Trà phiếm Công điện khẩn cấp về dịch virus corona

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 23/1/20.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lên 59 ca rồi...
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lên 61 ca.
    Có 1 ca đặc biệt dương tính sau 8 ngày âm tính.
     
  3. Post mình viết có vấn đề hả? Chỗ nào? Tại sao? :D
    Chắc cô ta không theo dõi thứ gì khác hơn chuyện thời trang, nên mới vô tư chết người (và mình) như vậy.
    Nhưng cô HN chỉ đi lung tung khi ở bên ngoài. Theo tin chính thức thì lúc về đến VN, cô N. cảm thấy khó ở nên chỉ đến bệnh viện Hồng Ngọc để khám, và gần như không ra khỏi nhà.

    [​IMG]
    Dù không phải là “tình trạng khẩn cấp”, mọi người vẫn có thể tự bảo vệ bằng cách mang khẩu trang (loại may bằng vải), đội nón rộng vành để che lỗ tai, đeo kiếng và găng tay khi đi ra ngoài. Về tới nhà là tắm gội và tháo mọi thứ ra giặt liền. Cần nhất đừng dùng tay dụi mắt hay sờ lên mặt trước khi rửa kỹ. Đừng đứng quá gần khi nói chuyện với người khác.

    Đừng ỷ y ngay cả đối với những người đã được xét nghiệm với kết quả âm tính, vì phương pháp xét nghiệm chính thức hiện nay là tìm bằng chứng của virus trong nước miếng, dịch mũi, dịch phết hậu môn. Phương pháp này có thể cho kết quả âm tính giả trong những trường hợp virus đã xâm nhập đường hô hấp sâu như phổi, và lượng virus ở những điểm trên không còn nhiều.

    Tránh tập trung và vệ sinh cá nhân kỹ là hai yếu tố giúp cho việc phòng bệnh có hiệu quả.
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thêm 7 ca mắc Covid-19, 4 trường hợp tại Hà Nội
    Như vậy VN có 75 ca
     
  5. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Gần 100 người mắc cô vít rồi, hoang mang tai ghê,... Tuần sau chắc ở nhà cấm cửa, các bạn thì sao??
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tình hình này chắc học sinh nghỉ hết tháng 4 luôn...
     
  7. hoahong_honghoa

    hoahong_honghoa Lớp 3

    Bữa giờ đi làm toàn phải đeo khẩu trang cả ngày. Tối về mệt vì thiếu oxy với thiếu máu lên não luôn, khó thở vì đeo khẩu trang quá.
     
    hoalienbao thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    VN lên 106. Lại dính tới Hồi giáo... Đúng chán.
     
    vqsvietnam thích bài này.
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lên 113 ca. Du học sinh từ Anh. Chứng tỏ bên Anh nó toang hoác rồi.
     
    vqsvietnam thích bài này.
  10. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    VN toàn nhập khẩu bệnh nhân nhiễm cúm nCovi-19!
     
  11. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Giữa lúc tình hình thế giới biến động, loạn lạc vì Covid-19, tác giả của ''Sapiens'', ''Homo Deus'' và ''21 bài học thế kỷ 21'' - Yuval Noah Harari vừa có một bài viết rất hay trên Financial Times.
    (Nguồn bài dịch: Hanh Pham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Thế giới hậu đại dịch Corona

