Thảo luận Hệ thống các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc theo thời gian?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi weareham, 6/8/23.

Moderators: amylee
  1. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Xa nhất chắc là Phong Thần diễn nghĩa, nhưng bộ này viết kém quá mình nghĩ ko cần đọc. Mình nghĩ nên xem wiki để biết về sự hình thành nhà Chu xong bắt đầu đọc từ Đông Chu Liệt Quốc bản dịch của Châu Hải Đường. Cá nhân mình thích bộ Đông Chu nhất, 1 phần vì nó giúp mình hiểu các điển tích điển cố hay được dùng trong văn học, văn hoá TQ.

    Tam Quốc Diễn Nghĩa khác với sử trong Tam Quốc Chí quá nên sau này ko muốn đọc lại nữa, mà thích đọc các cuốn bình về thời này như các cuốn của Dịch Trung Thiên, hay cuốn của Lã Tư Miễn mà Tao Đàn mới dịch,...

    Hán Sở tranh hùng thì đọc để biết câu chuyện về Lưu Bang Hạng Võ Trương Lương Hàn Tín, nhưng mình thấy viết nhưng cũng hơi chán.

    Mà cảm nhận chung các bộ danh tác TQ mình từng đọc thì đều ko ấn tượng về lối viết (có thể 1 phần do chất lượng dịch và chú thích), chỉ mạnh về câu chuyện, kể cả Tây du, Thuỷ hử hay Hồng lâu mộng,... Nên 1 mặt vừa thích tìm hiểu văn hoá TQ, một mặt thì thấy các cuốn tiểu thuyết lịch sử và danh tác TQ nói chung nó ko đủ hấp dẫn để mình ngấu nghiến nghiền ngẫm (Trừ Đông Chu, và các cuốn bình, bàn giúp mình hiểu hơn về xã hội, văn hoá TQ). :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/23
    nhan van and amylee like this.
  2. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bữa nào không phiền nhờ bạn chụp giùm vài trang bất kỳ truyện này được không nhỉ, mình cũng tính mua về đọc, nhưng không biết truyện TK 19 thì còn giữ được tính chương hồi hay không, chỉ sợ lại giống tiểu thuyết TQ hiện đại thì thôi rồi :D
     
  3. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Cô giáo cũng thích đọc Tam quốc à, duyên thế.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Bạn chiếu theo niên biểu lịch sử tq sẽ ra thôi,lấy tạm wiki mà tra. Nhưng thật lòng ,truyện trung quốc cũng thượng vàng hạ cám,rất nhiều bộ xào nấu lung tung,hoặc bị lược dịch ẩu tả bởi những dịch giả thế hệ cũ như Mộng Bình Sơn,Tô chẩn.

    Cứ đọc 3 bộ tam quốc,đông chu,thủy hử trước đã.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  5. Sẵn nhắc bạn luôn. Né mấy bản dịch của ông Mộng Bình Sơn ra nhé. Ông Mộng giỏi Pháp văn, chữ Hán biết sơ sơ(ổng tự khai) nhưng ổng cứ ham dịch truyện Tàu. Thành ra ông Mộng nhiều lúc đọc bản gốc chữ Hán không hiểu hoặc hiểu không rõ ý là chơi trò cắt bỏ câu văn bản gốc hay tệ hơn giở trò Tự Chém Gió linh tinh thêm thắt bậy bạ vào bản dịch
     
    123phat, nhockon_cm, nhanjkl and 2 others like this.
  6. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Không liên quan nhưng bộ Sử ký Tư Mã Thiên được đánh giá cao cả văn lẫn sử, nhưng mãi tới nay mới được dịch giả Nguyễn Đức Vịnh bỏ công dịch và chú thích đầy đủ, gồm cả Biểu và Thư. Tất cả các bản dịch trước giờ đều vừa là trích dịch vừa là lược dịch.
     
    nhan van and amylee like this.
  7. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Dạo một vòng thì mình dự sẽ đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên, do Nhã Nam phát hành, trước. Đọc sử trước khi đọc tiểu thuyết thì hợp lý hơn nhỉ. :D
     
    GiacVien thích bài này.
  8. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Sợ nhất là cụ Tô Chẩn. Đoạn nào hay cụ phóng bút bình luận luôn mấy câu vào.
     
    nguyennhut082013 and nhanjkl like this.
  9. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mấy cái này mình cũng có thấy ở nhiều sách khác khi mình có đối chiếu, không riêng gì cụ nào :D. Mình thì thông cảm cho các cụ bị hạn chế đủ thứ, hồi xưa có sách đọc là mừng.

