Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thấy cũng khá thuyết phục ^_^
     
    quang3456 thích bài này.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hàng ba là hàng chi?
    Những cây cột ngoài hiên kêu bằng cột hàng ba, nghĩa là hàng cột thứ 3. Riết rồi phần hiên nhà cũng kêu là hàng ba luôn.
    chrome_screenshot_1670394028049.png CAU-TAO-NHA-GO~3.jpg
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 7/12/22
    amylee and tran ngoc anh like this.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Công nhận, từ hàng ba này dân Nam bộ nói thường ngày vì nhà nào cũng có hàng ba mà. Miền tây nhà sàn thì hàng ba còn là lối đi ván sàn dưới mái hiên bên trong hàng cột đó.
     
    quang3456 thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là 1 cách gọi tắt, 1 kiểu nghĩa phái sinh nhưng có vẻ không chính xác. Gọi là cột hàng ba thì được, còn phần hiên mà gọi là hàng ba thực ra là sai, đó chính xác là phần giữa hàng 2 và hàng 3. Giờ nhà đúc tường xây, có mỗi hàng cột hiên vẫn gọi là hàng ba thì càng vô lý. Thôi thì coi như nghĩa mở rộng vậy, còn nghĩa gốc đã quá xa mờ... chỉ là kẻ hoài cổ đi tìm lại cho vui.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/22
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hàng ba /haːŋ² baː¹/, [haːŋ² baː¹] [01] (dt) hiên nhà, hành lang trước nhà, phần nền có mái che nhưng không có tường bao quanh. "Chú qua nhà, bác Tư làm bộ vô tưới bụi hẹ kiểng, tưới hoài, nước chảy dòng dòng tràn ra hàng ba, ngước lên thấy chú Sa đang chỏi chân nhìn. (NNT)".

    - Theo Từ điển Từ ngữ Nam Bộ (trang 575) của Huỳnh Công Tín xuất bản 2007, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/22
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thì đó, sai nghĩa gốc mà. Từ điển này chỉ ghi nghĩa của từ nhưng không giải thích từ nguyên.
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hoá ra tiếng mẹ đẻ của bọn tôi, nói suốt mấy trăm năm nay đều sai nghĩa gốc à :D thế mà bọn tôi nghe hiểu. Còn tiếng Trung hay Bắc lại khó hiểu hơn một chút với chúng tôi.

    Cũng chỉ là phương tiện giao tiếp, khắt khe quá làm gì. Muốn khắt khe thì soạn từ điển để chỉnh lại cái sai của Huỳnh Công Tín được thì công đức vô lượng :⁠,⁠-⁠)
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/22
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi giải thích nghĩa gốc ở trên đó, cũng có nói là tìm hiểu cho vui thôi. Tôi không bảo từ điển HCT là sai nhé.
    Từ ngữ dùng sai là thường, sai nghe quen tai thành đúng, thành nghĩa mở rộng, có gì đâu mà phải lo. VD từ "chung cư" là 1 điển hình, sai đó nhưng ai nghe cũng hiểu vậy.
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thật ra hiên nhà ở trong Nam chúng tôi gọi là hông hành - hành lang bên hông chứ không phải hàng ba như bạn "tra được" trên Google đâu. Any way, không cần Google bảo chứng, chúng tôi đã dùng thứ tiếng này mấy trăm năm nay rồi, đủ tuổi đẻ ra 10 ông Google luôn ấy chứ, dân bản địa đem lên bàn cân với Google chắc chắn có lợi thế riêng. Hãy ham muốn tri thức thuần túy, đừng cả tin vào Google.
    cute_smiley26
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chỉ tìm trên Google mà không có tư duy thì không bao giờ có topic này nhé. Bạn tìm xem ở đâu giải thích nguyên nghĩa của những từ như "bái xái", "hột xoàn", "hàng ba"...
    Topic này không có mục tiêu chỉ ra những từ dùng sai nghĩa gốc. Nhưng nhân tiện cũng xét một VD dùng từ sai ở miền Bắc.
    Từ "phố" có nhiều chữ và nghĩa khác nhau, trong đó có nghĩa là căn nhà, cửa hàng... Vậy nên người miền Trung và Nam mới nói là: "sang lại một căn phố".
    Cách nói kiểu miền Bắc: "phố X", "phố Y"... là sai nghĩa gốc, chính ra phải gọi là đường có nhiều căn phố. Nhưng người miền Bắc gọi sai như vậy cũng hàng trăm năm rồi, và cũng chẳng làm sao.
    chrome_screenshot_1670492461418.png
     
  11. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Từ "bưa" có nghĩa là gì vậy các bác? đọc nó trong bài thơ "những giọt lệ" của Hàn Mặc Tử.

    "Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
    Bao giờ tôi hết được yêu vì,
    Bao giờ mặt nhựt tan thành máu,
    Và khối lòng tôi cứng tợ si?

    Họ đã xa rồi khôn níu lại,
    Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
    Người đi, một nửa hồn tôi mất,
    Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ."

    Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
    Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
    Sao bông phượng nở trong màu huyết,
    Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bưa nghĩa là vừa.

    Nhớ thương biết mấy cho vừa
    Còn đâu những lúc đón đưa hẹn hò...
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "QUÊ" NGHĨA LÀ GÌ?

