LS-Việt Nam Đuổi Quân Mông Thát và Huyết Chiến Bạch Đằng - Đánh máy từ PDF

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi vbcomer, 16/5/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. V_C

    V_C Lớp 3

    Bác biết “rượu acmanhắc" là rượu gì không, từ gốc như thế nào?
    Con Voi Nan, chữ “Nan" là chỉ con voi con hoặc bé, nhưng từ gốc là gì?
     
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Rượu armagnac là loại brandy (rượu mùi phải không nhỉ?) xa xưa nhất ở Pháp. Từ nguyên là do nó mang tên cái vùng Armagnac hồi xưa, nơi chế ra loại rượu này. Rượu cùng dòng ai cũng biết là cognac (cô nhắc).

    Voi nan thì không rõ là chỉ voi to hay voi bé, nhưng có lẽ là từ thuần Việt thì phải chứ không phải từ gốc Anh/Pháp. A từng gặp trong truyện kiếm hiệp Yến Thập Tam khi dùng làm biệt danh cho một cô kỹ nữ béo ú. Mà kiếm hiệp thì dịch giả chắc không dùng từ mượn để dịch rồi.

    Ngoài ra Xuân Diệu còn có "tinh thần voi nan" thì "nan" trong cái đó là "nan tre", tức loại nguyên liệu để chế ra "quạt nan". "Voi nan" của Xuân Diệu thì chỉ sự bịp bợm, nghĩa là con voi giả chứ không phải voi thật.

    "Cái tật to lớn nhất, rõ rệt nhất, có hại nhất, là cái tinh thần mà tôi gọi là: tinh thần voi nan. Phải, những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan, ở ngoài bằng giấy. ...
    Mấy năm nay, các bạn chắc cũng đã bị cái mà khảo cứu nó đánh lừa; mua quyển sách về, được cái bìa là có ý nghĩa!

    Một bản dịch Ly Tao mà đem điệu Sở Tư dịch qua loa ra lục bát hay song thất lục bát: voi nan. Một tập sách nói nhảm dông dài mà gọi là tiểu thuyết; một cuốn hát Dặm Nghệ Tĩnh mà chỉ góp những bài hát dặm vài huyện Nghi Xuân, Can Lộc tại Hà Tĩnh, chứ chẳng thấy tỉnh Nghệ An ở đâu: đều là voi nan cả... Voi nan để lừa độc giả, voi nan để làm tiền; kể làm sao xiết voi nan..."
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/10/16
    V_C thích bài này.
  3. V_C

    V_C Lớp 3

    Chữ “voi nan" trong cuốn em đang soát mà giải thích theo XD là không đúng, "con voi nan" ở đây là đang nói về một người đàn bà da đen to béo (không thấy chỉ đàn ông) và trong truyện có nói đến 3 lần. Có thể là từ địa phương hay từ Tây mà dịch giả tự Việt hóa, vì trong cuốn này từ Việt hóa “lạ" & “cổ" rất nhiều, phiên âm thì vô số.
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Cuốn nào vậy chú?
     
  5. V_C

    V_C Lớp 3

    Mật Danh Hoàng Hôn, 3 người dịch, không người biên tập, nên cứ lộn tây ta. Được cái truyện dịch khá hay.
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Theo anh thì voi nan đúng là con voi làm bằng nan. Chú thử search cụm "voi bằng nan" mà xem, sẽ thấy vài ba truyện thời xưa, người ta làm voi bằng nan to bằng voi thật để sử dụng trong các dịp tế lễ. Ví dụ:

    "Ngoài thuyền là hai con voi bằng nan cũng được làm rất kỳ công. Cốt voi bằng gỗ, nan tre bồi giấy, giống y như voi thật. Voi đặt trên bệ gỗ có bánh xe đẩy đi." (trích Lễ hội Việt Nam)

    hoặc

    "Nhà vua lệnh cho dân làng Đọ đan một ông voi bằng nan to như voi thật và gom đầy tiền vào bụng voi thì nhà vua mới tha tội cho".
    (trích sự tích chùa Phả Quang)

    Như vậy nó chẳng phải là một từ mượn (ví dụ Naan, tức bánh "nan", ăn không thì chán bỏ bố :D ) đâu. Do đó có thể hiểu là "voi nan" để chỉ một cái gì to lớn (như trong miêu tả người phụ nữ to béo ở truyện này hay trong Yến Thập Tam, tuy nhiên không hiểu sao không dùng để mô tả nam giới).

