Trà phiếm Đi tìm nguồn gốc 1 số tiếng Việt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 10/6/22.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như vậy là người TQ dùng từ đúng nghĩa, người VN dùng sai.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Hoặc là "phương hại"? Hồi xem phim cũng nghe loáng thoáng :D.
     
    tran ngoc anh and gachi00 like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    chrome_screenshot_1682602039714.png chrome_screenshot_1682602109144.png
    Phương hại là từ khác nha, tuy cũng gần nghĩa thương hại.
     
    amylee thích bài này.
  4. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    amylee thích bài này.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ý bạn là dùng từ Hán Việt theo kiểu Việt? Như 1 số người dùng từ "yếu điểm" để chỉ điểm yếu, xong lại biện bạch là tôi dùng từ "yếu điểm" nhưng kiểu VN.
     
    amylee thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có từ thuần Việt này, các bạn thấy giải thích đúng hay sai?
    img_1_1682674075030~2.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/4/23
    amylee thích bài này.
  7. gachi00

    gachi00 Lớp 4

    Mình chỉ nêu câu hỏi chứ không rõ vấn đề này, nhưng việc dùng sai có vẻ được nhiều người ủng hộ.
    Ví dụ tương tự là từ vấn nạn, đa số hiện này không còn ai dùng với nghĩa ban đầu nữa.
    À mình thì thuộc team không ủng hộ :D.
     
    amylee and quang3456 like this.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tiếng Việt của mấy mươi năm trước cũng rất khác so với bây giờ, huống chi từ Hán Việt đã được sử dụng tận Đường triều đến nay.
    Mình ví dụ vui: trước đây miền Nam dùng từ tranh cạnh, hiểu vui vui thì là mình tranh giành với đứa bên cạnh, hiện nay các cụ nhà mình vẫn nói như thế. Bây giờ phải là cạnh tranh mới đúng, có phải là đến lượt đứa bên cạnhtranh lại với mình không? :D
    Rất nhiều từ ghép khác cũng chịu chung số phận bị đảo lộn đầu đuôi như thế, dẫn thêm một từ nữa là dắt dẫn - dẫn dắt..
     
    amylee and quang3456 like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đảo lộn nhưng nghĩa vẫn giữ nguyên thì đâu có sao. Đằng này nghĩa sai ngược hẳn với nghĩa đúng. VD câu: "Tôi thương hại bạn quá" nếu theo nghĩa ban đầu thì phải hiểu là: tôi đã làm tổn thương bạn nhiều quá.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chính xác là phải dùng từ "nạn đề" (nan đề). Trong văn chương xưa các cụ vẫn dùng đúng, gần đây mới dùng sai đi.
    Một VD khác về dùng từ sai:
    chrome_screenshot_1682601803921.png
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chữ "nghĩa" là từ trong cụm "ý nghĩa", "diễn nghĩa" là giải ý nghĩa của nội dung tiểu thuyết. Chữ "chí" là khác nhen.

    Vì thế chữ "nghĩa" có thể dịch thành Story = truyện.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Một trường hợp đặc biệt, khi tên riêng bị biến âm và trở thành tính từ, đó là tên thiền sư Không Lộ, bây giờ thành tính từ "khổng lồ". Không biết ông có cao to thật không hay chỉ dựa vào cổ tích "Khổng lồ đúc chuông"...
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chì chiết, trì chiết hay trì triết?
    Theo từ điển TV thì chì chiết là đúng. Tuy nhiên đây là một từ gốc Hán Việt nên phải viết là trì chiết mới đúng. Trì là giữ, chiết là bẻ. Chiết cũng đọc là triết, vậy cũng có thế viết là trì triết.
    Nhân tiện lại nhớ đến từ "bù chì" mà có người đã viết thành truyện cổ tích để giải nghĩa cho từ đó. Thực ra đó là từ "phù trì". Chinh phụ ngâm bản dịch có câu:
    Mẹ già phơ phất mái sương
    Con thơ măng sữa vả đương phù trì.
    ..
     

    Các file đính kèm:

    amylee thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chữ 茁 âm Hán Việt là Truất, có nghĩa là "nảy mầm, sinh sôi, nảy nở, nhú mầm, đâm chồi, lớn lên, mạnh khỏe, cứng cáp". Mân ngữ Phúc Châu phát âm là "Trổ [ʦuɔʔ]", Mân ngữ Sán Đầu và Hakka ngữ phát âm là "Trọt [ʦuak] /[ʦot]". Tiếng Việt sử dụng âm "Trổ" trong "(lúa) trổ bông", hay "trổ mầm". Còn cái âm "Trọt" thì chính là cái âm vẫn sử dụng trong "Trồng Trọt", với nghĩa là "trồng cây (mong cho nó) phát triển tốt", hoặc là "gieo mầm/gieo giống, gieo hạt".

