Tâm sự Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Và Đại Học Ngoại Thương

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Homo Sapiens, 7/10/15.

Moderators: amylee
  1. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

    Mình tra thông tin trên mạng thấy có trang nói kinh tế quốc dân hơn, có trang nói học ngoại thương tốt hơn, vậy không biết thực hư thế nào. Mong mọi người chỉ giáo!
     
  2. Lãng Tử

    Lãng Tử Lớp 1

    Theo em thì học chỗ nào không quan trọng, quan trọng là bản thân mình thôi :D
     
    hoalienbao and Homo Sapiens like this.
  3. hungtk

    hungtk Lớp 7

    KTQD hơn nhé bạn.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  4. Homo Sapiens

    Homo Sapiens Lớp 4

    Vì sao ạ, nhiều người nói Ngoại Thương là Harvard của VN lắm.
     
  5. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Tại sao Bạn muốn học 2 trường này?
    Bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai?
    Bạn muốn làm nghề gì trong tương lai?
    Bạn đã tìm hiểu kỹ một ngành trước khi quyết định chưa? Nếu đã tìm hiểu Bạn tìm hiểu những thông tin gì về ngành đó?
     
  6. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Ha vớt Láng hả. Bạn định học ngành gì? Về kinh tế thì KTQD là nhất rồi còn đâu.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  7. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Học kinh tế thì có tầm nhìn vĩ mô hơn, thích hợp cho bạn nào có năng lực lãnh đạo hoặc sau này ra ngoài muốn gầy dựng sự nghiệp riêng, còn Ngoại thương thiên về kỹ năng, đặc biệt là ngoại ngữ, ra trường dễ xin việc hơn. Tuy nhiên đấy là lúc học thôi, còn việc sau ra thế nào chủ yếu ở bản thân bạn. Khuyên bạn là, học đâu thì học, cái quan trọng nhất là mấy năm học ấy đừng chỉ chúi đầu vào sách vở, nên mở rộng mối quan hệ, kỹ năng mềm, học ngoại ngữ nữa. Tầm 2 năm cuối nếu có thời gian cố gắng xin đi làm, thực tập cũng được. Tích được kinh nghiệm thì ra trường có việc ngay, với lại không bị bỡ ngỡ.
     
    Homo Sapiens and teacher.anh like this.
  8. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình thường thấy ai học Ngoại thương (NT) sẽ bảo NT hơn, ai học Kinh tế (KT) thì bảo KT hơn.

    Quan điểm của mình thì mỗi trường có ưu điểm riêng, KT thì sẽ dạy thiên về tư duy tổng thể, tầm nhìn chiến lược (nhưng mang tính lý thuyết hơi nhiều), như các giảng viên KT hay bảo là dạy để sau này ra kinh doanh cũng được mà chủ tịch tỉnh cũng được =)))

    Còn NT thì hướng đến kỹ năng và những thứ thực dụng hơn, áp dụng được ngay và định hướng hành động hơn.

    Mình có cảm nhận những người học NT luôn sẵn sàng lao vào hành động ngay, quyết đoán hơn. Những người học KT thì trầm hơn, suy nghĩ nhiều hơn, có thể nói là sức ỳ lớn hơn.

    Nói dài dòng thế để bạn thấy mỗi trường sẽ có văn hóa riêng, học gì thì cũng quan trọng, nhưng vấn đề là bạn xác định mình phù hợp với điều gì và định hướng của bạn là gì thì sẽ có quyết định phù hợp.
     
