Thảo luận Hệ thống các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc theo thời gian?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi weareham, 6/8/23.

Moderators: amylee
  1. weareham

    weareham Mầm non

    Em thì đang đọc bản "Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa" của NXB Thanh Niên, em đang đọc đến hồi 28 - Lữ Bố Đêm Trăng Cướp Từ Châu
     
    amylee thích bài này.
  2. weareham

    weareham Mầm non

    Quá đỉnh rồi, cảm ơn bác rất nhiều
     
  3. dinhphuc120

    dinhphuc120 Lớp 2

    Bạn cho hỏi Thuyết Đường diễn nghĩa khác với Tùy Đường diễn nghĩa à?
    Các thời mình đọc được đại diện tác phẩm hết rồi, còn mỗi nhà Thanh thì không biết cuốn nào hay.
     
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Tùy là có cả truyện thời gian cuối nhà Tùy (Tùy Dạng đế), còn Thuyết Đường là cắt phần đó, đi vào truyện Tần Thúc Bảo đến nhà La Nghệ luôn.
     
    amylee thích bài này.
  5. nhockon_cm

    nhockon_cm Lớp 1

    Bác làm em hoang mang quá, em ghiền Hán Sở với Tam quốc của ổng
     
  6. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Mình cũng rất thích bản dịch của Mộng Bình Sơn, nhưng mình thấy không có vấn đề gì cả với bản dịch của cụ này, :) thật ra mình nghĩ đơn giản đây là truyện đọc nên sự hay dở của nó là do sự cảm thụ của người đọc, và độ lưu loát của cuốn truyện mà người dịch làm được, về mặt này mình lại đánh giá rất cao Mộng Bình Sơn.

    Dù gần đây mình có đọc thêm bản Đông Chu của Nguyễn Đỗ Mục dịch, so với bản của cụ Mộng Bình Sơn thì đúng là đầy đủ hơn thật, nhưng nội dung cơ bản thì không gì khác, cái khác mình nghĩ chỉ là cách dịch thuật, người theo hướng lược dịch, giảm bớt những đoạn phụ, người theo hướng cặn kẽ, cố gắng mô tả chi tiết. Đó có thể xem là cá tính mỗi người dịch cũng nên.

    Vả lại mình nghĩ cách dịch truyện thời các cụ này không giống thời chúng ta đâu bạn à. Như bây giờ muốn dịch và xuất bản một cuốn sách phải xin phép tác giả, cẩn thận vấn đề bản quyền. Còn thời các cụ này dịch một cuốn sách, đơn giản chỉ là có một bản gốc để dịch mà thôi.
    Mà sách ngày xưa thì tam sao thất bản khỏi nói vì không có một bản chuẩn duy nhất, chỉ sau này khi các học giả hiệu đính lại mới thống nhất theo một số bản nhất định mà thôi.
    Vd: mình có đến 3 bản Tế công khác nhau, mà 1 bản có nhiều đoạn khác hẳn 2 bản kia, nội dung vắn tắt nhưng triết lý hơn, nhưng không thể là do dịch giả dịch bậy được vì trong sách có những bài thơ bình vẫn giữ thể thơ chữ Hán, nhưng 2 cuốn kia lại không hề có, nên chỉ có khả năng là từ những bản gốc khác nhau.
    Chính dịch giả cuốn thứ 3 này cũng nói ổng tìm được bản gốc sách là 1 cuốn sách 'mọt cắn' trong 1 tiệm sách cũ (và dĩ nhiên là tự dịch rồi in chứ không liên hệ gì với tác giả hay NXB bên Trung cả nên làm sao có dịp đối chiếu với những bản sách khác). Với những cuốn sách gốc như vậy và cách làm việc đơn sơ như vậy thì chắc chắn kết quả khác nhau.

