Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN HỢP CHÂU


    Trận đánh quan trọng do quân Nam Tống dựa vào thiên nhiên hiểm trở chận đứng sức tiến công nam tiến của quân Mông Cổ ở Hợp châu (nay là Hợp Xuyên, Tứ Xuyên) vào năm 1259.

    Người mới lên ngôi thống trị Mông Cổ là Mông Kha vì gấp muốn tiêu diệt Nam Tống nên nghĩ ra một chiến lược mới, tức là chiến lược vòng quân sang đường tây nam, đánh vào sau lưng Nam Tống rồi tiêu diệt.

    Năm 1258 (Bảo Hựu thứ 6), Mông Kha chỉ huy nam chinh, chia quân làm 4 lộ: quân Trung lộ tấn công Ngạc châu (nay là Võ Xương, Hồ Bắc) và Kinh sơn (nay là đông nam núi Võ Đang, Hồ Bắc); Nam lộ đánh chiếm Đàm châu (nay là Trường Sa, Hồ Nam); Đông lộ tiến đánh Hải châu (nay là cảng Liên Vân, Giang Tô); quân Tây lộ là chủ lực của Mông Cổ do chính Mông Kha chỉ huy tiến đánh Tứ Xuyên, sau đó sẽ hội sư ở Kinh Hồ, tiến thẳng đến đô thành Lâm An của Nam Tống (nay là Hàng Châu, Chiết Giang).

    Mông Kha chỉ huy quân Tây lộ tiến vào Tứ Xuyên với khí thế như chẻ tre, không đầy một năm đã chiếm lãnh được một vùng đất lớn ở Xuyên tây, Xuyên bắc và Xuyên trung. Đang lúc Mông Kha tiến quân nhắm hướng Trùng Khánh thì bị chận đứng ở Hợp châu, phía tây bắc Trùng Khánh. Thành Hợp châu tọa lạc ở ngọn núi Điếu Ngư, ba mặt đều là sông nước nên rất dễ giữ mà khó tấn công. Viên quan Tri châu là Vương Kiên chỉ huy 10 vạn quân dân dựa vào thế thiên nhiên hiểm trở ở đây để phòng thủ. Thành Hợp châu đã đầy đủ lương thực lại thêm lòng quyết tâm ngăn cản sức tiến về phía đông của quân Mông Cổ; nên Mông Kha chỉ huy đại quân đến dưới thành, vật dụng nhiều loại khí giới tấn công mà không sao hạ nổi. Đánh mãi không xong, lại bị ôn dịch bệnh tật, sức chiến đấu của quân Mông Cổ giảm sút rất nhiều, một số tướng khuyên Mông Kha nên rút quân.

    Mông Kha không chịu nghe theo, nửa đêm sai Đại tướng Uông Đức Thần tấn công thành Hợp châu nhưng cuối cùng vẫn không xong. Ngày thứ hai, Đức Thần đến dưới chân thành khuyên hàng thì bị tên đá của quân Tống bắn trúng, chết ngay tại chỗ. Mông Kha tức giận đến tận tiền tuyến chỉ huy quân do thám tình hình trong thành cũng bị tên đá của quân Tống bắn trúng, trở về chết trong quân doanh.

    Quân Mông Cổ đành phải rút lui, chiến lược vu hồi lần này bị thất bại hoàn toàn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    123phat, vuivui2013 and Wanderman like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN THỔ MỘC BẢO


    Trận đánh tiêu diệt toàn bộ quân Minh ở Thổ Mộc Bảo (nay ở đông nam Hoài Lai, Hà Bắc) do thủ lãnh Dã Tiên của quân Mông Cổ tiến hành vào năm 1449. Thủ lãnh bộ tộc Ngõa Thích là Dã Tiên sau khi thống nhất các bộ lạc Mông Cổ thì thế lực càng ngày càng lớn mạnh, luôn luôn tràn xuống phương nam quấy phá, hình thành sức mạnh uy hiếp triều Minh lúc ấy.

    Năm 1449 (niên hiệu Chính Thống thứ 14 đời Minh), nhân cơ hội nội bộ vương triều Minh bị hoạn quan Vương Chấn thao túng, chính trị hắc ám, Dã Tiên liền chia quân làm 4 lộ tràn xuống phương nam. Quân của Dã Tiên tiến đến Miêu Nhi trang(nay ở bắc Dương Cao, Sơn Tây), thì có Tham tướng Minh là Ngô Hạo ra nghênh chiến nhưng rốt cuộc chết trong trận. Khi ấy, Vương Chấn bắt ép vua Anh tông Chu Kỳ Trấn phải ngự giá thân chinh và Vương Chấn chỉ huy 50 vạn đại quân xuất phát từ Bắc Kinh đến Đại Đồng (nay thuộc Sơn Tây). Dọc đường hành quân, vì chỉ huy vụng về, lương thực thiếu hụt lại thêm khí hậu khắc nghiệt, giao chiến mấy lần đều thua nên Vương Chấn vốn chẳng hiểu gì về quân sự, hoảng hốt cho quân lui lại. Dã Tiên nhân cơ hội ấy thúc quân đuổi sát sau lưng.

    Khi quân Minh lui đến Thổ Mộc bảo, Dã Tiên đuổi kịp, cho quân bao vây trùng trùng lớp lớp. Quân Minh trong vòng vây bị cắt đứt nguồn nước, người đói ngựa khát, chẳng còn ý chí chiến đấu nữa. Dã Tiên nhân cơ hội ấy cho sứ giả đến giả vờ xin hòa, Vương Chấn tin thật nên vội cho quân dời đến gần sông. Đột nhiên, Dã Tiên chỉ huy quân tấn công dữ dội, tiêu diệt toàn bộ quân Minh, bắt sống được Anh tông, giết chết quý tộc vương công hơn 50 người trong đó gồm cả Vương Chấn.

    Quân Ngõa Thích đại thắng liền nhắm hướng thủ đô Bắc Kinh của vương triều Minh mà tiến công.

    ...
     
    123phat, vuivui2013 and Wanderman like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN BẮC KINH


    Trận đánh quan trọng do đại thần Vu Khiêm chỉ huy quân Minh giữ vững thành Bắc Kinh trước sự tấn công của tù trưởng bộ lạc Ngõa Thích là Dã Tiên vào năm 1449.

