LS-Tổng hợp Đài Loan - Tiến trình hóa rồng - Hoàng Gia Thụ

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Cải, 3/5/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Cải

    Cải Cử nhân

    [​IMG]

    Dịch giả: Nguyễn Văn Thi
    Công ty phát hành: Alphabooks
    Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
    Số trang: 775
    Ngày xuất bản: 02/2014


    Đài Loan - Tiến trình hóa rồng là cuốn sách viết về tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội của Đài Loan những năm từ sau 1945 đến 1988.

    Tháng 7 năm 1945 liên minh các nước Trung Quốc, Anh, Mỹ, Liên Xô ký Công ước Potsdam buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Ngày 29 tháng 8 chính quyền Đảng Quốc dân tuyên bố tiếp quản Đài Loan. Đầu năm 1950 Đài Loan bị bao trùm bởi bầu không khí vô cùng ảm đạm. Tưởng Giới Thạch hiểu rằng, lúc này, muốn bảo vệ toàn vẹn Đài Loan, việc khẩn cấp trước mắt là tranh thủ sự viện trợ của Mỹ. Dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ, Đảng Quốc dân bắt đầu viết một trang sử mới chia cắt và thống trị Đài Loan. Dưới bàn tay của Tưởng Giới Thạch, Đảng Quốc dân đưa ra hai phương sách chiến lược là ’’xác lập thể chế giới nghiêm’’ và ‘’thực hiện hai chính sách lớn’’ nhằm củng cố sự thống trị đối với Đài Loan, từ đó đưa ra hàng loạt các cuộc chỉnh đốn, mà đầu tiên là cuộc “cải tạo” Đảng, điều Tưởng Giới Thạch mưu đồ từ lâu.

    Đến đầu những năm 60, thuật ngữ ‘’hai nước Trung Quốc’’ luôn được dư luận nước Mỹ và giới học thuật quan tâm, nhiều người hy vọng có những sự thay đổi về mặt này, họ để ra nhiều phương án, trong đó được chú trọng nhất, có tính tiêu biểu hơn cả là ‘’Báo cáo Conlon’’, ‘’Phương án nước Trung Đài’’ và ‘’Phương án nước tôn chủ’’.

    Nhưng sự phản đối mạnh mẽ phương án ‘’hai nước Trung Quốc’’ không phải là Đài Bắc mà là Bắc Kinh, bởi tiền đề của nó là phủ nhận chủ quyền của Đài Loan đối với Đại Lục, đồng thời thừa nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đại biểu cho Trung Quốc. Đây là lập trường của Mỹ đối với nước Trung Quốc mới, nhưngđổi lại Mỹ đòi trả giá bằng yêu cầu Trung Quốc từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc đương nhiên không thể chấp nhận.

    Bởi cả hai bên đều không chịu nhượng bộ, Mỹ chỉ biết đơn phương giật dây chính quyền Đài Loan, đưa vấn đề hai bờ eo biển vào thế giằng co.

    Hai năm cuối ‘’vương triều Tưởng’’, bánh xe đổi mới bắt đầu chuyển động, hàng loạt hàng rào cấm địa như cấm Đảng, cấm báo, cấm sách… được nới lỏng, thế lực ngoài Đảng mạnh dần lên, kết quả của xu hướng tất yếu này là Đảng Dân chủ Tiến bộ ra đời. Nhờ quyết tâm đổi mới này của Tưởng Kinh Quốc, dân chúng hai bờ eo biển được phép qua lại thăm hỏi người thân, ‘’thông bưu’’ cũng chờ ngày hiện thực hóa, mậu dịch hai bờ cũng phát triển mạnh. Ngoài ra cùng với bỏ giới nghiêm, nhiều tù chính trị đã được tha hoặc giảm án, cái vẫn được coi là chính sách hà khắc không còn nữa, chuyện quản lý ngoại hối cũng được nới rộng...

    Có thể nói, năm 1987 là chính là năm bước ngoặt trong lịch sử chính trị Đài Loan đáng được ghi vào sử sách.
     

    Các file đính kèm:

    pad, cakho, Tan Thang and 53 others like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trong sách có đoạn này:
    Tra google thì thấy ngoại trưởng Mỹ thời Kennedy là Dean Rusk, tìm tiếp để xem ông Las-cơ là ông nào thì thấy có thể là ông Albert Lasker và ông này không có quan hệ gì với tổng thống Kennedy. Vậy là ông Las-cơ nào nhỉ? :D
     
  3. Derby

    Derby Lớp 7

    Sách dịch mà anh. Độ khả tín dĩ nhiên không thể cao. Nếu dịch từ Chinese thì vấn đề có thể nằm ngay trong bản original vì hình như ở VN vẫn còn rất nhiều người thông thạo tiếng Hoa. Nếu bản original là tiếng Anh thì thường để lại rất nhiều sai sót. Ngay cả đối với mấy cuốn dành cho trẻ em hoặc truyện lãng mạn bình thường, em cũng thấy rất nhiều chỗ sai hẳn ý. Chuyển ngữ sách viết về kinh tế, chính trị và xã hội chắc phải khó hơn.
     
    4DHN thích bài này.
  4. ngov2thanh

    ngov2thanh Mầm non

    Cảm ơn bạn, cảm ơn bạn đã đóng góp công sức của mình.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này