Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TỐNG DOÃN HỌC PHÁI


    Một trong các học phái quan trọng của Đạo gia thời kỳ Chiến quốc, nhân vật đại biểu là Tống Bính* và Doãn Văn*. Nội dung chủ yếu của học phái này là: kế thừa và phát triển học thuyết về “Đạo” của Lão Tử*, đưa ra thuyết duy vật “Tinh khí”, cho rằng “Khí” là căn nguyên cấu tạo trời đất muôn vật, thậm chí hình thể con người và trí tuệ cũng là do khí kết hợp nên. Đề xuất nhận thức luận “Tĩnh quan”, cho rằng người ta nên giảm bớt tham muốn, trống rỗng thanh tĩnh. Để nhận thức sự vật, trước tiên cần phải bỏ hết chủ quan về tốt xấu.

    Về lý luận chính trị, họ chủ trương từ tư tưởng phải bài trừ mâu thuẫn giữa người và người để “khiến cho người ta không tranh giành” (Sử nhân bất đấu), phản đối tất cả các cuộc chiến tranh kiêm tính của các nước chư hầu, chủ trương “sự nuôi nấng của ta và người đến đủ thôi là ngừng lại” (Nhân ngã chi dưỡng, tất túc nhi chi).

    Họ đưa ra tư tưởng xã hội vừa dùng pháp chế vừa dùng lễ nghĩa trị dân, đề xuất quan điểm “Đạo của vua là không làm gì” (Quân đạo vô vi), “Yên tĩnh thì tự được” (Tinh nāi tự đắc), tạo ảnh hưởng sâu xa đến đời sau. Tư tưởng học thuyết này trên thì kế thừa Khổng Tử*, dưới thì mở ra đường hướng cho Tuân Tử*, Hàn Phi*, có cống hiến nhất định cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật cổ đại.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ Tống Tử* 18 thiên, Doãn Văn tử 71 thiên, đều đã mất. Bản Doãn Văn Tử ngày nay là ngụy tác. Học thuyết này chỉ còn chép tản mát trong các bộ Trang Tử*, Hàn Phi Tử*, Lã thị Xuân Thu*, Quản Tử*.

    ...
     
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TỐNG MINH LÝ HỌC


    Học thuyết mới đời Tống và Minh coi tư tưởng Nho gia là trung tâm rồi dung hợp thành quả tư duy lý luận của Phật gia, Đạo gia, hình thành. Chủ yếu giải thích, phân tích hình thức Danh Lý trong kinh nghĩa Nho gia rồi tìm hiểu sâu tới quan hệ Lý Khí và các vấn đề Tính mệnh, Thiên đạo. Tống Minh Lý học manh nha từ trung diệp đời Đường với Hàn Dũ*, Lý Ngao. Đầu đời Bắc Tống, Hồ Viện, Tôn Phúc, Thach Giới đề xướng môn học Tính mệnh đạo đức, nhưng những người sáng tạo mở đầu thực tế của Lý học chính là Chu Đôn Di, Thiên Ung, Trương Tải, Trình Hạo và Trình Di ở đời Bắc Tống, đến Chu Hi đời Nam Tống là tập đại thành.

    Nội bộ Tống Minh Lý học bao hàm nhiều biệt phái khác nhau, các biệt phái ấy vừa tồn tại vừa với quan hệ thống nhất hấp thu lẫn nhau, vừa với quan hệ đối lập đả kích nhau. Chu Đôn Di* đời Bắc Tống đại biểu cho phái “Liêm học”, phối hợp hai tư tưởng Phật và Đạo, bước đầu kiến lập hệ thống học thuyết lấy tư tưởng Khổng Mạnh Nho gia làm trung tâm, sau này được Chu Hi tôn làm tổ sư của Lý học. Có Thiệu Ung là đại biểu phái “Tượng số học” căn cứ tư tưởng Đạo giáo và “Chu Dịch” cấu tạo nên một bản đồ phát triển của xã hội và tự nhiên, cũng có ảnh hưởng nhất định trong Lý học.

    Tư Mã Quang cũng đã từng đề xuất một hệ thống tư tưởng triết học lấy “” và “Thành” làm phạm trù trung tâm, tạo thành phái “Sóc học” nhưng ảnh hưởng hơi nhỏ. Trong Lý học, phái quan trọng nhất là phái “Quan học” mà đại biểu là Trương Tải đời Bắc Tống; còn có phái “Lạc học” đại biểu là hai anh em họ Trình đời Bắc Tống; có phái “Mân học” đại biểu là Chu Hi đời Nam Tống; có phái “Giang Tây chi học” đại biểu là Lục Cửu Uyên đời Nam Tống; có phái “Dương Minh học” đại biểu là Vương Thủ Nhân đời Minh.

    Học thuyết của hai anh em họ Trình và Chu Hi gọi chung lại là “Trình Chu Lý học” hoặc “Trình Chu học phái”. Hai anh em họ Trình là các người đầu tiên coi “” là phạm trù tối cao, coi hình nhi thượng “” là nguồn gốc thế giới, bước đầu kiến lập hệ thống triết học duy tâm coi “” làm gốc rễ. Chu Hi kế thừa phát huy tư tưởng của hai anh em họ Trình, trên cơ sở lấy “” làm gốc luận thuật một cách hệ thống quan hệ giữa “” và “Khí”, kiến lập hệ thống Lý học duy tâm khách quan hoàn chỉnh.