    Chữ 種 có 2 âm Hán Việt là "Chúng/Chủng". Âm "Chủng" của chữ này tiếng Việt vẫn sử dụng trong "chủng tộc", "binh chủng", "chủng loại"... chỉ "giống, loài, loại, thứ hạng.... Còn nghĩa khác là "hạt giống/ giống", và còn nghĩa khác nữa là "gieo, trồng, cấy,... ", VD như "tiêm chủng". Chữ Chủng/Chúng 種 này Mân ngữ phát âm là "Chồng [ʦoŋ]", tiếng Việt ký âm thành "Trồng", chính là cái âm "Trồng" trong "trồng trọt" nói ở trên.

    Có thể chữ Chủng/Chúng 種 này cũng là nguồn gốc của "Chồng" (vợ chồng) chăng, vì người chồng cũng là người gieo giống. Một giả thuyết khác là từ chữ Trùng biến âm thành chồng (chồng chất) và từ "vợ chồng" có ý nghĩa là "trên chồng dưới bợ"
    (sưu tầm trên mạng)
     
    dongtrang and amylee like this.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bạn @suzzana có hỏi "Mấy hôm trước mình đọc văn học người miền Nam có nhắc đến người Thổ ở miền Nam nhứt là trong sách của Hồ Biểu Chánh. Mình GG search mãi mà ra người Thổ ở trên Nghệ An. Còn trong Nam này người Thổ bây giờ gọi là người dân tộc gì nhỉ?"

    Thổ ở đây là thổ dân, người Khmer tức người Miên. Đọc sách xưa như của Vương Hồng Sển, Sơn Nam... còn thấy nhắc đến Đàng Thổ là đất của Chân Lạp, cả Sài gòn, Bến nghé... hồi đó cũng là đàng thổ. Có nạn Thổ dậy là người Miên nổi dậy chém giết dân VN, đó là hồi sau này khi VN mở rộng biên giới, gồm thâu một phần "đàng thổ"

    Nhân tiện nói về "nhà thổ", chữ thổ ở đây cũng nghĩa là đất, là thổ dân. Nguyên xưa có Công xướng gia là nhà chứa do chính quyền mở để thu tiền, kỹ nữ ở đó gọi là quan kỹ. Còn Tư xướng gia hay Thổ xướng gia do tư nhân mở. Ở VN không có Công xướng gia mà chỉ có Thổ xướng gia nên gọi tắt là nhà thổ.
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Quần và khố

    Quần trong tiếng TQ chỉ phần y phục phía dưới của phụ nữ, gần giống như váy nhưng là tấm vải quấn chứ không liền như váy của VN. Nay dịch là váy cũng không đúng lắm nhưng tạm chấp nhận được.
    Khố trong tiếng TQ là đồ mặc có 2 ống xỏ chân, chính là quần trong tiếng Việt. Do thời tiết lạnh và để tiện cưỡi ngựa, người TQ cả nam và nữ thường mặc khố (quần).
    Y là áo mặc ở phần thân trên, "thường" là đồ mặc bên dưới, chính là quần (váy) của phụ nữ.
    Ngoài ra còn có trường sam, trường bào là áo dài rộng khoác bên ngoài. Ngày nay 2 loại này biến đổi thành loại áo dài bó chỉ phụ nữ mặc, gọi là sườn xám (trường sam) hoặc qibao (kỳ bào) và khi mặc cũng chẳng cần áo quần bên trong như xưa nữa.
     
    amylee thích bài này.
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    "Đậu chến" và "đứt chến". Đọc các truyện miền Nam xưa xưa một chút có thấy mấy từ này. Phải chăng là xuất phát từ "chain"- một từ cũng được phiên âm là "xên" (xe đạp).
    Không biết bây giờ còn dùng mấy từ này không, hay mất tiêu luôn rồi.
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    chrome_screenshot_1687740776328.png
    "No như cưởng chữa" - một thành ngữ, có lẽ đúng ra phải là "no như cưỡng chửa", tức là như con chim cà cưỡng (sáo) đang chửa.
    Nhưng sao lại không là "no như bò chửa" hoặc 1 con vật gì khác mà phải là con cưỡng? Có lẽ nào "cưỡng chửa" là cưỡng bức phải chửa? vậy thì no thiệt, vừa no vừa tức á. No cành hông, tức cũng cành hông luôn.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chến thì mình chưa nghe thấy. Chứ dây sên xe thì tất nhiên vẫn đang dùng ở miền Nam vì nó là từ duy nhất rồi.

    Còn dây xích là dây như hình này đây:
    [​IMG]
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi đọc trong truyện "Sau đêm bố ráp" của tác giả Bình Nguyên Lộc. Truyện viết năm 1962, cũng chưa lâu lắm.
    Miền bắc thì gọi sên xe là xích xe, mà cái dây trong hình cũng kêu bằng dây xích luôn. Nhân tiện thì "xích" cũng là từ "sách" 索 mà ra. VD từ xưa đã có Thiết sách kiều, tức là cầu treo làm bằng dây xích sắt. Quan nguyệt sách, Ly nhân trùy... những võ khí trong truyện Tru tiên...
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/6/23
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này