    dtpmai189, Homo Sapiens and hanhdb like this.
  9. mon_94

    mon_94 Lớp 4

    Đơn giản là kiếm hai sinh viên của hai trường đó là xong.green29
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  10. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Mình thì không biết sinh viên NT thế nào vì mình chỉ quen có đúng 3 người nên không dám khẳng định chắc chắn, nhưng mình xin đảm bảo với bạn rằng mình biết cả trăm người ở KTQD, và rất nhiều bạn năng động, thậm chí là khá giỏi + sẵn sàng lăn xả. [​IMG]
    Cảm nhận nói chung dựa trên kinh nghiệm cá nhân, cũng giống như bạn đến khu vực A gặp vài tên trộm và cho rằng khu vực A an ninh kém, còn mình cho là do bạn thiếu may mắn, và thực tế ra sao xin mời điều tra làm rõ rồi sau hãy phân tích và đưa ra nhận xét. [​IMG] Mình thì vẫn câu nói đó thôi, việc bạn sau này ra sao là do bản thân bạn trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm khi là sinh viên quyết định. Trường lớp có ảnh hưởng tới bạn nhưng nó chỉ góp 1 phần trong rất nhiều những nguyên tố khác, mà nếu bạn "khôn ngoan" ra bạn sẽ biết cách nắm bắt và điều chỉnh. [​IMG]
    Trên kinh nghiệm của bản thân mà nói, mình đã từng là sinh viên KTQD, vâng, và vì thế mình có thể phần nào nói cho bạn biết một vài điều cũng như vài lời khuyên nho nhỏ trong việc học. Sinh viên KTQD có chướng ngại lớn nhất không đơn giản chỉ chung chung là "không năng động, sức ỳ lớn", mà là rào cản về ngoại ngữ. Cái này mình biết chắc vì từ khi học ngoại ngữ 1 cách cẩn thận, mình nhận ra mình có xu hướng năng động hơn, nhìn đời bao quát hơn, biết nhiều thứ hơn. [​IMG] Cái này cũng đúng do khi bạn có ngoại ngữ, bạn được tiếp xúc nhiều với các nguồn thông tin mở + nhiều bạn bè + nhiều cơ hội hơn. Khuyên thật ngoài tiếng Anh bạn nên biết thêm 1 ngoại ngữ nữa, có thể là tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung, vì điều đó sau này giúp bạn rất nhiều, cả trong công việc và cuộc sống. Giờ kinh tế mở rồi, sắp tới lại ký TTP nữa, việc nắm vững ngoại ngữ trở thành yêu cầu bắt buộc sau này. [​IMG]
    Tóm lại là sinh viên có ba điều quan trọng cần nhớ, cái này mình tự rút ra thôi, khuyên cả các bạn tân sinh viên và mấy năm đầu. Một là nắm vững kiến thức cơ bản, hai là học và biết ngoại ngữ, ba là tích kinh nghiệm bằng cách làm thêm hay thực tập, cũng nhằm tiếp xúc nhiều và nâng cao kỹ năng giao tiếp. [​IMG] Phần còn lại mình có thể nói là tùy bạn thế này thế kia, nhưng cái quan trọng là đời bạn, bạn quyết định, vậy nên bạn cứ cân nhắc cho kỹ. Vậy là đủ dài dòng rồi, chúc các bạn ngủ ngon. [​IMG]
     
  11. lazer

    lazer Mầm non

    Đừng chọn trường trước mà hãy chọn ngành bạn thích. Nói trường này hay trường khác dạy tốt hơn là quá phiến diện. Trường nào cũng có giảng viên dạy hay, cuốn hút và giảng viên dạy chưa cuốn hút, còn chương trình đào tạo thì mỗi trường có nét riêng khác nhau. Ngoại thương hướng vào yếu tố quốc tế, môi trường làm việc được định hướng là đào tạo để kinh doanh với đối tác nước ngoài nhiều hơn KTQD.

    Nếu bạn thích ngành nào thì chọn trường có ngành đó có điểm vừa sức với mình mà thi thôi. Không quá quan trọng cái danh tiếng của nó, quan trọng là chọn đúng nghề, đúng sở thích để sau này có thể làm đúng ngành, đúng nghề.
     
    Homo Sapiens, dtpmai189 and superlazy like this.
  12. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình cũng từng là NEU-er mà =)))

    Cái mình đề cập là văn hóa, là tổng thể, "mặt bằng" chung thôi. Kiểu như người ở vùng này thì có tính cách thế này. Còn xét từng cá nhân thì ở đâu chẳng có người giỏi và sẵn sàng lăn xả.

    Điều mình muốn nói đến qua post của mình là phân tích về môi trường, văn hóa chung của 2 trường để bạn chủ topic có thêm thông tin lựa chọn. Vì môi trường và văn hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn, giống như so sánh học trong nước và ra nước ngoài học, môi trường khác nhau thì các yếu tố thúc đẩy hoặc điều kiện để phát huy năng lực bản thân là khác nhau. Người thích nghiên cứu, tính cách hướng nội thì vào môi trường hướng kinh doanh sẽ thấy không phù hợp, còn người thích kinh doanh, tính cách hướng ngoại thì vào đó sẽ như "cá gặp nước".

    Còn việc sinh viên kinh tế yếu ngoại ngữ hơn là điều nhiều người đã nói.

    3 điều bạn nói thì mình hoàn toàn ủng hộ, mình đã từng có những trải nghiệm như vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/10/15
    Homo Sapiens and guesswho like this.
  13. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Đồng ̶d̶̶â̶̶m̶ đạo đây rồi, cũng là cựu Neu-er. [​IMG] Mà nói thật, hồi ở trường nhìn sang NT nhiều lúc cũng ganh tị phết, bên đó hoạt động ngoại khóa nhiều và nhộn hơn bên mình, lại được chú trọng ngoại ngữ nên mặt bằng chung khá năng nổ, tư tưởng mở. Nghe mấy đứa bạn kể mấy vụ hội trường hay tổ chức cái gì ở chỗ chúng nó mà thấy trường mình còn phải để ý nhiều về mảng này nhiều. [​IMG]
     
    Homo Sapiens and tulipviet like this.
  14. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Uh, cute_smiley26 gần đây trường mình cũng nhiều hoạt động và CLB rồi mà.