    Học thuyết của Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh gọi chung là “Lục Vương tâm học”* hoặc “Lục Vương học phái”. Lục Cửu Uyên đầu tiên đưa ra tư tưởng “Tâm ấn lý”, cho rằng “muôn vật dầy đặc trong trái tim ta, đầy tràn thì phát ra đầy tràn vũ trụ, không có gì ngoài lý lẽ này”, ông xem tinh thần chủ quan là bản nguyên của thế giới, bước đầu kiến lập hệ thống tư tưởng duy tâm coi “Tâm” là gốc rễ. Vương Thủ Nhân lại nhấn mạnh “chỗ ý phát ra thì là vật”, “Nguồn gốc vạn hóa là ở trong tâm” tạo thành hệ thống triết học triệt để duy tâm chủ quan coi “Tâm” là gốc rễ.

    Lý học Trình Chu và Tâm học Lục Vương tuy cùng thuộc trận tuyến duy tâm, nhưng trong nội bộ vẫn tồn tại tranh luận và đối lập nghiêm trọng. Phái “Quan học” của Trương Tải khẳng định tính vật chất của “Khí” chính là nguồn gốc vạn vật, phê phán hai nhà Đạo, Phật lầm lẫn coi “Thái Hư", "Hư Không" là Không, kiến lập hệ thống triết học duy vật lấy “Khí” làm gốc rễ. Tư tưởng này của Trương Tải bị phái duy tâm của Trình Chu, Lục Vương phê phán và phản đối, nhưng lại được các ông Vương Đình Tướng đời Minh và Vương Phu Chi khoảng giữa đời Minh, Thanh kế thừa và phát triển, đẩy tư tưởng triết học duy vật ở Trung Quốc lên đến giai đoạn cao hơn.

    Tống Minh Lý học là tư tưởng chủ lưu của xã hội cuối phong kiến Trung Quốc, chủ trương học thuyết ấy đã thấm nhuần vào xã hội chính trị và đời sống tinh thần đủ mọi phương diện, có ảnh hưởng sâu xa với xã hội cận đại và hiện đại.

    ...
     
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TRÌNH CHU LÝ HỌC


    Học phái triết học duy tâm có đại biểu là Trình Hạo*, Trình Di* và Chu Hi* đời Tống, cũng gọi là “Trình Chu học phái”. Mở đầu do Chu Đôn Di* đời Bắc Tống, đặt cơ sở cho hai anh em Trình Hạo, Trình Di, hoàn thành do Chu Hi đời Nam Tống, là học phái có ảnh hưởng lớn nhất trong “Tống Minh Lý học”.

    Trình Chu cho tính tinh thần thực thể trừu tượng “” là nguồn gốc vũ trụ vạn vật, về bản thể luận và nhân tính luận đều nhấn mạnh “Lý chia ra khác” (Lý nhất phân thù); về nhận thức luận và luân lý quan chủ trương “Tìm hiểu hết vật để tới cùng lý” (Cách vật cùng lý) và “Diệt tham muốn để tới cùng lý” (Diệt dục cùng lý); về phương pháp học tập chủ trương thống nhất 3 điều kiện tu thân, đến cùng lý và cung kính tự thực hành.

    Từ cuối đời Nam Tống trở đi, học thuyết Trình Chu dần dần được giới thống trị phong kiến coi trọng và đề xướng, sau đó chiếm địa vị quan trọng trong tư tưởng giới trong thời gian dài, là một hình thái ý thức chính thống quan phương hậu kỳ xã hội phong kiến. Học thuyết tư tưởng này thấm nhuần vào các mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng rất lớn với mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa.

    Về chỉnh thể, học thuyết Lý học Trình Chu là duy tâm, nhưng trong nội bộ hệ thống duy tâm ấy hàm chứa một phần lớn nhân tố biện chứng pháp, đặc biệt là trong phần luận thuật về quan hệ giữa “” và “Khí”, nghiên cứu rất sâu về quan hệ cá biệt, có cống hiến quan trọng về tư tưởng lý luận.

    ...
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TUNG HOÀNH GIA


    Học phái được lập thành do các mưu thần sách sĩ chu du các nước tuyên truyền chính sách “Hợp tung” và “Liên hoành” vào thời kỳ Chiến quốc. Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* liệt vào một trong “Cửu lưu thập gia” và chỉ ra: “Học phái Tung Hoành gia xuất xứ ở quan Hành nhân...”. Nhân vật đại biểu chủ yếu thúc đẩy chính sách “Hợp tung” là Tô Tần* và thúc đẩy chính sách “Liên hoành” là Trương Nghi*.

    Giữa đời Chiến quốc, sau trận chiến Mã Lăng giữa nước Tề và Ngụy, xuất hiện hình thế đối lập trục đông tây giữa Tề và Tần, họ triển khai đấu tranh tranh thủ các nước để cô lập nước đối địch. Các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, Sở trở thành đối tượng được tranh thủ. Giữa bảy nước triển khai hoạt động kịch liệt “Hợp tung” hoặc “Liên hoành”. Gọi là “Hợp tung”, theo vị trí địa lý là hợp các nước nằm liền nhau theo trục nam bắc, theo sách lược là “hợp các nước yếu để chống một nước mạnh”, sau này sẽ phát triển thành 6 nước liên hợp chống Tần. Gọi là “Liên hoành”, theo vị trí địa lý là hợp các nước nằm liền nhau theo trục đông tây, theo sách lược là “thờ một nước mạnh để đánh các nước yếu”, sau này sẽ phát triển thành một nước mạnh là Tần, buộc 6 nước phải khuất phục rồi tiêu diệt họ. Các nhà Tung Hoành gia dựa vào ba tấc lưỡi, thực hành các thủ đoạn lúc mềm lúc cứng, đi du thuyết các nước chư hầu, mạnh ai nấy phục vụ cho chủ của mình.