    Sách bây giờ dịch cũng lỗi tràn lan kkkkk.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/23
    nhanjkl and nhan van like this.
  10. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Lạ nhỉ, đúng là cảm nhận của riêng mỗi người nhỉ, hihi, mình lại rất thích lối viết trong mấy bộ Tây Du, Thủy Hử,... luôn nha :D. Nhất là bộ Hồng Lâu Mộng, nội dung thì mình chả thích chút nào, nhưng cách hành văn thì lại thấy rất hay.
    Về bộ Phong Thần thì xếp vào truyện thần tiên rồi, chứ chẳng còn chút gì của Tiểu thuyết lịch sử cả, mà công nhận bộ đó đọc dở thật, hay tại bản dịch ở VN chất lượng kém?
    Mình cũng nghĩ như Amy vậy, hihi, quan trọng tâm mình đủ rộng mở để đón nhận không thôi, chứ còn vấn đề dịch thì gần đây mình thấy nhiều truyện vẫn có kiểu lược dịch hay thêm thắt này nọ (chắc ý dịch giả là giải thích cho người đọc dễ hiểu 1 đoạn mà nguyên văn tác giả viết vắn tắt cũng nên).
     
    nhanjkl, GiacVien and amylee like this.
  11. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Uh, mình gom lại nói cho gọn chứ nói từng cuốn thì đều có chỗ thích, chỗ ko thích riêng. Hồng Lâu Mộng chắc viết ổn nhất nhưng tiếc là cụ Tàu Tuyết Cần dở dang, đoạn kết người khác viết thay làm hơi giảm giá trị. Tây Du thì nhỏ đọc rất thích, nhưng sau này lớn lên, khi đã đọc 1 ít về Phật Giáo thì đọc lại Tây du bớt thích đi mấy phần. Thuỷ Hử thì mình đều ko ấn tượng cả câu chuyện lẫn lối viết. ^^

    Phong thần nó lỗi logic trong câu chuyện luôn chứ hem phải chỉ diễn đạt. Bộ này phóng tác hơi xa, nhưng cũng giúp hiểu điển cố điển tích, ví dụ như dễ hiểu tên mấy sao trong Tử Vi hơn, hoặc mình cũng khá thích thú khi đọc Tam Thể gặp lại Chu Văn Vương. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/23
    nhan van, amylee and nhanjkl like this.
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Tôi thử hệ thống lại theo những gì tôi biết. Phần lớn đều đã được Tín Đức thư xã xuất bản.Đây theo mốc thời gian mô tả trong tác phẩm chứ không phải thời gian sáng tác.
    Trước thời nhà Chu
    Phong thần diễn nghĩa

    Thời nhà Chu
    Đông Chu liệt quốc
    Chung Vô Diệm
    Xuân Thu oanh liệt
    Phong kiếm Xuân Thu

    Hết nhà Tần
    Hán Sở diễn nghĩa

    Thời nhà Hán
    Đông Hán diễn nghĩa
    Tây Hán diễn nghĩa
    Tam hợp bảo kiếm
    Anh hùng náo
    Hậu anh hùng
    Tam Quốc diễn nghĩa

    Thời nhà Đường
    Thuyết Đường diễn nghĩa
    La Thông tảo bắc
    Tiết Nhân Quý chinh đông
    Tiết Đinh San chinh tây
    Tây du ký
    Đường cung hai mươi triều

