LS-Việt Nam Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954 (#1~#2)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Heoconmtv, 20/4/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954 - Tập 1
    Chủ biên: TS. Đào Thị Diễn
    Nhà xuất bản: NXB Hà Nội
    Năm xuất bản: 2010
    Số trang: 853
    Định dạng file: PDF


    Sau khi hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị ở Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành mở rộng đánh chiếm ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong đó Hà Nội là một trong những mục tiêu trọng tâm của chúng. Kể từ đó, tiến trình lịch sử thành phố Hà Nội từ khi trở thành “đất bảo hộ” cho đến ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng là những “nấc thang” thăng/trầm hòa chung dòng chảy lịch sử dân tộc với một khối tài liệu và tư liệu đồ sộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Số dữ liệu này được lưu giữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tất cả được tập hợp và giới thiệu trong cuốn sách: Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954 do Tiến sĩ Đào Thị Diến làm chủ biên.

    Ngược dòng thời gian, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử Hà Nội nói riêng từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến ngày Hiệp định Giơnevơ về “đình chỉ chiến sự”, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết, thực dân Pháp phải “khăn gói” về nước là một quá trình lịch sử vừa đau thương, nhưng cũng rất hào hùng. Chính vì vậy, nguồn tài liệu và tư liệu lưu trữ về Hà Nội đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I rất phong phú và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng, giao thông, công chính… Với mong muốn giới thiệu tới đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, bạn đọc trong và ngoài nước tìm đọc và khai thác, nghiên cứu khối tư liệu lớn, có giá trị này, Tiến sĩ Đào Thị Diến cùng các cộng sự đã chủ động khắc phục khó khăn về tính chất tư liệu, tài liệu, về thời gian… dày công sưu tầm, bóc tách khối tư liệu, tài liệu, biên soạn: Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954, Tập 1.

    Sách được biên soạn dưới dạng sách tra cứu có tính chất chuyên sâu, có tóm tắt nội dung tài liệu và tư liệu lưu trữ đang được lưu trữ và bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. Bằng việc sử dụng kết hợp các biện pháp liên ngành, đặc biệt là việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai biện pháp chủ đạo: phương pháp nghiên cứu của Bộ môn Sử học và phương pháp công bố tài liệu của Bộ môn Lưu trữ học, nhóm tác giả đã tách ra từng tài liệu và sắp xếp theo chủ đề rồi trình bày theo trình tự thời gian. Theo đó,

    Tập 1 cuốn sách được kết cấu gồm hai phần chính:

    Phần I: Địa giới – Tổ chức hành chính.

    Phần II: Quy hoạch – Xây dựng.

    Ngoài ra, cuốn sách còn bố cục Phần phụ lục, Phân Từ điển chú giải, nhằm giúp người đọc có cái nhìn rộng hơn và tra cứu dễ dàng hơn.

    Với hai phần được bố cục rõ ràng, nội dung chính của cuốn sách được biên soạn trên các khối tài liệu Hán - Nôm và tài liệu tiếng Pháp, khối tư liệu (tiếng Pháp và tiếng Việt). Các nguồn tư liệu và tài liệu này đã góp phần khắc họa những nét lớn trong tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển của thành phố Hà Nội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời làm rõ được quá trình biến đổi diện mạo của Hà Nội từ một thành phố còn mang dáng dấp nông thôn trở thành “Thủ đô” của xứ Bắc Kỳ, và của cả Liên bang Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) thuộc Pháp do thực dân Pháp tự quy hoạch và lập nên.