    Hoạt động của Tung Hoành gia từng gây ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chính trị các nước đương thời, ví dụ, vào năm 312 T.C.N (Tần Huệ Văn vương thứ 26, Sở Hoài vương thứ 17), trong trận chiến giữa hai nước Tần, Sở ở Đan Dương, một nguyên nhân quan trọng làm cho Tần thắng Sở thua, là vì Trương Nghi đã phá vỡ liên minh giữa Tề và Sở, thực tế đây là thắng lợi ngoại giao của chính sách “Liên hoành”.

    Sách lược đấu tranh và tư tưởng ngôn ngữ của học phái này còn giữ được trong bộ Chiến Quốc sách* và bộ Chiến Quốc Tung Hoành gia thư phát hiện gần đây trong mộ Hán cổ ở Mã Vương đôi, Trường Sa.

    ...
     
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TƯ MẠNH HỌC PHÁI


    Một trong các học phái quan trọng của Nho gia thời kỳ Chiến quốc. Nhân vật đại biểu là Tử Tư* và Mạnh Tử*, nhân vì trong bộ Tuân Tử*, Tuân Tử gọi chung Tử Tư và Mạnh Tử nên đời sau gọi là Tư Mạnh học phái.

    Nội dung chủ yếu của học phái này là: đề xướng thuyết “Ngũ hành”, chú trọng tới phương pháp tu dưỡng nội tâm, nghiên cứu triết học Trung dung*, đề xướng đạo Trung thứ, chủ trương “tận tâm biết tính” (Tận tâm tri tính), đề xướng “Tu tâm”, “Dưỡng tính”; chủ trương “Vương đạo”, “Nhân chính”; phản đối “Bá đạo” và “Bạo chính”; họ còn đề xuất các luận đề “Thiên mệnh”, “Trí thành”, “Dân quý”, “Quân khinh”.

    Học phái Tư Mạnh kế thừa và phát triển tư tưởng duy tâm luận của Khổng Tử*, xưa nay được coi là Nho gia chính thống, có ảnh hưởng rất lớn với hậu thế. Lý luận của học thuyết này chủ yếu phản ánh trong hai bộ Trung dung* và Mạnh Tử*, được coi là loại giáo khoa thư của giới thống trị phong kiến.

    ...
     
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    2.- CHƯ TỬ


    Thuật ngữ “Chư tử” xuất hiện trước đời Tần để chỉ những tác gia có thành tựu nhất định về tư tưởng triết học. Đây là một khái niệm có tính phiếm chỉ số nhiều. Ở tiểu mục này chúng tôi chỉ giới thiệu được các “Chư tử” tiêu biểu và xin sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC để độc giả dễ tra tìm. Các năm trước Công Nguyên viết tắt là T.C.N.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    ÁN TỬ


    Chính trị gia cuối đời Xuân Thu, tên là Anh, tự Bình Trọng, không rõ năm sinh, mất năm 500 T.C.N, người ở Di Duy (nay là Cao Mật, Sơn Đông).

    Án Tử giữ chức chính khanh ở nước Tề, làm quan trải ba triều Linh công, Trang công và Cảnh công, chủ yếu hoạt động dưới thời Cảnh công, nắm quyền chính hơn 50 năm. Án Tử nổi tiếng là người tiết kiệm chuyên cần, khiêm cung học cả kẻ dưới, khéo léo can ngăn, giỏi biện luận ăn nói. Ông không ở nhà lớn, ở không nhận thái ấp phong tặng, “ăn không cần thịt, thiếp không có áo lụa”, tự thân mặc một áo cừu suốt 30 năm. Án Tử có công can ngăn Cảnh công đừng giết kẻ vô tội, khi đi sứ nước Sở không làm nhục đến mệnh vua.

    Khi Cảnh công có bệnh, ông phản đối việc lập đàn cầu cúng. Ông còn đề nghị giảm nhẹ hình phạt, quan tâm đến dân chúng, chú ý cải cách chính trị. Ngôn ngữ và hành vi của ông biểu hiện khuynh hướng tư tưởng lấy dân làm gốc tiến bộ và vô thần luận. Ông đưa ra quan điểm khác nhau giữa “Hòa” và “Đồng”, đưa ra ví dụ từ cách sống, âm nhạc để biểu diễn tư tưởng biện chứng pháp thô sơ đối lập thống nhất. Trong thời gian ông nắm quyền Tướng, nước Tề tương đối ổn định, có ý đồ khôi phục lại nghiệp bá. Nhưng ông cũng nhìn thấy quý tộc họ Điền lúc ấy quá nhiều quyền lực, tình thế thay thế vị trí của Tề đã rõ nên giữ thái độ trung lập về chính trị, đồng thời tỏ thái độ tiếc rẻ lễ trị đang suy tàn.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ “Án Tử” có 8 thiên và liệt vào tác phẩm đầu tiên của Nho gia. Giữa đời Chiến quốc, có người sưu tập ngôn ngữ và hành động của Án Anh biên soạn thành sách “Án Tử Xuân Thu” gồm nội và ngoại thiên, tổng cộng 8 quyển 215 chương. Sách Sử ký* cũng chép bộ Án Tử Xuân Thu có 70 thiên và đề tên tác giả là Án Tử, có lẽ không đúng.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/6/24
    Wanderman thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CÁO TỬ


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, không rõ tên và năm sinh năm mất, có lẽ sống cùng thời đại với Mạnh Tử* và từng thọ giáo nơi đệ tử của Mặc Tử*. Ông giỏi biện luận, nghiên cứu Nhân Nghĩa đạo đức, từng biện luận với Mạnh Tử về vấn đề nhân tính. Cáo Tử cho rằng: “Thích ăn uống, thích sắc đẹp cũng là tính vậy” (Thực sắc tinh dā), “Lòng nhân bên trong” (Nhân nội) và “Nghĩa ở bên ngoài” (Nghĩa ngoại). Ông đưa ra ví dụ: “Tính người không chia ra thiện hay bất thiện, như nước chảy không chia ra đông hay tây vậy” (Nhân tính chi vô phân ư thiện ư bất thiện, do thủy vô phân ư đông tây dã).

