Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    VƯƠNG QUỐC DUY, HỌC GIẢ MỘT ĐỜI


    Vương Quốc Duy (1877-1927), học giả cận đại, tên tự Tĩnh An và Bá Ngung, hiệu Quan Đường và Vĩnh Quan, người ở Hải Ninh, Chiết Giang. Học giả nổi tiếng cuối đời Thanh.

    Thành tựu về phương diện văn học của ông nổi tiếng nhất là hai tác phẩm bình luận thơ Từ, “Nhân gian từ thoại” và tập sáng tác Từ “Nhân gian từ”. Nhân gian từ thoại là bộ sách chuyên luận về thơ và Từ đầu tiên trong văn học sử Trung Quốc vận dụng triết học, mỹ học, văn nghệ học Tây phương để đánh giá thơ và Từ cổ điển Trung Quốc.

    Toàn bộ, có thể chia làm hai phần lý luận và thực tiễn. Phần lý luận, dùng “cảnh giới thuyết” làm trung tâm, gồm có 9 điều tiêu chuẩn đánh giá, như các điều “tạo cảnh” và “dữ cảnh”, “Vật” và “Ngã”, “cảnh có ta” (Hữu ngã chi cảnh) và “cảnh không có ta" (Vô ngã chi cảnh) v.v... Chín điều tiêu chuẩn ấy hệ thống rộng rãi bàn đến cả các vấn đề tu dưỡng của tác giả, phương pháp sáng tác và kỹ thuật miêu tả. Phần thực tiễn, chia ra thứ tự theo thời đại, đánh giá cụ thể từng tác gia tác phẩm.

    Bộ Nhân gian từ còn có tên “Thiều Hoa từ” là tập sáng tác Từ viết ra để tự an ủi mình và an ủi người. Tác phẩm này thổ lộ hết những nỗi “đau khổ” của người đời. Cả hai tác phẩm của Vương Quốc Duy đều đặt tựa có chữ “nhân gian” cho thấy tác giả đã dùng hai chữ này như một đại danh từ hàm súc tư tưởng triết học về cuộc đời của tác giả.

    Lãnh vực nghiên cứu của Vương Quốc Duy cũng khá rộng. Trước cách mạng Tân Hợi, chủ yếu ông nghiên cứu triết học, văn học, sau này lại chuyên về khảo cổ và sử học, tất cả công phu của ông đều có thành tựu đáng kể, như bộ “Tống Nguyên hí khúc sử” của ông là chuyên luận đầu tiên về lịch sử hí khúc Trung Quốc.

    Toàn bộ tác phẩm Vương Quốc Duy được in vào bộ “Hải Ninh Vương Tĩnh An tiên sinh di thư” gồm 104 quyển.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    Wanderman thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    VƯƠNG THẾ TRINH VIẾT “NGHỆ UYỂN CHI NGÔN”


    Vương Thế Trinh (1526-1590), văn học gia đời Minh, tên tự Nguyên Mỹ, hiệu Phụng Châu và Hấp Châu sơn nhân, người ở Thái Thương (nay là Thái Thương, Giang Tô).

    Ông từng cùng Lý Phan Long* lãnh đạo nhóm “Hậu thất tử”*. Sau khi Lý chết, ông độc chiếm văn đàn 20 năm. “Nghệ uyển chi ngôn” là bộ chuyên luận về thi, văn, từ khúc, gồm 20 quyển, dùng hình thức thi thoại để nghị luận tự do, suốt cổ thông kim, phản ánh toàn diện chủ trương văn học của tác gia. Trong sách ấy, có 8 quyển luận cổ, trọng sự mô phỏng bắt chước.

    Luận về thơ, ông nhấn mạnh tài tứ; luận về Khúc, ông nhấn mạnh hiệu quả nghệ thuật “làm xúc động người”; trong sách này, ông còn chứng minh tác giả thực của vở “Tây sương ký” là Vương Thực Phủ*.

    Sách Minh Sử đánh giá Vương Thế Trinh: “Kẻ sĩ đương thời không ai là môn hạ của ông” đủ biết tài và tên tuổi của ông được trọng vọng.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    VƯƠNG XƯƠNG LINH, BẬC THÁNH THƠ THẤT TUYỆT


    Vương Xương Linh (khoảng 689-757), thi nhân đời Thịnh Đường, tên tự là Thiếu Bá, người ở Kinh Triệu, Trường An (nay thuộc Thiểm Tây).

    Thơ ông hiện còn lại 180 bài, gần nửa số đó là thơ 7 chữ 4 câu (thất tuyệt) nên ông được gọi là “bậc thánh thơ thất tuyệt" hoặc “bậc thiên tử của thơ” (Thi thiên tử).

    Thành tựu về thơ thất tuyệt của ông cực cao, các luận giả cho rằng chỉ có thơ Lý Bạch* mới so sánh với ông được, như Vương Thế Trinh viết: “Thơ thất ngôn tuyệt cú, Vương Xương Linh và Lý Bạch hơn kém chút ít, đều là thần phẩm cả” (Thất ngôn tuyệt cú, Vương Giang Lăng dữ Thái Bạch tranh thắng hào ly, câu thị thần phẩm - Nghệ uyển chi ngôn).

    Về nội dung, thơ bảy chữ của Vương Xương Linh nổi tiếng ở các bài có đề tài biên tái, cung oán. Về phong cách, ông sở trường khắc họa tâm lý, như bài “Tòng quân hành”, từ nhiều góc độ vạch trần được thế giới nội tâm của các quân sĩ phải đi chiến trận xa xôi; hay như bài “Khuê oán”, miêu tả sự chuyển biến tâm lý rồi tỉnh ngộ ra thân phận bi thảm của mình.