    "Quê" là âm đọc của từ "quy" có nghĩa là "về, trở về". Từ Hán Việt "quy hương" nghĩa là "về làng" khi sang tiếng Việt đọc thành "quê hương" và nói tắt thành "quê". Như vậy, khi nói "về quê" là chúng ta đã nói thừa chữ, chính xác hơn là vô nghĩa. Người Việt thường hay nói tắt mà lại thừa như vậy, VD "quy y tam bảo" được nói tắt là "đi quy"???
    Âm đọc "quê" này gần giống cách đọc tên của AQ, vốn được gọi là A Quây, mà tác giả Lỗ Tấn cũng như người dân làng Mùi cũng chẳng biết y tên thực là Quý hay Quế, vì y chẳng có anh hay em tên là Phú, cũng chẳng có hiệu là Nguyệt đình hay sinh nhật vào tháng 8 gì đó.
    Lại nhớ trong truyện Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp cũng có 1 chú khách gọi là Ả Quay, cái tên này chính là A Quây -AQ vậy.
    Đến như từ "quê quán" thì có lẽ đọc trại ra từ "quý quán", như vậy "quê hương" và "quê quán" là hai từ "quê" khác nhau.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Mai dong" là gì? Làm mai dong hay làm mai tức là làm mối để kết hôn.
    Mai dong từ môi dung mà ra. Từ này có vẻ nghe không quen nhưng từ "dung môi" thì lại rất hay dùng, vd trong môn hoá học.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhân xem bóng đá, thấy bình luận viên thường nói "...hai đội chơi đôi công..." Vậy đôi công là gì? Có lẽ ý nói cả đôi cùng chơi tấn công.
    Thực ra, phải nói là "đối công" mới đúng, cũng như "đối ẩm" là đối diện cùng uống vậy.
     
  16. DonoraTama

    DonoraTama Mầm non

    Lấy từ nào khác làm ví dụ, sao lại lấy phải từ chung cư? Tôi không nghĩ từ này sai nghĩa, vì vốn dĩ nghĩa của nó đến ngày nay người ta vẫn hiểu là (nhiều nhà) ở chung một khu vực, một nơi, một chỗ và chung cư, nghĩa như vậy vẫn sát lắm.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hiểu như vậy là sai bạn ạ, từ đúng phải là "chúng cư".
    Nếu theo nghĩa sống chung, ở chung thì phải gọi là "đồng cư", "giai cư"...
    "Chung cư" tiếng TQ có thể hiểu là nơi ở cuối cùng, như "chung kết" là trận cuối.
     
    DonoraTama thích bài này.
  18. DonoraTama

    DonoraTama Mầm non

    Xin cảm ơn tiên sinh đã dành thời gian giảng giải cặn kẽ nghĩa của từ ấy cho kẻ có vốn kiến thức hạn hẹp này được thấu. Học sinh cũng vô cùng tạ lỗi tiên sinh vì chưa tìm kiểu kỹ càng nghĩa của từ mà đã vội tham gia vào bàn luận. Thật sự rất hổ thẹn!
     
    quang3456 thích bài này.
  19. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Hoàn toàn không đồng ý với bác Quang. Chung cư là tiếng Việt hoàn toàn, không dám nói là thuần Việt vì trong đó có chữ "cư". Người Tàu gọi chung cư là công ngụ. Hơn nữa đây là từ mới ta đâu có thể nói "chung" là do từ ''chúng" mà ra. Chung tiếng Hán Việt còn có nghĩa là "tụ họp" nữa. Nhưng tôi nghĩ khi người Việt khi đặt ra từ ''chung cư'' thì chung có nghĩa là nhập lại một nơi, thuộc của nhiều người. Họ chẳng cần quan tâm đến tầm nguyên.
    Nhân tiện bàn về chữ Quê (danh từ). Bác nói có lẽ do chữ Quy (động từ) mà ra. Tôi lại nghĩ khác Quê là danh từ thì cái gốc của nó cũng phải do danh từ mà ra. Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ trong Việt Nam Tầm Nguyên Từ Điển thì từ quê do chữ quốc mà ra. Thêm một ý kiến để các bác rộng đường tham khảo.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lâu lắm mới gặp lại bác. Vâng, đó cũng là một ý kiến cần xem xét. Nhưng "chúng cư" không nhất thiết phải là từ cùng nghĩa mà người TQ dùng để chỉ những khu nhà tập thể. Có thể đó chỉ là một cụm từ trong câu mang nghĩa khác nhưng lại được người VN cho một nghĩa mới, như trường hợp "nhà đại thể" xuất phát từ cụm từ "đại thể giáo sư" mà tôi và bác đã bàn tới. Còn người TQ đâu có gọi nhà xác là nhà đại thể, cụm từ đó chả có nghĩa lý gì cả.
    VD trong bài sau có nhắc tới "danh nhân chúng cư..."
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn như từ quê và quy thì trong ngôn ngữ TQ và VN nhiều khi không phân biệt rõ động từ, danh từ, tính từ... VD tửu (dậu) tiếng TQ là danh từ nhưng sang tiếng Việt là nhậu thì lại dùng như động từ. Nếu là bữa nhậu, mồi nhậu... thì là danh từ.

    Biến âm thì cũng có quy luật, với chữ quốc tôi không thấy liên hệ ngữ âm nào với quê cả. Hay là phát âm thời Hán, Đường... hoặc tiếng địa phương nào đó thì chịu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/1/23
    dongtrang thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này