    Quan điểm của ông về tính người không phải do bẩm sinh thiện hay không thiện mà do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy tạo nên. Về vấn đề khởi nguyên của đạo đức, tư tưởng ông phản ánh quan điểm duy vật nhất định, nhưng ông lại đẩy con người trong xã hội thấp xuống như các loài động vật, vì ông cho rằng bản tính con người cũng giống như bản tính động vật với đầy đủ bản năng cần ăn uống thèm muốn.

    Ông không có tác phẩm truyền thế. Tư tưởng của ông chỉ được ghi lại trong thiên Cáo Tử thượngCáo Tử hạ trong sách Mạnh Tử*.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CÔNG TÔN DIỄN


    Tung hoành gia đời Chiến quốc, họ Công Tôn tên Diễn, lại có tên là Tê Thủ, không rõ năm sinh năm mất. Ông là người Ân Tấn nước Ngụy (nay ở đông Hoa Âm, Thiểm Tây) và từng đến nước Tần du thuyết, được ban chức Đại Lương tạo.

    Quay trở về Ngụy rồi, ông thực thi chính sách “Hợp tung”, được Ngụy Huệ vương áp dụng, thay thế Trương Nghi* làm Tướng nước Ngụy. Thời gian làm Tướng ấy ông liên hợp các nước Hàn, Triệu, Yên, Sở cùng nhau chống Tần. Năm 318 TCN (Ngụy Huệ Thành Tướng ấy ông liên hợp các nước Hàn, Triệu, Yên, Sở cùng nhau chống Tần. Năm 318 T.C.N (Ngụy Huệ Thành vương hậu thứ 16), 5 nước cùng tấn công Tần và chiếm thắng lợi. Ông nhận ấn Tướng 5 nước, đứng đầu nhóm “Hợp tung”. Sau đó vì hai nước Yên, Sở không có nhiệt tâm với “Hợp tung”, kết quả Tần đánh bại liên quân 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy ở Tu Lỗ.

    Công Tôn Diễn không có tác phẩm truyền thế.

    ...
     
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CÔNG TÔN LONG


    Nhà tư tưởng, nhân vật đại biểu học phái Danh gia đời Chiến quốc, sinh khoảng năm 325 T.C.N, mất khoảng năm 250 T.C.N. Công Tôn Long tên tự là Tử Bỉnh, người nước Triệu và là môn khách của Bình Nguyên quân, đã từng tranh biện với Khổng Xuyên phái Nho gia và Trâu Diễn phái Âm Dương gia.

    Ngôn ngữ và hành vi của Công Tôn Long được chép trong bộ “Công Tôn Long tử”, theo sách Hán chí thì Công Tôn Long tử có 14 thiên, đến đời Tống chỉ còn 6 thiên là Tích phủ, Bạch mã, Chỉ vật, Thông biến, Kiên bạch, Danh thực, trong ấy có vài thiên bị học giới nghi ngờ là ngụy tác của người đời sau. Công Tôn Long nổi tiếng là nhà quỷ biện khi ông đưa ra những khái niệm “ngựa trắng không phải là ngựa” (Bạch mã phi mã), “cứng và trắng tách lìa nhau” (Ly kiên bạch).

    Tư tưởng của Công Tôn Long sẽ được phân tích kỹ hơn trong các tiểu mục dưới chứng minh địa vị quan trọng của ông trong học phái Danh gia.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    DOÃN VĂN


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, người mở đầu của Tống Doãn học phái, không rõ năm sinh năm mất. Ông là người nước Tề, đã từng cùng Tống Bính đến giảng học ở Tắc Hạ Tề cung. Tề Tuyên vương từng hỏi ông các vấn đề liên quan tới vị trí làm vua, ông trả lời: “Lấy đạo lớn dung chứa người, lấy đức lớn dung chứa kẻ dưới”, “Thánh nhân không làm gì (vô vi) mà thiên hạ an trị”. Sau đó ông lại thảo luận vấn đề kẻ sĩ với Tề Mẫn vương, đưa ra học thuyết nguồn gốc thế giới “Nguyên khí” có màu sắc duy vật.

    Quan điểm chính trị của ông áp dụng vừa pháp chế vừa lễ trị, biểu hiện rõ sự đồng nhất giữa ông và Tống Bính về tư tưởng có ý thức điều hòa hai học phái Đạo gia và Mặc gia, tự coi có nhiệm vụ cứu đời an dân. Tư tưởng của ông bắt nguồn từ tư tưởng Đạo gia Lão Tử* hướng tới tư tưởng Nho gia Tuân Tử* rồi chuyển biến đến tư tưởng Pháp gia Hàn Phi*, cổ tác dụng kế thừa tiền nhân và mở lối mới cho hậu nhân.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ “Doãn Văn tử” 1 thiên đã mất, liệt vào học phái Danh gia. Bản in Doãn Văn tử thượng, hạ thiên ngày nay ngờ là tác phẩm của người đời Đông Hán, lại có thuyết là thiên Tự tâm trong bộ Quản Tử chính là nguyên tác của Doãn Văn.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    DƯƠNG CHU


    Nhà tư tưởng đời Chiến quốc, cũng còn gọi là Dương Tử, Dương sinh hay Dương Tử Cư, sinh vào khoảng năm 395 T.C.N, mất năm 335 T.C.N. Ông là người nước Ngụy, chủ yếu hoạt động ở nước Lỗ và nước Tống, cũng từng chu du phương nam đến đất Bái (nay là Bái huyện, Giang Tô). Tương truyền ông từng học tập qua với Lão Tử*, cuộc đời được chép rất ít trong sách sử. Những lời ngôn luận của ông được chép tản mát trong các sách Mạnh Tử*, Trang Tử*, Hàn Phi Tử*, Lã thị Xuân Thu*, Hoài Nam Tử*, Liệt Tử* v.v...