    Qua cuốn sách tra cứu này, các học giả, nhà nghiên cứu có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất về các khối tài liệu, tư liệu có giá trị về Hà Nội 1873-1954. Khối tư liệu tiếng Pháp:Các sắc lệnh, nghị định, quyết định do chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương ban hành có liên quan đến Hà Nội được tập hợp từ một số ấn phẩm định kỳ xuất bản trước năm 1954. Khối tư liệu tiếng Việt: Các sắc lệnh, nghị định, quyết định do Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành có liên quan đến Hà Nội đăng trên “Việt Nam Dân quốc công báo”, từ số 1 (29/9/1945) đến số 47 (23/11/1946). Khối tài liệu Hán - Nôm: chủ yếu giới thiệu 2 phông tài liệu: Nha huyện Thọ Xương và Nha Kinh lược Bắc Kỳ, phản ánh rõ nét lịch sử ra đời của tỉnh và thành phố Hà Nội (từ năm Tự Đức thứ 28 đến năm Thành Thái thứ 7). Khối tài liệu tiếng Pháp: Chủ yếu giới thiệu các phông: Phủ Thống sứ Bắc kỳ là phông có nhiều tài liệu liên quan đến thành phố Hà Nội nhất, phản ánh quá trình xây dựng và thay đổi về nhiều mặt của xã hội Bắc Kỳ (1873-1954); Tòa Đốc lý Hà Nội, Tòa Thị chính Hà Nội, Sở Địa chính và Công thổ Hà Nội, Tòa Công sứ Hà Đông, Sở Địa chính Bắc Kỳ…

    Cuốn sách được hoàn thành vào đúng dịp Hà Nội và cả nước đang chuẩn bị tích cực cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đó quả thực là một món quà vô cùng ý nghĩa chúc mừng sự kiện trọng đại này. Cuốn sách còn là đóng góp của TS Đào Thị Diến cùng nhóm tác giả, làm phong phú thêm kho tư liệu của “Tủ sách Thăng Long 1.000 năm”, “hòa mình” vào dòng chảy lịch sử Thăng Long - Hà Nội “ngàn năm văn hiến”. Đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, những bạn đọc ham mê tìm hiểu, nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội thì cuốn sách: Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873 - 1954 là một “bách khoa thư”, cuốn sách “gối đầu giường”, là công cụ tra cứu vô cùng hữu hiệu.


    Đặng Tình

    Download:
    (chờ bác chủ topic upload lại link)

    P/s: Bạn @Ha Be vào download nhé!
     
    Last edited by a moderator: 23/1/21
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Ha Noi.png
    Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954 - Tập 2
    Chủ biên: TS. Đào Thị Diễn
    Nhà xuất bản: NXB Hà Nội
    Năm xuất bản: 2010
    Số trang: 913
    Định dạng file: PDF


    Cuốn sách “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954, tập 2” do TS. Đào Thị Diễn chủ biên là công trình được biên soạn rất công phu theo phương pháp thực chứng và đa diện với hơn 900 trang, biên dịch trung thực với nguồn tư liệu gốc, phản ánh sự thay đổi của các loại hình giao thông và nền văn hóa giáo dục của Hà Nội giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1954. Vì vậy, cuốn sách này chắc chắn sẽ có ý nghĩa đóng góp để bổ khuyết nhiều thông tin quan trọng cho công tác nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội.

    Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không khá phát triển. Cảng Phà Đen và hệ thống giao thông đường thủy từ Hà Nội nối liền các tỉnh phía Bắc, về Hải Phòng và từ đó vào Sài Gòn, nối với mạng lưới hải thương quốc tế. Đường số 1 nối Bắc Nam, đường 6 lên vùng Tây Bắc, đường số 5 xuống mạn Hải Phòng và tuyến đường lên Lạng Sơn, Việt Bắc. Hệ thống cầu phà mới đã khắc phục được tình trạng giao thông đường bộ trước đây bị chia cắt phân liệt vì hệ thống sông ngòi.

