Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không hiểu lắm khái niệm phép sao của bạn nhưng tôi rất ngạc nhiên khi bạn phân tích tự dạng chữ cái để tìm sự tương đồng. Chữ quốc ngữ đâu phải loại chữ tượng hình mà phân tích tự dạng như vậy được.
    Còn nói về biến âm Đ và tr thì tôi cũng cố gắng tìm nhưng chưa thấy vd nào mà chỉ thấy những phản vd. VD trốc là đầu (ăn trên ngồi trốc, khăn trốc...) còn đốc lại là phần cuối - trên cơ thể người là chỉ mông đít - (đốc kiếm, nằm vích đốc, mồng đốc...)
     
    nhan van and tran ngoc anh like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhớ một vài năm trước cũng có một bạn phân tích chữ quốc ngữ như thế này. Rõ ràng đây là chữ ký âm do các giáo sĩ châu Âu phát triển với mục đích truyền giáo, nhưng ai đó vẫn cố tình đánh lận con đen.
     
  3. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Mình nghĩ để xác định một ngôn ngữ gọi là chuẩn, phổ thông cho một tộc người thật khó nhỉ. Ngay như thời hiện đại này, đủ công cụ truyền thông, mà khác biệt giữa các phương ngữ vẫn phát sinh hoài hoài, nói chi thời xưa các vùng vốn tách biệt nhiều hơn.
    Nhưng một cách nhìn khác, ngôn ngữ được gọi là phổ thông, có thể hiểu là ngôn ngữ được số lượng người trong tộc sử dụng nhiều nhất, phải không nhỉ.
    A.de Rhodes soạn từ điển dựa trên vùng Kẻ Chợ và tứ trấn xung quanh, có thể xem là trung tâm của văn minh Việt lúc bấy giờ luôn đó.
    (Chúng ta đều biết hồi đấy chính quyền Đàng Ngoài khá chặt chẽ trong việc truyền giáo mà, tất cả người phương Tây đều bị giữ chân ở phố Hiến, thỉnh thoảng mới được lên Kẻ Chợ theo lệnh nhà Chúa để chữa bệnh, sửa đồng hồ,...hay vài việc gì đấy, các nhà truyền giáo toàn tranh thủ mấy dịp đấy để đi loay quanh Kẻ Chợ và vùng phụ cận để truyền đạo ké, như giờ mình đi làm nghề tay trái vậy, hihi. Vậy nên tiếng Việt mà họ sưu tầm đâu thể nằm ngoài trung tâm được, hoàn toàn có thể xem là ngôn ngữ phổ thông lúc bấy giờ nhỉ).

    Về âm v chuyển thành âm d ở miền nam, mình nghĩ có thể bạn Quang nói đúng, nhất là do ảnh hưởng âm TQ.
    Mình góp ý kiến là tâm lý người miền nam thoáng hơn, hihi, xem ngôn ngữ miền nam ấy, chẳng riêng gì tiếng Hoa, mà các tiếng khác cũng dễ du nhập hơn rất nhiều. Vd như, hình như ông Trương Vĩnh Ký có nói người miền nam mượn tiếng bà ba (áo bà ba), bòn bon (trái dâu da), măng cụt từ tiếng Mã Lai phải không nhỉ?
    (Mình nhớ đâu nói đó thôi, không chắc là chính xác không nha, hihi).
     
    quang3456 thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Như thời covid vừa qua, khi việc test nhanh, test chậm trở nên phổ biến, người dân thường chưa từng biết gì về tiếng Anh cũng sẵn sàng dùng từ test một cách tự nhiên và họ hoàn toàn hiểu nghĩa của từ đó. Cho nên mình giả thuyết các lớp từ mượn của miền Nam trước đây cũng trải qua một quá trình như thế. Do vấn đề kinh tế và di dân hơn là về bản tính của người miền Nam. Với sự nhộn nhịp hơn so với các miền còn lại, cũng như tiếp nhận rất nhiều lớp di dân khác nhau, trong quá trình giao thương, các lớp từ vựng từ ngôn ngữ khác sẽ được người miền Nam sử dụng một cách tự nhiên. Như mình biết có từ cà ràng, nghĩa là cái lò, cà ràng ông táo, mình nghĩ đó là phiên âm, có thể lúc đó các thương nhân bán lò từ nước ngoài gọi nó bằng tên trong tiếng của họ gần với âm mà chúng ta gọi là cà ràng đó.
     