    Nhưng tư tưởng mở thì chưa thay đổi ngay được.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  15. huukhanh

    huukhanh Mầm non

    Tùy bạn học ngành gì nữa.
    Các trường kinh tế thì có 4 trường cho bạn chọn:
    1. Ngoại Thương: đúng như tên luôn, thế mạnh về đào tạo các lĩnh vực ngoại thương.
    2. KTQD: thế mạnh về đào tạo Quản Trị Kinh Doanh.
    3. HV Tài Chính: sau này muốn làm kế toán kiểm toán thì bơi vào đây.
    4. HV Ngân Hàng: nguồn nhân lực cho các ngân hàng chủ yếu là từ trường này ra.
    Các trường trên đều đào tạo tất cả các chuyên ngành nhưng bạn muốn sau này làm gì thì chọn cho kỹ. Chọn đúng trường mà nhầm chuyên ngành thì sau này ra trường cạnh tranh việc làm sẽ khó khăn hơn.
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  16. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Giờ còn thảo luận đại học Lừa (đại học của việt nam không có yếu tố nước ngoài ví dụ loại FPT) thì hết nói. Việc làm (chỉ nói khối doanh nghiệp nước ngoài và tư nhân - còn khối nhà nước thì ko, bạn tự tìm hiểu hehe ) thì chỉ cần bằng cấp liên quan 2 khối kỹ thuật và kinh tế. Còn lại chả có phân biệt gì cao xa như bạn gì nói ở trên. Hay bạn j nói nắm vững kiến thức Đại học Lừa cũng vứt. Đại học Lừa cực lạc hậu vô cùng người ơi, tôi vừa học 1 lớp ôn Ielts cùng các bạn năm cuối Tài chính Hanoi, hỏi ra toàn kiến thức, gíao trình cũ rích từ thời tôi học – cách đây 10 năm oỳ ặc ặc. Bạn muốn hiểu tại sao mời đọc tiếp.

    Nếu bạn thích làm kiểm toán viên hay xin vào phòng kế hoạch, kế toàn, tài chính.... của hầu tất các doanh nghiệp FDI, bạn học một bằng nào đó liên quan quản trị, tài chính, thậm chí IT, tự động hóa, Y dược đủ cả, cũng được. Khi phỏng vấn người ta chú ý vào kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiểm soát giải, quyết vần đề (problem-solving) chả hạn..., ngoại ngữ (Anh, Nhật....), còn kiến thức liên quan vị trí tuyển, của bạn ko có cũng chả sao, cái kiến thức ĐHVN chả phải lợi thế gì sấy.

    Tuy vậy, thực tế là người phỏng vấn cũng có trường hợp này kia, đa phần với người phỏng vấn dày dạn, có nhiều kinh nghiệm, giỏi quản lý, thì họ coi năng lực cá nhân là yếu tố quyết định, kiến thức ĐHVN chỉ là thứ yếu thậm chí bằng 0 (đã ai nghe người đi phỏng vấn mặt đỏ gây, có mùi rượu học Bách khoa vào vị trí quản lý sản xuất ok chưa hehe). Nhưng dù sao vẫn có người cuồng điểm số nọ kia, kiểu cùng 1 vị trí họ thấy một bạn điểm cao chót vót Ngoại thương thì vứt hết hồ sơ của các bạn Tài chính,thương mại, Bách Khoa đi.

    Khi làm ở doanh nghiệp Nhật, kiểu người quản lý no.2 này tôi thấy thiểu số cực kỳ, toàn bộ quá trình làm việc tôi hầu như gặp các anh chị, các bạn quản lý no.1, ko coi trọng điểm số ở trường. Tôi nói thằng những người phỏng vấn no.2 không bao giờ có thể so sánh với người no. 1 được, tại sao thì bạn tự tìm hiểu hehe. Mời đọc thêm “ Sternberg’s research of Practical Intelligence nhé. Tôi đã tiếp xúc cũng hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ tư nhân và FDI Nói thằng kinh nghiệm là bạn chỉ cần học tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ đang cần chả hạn tiếng Nhật) giỏi là số 1 nhé.

    Nếu xác định đi du học thì con đường hơi khác, có mang tính điểm số hơn. Thêm nữa, khi đó vào trường nào chả được, trường kém tiếng tăm thì càng có thể dễ đạt GPA cao (điểm cao vì nguời ta thường yêu cầu bằng khá trở lên), luyện tiếng Anh để đủ tiên chuẩn du sinh cao học. Nói luôn hãy xin tư vấn của người làm doanh nghiệp nước ngoài hoặc du học vì họ là người profesional (tất nhiên không tính loại lười biếng ko professional huhu)

    Toàn bộ đều là ý kiến cá nhân có tham khảo nhiều người làm ở doanh nghiệp FDI ( chả hạn PwC, Honda, hay Deloitte.. hehe)
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/15
    tulipviet, superlazy and Homo Sapiens like this.
  17. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Những điều bác nói đều đúng, nhưng nếu học ở trường Việt Nam và sống ở Việt Nam thì phải theo thôi (một phần hay toàn bộ).
    Còn nếu xác định được từ đầu là làm cho nước ngoài như bác nói thì tất nhiên đó là con đường đúng.
    Em cũng hỏi kinh nghiệm nhiều người làm cho nước ngoài rồi và đang thay đổi để tìm cơ hội chuyển sang đó làm.
     
    guesswho and Homo Sapiens like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này