... NỮ CHÂN Một dân tộc ở đông bắc cổ đại, có quan hệ nguồn gốc với nhiều dân tộc thiểu số khác. Đời Ngũ đại cư trú ở lưu vực hạ du Hắc Long giang, Tùng Hoa giang, sống bằng nghề đánh bắt, săn bắn. Năm 926 (Hậu Đường Minh tông, niên hiệu Thiên Thành nguyên niên), Thái tổ Da Luật A Bảo Cơ nước Liêu tiêu diệt Bột Hải, một bộ phận người Nữ Chân theo người Bột Hải di cư xuống phương nam, nhập quốc tịch Liêu, gọi là “Thục Nữ Chân”; bộ phận người Nữ Chân ở lại đất cũ không nhập tịch Liêu gọi là “Sinh Nữ Chân”. Đầu đời Bắc Tống lệ thuộc nước Liêu, nhưng đến đời cuối đời Bắc Tống, thủ lãnh Nữ Chân là A Cốt Đả (từ 1068-1123) dấy binh phản Liêu, năm 1115 (Tống nguyên niên, Chính Hoà thứ 5), kiến lập chính quyền nước Kim. Năm 1119 (Tống, niên hiệu Tuyên Hoà nguyên niên), sai Hoàn Nhan Doãn sáng chế ra chữ viết riêng cho Nữ Chân. Năm 1125 (Tống, niên hiệu Tuyên Hoà thứ 7), cùng liên hợp với quân Bắc Tống tiêu diệt Liêu. Năm 1127 (Tống, niên hiệu Tĩnh Khang thứ 2), Kim lật đổ chính quyền Bắc Tống. Năm 1153 (Tống, niên hiệu Thiệu Hưng thứ 23), Kim dời đô về Yên Kính (nay là bắc Kinh) trở thành vương triều đối lập với triều Nam Tổng phương nam, nhiều người Nữ Chân chuyển dời vào Trung Nguyên, trong thời gian dài cùng sinh sống cùng tranh đấu, dần dần đồng hóa dung hợp với tộc Hán. Những người Nữ Chân ở lại biên cương đông bắc vẫn sống bằng nghề săn bắn đánh bắt, xã hội phát triển chậm chạp, có một bộ phận vẫn ở giai đoạn xã hội nguyên thủy. Đến đời Minh, người Nữ Chân ở đông bắc chia ra 3 bộ là Kiến Châu, Hải Tây, Đông Hải để rồi cuối cùng Minh thủ lãnh của Kiến Châu bộ là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất Nữ Chân, trở thành chủ thể của dân tộc Mãn./. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... 2.- CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI ... tiếp theo, sẽ là lược ghi về lịch sử các quốc gia cổ đại mà ít tư liệu đề cập. Từ các quốc gia xa xưa này, chúng tôi cung cấp thêm cho bạn đọc một số tri thức cơ bản về tiến trình của lịch sử Trung Quốc. Các mục từ vẫn hầu như được sắp xếp như phần trên, để giữ tính liên tục theo thứ tự niên đại lịch sử... Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link THƯƠNG Một quốc gia của vương triều Hạ. Truyền thuyết là nước hậu duệ của họ Cao Tân, vốn là một bộ lạc lâu đời trong tộc Hoa Hạ. Sớm nhất là do thủ lãnh Ứ Bá chỉ huy định cư ở Thương Khâu (nay là Thương Khâu, Hà Nam, suốt dải đất từ bắc Ngu huyện đến các huyện Sơn Đông) theo nghề trồng trọt cày cấy. Khoảng đời Nghiêu Thuấn, Khiết của Thương là một thủ lãnh quân sự quan trọng, sau được người Thương tôn xưng là vị tổ dựng nước. Khiết và Hạ Võ cơ bản là người cùng thời, bộ lạc Thương từ Khiết trở về sau thực hành chế độ thế tập (truyền ngôi từ đời này đến đời kia), lúc ấy đã phát triển thành một quốc gia. Khi cháu Hạ Võ là Thái Khang mất nước, con cháu của Khiết là Tương Thổ kiến lập đô thành mới dưới chân Thái Sơn, từ vùng Sơn Đông nỗ lực phát triển sang hướng đông. Người Thương định cư suốt một vùng Dự đông Lỗ tây; một lần vì tai họa nước lụt, cháu Tương Thổ là Minh chết chìm khi đang trị thủy nhưng vẫn tạo cơ sở quan trọng để tạo an toàn cho nước Thương, được người Thương tôn kính. Con của Minh là Vương Hợi nối ngôi, chăm lo thuần dưỡng ngựa trâu để dùng vào việc giao thông và sản xuất. Vương Hợi lại vượt qua Hoàng Hà và Tế thủy phát triển sang hướng Hà Bắc, sau bị bộ lạc họ Hữu Địch giết chết, các vật tư vận tải cũng bị cướp đoạt. Người em là Vương Hằng tiếp tục chiến đấu với họ Hữu Địch, cuối cùng con của Vương Hằng là Thượng Giáp Vi chiến thắng Hữu Địch. Thượng Giáp Vi làm cho thế lực của nước Thương phát triển đến Hà Bắc, ông được người Thương rất kính trọng. Từ đó truyền 6 đời nữa đến Thương Thang, lúc ấy Thương đã thành một quốc gia lớn mạnh ở vùng phía đông. Đang khi ấy chính vào lúc Hạ Kiệt tàn bạo vô đạo nắm chính quyền, sức mạnh thống trị của vương triều Hạ hết sức suy nhược. Rất nhiều nước chư hầu phía đông nổi dậy phản đối Hạ Kiệt, do vậy Thương Thang càng tích cực chuẩn bị tiêu diệt Hạ. Cuối cùng, ông cử binh diệt Hạ, kiến lập vương triều Thương. Nước Thương tồn tại cùng lúc với vương triều Hạ, tính bắt đầu từ Khiết trở đi, không bao gồm Thang, truyền ngôi được 15 đời, trải qua khoảng 470 năm. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... CÁT Một quốc gia của vương triều Hạ. Nước Cát có vị trí cách Thương Khâu (đô thành nước Thương) khoảng 100 dặm về phía tây, từ đó đi hơn 400 dặm nữa là đô thành Dương Thành của triều Hạ (nay nằm trong Đăng Phong huyện, Hà Nam). Khi Thương Thang đem quân đánh Hạ Kiệt, từ Thương Khâu tiến đến Dương Thành, buộc phải đi qua nước Cát. Muốn tranh thủ lòng quy phục của nước Cát, Thương Thang từng nhiều lần tặng nước Cát lương thực, thú vật nhưng đều bị người đứng đầu nước là Cát Bá từ chối. Sau này Thương Thang mượn cớ Cát Bá đã giết người mang cống phẩm đến liền đem quân tiêu diệt nước Cát, đạt thắng lợi đầu tiên trên đường đi chinh phạt Hạ Kiệt. ...
