Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Càu nhàu" là từ "câu mâu" mà ra. Từ "câu mâu" này đọc sách xưa hay thấy, VD trong bài viết của cụ Phan Khôi năm 1930 dưới đây, từ này cũng ít dùng nên người sưu tầm phải chú thích bên dưới.
    Nhưng "câu mâu" là gì? Đó là cái câu và cái mâu, 2 vũ khí thời cổ, câu thì móc lại còn mâu thì đâm tới. Cũng có thể ban đầu là những công cụ của người chăn gia súc, như cái gậy khoằm đầu, sau này trở thành cái baton của người Do thái và châu Âu.
    upload_2023-3-11_17-27-38.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/3/23
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    “Câu mâu” là khẩu ngữ miền Nam nên chú thích chắc chỉ dành cho người miền khác. Ý nghĩa thì như bạn đã nhắc; nó còn được nói theo cặp với “cóc móc” hay “cốc móc”, không rõ là o hay ô vì nào giờ chỉ nghe thôi, tiếng miền Nam của mình mình cũng không nghe ra được là ô hay o nữa.

    Ví dụ khi đứa em bắt lỗi bắt phải những gì thằng anh đang nói, dạng như kiếm chuyện cãi nhau, người mẹ sẽ la nó là “mầy đừng có câu mâu cóc móc anh mầy nữa được không?”
     
    quang3456 thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bây giờ tôi mới nghe từ "cóc móc", không biết có liên quan đến ý nghĩa móc kéo của cái câu không hay chỉ thuận miệng nói theo thôi. Hay là nói trại từ "cuốc móc", nghĩa là cuốc đất, móc bùn... cũng gần như từ "bươi móc".
    Tôi có nghe cụm từ "câu mâu cắn đắn", ý nghĩa cũng như câu mâu cóc móc, nhưng nghĩa gốc của từ "cắn đắn" chưa tìm được. Không biết có liên quan đến "cáng đáng" không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/3/23
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình hỏi mẹ mình cắn đắn nghĩa gì thì mẹ cũng trả lời nhanh là anh em cự cãi. Việc gì khó cứ hỏi người lớn ^^
     
    gachi00 thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi muốn đi tìm nguyên gốc của từ chứ nghĩa của từ này thì biết rồi.
    Phải chăng "cắn đắn" liên quan đến cắn xé, cắn rứt... như kiểu chó mèo cắn nhau nên được dùng cho trường hợp anh em cự cãi.
    Có một thành ngữ là "trần ai khoai củ" được giải thích là nói trại từ "trần ai lai khổ", không biết đúng không. Nhưng qua đây có thể thấy, có những từ bị nói trại đi rất nhiều, muốn tìm về nguyên gốc thật gian nan. Tôi cũng tìm cho vui thôi, chẳng có mục đích cao xa gì cả.
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình hiểu theo hướng cắn vào sự [đúng] đắn, nghĩa là anh em cãi nhau chuyện lặt vặt chứ không vì tranh luận tìm ra cái đúng đắn của vấn đề. Chỉ cãi để giải tỏa cái bực tức giữa anh em trong nhà, nhiều khi ngồi gần nhau thôi đã thấy bực :D
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giải thích kiểu chiết tự, thế cũng hay :)
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Ngã ngũ" là biến âm của "khả phủ". Nguyên nghĩa từ này là nên hay không, vd vị tri khả phủ: không biết có nên hay không. Sang tiếng Việt, từ này đã có nghĩa khác gần với thống nhất, nhất trí... VD: bàn bạc với nhau cho khả phủ đi đã. Đây cũng là nghĩa của từ "ngã ngũ".
     
  9. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Hôm nay mới biết từ bất nhẫn còn nghĩa khác là "Không đành lòng, thương cảm, xót xa trong lòng"
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bất là không, nhẫn ở trong nhẫn tâm, vậy không nhẫn tâm mình nghĩ là nghĩa hợp lý.
     
    gachi00 thích bài này.
  11. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Thì giống nghĩa mình mình nói trên mà, hay ý bạn sao?
    Còn nghĩa phổ biến lâu nay mình hiểu là "độc ác, có phần tàn nhẫn"
     
