Thảo luận Hệ thống các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc theo thời gian?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi weareham, 6/8/23.

Moderators: amylee
  1. weareham

    weareham Mầm non

    Chào các bác, hồi đấy thì em từng đọc được Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hán Sở Diễn Nghĩa và Đông Chu Liệt Quốc. Không biết ngoài ra còn những bộ tiểu thuyết viết theo lối chương hồi nào nữa, và có thể hệ thống theo mốc lịch sử như thế nào nhỉ các bác?

    Ví dụ như bộ Đông Chu Liệt Quốc sẽ xếp trước bộ Hán Sở, bộ Hán Sở sẽ xếp trước bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa, vậy các bộ khác sẽ sắp xếp theo trật tự nào?

    Chân thành cảm ơn các bác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/23
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mình cũng có thắc mắc tương tự :D. Như bây giờ mình muốn nhập môn thì cũng không biết phải đọc hệ thống như thế nào cho chuẩn nên cứ lần lữa mãi. Hay cứ chọn bừa và đọc thôi?
     
    weareham thích bài này.
  3. weareham

    weareham Mầm non

    Em thì cũng đang muốn đọc lại mấy bộ trên nhưng hệ thống hơn, và cùng với những bộ khác theo đúng mốc thời gian nữa :think:
     
    amylee thích bài này.
  4. cairong

    cairong Lớp 2

    Bình thường trong các sách đều có nói về thời gian của các sự kiện được trình bày trong các tác phẩm đó. Do vậy căn cứ vào đó để suy đoán về tính trước sau của tác phẩm thôi
     
  5. weareham

    weareham Mầm non

    Vâng bác nói đúng, nhưng mà em còn phải tìm sách đó là sách nào nữa mà :D nên mới nhờ các bác giúp em là còn những tiểu thuyết theo dạng chương hồi nào nữa mà trên bài em có đề cập đấy bác :p
     
  6. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Còn nhiều chứ bạn, Thanh cung 13 triều này, Tùy Đường diễn nghĩa này,...Sắp theo trình tự thời gian liền nhau thì không được, nhưng nếu chỉ lịch sử trước sau thì có thể là:
    Đông Chu
    Hán Sở
    Tam Quốc
    Tùy Đường
    Dương gia tướng diễn nghĩa
    Nhạc Phi diễn nghĩa
    & Thanh cung 13 triều
    ...Ngoài ra, còn vài bộ nữa mà mình chưa rõ, như sau giai đoạn Tam quốc còn cuốn về triều Tấn nữa, trong thời Đường có nhiều bộ về các vị tướng, như Tiết Đinh San gì đấy, rất nhiều...Gần đây mình lại nghe thêm một cuốn là Thái Bình thiên quốc diễn nghĩa nữa, không rõ nội dung thế nào.
    Nói chung trừ vài bộ nổi tiếng nên tái bản nhiều, còn nhiều bộ khác giờ khó kiếm, xưa thì có Tín Đức Thư Xã hay xuất bản, mà sách scan từ nguồn chất lượng hơi kém.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/23
    weareham and amylee like this.
  7. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Khuyên Amy cứ đọc bừa thôi :D, mấy bộ này độc lập mà cần gì đắn đo.
    Mới đọc thì Amy đọc Tam Quốc xem, tại bộ này văn hay mà nội dung cũng trình tự trước sau rất mạch lạc, hấp dẫn.
    Cá nhân mình thì thích bộ Đông Chu hơn, nhưng bộ này trình bày khoảng thời gian dài quá nên ai không quen đọc mệt lắm :D
    Mà nói thật, giờ mình cũng muốn được trở lại trạng thái "nhập môn" như Amy, được đọc lại hết các bộ từ đầu thì quá tuyệt :D
     
  8. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Há há. Vậy người đọc sau có lợi nhỉ :p.

    Amy định đọc Đông Chu Liệt Quốc của Đông A trước. Vậy đọc Tam Quốc trước á? Mà Tam Quốc nào hay nhỉ? Amy thấy có nhiều cái Tam Quốc không biết chọn cái nào.
     
    nhan van thích bài này.
  9. Bản Tam Quốc được xuất bản bán rộng rãi hiện tại thực ra là bản Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung bị Cắt xén theo ý thích, tự ý thêm thắt linh tinh dưới bàn tay của cha con gian thương Mao Tôn Cương đời nhà Thanh. Còn Tam Quốc Diễn Nghĩa chính hiệu ra đời vào thế kỷ 14 của tác giả La Quán Trung có xuất bản gần đây:
    “Tam Quốc Diễn Nghĩa” được học sĩ La Quán Trung viết từ thế kỷ XIV, tính tới nay đã có hơn 700 năm tuổi đời. Trải qua quãng thời gian dài đằng đẵng đó, nội dung “Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã bị thay đổi, bị biến tấu rất nhiều sau những đợt chỉnh lý, hiệu đính của các học giả đương thời.

