Giả tưởng Hành tinh màu da cam - Lưu Văn Khuê

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi 4DHN, 28/7/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cover.jpg
    HÀNH TINH MÀU DA CAM
    (Truyện khoa học viễn tưởng)
    Tác giả: Lưu Văn Khuê
    Bìa và minh họa của Trần Lương
    Nhà Xuất bản Kim Đồng - Hà Nội 1981
    TÓM TẮT NỘI DUNG

    Từ sao Thiên vương, các nhà khoa học Việt Nam đã phóng tàu vũ trụ Thăng Long 5 về phía hệ sao Ca-pê-ri-en. Họ đã tới hành tinh có ánh sáng màu da cam thuộc hệ sao này. Tại đây, các nhà khoa học Việt Nam cùng với một số nhà khoa học khác đã gặp rất nhiều khó khăn, có người hy sinh nhưng cuối cùng mọi người vẫn hoàn thành nhiệm vụ và trở về Trái Đất an toàn.

    Trân trọng giới thiệu cùng các bạn! :D
     

    Các file đính kèm:

  2. svcntnk42a1

    svcntnk42a1 Lớp 5

    Chà, viễn tưởng vậy cơ à
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi xưa truyện viễn tưởng kiểu này đăng đầy rẫy trên tờ Thiếu niên tiền phong, hầu hết là truyện tranh. :D
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cuốn này thực ra có rất nhiều sai sót về kiến thức thiên văn. Có một số sai sót về lịch sử nữa. Cũng có sự bất hợp lý về kinh tế khi khai thác vàng từ một nơi xa lắc. :)

    Một thời những truyện viễn tưởng này là món ăn tinh thần cho nhiều người. Cũng là kỷ niệm thời tuổi thơ của nhiều người. :D
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sai về lịch sử:
    Ai cũng biết Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ vào thế kỷ 15. Vasco da Gama tìm đường sang phương Đông bằng đường biển cũng vào thế kỷ 15. Còn Magellan đi vòng quanh thế giới vào thế kỷ 16.
     
  6. phuongnam1972

    phuongnam1972 Mầm non

    Hồi bé mình đọc ngấu nghiến cuối này! Cám ơn bác chủ thread!
     
  7. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình thấy cuốn này không thấy nỗi tệ, có nhiều kiến thức khoa học thưởng thức, đặc biệt là về thiên văn học mặc dù một số là sai (thí dụ tác giả mô tả Thiên Vương tinh là hành tinh có bề mặt) hoặc mơ hồ... Vào thời của tác có thể thấy đó là một cố gắng lớn, có đầu tư để viết ra được một cuốn truyện viễn tưởng như vậy.
    Mình sẽ nhặt ra một số lỗi sai sót, sửa phiên âm và thêm chú thích để bản ebook này được tốt và dễ đọc hơn.
    ***
    Một lỗi khác không rõ là do đánh máy không.
    Ở chương sáu,
    "... Ngay từ cuối thế kỷ hai mươi, nhiều nhà bác học từ Trái Đất đã phát hiện ra trong chòm sao Giai, sao Cáp-pe Can-cri có chứa một khối lượng vàng rất lớn là một trăm tỷ tấn"

    Mình không rõ chòm sao (constellation) Giai ở đây là gì (xem tên chòm sao tiếng việt ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), nhưng sao Cáp-pe Can-cri thì
    chắc là tác giả phiên âm từ Kappa Cancri, một sao đôi thuộc chòm Cự Giải (Cancer). Chuyện có nhiều vàng trong hệ sao này cũng là có thật!