    Thời nhà Tống
    Thủy hử
    Thất hiệp ngũ nghĩa
    Tiểu ngũ nghĩa
    Tục tiểu ngũ nghĩa
    Vạn hoa lầu diễn nghĩa
    Ngũ hổ bình Tây
    Ngũ hổ bình Nam
    Nhạc Phi diễn nghĩa

    Thời nhà Thanh
    Càn Long du Giang Nam
    Thái Bình Thiên Quốc diễn nghĩa
    Thanh cung mười ba triều
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/23
  13. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    - Thủy Hử hay nhưng giống như những tiểu truyện lắp ghép lại ( mà xuất xứ đúng là thế), hảo hán nào nhập bọn Lương Sơn xong cũng mờ nhạt hẳn về tính cách. Tây Du là truyện thần tiên, trẻ con thích (dù trong đó gửi gắm khá nhiều ý giễu nhại). Hồng lâu mộng câu văn bóng bẩy nhiều tầng ý kiểu nhất bút song quan,không phải ngẫu nhiên mà đẻ hẳn ra một giới Hồng học bên TQ. Phong thần kiểu Tây Du phiên bản thấp hơn. Nhạc Phi, Thuyết Đường hay nhưng chắp vá pha trộn truyền thuyết quá nhiều và sai hẳn so với lịch sử.
    Vượt lên hẳn vẫn là Tam Quốc và sau đó là Đông Chu thôi. Tam Quốc nhã tục cộng hưởng, hay từ chi tiết, nhân vật cho đến mạch truyện. Thích hiểu về chính trị và thuật trị nước thì có Đông Chu .
     
    GiacVien, tran ngoc anh and amylee like this.
  14. Tây Du Ký không phải truyện cho trẻ con đâu. Không có truyện trẻ con nào cài cắm chửi xéo tôn giáo, mỉa mai chính trị nhà Minh nhiều giống bộ Tây Du