    Sau khi chiến thắng lớn ở Thổ Mộc bảo, bắt sống được Anh tông và giết chết một số các vương tôn đại thần nhà Minh, Dã Tiên thừa thắng xua quân tiến về Bắc Kinh.

    Lúc này, đối diện với sinh tử tồn vong, nội bộ triều Minh xảy ra nhiều cuộc đấu tranh kịch liệt. Từ Trình chủ trương chạy về phương nam, Vu Khiêm chủ trương cương quyết bảo vệ kinh sư. Sau đó, Vu Khiêm được phong chức Thượng thư bộ Binh, đứng ra chỉ huy bảo vệ kinh thành chống cự với quân Ngõa Thích. Vu Khiêm áp dụng một loạt biện pháp, ổn định tình hình chính trị, chiêu tập binh mã lương thảo, tích cực chuẩn bị chiến đấu. Trải qua hơn một tháng trù hoạch, tháng 10 năm ấy quân của Dã Tiên kéo đến đánh thành Bắc Kinh.

    Vu Khiêm sai các tướng bày trận ở ngoài các cửa thành còn tự thân trấn giữ ở Đức Thắng môn. Bố trí xong xuôi, Vu Khiêm sai đóng tất cả các cửa thành lại để tỏ ý quyết tử. Khi Dã Tiên dàn quân ngoài cửa Tây Trực môn, Vu Khiêm sai các tướng Cao Lễ, Mao Phúc Thọ đánh bại đội tiên phong của Ngõa Thích, giết địch quân hàng trăm, coi như trận đầu đã thắng. Quân Ngõa Thích liền chuyển qua đánh Đức Thắng môn nhưng bị trúng vào trận pháo phục kích của Vu Khiêm nên đại bại.

    Dã Tiên lại chuyển sang đánh Tây Trực môn nhưng cũng không thắng nổi, đành phải rút lui. Tiếp đó, Vu Khiêm sai Phó tổng binh Võ Hưng và Đô đốc Vương Kính đem quân tấn công chủ lực của Ngõa Thích ở Chương Nghi môn. Trận chiến kéo dài 5 ngày, thấy quân Ngõa Thích chết trận quá nhiều, Dã Tiên đành phải nhổ trại trốn chạy. Vu Khiêm sai quân truy kích theo, giết được hơn vạn quân Ngõa Thích.

    Trận chiến bảo vệ thành Bắc Kinh thắng lợi lớn, buộc bộ tộc Ngõa Thích phải trả Anh tông về và nghị hòa với triều Minh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    123phat and vuivui2013 like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    PHẦN VĂN HỌC


    Trung Quốc có một nền văn học cổ điển vĩ đại. Đây chính là tiền đề có từ đời tiên Tần, dựa trên ngôn ngữ đa dạng phong phú của Hán tộc để từ đó nó nảy sinh ra Hán phú, Đường thi, Tống từ v.v... Văn chương thi ca cổ đại Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp tới văn học Việt Nam, cho chúng ta những đoá hoa đẹp trong kho tàng văn chương Hán-Việt.

    Ở phần này, chúng tôi nêu bật những nét đặc sắc nhất của văn học cổ điển Trung Quốc với những nét chính yếu cơ bản nhất. Trong các tiểu mục, hầu hết mục từ được sắp xếp theo mẫu tự ABC.



    1.- CÁC TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC NỔI TIẾNG


    Tiểu mục này ghi lại các trường phái văn học tiêu biểu nhất trong lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc.

    Trường phái văn học cổ điển Trung Quốc không chỉ có như chúng tôi ghi lại dưới đây, nhưng để giới hạn trong một mức độ nhất định, tiểu mục này được chúng tôi căn cứ theo tiêu chí của các tác gia bộ
    Trung Hoa quốc tuý đại từ điển, Bắc Kinh 1997.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    BIÊN TÁI THI PHÁI


    Một phái thơ miêu tả phong quang nơi biên tái xa xôi đời Thịnh Đường. Đế quốc Đường trải qua thời Sơ Đường được nuôi dưỡng nghỉ ngơi, do vì thực lực quân sự hùng cường, chiến tranh liên miên, dần dần đời sống nơi biên cương xa xôi được người đời quan tâm để ý. Một số văn nhân thất ý về đường làm quan, bèn nghĩ ra con đường lập công nơi đất lạ, vì đó thi ca có đề tài phản ánh cảnh sống biên tái không ngừng tăng nhiều, để trở thành thi phái biên tái.

    Các nhân vật đại biểu ngoài Sầm Tham, Cao Thích còn có Lý Hân, Thôi Hiệu, Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Vương Hàn. Sáng tác của họ chủ yếu là thơ thất ngôn cổ thi mà ý vị chung là miêu tả cảnh biên cương, cảnh chiến tranh biểu đạt ý chí hùng tráng giết kẻ địch báo ân nước, đồng thời miêu tả cả nỗi khổ đau chia ly của người xa đi chinh chiến.

    Loại thơ biên tái này tình điệu cao xa ngang tàng, khẳng khái hào phóng, thâm trầm bi lương, mới mẻ lạ lùng, ngôn ngôn đặc biệt. Đúng như Hồ Ứng Lân nói loại thơ này coi tông chỉ là bi tráng, như các bài “Bạch tuyết ca tống Võ phán quan quy kinh” của Sầm Tham, “Yên ca hành" của Cao Thích đều là những bài nổi tiếng ngàn đời nay.

    Thi phái biên phái mở rộng lĩnh vực đề tài thi ca, đẩy nhanh sự phồn vinh cho thi ca Thịnh Đường, tạo sắc thái rực rỡ cho vườn hoa văn đàn đời Đường.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/6/24
    Wanderman thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CÁNH LĂNG PHÁI


    Phái Công An* đả kích văn phong mô phỏng cổ nhân, tạo ảnh hưởng rất lớn được nhiều người hưởng ứng mô phỏng theo. Vì đó xuất hiện Cánh Lăng phái với chủ trương giống Công An phái về đại thể. Đại biểu phái Cánh Lăng là Chung Tinh và Đàm Nguyên Xuân, nhân vì hai người này đều quê ở Cánh Lăng (nay là Hồ Bắc), nên có tên gọi ấy. Các thành viên chủ yếu còn có Thái Phục Nhất, Tương Trạch, Tất Thục.