    Giao thông ở Hà Nội trong giai đoạn này ngoài một số ít ô tô của quân đội Pháp, còn lại chủ yếu là xe ngựa và xe kéo tay của người bản xứ. Năm 1915 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với lịch sử xe kéo tay ở Hà Nội: “ngày 1-3-1915, Đốc lý Hà Nội đã ký một Nghị định thiết lập sự độc quyền khai thác xe kéo tay cho thuê tại Hà Nội thông qua việc hạn chế số lượng xe kéo tay lưu hành ở Hà Nội”. Những cố gắng của chính quyền thành phố trong giai đoạn này đã tạo ra cho Hà Nội “những xe kéo hiện đại nhất và sạch sẽ nhất vùng Viễn Đông”. Cho đến những năm 1950 những chiếc xe xích lô lại chiếm vị trí hơn vì trông nó “xứng đáng với con người hơn” hơn là kéo xe.

    Đối với ngành giao thông đường sắt ở Hà Nội thời kỳ này đã phát triển hơn so với các nước trên bán đảo Đông Dương. Những tài liệu được biên soạn trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc hình dung lại quá trình xây dựng “Trung tâm đường sắt quan trọng nhất của Bắc Kỳ và của toàn Đông Dương…” với mục đích là xây dựng Hà Nội thành “Thủ đô của Bắc Kỳ”, “Thủ đô của Liên Bang Đông Dương”. Hệ thống đường sắt được xây dựng với ga Hàng Cỏ (1902) là trung tâm của hệ thống đường sắt xuyên Việt, nối Hà Nội về phía Đông, phía Nam và phía Bắc (năm 1902, Pháp xây dựng xong đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; Hà Nội - Hải Phòng; năm 1906, Pháp xây dựng xong Đường sắt Hà Nội - Lào Cai).

    Trong nội phố, hệ thống tàu điện từ Bờ Hồ nối về mạn Hà Đông, Bưởi, chợ Mơ… “Báo cáo số 20/4/1899 của Giám đốc Khu Công chính Trung - Bắc kỳ về đơn ngày 1/7/1895 của ông Krung xin được nhượng quyền khai thác một mạng lưới tầu điện tại Hà Nội gồm 3 tuyến đường xuất phát từ quảng trường Cocotier đến làng Bạch Mai, làng Cầu Giấy (làng Thụy Khuê) và làng Kinh Lược(làng Thái Hà”) và “ngày 2/5/1899 giữa Chính quyền bảo hộ, thành phố Hà Nội và các ông Courret, Krung và Durand Freres đã ký kết bản giao ước nhằm thiết lập một mạng lưới đường tầu điện tại Hà Nội”.

    Ngoài ra Hà Nội còn có 2 sân bay là Gia Lâm và Bạch Mã (1919), sân bay Gia Lâm vào loại lớn trong vùng Đông Nam Á, đạt những tiêu chuẩn quốc tế lúc đó.
    Các loại phương tiện giao thông ở Hà Nội cũng phát triển và hiện đại hóa. Nếu trước có ba phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền, xe ngựa, xe kéo…thì mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX đã có thêm nhiều phương tiện giao thông có tốc độ cao và đi xa hơn. Đó là máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ôtô, xe đạp…

    Ngoài chiêu bài phát triển ngành giao thông - công chính, thực dân Pháp còn chú trọng đến những chính sách về văn hóa trong đó có văn hóa xã hội và văn hóa tín ngưỡng. Điều đó thể hiện rõ qua tài liệu được tập hợp trong chủ đề văn hóa - giáo dục ở Hà Nội của cuốn sách này.