    ...Rất có thể các cụ đã dịch Tam Quốc như trên cũng đã có một cuốn sách chất lượng không hơn thế, thì làm sao bản dịch giống nhau được.
     
    nhockon_cm, tran ngoc anh and amylee like this.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Lược dịch tuy hay nhưng hệ lụy lắm đó chứ. Bạn nào có tuổi thơ gắn liền với lược dịch xong giờ nhìn mấy bản dịch đủ mà kém hay như quái thai thì lại dở :D
     
  8. PhucThanh1506

    PhucThanh1506 Mầm non

    Làm em nhớ đến mấy cuốn của Jules Verne nhà xuất bản nào đó dịch hồi mấy năm 2000. Mỏng tịt làm em cứ bị nghĩ nó ngắn lắm. Sau này vốn TA có đọc bản gốc thì tá hỏa mới biết hồi đó bị cắt xén muốn hết cuốn sách!
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  9. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Thì cũng tùy năng lực của dịch giả, mình cũng nghĩ là nhiều bản lược dịch đúng là thảm họa. Tạm kể vài bộ mình được dịp so sánh: Đảo châu báu, Heidi, Tom Sawyer, Huck Finn, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Người Mohican cuối cùng, Robinson Crusoe,.. thì bản lược dịch Đảo châu báu, Heidi thật tai họa. :oops:
    Tom Sawyer, Huck Finn, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên tuy bản dịch cũ có lược bớt ít đoạn nhưng mình thấy không ảnh hưởng lắm.
    Riêng 2 bộ Người Mohican cuối cùng, Robinson Crusoe mình lại thấy bản cũ lược dịch hay hơn bản mới gần nguyên bản mới lạ nhất :oops: (chắc cũng là cảm thụ riêng mỗi người cũng nên haha).
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/24
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. Đấy là bệnh chung của các dịch giả truyện Tàu đầu thế kỷ 20. Có thể tạm thông cảm một phần với trình độ dân trí thấp của dân Việt thời điểm đó nên nhiều ông dịch giả truyện Tàu đều dịch kiểu xuề xòa dễ dãi qua loa đại khái chứ không riêng Mộng Bình Sơn. Kiểu quan niệm của mấy ổng là dịch cho đúng Đại khái sơ lược cốt truyện chính, tình tiết chính của tiểu thuyết phổ biến cho dân Việt biết sơ tình tiết truyện là được rồi không quá quan tâm dịch chi li cụ thể từng chữ từng ý tứ của tác giả trong bản gốc.

    Tuy nhiên giờ là thế kỷ 21, trình độ văn hóa dân Việt khá hơn thời đầu thế kỷ 20 nên chúng ta không nên nhắm mắt bịt tai tôn thờ mấy bản dịch sơ sài, dịch ẩu qua loa của hơn 100 năm và coi đó tuyệt tác chuẩn mực.
     
    123phat and tran ngoc anh like this.
  11. vanthach

    vanthach Lớp 2

    Like N lần !
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. Vo luong

    Vo luong Mầm non

    Đầy đủ và hệ thống!
     

    Các file đính kèm:

    amylee thích bài này.
  13. Càng tìm hiểu càng thấy chán ông Mộng Bình Sơn. Gần đây mới biết mình còn đánh quá cao sự nghiêm túc của ông Mộng Bình Sơn khi dịch truyện Tàu. Bộ Thuyết Đường bản gốc TQ có 66 hồi và bản dịch ẩu của Mộng Bình Sơn chỉ vỏn vẹn ... 27 hồi. Đấy không thể gọi là Dịch.

    Truyện dịch như thế vào đầu thế kỷ 20 có thể tạm chấp nhận được chứ giờ là thế kỷ 21 rồi. Hiện nay tốt nhất không nên khen hay tâng bốc ông dịch giả ẩu tả, tuỳ tiện như Mộng Bình Sơn
     
  14. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Cô giáo có thích đọc Thái Bình Thiên Quốc không?
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đọc Tây Du Ký rồi thấy Thiên Đình Thiên Quốc gì cũng bị náo loạn hết nên thôi khỏi đọc Thái Bình Thiên Quốc chi vì chắc là không Thái Bình nổi đâu :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này