  12. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    "Bất nhân" mới là độc ác mà :p.
    Đúng là mình đọc hai từ cũng thấy dễ lẫn lộn thật vì từ "bất nhẫn" mình ít thấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/4/23
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Câu trên mình đồ lại cái phát hiện của bạn thôi mà, nghĩa là không nhẫn tâm, không đành lòng,.. là hợp lý, vì nó vốn vậy. Chứ ý gì khác đâu, mình tưởng một câu khẳng định như thế phải rất dễ hiểu chứ nhỉ? :D

    Chỗ này thì bạn hiểu lầm trước giờ rồi, bất nhẫn chưa bao giờ có nghĩa là tàn độc, độc ác cả. Giống như @amylee nói, bất nhân (hoặc thường nói kèm với cả bất nghĩa) thì mới có nghĩa là ác độc, hoặc cụ thể hơn là làm những điều trái với lẽ nhân nghĩa đời thường :D
     
    gachi00 thích bài này.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thế cụm từ "chuối", "chuối cả nải" nghĩa là gì? Rồi "cùi bắp", "khoai"... cũng chiết tự để tìm nghĩa à? :D
     
  15. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    nghĩa này dùng phổ biến mà, mọi người có thể search gg thử, nay đọc truyện lần đầu tiên thấy nghĩa "không đành lòng" nên mới thấy lạ đó :D
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  16. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Thế còn chữ "đầu" (trong "đầu người", "đầu lâu", "đầu gà đầu vịt",...gì đấy) theo bạn Quang là từ gốc Việt hay từ Hán cổ nhỉ?
    (Mình hỏi thực tình đấy). Vì mình biết trong vài phương ngữ tiếng Quảng Đông hiện giờ vẫn gọi "đầu" là "thầu", "thẩu". Có khi nào đây là trường hợp chuyển âm "t" sang "đ" như nhiều từ Hán vẫn thế không nhỉ, chẳng hạn từ "đả" (đánh) trong tiếng Quảng Đông vẫn đọc là "tả".

    Nhớ khi còn học ĐH, ở một môn nào đó có nói trong tiếng Việt cổ có trường hợp một từ mới được tạo thành bởi ghép một từ thuần Việt và từ ngoại quốc có cùng nghĩa, ví dụ từ "sáng sớm" nghe bảo từ "sớm" mới là thuần Việt, còn từ "sáng" là từ ngoại quốc có nghĩa tương tự với từ "sớm", (gần đây hơn có từ "khăn piêu" phải không nhỉ? Chữ "piêu" hình như trong tiếng Thái cũng nghĩa là "khăn").
    Nói như thế, vì mình nhớ ở đâu đó nữa, có nói từ Việt cổ để chỉ về cái đầu là "sỏ", (như nói "sỏ lợn" là để chỉ cái đầu lợn), nên từ "đầu sỏ" có phải là từ được ghép bởi từ ngoại quốc "đầu" và từ thuần Việt "sỏ" ra không?

    Tất nhiên, hiện tại trong tiếng Hoa từ "đầu" đọc là "thủ", nên mình mới nghĩ khả năng là tiếng Hán cổ hơn tiếng hiện đại (ở đây cũng thấy lần nữa trường hợp chuyển âm "t", "đ"). Nhưng đây là mình tự suy thôi, không biết thực tế có phải vậy không, mong được cao kiến bạn Quang?
     
    quang3456 thích bài này.
  17. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Hahha. Mình cũng mới sợt. Rồi chọn cái nào đây :eek:?
    FB_IMG_1681131362949.jpg
     
    tran ngoc anh and gachi00 like this.
  18. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    tại vì trong ngữ cảnh truyện thì thấy nhân vật tỏ lòng thương xót chứ k phải giận dữ/ghen ghét, thành ra mình thấy nghĩa kia thì hơi lấn cấn :D
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nếu dẫn ra bối cảnh cụ thể thì mọi người dễ nhìn hơn đó bạn.

    Còn như mình đã nói phía trên, bất nhẫn = không nhẫn tâm, mà không nhẫn tâm thì nghĩa khá là gần với không đành lòng rồi :D
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hoá ra từ này có nghĩa không đành lòng, vừa có nghĩa đành lòng, nhẫn tâm luôn, đúng là tiếng Việt phong phú khiến mình cảm thấy càng thêm nhỏ bé :D
     
    gachi00 and amylee like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này