    Dương Chu phát huy quan điểm “Nhiếp sinh” của Lão Tử*, chủ trương “giữ toàn bản tính để bảo toàn chân tính, không vì vật làm lụy đến hình thân” (Toàn tính bảo chân, bất dī vật lụy hình), cho rằng, nếu vì “nuôi dưỡng mạng sống” (Dưỡng sinh) và “Quý chính bản thân mình” (Quý kỷ) có thể vất bỏ tất cả; đối lập hẳn với tư tưởng Nho gia; đồng thời đối lập với cả tư tưởng Mặc gia, vì ông phản đối các quan điểm “yêu thương tất cả” (Kiêm ái), “tôn trọng người hiền” (Thượng hiền), “thờ phụng ma quỷ” (Sự quỷ) của Mặc Tử*.

    Ông nỗ lực phát huy quan điểm “vì chính ta” (Vị ngã) “Không nhổ một sợi lông” (Bất bạt nhất mao). Dương Chu chủ trương “không nhổ một sợi lông” dù có lợi cho người khác, đồng thời cũng chủ trương “không nhổ một sợi lông” dù có lợi cho mình, học thuyết của ông có ảnh hưởng rất lớn ở thời ấy, như câu nói của Mạnh Tử* cho biết: “Lời lẽ trong thiên hạ không là Dương (Chu) thì là Mặc (Địch)” (Thiên hạ chi ngôn, bất quy Dương tắc quy Mặc).

    Mạnh Tử từng coi nhiệm vụ của mình là “chống lại Dương Chu” (Cự Dương Chu), ông khẳng định: “Đạo của Dương Chu và Mặc Địch không tắt thì đạo của Khổng Tử không sáng lên được” (Dương Mặc chi đạo bất tức, Khổng Tử chi đạo bất trứ).

    Dương Chu không có tác phẩm hoàn chỉnh riêng nào, tư tưởng của ông chỉ được chép trong một thiên Dương Chu trong bộ Liệt Tử* nhưng lại bị ngờ là ngụy tác của người đời Ngụy, Tấn. Tuy vậy, hiện nay bộ này vẫn được coi là phản ánh chân thực tư tưởng Dương Chu và rất gần với tư tưởng Trang Chu*.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ĐẶNG TÍCH


    Tư tưởng gia, người mở đầu hình danh học cuối đời Xuân Thu. Ông sinh năm 545 T.C.N, chết năm 501 T.C.N, người nước Trịnh, rất thích trí xảo, từng lợi dụng tri thức vật lý dùng gàu sòng tát nước dẫn thủy nhập điền nổi tiếng một thời. Ông thích Hình danh học, là người chủ trương “an trị bằng hình danh” (Hình danh chi trị) sớm nhất và căn cứ vào đó để phản đối “Lễ trị” đương thời. Trong thời gian Tử Sản* nắm quyền, ông từng dạy người ta học tập các phương pháp tranh luận và kiện tụng, bị Tử Sản ra lệnh cấm chỉ.

    Sau đó ông lại dạy người phương pháp viết thư gởi lên đòi hỏi, lại bị Tử Sản cấm chỉ. Ông lại dạy người phương pháp gởi thư gián tiếp, lệnh của Tử Sản vô cùng thì phương pháp đối phó của Đặng Tích cũng vô cùng. Đặng Tích sở trường “Nắm giữ thuyết cả hai đều có thể, đặt ra lý lẽ vô cùng” (Tháo lưỡng khả chi thuyết, thiết vô cùng chi từ).

    Ông là người đầu tiên đưa ra nhiều lý luận có tính biện chứng, mở đầu cho môn học Hình danh, mở đầu cho biện luận luận lý học. Ông cũng chính là người cho chép Hình luật lên thẻ tre đầu tiên để bổ sung chỗ thiếu sót của bộ “Hình thư” nước Trịnh. Theo truyền thuyết, chính vì việc ấy mà ông bị Tử Sản giết hại.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* liệt Đặng Tích vào hạng đứng đầu Danh gia. Tác phẩm của ông có bộ “Đặng Tích” 2 thiên, đã mất. Bộ “Đặng Tích tử” ngày nay có 2 thiên “Vô hậu” và “Chuyển từ” là ngụy tác của người đời sau.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ĐIỀN BIỀN


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, còn có tên là Trần Biền, không rõ năm sinh năm mất, người nước Tề.

    Điền Biền vốn học thuật của Hoàng Lão, mượn Đạo để làm rõ Pháp, cùng từng nhóm ông Thận Đáo* giảng học ở Tắc Hạ, có tài hùng biện rất cao, nổi tiếng ngang Thận Đáo. Ông từng theo học yếu lĩnh “Quý sự bằng nhau” (Quý Tề) với Cổ Mông, chủ trương “đầu tiên là phải bằng nhau giữa muôn vật” (Tề vạn vật dĩ vi thủ), yêu cầu phải vượt lên trên đúng sai, lợi hại để quay về trong lẽ tự nhiên.

    Thiên Mạnh Tử Tuân Khanh liệt truyện sách Sử ký* và phần Nghệ văn chí sách Hán thư* đều liệt ông vào môn phái Đạo gia và có chép bộ “Điền Tử” 25 thiên, đã mất.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HÀN PHI


    Tư tưởng gia cuối đời Chiến quốc, người tập đại thành tư tưởng Pháp gia tiên Tần. Hàn Phi sinh khoảng năm 280 T.C.N, mất năm 233 T.C.N, xuất thân là quý tộc nước Hàn, thích môn học Hình danh Pháp thuật, cùng với Lý Tư đều là môn hạ của Tuân Tử*.

    Ông là người nói ngọng, không giỏi biện luận nên giỏi viết sách trứ thư. Ông chứng kiến nước Hàn ngày càng suy yếu nên từng nhiều lần dâng thư lên Hàn Huệ vương và Hàn vương An, chủ trương sửa sang làm rõ pháp luật để nước mạnh dân giàu, sử dụng người hiền nhưng không được chấp nhận. Vì vậy ông bèn “quan sát học tập sự thay đổi được mất của người xưa”, phẫn uất trứ thư lập thuyết để làm sáng rõ chí của mình.

    Hàn Phi xuất phát từ lập trường củng cố chính quyền trung ương phong kiến, bảo vệ giới địa chủ mới, phê phán một loạt môn phái học thuật trên nhiều lĩnh vực, nhất là ông dồn sức phê phán học phái Nho gia, cho rằng cái gọi là “tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ” (học tập theo vua Nghiêu vua Thuấn, bắt chước quy phạm của vua Văn vua Võ) của Khổng Tử*, Mạnh Tử* là đi ngược quy luật phát triển của lịch sử. Ông kiên quyết phản đối chủ trương “bắt chước tiên vương” (Pháp tiên vương) mà phải căn cứ vào thực tế để xác định biện pháp.

    Về chính trị, ông phê phán tư tưởng “Pháp” (Pháp chế) của Thương Ưởng*, “Thuật” (Quyền thuật) của Thân Bất Hại* và “Thế” (Quyền thế) của Thận Đáo*. Ông đưa ra lý luận chính trị coi Pháp là chủ thể, kết hợp với ThếThuật. Về triết học, ông phê phán học thuyết “Đạo” kế thừa Lão Tử*, phát triển tư tưởng duy vật thô sơ về “Đạo” và “” của Tuân Tử*. Đem giữa người và người quy kết vào một chữ “Lợi”, chủ trương quân vương phải nắm vững “hai cán” (Nhị bính) tức Thưởng và Phạt phải công bình, Đức và Hình phải rõ rệt.

    Tần vương Chính đọc được các sách Cô phẫn, Ngũ đố của ông, khen thưởng hết lời rằng: “Than ôi! Quả nhân mà được giao du với người này thì chết chẳng ân hận gì vậy” (Ta hồ, quả nhân đắc kiến thử nhân dữ chi du, tử bất hận hĩ). Tần vương Chính gởi thư cho Hàn vương, ép mời buộc Hàn Phi sang Tần, nhưng Hàn Phi chưa được trọng dụng thì đã bị Lý Tư ám hại, phải uống thuốc độc chết trong tù. Tư tưởng ông được Tần vương áp dụng, trở thành vũ khí lợi hại để nước Tần thống nhất thiên hạ và kiến lập chính quyền phong kiến trung ương tập quyền.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ “Hàn Tử” 50 thiên, người đời sau sưu tập biên soạn thành bộ “Hàn Phi Tử”, nay vẫn còn.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HOÀN UYÊN


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, còn có các tên là Quyên Hoàn, Tiện Quyên, Quyên Tử, không rõ năm sinh năm mất. Ông là người nước Sở, cùng với Thận Đáo*, Điền Biền* đều học thuật đạo đức của Hoàng Lão, nổi tiếng ngang Chiêm Hà, từng giảng học ở cung Tắc Hạ nước Tề, từng chỉnh lý ngôn luận của Lão Tử* viết thành bộ “Đạo đức kinh” (tức hai thiên thượng, hạ bộ “Lão Tử”*) có công cống hiến hữu ích về tư liệu Đạo gia nguyên thủy.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ “Quyên Tử” có 13 thiên, đã mất.

    Có thuyết cho rằng Hoàn Uyên là Quan Doãn, người sống cùng thời với Lão Tử*. Quan Doãn tên Hỉ, là tên lại nhỏ giữ cửa quan. Khi Lão Tử đi qua cửa quan, Quan Doãn từ bỏ chức vụ theo Lão Tử học tập, là người kế thừa trực tiếp của Lão Tử. Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ “Quan Doãn Tử” có 9 thiên, liệt vào học phái Đạo gia.

    ...
     
    teacher.anh thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HỨA HÀNH


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, nhân vật đại biểu cho học phái Nông gia, không rõ năm sinh năm mất, có lẽ sống cùng thời kỳ với Mạnh Tử*. Ông là người nước Sở, đề xướng “giáo dục theo Thần Nông”, từng đến nước Đằng (nay là Đằng huyện, Sơn Đông) du thuyết, cổ xuý cho chủ trương “người hiền cùng cày với dân chúng mà ăn” (Hiền giả dữ dân tính canh nhi thực), tự nấu nướng thức ăn. Mỗi người cần phải “ắt phải trồng lúa gạo sau mới ăn” (Tất chủng túc như hậu thực), có thể dùng những nông cụ bằng sắt để trao đổi lương thực. Ông cho rằng những kho lẫm đầy ắp của vua nước Đằng là do “ăn cướp của dân”, không xứng đáng là vua hiền.

    Ông đề xướng trên phương diện phân công, mọi người phải được lao động bình đẳng để thực hiện xã hội nông nghiệp lý tưởng theo Nông gia. Ông có tới 90 đệ tử, đều mặc áo vải thô, sinh sống bằng nghề bện giày đan chiếu. Tư tưởng của Hứa Hành tuy phản ánh được nguyện vọng một xã hội bình đẳng mà nông dân mơ ước, nhưng lại không thích hợp với trào lưu lịch sử nên không được thi hành. Tư tưởng và chủ trương của ông từng bị Mạnh Tử* bài bác.