... CHU Một quốc gia của Hạ và Thương. Truyền thuyết là do hậu duệ Đế Cốc thuộc họ Cơ. Khoảng giữa Ngu Hạ, tổ tiên họ Cơ là Khí định cư ở đất Đài (Võ Công, Thiểm Tây), đầu tiên chỉ là một quốc gia nhỏ ở vùng Thiểm Tây Quan Trung của vương triều Hạ. Cơ Khí phát triển nông nghiệp, cống hiến rất lớn, được tôn xưng là Hậu Tắc. Con Hậu Tắc là Bất Quật dời sang vùng trung du sông Kinh vẫn giữ vững sản xuất nông nghiệp. Khoảng đầu đời Thương truyền đến Công Lưu, lại dời sang đất Bân (nay là Tuần ấp, Thiểm Tây). Ông mở rộng nông canh, tăng cường võ lực, mở mang cương vực thành một nước giàu mạnh, xác định cơ sở cho người Chu phát triển sau này. Lại trải qua 7, 8 đời đến đời Cao Ngữ và Á Ngữ, Chu đã thành một nước lớn ở phía tây triều Ân. Hai đời sau nữa truyền đến Cổ Công Đản Phụ, ông lại dời đến chân núi Kỳ Sơn, sau đó được gọi là “Chu Nguyên”. Đản Phụ cho xây thành đắp đường ở đây, mở mang đất đai khiến người đông của nhiều, ngày càng phồn vinh. Tiếp theo việc ông đánh đuổi các tộc Côn Di và Tây Nhung làm cho các nước nhỏ xin về quy phục, bắt đầu chuẩn bị tiêu diệt Ân Thương. Do nhờ công khai sáng của Cổ Công Đản Phụ, đời sau tôn xưng ông là “Thái vương”. Gần đây ở làng Phụng Sồ, Kỳ Sơn đã đào được hơn 190 miếng xương thú khắc chữ, có cả đồ sành ngọc và đồ đồng cho biết sự thực phát triển của Chu. Sau đó, Quý Lệ nối ngôi, người Chu gọi là Vương Quý. Ông đánh dẹp các bộ lạc Nhung đạt nhiều thắng lợi khiến Chu trở thành một nước lớn mạnh ở phía tây. Nhưng cuối cùng Quý Lệ bị vua Chu là Văn Đinh giết chết. Con Quý Lệ là Cơ Xương nối ngôi, đó là Chu Văn vương. Ông đánh đuổi các bộ lạc Nghiễm Doãn, Côn Di, tiêu diệt các nước Mật (nay ở Cam Túc), Nguyễn (nay ở đông nam Kinh Xuyên), Cộng (bắc Kinh Xuyên), rồi nỗ lực phát triển về hướng đông. Đầu tiên, ông xây dựng Tất ấp (bắc Hàm Dương), diệt Sùng (Đông Lưu huyện) và dời đô về Phong ấp. Đồng thời ông phát triển sản xuất, ổn định nhân tâm khiến khá nhiều nước nhỏ quy phục. Tiến tới đánh Hu (tây bắc Hà Nam), chiếm Lê ở núi Thái Hàng, trực tiếp uy hiếp đô thành của Ân và chinh phạt cả tới Giang Hoài, Giang Hán, Ba Thục. Lúc ấy đã có đất đai hai phần ba trong thiên hạ. Văn vương chết, con là Cơ Phát nối ngôi tức Chu Võ vương. Sau khi tiêu diệt Thương, kiến lập vương triều Chu. ...