    Cơn bão này rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn bây giờ có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.
    Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ đây là khủng hoảng lớn nhất đối với thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và các chính phủ đưa ra trong mấy tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong tương lai. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng lớn mà còn cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Lúc này chúng ta phải hành động nhanh và dứt khoát. Nhưng chúng ta cũng nên cân nhắc đến hậu quả về lâu về dài của những hành động này. Khi đắn đo giữa các lựa chọn, chúng ta nên tự hỏi không chỉ làm sao để vượt qua mối đe dọa hiện tiền mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ sống sau khi cơn bão này đi qua. Rồi bão sẽ qua đi, loài người sẽ vượt qua biến cố này, phần lớn chúng ta sẽ sống sót – nhưng là sống sót trong một thế giới đã đổi thay.
    Nhiều biện pháp khẩn cấp mang tính tạm thời lúc này sẽ trở thành những thứ gắn chặt với đời sống về sau. Đó là bản chất của khẩn cấp. Các biện pháp khẩn cấp đẩy nhanh tiến trình của lịch sử. Bình thường người ta có thể mất nhiều năm để cân nhắc khi đưa quyết định nhưng trong thời đại này các quyết định được thông qua chỉ trong vài giờ. Những công nghệ còn non yếu, thậm chí gây nguy hiểm, bị “ép chín” đưa vào sử dụng vì rủi ro sẽ còn lớn hơn nếu không làm gì cả. Các quốc gia trở thành những con chuột bạch trong các cuộc thử nghiệm xã hội trên quy mô lớn. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta làm việc ở nhà và giao tiếp với nhau từ xa? Chuyện gì xảy ra khi tất cả các trường đều học trực tuyến? Bình thường, chính phủ, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục sẽ không đời nào đồng ý thực hiện một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng bây giờ không phải là lúc bình thường.
    Trong khủng hoảng, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Thứ nhất là chọn lựa giữa sự giám sát độc tài hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu.
    Giám sát phía-dưới-lớp-da
    Để ngăn chặn đại dịch, tất cả dân chúng phải tuân thủ các quy định cụ thể. Có hai cách khiến người dân tuân theo. Cách thứ nhất là chính phủ giám sát và trừng phạt những người làm trái quy định. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhờ công nghệ, việc giám sát tất cả mọi người vào mọi lúc trở nên khả thi. 50 năm trước, KGB, cơ quan tình báo Nga, không thể theo dõi 240 triệu công dân Xô Viết 24 giờ/ngày, và cũng không hy vọng có thể xử lý hiệu quả tất cả thông tin thu thập được. KGB dựa vào con người - các đặc vụ và các nhà phân tích. Cơ quan này không thể cắt cử một đặc vụ kèm một công dân. Nhưng giờ đây các thiết bị cảm biến và các thuật toán mạnh có thể thay thế cho những bóng ma-bằng-xương-bằng thịt trước kia.
    Trong cuộc chiến chống đại dịch corona, nhiều quốc gia đã triển khai các công cụ giám sát mới. Trường hợp điển hình nhất là Trung Quốc. Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu camera an ninh có khả năng nhận diện khuôn mặt, buộc người dân tự kiểm tra và báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe. Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc không chỉ nhanh chóng xác định được những ca nghi nhiễm mà còn truy lùng ra được hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai từng tiếp xúc với họ. Hàng loạt ứng dụng điện thoại ra đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm bệnh ở gần.
    Công nghệ này không chỉ được sử dụng ở đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây cho phép cơ quan tình báo triển khai công nghệ giám sát, vốn dùng để lùng bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm virus corona. Khi ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”.
    Bạn có thể cho rằng điều này có gì lạ đâu. Những năm gần đây chính phủ và các tập đoàn đã và đang sử dụng những công nghệ phức tạp để theo dõi, giám sát và thao túng người dân. Nhưng nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch lần này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử chính phủ giám sát công dân. Việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở thành điều bình thường ở cả những quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng. Hơn thế nữa, đó còn là một bước chuyển đột ngột từ giám sát “trên bề mặt da” sang giám sát “dưới bề mặt da”.
    Trước kia, khi ngón tay bạn chạm vào màn hình điện thoại thông minh và nhấn vào một đường link, chính phủ muốn biết chính xác bạn đã truy cập thông tin gì. Nhưng sau dịch corona, mục tiêu quan tâm của các chính phủ đã thay đổi. Giờ đây chính phủ muốn biết nhiệt độ trên đầu ngón tay của bạn và huyết áp phía dưới đó.
    Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi bàn về việc chính phủ giám sát công dân là không một ai biết chúng ta đang bị giám sát như thế nào, việc này sẽ tiếp diễn ra sao trong tương lai. Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những thứ mà 10 năm trước dường như chỉ có trong khoa học viễn tưởng ngày nay không còn mới lạ. Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ giả định yêu cầu mọi công dân đeo vòng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ/ngày. Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được. Các thuật toán máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức. Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày. Nghe tuyệt vời, phải không?
    Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ nếu bạn biết tôi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui, điều gì khiến tôi buồn và điều gì khiến tôi thực sự, thực sự tức giận.