    Họ cũng như Công An phái đều phản đối mô phỏng cổ nhân, đề xướng chủ trương “chỉ mô tả tính linh”. Họ cho rằng “Thơ giữ tính linh là chân thật” (Thi thủ tính linh chân - lời Chung Tinh), đồng thời nhấn mạnh phải hàm dưỡng nội tại. Họ còn đề xướng phong cách “kín đáo sâu xa lạ lùng" (U thâm cô tiễu) đi tìm sự mới mẻ kỳ lạ không giống với thế tục, họ nghiên cứu tìm tòi chữ và ý thâm sâu kín đáo, hình thành một phong cách lạ lùng khó đọc trong thi văn. Một số thơ ngũ ngôn và tiểu phẩm tả cảnh của Chung Tinh và Đàm Nguyên Xuân đều biểu hiện tình cảm lạnh lùng vắng lặng và phong cách thâm u kín đáo.

    Cánh Lăng phái quyết liệt chống lại phong khí “nghĩ cổ” (mô phỏng cổ nhân) thúc đẩy loại văn tiểu phẩm phát triển có tác dụng tích cực trong văn học sử.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CHIẾT TÂY TỪ PHÁI


    Niên hiệu Khang Hi đời Thanh, chính là thời kỳ trung hưng của Từ, luận về Từ và sáng tác đều có chỗ phát triển, các nhà viết Từ đua nhau xuất hiện, mỗi người một phong cách khác nhau. Do vậy xuất hiện một phái Từ do Chu Di Tôn* người ở Chiết Tây đứng đầu gọi là Chiết Tây từ phái. Các thành viên chủ yếu là Cung Tường Lân, Lý Lương Niên, Lý Phù, Thẩm Hạo Nhật, Thẩm Ngạn Đăng cùng với Chu Di Tôn là 6 người được gọi là “Chiết Tây lục gia” (6 nhà ở Chiết Tây).

    Ngoài ra, còn có các ông Lê Ngạc, Uông Sâm, Tiền Phương Tiêu, Đinh Bành. Chiết Tây phái trọng thị địa vị phát triển của Từ trong văn học, phản đổi quan điểm coi Từ là “Thơ thừa” (Thi dư) có từ đời Tống. Họ coi Từ đời Nam Tống là tiêu chí tôn sùng Từ phái cách luật là chính tông, tôn sùng Từ của Khương Quỳ*, Trương Viêm*. Họ chủ trương “Từ ắt thích nghi với các cuộc yến tiệc vui chơi, để ca vịnh thái bình” (Từ tắc nghi vu yến hi dật lạc, dĩ ca vịnh thái bình - lời Chu Di Tôn), phản đối phong cách mô phỏng, phê bình Từ đời Minh nhiều “chữ sơ cứng” (ngạnh ngữ). Sáng tác của họ có công lực thâm hậu, Từ điệu uyển chuyển, câu chữ được đẽo gọt kỹ đẹp.

    Một số tác phẩm trữ tình, điếu cổ của Chu Di Tôn được người đời ca tụng. Để thúc đẩy chủ trương của phái này, Chu Di Tôn còn bỏ thời gian 8 năm dồn tâm sức viết bộ “Từ tông” do Uông Sâm viết lời tựa đã trở thành căn cứ lý luận của Chiết Tây từ phái. Do đó “một người xướng lên, 3, 4 người họa theo, phổ biến khắp nam bắc”. Sau họ Chu có Lệ Ngạc kế thừa, phát huy, làm cho Từ phái Giang Tây thêm hưng thịnh.

    Từ thịnh hành ở đời Tống, đến đời Minh đã dần suy vi, dù vẫn được một số khúc nữ ngâm vịnh nhưng phần lớn chỉ còn là đề tài thù ứng xu nịnh lẫn nhau. Chiết Tây phái hưng khởi lên, rõ ràng đem không khí mới đến cho Từ đàn vắng lặng đời Thanh, hình thành thế lực lãnh đạo dẫn đầu Từ đàn ấy, kéo dài hằng ngàn năm.

    ...
     
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CHÍNH THỦY VĂN HỌC


    Cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị cuối đời Tào Ngụy ngày càng ác liệt, hoàn cảnh khủng bố dẫn đến sự thịnh hành triết học Lão Trang, biểu hiện trong phong cách sáng tác thi ca và hình thành nên nền văn học Chính Thủy (niên hiệu của Ngụy Võ đế), sùng bái Trang Lão, cãi nhau về danh và lý, thích bàn luận huyền hoặc.

    Các tác gia đại biểu có các ông Hà Án, Vương Bật, Kê Khang, Nguyễn Tịch. Trong “Văn tâm điêu long”*, Lưu Hiệp* chỉ ra “văn học Chính Thủy làm sáng đạo, thơ (của họ) lẫn cả lòng tiên” (Chính Thủy minh đạo, thi tạp tiên tâm).

    Thực ra, trong nhóm văn học này có thể chia làm hai nhánh nhỏ. Một nhánh có đại biểu là Hà Án, Vương Bật mở ra phong khí huyền đàm đời Lưỡng Tấn. Một nhánh có Kê Khang, Nguyễn Tịch là đại biểu với phong cách thơ xa xôi, dùng thủ pháp kín đáo để che dấu lòng bất mãn chán nản với hiện thực, có thành tựu khá lớn. Như các bài “U phẫn thi” của Kê Khang, “Vịnh hoài thi” của Nguyễn Tịch đều kế thừa được không khí khảng khái ở mức độ khác nhau của nền văn học Kiến An và củng cố địa vị thơ ngũ ngôn trong văn học sử, tạo ảnh hưởng rất lớn tới đời sau.

    ...
     
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CÔNG AN PHÁI


    Đời Minh, phong khí bắt chước cổ hưng thịnh cực mạnh. Kế tiếp sau phái Đường Tống, xu thế phản đối mô phỏng cổ nhân ngày càng mở rộng.

