Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lộc bình, lục bình hay độc bình?

    Cái lọ như trong hình thường gọi là lộc bình vì nó có miệng loe cổ nhỏ bụng to... theo quan điểm phong thủy là để hút lộc. Và để nhấn mạnh kiểu chơi chữ thì trên bình thường vẽ con hươu (đồng âm Hán Việt là lộc). Cũng như kiểu đắp 5 con dơi trên cửa tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn.
    Lộc bình thường để chưng ban thờ, cũng có khi cắm hoa... và càng ngày càng to, chắc để hút được nhiều lộc. Còn có loại bình hút tài lộc miệng rất nhỏ, bụng to tròn như vò rượu ngày xưa, cũng chẳng cắm hoa được... loc-binh-tung-loc.jpg
    Một cách gọi khác là lục bình và giải thích là hình dáng bình giống như cọng bèo tây (lục bình). Tuy nhiên 2 chữ bình này khác hẳn nhau và bèo tây cũng mới du nhập VN, vậy trước đó các cụ không chơi lục bình hay sao?
    Đến như độc bình, dịch nghĩa ra là cái lọ đơn độc, từ này nghe có vẻ khiên cưỡng vì chơi lộc bình thường chơi cả cặp.
    Hiện nay có loại lộc bình làm bằng cả khúc cây gỗ, bên trong đặc, không hiểu như vậy có hút được tài lộc gì không?

    Tìm trên mạng, thấy bên TQ bán cái Phúc lộc bình, đa số hình dạng như cái hồ lô đựng rượu...
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/3/24
    gaumisa and tran ngoc anh like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hoá ra giọng miền Bắc cũng không hẳn là chuẩn quốc gia hé :D

    Minh mông ở miền Tây còn một từ đồng nghĩa nữa là “minh thiên” hoặc lỡ “chớn” có người còn nói “minh thiên địa”. Ý nghĩa cũng gần gần với minh mông rộng lớn, nhưng lúc này nghĩa thiên về sự phong phú, số lượng rất nhiều, “cứ thoải mái mà bẻ, ngắt, hái gì đi” mỗi khi hàng xóm qua xin trái ớt, cọng ngò..

    Bình bồng thì chắc chắn rồi, người miền Tây cũng nói từ này hằng ngày.

    Ngược lại, có một từ biến âm mà mình thấy người miền Tây biến hơi xa đó là “về - [dề] - dìa”, thay vì đi về hay đi dề (một số tỉnh vẫn nói đi dề) thì sẽ nói là đi dìa (bản thân mình nói cả hai từ dề và dìa tùy lúc). Từ về thành dìa biến quá biến :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/3/24
    gaumisa and quang3456 like this.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu muốn khoét rỗng vẫn được mà, không khoét chắc nặng lắm sao khiêng nổi?
     
    quang3456 thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nặng lắm đó, toàn gỗ quý như gỗ nghiến, và đắt gấp mấy lần lộc bình sứ.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Léo hánh" một từ thường được giải nghĩa là bén mảng tới, và thường được dùng với đôi chút coi thường kẻ được nhắc đến. Thường là người trẻ tuổi, vô công rỗi nghề hoặc lui tới với ý đồ xấu sẽ bị gọi là léo hánh tới. Nhưng nguyên gốc từ này chỉ là "lưu hành", lại dùng trong những trường hợp trang trọng, vd như tài liệu lưu hành nội bộ...
    Tìm trên mạng, thì ra "lưu hành" còn 1 nghĩa cổ xưa khác là đi đầy, tù phát vãng, phát lưu... cũng như lưu đồ. Phải chăng "léo hánh" dùng với nghĩa này?
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/24
    gaumisa, tran ngoc anh and amylee like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Đột ngột" là từ láy hay từ ghép, và nghĩa là gì? Thầy cô thì bảo từ láy, tự điển HV thì bảo từ ghép.

    de-thi-ki-1-lop-9-van-buon-ma-thuot-result.jpg IMG_1711929300439_1711929367157.jpg
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngành may mặc dùng từ này đúng với nghĩa chọc thủng. Chỉ hình ảnh cây kim cùng sợi chỉ xuyên qua lớp vải: đột vài đường chỉ.

    Mình nghĩ từ đột phá chắc cũng cùng một nghĩa xuyên thủng, phá phòng tuyến địch. Nhưng nghĩa hiện đại của nó đã biến thành một bước phát triển nhanh chóng vượt ngoài mong đợi, chắc phát triển từ nghĩa đột phá vào bức tường thành của những giới hạn cũ kĩ để bước tới giai đoạn phát triển mới.