    Về văn hóa, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hóa và giáo dục của Pháp, mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành đám đông tự kỉ, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc.
    Những tài liệu, tư liệu trong cuốn sách thể hiện rõ nét nhất về các chính sách của chính quyền thuộc địa trên nhiều mặt như tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ, cho phép phát hành và kiểm duyệt đối với báo chí, qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hóa duy tân thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp - Việt đề huề”; tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn. Cho phép thành lập và hoạt động của một số tổ chức văn hóa, xây dựng các công trình tưởng niệm các nhân vật lịch sử, bảo tồn các di tích lịch sử, đặc biệt trong cuốn sách này còn có tài liệu về việc thành lập Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương năm 1917 - nơi lưu trữ một khối lượng lớn tài liệu về các mặt hoạt động của chính quyền thuộc địa, là nguồn sử liệu vô giá cho các nhà nghiên cứu về Hà Nội nói riêng về Việt Nam nói chung. Theo tài liệu, tư liệu được dịch cho ta biết được vào trước năm 1900, việc quản lý các di tích lịch sử ở Đông Dương không do một tổ chức nào đảm nhiệm. Chính vì vậy, nhiều công trình lịch sử, trong đó có một số công trình tín ngưỡng ở Hà Nội đã bị xâm hại trong quá trình quy hoạch thành phố. Trước tình hình đó, Toàn quyền Đông Dương đã ký các Nghị định ngày 9/3/1900 và 15/4/1905 về việc bảo tồn các công trình lịch sử và xếp hạng một số công trình lịch sử của thành phố. Theo Nghị định ngày 15/4/1905 vào thời điểm đó, Hà Nội có 07 công trình được xếp hạng. (Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Đền Quán Thánh; Đền Ngọc Sơn cùng đài Tháp Bút; Ô Quan Chưởng; Chùa Hai Bà; Đình Bạch Mã; Chùa Một Cột).

    Cuốn sách “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954, tập 2” do TS. Đào Thị Diễn chủ biên gồm hơn 1000 văn bản, tài liệu, tư liệu về các ngành giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không và sự phát triển của nền văn hóa giáo dục, văn hóa tín ngưỡng của Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1954, được sắp xếp theo từng chuyên đề, hệ thống hóa theo thời gian nên người đọc, người nghiên cứu sẽ dễ dàng tra cứu. Đặc biệt, những văn bản này được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt do vậy ngoài việc dễ dàng tra cứu thì đây còn là nguồn sử liệu quý, tài liệu gốc có thẩm quyền hoặc uy tín thể hiện rõ những chính sách của chính quyền thực dân và chính quyền cách mạng Việt Nam áp dụng ở Hà Nội đến bây giờ vẫn còn được lưu trữ. Vì thế đây là cuốn sách có giá trị tham khảo và trích dẫn quý phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

    Kim Ngân

    Download:
    (chờ bác chủ topic upload lại link)
     
    Last edited by a moderator: 23/1/21
    namphuong.hqh, klpsp, be_coi and 20 others like this.
  3. Cảm ơn bạn
     
    lotus77 thích bài này.
  4. Hanoi Man

    Hanoi Man Mầm non

    Thanks bạn.
     
  5. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Tài liệu quý, hôm rày tôi cũng vào tận trang chủ của Trung tâm Lưu trữ để down. Tiếc là cũng chỉ có 1 vài sách như này, trong khi tài liệu thì chắc còn nhiều, thật là tiếc nếu không công bố. Khi nào đọc sẽ review dần để giao lưu với mọi người.
     
  6. Maika

    Maika Mầm non

    bạn ơi, link die rồi ạ.
     
  7. phuga89tb

    phuga89tb Mầm non

    Mình muốn tìm đọc lịch sử việt nam từ sau 1975 đến nay thì nên đọc quyển nào ạ ?
     
  8. Rosie Nguyen

    Rosie Nguyen Mầm non

    bạn ơi link die rồi
     
  9. Windwanderer97

    Windwanderer97 Mầm non

    Ad ơi, link die rồi ạ
     
  10. dangky

    dangky Mầm non

    Link die rồi, nhờ mod up lại được không?
    Cám ơn nhiều.
     
    minhnghenhac thích bài này.
  11. HanTr

    HanTr Mầm non

    Tôi rất tiếc: Hiện nay sách này không tải xuống được!
     
  12. Phunganhvhh

    Phunganhvhh Mầm non

    Link bị die rồi ạ
     
  13. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Mấy quyển này các bạn chịu khó google sẽ thấy link thôi. Mình up lại tập 1+2 ở đây nha:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/21
    Bao Ngoc 1234 and ai0ia like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này