... TỀ Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại phần đông nam Hà Bắc, bắc bộ và đông bộ Sơn Đông. Chu công đi đánh phương đông xong phong cho Khương Thái công kiến đô ở Doanh Khâu (nay thuộc Sơn Đông), đến thời Hiến công dời đô đến Lâm Truy (nay là Truy Bác, Sơn Đông). Năm 685 T.C.N (Chu Trang vương thứ 12),Tề Hoàn công phong Quản Trọng chức Tướng, nỗ lực phát triển kinh tế, cải cách thể chế cực mau lẹ làm cho dân giàu nước mạnh. Sau khi tiêu diệt nước Đàm (ở nơi nay Lệ Thành, Sơn Đông) và Toại (ở nơi nay là Ninh Dương, Sơn Đông). Hoàn công nêu khẩu hiệu “Tôn trọng vua áp chế dân ít người” (Tôn vương nhương di), liên hợp các nước Yên, Tống, Tào cùng chống rợ Nhung Địch, được tiếng tăm uy vọng lớn. Để hạn chế nước Sở ngày càng lớn mạnh, năm 656 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 21), Hoàn công thân đem quân liên minh 8 nước đi đánh Sở, chiếm được địa vị bá chủ. Sau đó, nhiều lần hội minh các nước chư hầu, đến Thiên tử Chu cũng phải nể trọng sai người tam gia, nghiệp bá của Tề đạt đến đỉnh điểm. Năm 567 T.C.N (Chu Linh vương thứ 5), Linh công diệt nước Lai (ở nơi nay là Hoàng huyện, Sơn Đông), mở rộng đất đai nhiều lần. Cảnh công dùng Án Anh làm tướng, đề xướng tiết kiệm, dùng lễ trị nước, ngoại giao đạt nhiều thắng lợi nổi tiếng chư hầu. Thế nhưng, giới chủ nô lệ lúc này giàu có nhờ vơ vét, nhân dân phản kháng thì bị đàn áp tàn bạo. Đầu đời Chiến quốc xuất hiện họ Điền với tập đoàn địa chủ, trải qua ba lần võ trang đấu tranh, cuối cùng vào năm 386 T.C.N (Chu An vương thứ 16), đoạt được chính quyền nước Tề, sử gọi là “Điền Tề”. Tề Uy vương thực hành pháp trị, quán triệt những kiến nghị phê bình triều chính của Trâu Kỵ, trọng dụng Tôn Tẫn. Năm 353 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 16), xảy ra trận chiến Quế Lăng và năm 341 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 18), xảy ra trận chiến Mã Lăng, đều đánh bại nước Ngụy, hình thành cục diện đối đầu giữa hai nước hùng mạnh Tề và Tần. Thời Tuyên vương có nhóm học sĩ Tắc Hạ đông đến hơn ngàn người, thành một trung tâm học thuật “trăm hoa đua nở”. Tuyên vương phong cho các học sĩ chức Thượng đại phu càng làm học phái bách gia phát triển, tạo ảnh hưởng rất lớn với hậu thế. Năm 284 T.CN (Chu Noãn vương thứ 31), danh tướng Nhạc Nghị của Yên Chiêu vương thống lãnh quân đội nhiều nước tấn công Tề tơi tả, Tề chỉ còn giữ được 2 thành Lư và Tức Mặc, nguy cơ trước mắt. May thay, tướng Tề là Điền Đan bày trận “Trâu lửa” (Hỏa ngưu trận) cứu vãn được. Từ đó nước Tề ngày càng suy yếu, cuối cùng, năm 221 T.C.N bị nước Tần tiêu diệt. Hai họ Khương và Điền truyền ngôi được 37 đời vua, tồn tại hơn 230 năm. ...
... TẤN Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại trung nam bộ Sơn Tây, tây nam bộ Hà Bắc, bắc bộ Hà Nam. Đầu tiên nơi đây là đất tạp cư của rợ Nhung Địch, vì muốn phòng ngừa sự xâm lược của Nhung Địch, Thành vương phong cho em là Thúc Ngu chức Đường hầu trấn giữ nơi này, lập đô thành ở đất Đường (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây) truyền đến con là Nghiệp Phụ đổi tên là Tấn. Năm 811 T.C.N (Chu Tuyên vương thứ 17), Mục hầu dời đô về đất Giáng (nay là Dực Thành, Sơn Tây). Năm 676 T.C.N (Chu Huệ vương nguyên niên), Hiến công nối ngôi, ông tiêu diệt một số tông thất cùng họ, trọng dụng người khác họ có quân công làm Ngự đại phu để tăng cường tập quyền. Kế đó mở mang đất nước, tiêu diệt các nước Hoắc (nay là Hoắc huyện, Sơn Tây), Cảnh (nay là Hà Tân, Sơn Tây), Ngụy (nay là Nhuế thành, Sơn Tây), Ngu (nay là Bình Lục, Sơn Tây), Quắc (nay thuộc Hà Nam).Lại chiến thắng Ly Nhung và Bắc Nhung, mở rộng lãnh thổ đến bờ tây và bờ nam sông Hoàng Hà, trở thành một nước lớn chiếm cứ vùng đất thiên nhiên hiểm trở Hào Sơn và Hàm Cốc quan. Năm 636 T.C.N (Chu Tương vương thứ 16), khi Tấn Văn công lưu vong nước ngoài học được khá nhiều kinh nghiệm chính trị, quay trở về nối ngôi đúng vào lúc Chu Tương vương bị em trai câu kết với rợ Địch đuổi ra khỏi ngôi báu. Văn công liền thừa cơ kết hợp với các chư hầu dẹp phản loạn, đưa Tương vương khôi phục ngôi vị, nhờ vậy được phong tước vương. Sau đó, Văn vương miễn bớt tô thuế, cứu người nạn, giúp người nghèo, phát triển nông thương làm cho kinh tế phát đạt và trọng dụng người hiền năng, của cải phong phú. Tiếp sau đó, Văn vương tranh giành địa vị bá chủ với nước Sở, đánh bại quân Sở khiến các nước nhỏ ở Trung Quốc vội vàng quy phục. Sau chiến tranh, khi đại hội các nước chư hầu, Tương vương chính thức sách phong Tấn Văn công làm bá chủ. Năm 599 T.C.N (Chu Định vương thứ 8), Cảnh công dời đô về đất Khúc Ốc (nay là Văn Hỉ, Sơn Tây) sau khi đánh thắng Tề, 2 năm sau lại đánh thắng Sở. Cùng lúc ấy, thế lực địa chủ mới nổi lên ở nước Tấn, đấu tranh quyết liệt với giới quý tộc cũ. Năm 573 T.C.N (Chu Giản vương thứ 13), Tấn Lệ công bị giết. Đến năm 453 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 16), ba họ tộc tương đối tiến bộ là họ Hàn, họ Triệu, họ Ngụy tự lập chính quyền. Năm 403 T.C.N, nhà Chu thừa nhận ba họ tộc ấy là các nước chư hầu. Năm 376 T.C.N (Chu An vương thứ 26), Tấn diệt vong, tổng cộng truyền được 37 đời vua, tồn tại 680 năm. ...