    Từ đó nghĩa của từ đột ngột cũng sẽ là một điều gì đó vượt ra ngoài cái thông thường, một bước biến chuyển nhanh làm ta bất ngờ vì nó bất thình lình xuất hiện :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/24
    gaumisa thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nghĩa gốc của từ "đột ngột" đã có trong hình trên, còn ý nghĩa này phải dùng từ "đột nhiên" hoặc "hốt nhiên" mới chính xác.

    chrome_screenshot_1 thg 4, 2024 06_29_37 GMT+07_00.png

    Vậy còn câu hỏi "đột ngột" là từ láy hay từ ghép, bạn nghĩ sao? Tôi có hỏi vài GV văn, họ đều cho là từ láy.
     
    gaumisa and tran ngoc anh like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thình lình là gì?
    Đây là cách nói tắt, đầy đủ phải là bất thình lình.
    Nhưng bất thình lình là gì? Có lẽ là biến âm từ bất thanh lệnh. Lệnh là thứ pháo hiệu ngày xưa, còn gọi là ống lệnh, được ghi lại trong câu tục ngữ lệnh ông không bằng cồng bà. Bất thanh lệnh là thứ pháo lệnh không nổ thành tiếng.
    Các âm anh, ênh đều có thể biến đổi qua lại với âm inh, vd như thanh- thinh, thạnh- thịnh, minh-mênh, bệnh- bịnh...
    Các thanh ngang thanh nặng đều có thể biến đổi qua lại với thanh huyền, vd như mươi- mười, thương long- thuồng luồng, nhị- nhì, vị- vì, dạ- dà...
    Vậy thanh lệnh biến ra thình lình cũng là điều dễ hiểu.
     
    gaumisa and amylee like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    chrome_screenshot_10 thg 4, 2024 12_28_24 GMT+07_00.png

    "Bất nhơn" ngày xưa là câu cửa miệng, vd: anh có vợ rồi à, bất nhơn không, vậy mà tôi không hay... Từ này nghĩa gốc là tê liệt, và trong ngữ cảnh trên hiểu là kinh quá, quá ghê gớm... Vậy thôi.
    "Rén" là âm TQ của chữ nhân này và có lẽ là do nói tắt, riêng chữ nhân không có nghĩa là sợ hãi, tê liệt mà phải là bất nhân.
     
    gaumisa and tran ngoc anh like this.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chầu chực, chầu trực hay trầu trực?

    Theo chính tả bây giờ thì viết là chầu chực. Nhưng theo từ nguyên, có lẽ trầu trực mới đúng còn chầu trực cũng chấp nhận được.
    Chầu là biến âm từ "triều", VD như vào chầu vua, vậy phải thành "trầu" mới đúng. Chực chính là "trực" trong trực nhật, trực ban... Còn 1 chữ chực nữa nghĩa là muốn, do biến âm từ "dục", chữ này mới dùng ch.
    Như vậy, trầu trực mới là cách viết đúng. Do người HN phát âm ch- tr, r- d... giống nhau nên viết cũng không phân biệt, lâu ngày thành chuẩn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/24
    gaumisa thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Sao giống người miền Nam vậy bạn?
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giống sao vậy bạn, chắc là đồng bào thì phải giống nhau chớ.
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì miền Nam cũng gộp chung ch tr; r d khi nói. Đi da đi dô. Chời ơi chời ơi chết tui :D

    Thậm chí cả v, gi, r, d đều gom chung một chữ d duy nhất. Nhất là dân Thốt Nốt, Bình Thủy (Cần Thơ); An Giang và Đồng Tháp.
     
    gaumisa and quang3456 like this.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngoại lệ miền Trung cũng đồng bào nhưng nói khác à. Với lại đâu phải vùng nào ở Bắc cũng nói như người HN phải không? Và các tỉnh miền Nam cũng có chất giọng và tự vựng khan khác nhau chứ không hoàn toàn y hệt.
     
    gaumisa and quang3456 like this.
  16. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Ngoài lề chút, không rõ là "sai chính tả" là chỉ nói đến việc sai cấu trúc từ khi viết hay còn bao gồm việc sử dụng sai nghĩa mọi người nhỉ?

    Ví dụ nhầm lẫn giữa "điểm yếu" và "yếu điểm" có được xem là sai chính tả không?
     
    gaumisa and quang3456 like this.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là lỗi dùng từ sai.

    VD như trong câu thơ của Nguyễn Duy:
    Vội mở tung cửa sổ
    Đột ngột vầng trăng tròn...


    Hay trong câu thơ của Phạm Tiến Duật:
    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
    Như sa, như ùa vào buồng lái...


    Hai nhà thơ đó đã mắc lỗi dùng sai từ "đột ngột"
     
    gaumisa thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    [​IMG]
    Theo nghĩa hiện đại và cũng là nghĩa duy nhất của từ đột ngột mà mình biết thì không sai tí nào.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Điểm yếu là điểm yếu (điểm kém, điểm thấp, điểm nhỏ.. trong học tập nữa chẳng hạn), còn yếu điểm là điểm trọng yếu, điểm quan trọng nhất :D

    Update. Mà điểm quan trọng nhất cũng là điểm yếu nhất, nên xét cho cùng điểm yếu và yếu điểm tuy khác nghĩa nhưng cũng khá gần nghĩa. :)>-
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/24
    gaumisa thích bài này.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bạn tra từ điển nào vậy? Từ điển trên mạng linh tinh lắm, tra từ điển tiếng Việt sách in của Hoàng Phê may ra tin cậy được.
    Tôi tra mấy từ điển Hán Nôm, kết quả như sau:
    upload_2024-5-4_17-40-37.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/24
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này