    nhan van thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này chưa chắc à nha, hình như Công giáo truyền vào vùng Ninh bình, Nam định trước Kẻ chợ...
    Người bản địa miền Nam vốn gốc Mã lai và Khmer nữa nên dùng nhiều từ của các ngôn ngữ đó là đương nhiên. Vd như cù lao, xoài, sầu riêng, vô... Còn tiếng Việt cũng có 1 phần gốc từ tiếng Môn- Khmer, vd những từ như năm, núi non, mới...
    Miền Bắc cũng du nhập rất nhiều từ ngoại lai như săm, lốp... trong khi miền Nam lại dịch ra là vỏ, ruột... Và gần đây miền Bắc du nhập những từ như nhậu nhẹt, bồ bịch, kem đánh răng... tư tưởng cũng thoáng lắm chớ bộ...
     
    tran ngoc anh and nhan van like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cà ràng là tiếng Chăm, không liên quan nước ngoài nha. Là phiên âm từ k'rang, hình như 1 số dân tộc Tây nguyên cũng dùng từ này.
    Trong truyện Hòn Đất có bà Cà Xợi, cô Cà Mỵ cũng là kiểu phiên âm đó. Có 1 họ là Ca... (như Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến) chính là từ những tên người dân tộc mà ra đó
     
    tran ngoc anh and nhan van like this.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dù gì cũng là tiếng nước ngoài, không phải tiếng Việt :D Mình nhớ lúc còn nhỏ có ông người Chăm hay quải bị đi ngoài đường bán "bạc hà thuỷ" hay loại dầu gì đó trị cúm cho gia cầm nữa.
     
    quang3456 and nhan van like this.
  8. nhan van

    nhan van Lớp 7

    À thì mình nói Kẻ Chợ và tứ trấn mà, khu vực Nam Định giờ hình như là trấn Sơn Nam thời Lê Trịnh mà nhỉ (không giỏi địa lý ngoài bắc lắm hihi).
    Tiếng Chăm, nhất là người Chăm Hồi giáo sau này rất giống người Mã Lai đó chứ, mình nhớ lúc trước ghé một xóm Chăm thấy họ học tiếng Mã Lai đàng hoàng, còn nghe mấy đứa nhỏ bảo học sau này qua đấy làm việc nữa, hihi. Trong lịch sử Chăm pa, cũng có nhiều lần họ có kết hôn với người Malacca, Java mà.
     
    quang3456 thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhớ câu nói của Bác Hồ "Nước VN là một, dân tộc VN là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi". Người Chăm là 1 dân tộc anh em, ngôn ngữ Chăm cũng là 1 bộ phận cấu thành nên tiếng Việt.
    Nhưng từ cà ràng thì cũng chưa rõ là gốc Chăm hay Khmer. Tiếng Khmer, nồi là ch'năng, vd Kongpong ch'năng là bến nồi, Kongpong Chàm là bến của người Chàm...
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/23
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi, tôi cũng nói dân bản địa có gốc Mã lai mà, chưa kể mấy lần bị Ma lai, In đô xâm lược nữa đó.
    Nam định hình như là Sơn nam hạ, tiếng của tứ trấn khác với tiếng Kẻ chợ nhiều đấy, nên bị gọi là dân tứ chiếng.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình không nghĩ người Chăm cũng nghĩ giống bạn khi gộp chung tiếng Chăm vào tiếng Việt. Tuy họ và người Kinh là các dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam ta.
     
    quang3456 thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chỗ này mình dùng từ không đúng, xin sửa lại là dù gì cũng không phải tiếng của người Kinh hay tiếng Việt nói chung.
     
    quang3456 thích bài này.
  13. machine

    machine Lớp 11

    Krang tiếng Chăm là con sò chứ không phải cái lò đâu.
    Tra từ điển tiếng Chăm online tại đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ok, tôi nhầm, là cakrang.
     
    amylee thích bài này.
  15. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Bữa có thắc mắc mà vẫn chưa hiểu rõ.
    Vần "uân" trong các từ này đọc khác nhau là do vùng miền hay do cách phát âm khác nhau nhỉ
    <quần áo, quận huyện,...>
    vs
    <quấn quít, quần quật,...>.
     
  16. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Mình mới phát hiện thêm một từ nữa là "khúc chiết", vừa quanh co lại vừa gãy gọn :D.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghĩa 2 thì mình đã biết, nghĩa 1 thì giờ mới biết. Mình đang nghĩ tới mía có nhiều khúc, nghĩ tới việc chiết cành, nhánh cây ăn trái để trồng mau ăn hơn.
     
    gachi00 thích bài này.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vùng nào chứ vùng tôi ở mấy từ này phát âm như nhau.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Theo các bạn, nghĩa nào đúng?
    chrome_screenshot_1682596958854.png chrome_screenshot_1682596843111.png
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy cả hai nghĩa đều dùng nhiều ở ngoài. Nghĩa làm thương hại, tổn hại đến người khác thường thấy trong phim chưởng ấy, cách dịch trong các phim HK cũ.
     
    quang3456 and amylee like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này