... SỞ Một thuộc quốc đời Tây Chu, ở tại phần lớn các vùng Hổ Bắc, An Huy, Hồ Nam ngày nay. Giữa khoảng Ân Chu, họ dần dần từ Đan Dương (vùng Đan Giang khẩu) phát triển về vùng Kinh sơn, nên tự gọi là “Kinh Sở". Đầu đời Chu, khu vực Giang Hán còn thuộc các bộ lạc cát cứ, bao quát cả nước Sở cũng còn rất lạc hậu, do vậy bị các nước ở Trung Nguyên khinh thường. Lúc ấy Sở đã thôn tính rất nhiều bộ lạc, trở thành một nước lớn ở phương nam. Từ Chu Chiêu vương đến Tuyên vương gồm hơn 2 thế kỷ, Chu từng nhiều lần đánh nam dẹp Sở nhưng phần lớn đều thất bại. Đầu đời Xuân Thu, năm 740 T.C.N (Chu Bình vương thứ 31), Sở Uy vương đầu tiên xưng vương. Năm 689 T.C.N (Chu Trang vương thứ 8), Sở Văn vương từ Đan Dương dời đô về đất Sính (nay là Giang Lăng, Hồ Bắc). Sau đó, liên tiếp tiêu diệt các nước nhỏ chung quanh, phá Trịnh đánh Tống. Năm 597 T.C.N (Chu Định vương thứ 10), đại phá quân Tấn, rồi Sở Trang vương xưng bá Trung Nguyên. Từ đó, cùng với các nước tranh bá hơn 100 năm. Đầu đời Chiến quốc, chính trị nước Sở thối nát, Thành vương vì quá bạo ngược bị giết. Thời Điệu vương, Sở liên tiếp bị 3 họ (Hàn, Triệu, Ngụy) nước Tấn đánh. Năm 382 T.C.N (Chu An vương thứ 20), Sở dùng Ngô Khởi biến pháp mới đẩy mau tiến trình phong kiến hoá nhưng nước Ngụy độc chiếm bá quyền Trung Nguyên, liên tục đánh bại Sở. Hoài vương mê muội đuổi Khuất Nguyên*, tin dùng bọn nịnh thần. Năm 312 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 3), sau nhiều lần bị Tần đánh bại, lại đại bại vì liên quân Tề... Từ đó thế nước suy sụp, cuối cùng bị nước Tần tiêu diệt vào năm 223 T.C.N (Tần vương Chính thứ 24), tổng cộng nước Sở truyền được 41 đời vua, tồn tại 830 năm. ...
... NGÔ Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại nam bộ Giang Tô và một phần An Huy, Chiết Giang ngày nay. Tương truyền các con trai của tổ tiên đời Chu là Thái Bá và Trọng Ung đã vượt Trường giang xuống phương nam kiến lập nước Ngô. Chu Khang vương đổi đất phong họ là Nghi hầu, âm cổ của hai chữ Nghi và Ngô rất giống nhau, cũng tức là Ngô hầu. Tư liệu lịch sử thời kỳ đầu của nước Ngô thiếu sót rất nhiều. Giữa và cuối đời Xuân Thu, năm 585 T.C.N (Chu Giản vương nguyên niên), sau khi Ngô vương Thọ Mộng nối ngôi thì có quan hệ mật thiết với nước Tấn. Lúc ấy các vong thần nước Sở là Thân công và Vu Thần chạy qua nước Tấn, từng kiến nghị với nước Tấn nên áp dụng sách lược liên kết với Ngô đánh Sở. Năm 584 T.C.N, Tấn sai Vu Thần đến Ngô dạy cho người Ngô nhiều chiến thuật tiên tiến. Năm 514 T.C.N (Chu Kính vương thứ 6) đến năm 497 T.C.N (Chu Kính vương thứ 23), Ngô vương Hạp Lư nắm quyền chính, với sự giúp đỡ của Ngũ Tử Tư, vong thần nước Sở, dựng thành đào hào, cất chứa lương thực, sửa sang binh khí và trọng dụng quân sự gia Tôn Võ, phát triển thực lực quốc gia. Năm 506 T.C.N, liên hợp cùng Đường, Thái tấn công Sở, Sở đại bại. Ngô thừa thắng đuổi theo tới đô thành Sính (Giang Lăng, Hồ Bắc) của Sở. Khi Sở cố gắng phản kích thì nội loạn xảy ra ở Ngô, nước Việt lại nhân cơ hội đánh vào đô thành Ngô, nước Tần cũng đem quân cứu viện Sở khiến quân Ngô đại bại. Sau đó Sở giúp Việt đánh Ngô, Hạp Lư trúng thương chết. Năm 495 TCN (Chu Kính vương thứ 25), Ngô vương Phù Sai lên nối ngôi quyết chí báo thù. Năm sau đem đại quân đánh Việt, Việt vương Câu Tiễn đại bại, lui về giữ Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), khuất nhục cầu hoà. Phù Sai cho rằng Việt đã quá suy yếu nên muốn xưng bá Trung Nguyên, tập trung dồn sức tiến lên phương bắc. Năm 482 T.C.N (Chu Kính vương thứ 38), sau 2 lần đánh bại nước Tề, đại hội chư hầu ở Hoàng Trì (nay là Thương Khâu, Hà Nam), tranh ngôi minh chủ với Tấn. Việt vương Câu Tiễn thừa cơ đánh úp Ngô, đốt phá thủ đô Cô Tô (nay là Tô châu, Giang Tô) của Ngô. Phù Sai hấp tấp kéo quân về nhưng đã quá muộn. Cuối cùng, năm 473 T.C.N (Chu Nguyên vương thứ 4), Ngô bị Việt tiêu diệt, Phù Sai tự sát. ...