    ***
    Ở chương 4:
    "Chẳng phải là vừa, cả một hệ sao, như hệ Mác-ca-ri-an đã chui ra từ một "khoảng trắng" như thế. Trong vũ trụ lại có những nơi có nhiệt độ cao tới hàng tỷ độ, gấp hàng triệu lần nhiệt độ trên bề mặt Mặt trời."
    Có lẽ là tác giả nhắc tới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đây là một phân loại thiên hà, không phải là hệ sao. Có lẽ tác giả muốn nhắc tới chuyện các hệ sao mới hình thành trong các thiên hà Markarian nên gọi là hệ Markarian?
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/2/21
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cuốn này ocr nên nếu sai thì chỉ có thể sai từ gốc.
    IMG_20210202_104653.jpg

    Không phủ nhận trong vũ trụ có nhiều khoáng sản quý. Nhưng chi phí để vận chuyển về trái đất sẽ cực kỳ đắt đỏ, ví dụ vàng, trong nước biển ở các đại dương cũng có rất nhiều nhưng để khai thác được thì tốn kém hơn giá trị vàng thu được. Giống đốt tờ 500 k để soi tìm tờ 10 k đánh rơi. Để vận chuyển từ nơi xa nhiều năm ánh sáng về không rõ cước vận chuyển cho mỗi kg hết bao nhiêu? :D
     
    y42b5yis.vzn thích bài này.
  9. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Cái đó chả biết được trong tương lai sẽ như nào. Đắt ở thời đại chúng ta nhưng có thể rẻ trong tương lai khi có đột phá công nghê. Thí dụ tương lai mà xài được dark matter thì chế ra cái Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để du hành liên vì sao, vài năm ánh sáng có là bao cute_smiley8.
     
  10. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Truyện khoa học viễn tưởng của ta sáng tác còn trong thời kì trứng nước, chả có mấy người viết. Những thiếu sót trong sách có thể thông cảm được, ngoài ra cốt truyện cũng không tồi. Giá mà một số chi tiết được chỉnh lại thì cuốn này nếu tái bản vẫn còn thu hút được độc giả thiếu nhi. Mình nói là thiếu nhi thôi vì truyện còn đơn giản, chứ truyện viễn tưởng người lớn đọc được chắc còn lâu mới có ai viết nổi :think:
    Còn thêm cuốn này của Lưu Văn Khuê ai rảnh chụp luôn một thể đóng ebook cất làm kỉ niệm cute_smiley15

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link -Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    phuongnam1972 thích bài này.
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ok. Không tranh luận về "chi phí vận chuyển" nữa. Giả sử vàng dễ dàng kiếm được số lượng lớn với giá thành rẻ thì nó sẽ hết quý, và cũng "rẻ bèo". Khi đó người ta sẽ lấy thứ khác để làm "bản vị" thay cho vàng. Ví dụ: nhôm hồi mới được tìm ra cũng rất đắt, còn đắt hơn cả vàng. Sau rồi người ta tìm ra công nghệ sản xuât ở quy mô công nghiệp với số lượng lớn thì nhôm trở nên rất rẻ, chỉ là một vật liệu bình thường phổ thông.
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cũng giống như ai cũng mặc quần áo đầy đủ nên Playboy mới bán được, chứ ai cũng nồng nỗng như vượn thì Hugh Hefner sập tiệm từ lâu.

    Tôi đang đọc Từ Trái Đất đến Mặt Trăng quả là hồi thế kỷ 19 nhôm khá đắt đỏ.
     
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Còn vụ "hoàng hôn" và "bình minh" nữa, đâu có gì là lạ vì bất kỳ thời điểm nào thì vẫn có "hoàng hôn", "bình minh", "giữa đêm", "giữa trưa", "1 giờ"... "10 giờ"... ở đâu đó. :D
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Về vụ khai thác vàng với khối lượng lớn, giá thành rẻ, đã Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khoa học viễn tưởng rồi. Khi đó có vẻ là tai họa chứ không phải ích lợi.

    P.S. Bạn @Caruri Tlkd làm lại ebook đó đi nhé, quên xuất mục lục rồi kìa. :)
     