    Nên nhớ tức giận, hạnh phúc, buồn chán và yêu thương là những hiện tượng sinh học cũng giống như cơn sốt hay cơn ho. Thứ công nghệ dùng vào việc xác định tiếng ho cũng có thể nhận diện được một tràng cười. Nếu các công ty và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình. Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù đó là một sản phẩm hay một chính trị gia. Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin nhận cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ”. Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi đời chắc!
    Đương nhiên, bạn có thể phản biện rằng giám sát sinh trắc học chỉ là biện pháp tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Người ta sẽ dẹp nó đi khi đời sống trở lại bình thường. Nhưng đáng tiếc, lịch sử đã chứng minh các biện pháp tạm thời thường tiếp tục tồn tại sau khi tình thế khẩn cấp qua đi, đặc biệt nếu như luôn có một mối đe dọa mới lẩn khuất đâu đó ở phía trước. Lấy ví dụ, Israel, quê hương tôi, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí, tịch thu đất đai, cho đến quy định đặc biệt liên quan đến việc làm bánh pudding (Tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng “nhân từ” xóa bỏ nghị định về bánh pudding).
    Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì… bạn hiểu ý tôi nói rồi đấy! Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Dịch corona có thể chính là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe.
    Cảnh sát-xà phòng
    Gốc rễ của vấn đề nằm ở việc đưa ra câu hỏi buộc người dân phải lựa chọn giữa sức khỏe và quyền riêng tư. Bởi vì nó sai ngay ở cách đặt vấn đề. Chúng ta có thể và nên có cả sức khỏe lẫn quyền riêng tư. Thay vì thiết lập nên các thể chế giám sát chuyên chế nhằm ngăn chặn đại dịch, chúng ta có thể thực hiện bằng cách trao quyền lực cho người dân. Những tuần gần đây, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore nổi lên là những quốc gia khống chế đại dịch corona thành công nhất. Ngoài các ứng dụng theo dõi, các nước này chủ yếu dựa vào hoạt động xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng hiểu biết.
    Việc giám sát tập trung và trừng phạt nặng tay không phải là cách duy nhất khiến người dân tuân thủ quy định. Khi người dân được tiếp cận thông tin khoa học, khi họ tin rằng chính quyền đang nói thật, họ sẽ hành xử đúng đắn mà không cần một Ông Kẹ kè kè theo dõi. Một xã hội có ý thức và được thông tin đầy đủ thường mạnh mẽ và hiệu quả hơn một xã hội mù mờ thông tin và bị kiểm soát.
    Hãy lấy ví dụ việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những cải tiến lớn nhất trong hoạt động vệ sinh cá nhân của con người. Hành động rửa tay đơn giản mỗi năm giúp cứu sống hàng triệu mạng người. Chúng ta ngày nay có thể coi nhẹ việc rửa tay nhưng mấy ai biết rằng mãi đến tận thế kỷ thứ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí bác sĩ và y tá không rửa tay giữa các ca phẫu thuật. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi vì họ sợ lực lượng cảnh sát-xà phòng giám sát, mà bởi vì họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. Tôi rửa tay với xà phòng bởi vì tôi đã nghe về vi khuẩn và virus, tôi hiểu những sinh vật nhỏ bé này gây ra bệnh tật và tôi biết xà phòng có thể giúp diệt khuẩn.
    Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như việc rửa tay bằng xà phòng, anh cần niềm tin. Người ta cần phải tin khoa học, tin chính quyền, và tin báo chí. Các chính trị gia vô trách nhiệm trong những năm gần đây đã chủ ý phá họai niềm tin của công chúng vào khoa học, chính quyền và truyền thông. Giờ đây lấy lý do rằng không thể đặt niềm tin vào công chúng sẽ hành xử đúng, cũng chính họ đang có ý định lựa chọn con đường chuyên quyền.
    Bình thường khi niềm tin đã xói mòn qua năm tháng thì không thể gây dựng lại trong ngày một ngày hai. Nhưng đây không phải là lúc bình thường. Trong cơn khủng hoảng, người ta thay đổi suy nghĩ rất nhanh. Anh có thể cãi cọ với chị em trong nhà suốt bao năm qua nhưng khi tình thế khẩn cấp ập đến, anh bỗng phát hiện ra trong lòng ẩn chứa niềm tin và tình thương và vội chạy đến giúp người thân của mình. Thay vì xây dựng một chế độ giám sát công dân, hiện vẫn chưa quá muộn để gây dựng niềm tin của người dân vào khoa học, chính quyền và báo chí. Chúng ta đương nhiên cũng nên tận dụng sức mạnh của công nghệ nhưng công nghệ phải nhằm mục đích gia tăng sức mạnh cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi thân nhiệt và áp huyết nhưng những dữ liệu đó không phải để phục vụ một chính phủ nắm mọi quyền lực mà nó nên giúp tôi có đủ thông tin hơn để đưa các quyết định cá nhân đồng thời khiến chính phủ chịu trách nhiệm với mỗi quyết sách.
    Nếu tôi có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình 24 giờ/ngày, tôi sẽ không chỉ biết liệu mình có gây hại cho người khác hay không mà còn biết những thói quen nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Và nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích các thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của virus corona, tôi có thể đánh giá liệu chính phủ đang nói thật hay không và liệu chính phủ có áp dụng các chính sách đúng đắn để phòng chống dịch hay không. Khi nói đến giám sát, người ta thường chỉ nghĩ công nghệ giúp chính phủ giám sát mỗi cá nhân mà không nhớ rằng công nghệ cũng có thể giúp mỗi cá nhân giám sát chính phủ.
    Đại dịch corona vì vậy là một bài kiểm tra lớn về quyền công dân. Trong những tháng ngày trước mắt, mỗi chúng ta nên chọn tin vào số liệu khoa học và các chuyên gia y tế thay vì tin vào các thuyết âm mưu và những chính trị gia chỉ biết tư lợi. Nếu chúng ta không lựa chọn đúng, chúng ta có thể đang tự tay ký vào văn bản tuyên bố từ bỏ sự tự do quý giá mà trong đầu thì nghĩ rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ mình.