... VIỆT Vốn là một chi Ư Việt trong tộc Bách Việt. Từ thời Sở Linh vương, năm 528 T.C.N trở về trước, còn là một thuộc quốc của nước Sở, ở tại bắc bộ Chiết Giang và một phần Giang Tô, An Huy, Giang Tây, dựng đô thành Cối Kê (nay là đông nam Thiệu Hưng, Chiết Giang). Người Việt cắt tóc vẽ mình, văn hóa lạc hậu, sử liệu ban đầu rất ít. Năm 510 T.C.N (Chu Kính vương thứ 10), mới chính thức thành nước chư hầu của Đông Chu và bắt đầu xưng vương. Do nước Ngô được nước Tấn giúp sức trở thành kình địch của nước Sở, nước Sở sai hiền tài nổi tiếng Văn Chủng và Phạm Lãi đến Việt giúp Việt đánh Ngô. Năm 496 T.C.N, Ngô và Việt đại chiến, quân Ngô thua, Ngô vương Hạp Lư trúng tên mà chết. Ngô vương Phù Sai nối ngôi quyết chí báo thù. Năm 494 T.C.N (Chu Kính vương thứ 26), đem đại quân đánh Việt. Việt vương Câu Tiễn đại bại, nước Việt chỉ còn một vùng đất nhỏ, Câu Tiễn rút về vùng Cối Kê, chịu nhục cầu hòa, tình nguyện làm tôi thần. Thời gian Câu Tiễn chịu nhục, nằm gai nếm mật, hạ quyết tâm rửa nhục báo thù. Ông trọng dụng Phạm Lãi, Văn Chủng, quyết ý chấn hưng. Đối nội phát triển kinh tế, dồn chứa lương thực, đối ngoại áp dụng chính sách thân Sở, liên hiệp Tề và Tấn để cô lập nước Ngô. Trải qua 10 năm chuẩn bị diệt Ngô. Ngô vương Phù Sai cho rằng Việt đã không còn sức chống cự mình nên muốn xưng bá Trung Nguyên, quyết định đánh lên phương bắc. Năm 482 T.C.N (Chu Kính vương thứ 38), đang giữa lúc giao tranh ngôi minh chủ với nước Tấn thì Câu Tiễn thừa cơ Ngô bỏ trống hậu phương liền đem đại quân tấn công; một đạo quân tiến đến đánh úp Cô Tô (nay là Tô Châu, Giang Tô). Phù Sai hấp tấp đem quân về nhưng đã quá muộn. Ngô thua xin cầu hòa nhưng Câu Tiễn không chịu, cuối cùng, vào năm 473 T.C.N (Chu Nguyên vương thứ 4), nước Ngô bị Việt tiêu diệt. Câu Tiễn tiến thẳng lên phương bắc, đại hội chư hầu ở Từ châu (nay thuộc Sơn Đông) xưng hiệu bá chủ. Sau đời Chiến quốc, nước Việt suy dần. Năm 355 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 14), nhiều lần Việt bị nước Sở đánh bại, mất nhiều đất đai, lại bị phụ thuộc vào Sở. Năm 22 T.C.N (Tần vương Chính thứ 25), vua Việt đầu hàng Tần, nước Việt đổi thành quận Cối Kê. ...
... LỖ Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại vùng Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay. Sau khi Chu công đánh dẹp đất Yêm, Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại vùng Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay. Sau khi Chu công đánh dẹp đất Yêm, thụ phong cho con trai trưởng của mình là Bá Cảm đất Yêm, đóng đô ở Khúc Phụ, xây dựng nước Lỗ. Cương vực nước Lỗ phía bắc đến núi Thái Sơn, phía đông vượt qua núi Quy Mông, phía nam đến vùng đất Phong Sơn, những nước nhỏ phụ cận đều xin làm phụ dung. Lúc ấy nước Lỗ có đủ các loại chế độ văn vật như vương thất Chu, trở thành một nước lớn phương đông đại diện nhà vua, trấn giữ một vùng lớn. Sau đời Xuân Thu, thế lực nước Lỗngày một suy, trong các cuộc tranh giành ngôi bá chủ giữa các nước lớn, Lỗ là nước đầu tiên bị Tề bên cạnh khống chế, phục tùng theo Tề. Sau khi Tề suy yếu và Sở hưng thịnh lên, Lỗ lại quay sang Sở. Sau khi Tấn Văn công giành được ngôi báu, lại quy phục Tấn. Suốt thời kỳ Xuân Thu, vua nước Lỗ đến triều Chu chỉ có ba lần mà về triều Tề, Tấn, Sở đạt tới hơn 33 lần, đương nhiên mỗi lần triều bái đều phải nạp cống. Giữa và cuối đời Xuân Thu, nước Lỗ cải cách quan hệ sản xuất, dẹp yên những cuộc đấu tranh đoạt quyền. Năm 594 T.C.N (Chu Định vương thứ 13), họ Quý Tôn nắm quyền ban bố luật thuế mới, bắt đầu thu thuế tất cả các ruộng công và tư, bãi bỏ chế độ “Tỉnh điển”. Đồng thời, đại biểu cho thế lực mới nổi lên là 3 họ Quý tôn, Thúc tôn và Mạnh tôn, hậu duệ của Lỗ Hòan công tức “Tam Hoàn”. Họ tự phát triển thế lực riêng của mình, phong ấp xây thành, tranh thủ dụ dỗ các nô lệ và bình dân phá sản. Năm 562 T.C.N, “Tam Hoàn” võ trang trong cuộc “tam phân công thất”, mỗi họ thống lãnh một số quân và tự cải cách trong phạm vi quản hạt của mình. Đại biểu thế lực cũ là Lỗ Chiêu công và họ Tôn tấn công họ Quý. “Tam Hoàn” tổ chức phản công, xử tử họ Tôn, Chiêu công phải chạy khỏi nước và chết. Sau đó địa vị của vua Lỗ chỉ còn hư danh, quyền lực dồn hết về tay “Tam Hoàn”. Nước Lỗ tổng cộng truyền được 34 đời, năm 249 T.C.N (Tần Trang vương nguyên niên), bị nước Sở diệt, tồn tại khoảng 810 năm. ...