    HỔ LỰC, LỘC LỰC, DƯƠNG LỰC ĐẠI TIÊN

    NGOẠI ĐẠO LỘNG CƯỜNG KHI CHÁNH PHÁP là tiêu đề của hồi 46, kể về việc Ngộ Không đấu pháp ở nước Xa Trì, dùng thần thông đả bại ba vị pháp sư Hổ Lực, Lộc Lực, Dương Lực.
    Hiệp một, biến thành con rết cắn Hổ Lực đại tiên khiến y thua tọa thiền.
    Hiệp hai: biến thành con bọ chui vào hòm, dùng thần thông phá áo Càn khôn xã tắc, quần Tụ lý càn khôn; phá đào tiên; sai tiểu đạo sĩ cải trang thành chú tiểu.
    Hiệp ba: hóa thành con chó tha đầu Hổ Lực, hóa thành diều hâu tha ruột Lộc Lực, sai Long Vương thu lãnh long khiến Dương Lực thành lẩu dê.
    Tựu trung, ba vị đại tiên là hàng thật đúng giá, có phép hô mưa gọi gió, có tài cách bản sai mai, lại luyện được thần thông chặt đầu, mổ bụng, tắm dầu; mà kẻ cậy mạnh thực ra là Tôn Ngộ Không dùng mưu hèn kế bẩn để phá phép thuật đối phương
    Ngoại đạo lộng cường khi chánh pháp, ngoại đạo ở đây chỉ các nhà sư mà chánh pháp là ba vị đạo sĩ. Chính Ngô Thừa Ân đã mượn lời Long Vương để thừa nhận:
    "...con nghiệt súc kia khổ công tu hành một trường, thoát khỏi bản xác, lại học được phép Ngũ lôi, còn những cái khác đều theo bàng môn cả, khó nên đạo tiên. Đó là y đã học được phép “Đại khai bác” ở núi Tiểu Mao sơn. Hai kẻ kia đã bị đại thánh phá mất pháp thuật, hiện rõ bản tướng. Còn một kẻ này cũng là tự mình luyện được rồng lạnh..."
    Phép Ngũ lôi (nguyên văn Ngũ lôi pháp chân thụ): còn gọi là Ngũ lôi chánh pháp, Ngũ lôi thiên tâm chánh pháp, là phép dùng phù chú để sai khiến Lôi thần, cầu mưa, trừ bệnh tạo phúc cứu dân.
    Tiểu Mao sơn vốn là ngọn núi ở Nam Kinh, ở đây Long Vương ám chỉ Mao sơn ở Giang Tô (thêm chữ Tiểu để hạ thấp đạo giáo). Mao Sơn được coi là tổ nguồn của Đạo giáo, có phái Thượng Thanh cực kỳ nổi tiếng về tu Tiên đạo. Hổ, Lộc, Dương lại xuất thân từ núi Chung Nam ám chỉ Toàn Chân phái (các bác đọc Anh hùng xạ điêu thì biết Trung Thần thông Vương Trùng Dương rồi đó). Chung Nam và Mao Sơn cùng với Long Hổ Sơn (Chánh Nhất phái) là ba thánh địa của Đạo giáo.
    Đại khai bác là ám chỉ Khai bác thuật trong Quỷ đả tường thuộc Mao Sơn bí thuật, là pháp thuật chính tông của Đạo giáo Mao Sơn.
    Về danh hiệu ba vị đại sư Hổ Lực, Lộc Lực, Dương Lực, đây là Ngô Thừa Ân chơi chữ nhằm giễu đạo Phật. Trong Diệu pháp Liên hoa kinh (Kinh Pháp Hoa), Như Lai có ẩn dụ về "Tam thừa" tức ba cỗ xe Dương thừa, Lộc thừa, Ngưu thừa để chỉ Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa. Cụ Ngô đổi Ngưu thành Hổ, lại thêm chữ Lực để chỉ việc kéo xe là vì vậy. Đó cũng là lý do mà tên nước ở kiếp nạn đó là Xa Trì - cỗ xe chạy chậm.
    Ở hồi 44, Tây du ký đã có một hình ảnh ẩn dụ là mấy trăm nhà sư đẩy cỗ xe ầm ĩ vang trời, vừa đẩy vừa niệm "Đại Lực vương Bồ tát", chỉ việc tu hành nặng nhọc, trì trệ mà vô hiệu. Kết thúc là: "Đại Thánh bèn tới thẳng bãi cát, hóa phép thần thông, đẩy chiếc xe qua hai cổng, xuyên qua con đường sống trâu, rồi nhấc bổng chiếc xe lên, đập xuống nát vụn. Bao nhiêu gạch ngói, gỗ lạt tan tành lăn nhào xuống chân dốc."
    Ngô Thừa Ân đã mượn tay chính Tôn Ngộ Không đập bỏ cỗ xe chánh pháp của đạo Phật vậy.
    Nhu To.
     