    Chúng ta cần một kế hoạch toàn cầu
    Lựa chọn quan trọng thứ hai mà chúng ta đối mặt là lựa chọn giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu. Đại dịch corona và khủng hoảng kinh tế theo sau là những vấn đề toàn cầu. Chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề này.
    Đầu tiên, để đánh bại con virus này, chúng ta cần chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Đó là lợi thế lớn của chúng ta khi đương đầu với đám virus. Một con virus corona ở Trung Quốc và một con virus ở Mỹ không thể phím nhau cách thức lây nhiễm cho con người. Nhưng Trung Quốc có thể truyền cho Mỹ những bài học quý giá để hiểu về virus corona và làm sao để chống lại nó. Thông tin mà một bác sĩ ở Milan, Italy phát hiện ra lúc đầu buổi sáng có thể giúp cứu sống nhiều người ở Tehran vào cuối buổi chiều. Khi chính phủ Anh do dự, đắn đo giữa các chính sách, họ có thể tham khảo Hàn Quốc vì trước đó một tháng Hàn Quốc đã trải qua tình cảnh tương tự. Nhưng để làm được như thế, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu.
    Các nước nên sẵn lòng chia sẻ thông tin một cách cởi mở đồng thời khiêm tốn lắng nghe lời khuyên, bên cạnh đó, tin tưởng vào các số liệu và phân tích chuyên sâu mà họ nhận được. Chúng ta cũng cần một nỗ lực toàn cầu trong việc sản xuất và phân phối các thiết bị y tế, quan trọng nhất là các kit thử và máy thở. Thay vì tất cả các nước bươn ra tự sản xuất và tích trữ bất cứ thiết bị nào mua được, một nỗ lực hợp tác trên quy mô toàn cầu sẽ giúp đẩy nhanh việc sản xuất và phân phối các thiết bị hiệu quả hơn. Cũng giống như việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp quan trọng trong chiến tranh, cuộc chiến giữa con người và virus corona khiến chúng ta phải “nhân tính hóa” những dây chuyền sản xuất quan trọng. Một quốc gia giàu có ít các ca nhiễm virus nên sẵn lòng tiếp viện những thiết bị y tế quý giá cho những nước nghèo hơn đang bị ảnh hưởng nặng nề với niềm tin rằng khi đến lượt mình cần giúp đỡ, các quốc gia khác sẽ chung tay.
    Một chiến dịch hợp tác tương tự cũng có thể áp dụng với lực lượng y tế. Các nước hiện đang ít bị ảnh hưởng có thể gửi nhân viên y tế đến những vùng dịch trong khu vực vừa để giúp cứu người kịp thời vừa có thể thu thập được những kinh nghiệm quý giá. Nếu sau đó tâm dịch chuyển hướng, sự giúp đỡ sẽ quay theo chiều ngược lại.
    Sự hợp tác toàn cầu cũng quan trọng trên mặt trận kinh tế. Xét bản chất toàn cầu của kinh tế và chuỗi cung ứng, nếu mỗi chính phủ tự ý hành động mà không đếm xỉa gì đến những quốc gia khác, hậu quả sẽ là hỗn loạn và suy thoái sâu. Chúng ta cần một bản kế hoạch hành động toàn cầu và chúng ta cần xúc tiến nhanh.
    Ngoài ra chúng ta cũng cần đạt được thỏa thuận toàn cầu về việc di chuyển giữa các quốc gia. Đi lại quốc tế bị ngừng trệ trong nhiều tháng sẽ đẩy chúng ta vào tình cảnh vô cùng khó khăn và cản trở cuộc chiến chống lại virus corona. Các quốc gia cần hợp tác để ít nhất cho phép một số ít những người quan trọng tiếp tục di chuyển qua biên giới như các nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, chính trị gia, và thương nhân. Chúng ta có thể ký một thỏa thuận toàn cầu về việc sàng lọc ngay tại quê hương của các du khách. Nếu ta biết chỉ những hành khách được sàng lọc cẩn thận mới được phép lên máy bay, ta sẽ sẵn lòng cho họ nhập cảnh.
    Đáng tiếc hiện nay các quốc gia gần như chưa thực hiện bất cứ biện pháp hợp tác nào kể trên. Sự tê liệt tập thể đang bóp nghẹt cả thế giới. Và dường như không có một người lớn nào trong dàn lãnh đạo. Đáng nhẽ ra chúng ta phải chứng kiến từ nhiều tuần trước một cuộc họp khẩn cấp giữa các nhà lãnh đạo quốc tế để đưa ra một bản kế hoạch hành động chung. Cho đến tận tuần này các nhà lãnh đạo khối G7 mới thu xếp một cuộc họp trực tuyến nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu.
    Trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây, ví dụ như khủng hoảng tài chính 2008 hay đại dịch Ebola 2014, Mỹ luôn nắm vai trò dẫn dắt. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đã từ bỏ vai trò lãnh đạo. Washington nói rõ lập trường rằng nước Mỹ hiện nay quan tâm đến sự vĩ đại của mình hơn là tương lai của nhân loại.
    Chính quyền Trump thậm chí đã bỏ rơi cả các đồng minh thân cận nhất. Khi cấm tất cả các chuyến bay từ EU, Mỹ chẳng buồn báo trước với EU, chứ đừng nói đến việc hỏi ý kiến của EU về biện pháp mạnh tay này. Mỹ vừa khiến Đức nổi đóa sau khi bị cho là đã đề nghị trả 1 tỷ đô cho một công ty dược phẩm của Đức để mua độc quyền sáng chế vaccine Covid-19. Kể cả khi chính quyền Mỹ hiện nay thay đổi cách tiếp cận và đưa ra một kế hoạch hành động toàn cầu, hiếm ai chịu đi theo một lãnh đạo không biết chịu trách nhiệm, không bao giờ thừa nhận sai lầm, và có thói quen nhận hết công trạng về phần mình còn đổ thất bại lên đầu người khác.
    Nếu không có quốc gia nào đứng ra thế vào chỗ trống mà Mỹ để lại, thì không chỉ việc ngăn chặn đại dịch trở nên khó khăn hơn mà hậu quả còn làm quan hệ quốc tế xấu đi trong những năm tới. Tuy nhiên trong nguy có cơ. Chúng ta hy vọng đại dịch này sẽ giúp con người nhận ra sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.
    Nhân loại cần đưa ra quyết định. Chúng ta sẽ tiếp tục đua xuống đáy vực chia rẽ hay chúng ta sẽ rẽ lối sang con đường của đoàn kết toàn cầu? Nếu chúng ta chọn chia rẽ, nó sẽ không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng này mà còn có thể dẫn đến thảm họa khốc liệt hơn trong tương lai. Nếu chúng ta chọn đoàn kết, đó sẽ không chỉ là chiến thắng virus corona mà còn là chiến thắng mọi đại dịch và khủng hoảng khác sẽ dồn dập tấn công nhân loại trong thế kỷ 21.
    Bài gốc ở đây <Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link>
     