... TRỊNH Nước chư hầu cuối đời Tây Chu, ở tại vùng huyện Tân Trịnh, Hà Nam ngày nay. Năm 806 T.C.N (Chu Tuyên vương thứ 22), Chu Tuyên vương phong cho em thứ là Cơ Hữu (Trịnh Hoàn công) các đất Vực, Lâm (bắc Hoa huyện, Thiểm Tây) bắt đầu xây dựng nước Trịnh. Đầu đời Xuân Thu, Trịnh Võ công diệt nước Đông Quắc (Vinh Dương, Hà Nam) và nước Cối (Mật huyện, Hà Nam), rồi dời đô về Tân Trịnh. Con Võ công là Trang công liên hợp với các nước Tề, Lỗ đánh các nước Tống, Vệ, Hứa, thu phục Trần, Thái và đánh bại Bắc Nhung, sau đó đối lập sâu sắc với vương thất. Năm 70 T.C.N (Chu Hoàn vương thứ 13), Chu Hoàn vương tự đem quân các nước Trần, Thái, Vệ đánh Trịnh; kết quả, quân nhà vua thảm bại, nước Trịnh nghiễm nhiên trở thành bá chủ; sau đó Chu Tương vương hạ giọng nhún nhường xin được hội minh với Trịnh. Giữa đời Xuân Thu, thế nước Trịnh đã suy sụp. Khi Tề Hoàn công xưng bá thì nước Trịnh dựa vào Tề. Tiếp đó nước Sở liên tục đánh Trịnh, Trịnh bèn đổi hướng theo về Sở. Trong cuộc tranh bá giữa Tấn và Sở, Trịnh lại bị buộc theo Tấn. Năm 597 T.C.N, Sở tấn công và phá được đô thành nước Trịnh, buộc Trịnh phải quy phục Sở. Lúc này nước Trịnh phải triều cống cả hai nước Tấn, Sở, thế nước rất gian nan. Nước Trịnh ở vào trung tâm các nước, thương nghiệp phát đạt. Giữa đời Xuân Thu giới địa chủ mới nổi lên hưng thịnh, thế lực lãnh chúa quý tộc cũng cường mạnh, mâu thuẫn nội bộ kịch liệt, đồng thời bên ngoài lại bị áp lực của Tấn, Sở nên cục diện chính trị càng thêm dao động. Năm 543 T.C.N, đại chính trị gia Tử Sản* nắm quyền, ông nỗ lực hòa hoãn mâu thuẫn nội bộ, thuận thảo xử lý ngoại giao, giữ gìn độc lập quốc gia. Chính sách ấy hạn chế lãnh chúa quý tộc vơ vét đất đai, tấn công loại người hoang đàng tham lam. Chính vậy mà bị bọn thế lực cũ căm hận; đồng thời, ủng hộ giới địa chủ mới lên, coi trọng ý kiến của họ, giáo dục lớp con cháu họ, tưởng thưởng ai phát triển sản xuất. Nhưng Tử Sản chưa phải là nhà cải cách triệt để, ông thoả hiệp khá nhiều với giới lãnh chúa quý tộc để hòa hoãn mâu thuẫn. Về ngoại giao ông đạt không ít thành công. Tử Sản chết rồi, chính sách khá sáng sủa của ông bị trừ bỏ, người trong nước nổi lên bạo động, thế nước càng suy vi, cuối cùng bị nước Hàn tiêu diệt vào năm 375 T.C.N. Trịnh tồn tại 432 năm. ...
... TỐNG Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại đông bộ Hà Nam và khoảng Sơn Đông, Giang Tô, An Huy ngày nay. Cuối đời Ân Thương đã có nước “Tống Bá”. Đầu đời Chu, sau khi diệt Trụ, Võ vương ban cho Vi Tử đất phong, gọi là Tống công để Vi Tử giữ việc thờ cúng người Thương. Đô thành Tống ở Thương Khâu. Trong cuộc tranh ngôi vị bá chủ của các nước lớn đời Xuân Thu, Tống đầu tiên theo Tề. Năm 656 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 21), tham gia liên quân do Tề Hoàn công thống lãnh đánh Thái và Sở. Khi nghiệp bá của Tề suy sụp, nước Sở khuếch trương vào Trung Nguyên, giữa lúc nước Trịnh theo về với Sở thì Tống Tương công không tự biết sức mình, hão huyền mơ ước định thay thế nghiệp bá của Tề Hoàn công. Năm 638 T.C.N (Chu Tương vương thứ 14), Tống Tương vương đem quân đánh Trịnh, đụng độ với viện binh của Sở ở Hằng Thủy (nay ở phía bắc Hà Nam). Tương vương bỏ lỡ cơ hội, không nghe lời can gián nên kết quả thảm bại, mua cười ngàn năm. Từ đó về sau đành quay theo Sở. Trong cuộc tranh bá giữa Tấn và Sở, Tống lại thoát ly Sở phụ thuộc vào Tấn. Năm 632 T.C.N (Chu Tương vương thứ 20), trong cuộc chiến ở Thành Bộc, Tống tham gia liên quân của Tấn và cùng thắng. Năm 595 T.CN (Chu Định vương thứ 12), Sở đánh Tống, Tống chống cự một cách gian nan rồi cuối cùng cũng buộc phải khuất phục. Năm 579 T.C.N, do người nắm quyền ở nước Tống là Hoa Nguyên phát khởi, hẹn ước họp Tấn và Sở ở nước Tống, ký minh ước không xâm phạm lẫn nhau. Nhưng đến năm 575 T.C.N (Chu Giản vương thứ 11), lại xảy ra cuộc chiến giữa Tấn và Sở, Sở chiến bại. Năm 546 T.C.N, Tống đứng ra hòa giải, được các nước chư hầu đồng ý, cử hành đại hội dập tắt chiến tranh ở thủ đô nước Tống, hình thành thế quân bình giữa hai nước bá (Tấn và Sở). Từ đó các nước yếu như Tống đều quy phục cả hai nước và triều cống cả hai. Sau đời Chiến quốc, các nước nhỏ như Tống trở thành mục tiêu thôn tính trước tiên cho các nước lớn. Giữa lúc ấy, nước Ngụy độc bá Trung Nguyên, bèn xâm chiếm lãnh thổ Tống, buộc Tống quy phục Ngụy. Lúc này ở Tống xuất hiện đại tư tưởng gia, văn học gia Trang Chu*. Sau đó nước Triệu lại đánh Tống, bắt Tống phải khuất phục. Tề lại buộc Tống liên hợp để đánh Ngụy nhưng thất bại. Cuối cùng nước Tống bị Tề tiêu diệt vào năm 285 T.C.N. ...