    Hỏi thêm xem các bác @4DHN, @quang3456, những người từng thảo luận về "tường dắc" có nhận xét gì không?
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nếu từ "voi nan" đó có ý nghĩa châm biếm, hay dìm hàng thì đúng nghĩa đen của nó là voi đan bằng nan tre, nghĩa bóng thì tự suy diễn theo ngữ cảnh nhé.
     
  8. V_C

    V_C Lớp 3

    Trích cho hai đoạn đây, đây không thể là dạng “voi nan" - nan tre để ví von được.
    «… Trước kia anh đã nghĩ đến những gian phòng ảm đạm, những tên cớm sầu thảm và vô vàn câu vặn vẹo man rợ. Thay vào những cái đó là một “con voi nan" vú em kiêm đầu bếp, nấu cho anh những món ngon lành và nói chuyện về nghệ thuật trồng vườn....»
    «… Bụng vẫn còn phân vân anh lên xe, mắt vẫn dõi theo thiếu phụ đang đi về phía cổng ngôi nhà. Mọi người dân Washington đều biết số nhà 100C đại lộ Pensyhania là trụ sở bộ tham mưu FBI. “Con voi nan" kia vào đó có việc gì? Dường như đoán biết ý nghĩ của người lái xe, thiếu phụ bỗng quay đầu lại giơ tay chào thân mật.»
    P/s: Người được ví “con voi nan" là một phụ nữ da đen to béo, nhân viên FBI, thông minh, nhanh nhẹn, so với vẻ bề ngoài khổng lồ.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có chút "dìm hàng" bà đó, kiểu như "con voi con bé nhỏ" hoặc "con voi còi" ý là bà đó rất béo. :D
     
    V_C thích bài này.
  10. V_C

    V_C Lớp 3

    Em cũng nghĩ như thế là hợp lý, con voi con thì hợp lý hơn, voi đã to rồi thêm "béo" thì không hợp lý.
     
  11. V_C

    V_C Lớp 3

    Có hai kiểu mà lựa từ hôm qua giờ: Bỏ chữ “nan" thêm chữ “con" hay “còi", ban đầu cứ tưởng sắp chữ thiếu, nan - nần, nhưng thấy chữ nần không hợp lý. Mà có thể là từ gì đấy bị sắp thiếu, vì bản scan cũng thiếu khá nhiều, chưa kể sắp lộn từ.
     
  12. V_C

    V_C Lớp 3

    Chữ “nan" mà search ra thì cho nó cái chú thích, không thì thay luôn theo cách hiểu chung chung.
     
  13. V_C

    V_C Lớp 3

    À, sắp chữ "nan" thiếu thì không phải vì nó xuất hiện đến 3 lần, mà chỉ nói về một người.
     
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Thì "con voi nan" là cụm từ dịch giả dùng, có muốn thì chỉ chú thích thêm vào của người hiệu đính chứ sao lại tự ý thay bằng từ khác được?
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không dùng từ "voi còi" được đâu VC, anh chỉ ví dụ vậy thôi. :P
     
  16. V_C

    V_C Lớp 3

    Bản gốc lộn xộn quá, độ tin tưởng không còn, nên phải dựa vào Go, còn ngon thì em đã để thế rồi, ai không hiểu thì tự mò lấy.
    Ở trong cuốn này: Phiên âm, Việt hóa, Pháp, Anh, Mỹ, TBN,... đại từ nhân xưng lộn tùng phèo, các từ không đồng nhất, lúc thì ghế bọc da, lúc thì ghế bọc ski (thiếu bố nó chữ "n"), điện thoại, dây nói,.....
    3 người dịch, lại không có biên tập, nhà in thì ẩu. Nếu chú thích các chỗ đã sửa thì miễn, mất thời gian giải thích, còn giữ nguyên thì ăn gạch là cái chắc.
     
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tình trạng này cũng gặp ở một bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, xưng hô không thống nhất. Chắc cũng do nhiều người dịch và không có leader.
     
  18. V_C

    V_C Lớp 3

    “Còi, nhỏ, bé, con" đều được cả, từ còi thì Bắc Miền Trung trở ra thường hay dùng khi muốn ví von con vật hay người có thể hình ngoại cõ.
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đừng sửa chữ của dịch giả bằng chữ của mình, từ "voi nan" là một từ đúng, có điều ít phổ biến thôi. Vì nó không sai nên cần giữ nguyên. Chuyển sang vấn đề khác đi nhé.
     
  20. V_C

    V_C Lớp 3

    Cùng một ẻm nhưng mặc 3 loại quần: xì líp, quần lót, silíp.
    3 loại: Nịt ngực, nịt vú, coóc xê.
    Đến chịu.
     
    4DHN thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này