    Thơ của ông chép 4 quyển trong Toàn Đường thi, còn tiểu sử chép trong Tân, Cựu Đường thư.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    Wanderman thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    3.- CÁC TÁC PHẨM NỔI TIẾNG CỔ ĐẠI


    Dưới đây, chỉ là những thông tin gọn nhất về các tác phẩm nổi tiếng cổ đại. Tuy nhiên, với mong muốn hỗ trợ như một công cụ tham khảo, nên những thông tin này tuy gọn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác đầy đủ cao nhất...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    TAM NGÔN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    ÁN TỬ XUÂN THU


    Bộ sách có tính tư tưởng chính trị, hơi gần với lịch sử tiểu thuyết. Các bản cũ để tên Án Anh* đời Xuân Thu biên soạn nhưng thực tế là do người đời sau mượn tên để chép lại hành vi ngôn ngữ Án Anh, tác giả chắc phải là người am tường cuộc đời họ Án và các nhân vật truyền thuyết trong giới sĩ đại phu. Sách hoàn thành vào khoảng cuối đời Chiến quốc. Tên sách này thấy đầu tiên trong bộ Sử ký* phần Án Anh truyện; còn bộ Hán thư*, phần Nghệ văn chí chỉ chép tên sách là Án Tử (không có hai chữ Xuân Thu, không biết có phải là bản đang lưu hành hay không?) và liệt vào sách loại Nho gia.

    Toàn thư gồm 8 quyển 250 chương, chia ra Nội và Ngoại thiên: Nội thiên bao gồm 6 quyển Gián thượng, Gián hạ, Vấn thượng, Vấn hạ, Tạp thượng, Tạp hạ, phần lớn là những câu đề cao tiết kiệm; Ngoại thiên 2 quyển với nội dung ghi chép những lời mới mẻ của Lưu Hướng khi hiệu đính biên soạn bộ sách này, tư tưởng phần Ngoại thiên này giống với tư tưởng Mặc Tử* khi bài bác nhà Nho.

    Toàn bộ sách tự thuật lại việc làm của Án Anh, tên tự Bình Trọng, thừa kế cha là Án Hoàn Tử giữ chức Khanh ở nước Tề và giữ chức ấy liên tục ba triều Linh công, Trang công và Cảnh công với đức tiết kiệm, khiêm nhượng cung kính nổi tiếng các chư hầu, chú ý cải cách chính trị. Sách đưa Án Anh lên làm nhân vật trung tâm, miêu tả hình tượng ông rất sinh động, đáng được coi là tác phẩm ít có đời Tiên Tần.

    Sách vạch trần cuộc sống xa hoa phung phí xấu xa đầy tội ác của giai tầng thống trị và giới chủ nô lệ, phản ánh chân thực đồng cảm với nhân dân đau khổ vì chịu sưu cao thuế nặng. Về nhận thức luận, sách đề xướng quy luật khách quan tôn trọng sự vật; về xã hội quan, phần lớn sách đề cao các thuyết “Thượng đồng”, “Kiêm ái”, “Phi nhạc”, “Tiết dụng” (Theo người nên, yêu rộng mọi người, không tổ chức lễ nhạc quá đáng, tiết kiệm tần tiện). Về quan hệ học phái, phần “Nội thiên” phần lớn là lời Khổng Tử ca ngợi Án Anh, phần “Ngoại thiên” phần lớn là lời Án Anh công kích Khổng Tử.

    Hiện nay có bản hiệu đính chú thích “Án Tử Xuân Thu tập thích” của Ngô Tắc Ngu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BÁI NGUYỆT ĐÌNH


    Tác phẩm Nam hí nổi tiếng của Thi Huệ đời Nguyên, cũng gọi là Bái nguyệt ký U khuê ký, đây là tác phẩm viết lại trên cơ sở tạp kịch Khuê oán giai nhân bái nguyệt đình của Quan Hán Khanh*. Tác phẩm dùng bối cảnh thời tao loạn “quân Phiên” đánh vào nước Kim, miêu tả tình yêu lúc hợp lúc tan giữa tú tài Tưởng Thế Long với con gái Thượng thư bộ binh Vương Thụy Lan, đồng thời ca ngợi tình yêu kiên trinh của đôi trai gái ấy để đả kích chế độ gia trưởng phong kiến.

    Bái nguyệt đình đặt câu chuyện tình yêu nam nữ vào một xã hội hỗn loạn, phản ánh khá chân thật hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đảo điên gian nan ấy, Vương Thụy Lan và Tưởng Thế Long hết sức giúp đỡ nhau, dần dần đi đến tình yêu bền vững. Điều này có mức độ đả phá thói tục trong các tác phẩm cũ cứ cho tài tử giai nhân mới gặp đã yêu nhau ngay và chính vì vậy kịch bản có ý nghĩa tích cực.

    Về nghệ thuật, đặc điểm lớn của Bái nguyệt đình là kết hợp được yếu tố bi kịch và yếu tố hỉ kịch, dùng thủ pháp hỉ kịch xử lý xung đột bi kịch, đưa phong cách nghệ thuật của kịch bản lên cao. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng thủ pháp tình cờ cũng rất thành công, nhiều gặp gỡ tình cờ vượt ra ngoài dự liệu của người đọc mà vẫn hợp tình hợp lý. Những khúc ca trong Bái nguyệt đình chất phác tự nhiên mà vẫn văn vẻ.

    Đây là vở kịch được đánh giá cao nhất trong 4 vở kịch lớn cuối Nguyên đầu Minh. Kịch bản này được tuyển chọn in trong bộ Lục thập chủng khúc của Mao Tấn.

    ...
     