  12. Họ là công dân của XHCNVN, người mang quốc tịch VN, đang du học hay lao động ở nước ngoài, chọn về nước vì:
    • Họ không phải công dân của nước sở tại, nên không được hưởng chế độ chữa trị miễn phí, trừ ở Anh.
    • Họ muốn được cách ly hoặc chữa trị ở nơi mà ca nhiễm ít hơn và xác xuất khỏi bệnh cao hơn nơi họ đang sống và làm việc.
    Báo chí tiếng Việc gọi họ là Việt kiều là đúng. Nhưng vì nhà nước XHCNVN hay dùng từ VK để gọi (sai) những công dân Mỹ, Canada, Âu Châu, v.v. gốc Việt nên ta cứ tưởng như VN đang nhập khẩu bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán, thôi.
     
    hoalienbao thích bài này.
  13. Đây là tấm băng rôn mới được một nhà hàng ở Thái Nguyên, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh treo lên để chúc mừng việc virus Vũ Hán đang hoành hành ở Mỹ và Nhật. Các bác rành tiếng Tàu coi lại xem có phải biểu ngữ nói:
    "Nhiệt liệt chào mừng đại dịch ở Mỹ quốc.
    Chúc dịch bệnh ở tiểu Nhật Bản thuận buồm xuôi gió trong một thời gian dài".