  15. HẮC PHONG TAM QUÁI

    I. LĂNG HƯ TỬ
    Yêu quái đầu tiên mà thầy trò Đường Tăng gặp trên đường thỉnh kinh là nhóm núi Hắc Phong gồm Hắc Hùng, Lăng Hư Tử (chó sói) và Bạch y tú sĩ (bạch hoa xà). Hắc Hùng sau này được Quán Âm Bồ tát thu phục, phong làm Thủ sơn đại thần, còn hai yêu tinh còn lại đều bỏ mạng, trong đó Lăng Hư Tử là gã đạo nhân luyện đơn, bị Tôn Ngộ Không đập chết, rồi Quán Âm biến hình thành gã, lừa Hắc Hùng nuốt viên đơn là Ngộ Không biến thành.
    Rốt lại Lăng Hư Tử là nhân vật thế nào mà tác giả cho xuất hiện sớm như vậy? Gã có liên quan gì tới Quán Âm viện - nơi lão trụ trì lừa lấy áo cà sa báu của Đường Tăng?
    Kỳ thực Lăng Hư Tử là nhân vật có lai lịch rõ ràng trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Thời Bắc Tống có đạo sĩ tên Lưu Trạch Ân, đạo hiệu Lăng Hư Tử, hằng ngày đầu bù tóc rối, mặt mũi lem nhem, phiêu lãng giang hồ, tự hiệu là Dương Nhất Tiếu. Là bậc thần tiên giáng phàm cứu nhân độ thế vậy.
    Có người hỏi nhất tiếu là gì? Tại sao không phải nhị tiếu hay tam tiếu, ông đáp:
    "Ngài nói vậy là sai rồi. Nhất tiếu tức là "xuất môn nhất tiếu đại giang hoành, cuồng ca tẩu mã biến thiên nhai". Núi Tu Di với hạt cải, hạt cải với núi Tu Di, trong một trận cười (nhất tiếu chi gian), vạn vật cõi nhân gian đều là như vậy. Đó là nhất tiếu, há có thể nói hết được. Trong cái chân ý ấy, niêm hoa nhất tiếu, tâm thản nhiên mới hội được. Vả, đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh, nhất tiếu là vậy, nếu muốn dùng lời mà nói về nhất tiếu thì tất sẽ đánh mất bản ý của nhất tiếu. Vả, sắc tức thị không, không tức thị sắc, nhất tiếu là vậy, gọi là nhị tiếu hay tam tiếu cũng được. Trúc biếc xanh xanh, ấy là chân như, cúc vàng rực rỡ, thảy đều bát nhã. Nếu lấy sắc mà nhìn ta, lấy âm thanh mà cầu ta, đều là kẻ dùng tà đạo, không thể thấy được Như Lai. Nếu chấp vào cái khác biệt giữa nhất tiếu, nhị tiếu, tam tiếu, tất không phải Dương Nhất Tiếu ta đây."
    Nói xong cười lớn rồi đi, còn nghe thấy văng vẳng lời để lại:
    Đại đạo vô môn
    Thiên sai hữu lộ
    Thấu đắc thử quan
    Càn khôn độc bộ [1]
    Truyền kỳ về ông rất đậm chất hoạt kê, tiêu biểu là việc hậu thế lập bia mộ cho ông, trên đó ghi: "Ban đầu học văn, thi ba năm không đỗ. Sau học võ, ở giáo trường bắn một mũi tên trúng luôn Cổ lại, bị đuổi ra. Liền học y, khi thành tại, tự lập một phương thuốc, uống vào, chết luôn." Minh văn khôi hài như vậy chính là biểu thị nhân sinh quan của Lăng Hư Tử vậy.
    Dương Nhất Tiếu truyện còn viết chi tiết hơn về "sự nghiệp" của đạo sĩ này:
    Ban đầu học văn, thi ba năm không đỗ. Sau học võ, ở giáo trường bắn một mũi tên trúng luôn Cổ lại, bị đuổi ra. Lại đi buôn, lần thứ nhất bị lừa, lần thì hai bị trộm, lần thứ ba bị cướp. Lại làm nông, một năm đại hạn, một năm lụt to, một năm nạn châu chấu. Liền học y, khi thành tại, tự lập một phương thuốc, uống vào, chết luôn. Xuống địa phủ, chờ mãi không thấy Diêm vương thăng đường, sốt ruột liền hỏi. Tiểu quỷ bảo: "Diêm vương đọc sổ sinh tử của ông, cười như điên, ngất trong hậu đường giờ còn chưa tỉnh" [2].
    Truyền thuyết còn kể rằng Lăng Hư Tử sau vào núi Chung Nam, cầu đạo với Lữ Động Tân và Quán Âm Bồ tát, rồi tu thành chính quả, hóa thân làm đứa trẻ nhỏ có đủ đặc trưng của trai và gái (à, nghĩa là vừa có linga vừa có yoni), ý là ở cõi nhân gian ngộ ra rằng chỉ có âm dương hợp nhất mới có thể sinh ra Đạo gia chân đế Thái cực.