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BẢN THẢO CƯƠNG MỤC


    Bộ chuyên khoa về dược vật học do Lý Thời Trân đời Minh biên soạn. Toàn bộ có 52 quyển, thâu thái 1.892 loại dược thảo, trong ấy thực vật 1.094 loại, động vật 443 loại, khoáng vật 161 loại, các dược vật khác 194 loại. Lý Thời Trân bổ sung mới 374 loại dược vật. Sách này lại có hình vẽ rất phong phú gồm 1.109 bức vẽ. Vì muốn tăng thêm phần giá trị về tham khảo lâm sàng, tác giả tăng bổ thêm phần phụ lục tới 11.096 bài thuốc lâm sàng, trong ấy có 8.000 bài là tổng kết kinh nghiệm nhiều năm tìm học của tác giả, có giá trị tham khảo rất lớn.

    Sự phân loại của Bản thảo cương mục trước tiên là các loại dược vật vô cơ sau mới đến dược vật hữu cơ, trước thực vật sau động vật. Trong các loại dược vật, trước là loại thảo, cốc, thái (cây thân cỏ, ngũ cốc, rau) sau là quả mộc. Trong các loại động vật, trước là loại trùng lân (côn trùng và côn trùng có vảy), giới (côn trùng có giáp), sau là cầm, thú, cuối cùng mới tự thuật về thuốc cho người. Sách còn chép 19 loại đơn thể nguyên tố như vàng, bạc, thủy ngân, chì, sắt, đồng v.v...

    Mỗi khi đề cập tới vật chất nào, Lý Thời Trân đều bình luận nguồn gốc của nó, phân biệt nhận định về tính hoá học. Về mặt phát triển dược vật học, Bản thảo cương mục có cống hiến lớn, không những nó hiệu đính 1.518 loại dược vật mà tiền nhân đã tìm ra mà còn do tác giả có thực tế của bản thân, tìm học hỏi han khắp nơi, tăng thêm cho kho tàng dược liệu Trung Quốc khoảng 374 loại mới. Về phương diện giám định và phân biệt dược liệu, Bản thảo cương mục đính chính lại sai lầm do các sách “Bản thảo” trước đời Minh để lại. Với các ghi chép về đặc tính của thủy ngân lại càng chứng minh thái độ khoa học thực sự cầu thị và tinh thần can đảm của Lý Thời Trân.

    Trong sách “Thần Nông bản thảo kinh” được xã hội phong kiến tôn xưng là kinh điển viết rằng: “uống thủy ngân lâu ngày sẽ thành tiên”, Cát Hồng đời Tấn cũng coi thủy ngân là loại “thuốc trường sinh”, sách “Đại Minh bản thảo” coi thủy ngân là “không có độc”. Từ đời Lục triều, không ít người tham trường sinh bất tử, uống thủy ngân mà trở thành tàn phế. Bản thảo cương mục phê phán đó chỉ là những ngoa truyền thiếu khoa học và chỉ rõ “Thủy ngân... vào tới xương thì làm bong gân, tuyệt hết dương khí ăn tới não, là vật rất âm độc, không nên dùng uống".

    Ông nhấn mạnh: “nếu là sách của bọn phương sĩ thì không đáng nói, nhưng sách “Bản thảo” (Thuật ngữ “Bản thảo” ngày xưa dùng để chỉ sách viết về dược liệu học) há lại nói láo đến thế ư?”. Lịch sử và khoa học thực nghiệm đều chứng thực những khẳng định về thủy ngân của Bản thảo cương mục đã đạt đến trình độ khoa học phát triển cao nhất.

    Sách tổng kết có hệ thống thành quả dược vật học từ đời Minh trở về trước, chẳng những là kho tàng hết sức quý giá về y học của Trung Quốc mà còn có giá trị tham khảo cả về các ngành học sinh vật, hoá học, thiên văn, địa lý, địa chất v.v... nữa.

    Sách đã có nhiều bản dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 2010, cùng với Hoàng Đế nội kinh*, Bản thảo cương mục được UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/3/24
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BÃO PHÁC TỬ


    Tác phẩm tạp gia do Cát Hồng* đời Đông Tấn biên soạn. Cát Hồng tự hiệu là Bão Phác Tử nên sách có tên ấy. Toàn thư gồm 70 quyển, trong đó Nội thiên 20 quyển, Ngoại thiên 50 quyển. Phần Nội thiên bàn “việc trừ tà khử họa, dưỡng sinh sống lâu, quỷ quái biến hoá, thần tiên phương dược”, nội dung tư tưởng thuộc Đạo gia, là hệ thống hoàn chỉnh của “những lời thần tiên” còn đến ngày nay, phát triển nhất định đến lý luận đạo giáo, là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu tư tưởng Đạo gia.

    Trong ấy các thiên Kim đan, Hoàng bạch, Tiên dược nghiên cứu về thuật dùng khoáng vật luyện đan dược, luyện kim ngân, dùng thực vật trị liệu các loại tật bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của hoá học và dược vật học. Ngoại thiên bàn về sự được mất của đời người, khuynh hướng tư tưởng lại thuộc Nho gia, vạch trần khá nhiều bí ẩn quan trường dưới xã hội đen tối lúc ấy, là tư liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội.

    Nhân vì nội dung tác phẩm chủ yếu là tư tưởng Đạo gia, nên được các Đạo gia tôn lên hàng kinh điển, xếp vào “Thái Thanh bộ, Đạo tạng”. Hai thiên Nội và Ngoại nguyên sách này được in riêng rẽ, ngày nay, bản chú giải có Độc Bão Phác tử của Du Việt rất đáng tham khảo.

    ...
     
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BỘI VĂN VẬN PHỦ


    Từ thư và vận thư do nhóm học giả Trương Ngọc Thư đời Thanh biên soạn. Đây là từ điển sắp xếp theo vần chữ Trung Hoa thu chép từ các từ ngữ điển cố. Sách này bắt đầu biên soạn từ năm 1674 (Khang Hi năm thứ 13), trải qua 37 năm, hoàn thành năm 1711 (Khang Hi năm thứ 50). Sách dựa trên cơ sở lam bản hai bộ Vận phủ quần ngọc của Âm Thời Phu đời Nguyên và Ngũ xa thụy vận của Lăng Trĩ Long đời Minh, tăng bổ thêm phần khá lớn.