    Trong ấy, khoảng niên hiệu Vạn Lịch, có 3 anh em họ Viên (Viên Tống Đạo, Viên Trung Đạo, Viên Hoằng Đạo*), quê ở Công An, Hồ Quảng, đề xướng thuyết “Tính linh” được đời gọi là Phái Công An. Các thành viên chủ yếu có Giang Doanh Khoa, Đào Vọng Linh, Hoàng Huy, Lôi Tư Bái. Họ cùng phản đối phong trào mô phỏng cổ nhân và cho rằng “Đạo đời đã thay đổi, văn cũng theo đó mà thay đổi” (Thế đạo ký biến, văn diệc nhân chi- lời Viên Hoằng Đạo). Họ nhấn mạnh “chỉ có miêu tả tính linh, không câu nệ cách thức sáo rỗng” (Độc trữ tính linh, bất câu cách sáo), cho rằng “Văn chương phát ra từ tính linh là thơ thật” (Xuất tự tính linh giả vi chân thi - lời Viên Hoằng Đạo), yêu cầu văn chương phải xuất phát từ cảm hứng chân thật trong nội tâm. Về kết cấu, họ “không câu nệ cách thức sáo rỗng”. Càng đáng quý là họ đả phá tư tưởng chỉ coi thơ văn là chính thống mà coi thường tiểu thuyết, hí khúc, dân ca.

    Từ lý luận và thực tiễn sáng tác, Công An phái đã tấn công nặng nề phái mô phỏng cổ nhân (nghĩ cổ phái), giải phóng cho văn thể. Còn thuyết “Tính linh” của họ khiến cho văn nhân tài sĩ trong thiên hạ mở ra tầm nhìn khác và tạo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau.

    ...
     
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐỒNG THÀNH PHÁI


    Một lưu phái tản văn có ảnh hưởng lớn nhất đời Thanh, nhân vì tác gia mở đầu Phương Bao* và những tác gia kế tiếp theo như Lưu Đại Khôi, Diêu Nãi* đều là người ở Đồng Thành, An Huy nên có tên gọi là Đồng Thành phái. Phái này sản sinh ở khoảng niên đại Khang Hi, Càn Long, do vì chính phủ Thanh đang áp dụng hai chính sách, thủ đoạn vừa đàn áp vừa mềm mỏng chiêu dụ văn nhân nên khiến phong trào phục cổ đua nhau phát triển.

    Thành tựu của Đồng Thành phái có thể kể về nhiều phương diện: một, Đồng Thành phái đả kích “khảo xét một chữ làm lụy đến hàng ngàn lời không xiết” (Khảo hạch nhất tự, lụy sổ thiên ngôn bất hưu - lời Tăng Quốc Phiên), họ đưa ra lý luận coi trọng cùng lúc 3 yếu tố “nghĩa lý, khảo chứng, văn chương”. Hai, Đồng Thành phái tổng kết một cách hoàn bị đặc trưng của thể tản văn. Tản văn tuy do Hàn Dũ*, Liễu Tông Nguyên* phát triển hoàn thành, nhưng họ không đưa ra được lý luận hệ thống về thể văn mới này. Chính phái Đồng Thành xác định các phương diện lập lý, tự sự, trữ tình, kết cấu, ngữ ngôn cho tản văn, để thể văn này đạt đến cao độ, xây dựng lý luận khá hoàn chỉnh cho thể tản văn. Ba, Đồng thành phái dung hợp được sở trường của nhiều nhà nhiều phái nhiều đời và càng hoàn chỉnh chủ trương của các phái một cách toàn diện. Đó là trung tâm lý luận “Nghĩa pháp” do Phương Bao đề xướng trước tiên, họ Phương chủ trương “ngôn ngữ tất có vật” (tức nghĩa) và “ngôn ngữ tất có thứ tự” (tức pháp), yêu cầu nội dung phải thích ứng với hình thức, thậm chí, hình thức chỉ được quyết định bởi nội dung.

    Lưu Đại Khôi bổ sung thêm quan điểm “pháp” của Phương Bao, họ Lưu chủ trương tìm cho được “Thần khí” trong văn chương qua âm tiết cao hay thấp, câu cú dài hay ngắn, biến hóa văn chương mau hay chậm... phát triển thêm một bước lý luận của Phái Đồng Thành. Diêu Nãi* chính là người tập đại thành Đồng Thành phái, chính họ Diêu tổng kết được học tập cổ nhân phải khéo léo vận dụng “thô” (tức cách điệu thanh sắc) để đạt tới “Tinh” (tức Thần lý khí vị). Họ Diêu còn chia văn chương ra hai loại hình khác nhau là Dương cương và Âm nhu, vạch ra tính đa dạng của phong cách tác phẩm và vạch ra cả ý nghĩa khác nhau là Dương cương và Âm nhu, vạch ra tính đa dạng của phong cách tác phẩm và vạch ra cả ý nghĩa mỹ học của phong cách nghệ thuật, ông không chỉ đưa lý luận phái này đến hoàn bị mà còn xác định địa vị trên lịch sử phê bình văn học. Văn phong của phái Đồng Thành rõ ràng, thông đạt, nghiêm cẩn như các bài “Ngục trung tạp ký” của Phương Bao, “Chu Trúc quân tiên sinh truyện", “Đăng Thái sơn ký” của Diêu Nãi v.v...

    Sau Diêu Nãi, lại có 4 đệ tử của họ Diêu (Diêu môn tứ đệ tử): Mai Tăng Lượng, Quản Đồng, Phương Đông Thọ, Diêu Oanh cùng ca tụng, khiến ảnh hưởng của phái Đồng Thành trên văn đàn càng sâu xa, trở thành một chủ lưu trong tản văn đời Thanh.

    ...
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐƯỜNG CỔ VĂN VẬN ĐỘNG


    Đây là cuộc vận động đổi mới tản văn đề xướng cổ văn, phản đối biền văn ở thời kỳ trung Đường do Hàn Dũ*, Liễu Tông Nguyên* lãnh đạo.

    Cuộc vận động cổ văn này hình thành có hai nguyên nhân. Một, biền văn thời Lục Triều vừa mới thịnh thành, liền bị các kẻ sĩ có học như Lưu Hiệp*, Chung Vinh* phản đối. Đến đời Đường, biền văn tiếp tục bị sử học gia Ngụy Trưng, văn học gia Vương Bột kịch liệt phê phán. Đến Trần Tử Ngang giơ cao ngọn cờ phục cổ kéo theo nhóm các tác gia Tiêu Dĩnh Sĩ, Lý Hoa, Nguyên Kết, Liễu Miện luôn luôn đề xuất chủ trương tôn sùng kinh điển làm sáng đạo, mở đầu cho việc dùng văn xuôi (tản thể) hành văn, tất cả họ trở thành những người tiền phong thống nhất.

