Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình không quá mù quáng vào từ điển, mình chỉ nói dựa theo thứ ngôn ngữ đang sống ở miền Tây quê mình. Đột ngột mang nghĩa bất thình lình, bất ngờ, suddenly mấy chục năm nay ở miền nam rồi.

    Ngay cả tiếng Anh cũng cho rằng suddenly là từ tốt nhất để dịch đột ngột sang tiếng Anh, nghĩa là đột ngột có nghĩa suddenly, bất ngờ trong tiếng Anh, mà không phải là từ nào khác cả.

    Đây là nghĩa hiện đại (nghĩa quốc tế) duy nhất của nó. Bây giờ khi nói tới từ đột ngột, chẳng ai không hiểu được nghĩa là một chuyện bất giờ xảy ra không báo trước cả. Và cũng không ai bận tâm nghĩ đến một nghĩa nào khác của nó hết. Đây là ngôn ngữ sống, không phải ngôn ngữ chết trong từ điển.

    Chẳng phải tự nhiên mà cả 2 nhà thơ nổi tiếng lại dùng từ đột ngột theo nghĩa bất ngờ như nghĩa hiện đại, nhà thơ dùng nghĩa sống, nhà từ điển học dùng nghĩa chết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/24
    gaumisa and quang3456 like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhân tiện, cụm này vô nghĩa trong tiếng Việt! Tiếng Việt chỉ có một, làm gì có một số?
     
    quang3456 thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    VD khi nói "phố Bà Triệu", "phố Trần Hưng Đạo"... là mắc lỗi dùng từ.
    Khi gọi cái thứ trang phục mặc bên dưới có 2 ống là "quần" cũng là lỗi dùng từ.
    Khi dịch cái đàn piano thành dương cầm cũng là lỗi dùng từ.
    Các từ "cán bộ", "bộ đội"... bây giờ được dùng với ý nghĩa khác nghĩa gốc.
    Tuy nhiên các từ trên đã bị dùng sai hàng trăm năm nay rồi nên ta cứ dùng thôi.

    Trong truyện ngắn Làng, ông Hai nói "...toàn là sai sự mục đích cả". Câu nói ấy thường được dẫn chứng làm VD cho lỗi dùng từ. Nhưng để lâu lâu quen rồi có khi lại thành đúng, thành trend, như "chữa lành" bây giờ.
     
    gaumisa and tran ngoc anh like this.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tới mức độ nầy thì thua rồi :D
     
    quang3456 thích bài này.
  5. machine

    machine Lớp 12

    Giải thích của nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc:

    Phố khác hẳn phường. Phố có nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày hàng bán mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hóa để buôn bán. Cho nên, ví dụ cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một nơi, một nhà, một cửa hàng có bán và sản xuất mặt hàng là trống, các loại trống. Cũng vậy, phố Hàng Chiếu vốn chỉ là một chỗ có bán mặt hàng chiếu.
    Sau do các phố tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài ngắn là tùy vị trí) nên cái dãy phố gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi gộp là phố. Và dần dần cái chữ phố với biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố hàng Chiếu, dãy phố hàng Tre, người ta nói tắt phố Hàng Chiếu, phố Hàng Tre… để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán tre… (Bên Trung Quốc không hề dùng chữ phố để chỉ con đường, mà họ dùng nhai hay ). Hiện nay, trong ngôn ngữ miền bắc, chữ phố với nguyên nghĩa là “ngôi nhà cửa hàng” đã phai mờ hoàn toàn, song trong miền trung và miền nam thì lớp người trung niên trở lên vẫn dùng. Như trong sách “Hàn Mặc Tử anh tôi” của Bá Tín, em ruột thi sĩ Hàn in năm 1990 có viết: “mua một căn phố (tôi nhấn mạnh N.V.P.) cho mẹ tôi”.
     
    tran ngoc anh, gaumisa and quang3456 like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Phải chăng là nghĩa hiện đại, là ngôn ngữ sống gì đó?
    Tôi thấy người miền Nam gọi là đường Hàm Nghi, đường Phan Thanh Giản... mà không gọi là phố như miền Bắc.
    Phải chăng trong bài hát "Mưa trên phố Huế" tác giả Minh Kỳ đã dùng từ sai hoặc là dùng với nghĩa "hiện đại". Ông này là người miền Trung, thuộc lớp người cũ, hình như còn trong hoàng tộc...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/24
    machine thích bài này.
  7. machine

    machine Lớp 12

    Chắc viết tắt, thiếu chữ "thành" :P Mưa trên (thành) phố Huế :P
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ý của mình cũng giống vậy, mưa trên thành phố Huế. :D
     
    machine thích bài này.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ý bạn là lành rồi thì chữa gì nữa đúng không? Phải là chữa thương mới đúng? Mình cũng thấy từ này kì cục như từ bó tay vậy. Có khi nào chữa cho lành mà bị nói gọn thành chữa lành không ta?
     
    quang3456 thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Là chữa lành thành què đó. Cũng như đổi mới lấy cũ ha.
    Đó là cách nói tắt, chữa lành là chữa cho lành những tổn thương... Kiểu như xoa dịu là xoa cho dịu nỗi đau... Hay cháo heo là cháo nấu cho heo. Nhưng cháo huyết lại là cháo nấu bằng huyết...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/24
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cũng có thể. Đoạn sau ông còn viết: Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai trông đợi... Có thể hiểu là thành phố hay căn phố cũng được.
    Nhưng nhạc sĩ Thế Hiển viết thế này là theo kiểu bắc rồi nè:
    Này cô bé có mái tóc đuôi gà
    Chạy xe trên phố, phố đông người qua...

    Cả bài Phố xa nữa, tác giả người miền Nam nhưng có lẽ đã bị ảnh hưởng lối nói bắc:
    Để buồn cho con phố nhỏ
    Để một người đến vấn vương...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/24
    machine and tran ngoc anh like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy đi chữa làm gì :D
     
    quang3456 thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói dóc là gì? Đó là từ chữ joke trong tiếng Anh hoặc Pháp. Như vậy từ này mới được dùng cách đây cỡ mấy chục hay hơn trăm năm nay thôi.
    Trong tiếng Indo cũng có từ jok với nghĩa tương tự, phải chăng do ảnh hưởng từ joke?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/5/24
  14. vuimotminh

    vuimotminh Lớp 3

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ke ga, từ này là thuật ngữ chuyên ngành có trong luật đường sắt và trong từ điển. Nhiều người lên báo đọc ko biết thắc mắc thôi.

    [​IMG]
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy biến âm/gần âm với nói dối hơn. Với lại joke trong tiếng Anh phát âm như trô trong tiếng Việt. Jokedóc nói chung khá xa về cách phát âm.
     
    quang3456 thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là phiên âm tiếng Pháp: quai gare
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy có thể từ tiếng Indo là jok. Không rõ tiếng Khmer hay Malai có từ tương đương không. Nhưng nói dóc và nói dối khác nhau chứ, nói dóc gần giống nói phét, nói khoác hơn.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này