    Toàn thư chia ra làm hai phần lớn “Chính tập” và “Thập di”, mỗi phần có 106 quyển, tổng cộng 212 quyển, chép được 1 vạn lẻ 257 chữ, xếp theo 106 vần, dưới mỗi vần xếp theo thứ tự chữ khó hay dễ, chữ dễ và thường dùng xếp ở trước, chữ khó và ít thường dùng xếp ở sau.

    Quy cách của sách này là cạnh chữ vần đều có chú âm đọc bằng cách “phiên thiết” (tách chữ để cho âm đọc mới), kế đó giải thích nghĩa rồi chép phần lớn từ ngữ có âm tiết cuối thích hợp với vần chữ đang đề cập. Dưới mỗi từ ngữ đều có chú rõ xuất xứ.

    Sự sắp xếp như vậy hoàn toàn là để giúp cho các thi nhân khi làm thơ có thể chọn lọc được chữ vần hoặc tra cứu điển cố.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CHIẾN QUỐC SÁCH


    Tập tản văn lịch sử ưu tú, tập hợp sử liệu đời Chiến quốc.

    Đầu tiên, do người cuối đời Chiến quốc hoặc giữa đời Tần Hán sưu tập sử liệu các nước rồi biên soạn thành sách. Tên sách vốn không thống nhất với nhiều tên gọi khác nhau, như Quốc sách, Quốc sự, Quốc ngữ, Đoản trường, Trường thư, Tu thư v.v... Cuối đời Tây Hán, Lưu Hướng * tập trung các bản quyển số hỗn loạn, tên gọi khác nhau nhưng có tính chất gần giống nhau, biên soạn lại theo từng nước, được 33 thiên và ấn định tên gọi là Chiến quốc sách.

    Toàn bộ, chia làm 12 quốc sách gồm của các nước Đông Chu, Tây Chu. Tần, Tề, Triệu, Sở, Ngụy, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn, ghi chép sự việc từ đời Xuân Thu trở về sau, cho đến lúc Sở và Hán quật khởi, kéo dài 245 năm lịch sử (từ năm 453 T.C.N đến năm 209 T.C.N). Chủ yếu sách ghi chép hoạt động ngoại giao của các mưu thần, sách sĩ phái tung hoành gia lúc ấy và các chủ trương hữu quan tới những ngôn từ đặc biệt của họ. Thông qua sự ghi chép ấy, sách phản ánh rất nhiều mâu thuẫn phức tạp giữa các nước đương thời với những mưu mô đấu tranh khốc liệt.

    Nhân vật trong sách có người cao khiết như Lỗ Trọng Liên, có kẻ sĩ không sợ cường bạo như Kinh Kha, có người bất chấp mọi thủ đoạn đi tìm công danh phú quý như Tô Tần, Trương Nghi. Đặc điểm văn chương sách này là sở trường về chép sự việc, giỏi biện luận. Các tỉ dụ và điển cố sử dụng trong sách nhiều văn vẻ, tung hoành, vận dụng ngụ ngôn tăng cường sức thuyết phục cho văn chương, như các điển tích “vẽ rắn thêm chân”, “cáo mượn oai hùm" v.v... đến nay vẫn được vận dụng. Sách khắc họa nhân vật lịch sử có hình tượng linh động, cá tính rõ ràng và có nhiều chỗ vạch trần được cả hoạt động nội tâm nhân vật, tạo ảnh hưởng rất lớn với các tản văn gia, từ phú gia đời sau. Đồng thời, sách cũng ảnh hưởng lớn nữa đối với văn sử truyện và văn chính luận đời sau.

    Sách này đến đời Nam Tống xuất hiện 2 văn bản: bản tục chú của Diêu Hoằng và bản tân chú của Bão Bưu.

    Đời Nguyên, Ngô Sư Đạo căn cứ vào bản họ Bão viết bộ Chiến quốc sách hiệu chú. Năm 1973, khảo cổ học ở Mã Vương Đôi, Trường Sa phát hiện bản Chiến quốc sách viết trên lụa có phần đại đồng tiểu dị với bản hiện hành, có thể dùng làm bản đối chứng tham khảo nghiên cứu.

    Chiến quốc sách đã có bản chữ Việt do Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê lược dịch, nhà xuất bản Lá Bối, Saigon 1972...

    ...
     
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CHU DỊCH


    Trứ tác triết học, cũng gọi là Dịch hoặc Dịch kinh, một trong những kinh điển quan trọng của nhà Nho. Nội dung chia làm hai phần KinhTruyện.

    Phần Kinh có 8 quẻ (bát quái) làm cơ sở. Bát quái gồm: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Ly, Khảm, Đoài, Tốn. Bát quái này chồng lên nhau thành 64 quẻ (quái), mỗi quẻ có 6 hào, 64 quẻ có 384 hào. Dưới mỗi quẻ có lời quẻ (quái từ), dưới mỗi hào có lời hào (hào từ).

    Truyện là phần giải thích Kinh, chia ra 10 chương Soán truyện (Thượng và hạ), Hệ từ (Thượng và hạ), Văn ngôn, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái, gọi là Thập dực (với ý là 10 cánh ghép vào Kinh).

    Kinh đại ước ra đời vào khoảng đời Ân Thương. Truyện ra đời có lẽ hơi muộn hơn, đại ước là vào khoảng thời đại Chiến quốc.

    Về tác giả của Chu dịch, có nhiều thuyết không thống nhất. Bộ sách này tổng kết và khái quát kinh nghiệm đời sống sinh sản phong phú của Trung Quốc cổ đại, có đủ nhân tố duy vật luận và biện chứng nhất định. Do đó, đối với sự phát triển tư tưởng triết học và các khoa học khác có ảnh hưởng rất lớn.

