Trò chơi Đố vui Tam Quốc...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 9/6/15.

Moderators: amylee
  1. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Bác Vương Song quăng chùy lưu tinh mà chú Trương Ngực hộc ra cả đấu máu, nghĩ cũng tội nghiệp.
     
  2. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Vậy tướng nào dùng cây quất trong Tam quốc vậy các thím?
     
  3. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình không nghĩ là dịch sai :-D, mà có khi Tử Vi Lang dịch sai, vì Ngô Ban là tướng ở Tây Xuyên từ trước khi Lưu Bị vào ăn cướp mà.

    Chơi game RTK (đội làm game thì chắc chắn không đọc bản tiếng Việt rồi) thì phe Thục có 2 tướng Ngô Ban và Hồ Ban hoàn toàn riêng biệt, Ngô Ban là tướng võ, Hồ Ban là quan văn.
     
  4. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Một sai sót rất quan trọng là thời Hán chưa có bàn đạp ngựa
     
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thế kỷ III là có rồi mà Tam Quốc là khoảng gần cuối thế kỷ III. Trước đó chưa có bàn đạp sắt thôi chứ vẫn dùng dây để làm vòng treo xỏ chân leo lên ngựa.
     
  6. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Đâu có nhỉ, mình nhớ là quân Mông Cổ mới truyền bàn đạp ngựa vào Hán mà.

    Lại nói chuyện game RTK (tất nhiên game chỉ là game, các bác đừng ném đá mình vụ này), Konami làm rất chăm chút, các tướng mặc dù tạo hình 3D hoành tráng nhưng đều cưỡi ngựa mà không có bàn đạp
     
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vào khoảng Thế kỷ III người Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề này. Nhờ có kỹ thuật luyện kim khá tiến bộ, họ đã sản xuất được những bàn đạp yên ngựa bằng sắt và bằng đồng. Ai là người phát minh ra bàn đạp yên ngựa nay không thể truy nguyên khảo cứu được, nhưng ý nghĩ làm bàn đạp yên ngựa rất có thể đã nảy sinh qua việc đôi khi người ta dùng vòng bằng da hoặc bằng thừng để đặt chân khi lên ngựa. Lẽ cố nhiên, một khi đã ngồi lên mình ngựa thì không thể cứ để chân trong vòng cái đó mãi vì như vậy sẽ rất nguy hiểm khi bị ngã ngựa. Có thể là người Trung Quốc, người Ấn Độ, dân du mục Trung á ở sát biên giới Trung Quốc đã dùng thứ vòng da này đầu tiên. Vì vậy, nguyên lý cơ bản của việc chế tạo các bàn đạp yên ngựa đầu tiên rất có thể là phát kiến của những người luôn luôn sống trên mình ngựa ở vùng thảo nguyên mênh mông. Bắt đầu Thế kỷ III, người Trung Quốc đã đúc được những bàn đạp yên ngựa bằng kim khí khá đẹp. Qua một tượng kỵ sĩ bằng gốm tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Trường Sa (Hồ Nam), có niên đại năm 302 CN, người ta đã thấy kiểu dáng cổ xưa nhất của loại bàn đạp yên ngựa này.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  8. Dùng quất hình như có chú Văn Ương, được so sánh với Triệu Tử Long.
     
    Hannibal2010 thích bài này.
  9. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Còn 1 tướng nữa bác ơi
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thuộc hàng lão tướng...
     
  11. atuanmetallica

    atuanmetallica Mầm non

    Tranh Mã Siêu-Tr.Phi là đánh đêm, đốt lửa. Bác Phi cởi giáp cho nó mát rồi
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nào, mời mọi người tham gia.
    Câu này mình từng đố ở 1 forum khác, giờ đem qua đây cho mọi người tham gia.
    Đây là bìa 1 tập ngoại nguyện, Nguyệt Dạ Tống Điêu Thuyền. Mọi người hãy nhìn thật kỹ và vận dụng hết 10 thành công lực hiểu biết về Tam Quốc để chỉ ra điểm vô lý trong tranh này...:D

    [​IMG]
     
  13. Bàn đạp yên ngựa chưa có thời Tam Quốc chăng?
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Theo nhiều tài liệu thì thế kỷ III tức là thời Hậu Hán người TQ đã phát triển được bàn đạp bằng sắt và đồng rồi, trước đó họ dùng dây thắt vòng để treo lên.
     