    Ngoài ra, còn có một nguyên nhân xã hội: sau cuộc loạn An Lộc Sơn - Sử Tư Minh, chính cục tuy đã ổn định, nhưng các loại mâu thuẫn xã hội vẫn còn sâu sắc, ví như các vụ hoạn quan chuyên quyền, phiên trấn cát cứ, đặc quyền của Đạo giáo, Phật giáo v.v... đều là những trở ngại cho công cuộc “trung hưng” nhà Đường. Hàn và Liễu đều rất giỏi lý luận thuyết phục, thêm vào sự hưởng ứng tích cực của các ông Phàn Tông Sư, Lý Cao, Hoàng Phủ Thực, Lý Hán, Thẩm Á Chi, cuối cùng hình thành nên cuộc vận động cổ văn khá đầy đủ thanh thế, đẩy sự phát triển tản văn lên cao trào.

    Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên là những người lãnh tụ trong cuộc vận động này. Lý luận cổ văn của họ nói gọn lại gồm các điểm chủ yếu bao quát: Một, chủ trương “văn làm sáng đạo” (văn dĩ minh đạo). Mục đích cuộc vận động cổ văn là thúc đẩy thực hành đạo nho, phản đối loại biền văn chỉ chú trọng hình thức, càng phản đối loại tác phẩm hoa mỹ trống rỗng mà nội dung thấp kém. Hai, nhấn mạnh “dưỡng khí” tức đề cao sự tu dưỡng đạo đức của tác giả. Ba, đề xướng sự mới mẻ sáng tạo, phản đối bắt chước mù quáng người xưa.

    Tuy họ chủ trương “Không phải là sách của đời Tam đại lưỡng Hán không dám đọc" (Phi Tam đại lưỡng Hán chi thư bất cảm quan - lời Hàn Dũ) nhưng lại nhấn mạnh “chỉ học tập ý người xưa không học tập ngôn từ người xưa” (Sư kỳ ý, bất sư kỳ từ - Hàn Dũ) và “ngôn từ ra ở chính bản thân ta” (từ tất kỷ xuất - Hàn Dũ) có tính sáng tạo trong học tập.

    Cuộc vận động cổ văn làm lay động địa vị chính thống của biền văn, mở ra hình thức mới cho văn tản thể, mở rộng phạm vi thực dụng của tản văn, hình thành một văn phong mới ngôn ngữ tự nhiên, mô tả tự do, đẩy sáng tác tản văn đến chỗ phồn vinh. Trong bài Thượng Triệu tiên sinh thư, Thạch Giới bình phẩm, cuộc vận động cổ văn này chẳng những “làm hưng khởi thoát khỏi các điều tệ hại của vài trăm năm” (Năng khởi tam sổ bách niên chi tệ) mà còn mở đầu văn phong mới “giản dị trong sáng” (Thản nhiên minh bạch).

    Kỳ thực, cuộc vận động cổ văn ấy không chỉ riêng giải phóng văn thể tản văn, mà đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển của các loại tiểu phẩm phúng thích, tiểu thuyết truyền kỳ nữa, thậm chí có thể nói còn ảnh hưởng xa cả đến phong cách thơ của Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị. Ngoài ra, một số lý luận của cuộc vận động cổ văn, như các bài “Duy Trần ngôn vụ khứ", “Văn tòng tự thuận” cũng có ảnh hưởng lớn với đời sau, chỉ đạo sáng tác của vô số tác gia, đến nay vẫn còn ý nghĩa hiện thực.

    ...
     
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐƯỜNG TỐNG PHÁI


    Khoảng các niên hiệu Gia Tĩnh, Long Khánh đời Minh, phong khí bắt chước cổ nhân, mô phỏng cổ văn thịnh hành trên văn đàn dẫn đến bị khá nhiều người phản đối. Vì vậy hưng khởi lên nhóm bốn tác gia Vương Thận Trung, Đường Thuận Chi, Mao Khôn*, Quy Hữu Quang* cùng đi tìm con đường khác lạ, đề xướng nên học tập theo thơ văn đời Đường và Tống, hình thành nên một lưu phái văn học mới – Đường Tống phái.

    Cả bốn người kể trên đều sở trường tản văn, trong đó Vương Thận Trung và Đường Thuận Chi chủ yếu sự nghiệp là về lý luận văn học. Họ phản đối mô phỏng cổ nhân, châm chọc, đả kích tập quán xấu bắt chước và chủ trương học tập Đường, Tống; nghiên cứu kỹ phương pháp bố cục cổ văn đời Đường và Tống.

    Họ cho rằng “chữ nghĩa hay dở" đều ở “nguồn gốc là tâm” (lời Đường Thuận Chi). Viết văn họ nhấn mạnh phải tả thẳng tấm lòng xúc cảm, tự nhiên giống hệt như khi viết thư nhà. họ khinh ghét lối văn đẽo gọt. Riêng Mao Khôn* biên soạn bộ “Đường Tống bát đại gia văn sao" 164 quyển nổi tiếng gần xa, không ưa gọt dũa mà phong phú về “thần vận”.

    Phái Đường Tống phá vỡ phong khí bắt chước cổ, đưa ra tiêu chuẩn là “Đường Tống đại gia”, có công xác định địa vị của “bát đại gia” trên văn đàn. Tản văn của họ xuất sắc, trên kế thừa truyền thống cổ văn Đường Tống, dưới mở đầu cho “Đồng Thành phái” đời Thanh sau này.

    ...
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    GIANG TÂY THI PHÁI


    Đời nhà Tống, kinh tế phát triển, đời sống sung túc, các thi nhân nhàn nhã xướng họa. Nhưng sự thật, thơ Tống sản sinh sau thơ Đường, họ chỉ cố tìm ý mới ở phương diện kỹ xảo. Có lẽ chỉ có riêng mình Hoàng Đình Kiên* là có ít nhiều thành tựu, ít nhiều phương pháp sáng tác có thể làm tiêu chí hướng dẫn hậu bối, thầy trò tương truyền lẫn nhau. Một thi phái dần dần hình thành coi họ Hoàng là trung tâm mà tên gọi vốn xuất phát từ sách “Giang Tây thi xã tông phái đồ" của Lã Bản Trung* tôn xưng Hoàng lên hàng tổ sư, dưới đó gần 25 thành viên là Trần Sư Đạo, Tạ Dật, Hàn Câu v.v... sau đó thêm các ông Trần Dư Nghĩa, Tăng Kỷ v.v...