  15. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Thực ra Uranus là hành tinh rất đặc biệt vì trục của nó lại nằm ngang, nên một khi cực bắc xoay về hướng mặt trời thì nó tắm nắng trong vòng 42 năm (chu kì quay quanh mặt trời 84 năm như tác giả để cập), kể cả vùng xích đạo cũng chìm trongg mùa hè phải đến 20 chục năm như vậy và ngược lại với bán cầu nam :D
    [​IMG]
    Nhưng dù sao nếu viết các nhà khoa học kéo tới chỉ để xem cảnh hoàng hôn hay bình minh thì hơi "xàm". Còn nếu viết là họ tới bán cầu bắc để nghiên cứu hành tinh khi xảy ra hiện tượng giao mùa (sự thay đổi thời tiết, khí quyển) có gì đặc biệt thì còn thể chấp nhận được.
    Thay vì viết hai mẹ con nhân vật chính đáp xuống "nhà ga" rồi đi "máy bay" đến bắc cực thì nên cho cái "nhà ga" đó là một trạm không gian nổi ở cực bắc trong khí quyển ở hành tinh này luôn (giống như có dự án gì đó tương tự của NASA trên Sao Kim).
    Đoạn tiếp về mặt hành tinh này rung chuyển, không có giọt mưa thì rõ sai nên xóa luôn thì hơn.

    Một cái sai kiến thức rõ ràng tiếp nữa là đoạn một phi hành đoàn người Anh bị kẹt ở Sao Mộc. Đoạn này tác giả viết như là hành tinh này có bề mặt, các phi hành gia rơi xuống đó, mỗi người nặng đên 130 kg không thể trở về được. Đoạn này nên bỏ, chỉ cần viết là phi thuyền họ bị hút về phía sao mộc khi động cơ hỏng và sau đó phi thuyền vỡ nát luôn sau khi họ nói lời từ biệt là được. Mình có cảm giác tác giả show off kiến thức đọc lỏm đâu đó trên các sách báo thời đó nhưng do không nắm rõ nên bịa bừa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/2/21
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Chu kỳ tự quay quanh trục của sao Thiên Vương là -0,71833 ngày (nghịch hành, tức là mặt trời mọc ở đằng Tây) do đó ở hai cực sẽ thấy mặt trời chạy theo hình xoáy chôn ốc (mỗi vòng 0.72 ngày trái đất) từ tây sang đông từ chân trời chạy lên thiên đỉnh trong 21 năm rồi lại chạy từ thiên đỉnh xuống chân trời trong 21 năm - 42 năm tiếp theo là đêm. Còn ở xích đạo sẽ thấy mặt trời mọc và lặn bình thường trong 0.72 ngày khi trục quay là phương tiếp tuyến quỹ đạo, rồi mặt trời lệch dần về cực Bắc đến 21 năm thì nó nằm sát chân trời, rồi 21 năm nữa lại chạy dần lên thiên đỉnh, rồi lại lệch dần sang Nam tương tự như với cực Bắc.

    TV.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/21
    y42b5yis.vzn thích bài này.
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Còn nhóm những hành tinh khí (thành phần chủ yếu là hidro và heli có lõi cứng rất nhỏ): sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương thì không có bề mặt cứng (ở trạng thái rắn), không có ranh giới rõ ràng giữa khí quyển và bề mặt. Người ta dự đoán đến một độ sâu nào đó có thể sẽ có trạng thái lỏng hoặc thậm chí là rắn do áp suất rất cao. Có lẽ không có cách nào khảo sát, quan sát được, vì nó không trong suốt, thậm chí là dùng sóng vô tuyến cũng không được do trên đó có những quá trình điện, từ rất mạnh gáy nhiễu sóng, có thể do các lớp khí cọ xát với nhau khi hành tinh tự quay.

    Tàu vũ trụ mà sa vào đó chắc sẽ bị chìm nghỉm và bị nghiền nát do áp suất rất cao.
     
  18. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tiếp chủ đề khai thác vàng, nói riêng và khoáng sản nói chung trong vũ trụ. Nói riêng về vàng, thì cũng chẳng cần phải đi khỏi hệ mặt trời, chỉ cần đào sâu đến lõi của một hành tinh là đủ - kể cả Trái Đất, hoặc tìm một lõi lộ thiên của một hành nào đó. May mắn là có, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ở vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Giá trị ước tính của nó theo thời giá hiện nay là 10 tỷ tỷ USD.

    NASA đang có một kế hoạch đầy tham vọng khai thác nó nhưng hậu quả cũng rất lớn nếu điều đó trở thành hiện thực:
     
    phuongnam1972 and y42b5yis.vzn like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này