    Chu Dịch đến đầu đời Hán đã có nhiều bản chép khác nhau, trải qua các triều đại có tới hàng ngàn bản chú giải. Ngày nay, bản thông hành là bản của Vương Bật đời Ngụy Tam Quốc in trong “Thập tam kinh chú sớ”.

    Chu Dịch đã được dịch ra chữ Việt nhiều lần (tiêu biểu là các bản của Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, v.v...).

    ...
     
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CHU LỄ


    Sách ghi chép về điển chương chế độ và chức quan trước đời Tần. Đầu đời Hán có tên là Chu Quan, đến cuối đời Tây Hán đổi gọi là Chu Lễ, là một trong các kinh điển Nho gia.

    Toàn thư dùng 6 chức quan chia ra 6 bộ phận: Một, “Thiên quan chủng tế”, chép 63 chức quan bang trị, chức này nắm giữ lục quan, coi sóc quan lại kiêm nắm giữ các việc trong cung. Hai, “Địa quan tư đồ”, chép 78 chức quan coi về giáo dục và nắm giữ các tô thuế địa phương. Ba, “Xuân quan tông bá”, chép 69 chức quan coi về lễ, gồm các sự việc liên quan đến lễ nhạc, văn sử, bói toán, lịch pháp. Bốn, “Hạ quan tư mã”, chép 70 chức quan coi sóc việc quân sự và phong cấp đất đai cho các chư hầu, kiêm cả coi sóc xa mã, cờ xí, cung nỏ của vua. Năm, “Thu quan tư khấu”, chép 66 chức quan coi sóc về hình pháp, ngục tụng, kiêm cả coi về ngoại giao, hiến lệnh. Sáu, “Đông quan tư không”, phần này đã mất toàn bộ từ lâu, người đời Hán bổ sung bằng 31 thiên “Khảo công ký” gọi là “Đông quan khảo công ký” chép việc chế tác các công cụ.

    Sách này có giá trị sử liệu quan trọng để nghiên cứu các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá trước đời Tần, có ảnh hưởng khá lớn đối với đời sau.

    Liên quan đến vấn đề tác giả, năm hoàn thành sách và sách thật hay giả. Từ đời Hán đến nay vốn đã có nhiều thuyết phân vân. Qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các học giả đời Thanh, có thể xác định Chu Lễ là tác phẩm của thời Chiến quốc.

    Xưa nay sách chú giải Chu Lễ rất nhiều, bản quan trọng nhất in trong Thập tam kinh chú sớ của Trịnh Huyền và Giả Công Ngạn, và bản Chu Lễ chính nghĩa gần đây của Tôn Di Nhượng.

    ...
     
    Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CÔNG TÔN LONG TỬ


    Tác phẩm triết học do Công Tôn Long* đại biểu học phái Danh gia đời Chiến quốc biên soạn. Phần Nghệ văn chí trong sách Hán thư chép sách này có 14 thiên, sau mất mát nhiều. Hiện nay chỉ còn 6 thiên là “Tích phủ”, “Bạch mã”, “Chi vật”, “Thông biến”, “Kiên bạch”, “Danh thực”.

    Thiên đầu tiên, “Tích phủ”, là một thứ truyện ký về sự tích của Công Tôn Long được người đời sau sưu tập viết thành, còn lại 5 thiên đều là trứ tác về vấn đề tìm hiểu triết học và luận lý học: Thiên “Chỉ vật luận”, luận thuật “vật không chỉ mà chỉ cũng không đủ” (Vật mạc phi chỉ, nhi chỉ phi chỉ) có khả năng khái quát nhiều đặc thù của sự vật; thiên “Bạch mã luận”, lý luận chứng minh tính sai biệt của sự vật, ngựa trắng không phải là ngựa, ngựa trắng cũng không phải là trắng; thiên “Kiên bạch luận”, nhấn mạnh cứng và trắng đồng thời phân ly có thể độc lập tự ẩn chứa; thiên “Danh thực luận”, yêu cầu tên gọi và thực chất phải phù hợp, nhấn mạnh tính cố định và tính minh xác của khái niệm, nhấn mạnh tính tự mâu thuẫn của ngôn từ, có cống hiến nhất định tới sự phát triển của tư duy luận lý cổ đại, nhưng sự ngụy biện và hệ thống tư tưởng duy tâm của ông cũng có điểm khó chấp nhận.

    Lý luận trong sách vừa kỳ lạ vừa đùa bỡn, biện thuyết kỳ đặc, có giá trị quan trọng để nghiên cứu lịch sử tư tưởng luận lý.

    Từ đời Đường đến nay, các bản chú giải Công Tôn Long Tử rất nhiều, trong đó bản Công Tôn Long Tử chú của Tạ Hi Thâm đời Tống khá nổi tiếng.

    ...
     
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐÀO HOA PHIẾN


    Tác phẩm kịch lịch sử nổi tiếng của Khổng Thượng Nhiệm cuối Minh đầu Thanh. Tác phẩm mượn câu chuyện ái tình giữa văn nhân Phục xã Hầu Phương Vực và danh kỹ đất Tần Hoài Lý Hương Quân để phản ánh lịch sử sụp đổ của vương triều Minh khi đã rút chạy xuống phương nam. Hầu Phương Vực và Lý Hương Quân yêu nhau, họ đề thơ lên tấm quạt tặng nhau.

    Bọn quyền gian lúc ấy là Mã Sĩ Anh, Nguyễn Đại Thành đang muốn mua chuộc Hầu Phương Vực nên đồng ý tạo điều kiện, bỏ tiền ra kết hợp Hầu và Lý. Lý Hương Quân tự thẹn vì phải kết bạn với bọn quyền gian, giận dữ chửi bới Mã và Nguyễn. Hầu Phương Vực cũng cự tuyệt, nhất định không nhận sự giúp đỡ của chúng. Sau đó Mã và Nguyễn tìm cách hãm hại Hầu Phương Vực và ép bán Lý Hương Quân cho người khác. Tác phẩm đã biểu hiện thành công sự hủ bại thối nát và mâu thuẫn chồng chất của tiểu triều đình Hoằng Quang cuối đời Minh, phẫn nộ tố cáo tội ác bọn quyền gian, tán dương khí tiết cao cả của hạ tầng thị dân và các chí sĩ quyết chống trả quân Thanh đang tràn xuống phương nam tiêu diệt nhà Minh.