    Từ đó phái Giang Tây bước lên thi đàn. Phái này có tông chỉ là “mới mẻ lạ kỳ” (sáng tân tịch kỳ - Cổ Hoan đường tập), hình thành nhiều loại phong cách như Hoàng Đình Kiên cứng cỏi, Trần Sư Đạo chất phác, Trần Dư Nghĩa hồn hậu, Lã Bản Trung trầm uất v.v... có thể nói muôn vẻ ngàn dáng. Họ nhắm mục đích “đoạt thai hoán cốt”, “điểm thiết thành kim” để đạt tới cảnh giới “lấy thông tục làm thuần nhã" (dĩ tục vi nhã), “dùng xưa cũ làm thành mới mẻ” (dĩ cố vi tân).

    Cho nên đa số thơ phái này trúc trắc khó đọc. Trong thế đột phá ảnh hưởng của thơ Đường, thi phái Giang Tây đã hình thành phong cách đặc biệt, có tác dụng khá lớn. Trong 200 năm truyền thừa lẫn nhau, ảnh hưởng của thi phái này xa đến tận các đời Minh, Thanh như Chu Di Tôn viết: “Đến hết đời Tống, các tập thơ lưu truyền đến nay, chỉ có phái Giang Tây là thịnh hành nhất” (Bộc thư đình tập).

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HÀO PHÓNG TỪ PHÁI


    Đầu đời Tống, “do sự đề xướng của vua chúa” (Do quân thượng chi đề xướng) đã tạo thành “các môn phái Từ” (Từ lưu) “rất nhiều” (Chúng đa - Từ khúc sử).

    Trong số “rất nhiều” ấy có một lưu phái Từ có đặc trưng chủ yếu là khí thế rộng lớn hào hùng được gọi là “Hào phóng phái”. Người khai sáng là Tô Thức*. Từ của ông có đề tài rộng lớn thay thế loại Từ tình yêu trai gái nhỏ hẹp đời Ngũ đại, dùng ngôn ngữ hùng hồn thay thế ngôn ngữ mềm yếu ủy mị, sử dụng thủ pháp miêu tả trực diện, đột phá hạn chế âm luật nghiêm khắc, dùng ngôn ngữ thơ đưa vào từ, vượt qua giới hạn “thơ trang trọng từ ủy mị” (thi trang từ mị) mở ra một khoảng trời mới mẻ trên Từ đàn. Cùng một Từ phái và sống cùng thời đại với họ Tô còn các ông Hoàng Đình Kiên*, Vương An Thạch, Diêu Bổ Chi, Phạm Trọng Yêm*.

    "Niệm Nô Kiều của Tô Thức:

    Đại giang đông khứ,
    lãng đào tận thiên cổ phong lưu nhân vật.

    Tạm dịch:

    Sông gầm nước chảy về đông,
    Sóng gào cuốn sạch anh hùng ngàn xưa."


    Sau nhà Tống phải dời xuống phương nam, vận nước nguy ngập càng là điều kiện để phái từ Hào phóng phát triển thêm một bước, các từ nhân khá nổi tiếng thời kỳ này có Trương Nguyên Cán, Trương Hiếu Tường, Trần Lượng, Lục Du* v.v... mà Tân Khí Tật* là tác giả ưu tú vượt lên trên tất cả. Tác phẩm của họ đề cập mọi đề tài chính trị, quân sự, trạng vật, tả cảnh, trữ tình.

    Đặc biệt là số tác phẩm cảm xúc về thời thế, quan hệ mật thiết tới hiện thực. Tân Khí Tật dùng bút pháp tản văn viết Từ, phần lớn vận dụng phương pháp tỉ hứng, ký thác, điếu cổ làm phong phú thêm sự biểu hiện của Từ rất nhiều. Ông chính là tác giả hoàn thành sự giải phóng cho Từ thể, đổi mới phong cách Từ, đưa sáng tác từ phái Hào phóng lên đến đỉnh cao.

    Từ phái hào phóng đã đột phá phong thái “tô hồng chuốt lục” của Từ, tự lập một tông phái riêng làm phong phú thêm kho tàng văn học Trung Quốc, tạo ảnh hưởng sâu rộng với các Từ gia sau này và Từ các đời Tống, Kim, đến Thanh đã cảm nhiễm vô số Từ gia.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    KIẾN AN VĂN HỌC


    Văn học từ niên hiệu Kiến An cuối đời Hán đến đầu đời Ngụy được gọi là “Kiến An văn học”. Nhân vì thời kỳ này nhiều nhân tài ra đời nên chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc. Các tác gia chủ yếu trong thời kỳ này gồm cha con họ Tào (Tào Tháo và các con Tào Phi, Tào Thực), nhóm “Kiến An thất tử” (7 ông đời Kiến An là: Khổng Dung, Trần Lâm, Vương Xán, Từ Cán, Nguyễn Võ, Ưng Trường, Lưu Trinh) và Nễ Hành, Phồn Khâm, Dương Tu, Ngô Chất, Thái Viêm. Kiến An văn học về các phương diện thi ca, từ phú, tản văn đều có phát triển khá lớn, càng xuất sắc về thi ca.

    Họ không những xác lập địa vị thơ ngũ ngôn trên văn đàn, đến thơ thất ngôn cũng được họ đặt cơ sở phát triển. Sáng tác của họ kế thừa dân ca nhạc phủ đời Hán “xúc cảm vì buồn vui, theo việc mà phát ra” (Cảm vu ai lạc, duyên sự nhi phát - Hán Thư), phản ánh đời sống xã hội luôn luôn loạn lạc cuối đời Hán, biểu đạt tinh thần hùng tráng sắp bước qua một thời đại mới, hình thành cao trào sáng tác thi ca đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại.