    Có lẽ không nhiều độc giả biết rằng, bản in “Tam Quốc Diễn Nghĩa” phổ biến nhất tại Việt Nam lâu nay là bản được dịch giả Phan Kế Bính chuyển ngữ từ bản hiệu đính - chỉnh lý của Mao Tôn Cương - một học giả đời Thanh. Và trong lúc thêm lục bớt hồng, Mao Tôn Cương đã thay đổi rất nhiều nội dung từ nguyên tác của La Quán Trung. Những thay đổi lớn cơ bản như sau:

    - Tước bỏ rất nhiều các chương tấu, các bài bình luận, do vậy mà xa rời khá nhiều so với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

    - Cắt bỏ những chỗ được cho là dài dòng, những ý mà ông cho là trùng điệp.

    - Cắt bỏ những phần mà họ Mao cho là sai lầm và chỉnh sửa, bổ sung những chuyện mà ông cho là tục bản chép sót (thực ra cổ bản Gia Tĩnh vốn không có, Mao tự ý thêm vào).

    - Thêm vào một số bài cổ văn thời Tam quốc như Biểu tiến cử Nễ Hành, Hịch đánh Tào Tháo.

    - Tiến hành ráp hai hồi thành một hồi, xóa bỏ tiêu đề gốc, thay bằng tiêu đề hai câu đối ngẫu.

    - Bỏ hết lời bình của Lý Trác Ngô (một người hiệu đính trước đó của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, thay bằng lời bình của cha con Mao Tôn Cương).

    - Sửa lại những chỗ bị bình điểm bôi xóa của Lý Trác Ngô.

    - Bỏ những bài thơ vịnh cũ, thay bằng thơ của danh gia Đường, Tống.

    - Bỏ những bài thơ thất ngôn do các nhân vật trong tiểu thuyết sáng tác.

    - Cắt bỏ những chuyện mà ông cho rằng tục bản có nhưng cổ bản không có (nhưng thực sự thì cổ bản có những chuyện đó).

    Như vậy, với cách chỉnh sửa, hiệu đính của mình, Mao Tôn Cương đã xa rời khá nhiều với nguyên tác của La Quán Trung, cả về kết cấu tác phẩm, phong cách tự sự lẫn nhiều quan điểm kể chuyện.

    Đến nay, Nhà sách Tri Thức Trẻ Books xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả tác phẩm “Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa” bản sách được in năm Gia Tĩnh thứ hai (1522), và hiện được coi là bản in CỔ NHẤT, GẦN SÁT NHẤT với nguyên tác của La Quán Trung hiện còn được lưu giữ.

    Bởi là bản in cổ nhất, nên sách có nhiều khác biệt lớn so với bản phổ thông hiện hành của Mao Tôn Cương. Sách được xây dựng dưới dạng tiểu thuyết chương hồi về thời kỳ Tam quốc, biên soạn dựa trên bộ cổ sử “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ, đồng thời được chia thành 24 quyển, gồm 240 hồi (trong khi đó, bản của Mao Tôn Cương chỉ có 120 hồi).
    tiki.vn/tam-quoc-chi-thong-tuc-dien-nghia-bo-3-tap-p54774947.html
     
    Last edited by a moderator: 6/8/23
  10. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Giá cao mà cũng hết hàng luôn green29.
     
  11. Cha con gian thương Mao Tôn Cương bằng cách nào đó đã mời được nhà phê bình văn học nổi tiếng vang danh thiên hạ Kim Thánh Thán viết lời Giới thiệu bản sách Tam Quốc Diễn Nghĩa cắt xén, thêm thắt lung tung của họ. Nhờ đó, sách của Mao Tôn Cương bán đắt như tôm tươi. Vì lẽ đó, thời nay ai chửi Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nên chửi luôn cha con Mao Tôn Cương vì cha con họ Mao sửa đổi, thêm thắt quá đà làm thay đổi nhiều tình tiết trong bản Tam Quốc của La Quán Trung. Có thể nói, bản Tam Quốc của cha con Mao Tôn Cương gần như có thể là một bản TQDN mới toang dựa trên việc xuyên tạc cắt bỏ, bóp méo vẽ rắn thêm chân một số tình tiết bản TQDN La Quán Trung.
     
    nguyenhoangtq and amylee like this.
  12. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Xưa mình cũng từng đọc 2 bản Tam Quốc, một bản của Phan Kế Bính với một bản của ai đó không nhớ :P (tại đọc lúc còn nhỏ xíu, mà hình như dịch giả là người miền nam).
    Giờ nghĩ lại chắc bản của Phan Kế Bính vẫn hay hơn, văn có chất hoài cổ, mà cụ này cũng sống thời Nho học còn lại ít nhiều so với thời mình :D