    Mục đích của tác giả là muốn mượn câu chuyện tình phát lộ cảm xúc về sự hưng vong của tổ quốc. Thế nhưng tác giả lại né tránh những mâu thuẫn dân tộc nghiêm trọng cuối Minh đầu Thanh, quy kết sự diệt vong của triều Minh là do các cuộc phản loạn của quân khởi nghĩa. Đối với nghĩa quân Lý Tự Thành, tác giả có thái độ kỳ thị. Trong kịch, Khổng Thượng Nhiệm hết sức ca tụng lòng nghĩa dũng của lớp thị dân hạ tầng như Lý Hương Quân, Liễu Kính Đình, Côn Sinh. Đối với Hầu Phương Vực, có lúc tác giả tán dương vì dám chống lại bọn hoạn quan, trung thực với tình yêu, có lúc phê phán vì tính tình nhu nhược.

    Tác giả còn biểu dương đồng tình với nhóm kháng chiến Sử Khả Pháp, Hoàng Đắc Công, tố cáo tội ác của bọn đầu hàng Lưu Thạch Thanh, Lương Lưu Tá v.v... và tỏ thái độ thù hận bọn hoạn quan Nguyễn Đại Thành, Mã Sĩ Anh. Tác phẩm đã đưa ra nhân vật phản diện điển hình là Nguyễn Đại Thành thâm hiểm đầy mưu mô đen tối.

    Hình tượng nhân vật trong kịch sinh động, rõ từng nét. Kịch có kết cấu nghiêm cẩn, tiền hô hậu ứng, chỉ dùng một đạo cụ là cái quạt Đào Hoa quán xuyến từ đầu đến cuối. Ngôn ngữ của Đào Hoa Phiến cũng đặc sắc, các từ khúc điển nhã.

    Đào Hoa PhiếnTrường Sinh điện* của Hồng Thăng được coi là hai viên ngọc quý trong kịch bản đời Thanh và hai tác giả được xưng tụng là “Nam Hồng Bắc Khổng”.

    Sau khi ra đời, Đào Hoa Phiến được cải biên thành tiểu thuyết, thoại kịch, hí khúc và hiện nay vẫn còn được trình diễn. Đào Hoa Phiến có nhiều ấn bản, đáng kể là 2 bản hiệu chú của Lương Khải Siêu và Vương Quý Tư.

    ...
     
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐẬU NGA OAN


    Bi kịch trứ danh của Quan Hán Khanh*, nhà đại hí kịch đời Nguyên. Tên đầy đủ của vở kịch là “Cảm thiên động địa Đậu Nga oan”. Nguồn gốc đề tài của bi kịch này là câu chuyện “Đông Hải hiểu phụ” được lưu truyền lâu dài trong dân gian. Kịch bản thông qua việc miêu tả cuộc đời ngắn ngủi bi thảm của Đậu Nga để vạch trần tội ác đen tối của giới thống trị xã hội phong kiến đời Nguyên, ca ngợi phẩm chất lương thiện của nhân dân bị áp bức với tinh thần phản kháng bất khuất của họ. Tình tiết kịch Đậu Nga oan sinh động, căng thẳng.

    Đậu Thiên Chương, cha của Đậu Nga là một thư sinh nghèo hèn, không có tiền trả nợ, phải đem con gái gả làm con dâu nhà Thái bà. Không may, chồng chết sớm, Đậu Nga thành giá phụ. Tên côn đồ Trương Lư Như định ép buộc cưỡng bức Đậu Nga, bị nàng chống cự. Y định hạ độc giết Thái bà rồi mới cưỡng hiếp Đậu Nga, không ngờ hạ độc lầm chết chính cha của y. Trương Lư Như nhân cơ hội ấy vu cáo nàng, bọn hôn quan bèn tra tấn cực hình và xử tử hình Đậu Nga. Bi kịch của nàng là do chế độ phong kiến tạo nên, đó không phải chỉ là bi kịch cá nhân mà còn là bi kịch của thời đại và xã hội.

    Tác giả thông qua sự tố cáo phản kháng xã hội bất hợp lý của Đậu Nga, hoàn thành bài học đả kích toàn diện xã hội đen tối đời Nguyên. Tài năng nghệ thuật trác việt của tác giả biểu hiện đặc sắc trong tạo hình nhân vật, sự lương thiện quật cường của Đậu Nga, hành động ngang ngược vô lý của Trương Lư Như, cử chỉ ngu muội của quan lại như hiện lên trên giấy. Đối với sự phát triển tình tiết của kịch, sự sắp đặt đột xuất, tác giả đều có dụng công độc đáo, hấp dẫn người đọc.

    Quan Hán Khanh là một tác gia viết kịch hiện thực lớn, là người đặt nền móng cho hí khúc Trung Quốc. Đời ông sáng tác hơn 60 vở tạp kịch, không những cổ vũ nhân dân đấu tranh chống áp bức mà còn tạo ảnh hưởng cực lớn với sáng tác hí kịch đời sau.

    ...
     
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HÀN PHI TỬ


    Tác phẩm tản văn lý luận do Hàn Phi* biên soạn vào cuối đời Chiến quốc, cũng là tác phẩm đại biểu của tản văn tiên Tần. Tác giả kế thừa các chủ trương “Pháp” của Thương Ưởng, "Thuật” (phương pháp chế ngự tôi thần) của Thân Bất Hại và “Thế” (quyền lực thống trị) của Thận Đáo, rồi đề xuất lấy Pháp làm trung tâm. Pháp, Thuật, Thế cùng kết hợp làm phương pháp thống trị, đặt cơ sở vững vàng cho quyền thống trị phong kiến trung ương tập quyền, được công nhận là người tập đại thành của Pháp gia.

    Sách vốn có tên là “Hàn Tử”, đến đời Đường để phân biệt với Hàn Dũ* nên sửa tên như trên. Phần Nghệ văn chí của sách Hán thư chép sách này tổng cộng có 55 thiên, phù hợp với bản hiện nay. Đại bộ phận thiên chương trong sách có thể tin là do Hàn Phi viết, chỉ có một số thiên như “Sơ kiến Tần”, “Giải Lão” là nghi ngờ do người đời sau ghép vào.

    Các thiên đặc biệt quan trọng là “Cô phẫn”, “Nạn thế”, “Vấn biện”, “Định pháp”, “Ngũ đố” và “Hiển học” đưa ra chủ trương pháp trị ứng dụng Pháp, Thuật, Thế. Sách bảo tồn nhiều tư liệu quý giá về lịch sử cổ đại có liên quan tư tưởng Hàn Phi, có giá trị sử liệu quan trọng, văn chương nghiêm mật tinh tế, ngôn ngữ sắc bén lưu lợi, rất giỏi phân tích biện biệt sự lý, tính luận lý rất ca cao, lại giàu màu sắc văn vẻ, có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển tản văn đời sau.

    Các bản chú thích của sách rất nhiều, thông hành nhất là bản “Hàn Phi tử tập giải” của Vương Tiêu Thuận đời Thanh. Hàn Phi tử đã có bản dịch ra chữ Việt.

    ...
     
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HÁN CUNG THU


    Tác phẩm tạp kịch trứ danh của Mã Trí Viễn* đời Nguyên, tên đầy đủ là “Phá u mộng cô nhạn Hán cung thu”, tác phẩm tiêu biểu của Mã Trí Viễn miêu tả câu chuyện Vương Chiêu Quân đời Hán phải gả cho rợ Hồ để hoà thân. So với tác phẩm cùng một đề tài lịch sử, Hán cung thu có phần phát triển và biến hoá khá hơn. Thứ nhất, là so sánh lực lượng hai nước hoà thân, một bên yếu một bên mạnh, dưới sự uy hiếp của Hung Nô, Vương Chiêu Quân bị bắt buộc đưa ra quan ải hoà thân; thứ hai, là miêu tả họa sĩ Mao Diện Thọ thành một đại phu nắm quyền, tăng thêm tình tiết âm mưu dâng bản đồ bán nước của hắn; thứ ba, là hư cấu thêm tình tiết Vương Chiêu Quân đi tới biên giới giữa đất Hán và Hung Nô bèn nhảy xuống sông tự trầm.

    Tác giả thông qua cái chết của Chiêu Quân để phúng thích triều đình Hán, khiển trách Mao Diên Thọ bất tài và văn võ bá quan triều đình hủ bại, chính bọn chúng đã tạo thành bị kịch của Vương Chiêu Quân với tinh thần yêu nước của nàng. Tuy Hán cung thu cũng có ít nhiều tình tiết không phù hợp với sự thật lịch sử, nhưng ở trong hoàn cảnh mâu thuẫn dân tộc lên đến cực điểm ở đời Nguyên, tác phẩm có ý nghĩa tích cực kích thích lòng yêu nước của quảng đại dân chúng.

    Về nghệ thuật, Hán cung thu có thành tựu rất cao, ngoài tình tiết cảm động, kết cấu nghiêm cẩn, hình tượng nhân vật xây dựng thành công (như Hán Nguyên đế, Vương Chiêu Quân v.v...), những bài khúc trong kịch bản dung hợp được tả cảnh với nội tâm nhân vật, lời nói của các ca khúc ấy cũng hết sức ưu mỹ.

    Hán cung thu đã được ấn hành nhiều lần và được tuyển chọn vào nhiều tuyến tập kịch bản qua các triều đại.

    ...
     
    deathshine and Wanderman like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HÁN THƯ


    Bộ sử triều đại (Đoạn đại sử: sử chép riêng một triều đại) chép theo thể kỷ truyện đầu tiên do sử học gia nổi tiếng Ban Cố* đời Đông Hán biên soạn. Cũng được gọi là “Tiền Hán thư”. Sách chép lịch sử từ năm 206 T.C.N (Hán Cao tổ nguyên niên) đến năm 23 sau Công nguyên (niên hiệu Địa Hoàng thứ 4 đời Vương Mãng), suốt triều Tây Hán dài 230 năm.

    Quy cách biên soạn về cơ bản giống như Sử ký*, chỉ đổi thiên “Bản kỷ” thành “Kỷ”, đổi thiên “Thư” thành “Chí”, bỏ thiên “Thế gia” gom vào thành “Liệt truyện”. Ngoài ra, thiên “Biểu” cũng giống như Sử ký.

    Toàn thư có 12 thiên Kỷ, 8 thiên Biểu, 10 thiên Chí, 70 thiên Liệt truyện, tổng cộng 100 thiên gồm 120 quyển. Sự tích từ trung diệp đời Võ đế trở về trước trong sách này phần lớn dựa vào Sử ký*, nhưng truyện mục, sự thực, văn chương cũng có tăng thêm nhiều. Các bộ phận “Biểu”, “Chí” nhiều phần sáng tạo, tăng thêm phần “Bách quan công khanh biểu” chép quan chế đời Tần, Hán; tăng thêm phần “Cổ kim nhân biểu”, đưa ra biểu đồ nhân vật từ đời Hán về trước; sáng tạo thêm 4 ChíHình pháp, Ngũ hành, Địa lý, Nghệ văn, tạo nét mới chưa ai có và trở thành chuẩn mực viết chính sử đời sau.

    Các ghi chép về tình huống chính trị, kinh tế, khoa học văn hoá, địa lý thay đổi và dân tộc ít người đời Tây Hán tường tận hơn nhiều so với Sử ký* và có giá trị sử liệu rất quan trọng.

    Sách mở đầu cho quy cách biên soạn đoạn đại sử theo thể kỷ truyện lại càng sản sinh ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau. Ngoài ra, với kết cấu nghiêm cẩn, ngôn ngữ giản dị, ý tứ xác đáng, trong văn học sử, sách cũng chiếm địa vị rất cao. Văn cú của sách thâm trầm nên các bản chú giải trải qua lịch đại rất nhiều, trong ấy có bản chú giải của Nhan Sư Cổ đời Đường được coi là quan trọng.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/24
    Wanderman thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HẬU HÁN THƯ


    Bộ "đoạn đại sử” do Phạm Việp* đời Tống Nam triều biên soạn theo thể kỷ truyện, ghi chép lịch sử đời Đông Hán. Bản thông hành hiện nay có 120 quyển.

    Các phần “Bản kỷ”,“Liệt truyện” do Phạm Việp soạn, đến phần “Chí”chưa kịp hoàn thành, Phạm bị giết. Đời Lương Nam triều, Lưu Chiêu lấy 8 thiên Chí trong sách “Tục Hán thư”của Tư Mã Bưu đời Tấn in chung vào sách này.

    Về quy cách, sách sáng lập mới các loại truyện về “Đảng cổ”, “Hoạn giả”, “Văn uyển", “Độc hành”, “Phương thuật”, “Dật dân”và “Liệt nữ”.

    Sách này nổi tiếng về văn chương, phong cách đi gần đến thể biền ngẫu. Sách ghi chép một số lớn Tản văn, Từ phú, Thi ca đời Đông Hán, được các học giả khen là có tính chất tổng hợp văn chương một thời đại.

    Hậu Hán Thư có bản hiệu đính mới của Trung Hoa thư cục, các bản chú giải gần đây cũng đáng để tham khảo.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HIẾU KINH


    Bộ sách tuyên dương đạo hiếu và tư tưởng cai trị bằng đạo hiếu, là một trong những kinh điển Nho gia.

    Tác giả của sách này có nhiều thuyết khác nhau, trong đó thuyết cho rằng là tác phẩm của các hậu học của Khổng Tử là có phần hợp lý. Theo các học giả khảo chứng, Hiếu Kinh đã hoàn thành từ thế kỷ thứ 3 T.C.N. Sách có hai loại cổ vănkim văn, bản kim văn được Trịnh Huyền chú giải chia ra 18 chương; bản cổ văn được Khổng An Quốc chú giải, chia ra 22 chương. Bản sau đến đời Lương đã mất, bản hiện nay là ngụy tác thuộc đời Tùy.

    Niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 đời Đường, vua Đường Huyền tông ra lệnh cho các nhà Nho giám định lại hai bản cổ và kim, tập hợp lời chú thích của sáu nhà Nho là Vi Chiêu, Vương Túc, Ngu Phiên, Lưu Thiện, Lưu Huyễn, Lục Trừng rồi khắc vào đá dựng ở nhà Thái học. Bản của họ Trịnh và bản giả của họ Khổng từ đó không thông dụng nữa.

    Thời Càn Long nhà Thanh, có Bão Đình Bác mang về từ Nhật Bản một bản chú giải của Khổng An Quốc và cho ấn hành. Đầu niên hiệu Gia Tĩnh lại có bản Hiếu kinh do Trịnh Huyền chú giải ấn hành trong bộ “Quần thư trị yếu" của Ngụy Trưng từ Nhật đưa vào Trung Quốc.

    Thực ra, văn chương Hiếu kinh khá thấp kém hời hợt, chỉ vì sách xuất phát từ quan điểm bảo vệ phong kiến, luận thuật đạo hiếu theo quan điểm phong kiến, tuyên truyền cho tư tưởng luân lý tông pháp nên được giới thống trị trong lịch sử đề cao, sau lại được Lý học gia đời Nam Tống là Chu Hi cổ xúy nên địa vị của sách càng tăng cao. Bản thông hành hiện nay là bản in trong “Thập tam kinh chú sớ”.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HOÀI NAM TỬ


    Tác phẩm tạp gia do Hoài Nam Tử Lưu An (cháu của Hán Cao tổ Lưu Bang) và các môn khách cùng biên soạn vào đời Tây Hán. Sách vốn có tên “Hoài Nam Hồng Liệt”, từ sau khi Lưu Hướng hiệu đính gọi là "Hoài Nam". Phần Kinh tịch chí sách Tùy thư đầu tiên ghi tên sách là “Hoài Nam Tử”. Phần Nghệ văn chí của sách Hán thư ghi sách có Nội thiên 21 thiên, Ngoại thiên 33 thiên. Nội thiên luận về Đạo và hiện nay chỉ còn lưu hành phần Nội thiên này.

    Nội dung chủ yếu của sách là tư tưởng Đạo gia, coi Thiên đạo tự nhiên của Đạo gia* là trung tâm nhưng cũng có thu thái học thuyết các nhà khác như Nho gia*, Pháp gia*, Âm Dương gia* và đề xuất học thuyết Đạo, Khí và học thuyết vũ trụ sinh thành, có khuynh hướng "dùng Đạo truất Nho”, đối kháng hẳn với khuynh hướng “độc tôn Nho thuật” của Hán Võ đế.

    Sách này bảo tồn rất nhiều tư liệu nguyên thủy trước đời Tần, trong ấy phần tư liệu về khoa học tự nhiên rất đáng quý.

    Hoài Nam Tử được chú giải rất nhiều, hiện có bản “Hoài Nam Hồng Liêt tập thích” của Lưu Văn Điển là đáng đọc nhất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    Wanderman thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này