    Phong cách thi ca của Kiến An văn học là khảng khái bi lương, bút lực xương kính sắc sảo được đời sau gọi là “phong cốt Kiến An" (Kiến An phong cốt). Thi ca sáng tác lúc ấy hết sức phồn vinh, như các bài “Phỉ lộ hành", “Cảo lý hành” của Tào Tháo, “Tống Ưng thị”, “Thái sơn Lương phủ hành" của Tào Thực, “Thất ai thi” của Vương Xán,“Ẩm mã trường thành quật hành" của Trần Lâm, “Bi phẫn thi” của Thái Viêm đều là những tác phẩm nổi tiếng.

    Thế nhưng, thành tựu tối cao lại thuộc về Tào Thực, thơ ông “cốt khí kỳ lạ cao vời, chữ nghĩa màu sắc đẹp đẽ tươi tốt” (Cốt khí kỳ cao, từ thái hoa mậu - Chung Vinh, Thi phẩm) cống hiến lớn cho sự phát triển của thơ ngũ ngôn. Chung Vinh* xưng tụng Tào Thực* là “Hào Kiệt của Kiến An”.

    Từ phú thời Kiến An cũng có thành tựu, xuất hiện nhiều tác phẩm ưu tú như “Đăng lâu phú” của Vương Xán, “Lạc thần phú” của Tào Thực. Đặc biệt nữa là sáng tác tiểu phú, làm cho tư liệu của từ phú được mở rộng phạm vi, từ tự sự phát triển thành tả cảnh, trữ tình, xuất hiện không ít tác phẩm ưu tú ngụ tình trong cảnh, tình cảnh kết hợp v.v... Vì vậy, Tào Phi đánh giá Từ phú Kiến An rất cao. Lưu Hiệp* ca tụng Vương Xán, Từ Cán là “đứng đầu về phú” (Phú thủ).

    Ngoài ra, về văn học lý luận, Kiến An văn học cũng có cống hiến không thể xem thường. Ở mặt này, xuất sắc nhất là Tào Phi. Bài “Điển luận - Luận văn” của ông là chuyên luận bàn về lý luận văn học đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Ông coi trọng giá trị văn học, ca tụng văn học là “sự nghiệp lớn cai trị nước, việc hưng thịnh bất hủ”. Ông còn phân tích đặc trưng văn học, quy luật văn học và đề xuất ra thuyết “văn khí” (Văn khí thuyết) nổi tiếng.

    Ông phẩm bình sáng tác của “Kiến An thất tử”, khai sáng ra phong trào bình luận các tác phẩm và tác gia, chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử phê bình lý luận.

    Có ba nguyên nhân làm văn học Kiến An phồn thịnh: Đầu tiên, là thời cuộc loạn động cuối đời Hán kéo dài suốt 19 năm. Đau khổ vì chiến loạn, tư tưởng ưu tư vì hoàn cảnh xã hội là yếu tố kích thích sáng tác. Kế đó, các vị đế vương thời ấy đều thích thú văn học. Cuối cùng, văn học phê bình và văn học lý luận hưng thịnh lên lại là một nhân tố dẫn đường.

    Văn học Kiến An quật khởi, đưa sáng tác thi ca Trung Quốc tiến vào thời kỳ hoàng kim không kém đời Đường. “Phong cốt Kiến An” trở thành mẫu mực cho đời sau. Trần Tử Ngang, Lý Bạch* đời Đường đều ca tụng “Hán Ngụy phong cốt” hay “Kiến An cốt”. Sự xác định tạo dựng lý luận văn học Kiến An đã làm cho lý luận văn học đời Ngụy Tấn Lục triều sau này phát triển mạnh và còn là tiêu chí để văn học Trung Quốc bước vào thời kỳ tự giác.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    LÂM XUYÊN PHÁI


    Đời Minh, sự phồn vinh của hí khúc lên đến cực điểm, sáng tác hí khúc đang từ chỗ vui chơi giải trí bước lên văn đàn.

    Niên hiệu Vạn Lịch, Thang Hiển Tổ* chịu ảnh hưởng tiến bộ của tư tưởng gia Lý Chí, đem quan niệm chủ trương trọng ngôn tình, phản cách luật vào sáng tác hí khúc, được các tác gia Nguyễn Đại Thành, Ngô Bính, Mạnh Xưng Thuấn hưởng ứng, từ đó hình thành một lưu phái sáng tác hí khúc mới mà Thang Hiển Tổ là nhân vật trung tâm. Vì Thang là người ở Lâm Xuyên, nên có tên gọi là Lâm Xuyên phái, hoặc gọi bằng tên Ngọc Mính Đường phái vì tên nhà viết của Thang là Ngọc Mính Đường.

    Về lý luận, phái này nhấn mạnh hí khúc cẩn phải biểu hiện được tình cảm riêng tư, đưa ra chủ trương “dùng ý thú thần sắc làm chủ" và phản đối sự câu nệ cung điệu. coi trọng từ ngữ đẹp. Về sáng tác, Thang Hiển Tổ có thành tựu nghệ thuật đặc sắc, xác lập địa vị quan trọng trong lịch sử hí khúc Trung Quốc. Sáng tác của ông vượt ra ngoài trói buộc của khúc luật, thúc đẩy mạnh sáng tác hí khúc và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGÔ GIANG PHÁI


    Đời Minh, để thích ứng với yêu cầu văn hóa của tầng lớp thị dân, các hí khúc ra đời rất phồn thịnh. Đến khoảng niên hiệu Gia Tĩnh, thể truyền kỳ mới thịnh lên, các văn nhân đua nhau sáng tác, tác phẩm ra đời rất nhiều, gần như độc chiếm kịch đàn. Vì vậy, vào niên hiệu Vạn Lịch xuất hiện một lưu phái văn học hí khúc gọi là “Trường thượng chi khúc” (Hí khúc diễn trực tiếp trên sân khấu). Vì người đứng đầu là Thẩm Cảnh sinh ở Ngô Giang nên được gọi tên là Ngô Giang phái, gồm các thành viên chủ yếu Cố Đại Điển, Lã Thiên Thành*, Bốc Thế Thần... Về sáng tác, họ coi cách luật là chuẩn tắc tối cao với yêu cầu “Hợp với cách luật y cứ vào xoang điệu” (Hợp luật y xoang - lời Thẩm Cảnh).

