Kinh điển Đaghextan của tôi - Rasul Gamzatov

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Thích Là Bụp, 10/2/14.

  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không đính được ảnh nên tôi lấy đại một cái ảnh khác. Cô gái trong ảnh Tây quá.
     
  2. Kikiki

    Kikiki Lớp 1

    Rất mong được thảo luận về vấn đề "phiên âm" này nhưng không thể tiếp tục vì sẽ làm loãng chủ đề, ban có thể mở một thread mới không? Hy vọng được tiếp tục thảo luận với mọi người.
     
  3. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản epub trình bày lại, thay bìa, chú thích:

    [​IMG]

    Đaghextan của tôi
    Tác giả: Rasul Gamzatov

    prc: Thích Là Bụp
    Epub, bìa: @lamtam
     

    Các file đính kèm:

  4. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Bạn này được sửa chính tả chưa bạn? Bạn trước lỗi nhiều kinh khủng.
     
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi nghĩ là chưa. :D

    Dưới đây là bản sẽ được sửa lỗi, tôi sẽ cập nhật dần dần. Ngay bây giờ nó là một file còn chưa làm mục lục và chú thích, dần dần tôi sẽ làm thôi. Nguồn text của bạn @Thích Là Bụp nhé, bìa thì tôi tự chế lại.

    Link:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/7/19
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Trích trong chương PHÂN VÂN

    Rút trong sổ tay. Khi đi ra nước ngoài, ta thường mang theo một sản phẩm dân tộc để tặng bạn, để cảm ơn nhiệt tình mến khách. Chẳng hạn khi đi Nhật Bản, tôi đã mang mấy chiếc bình rất đẹp mà những người thợ gốm khéo léo miền Balkhar đã làm ra.

    Ở Hirôsima, có lần hai vợ chồng họa sĩ đến thăm tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất lâu và đều cảm thấy gần gũi như bạn thân. “Mấy cái bình nghệ thuật mình mang đi không tặng họa sĩ thì tặng ai?”, - Tôi nghĩ vậy. Tôi mạnh dạn mở va li ra và kinh ngạc - những chiếc bình của tôi chỉ còn là một lô mảnh vụn. Giống như có ai lấy búa mà đập nhỏ chúng ra. Có thể là chiếc va li của tôi bị quăng quật ở sân bay Matxcơva, hay ở sân bay Ấn Độ, sân bay Tôkyô - Tôi cũng không rõ nữa. Tôi như muốn chui ngay xuống đất, vì tôi đã hứa tặng quà và hai vợ chồng họa sĩ kia đang ngồi chờ bên bàn. Hai người nhìn tôi ngơ ngác vì thấy tôi đứng lặng trước chiếc vali như bị chôn chân ở đấy, không nhúc nhích, không nói một lời nào.

    Cuối cùng, những người bạn Nhật Bản cũng hiểu rằng có tai họa gì đó đã xảy ra. Họ bước lại gần và nhìn thấy những mảnh vỡ. Họ lắc đầu và an ủi tôi, vỗ vỗ vào vai tôi. Cứ chỉ này vào lúc khác đối với người Nhật là không thể có, vì họ được giáo dục kỹ lưỡng không chịu được sự suồng sã. Nhưng thế nghĩa là vì thấy tôi quá buồn bực rầu rĩ.

    Tôi nhặt những mảnh vụn vào tờ báo và định vứt chúng vào thùng rác. Nhưng hai vợ chồng họa sĩ không cho tôi làm thế. Họ gói lại cẩn thận tất cả các mảnh vụn rồi đem về nhà.

    Vài ngày sau, họ mời tôi đến chơi. Tôi vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy những chiếc bình của mình nguyên vẹn, lành lặn, dường như chúng mới được dỡ từ lò ra. Đến giờ tôi cũng không hiểu làm sao có thể gắn lại một cách khéo léo như vậy chiếc bình đã vỡ tan.

    Người ta thường nói, bình vỡ không lành nguyên lại được, cho nước vào thế nào cũng chảy. Thế mà chúng tôi đã rót rượu cô nhắc Đaghextan, rượu xakê Nhật Bản vào chiếc bình được gắn lại mà rượu không hề thấm ra ngoài một giọt nào.

    Nhìn vợ chồng họa sĩ người Nhật, tôi lại nhớ đến những nhà phiên dịch đạt nhất của tôi. Bản dịch nghĩa thơ tôi trông như những mảnh vụn chiếc bình vỡ. Các nhà phiên dịch đã sắp xếp, hàn gắn lại và bài thơ lại trông nguyên lành như mới, những đường nét trang trí theo kiểu Avar không hề bị thay đổi.
     
    camchuongdo and baothoa like this.

Chia sẻ trang này