    [​IMG]

    Đây là cách mà công dân của chủ nghĩa ưu việt đáp trả lại sự tận tình giúp đỡ của Nhật và các tổ chức dân sự cùng công dân Mỹ đối với China khi dịch Vũ Hán bùng lên. Tuy sự giúp đỡ là tự phát nhưng các tổ chức này cũng phải nhờ đến sự phối hợp và giúp đỡ của chính phủ Mỹ mới cho thể giao được thiết bị y tế đến tận tâm điểm của vùng dịch.

    Đây cũng không phải là lần đầu tiên dân China đã mở lời chung vui với tai họa của người dân nước khác. Năm 2016 khi Nhật bị động đất, các tấm băng rôn tương tự cũng đã được con cháu Khổng Tử giăng lên để đáp trả lại sự giúp đỡ của chính phủ và dân Nhật đối với China khi China gặp thiên tai. Thật tội nghiệp cho Khổng Tử, Trang Tử, Tuân tử, và tất cả các triết nhân của Trung Hoa cổ khác. Nền đạo đức mà các ông đã dày công tạo dựng đang được con cháu đổ cement làm nền cho cứng. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/20
  14. Bài này rất hay mà sao ít người đọc và bình luận? Dài quá chăng?
     
    hoalienbao thích bài này.
  15. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    À, bài gốc trên fb dịch giả thì được hưởng ứng cũng nhiều bạn. Bài này không dài lắm :sss
     
  16. Theo nhân viên của CDC (Trung tâm phòng và chống bệnh của Mỹ) thì chỉ người bệnh mới cần đeo khẩu trang để đề phòng ho, hắt hơi, hoặc nói văng vô mặt người khác. Người không bị bệnh thật không cần.

    Đây là video mới được một nhân viên của CDC làm. Các bạn theo dõi để áp dụng cách ngừa bệnh. Không cần có fb cũng coi được.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hoalienbao thích bài này.
  17. Chuyện dài vi khuẩn Vũ Hán.

    Từ khi dịch Vũ Hán chưa lan tràn trên những phần khác của thế giới, thì fb đã share nhiều video bắt được cảnh các công dân của China trét nước miếng lên bảng số lầu trong thang máy của các chung cư. Có người còn trét lên nắm đấm tay cửa của tất cả nhà hàng xóm. Tuy người xem có thể nhìn thấy rõ những cá nhân làm việc đó là người Hoa nhưng thiếu tin tức về nơi họ ở nên cộng đồng fb chỉ có thể đoán mò.

    Mới đây camera gắn trước cửa nhà của một người Mỹ lại chụp được cảnh một người đàn bà Tàu đi tới từng nhà và làm lại hành động thô bỉ kể trên. CCTV của siêu thị Woolworths cũng bắt được cảnh tháo khẩu trang và nhổ vào trái cây bầy bán trên quầy của họ.

    Thật khâm phục cái nền giáo dục đã đào tạo được những công dân ưu tú cỡ này! Các nước khác có chạy gác giò lên cổ cũng không theo kịp!

    [​IMG]
     
    takeshima thích bài này.
  18. Đúng là nhiều người đọc thiệt. Phần lớn khen người dịch chính xác (đúng) và Yuval Noah Harari viết hay (?). Cũng có phần bạn Nga Ho-Dac viết phản biện. Bạn nào quan tâm có thể theo link trên đầu post của bạn nhat1395, đọc chơi.

    Mình đang bận quá nên tạm thời chưa ý kiến, ý cò gì hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/20
  19. Bài phản biện của Nga Ho-Dac không dài lắm nên mình copy lại cho mọi người coi.

    Thế Giới Hậu Wuhanvirus

    Mỗi khi thế giới gặp một cú sốc lớn thì sẽ thay đổi. Một số hệ tư tưởng đi lên giành chỗ các hệ tư tưởng cũ. Một số quốc gia đi lên và một số quốc gia đi xuống. Một số công ty phát triển và một số công ty sẽ suy tàn. Một số người sẽ nổi lên và một số người sẽ thất thế.

    Ví dụ: sau thế chiến thứ hai thì hệ thống thuộc địa sụp đổ, các đế quốc cũ yếu đi, Mỹ nổi lên thành cường quốc, quốc tế cộng sản lan rộng ra ½ thế giới. Sự ra đời của Internet làm cho các công ty bán lẻ truyền thống lao đao và các công ty bán hàng qua mạng như Amazon trở nên lớn mạnh.

    Cororavirus

    Tất nhiên, khi Wuhanvirus qua đi (hoặc bị kiềm chế), sẽ có nhiều chuyển biến lớn xảy ra trên thế giới. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều thế lực. Và thế lực nào sắp mất đi lợi thế sẽ làm mọi cách để cản trở sự thay đổi đó, bằng mọi giá.

    Một điều có thể thấy trước mắt là các quốc gia sẽ co cụm lại, đưa các hoạt động kinh tế về nội địa nhiều hơn. Điều này sẽ làm thiệt hại nhiều đến các thế lực hưởng lợi từ toàn cầu hoá. Và đương nhiên, họ sẽ chống lại sự thay đổi này. Và cuộc chiến chống lại thay đổi đã bắt đầu.