... VỆ Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại bắc bộ Hà Nam ngày nay. Lúc Chu Võ vương mới diệt triều Thương, từng phong con của Trụ là Võ Canh đất Triều Ca, kinh đô cũ của Ân (nay ở đông bắc Kỳ huyện, Hà Nam), đó chính là nước Bội trong Kinh Thi*; đồng thời lại phong vùng nam Triều Ca cho Quản Thúc Tiên, đó là nước Dung trong Kinh Thi. Không lâu sau, Võ Canh và nhóm Quản Thúc Tiên phản loạn bị giết. Chu công liền phong cho em là Khang Thúc Cơ Khải thống lãnh các đất kể trên, vạch ra từ nam Võ Phụ (nay là khoảng Ký Dự) và bắc Phổ Điền (nay thuộc Hà Nam), kiến lập nước Vệ. Lúc ấy rất khó dẹp yên nhóm quý tộc cũ đời Ân Thương, Chu công bèn cho chuyển họ đến đất Vệ để giao cho Khang Thúc thống trị vì biết đất phong ở đây là lớn nhất, thế lực mạnh nhất, dễ trấn áp nhất. Từ đời Xuân Thu, nước Vệ bị nước Trịnh tấn công, sau đó lại bị Bắc Địch và Sơn Nhung quấy phá. Tề Hoàn công cứu vãn nguy cơ cho nước Vệ, vì đó Vệ quy phục phụ thuộc vào Tề. Lúc nghiệp bá nước Tề suy sụp, nước Sở khuếch trương thế lực vào Trung Nguyên, nước Vệ lại quy phục Sở. Năm 632 T.C.N (Chu Tương vương thứ 20), xảy ra cuộc chiến Thành Bộc giữa hai nước Tấn và Sở, ở ngay biên giới nước Vệ; liên quân Tấn đầu tiên đánh Sở và tấn công Vệ, vốn dựa vào Sở. Sở đại bại, Vệ cũng bị họa. Sau đó trong cuộc tranh bá giữa Tấn và Sở, Vệ đành phải phụ thuộc và triều cống cả hai. Trước đây, Vệ Ý công có nuôi chim hạc rất quý, cho hạc cùng đi xe vua. Năm 660 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 17), quân rợ Địch đánh Vệ, Ý công ra lệnh cho quân đội xuất chiến, các chiến sĩ đều nói: để chim hạc tiên đi trận, nó đã hưởng hết bổng lộc, chúng tôi còn đánh làm gì? Ý công đành thân chinh, thảm bại mà chết. Đêm trước trận chiến Thành Bộc, Vệ Thành công muốn dựa theo Sở, dân nước không đồng ý, đuổi Thành công ra khỏi đô thành. Năm 550 T.C.N (Chu Linh vương thứ 22), nước Vệ xảy ra nội loạn, Vệ Trung công bị giết, nước Vệ không chịu khuất phục nước ngoài nhưng nội bộ chính trị thối nát, dân oán than khắp nơi, quốc gia không một ngày yên ổn. Sau đời Chiến quốc, nước Vệ quy phục nước Ngụy đang độc bá Trung Nguyên. Năm 345 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 24), nước Triệu tấn công Vệ, buộc Vệ triều cống Triệu. Hai năm sau liên quân Ngụy, Hàn đánh bại liên quân Tề, Tống, Vệ. Nước Vệ kéo dài hơi thở thoi thóp cho đến lúc nước Tần thống nhất. ...
... YÊN Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại bắc bộ Hà Bắc, tây Liêu Ninh ngày nay. Vì muốn khống chế rợ Nhung Địch phía tây, con thứ của Văn vương là Triệu Công Thích được phong đất Yên (nay là Dịch huyện, Hà Bắc) sau dời đô thành đến đất Kế (đông Bắc Kinh). Nước Yên lúc này thế hơi yếu, cho đến giữa đời Xuân Thu còn chưa được các nước lớn ở Trung Nguyên coi trọng. Lúc này tộc Sơn Nhung và tộc Địch ở phương bắc đang bành trướng thế lực xuống phương nam, thường quấy nhiễu xâm lược nước Yên. Trước khi Tề Hoàn công xưng bá, từng liên kết với nước Yên đánh bại quân Sơn Nhung xâm lược. Đồng thời với sự lớn mạnh không ngừng của nước Tấn, thời Hiến công lại đánh diệt rợ Xích Địch và Bạch Địch ở phương bắc. Từ đây nước Yên mới dần phát triển lớn mạnh ở phương bắc. Giữa đời Chiến quốc, Yên vương Khoái vì muốn cải cách chính trị bèn nhường ngôi vị cho Tể tướng Tử Chi vào năm 316 T.C.N (Chu Tĩnh vương thứ 5), và thu hồi phần lớn bổng lộc của các quan, để Tử Chi thi hành chính sách mới. Hai năm sau, thế lực cũ do Thái tử Bình làm đại biểu phản loạn, Tử Chi tuy thắng lợi dẹp yên nhưng bị Tề Hoàn vương can thiệp võ trang, Tử Chi bại chết, quốc gia lâm vào cảnh nguy vong. Năm 311 T.CN (Chu Noãn vương thứ 4), Chiêu vương lên ngôi, cải cách chính trị, trọng dụng hiền tài, được nhóm Nhạc Nghị phò giúp, nỗ lực tự cường, cuối cùng quốc gia giàu mạnh. Sau đó phong Nhạc Nghị làm Thượng tướng quân, thống lãnh quân đội toàn quốc và liên hợp với quân các nước Tần, Hàn, Triệu, Ngụy, vào năm 284 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 31), đem đại quân đánh Tề. Nước Tề chỉ còn 2 thành chưa bị mất, cơ hồ sắp diệt vong. Lúc này Chiêu vương chết, Huệ vương nối ngôi, nghi kỵ Nhạc Nghị nên bãi bỏ chức của ông, kết quả trận nào cũng bất lợi, bao nhiêu công lao trước đều vất bỏ hết. Giữa lúc này nước Yên cũng tham gia thế “Hợp tung” đánh Tần nhưng phần lớn chẳng có công hiệu gì. Năm 227 T.C.N (Tần vương Chính thứ 20), Thái tử Yên là Đan sai Kinh Kha thích khách vua Tần thất bại, tuy có để lại vài giai thoại lịch sử và văn học nổi tiếng ngàn năm nhưng chẳng nên công cán gì. Năm sau Tần đánh hạ thủ đô Yên, rồi năm 222 (Tần vương Chính thứ 25), triệt để tiêu diệt Yên. ...
