1. Click vào đây để xem chi tiết

Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    UẾ MẠCH


    Một dân tộc ở đông bắc cổ đại, cũng gọi là Lạc, hoặc gọi tắt là Mạch.

    Từ đời Tần Hán vốn tụ cư ở vùng Cát Lâm, Hắc Long giang. Một bộ phận chuyển về hướng đông nam, phân bố ở sông Áp Lục, lưu vực sông Đồ Môn và duyên hải đông bắc bán đảo Triều Tiên, tự xưng là Cao Cú Lệ, Uế, Tiểu Thủy Mạch.

    Trong hệ thống các tộc Mạch, mạnh nhất là hai tộc Phù DưCao Cú Lệ.

    Người Mạch chủ yếu sống bằng canh nông và săn bắn. Thời Tần Hán, giai cấp phân hóa khá rõ ràng, giỏi bộ chiến, bắn cung, khéo nuôi ngựa, biết nuôi tằm, trồng đay, dệt vải. Ngôn ngữ phong tục đại thể giống Cao Cú Lệ.

    Cao Cú Lệ thường tổ chức lễ tế trời vào tháng 10, tế lễ uống rượu ca múa suốt đêm ngày và sùng bái thần hổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    hiep1996, deathshine and teacher.anh like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    CAO CÚ LỆ


    Một dân tộc ở đông bắc cổ đại, thuộc hệ thống tộc Uế Mạch.

    Cuối đời Tây hán dựng nước tại huyện thành Tập An tỉnh Cát Lâm ngày nay. Sau khi dựng nước, Cao Cú Lệ thuộc quận Huyền Thố đời Hán. Đầu thế kỷ thứ 2 T.C.N, Cao Cú Lệ cường thịnh, nhiều lần đem quân quấy nhiễu hai quận Liêu Đông, Huyền Thố của Hán. Năm 160, Hán Linh đế sai Cảnh Qùy, Thái thú Huyền Thố đi đánh Cao Cú Lệ, quốc vương là Bá Cố đầu hàng, đất đai của họ bị quản hạt thuộc quận Liêu Đông.

    Thời Nam Bắc triều, mỗi năm vua Cao Cú Lệ đều triều cống Bắc Ngụy. Năm 427 (Nam triều Tống, niên hiệu Nguyên Gia thứ 4), họ dời đô về Bình Nhưỡng, dời trung tâm chính trị đến bán đảo Triều Tiên, trở thành một trong 3 nước Triều Tiên lúc ấy. Năm 560 (Nam triều Hậu Lương niên hiệu Đại Định thứ 6), họ tự xưng là Cao Ly, đây chính là vương triều Cao Ly ở bán đảo Triều Tiên.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/24
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TÂY NAM DI


    Tên gọi chung một số dân tộc phân bố tại nam bộ Cam Túc, tây bộ Tứ Xuyên và vùng Vân Nam, Quý châu dưới thời Hán.

    Bộ tộc Tây Nam Di đông đúc, trong ấy lớn nhất là các tộc: Dạ Lang (nay ở vùng Quý châu, Phúc Kiến, Vân Nam), Điền (nay ở vùng trung bộ tỉnh Vân Nam), Cung Đô (nay ở tỉnh Tứ Xuyên), Côn Minh (nay ở Đại Lý châu, Vân Nam), Bạch Mã (nay ở nam bộ Cam Túc và vùng Tứ Xuyên).

    Nhân vì ở về phía ngoài tây nam đất Ba Thục nên bị gọi là Tây Nam Di.

    Các bộ tộc Tây Nam Di phát triển rất ngang bằng nhau. Các bộ tộc Dạ Lang, Điền, Cung Đô sống định cư, chủ yếu làm nông, tộc Côn Minh sống du mục, các bộ tộc khác hoặc làm nông hoặc chăn nuôi. Có tộc đã tiến vào xã hội có giai cấp, có tộc vẫn còn là giai đoạn xã hội nguyên thủy liên minh bộ tộc.

    Về nguồn gốc dân tộc có quan hệ với các tộc Chi, Khương, Bộc, Việt.

    ...
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐIỀN


    Một dân tộc ở tây nam cổ đại, là một chi nhánh của Tây Nam Di.

    Từ thời Chiến quốc đến đời Hán, phân bố tại vùng gần Điền Trì tỉnh Vân Nam ngày nay, trung tâm là huyện Tấn Ninh ngày nay. Là cư dân nông nghiệp bản địa có quan hệ mật thiết với hệ thống các tộc Bộc, Việt, có tập quán xâm mình, búi tóc, sử dụng trống đồng, ở trên nhà sàn.

    Năm 109 T.C.N (Tây Hán, Nguyên Phong thứ 2), triều Hán từng đặt quận Ích châu ở vùng đất này.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    AI LAO DI


    Một dân tộc ở tây nam cổ đại, là một chi nhánh của Tây Nam Di. Đời Hán sống phân bố trong núi Ai Lao, Điền Tây, vì thủ lãnh tên gọi Ai Lao nên cũng là tên dân tộc.

    Thời Hán Vũ đế đặt hai huyện Tây Đường (nay ở phía nam Vân Long, Vân Nam) và Bất Vi (nay là làng Kim Kê, Bảo Sơn) thuộc quận Ích châu. Thời Đông Hán, họ đã tiến vào xã hội có giai cấp. Năm 51 (Kiến Võ thứ 27, Hán), vua Ai Lao đem dân phụ thuộc vào triều Hán và được phong làm Quân trưởng. Năm 69, đặt 2 huyện Ai Lao (nay là Bảo Sơn, Vân Nam) và Bác Nam (nay là Vĩnh Bình, Vân Nam) thuộc quận Vĩnh Xuyên.

    Vua Ai Lao quản hạt khu nhiều dân tộc tạp cư, đại để là tổ tiên các tộc Tạng, Di, Tráng, Thái, Ngõa v.v... Khu vực Ai Lao về kinh tế tương đối phát đạt, sản vật phong phú, có đồng, sắt, chì, thiếc, khóang sản, thủy tinh, lưu ly, hổ phách v.v... Động vật có các loại thú như công, tê, voi, tinh tinh v.v... Ngoài việc nông nghiệp phát đạt, dân Ai Lao còn giỏi dệt vải. Tập quán phong tục là xâm mình, xỏ mũi, căng tai, trùm khăn.

    ...
     
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TIÊN TI


    Một dân tộc ở đông bắc cổ đại, là một trong hệ thống của tộc Đông Hồ.

    Đầu đời Hán, Đông Hồ bị Thiền Vu Mạo Đốn của Hung Nô đánh bại, một bộ phận rút về núi Tiên Ti (nay thuộc Nội Mông) nên lấy tên ấy gọi tộc mình, sống du mục khắp vùng bắc, phía nam giáp với tộc Ô Hoàn và đã từng bị tộc Hung Nô thống trị. Năm 54 (Đông Hán, Kiến Vũ thứ 30), vua Tiên Ti đem dân về quy phục triều Hán, được thụ phong. Năm 85 (Đông Hán, năm Nguyên Hòa thứ 2), họ vào chiếm đất đai cũ của Bắc Hung Nô.

    Khi Hán Hoàn đế tại vị (từ 147-167), thủ lãnh Tiên Ti là Đàn Thạch Hoè lập triều đình ở Cao Liễu (nay là Dương Cao, Sơn Tây), đánh phá quấy nhiễu biên giới Hán và kiến lập liên minh bộ lạc với các tộc khác chia ra 3 bộ đông, trung, tây, đặt người thống lãnh. Đàn Thạch Hoè trọng dụng người Hán, xác định pháp luật, du nhập đồ sắt từ người Hán, thúc đẩy phát triển của xã hội Tiên Ti.

    Năm 181 (Đông Hán, năm Quang Hoà thứ 4) Đàn Thạch Hoè chết, liên minh cũng tan rã. Thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, các chi họ Mộ Dung, Ngật Truật, Thác Bạt, Ngốc Phát, Vũ Văn của tộc Tiên Ti lần lượt hưng khởi, trước sau kiến lập các chính quyền Tiền Yên, Tây Tần, Nam Lương, Bắc Ngụy, Bắc Chu. Trong đó, bộ tộc Thác Bạt kiến lập chính quyền Bắc Ngụy từng thống nhất suốt vùng phương bắc.

    Số người Tiên Ti di cư vào nội địa dần dần dung hợp với tộc Hán và các dân tộc khác, chủ yếu làm nghề chăn nuôi, săn bắn, thuần dưỡng ngựa hoang, dê núi và trâu rừng, dùng sừng trâu rừng chế tạo loại cung khá nổi tiếng. Các loại da dê, da con điêu của họ mềm mại đáng quý, nổi tiếng là “áo cầu quý trong thiên hạ”. Nông nghiệp của họ cũng có ít nhiều phát triển.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    Ô HOÀN


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại, là một trong hệ thống tộc Đông Hồ, cũng viết là Ô Hoàn.

    Đầu đời Hán, Đông Hồ bị Mạo Đốn, Thiền Vu Hung Nô đánh bại, một bộ phận dân chúng rút về núi Ô Hoàn (nay thuộc Nội Mông) nên lấy tên ấy gọi tộc mình, phía bắc giáp Tiên Ti.

    Dân tộc Ô Hoàn sống bằng nghề chăn nuôi du mục, sinh hoạt trong mạt kỳ xã hội nguyên thủy, mẫu quyền được tôn trọng. Thủ lãnh Ba Lạc tự xưng là Tiểu Soái, thủ lãnh bộ lạc tự xưng là Đại Nhân, dùng tên của Đại nhân làm họ, không có chữ viết, ghi chép bằng cách khắc lên gỗ, nông nghiệp cũng có ít nhiều phát triển.

    Đầu tiên Ô Hoàn phụ thuộc vào Hung Nô, mỗi năm dâng cống trâu, ngựa, dê và da thú vật. Năm 119 T.C.N (Hán Vũ đế Nguyên Thú thứ 4), quân Hán đánh bại Hung Nô, chuyển dân Ô Hoàn vào trong cửa quan, đặt ra chức Ô Hoàn hiệu úy để quản hạt.

    Sau đó, Ô Hoàn lúc phụ thuộc lúc phản lại Hung Nô. Năm 46 (Đông Hán, Kiến Vũ thứ 22), Ô Hoàn thừa cơ Hung Nô có nội loạn thóat hẳn ra khỏi sự thống trị.

    Năm 190 (Hán, Kiến An thứ 12), thủ lãnh Ô Hoàn ở Liêu Tây hưng khởi, thống nhất các tộc Ô Hoàn các nơi, lập thành liên minh, thế lực dần dần mạnh lên, gia nhập vào các cuộc chiến tranh cát cứ của giới phong kiến Trung Nguyên.

    Năm 207, Tào Tháo đuổi Ô Hoàn đến Liễu Thành (nay thuộc Liêu Ninh), chém thủ lãnh Lạp Đốn, quân đầu hàng hơn 20 vạn bị dời vào nội địa, sau đó dần dần dung hợp với tộc Hán.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NHU NHIÊN


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại, vốn thuộc tộc Đông Hồ.

    Giữa thế kỷ thứ 4, sống tại cao nguyên Ngạc Nhĩ Hồn, Mông Cổ ngày nay, cũng là một nhánh của tộc Tiền Ti họ Thác Bạt. Sau khi Thác Bạt Khuê dời xuống Bình Thành (nay là Đại Đồng, Sơn Tây), tộc Nhu Nhiên mở rộng đến tận vùng Âm Sơn. Cuối thế kỷ thứ 4, Nhu Nhiên bị Bắc Ngụy tấn công, thủ lãnh Xã Luân phải bỏ chạy khỏi Mạc nam, đem bộ chúng chuyển về Mạc bắc, chinh phục các bộ tộc Sắc Lặc, kết hợp thành liên minh. Năm 402 (Bắc Ngụy, Thiên Hưng thứ 5), Xã Luân tự xưng là Khâu Đậu đi đánh Khả Hãn, sáng lập ra biên chế quân sự, cử 1000 người gọi là một “quân”, dựng nên chính quyền nô lệ rộng lớn. Phạm vi khống chế, phía đông tới Liêu Đông, tây đến Tân Cương, bắc quá sa mạc Hãn Hải, nam đến Đại Quý, uy phong chấn động cả đại lục Âu Á.

    Từ đó vì đánh nhau lâu dài với Bắc Ngụy nên dần dần suy sụp, giữa thế kỷ thứ 6 bị Đột Quyết tiêu diệt.

    Người Nhu Nhiên chủ yếu sống bằng du mục, dựng nhà bằng lều bạt, không có thành quách và luôn luôn thay đổi chỗ ở. Cũng có bộ phận làm nông và săn bắn, thủ công nghiệp có nghề luyện sắt và đóng xe. Trao đổi buôn bán nông sản và đồ thủ công với Bắc Ngụy, trao đổi kinh tế cả với Nam triều và Trung Á. Ngôn ngữ thuộc ngữ hệ A Nhĩ Thái, không có chữ viết, khắc gỗ để ghi nhớ. Tín ngưỡng Phật giáo, thịnh hành bói toán, vu thuật. Lưu hành phong tục con lấy vợ lẽ của cha sau khi cha chết và em lấy vợ của anh sau khi anh chết.

    ...
     
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGUYỆT THỊ


    Một dân tộc ở tây bắc cổ đại, cũng gọi là Nguyệt Chi.

    Từ đời Chu Tần đến đầu đời Hán sống du mục giữa vùng Đôn Hoàng, Kỳ Liên, vào khoảng tây Lan châu tỉnh Cam Túc đến vùng Đôn Hoàng ngày nay.

    Liên quan đến nguồn gốc tộc Nguyệt Thị có nhiều thuyết không thống nhất. Sách Ngụy Lược nói họ là tộc Khương; sách Cựu Đường thư nói họ là tộc Nhung, có người lại cho rằng họ thuộc tộc Đột Quyết v.v... Từ đời Tần đến đời Hán, thế lực Nguyệt Thị hùng mạnh lên, vua Hung Nô từng đưa con trai mình qua làm con tin, Ô Tôn cũng bị họ đánh tan vỡ,

    Thời Thiền Vu Mạo Đốn, Hung Nô bắt đầu hùng mạnh, vào khoảng năm 175 T.C.N (Tây Hán Văn đế, niên hiệu Tiền Nguyên thứ 5), Hán đánh bại Nguyệt Thị, buộc họ phải chạy về tây đến lưu vực sông Y Lê. Bộ phận chạy về hướng tây này sử gọi là Đại Nguyệt Thị. Khoảng năm 161 T.C.N (Văn đế niên hiệu Hậu Nguyên thứ 3), họ lại bị tộc Ô Tôn đánh úp phải chạy về lưu vực sông Ô Hử, chinh phục Đại Hạ.

    Người Nguyệt Thị ở các lưu vực nói trên chủ yếu sống du mục, sau khi xuống nam chinh phục Đại Hạ, phần lớn dần dần định cư theo nghề nông, có hệ thống thủy lợi và dẫn thủy nhập điền tương đối phát đạt. Thương nghiệp và thành thị của người Nguyệt Thị rất phồn vinh, đặc biệt là con đường tơ lụa thường đi qua đất đai Nguyệt Thị, trở thành con đường giao thông kinh tế quan trọng giữa Âu châu và Á châu.

    Thế kỷ thứ 5, Nguyệt Thị bị tộc Thát Đát diệt vong. Bộ phận người Nguyệt Thị nguyên ở Hà Tây không di cư về phía tây, tiến vào Kỳ Liên sơn ở chung hỗn tạp với người Khương, tự gọi là Tiểu Nguyệt Thị. Năm 121 T.C.N (Nguyên Thú thứ 2), tướng Hoắc Khứ Bệnh thu phục vùng Hà Tây rồi, họ quy thuận Hán và dung hợp vào các dân tộc khác.

    ...
     
    deathshine, teacher.anh and Wanderman like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐỘT QUYẾT


    Một dân tộc ở bắc và tây bắc cổ đại.

    Thế kỷ thứ 6, sống du mục ở vùng Kim Sơn (nay là núi A Nhĩ Thái), vật tổ thờ là chó sói, búi tóc, gài vạt áo trái, làm nghề chăn nuôi và săn bắn, phụ thuộc vào tộc Nhu Nhiên, thủ lãnh họ là A Sử Na. Năm 546 (Tây Ngụy, niên hiệu Đại Thống thứ 12), dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh hàng phục được hơn 5 vạn người, thế lực ngày càng mạnh. Năm 552 (Tây Ngụy, Phế đế nguyên niên), lại tiêu diệt tộc Nhu Nhiên phía đông, tự xưng là Y Lợi Khả Hãn, kiến lập Đột Quyết Hãn quốc.

    Thời đất đai mở rộng nhất, phía đông tới Liêu thủy, phía tây đến Lý Hải, bắc đến hồ Bối Gia Nhĩ, nam tới A Mẫu hà. Địa vị Khả Hãn cao nhất, quyền lực nhiều nhất, Khả Hãn đều có xuất xứ từ họ A Sử Na.

    Năm 582 (Tùy, niên hiệu Khai Hoàng thứ 2), Đột Quyết phân liệt chia ra làm Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết.

    ...
     
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    Ô TÔN


    Một dân tộc ở tây bắc cổ đại. Đầu thế kỷ thứ 2 T.C.N, Ô Tôn và Nguyệt Thị sống du mục ở vùng nay là Đôn Hoàng, Cam Túc, Kỳ Liên, phía bắc tiếp cận Hung Nô.

    Đầu đời Tây Hán, cha của vua Ô Tôn (tên Côn Mạc) bị Nguyệt Thị giết chết. Không lâu, Nguyệt Thị bị Hung Nô đánh bại phải chạy về lưu vực sông Y Lê. Vua Ô Tôn mượn thế quân Hung Nô đuổi đánh người Nguyệt Thị ở đấy, chiếm cứ đất đai, tự lập thành nước.

    Thời Tây Hán, nhân khẩu ở Ô Tôn đạt tới 63 vạn. Năm 119 T.C.N (Hán Võ đế, niên hiệu Nguyên Thú thứ 4), Trương Khiên đi sứ Ô Tôn. Võ đế trước sau gả 2 công chúa cho vua Ô Tôn. Từ năm 72 đến năm 71 T.C.N (Hán Bản Thủy thứ 2 đến thứ 3), Hán và Ô Tôn cùng đem quân 20 vạn đại phá Hung Nô. Thời Bắc Ngụy, Ô Tôn bị Nhu Nhiên xâm lược phải dời vào Thông Lĩnh sơn.

    Năm 938 (Liêu, niên hiệu Hội Đồng nguyên niên), Ô Tôn sai sứ vào cống nạp, sau bị đồng hóa với các bộ lạc lân cận.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/24
    deathshine and teacher.anh like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THIẾT LẶC


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại, cũng gọi là Sắc Lặc, Cao Xa.

    Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều sống tại vùng hồ Bối Gia Nhĩ. Các bộ lạc sớm nhất là các họ Địch, Viên Ngật, Hộc Luật,... Giữa thế kỷ thứ 5, Bắc Ngụy Thái Vũ đế cho chuyển vài chục vạn dân Thiết Lặc đến vùng mạc nam, dần dần dạy họ biết cày bừa. Giữa thế kỷ thứ 6, sau khi Đột Quyết hưng khởi ở núi A Nhĩ Thái, chia ra hai phần Đông và Tây Đột Quyết. Trong số hơn 10 bộ lạc Thiết Lặc như Hồi Hột, Tiết Diên Đà,... thì thế lực của Tiết Diên Đà mạnh nhất.

    Năm 646 (Đường, Trịnh Quán thứ 20), Tiết Diên Đà quay trở lại vùng mạc bắc bị liên quân Hồi Hột và triều Đường tiêu diệt. Triều Đường buộc Tiết Diên Đà sát nhập vào Hồi Hột rồi đặt ra Hãn Hải đô đốc phủ quản hạt thuộc nội đạo. Cuối đời Đường, chính quyền của Hồi Hột ở mạn bắc tan rã, thế lực của Thiết Lặc suy yếu theo.

    Tộc Thiết Lặc chủ yếu làm nghề du mục và săn bắn, nổi tiếng đóng xe. Ngôn ngữ thuộc ngữ hệ A Nhĩ Thái tộc Đột Quyết, không có chữ viết. Bài dân ca “Sắc Lặc ca” của họ lưu truyền qua nhiều thời đại, rất có tiếng tăm. Về hôn nhân họ vẫn còn giữ tàn dư của xã hội thị tộc theo mẫu hệ.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    YẾT


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại, cũng gọi là Yết Hồ, nguồn gốc vốn là Tiểu Nguyệt Thị, từng phụ thuộc vào Hung Nô, bị gọi là “một chủng loại khác của Hung Nô” (Hung Nô biệt chủng).

    Thời Ngụy Tấn chủ yếu phân bố tại Vũ Hương quận Thượng Đảng (nay là vùng phụ cận Sơn Tây), cứ trú lẫn lộn với người Hán. Sau khi vào nội địa, người Yết vẫn giữ tổ chức bộ lạc, có các thủ lĩnh lớn nhỏ, chủ yếu làm nông, đời sống nghèo nàn khó khăn, có người làm công cho địa chủ người Hán, có người đi xa buôn bán.

    Họ vốn tín ngưỡng “Hồ thiên”, sau này tin tưởng Phật giáo, người chết được hỏa táng.

    Năm 319 (Đông Tấn, Nguyên đế, niên hiệu Đại Hưng thứ 2), người Yết là Thạch Lặc kiến lập nước Triệu, sử gọi là Hậu Triệu, là một trong “16 nước” (Thập lục quốc). Họ mô phỏng pháp quy của vương triều Ngụy Tấn để kiến lập các loại chế độ chính trị, lập trường học, đề xướng Kinh học, kiểm tra hộ khẩu, dạy nghề nông tang, có tác dụng nhất định với sự an định xã hội.

    Năm 333 (Tấn, niên hiệu Hàm Hoà thứ 8), Thạch Lặc chết, cháu là Thạch Hổ chiếm đoạt chính quyền, thi hành chính sách bạo ngược đẩy dân vào chỗ chết. Năm 349 (Tấn, niên hiệu Vĩnh Hoà thứ 5), bị Nhiễm Mẫn tiêu diệt. Cuối cùng người Yết bị đồng hóa với tộc Hán.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    KIÊN CÔN


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại.

    Thời Tần Hán, Hung Nô từng thống trị tộc Kiên Côn. Khi tộc Tiên Ti cường thịnh cũng đã từng thống trị Kiên Côn. Giữa khoảng Hán Chiêu đế và Tuyên đế (khoảng năm 70 thế kỷ 1 T.C.N), họ di trú ở vùng thượng du sông Diệp Ni Tái, theo nghề chăn nuôi, cả nghề nông và săn bắn, có chữ viết (nay gọi là chữ Diệp Ni Tái). Thời Tam quốc, nhân tộc Hung Nô chuyển về phía tây, họ dần dần cường mạnh. Cuối đời Bắc Ngụy họ phân bố ở khoảng vùng Phụ thủy (nay là vùng nhánh thượng du sông Diệp Ni Tái), Kiếm Thủy (còn có tên là Kiếm hà, nay là thượng du sông Diệp Ni Tái), chịu sự thống trị của Đột Quyết Hãn quốc.

    ...
     
    deathshine and teacher.anh like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    KHIẾT ĐAN


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại, cùng với tộc Hồ là một chi phái bộ tộc họ Vũ Văn của tộc Tiên Ti.

    Năm 388 (Tấn, niên hiệu Thái Nguyên thứ 13), bị quân Ngụy đánh bại nên chuyển dời cư trú tới Hoàng thủy (thuộc vùng Liêu Ninh), theo nghề du mục. Từ năm 440 đến 451 triều cống cho Ngụy. Thời Bắc triều, Khiết Đan chia làm 8 bộ lạc, thời Tùy Đường chia làm 10 bộ lạc. Lúc ấy ở thảo nguyên phương bắc, tộc Đột Quyết xưng hùng, tù trưởng Khiết Đan lúc thần phục triều Đường lúc thần phục Đột Quyết.

    Cuối đời Đường, thủ lĩnh Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ thống nhất các bộ tộc, ngày càng hùng mạnh. Năm 907 (Đường, niên hiệu Thiên Hựu thứ 4), Da Luật A Bảo Cơ lên ngôi Khả Hãn, năm 916 lên ngôi đế, quốc hiệu là Khiết Đan. Năm 947 đổi quốc hiệu là Liêu và luôn luôn xâm lược quấy nhiễu phương nam, cướp người và của, lợi dụng tù binh bắt làm nông và thủ công nghiệp. Điều ấy chẳng những làm cho của cải của quý tộc Khiết Đan ngày càng giàu có mà còn làm phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp.

    Do vì đất đai phần đông là người Hán, họ ở lẫn lộn với tộc Khiết Đan nên hấp thu tri thức văn hóa và kỹ thuật sản xuất của lẫn nhau nên phát lộ một diện mục mới cho sự dung hợp văn hóa, kinh tế.

    Năm 1125 (Tống, niên hiệu Tuyên Hoà thứ 7), người Nữ Chân kiến lập triều Kim, Kim diệt Liêu, đa số người Khiết Đan quy phục Kim rồi sau đó phần lớn đồng hóa vào người Hán và Mông Cổ.

    Người Khiết Đan tôn thờ đạo Tát Mãn, kính thờ Thiên thần, hậu kỳ Phật giáo hưng thịnh xuất hiện rất nhiều cao tăng. Họ tương đối giỏi khoa học kỹ thuật, nền y học cũng có cống hiến cao.

    ...
     
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HỀ


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại. Thời Nam Bắc triều tự xưng là Khố Mạc Hồ, Tùy Đường gọi tắt là Hề. Cùng với Khiết Đan có nguồn gốc là một chi phái bộ tộc Vũ Văn của Tiên Ti.

    Từ thời Bắc Ngụy, cư trú chung quanh Nhiêu Lạc thủy (nay là lưu vực Lạp Mộc Luân), phía đông giáp Khiết Đan, tây giáp Đột Quyết, chủ yếu là làm nghề du mục và săn bắn, có biết chút ít nông nghiệp. Họ ở lều bạt, quây vòng xe lại làm doanh trại. Họ thần thuộc Đột Quyết.

    Hề có 5 bộ tộc, mỗi bộ tộc có thủ lãnh riêng gọi là “Sĩ Cân”. Bộ tộc A Hội mạnh nhất, các bộ tộc khác đều nghe chỉ huy. Thời Nam Bắc triều, buôn bán và triều cống với Bắc triều. Từ năm 605 đến 618 (khoảng niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy), mỗi năm sai sứ đến cống nạp sản vật địa phương cho Tùy. Năm 629 (Đường, niên hiệu Trinh Quán thứ 3), sai sứ đến triều Đường. Năm 645 (Trinh Quán thứ 19), Đường Thái tông chính phạt Liêu Đông, quân Hề theo đánh lập công.

    Năm 648 (Trinh Quán thứ 22), Đường đặt Nhiêu Lạc đô đốc phủ, phong cho thủ lãnh dân tộc Hề làm Đô đốc và ban cho họ Lý. Năm 696 (Võ Tắc Thiên, niên hiệu Vạn Tuế Đăng Phong nguyên niên), Hề phản Đường, phụ thuộc vào Đột Quyết. Năm 715 (Đường, niên hiệu Khai Nguyên thứ 3), Hề lại quay về quy phục Đường, được phong chức Nhiêu Lạc Quận vương cho thủ lãnh Lý Đại Phụ và gả con gái tông thất cho. Giữa đời Đường, Hề cực thịnh, đương thời Hề và Khiết Đan được gọi chung là “Hai nước Phiên” (Lưỡng Phiên).

    Sau trung diệp đời Đường, Khiết Đan dần suy yếu, thế lực Hề xuống theo, cuối cùng phải phụ thuộc vào Khiết Đan, thường đóng giữ biên giới cho Khiết Đan.

    Cuối đời Đường, để vượt thóat khỏi sự áp chế của Khiết Đan, một bộ phận người Hề chuyển về phía tây cư trú, được gọi là Tây Hề và từ đó chia ra Đông Hề, Tây Hề.

    Năm 911, Hề bị Liêu Thái tổ chinh phục, đa số sống tản mát ở Trung Kinh của Liêu (nay là Lăng Nguyên, Liêu Ninh), chủ yếu làm nông và chăn nuôi, thủ công nghiệp cũng có phát triển. Sau trung diệp đời Liêu, Hề dần dần bị người Khiết Đan dung hợp.

    ...
     
    123phat, deathshine and teacher.anh like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THỔ CỐC HỒN


    Một tộc ở tây bắc cổ đại, là một chi nhánh họ Mộ Dung của tộc Tiên Ti ở Liêu Đông. Tổ tiên họ cư trú ở Hà Thanh sơn (nay thuộc tỉnh Liêu Ninh).

    Đầu thế kỷ thứ 4, thủ lĩnh Thổ Cốc Hồn đem gần 2000 bộ thuộc chuyển sang phía tây, coi đây là cứ điểm để chinh phục các bộ lạc người Chi và Khương lúc ấy, trở thành một bộ tộc cường mạnh. Cháu Thổ Cốc Hồn là Diệp Diên tại Sa châu (nay là vùng Thanh Hải) kiến lập tổng bộ Mộ Khắc Xuyên, đặt ra các chức quan Tư Mã, Trưởng sử, lấy tên của ông nội (Thổ Cốc Hồn) làm tên bộ tộc.

    Thời Nam Bắc triều, Thổ Cốc Hồn trước sau phụ thuộc Tống, Tề, Bắc Ngụy. Đến lúc Khoa Lữ (từ năm 529-591) nối ngôi mới xưng chức Hãn và lập quốc, đóng đô ở Phục Sĩ thành (nay là thảo nguyên phía nam hồ Thanh Hải). Khoảng niên hiệu Khai Hoàng đời Tùy, con Khoa Lữ là Thế Phục cưới công chúa của Tùy. Đầu Đường, chính quyền chia làm hai bộ phận đông, tây; tây bộ lấy Thiện Thiện làm trung tâm, thần thuộc Thổ Phồn; đông bộ lấy Phục Sĩ thành làm trung tâm, thần thuộc Đường.

    Năm 640 (Đường, Trinh Quán thứ 14), Nặc Yết Bát nối ngôi vua cưới Hoằng Hóa công chúa của Đường, được phong Phò mã đô úy, Hà Nguyên quận vương, Thanh Hải vương. Thời thịnh, Thổ Cốc Hồn từng được phong tước vương, công, và các chức quan Bộc Xạ, Thượng Thư, Tướng quân, Trung lang... Cách ăn mặc của vương công hơi giống tộc Hán và sử dụng Hán văn. Thương nhân Thổ Cốc Hồn hoạt động khá tích cực, từng buôn bán tới Ba Tư và các vùng hạ du sông Trường giang. Vốn tôn thờ đạo Tát Mãn, sau dần tin Phật giáo (Tát Mãn giáo: là một tông giáo ở phía đông Tây Bá Lợi Á và Mãn châu, có nhiều vu thuật thờ cúng trừ tà - Samanism).

    Năm 663 (Đường, Long Sóc thứ 3), Thổ Cốc Hồn bị Thổ Phồn tiêu diệt. Sau đó dần dần bị đồng hóa vào các dân tộc khác, tộc Thổ Cốc Hồn có quan hệ nguồn gốc với tộc Thổ ở Thanh Hải ngày nay.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/24
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NỮ QUỐC


    Một dân tộc ở tây nam cổ đại.

    Đời Tùy phân bố ở phía nam núi Thông Lĩnh, có thành quách xây trên núi. Số dân có hơn một vạn hộ, giữ chế độ mẫu quyền, đời đời do 2 vị Nữ vương cai quản chính trị, chồng của Nữ vương không được tham gia chính sự. Phong tục trọng nữ khinh nam, phụ nữ nắm giữ việc nhà, con đều theo họ mẹ, đàn ông chuyên môn tham dự chinh chiến. Năm 586 (Tùy, niên hiệu Khai Hoàng thứ 6), Nữ quốc từng sai sứ thông hiếu với Tùy. Thế kỷ thứ 8 bị Thổ Phồn thống trị.

    Đất đai của Nữ quốc sản xuất ra muối, chu sa, xạ hương v.v... Nhân dân theo nghề săn bắn, tin thờ Phật giáo, sùng bái cả thần cây.

    Ngoài ra, ở vùng ven cao nguyên Thanh Tạng cũng còn có một “Nữ quốc” khác, gọi là “Đông Nữ quốc”. Từ năm 618-742, mấy lần sai sứ đến triều Đường, Nữ chúa nhận quan chức của Đường, lại kết giao với Thổ Phồn. Đất đai của “Đông Nữ quốc” ở tại khu tự trị tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.

    ...
     
    teacher.anh, 123phat and deathshine like this.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    MÔNG CỔ


    Một dân tộc ở phương bắc cổ đại. Tổ tiên có thể truy nguyên lên tận tộc Thất Vi đời Bắc Ngụy, đời Đường gọi là Mông Ngột Thất Vi. Thời Tống, Liêu, Kim gọi là Manh Cổ hay Mông Cổ. Vốn là một bộ lạc cổ đại sống ở bắc Trung Quốc.

    Năm 840 (Đường, niên hiệu Khai Thành thứ 5), sau khi Hãn quốc Hồi Hột tan vỡ, một bộ phận dân chúng bộ lạc này dời về phía tây, ở lẫn lộn dung hợp với cư dân Đột Quyết. Thế kỷ thứ 12, bộ phận này phân bố ở các lưu vực sông Ngạc Nộn, sông Khắc Nỗ Luân và phía đông núi Khẳng Đặc, hình thành các bộ tộc Mông Cổ, Khắc Liệt, Tháp Tháp Nhi, Miệt Nhi Khất, Cán Diệc Thích, Nãi Man... Thủ lĩnh Mông Cổ Thiết Mộc Chân thống nhất các bộ tộc.

    Năm 1206 (Nam Tống, niên hiệu Khai Hi thứ 2), Thiết Mộc Chân được tôn xưng lên làm Đại Hãn Mông Cổ, tên hiệu Thành Cát Tư Hãn, kiến lập nước Mông Cổ.

    Từ đó, Thành Cát Tư Hãn triển khai nhiều trận chiến đại quy mô ra bên ngoài. Từ năm 1211-1215, nhiều lần đem quân xuống phương nam, phá tan quân Kim, chiếm Trung Đô (nay là Bắc Kinh) của Kim. Năm 1218 (Nam Tống, niên hiệu Gia Định thứ 11), đánh diệt Tây Liêu rồi tiến tới diệt vong triều Kim. Lại 3 lần đánh phía tây, xâm phạm tới nước Nga, Ba Lan, Hung Ga Ri, kiến lập một đế quốc rộng lớn từ Âu sang Á.

    Năm 1271 (Nam Tống, niên hiệu Hàm Thuần thứ 7), đổi quốc hiệu ra là Nguyên. Năm 1279 (Nam Tống, niên hiệu Tường Hưng thứ 2), diệt Nam Tống, thống nhất Trung Quốc.

    Năm 1368 (Nguyên, niên hiệu Chí Chính thứ 28) triều Minh lên thay thế Nguyên. Cuối Minh đầu Thanh, Lạt ma giáo truyền vào Mông Cổ và phổ biến.

    ...
     
    teacher.anh, 123phat and deathshine like this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐẢNG HẠNG


    Một dân tộc ở tây bắc cổ đại, cũng gọi là Đảng Hạng Khương, là một chi nhánh của tộc Khương cổ.

    Cuối đời Nam Bắc triều bắt đầu hoạt động ở đông nam tỉnh Thanh Hải, thượng du sông Hoàng Hà và vùng Tứ Xuyên ngày nay. Theo họ tộc chia ra bộ lạc lớn nhỏ, trong đó có 8 họ tộc khá lớn là Tế Phong, Phí Thính, Vãng Lợi, Phả Siêu, Mễ Sĩ, Dã Từ, Phòng Đương và Thác Bạt. Họ sùng thượng vũ lực, làm nghề chăn nuôi, trong đó họ Thát Bạt là cường thịnh nhất.

    Đời Đường, Đảng Hạng quy phục, đến khi bị Thổ Phồn hưng khởi lên ở cao nguyên Tây Tạng xâm lược quấy nhiễu, họ xin được chuyển vào cư trú trong đất triều Đường. Sau khi được chấp thuận định cư ở vùng Thiểm Bắc, Hà Sáo, họ giao tiếp thân mật về kinh tế và văn hóa với tộc Hán và các tộc khác. Sức phát triển sản xuất rất mau... Cuối Đường, thế lực của họ Thác Bạt lớn mạnh, hình thành sức mạnh cát cứ trung tâm Hạ châu (nay là huyện Hoành Sơn, Thiểm Tây).

    Năm 1038 (Tống, niên hiệu Cảnh Hựu thứ 5) con trai của Lý Đức Minh, Tiết độ sứ Bình Tây vương là Lý Nguyên Hạo lên ngôi đế, đóng đô ở phủ Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên, Ninh Hạ), kiến lập vương quốc do người Khương Đảng Hạng thống trị, sử gọi là Tây Hạ. Đất đai do họ thống hạt phía đông tận Hoàng Hà, tây tới Ngọc Môn, nam giáp Túc quan, bắc tới sa mạc lớn, đại thể bao gồm toàn bộ Ninh Hạ, Cam Túc và một bộ phận Thiểm Tây, Nội Mông Cổ ngày nay. Năm 1227 (Nam Tống, niên hiệu Bảo Khánh thứ 3), Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt. Từ đó về sau dần dần dung hợp với tộc Hán và các dân tộc khác.

    Về kinh tế, người Đảng Hạng sống chủ yếu là nghề chăn nuôi và săn bắn, nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có phát triển nhất định. Về văn hóa, họ đã sáng chế ra chữ viết, thành tựu rất lớn về thanh vận học. Họ sùng thượng Nho học, theo Phật giáo nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền bói toán đồng bóng. Về kiến trúc, họ có tháp Thừa Thiên ở Ngân Xuyên là nổi tiếng nhất. Họ ở nhà bạt, có phong tục cắt tóc, xuyên tai đeo vòng, thịnh hành hoả táng người chết.

    Đời Nguyên, giới thống trị Mông Cổ gọi họ bằng nhiều tên khác nhau của như Đường Ngột, Đường Ngột Dịch.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    teacher.anh, 123phat and deathshine like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này