    Hãy lấy một bài viết của Yuval Harari làm ví dụ. Trong bài “Hậu coronavirus, thế giới của chúng ta sẽ ra sao?” đăng trên Financial Times (các bạn có thể đọc bản dịch ở đây), bằng các kiểu nguỵ biện lắc léo, ông đã đổ hết lỗi lên đầu Trump để biện hộ rằng, tác hại của dịch Vũ Hán không phải do toàn cầu hoá. Tôi sẽ liệt kê các nguỵ biện trong phân đoạn cuối của bài viết ra đây:

    “Trong các đợt khủng hoảng toàn cầu trước đây, như lần khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đợt dịch bệnh Ebola năm 2014 – Mỹ đã thực hiện vai trò của một thống soái. Tuy nhiên lần này, chính phủ Mỹ đã lựa chọn quẳng gánh lo đi và khư khư ôm lấy “sự tuyệt vời của nước Mỹ”, bỏ mặc tương lai của nhân loại. Mỹ đã lựa chọn nước cờ bỏ rơi cả những đồng minh thân thiết của mình. Khi Mỹ cấm tất cả các thể loại nhập cảnh của các nước EU, họ thậm chí không buồn đánh tiếng cho EU biết về quyết định này chứ đừng nói tới việc lịch sự tham khảo ý kiến của đối phương về quyết định mạnh bạo của mình. Mỹ thậm chí còn khiến Đức hoảng hồn khi đưa ra “cơ hội” được sở hữu độc quyền vắc xin Covid-19 mới từ một công ty dược phẩm ở Đức với giá 1 tỉ đô. Cho dù cuối cùng chính quyền Mỹ có trở lại và hô hào về một chiến lược phản ứng toàn cầu, chắc sẽ có rất ít ai chịu phục tùng một vị lãnh đạo không bao giờ biết chịu trách nhiệm, nhận ra lỗi sai của mình, một kẻ chỉ biết vơ vét hào quang về mình và đổ lỗi cho người khác.”

    Sao lại so sánh lần này với Ebola năm 2014 mà không so sánh với H1N1 năm 2009? Đây là nguỵ biện kiểu cherry pick. Vụ H1N1 năm 2009, Obama không làm gì, để mọi người đi lại tự do, làm cho 60 triệu người Mỹ bị nhiễm và 12 ngàn người Mỹ chết trong 1 năm. CDC ước tính toàn thế giới có nửa triệu người chết vì H1N1 trong năm đó. Vì đó là cái chết do Obama và toàn cầu hoá nên Harari “bỏ quên”.

    Vụ Ebola 2014 thành công là do West Africa minh bạch thông tin ngay từ đầu, cho các tổ chứ y tế vào chặn dịch. Vụ Vũ Hán toang như thế này là do China bưng bít thông tin và không cho các nước vào ngăn dịch. Liên quan gì đến Mỹ hay vai trò lãnh đạo của Mỹ?

    Thực tế là Mỹ đã nỗ lực đóng vai trò lãnh đạo thế giới trong vụ này nhưng không nước nào hợp tác vì quá ích kỷ lo cho bản thân một cách ngu dốt. Mỹ muốn đưa chuyên gia vào Vũ Hán ngay từ đầu, nhưng China nhất định không cho vì muốn bưng bít thông tin. Không chặn dịch được ở ground zero, bắt buộc Mỹ phải đóng cửa với China. Nếu các nước làm theo Mỹ vụ này ngay từ đầu, đóng cửa với China, bây giờ mọi chuyện đã khác. Bây giờ ai cũng phải đóng cửa theo Mỹ nhưng đã quá trễ. Đằng nào cũng phải đóng cửa, sao không chịu nghe theo Mỹ đóng cửa sớm? Tại vì tham! China không muốn ảnh hưởng kinh tế nên phản đối đóng cửa, tung tin giả làm cho các nước khác không làm theo Mỹ. Châu Âu và Hàn vì tham nên bất chấp mở cửa cho dịch tràn vô. Đến khi dịch vô mới biết bị China lừa thì đã quá muộn. Khi dịch lây lan tùm lum, Mỹ bắt buộc phải đóng cửa hết. Tuy nhiên Mỹ vẫn viện trợ hơn 700 triệu đô cho các nước khác chống dịch. Vụ này mà nói do Mỹ thì thật là tráo trở! Các bạn có thấy cái hợp tác xã nào trên 10 người mà thành công chưa? Toàn cầu hoá là cái hợp tác xã 7 tỷ người!

    Hiện giờ Mỹ vẫn đóng vai trò lãnh đạo trong việc làm ra thuốc và vaccine. Trump đã gọi tất cả các công ty dược và sinh học có khả năng đến họp trong nhà trắng để tạo ra cơ chế hợp tác. Trong đó các công ty Mỹ vẫn đang dẫn đầu về thuốc và cả vaccine.