    Thẩm Cảnh còn viết bộ chuyên luận về âm luật hí khúc “Nam cửu cung thập tam điệu khúc phổ”, trở thành khuôn vàng thước ngọc trong sáng tác hí khúc lúc ấy. Họ còn đề xướng chữ dùng nên chất phác, tôn trọng bản sắc của ca dao tục ngữ, phản đối phong cách diễm lệ đối xứng.

    Ngô Giang phái coi trọng âm nhạc tính của hí khúc, xoay chuyển phong khí xấu coi trọng các kịch “vụ án" và thoát ly thực tế sân khấu của hí khúc bấy giờ, làm cho sáng tác hí khúc chân chính gắn liền với “Trường thượng chi khúc”, đẩy mạnh sự phát triển của hí khúc và truyền kỳ đến phồn vinh.

    ...
     
    tran ngoc anh and Wanderman like this.
  17. Wanderman

    Wanderman Lớp 5

    Bác @tducchau ơi, có thể mỗi 1 phần về văn thơ này bác bổ sung thêm vài tác phẩm tiêu biểu được k? Tên bài thôi cũng được!
     
    tducchau and tran ngoc anh like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Cảm ơn Bạn! Là vậy... và bạn có thể giúp mình mà! :)
    'Trường Từ... và Đoản Tự...' nên 'Vật, Vã..." :)
     
    Wanderman thích bài này.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    PHỤC XÃ


    Đời Minh, dùng loại văn tám vế (bát cổ văn) chọn kẻ sĩ; các học trò để cầu công danh kết nhau thành nhóm tìm thầy đã thành thói quen. Niên hiệu Sùng Trinh thứ sáu (1633), các ông Trương Phổ, Trương Thái liên lạc hơn chục tổ chức văn học trong toàn quốc gồm hơn 3.000 người, tập hợp ở Hổ Khâu, Tô châu, chính thức thành lập Phục xã. Tổ chức này đưa ra tông chỉ “phục hưng cổ học” (hưng phục cổ học) “nhắm vào hữu dụng” (vụ vi hữu dụng), thiết tha cầu học, đắn đo xét đoán văn bát cổ, được người đời chú ý tới. Do chính trị thối nát cuối đời Minh, lại thêm bọn hoạn quan chuyên quyền, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Phục xã tự coi mình kế thừa chủ trương của đảng Đông Lâm, luôn luôn bàn về triều chính với chủ trương đổi mới có sắc thái chính trị rất mạnh.

    Trong cuộc đấu tranh chống quân Thanh, các thành viên Phục xã là Ngô Ứng Ky, Trần Tử Long*, Hoàng Thuần Diệu đã hy sinh oanh liệt. Nhà Minh bị diệt vong rồi, không ít người ẩn mình nơi núi non hay cắt tóc đi tu. Tóm lại, họ đều biểu hiện khí tiết dân tộc cao thượng.

    Sáng tác văn học của họ có khuynh hướng chính trị rõ ràng và liên hệ mật thiết với xã hội hiện thực. Như các tác gia Ngô Vĩ Nghiệp, Trần Tử Long đều viết những tác phẩm quan tâm đến đau khổ của dân chúng, vạch trần hủ bại thời chính, có tính yêu nước nồng nàn. Về tản văn, tạo ảnh hưởng lớn nhất là của Trương Phổ, Hoàng Thuần Diệu. Niên hiệu Thuận Trị thứ 9 (1652), Phục xã bị chính phủ nhà Thanh ra lệnh thủ tiêu, nhưng quy mô tổ chức của nhóm đối với đời sau vẫn có ảnh hưởng sâu xa.

    ...
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT


    Khoảng các năm Cao Tông và Võ hậu (Tắc Thiên) đời Đường, các thi nhân Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương từng xưng hùng trên văn đàn nên được gọi là “bốn bậc hào kiệt đầu đời Đường (Sơ Đường tứ kiệt). Do vì cả bốn sinh vào đầu đời Đường là lúc chính phủ đang dùng khoa cử chọn lọc lung lạc nhân tài, mỗi ông đều có tài muốn an bang tế thế, vì vậy trong sáng tác thi ca của họ biểu hiện một tinh thần mới, khuynh hướng mới.

    Trước tiên, họ đều phản đối phong cách diễm lệ ướt át của thơ đời Tề Lương, họ trách loại thơ ấy hoa mỹ không thực chất, tác phẩm là loại “cốt khí đều hết sạch, không nghe chút gì cứng cỏi” (Cốt khí đô tận, cương kiện bất văn - lời Dương Quýnh). Tỉ như trong việc đổi mới loại thơ luật tân thể, họ nỗ lực rất lớn, có rất nhiều tác phẩm và thành tựu cũng lớn nhất. Các bài “Đỗ Thiếu phủ chi nhiệm Thục châu” của Vương Bột, “Tòng quân hành” của Dương Quýnh, “Tại ngục vịnh thiền” của Lạc Tân Vương đều cống hiến cho sự trưởng thành và phát triển của thơ luật.

    Ngoài thi ca, họ còn “nổi tiếng cả về văn chương" như Cựu Đường thư chép. Vương Bột chú giải Chu Dịch*, viết bài tựa Thi Kinh* là người có thành tựu tối cao. Luận về phong cách “Vương Bột tài cao tài hoa, Dương Quýnh hùng hậu, Chiếu Lân thanh nhã đẹp đẽ, Tân Vương giản dị” (Vương Bột cao hoa, Dương Quýnh hùng hậu, Chiếu Lân thanh tảo, Tân Vương thản bạch - lời Lục Thời Ung).

    Xét chung, thơ văn của nhóm “tứ kiệt” đã bắt đầu xoay chuyển được phong khí ủy mị dâm dật của văn chương đời Tề Vương, đề tài cũng đã từ cung đình đi ra ngoài đời sống. Dưới ngọn bút của bốn người ấy, thể thơ ngũ luật bắt đầu được quy phạm hóa, thể thơ thất ngôn ca hành cũng có điểm phát triển. Theo nhận định của Hồ Ứng Lân, chính “tứ kiệt” là các tác gia có công đi đầu trong 300 năm hưng thịnh của thơ Đường. Nhận định ấy đã xác định công trạng địa vị của “tứ kiệt” rồi vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    vuivui2013 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này