    Tựu trung, Lăng Hư Tử vốn là đồ đệ quả Quán Âm Bồ tát và Lữ Động Tân. Tuy là đạo sĩ, nhưng trong đoạn giải nghĩa Nhất tiếu, ngoại trừ câu "đạo khả đạo", còn lại toàn là hàm chứa đại ý Bát nhã của Quán Âm Bồ tát và kinh Kim Cương cùng các tư tưởng của Thiền tông nhà Phật [3]. Ghép vào đoạn núi Hắc Phong trong Tây du, có thể thấy Lăng Hư Tử được Quán Âm Bồ tát sai xuống trần để tạo thành tai ách cho thầy trò Đường Tăng. Hai quả tiên đan đặt trên chiếc khay có chữ "Lăng Hư Tử chế" biểu thị vòng Thái cực với hai viên âm dương - như bản tôn của Lăng Hư là "đứa trẻ nhỏ có đủ đặc trưng của trai và gái".
    Vì thế, khi Ngộ Không đập chết Lăng Hư Tử, Quán Âm Bồ tát bị bất ngờ, liền mắng rằng: "Cái con khỉ này, lại hung hãn thế rồi! Người ta đã không ăn trộm cà sa, lại không quen biết nhà ngươi, chẳng có oán thù gì, tại sao lại đánh chết người ta?"
    Sau đó, Quán Âm Bồ tát biến hóa thành Lăng Hư thì không phải Lăng Hư Tử mà gọi là "Lăng Hư Tiên Tử" [4], cũng là một ám chỉ nam biến thành nữ. Hắc Hùng cố nhiên bị mắc lừa, độc giả cố nhiên bị mắc lừa, chỉ có Tôn Ngộ Không là biết mối quan hệ sư đồ giừa Quán Âm Bồ tát với Lăng Hư Tử, nên con khỉ ấy mới giễu cợt "Hoàn thị yêu tinh Bồ tát, hoàn thị Bồ tát yêu tinh" (Thế là Bồ Tát là yêu tinh hay yêu tinh là Bồ Tát?)
    Và Quán Âm Bồ tát cũng chẳng chối, ngài đáp: "Bồ tát, yêu tinh, tổng thị nhất niệm; nhược luận bổn lai, giai thuộc vô hữu" (Bồ Tát, yêu tinh, đều là nhất niệm, nếu bàn cho đến gốc, đều là không có).
    --
    [1] Đây là bài kệ về Vô môn quan của Thiền tông, dịch ý là: Đạo lớn không có cửa vào, lại có ngàn vạn đường lối tu hành. Nhìn thấu được cái Vô môn quan này thì sánh ngang cùng trời đất.
    [2] Có lẽ là văn nhân đời sau phóng tác dựa trên bài bi minh của ông.
    [3] Câu "sắc tức thị không..." là trong Bát nhã tâm kinh; câu "Nếu lấy sắc mà nhìn ta..." là trong kinh Kim cương.
    [4] Nguyên văn "Biến tác Lăng Hư Tiên Tử". Bản Như Sơn không hiểu ý này nên sửa là "Lăng Hư Tử".
    Nhu To.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn chieuminh không nói Tây Du Ký là truyện dành cho trẻ em mà nói là truyện đó trẻ con thích hơn vì yếu tố thần tiên yêu quái. Chắc chắn là "nhiều ý giễu nhại" đó đến người lớn đọc còn chưa chắc nhận ra, nhưng yếu tố thần tiên thì con nít rất thích, ít nhất là với bản truyền hình 1986 :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/8/23
  17. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Môn giải mật, giải mã tác phẩm của TQ cũng thú vị. Nhưng tiếc là thị trường ngách nên khó được dịch.

    Còn bác Như Tô được bác nguyennhut trích dẫn ở trên, thì lại lấy về dịch, thêm tí gia vị, rồi lại nhận là mình viết để tự in sách bán kể cũng hơi có vấn đề. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Hẹn nhau ở hà nội hoặc cần thơ để đàm đạo về văn học nhỉ,cô giáo?
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Khi nào có kế hoạch ra thăm HN mình sẽ nhắn bạn :D
     
  20. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Haizz,lâu quá.thôi hẹn hò ở Tây Đô đi
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này