    Việc Trump đòi mua Curevac của Đức là một fake news hạ cấp. Công ty của Mỹ, Moderna, đã thử nghiệm vaccine mRNA trên người. Dự kiến cuối tháng sẽ có một công ty nữa của Mỹ, Inovio, thử nghiệm mẫu vaccine DNA trên người. Curevac đã chính thức phủ nhận tin đồn của fake news trên báo Đức báo Mỹ. Thật ra Curevac chưa làm ra được vaccine để thử nghiệm. Chưa thử nghiệm trên thú vật nữa làm sao thử nghiệm trên người? Có 1 bài báo Đức nói đã thử nghiệm có kết quả tốt. Mình nhấn vào link đọc thì là kết quả thử nghiệm vaccine bệnh … dại… của Curevac Thiệt là! Vaccine bệnh dại không xài cho virus Vũ Hán được nhé, nhé! Các công ty Mỹ đi trước Curevac rất xa rồi. Hơn nữa, hiện nay nước Mỹ gánh phần lớn chi phí R&D cho y tế thế giới (gần 60%), nhưng 1 viên thuốc ở Mỹ mắc gấp mấy lần viên thuốc y như vậy ở Canada. Ở VN hay Tàu còn rẻ hơn nữa. Tại sao? Tại vì các công ty dược nắm kẻ có tóc. Túm lại là thế này, thuốc men trên thế giới đang được dân Mỹ trợ giá. Chi phí R&D nằm phần lớn trong giá thuốc ở Mỹ. Giá thuốc ở các nước khác chỉ tính chi phí sản xuất thôi, rất ít chi phí R&D. Cái này chứng tỏ Harari viết ra một điều mà ông ta chẳng có hiểu biết gì hết. Hay là biết mà cố tình lừa người đọc?

    Việc nói Trump là “một vị lãnh đạo không bao giờ biết chịu trách nhiệm, nhận ra lỗi sai của mình, một kẻ chỉ biết vơ vét hào quang về mình và đổ lỗi cho người khác” là một lời nói dối trắng trợn giống như các tờ báo lá cải. Tôi nghe Trump họp báo hằng ngày trên TV. Ông luôn ca ngợi các cộng sự, các lãnh đạo địa phương kể cả thống đốc bang New York và California (những người trước đây chỉ trích Trump nhiều nhất), các công ty, nhân dân Mỹ, nhân dân và nhà nước các quốc gia khác, kể cả Tập và China, trong việc nỗ lực chống dịch.

    Cái nguy hiểm của Harari là nửa đầu bài viết rất hay, rất hợp tình hợp lý. Sau khi mọi người bắt đầu tin tưởng rồi thì ông tung ra một đống nguỵ biện và dối trá. Vấn đề là, tại sao phải làm như vậy? Vì chủ nghĩa toàn cầu hoá đang lâm nguy. Các ông chủ hưởng lợi từ toàn cầu hoá đang sắp mất nhiều lợi ích. Nhưng đó là một câu chuyện dài, khi có thời gian tôi sẽ viết hầu các bạn. Tạm thời các bạn có thể tự suy nghĩ, nếu Mỹ rút hết sản xuất về Bắc Mỹ thì ai thiệt hại nhất?

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Điều này cho ta thấy những gì? Trước khi có dịch, người dân China đã bị theo dõi chặt chẽ. Vì một hệ thống phức tạp như vậy cần một thời gian rất dài để chuẩn bị và thiết lập. Vừa dập dịch vừa setup là điều bất khả thi.
    Đúng là việc báo cáo trung thực và sự hiểu biết của quần chúng đã góp phần lớn vào sự thành công trong việc kềm chế dịch của Hàn, Đài Loan và Singapore.
    Câu này nhắm vào ai? Chính phủ của các nước Dân Chủ như Mỹ đều có các ban cố vấn chuyên ngành. Có phải là đỉnh cao đâu mà tự biên, tự diễn?
    Thì EU cũng đã từng đơn phương quyết định tăng thuế đối với Mỹ. Kêu ca nỗi gì? Mà dịch lan tùm lum, không ở yên trong nhà còn muốn chạy lung tung đi đâu?
    Đúng như Nga Ho-Dac đã nói trong bài phản biện. Câu này là sự dối trá trắng trợn mà một người đã viết được những cuốn sách có giá trị như Yuval Noah Harari, không bao giờ nên phạm phải. Vì bất cứ ai theo dõi những bài nói chuyện thường ngày của TT Trump trên các TV channels, trên YouTube, hay follow ông trên Twitter đều biết ông rất hay khen ngợi các cộng sự viên.

    Tóm lại, thì ra Harari cũng viết theo đơn đặt hàng. Chẳng khác gì gã Tedros ADhanom của WHO!
     
    hoangdinhvan101 thích bài này.
  20. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Thực ra sách bác này cũng có nhiều ý kiến cho là không giá trị lắm. Vì sao, vì nếu nước sở tại yêu cầu bác lược bỏ những yếu tố chính trị liên quan đến nước họ thì bác luôn vui lòng lược bỏ đi.

    Tiêu biểu là bản dịch ở VN đã lượt đi vài đoạn liên quan đến TQ.
    À, bài của Phạm Thị Hoài, đọc ở đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/3/20
    Đinh Công Hòa thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này