Thể loại khác G Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi DangGiap, 20/9/17.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Nay hết xài. Làm cách, cao cách, nói cách, đi cách, trúc cách, cảm cách, cách bức, quan cách, cai việc, cai binh, cai lại, cai ra, việc đại cái, thúng cái, cột cái, đèn cái
    [​IMG]
     
  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cây bún (Crateva sp.) và bún thiu (Crateva religiosa) là tên cây. Thực ra vẫn còn xài chỉ ít thông dụng thôi. Trên mạng bây giờ lại ghi sai bún thiu thành bún thiêu. Còn một vài từ nữa vẫn còn ''xài'' nhưng bác ghi là hết xài chẳng hạn như cá sặc.
     
  3. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Có len wiki mà chưa thấy , dùng google cũng chịu thôi
     
  4. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Nay. Hêt dùng. Ngả cái, bat cái, thi cái, chấm cái, giằn cái, chừa cái, cái đi, chừa cải, cải bộ, cải việc, cải thói, cải đời, cải dòng vua, cải rổ, cãi mạng, cãi phép, cãi sách,
    Cử cái húp nước. Nay là cử thịt húp nước
    Cái dừa Nay là cơm dừa[​IMG]
     
  5. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Không biết cải rổ ngoài bắc gọi cải gì. Trong Nam giáo sư Phạm Hoàng Hộ định danh là Brassica oleracea var. viridis L. Tiếng Anh là Flowering kale. Tuy nhiên một số nơi trong Nam lại gọi cải làn (Brassica oleracea var. alboglabra) là cải rổ. Vậy cải rổ vẫn còn thông dụng trong Nam đó bác.
     
  6. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Tra
     
  7. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Wiki chưa có cải làn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  8. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Wiki còn nhiều thiếu sót lắm bác. Từ điển của Hoàng Phê và của Nguyễn Như Ý có ghi cải làn nhưng lại không ghi cải rổ. Cải rổ có nơi còn gọi là cải ná nữa. Từ điển của Lê Văn Đức chuyên về các từ trong Nam tiếc là nhà nước không chịu tái bản.
     
  9. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Tái bản là khó, vì thiếu khách hàng , như đại nam quâc âm tự vị này cũng khó tái bản
     
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thấy tự vị có ghi cải diếp , không biết có phải là rau diếp không? Bây giờ có nơi gọi cải nhíp (diếp thơm), không biết có phải loại cải này không. Tôi biết có có loại rau diếp ngồng, chắc là loại này vì thân ăn dòn, nhân nhẫn rất ngon.
    PS. Mới tra từ điển của Genibrel thì thấy cải diếp nay là rau diếp (laitue romaine)
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/2/18
  11. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Nay hêt xài. Cay ngạt, cay trở, cay dao, cạy bat, cạy lấy, trọc cáy, sạch cáy, nhớ cạy cạy, trai cày, roi cày, trạnh cày, khố lưỡi cày, thả cày, sao cày, cày neo, dơ cảy, giỏi cảy, xong cảy, cây danh mộc, điêu mộc, cay vạy ghét mực tàu ngay, cây chưn bầu, cây cò ke
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/2/18
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cây chưn bầu và cây cò ke vẫn còn ''xài''. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc là cây chưn bầu mọc ở miền Nam thì gọi theo tên miền Nam mới đúng cớ sao ai đó lại sửa thành ''trâm bầu''. Còn nhiểu loài ''chưn bầu'' khác cũng chỉ mọc nhiều ở miền Nam thì bị cũng bị một vài nhà thực vật học VN tự ý sửa lại là ''trâm bầu''. Thiệt là lạ. Wiki tiếng Việt viết như sau: Trâm bầu còn có tên khác là chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: Combretum quadrangulareVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp các tỉnh phía nam, nhất là vùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
  13. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

  15. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    image.png
     
  16. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

  17. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Huỳnh Tịnh Của định nghĩa là thứ cây củi nghĩa là một loại cây thường dùng để làm củi; cũng như cây chưn bầu ông định nghĩa là thứ cây da trắng ...., cũng là củi thổi. Thú thật định nghĩa như vậy tôi cũng chẳng biết cây đó ra làm sao. Ông chỉ định nghĩa đại khái. Còn trâm bầu và chưn bầu theo tôi biết thì tên chưn bầu có trước trâm bầu. Lê Văn Đức và Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đều ghi là chưn bầu và còn kể ra nhiều cây chưn bầu khác. Đỗ Tất Lợi thì ghi là chân bầu, chưng bầu. Sở dĩ tôi thắc mắc là muốn biết trâm bầu là do chưn bầu mà ra hay ngược lại? Như thế rất có lợi khi tìm hiểu từ nguyên của một từ. Và tôi thấy cách gọi tên của GS Đỗ Tất Lợi là không nên. Chưn bầu thì cứ gọi là chưn bầu không nên sửa là chân bầu vì như vậy thì đâu còn là từ miền Nam nữa. Thứ hai không nên viết là chưng bầu vì đọc thì đọc là ''chưng'' nhưng khi viết thì "chưn" mới đúng. Cám ơn bác đã dày công tra cứu và biên soạn tự vị cho thêm phong phú. Vì thấy ít ai bàn luận nên tôi mới nhiều chuyện cốt để các bạn trẻ tìm hiểu thêm ngôn ngữ miền Nam vậy thôi.
     
  18. DangGiap

    DangGiap Lớp 2

    Càng nhiều bàn cải thì việc soạn lại sách cũ mới ý nghĩa
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Không biết bạn DangGiap có ở miền Nam không?

    Mình thấy có một số từ bạn kê ra là hết xài nhưng trong mình vẫn còn hay nói hằng ngày, như hôm bữa mình có comment và bạn @dongtrang cũng có trên đây.

    Mong bạn kỹ hơn.
     
  20. Rorschach DC

    Rorschach DC Lớp 2

    Cuốn này được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản lại, giá khá đắt: 1tr6

    [​IMG]
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này