    Còn bản Nhà sách Tri Thức Trẻ Books mới xuất bản gần đây, như bạn nguyennhut082013 nói thì mình cũng chưa đọc nên không rõ, nhưng không thích kiểu PR của họ, mình kiếm được bản mới dịch lại thì quá hay rồi, cần gì phải chỉ trích bản không giống của mình, hihi.
     
    amylee thích bài này.
  13. Đọc page Nghiên cứu Tam Quốc đi bạn. Thực ra bên TQ thời xưa có tình trạng là các Danh tác văn học TQ và nhiều tiểu thuyết dựa trên lịch sử TQ kinh điển bị Gian thương buôn sách thời Minh, thời Thanh - những kẻ LÀM SÁCH ẨU TẢ CHỈ THEO ĐUỔI LỢI NHUẬN, CHẠY THEO THỊ HIẾU KHÁCH HÀNG đem về xào nấu sửa đổi lung tung, nhái nội dung cốt truyện rồi cho in số lượng lớn bán ra ồ ạt. Các bản truyện kém chất lượng nhiều khi lấn át của bản truyện gốc của tác giả xịn và gây hiểu lầm tai hại về sau.

    Bản Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân lúc ra mắt bán chạy quá trời. Ngay sau đó, trên thị trường liền xuất hiện mấy bản sách nhái Tây Du Ký với cốt truyện nhảm nhí của đám Gian thương buôn sách đời Minh.

    Chửi là chửi cái đấy
     
    123phat and nguyenhoangtq like this.
  14. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Ừa, mình cũng thích sách hồi xưa mấy cụ dịch, văn phong bay bổng, câu từ liêu xiêu. Sách dịch hiện đại đọc cũng ok nhưng cảm giác thiếu thiếu gì đấy.

    Mà Tam Quốc lùm xùm vậy chắc nghỉ đọc cho lành :p.
     
    nhan van thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cuối mỗi hồi đều có lời bình của cụ Mao hết mà. Nên mình thấy "không nhiều độc giả không biết" mới phải :D
    Đồng quan điểm. Nhà ấy review như thể coi thường độc giả vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/23
    123phat and nhan van like this.
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chắc bản do Tử Vi Lang dịch đó bạn. Đã có trên diễn đàn.
     
    tiendungtmv, amylee and nhan van like this.
  17. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Haha, tính giới thiệu Amy đọc, mà lại thành ra ác cảm mất rồi :D
    Thôi vậy, Amy lại đọc Đông Chu đi, mình đọc bản của Mộng Bình Sơn thấy cũng hay, mà hình như Đông A cũng tái bản từ nguồn này đó.

    Nói chớ, mình thấy thích thì đọc, chứ bới lông tìm vết thì có sách xưa nào không tam sao thất bản, văn TQ xưa thường là truyền khẩu mà, đâu phải người TQ nào cũng biết đọc với có sách đọc, đa số nghe từ các nghệ nhân kể chuyện ở tiệm trà tiệm rượu gì đấy, khỏi nói, họ tùy hứng mà sáng tác thêm thắt là thường (giờ đọc mấy bộ Tế Công, hay Thủy Hử có nhiều đoạn mà mình vẫn có thể nghĩ là văn nói chứ không phải văn viết) nên có gì đâu mà chỉ trích họ, ngày xưa có chuyện bản quyền đâu mà cấm đoán, còn ai gian thương kệ họ :D dù họ làm ẩu thật đi nữa, nhưng sách lưu truyền được bao nhiêu đời thì cũng phải có gì hợp lý rồi, cái gì hợp lý thì tồn tại mà :p
    Cũng có thể, mình cũng nghi nghi bản này, tại thấy văn khá mộc mạc, bình dân.
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  18. weareham

    weareham Mầm non

    Em ban đầu cũng không có cái ý hệ thống lại mà chỉ muốn sưu tầm hết mấy dạng tiểu thuyết chương hồi do cuốn quá. Sau đó lại nghĩ nếu hệ thống lại mà đọc thì theo cách nào đó mình cũng sẽ hiểu được cái sự thay đổi văn phong theo góc nhìn của từng tác giả, cũng như là cách tiếp cận, xây dựng từng tiểu thuyết so với từng thời kỳ :D
     
    amylee and nhan van like this.
  19. cairong

    cairong Lớp 2

    Mình có mua quyển Thái Bình Thiên Quốc của Đông A mới xuất bản nhưng chưa có thời gian đọc. Thời gian này vào khoảng giữa TK 19 nên khá gần với hiện tại.
    Không rõ quyển TQDN mới của NXB Trẻ có gì khác biệt hẳn so với bản đang thịnh hành (có lời bình của Mao Tôn Cương) như nội dung, các nhân vật, sự kiện ... Hay về cơ bản vẫn như vậy ?
     
    amylee and nhan van like this.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nghĩ có thể tự tra wiki về mốc thời gian ra đời hoặc thời gian mà nội dung tác phẩm đề cập cũng có được một hệ thống cá nhân rồi.
     
    amylee and nhan van like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này