... NGỤY ① Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại huyện Nhuế Thành, Sơn Tây ngày nay. Họ Cơ, năm 661 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 16), bị nước Tấn diệt, ban cho Đại phu Tất Vạn làm ấp. Những bài thơ “Ngụy phong” trong Kinh Thi tức là dân ca của nước này. ② Nước chư hầu thời kỳ Chiến quốc, ở tại trung nam bộ Sơn Tây và tây bắc Hà Nam ngày nay. Năm 453 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 16), Thế Khanh nước Tấn, thế lực mới nổi lên sai họ Ngụy đến đây tự dựng lập chính quyền. Năm 403 T.C.N (Chu Uy Liệt vương thứ 23), Chu Uy Liệt vương chính thức thừa nhận đây là nước chư hầu, dựng đô thành ở An ấp (nay là Hạ huyện, Sơn Tây). Năm 446 TCN (Chu Trinh Định vương thứ 23), Ngụy Văn hầu nắm quyền nỗ lực cải cách, giàu có để tranh ngôi bá. Văn hầu dùng Lý Quý làm tướng, tiến hành biến pháp, bỏ chế độ thế tập quan tước của giới chủ nô, căn cứ theo công lao và năng lực bổ chức quan, đề cao sản lượng, khai thác đất đai, chia đều lương thực, ổn định kinh tế tiểu nông, xác lập pháp luật bảo vệ phong kiến, trọng dụng Ngô Khởi cải cách chế độ quân sự, chọn lọc quân sĩ nghiêm mật, sửa đổi chia ra từng binh chủng, sau đó một mình chiếm ngôi bá Trung Nguyên suốt 70 năm. Thời Văn hầu thường nhiều lần chiếm đoạt vùng đất phía đông Lạc thủy của nước Tần, diệt nước Trung Sơn, đánh bại nước Tề. Thời Võ hầu lại chiếm giữ vùng đất lớn phía nam Hoàng Hà của các nước Trịnh, Tống, Sở. Đến thời Huệ vương, các nước Hàn, Triệu, Tần, Tề luôn luôn tấn công Ngụy, đến năm 361 T.C.N (Chu Hiến vương thứ 8), Ngụy bèn dời đô về Đại Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam) để bảo vệ an toàn. Tiếp đó chấn hưng thủy lợi, phát triển sản xuất, đoàn kết với các nước lân cận như Hàn, Triệu, sửa sang xây dựng tường thành Lạc thủy để phòng ngự nước Tần. Lúc này Tần và Tề ngày càng cường thịnh, luôn luôn tấn công Ngụy, lúc thắng lúc bại. Đến năm 344 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 25), Huệ vương vẫn hội minh chư hầu, nghiệp bá vẫn phát triển. Sau đó, Hàn và Tề kết thân, năm 341 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 28), trận chiến Mã Tắc đánh đại bại quân Ngụy; năm sau Tề, Tần, Triệu lại đại phá quân Ngụy. Từ đó nước Ngụy mất địa vị bá chủ. Đến năm 318 T.C.N (Chu Thận Tĩnh vương thứ 3), tướng Ngụy là Công Tôn Diễn phát khởi kế sách “hợp tung” chống Tần, từng kết hợp liên quân đánh Tần nhiều lần, lúc thắng lúc bại cho đến khi không còn đủ sức đề kháng; cuối cùng, năm 225 T.C.N (Tần vương Chính thứ 22), bị Tần tiêu diệt. Từ khi Ngụy Văn hầu thụ phong tổng cộng nước Ngụy truyền được 7 đời vua, tồn tại 228 năm. ...
... TRIỆU ① Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại trấn Triệu Thành bắc Hồng Động huyện, Sơn Tây ngày nay. Đất này thoạt đầu do Chu Mục vương phong cho Tạo Phụ, đã sớm bị nước Tấn diệt vong. ② Nước chư hầu thời kỳ Chiến quốc, ở tại tây nam bộ Hà Bắc, trung bộ và bắc bộ Sơn Tây ngày nay. Năm 453 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 16), Thế khanh và thế lực mới nổi lên ở nước Tấn sai Triệu Tương Tử đến đây tự kiến lập chính quyền. Năm 403 T.C.N (Chu Uy Liệt vương thứ 23), Triệu Liệt hầu được Chu Uy Liệt vương chính thức thừa nhận là nước chư hầu, đóng đô ở Hàm Đan. Một mặt, Triệu Liệt hầu đề xướng nhân nghĩa, thi hành vương đạo, một mặt tuyển chọn hiền năng, tiết kiệm tiêu dùng, xét công định đức làm cho chính quyền dần dần ổn định. Đầu đời Chiến quốc, khi nước Ngụy độc bá Trung Nguyên thì Triệu liên minh với Hàn, Ngụy, sau đó liên minh tan vỡ. Năm 356 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 13), Tề và Triệu kết minh phản Ngụy. Ba năm sau Ngụy công phá Hàm Đan, nhờ dựa vào Tề mà vây Ngụy cứu được Triệu. