhé.
     
  11. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Không chịu khai? Thôi đặt cho tên là Lỏng nhé
     
  12. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Cuối cùng cũng chịu tương tác với nhau rồi nhỉ?
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    À, trường hợp các quả bi da chuyển động hỗn loạn va chạm nhau thì cũng va chạm vào băng (mép bàn). Nếu ở mép bàn ta để những cái chuông, phím đàn, nút bấm điện có nối với bóng đèn, nút bấm máy điện báo.... Rõ ràng các chuông, phím đàn, đèn điện, tín hiệu morse phát ra có trạng thái (cường độ, độ dài...) khác nhau tùy vận tốc, góc tác động nhỉ. Chắc gần giống tế bào thần kinh giác quan tiếp nhận kích thích đấy.
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có chứ. Vì tôi đối thoại với bạn còn chưa xong mà.
     
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Dr. No là 007. Cho nên cần có sự bí ẩn nhất định. Nhưng có thể trả lời qua mật thư.
     
  16. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Nói linh tinh gì đấy? Tên gì, khai mau.

    Tương tác với bạn @machine ấy.
     
  17. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Thôi khỏi, mai danh đến già 20 năm cũng chỉ là người xa lạ mà thôi. Khỏi đối thoại, đối thọi gì hết, chúng ta chỉ là strangers thôi
     
  18. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Mô hình hóa hoạt động của cơ quan thần kinh giác quan thôi.
     
  19. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Không được dễ hiểu cho lắm nhỉ, toàn những từ lạ hoắc: bóng đèn, phím đàn, chuông... mà bảo là liên quan đến tế bào thần kinh là sao
     
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thế chip điện tử cũng được làm để mô phỏng neuron (tế bào thần kinh) cũng có giống đâu? :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này