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Theo thiển ý của mình, bức tranh đó có một số điểm vô lý sau:

    1. Nguyệt dạ là đêm trăng, em thấy trong tranh trăng sáng thế kia mà không thấy bóng của bất kỳ ai; cái này là vô lý về mặt khoa học :D.

    2. Điểm vô lý theo em có thể là lớn nhất, đó là Quan Vân Trường trong tranh đang cưỡi ngựa Xích Thố, nhưng theo Tam Quốc Diễn Nghĩa thì thời điểm này ngựa Xích Thố vẫn thuộc về Tào Tháo. Sau khi Quan Công về với Tào, nhằm mua chuộc Quan Vũ, Tào Tháo mới tặng ngựa Xích Thố cho Quan Công.

    3. Điểm vô lý thứ ba này cũng không kém cái thứ hai trên kia, đó là thời điểm này thì không thể nào có Chu Thương cầm Thanh Long đao theo hầu được vì theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi Quan Vũ qua 5 ải chém 6 tướng mới gặp Chu Thương.

    4. Ngoài lề 1 tí, mũ đội đầu của Điêu Thuyền giống như thời Minh chứ không phải thời Tam Quốc.
     
  16. 1. Trung Quốc ở trên vành ôn đới nên nhiều vùng trong năm trời khá sáng, nên kể cả Nguyệt Dạ thì cũng có thể sáng như vậy và không có bóng.
    2. Nhìn con ngựa thì cũng không thể khẳng định chắc chắn đó là con xích thố được.
    3. Nhân vật cầm đao cũng không chắc đã là Chu Thương, mặc dù nhìn giống. Chỉ có thể khẳng định đó là một bộ tướng đi theo hầu người ngồi trên ngựa được thôi.
    4. Cái này thì mình không chắc chắn nên không dám bàn. :-)
     
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đúng cái thứ 3.
    Thứ 1 thì đây là tranh vẽ nên không câu nệ vấn đề này lắm, như trăng khuyết thì không thể sáng trưng như thế được.
    Thứ 2 là không hẳn ngựa Xích Thố, con XT được tả là lông đỏ rực toàn thân nhưng trong tranh thì nó màu nâu, ngựa nâu thì cũng rất nhiều.
    Thứ 4 thì cũng vô chừng vì mũ này trước đời Minh cũng đã có rồi như ta hay gặp trong mấy bộ từ đời Hán Sở, Tùy Đường...
    :D
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Trước Chu Thương thì không ai cầm đao lon ton chạy theo QV đâu.:D
    CT là thân tín duy nhất được cắp đao theo hầu QV, trước đó QV nếu không cầm đao thì thường gác ngang lưng ngựa.
     
    NGUYEN Quoc Thang thích bài này.
  19. Đẳng cấp cao là phải có người cắp vũ khí theo hầu. Đồng chí Quan Vũ làm vậy chắc để thể hiện hơn hẳn các hổ tướng còn lại trong ngũ hổ. Hehe...
     
  20. saigon1979

    saigon1979 Mầm non

    Điểm sai chính của bức tranh là ở chỗ. Quan Vũ khi có Chu Thương vác long đao theo hầu thì lúc đó Điêu Thuyền đã chết rồi (sau khi đánh bại Lã Bố - Hồi 19 - Lầu Bạch Môn Lã Bố tuyệt mệnh. Trong Tam Quốc không nhắc tới Điêu Thuyền nữa, tuy nhiên theo các truyền thuyết khác, Tào Tháo sai giết luôn sau khi giết Lã Bố). Chu Thương theo phò Quan Vũ sau này (Hồi 28).
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này