    Có một thuyết cho rằng Hứa Hành tức Hứa Phạm, đệ tử cách đời của Mặc Tử*, cũng có tuyên truyền cho đạo “Kiêm ái”. Hứa Hành không có tác phẩm truyền thế.

    ...
     
    vuivui2013 and teacher.anh like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HUỆ THI


    Tư tưởng gia đời Chiến quốc, là nhân vật đại biểu học phái Danh gia. Ông sinh khoảng năm 370 T.C.N, mất năm 318 T.C.N, người nước Tống, từng giữ chức Tướng cho Ngụy Huệ vương, là một người tổ chức thực tế chính sách ngoại giao “Hợp tung” đời Chiến quốc, giỏi lợi dụng những mâu thuẫn đấu tranh của địch thủ để duy trì sự thống trị cho nước mình. Ông từng cùng với Ngụy Huệ vương đến Từ châu yết kiến Tề Uy vương, sau bị Trương Nghi* đuổi quay về nước Tống. Ông có nhiều tài hoa, học rộng và biện luận giỏi, thường hay tranh luận với Trang Tử* và là bạn thân của Trang Tử.

    Mệnh đề cơ bản học thuyết của ông là “Hợp đồng dị”, chứng minh “đại đồng” khác với “tiểu đồng”, đó gọi là “Tiểu đồng dị”, muôn vật “tất cả đều giống nhau” (Tất đồng), “tất cả đều khác nhau” (Tất dị), đó gọi là “Đại đồng dị”, tức là, giữa sự vật vừa có tính sai dị lại vừa có tính cộng đồng, sự vật giống và khác nhau đều chỉ là tương đối nhưng vẫn thống nhất làm một, chứng minh lớn không gì ngoài gọi là “Đại nhất”, và nhỏ gì trong gọi là “Tiểu nhất”.

    Tiểu nhất cấu thành Đại nhất, từ quan điểm ấy mở rộng thành kết luận yêu rộng muôn vật, trời đất một thể (phiếm ái vạn vật, thiên địa nhất thể).

    Tư tưởng của Huệ Thi đã có nhân tố biện chứng pháp duy vật lại có cả thành phần hình nhi thượng học duy tâm. Trang Tử* và Tuân Tử* từng đứng ở từng góc độ duy vật và duy tâm để phê phán tư tưởng của Huệ Thi. Huệ Thi cống hiến quan trọng cho sự phát triển luận lý học và triết học cổ đại Trung Quốc.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ Huệ Tử 1 thiên, đã mất. Ngôn ngữ và tư tưởng của Huệ Thi được chép trong các sách Trang Tử*, Tuân Tử*, Hàn Phi Tử*, Lã thị Xuân Thu*.

    ...
     
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    KHỔNG CẤP


    Nhà tư tưởng, nhân vật đại biểu cho “Tử Tư học phái”, một trong 8 phái Nho gia đầu đời Chiến quốc, tên là Cấp, tự Tử Tư. Ông sinh năm 483 T.C.N, mất năm 402 T.C.N, là người nước Lỗ, con của Khổng Lý, cháu đích tôn của Khổng Khâu (Khổng Tử*). Ông theo học môn nhân của Khổng Khâu là Tăng Sâm, môn nhân của Khổng Cấp lại là thầy của Mạnh Kha (tức Mạnh Tử*), nên Khổng Cấp có thể được coi là trên thừa kế Khổng Khâu, dưới mở đầu cho Mạnh Kha và là truyền môn nhân chính thống của Nho gia.

    Khổng Cấp từng đến ở tạm nước Vệ, sau lại sang nước Tống, cuối đời quay về nước Lỗ và được Lỗ Mục công dùng Lễ đãi ngộ. Nhân đó ông viết bộ Trung Dung* kế thừa và phát triển tư tưởng trung dung của Khổng Tử* một cách có hệ thống. Ông tuyên dương đạo “Trung”, “Hòa” không thiên lệch, yêu cầu người ta thông qua “Suất tính”, “Tồn thành” để đạt tới “Tri thiên”; ông đề xuất dùng phương pháp “Thận độc”, “Tự tỉnh” để tiến hành Chính tâm tu thân, thông qua cửa “trời và người cảm ứng” để củng cố “gốc lớn” an thân lập mệnh.

    Ông mở rộng và tuyên truyền thuyết “ngũ hành” trong thiên “Hồng phạm” (Kinh Thư*), quy nạp nó vào đạo “Hoàng Cực”, không thiên lệch không bè đảng, xác lập cơ sở cho Nho học chính thống, sau đó cùng với đệ tử cách đời là Mạnh Kha hình thành “học phái Tư Mạnh”.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ Tử Tư có 23 thiên, đã mất. Các thiên Trung Dung, Biểu ký, Phường ký của ông ngày nay được chép chung vào sách Lễ ký*. Một thuyết khác, Trung Dung không phải là trứ tác của Khổng Cấp, mà là sách ra đời sau khi Tần thống nhất lục quốc.

    ...
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    KHỔNG TỬ


    Nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà hoạt động chính trị, người mở đầu cho học phái Nho gia cuối đời Xuân Thu, tên là Khâu, tự Trọng Ni. Ông sinh năm 551 T.C.N, chết năm 479 T.C.N, người ở Trâu ấp nước Lỗ (nay ở đông nam Khúc Phụ, Sơn Đông). Tổ tiên của Khổng Tử là quý tộc nước Tống, vì gặp nạn nên di cư sang nước Lỗ, cha là Thúc Lương Ngột từng giữ chức Đại phu ở ấp Trâu nhưng chết sớm.

    Thời niên thiếu Khổng Tử nhà nghèo, dưới ảnh hưởng giáo dục của mẹ chuyên tâm học tập và từng làm qua các chức quan nhỏ “Thừa điền”, “Ủy lại” coi sóc súc vật và kho lẫm. Từ trung niên trở về sau, ông từng giữ chức Trung đô tể và Tư khấu. Lúc ông 50 tuổi từng thay mặt giữ quyền Tướng, thời gian không lâu, vì không cùng chính kiến, giận dữ bỏ chức vụ.

    Sau đó, Khổng Tử thu nhận học trò dạy học trong thời gian dài và chu du liệt quốc, cuối đời mới trở về nước Lỗ. Tương truyền, ông có tới 3000 đệ tử mà người hiền đạt tới 72 người. Cũng theo tương truyền, ông từng san định các sách Thi*, Thư*, Lễ* và viết Xuân Thu*. Năm ông 73 tuổi, nhân đệ tử là Tử Lộ chết ở nước Vệ, ông buồn thương ngã bệnh rồi chết.

    Trung tâm hệ thống tư tưởng của Khổng Tử là “Nhân”. Ông cho rằng, đối với mình “nghiêm khắc bản thân theo Lễ là nhân” (Khắc kỷ phục lễ vi nhân), đối với người khác “người có lòng nhân là yêu người” (Nhân giả ái nhân), chủ trương thực hành đạo Trung thứ. Sống trong thời đại “Lễ nhạc suy đồi”, suốt đời ông nỗ lực khôi phục lại Lễ đời Chu, biện pháp của ông là thực hành “Chính danh”. Chính danh cần phải tuân thủ nghiêm túc chế độ đẳng cấp “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử).

    Thế giới quan của Khổng Tử là một loại Thiên mệnh quan duy tâm, ông cho rằng Thiên (Trời) là có nhân cách, có ý chí, là chủ thể tối cao của tự nhiên giới và xã hội giới. Ông bảo: “Quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ đại nhân và sợ lời nói của thánh nhân” (Quân tử hữu tam úy: úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn), “Không biết mệnh (trời) không lấy gì làm người quân tử” (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử). Nhưng đối với quỷ thần, thì ông giữ thái độ nghi ngờ “kính mà lìa xa” (Kính nhi viễn chi). Về chính trị, ông phản đối chính sách hà khắc, chủ trương thi hành chính trị nhân đức và cai trị bằng lễ.

    Về giáo dục, ông đề xuất nguyên tắc giáo dục và tư tưởng “dạy đỗ không phân biệt loại người nào” (Hữu giáo vô loại), đưa ra các quan điểm theo tài năng mà dạy dỗ, ôn chuyện cổ biết chuyện mới, kết hợp học và hành v.v... Ông là người mở đầu cho tư nhân dạy học, là một nhà giáo dục “học không biết chán, dạy không biết mệt” (Học nhi bất yếm, giáo nhi bất quyện).

    Tư tưởng của Khổng Tử có ảnh hưởng cực lớn đối với đời sau, trở thành tư tưởng có địa vị chủ đạo trong xã hội phong kiến suốt hơn 2000 năm và bản thân ông được xưng tụng là “Thánh nhân”. Tác phẩm của ông đáng tin nhất ngày nay hiện còn bộ “Luận ngữ”* do các đệ tử của ông chỉnh lý biên soạn. Luận ngữ cũng là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử và các Nho gia đầu tiên.

    ...
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    LÃ BẤT VI


    Quốc tướng nước Tần cuối đời Chiến quốc, nhân vật đại biểu học phái Tạp gia, không rõ năm sinh, mất năm 235 T.C.N. Ông là người ở Bộc Dương nước Vệ (nay ở tây nam Bộc Dương, Hà Nam), vốn là con buôn lớn ở Dương Địch “nhà giàu có ngàn vàng”. Ở đô thành Hàm Đan nước Triệu, ngẫu nhiên ông gặp công tử Tử Sở nước Tần đang làm con tin ở Triệu, nhận định “đây là món hàng có thể đem lại lợi lớn”. Vì vậy, sau đó ông tới đô thành Hàm Dương của Tần thuyết phục Hoa Dương phu nhân để Tử Sở được lập làm Thái tử.

    Khi Tần Hiếu Huệ Văn vương chết, Tử Sở lên nối ngôi tức Tần Trang Tương vương. Ông được giữ chức Tướng quốc, hưởng thực ấp 10 vạn hộ, hơn vạn gia đồng, thụ phong là Văn Tín hầu. Trang Tương vương chết, Tần vương Doanh Chính nối ngôi, nhân vì còn quá nhỏ nên Lã Bất Vi vẫn được giữ chức Tướng quốc, lại được Doanh Chính gọi là “Trọng phụ”, nắm giữ quyền cực lớn. Ông và hoạn quan Lao Ái chuyên quyền lộng chính tác oai tác quái. Thời gian nắm quyền Tướng, nhờ chiến công thôn tính tiêu diệt các nước Vệ, Triệu, Sở, ông từng chiêu mộ phần lớn kẻ sĩ có trí lược về trứ thư lập thuyết với ý đồ cung cấp vũ khí cho giới địa chủ trung ương tập quyền để chuyên chế thống trị.

    Sau khi Doanh Chính thân nắm chính quyền, ông và các thế lực mới phát sinh đấu tranh vì bất hòa chính kiến, rồi sau đó ông bị bãi chức. Đầu tiên, ông mất quyền về ở Hà Nam, rồi dời qua Thục quận, trên đường đi đến đất Thục, ông ưu uất mà chết.

    Phần Nghệ văn chí sách Hán thư* chép bộ Lã thị Xuân Thu* có 26 thiên, cũng gọi là Lã Lãm, do các tôi thần và môn khách của ông biên soạn, là tác phẩm đại biểu cho học phái Tạp gia. Bộ này hiện nay vẫn còn.

    ...
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này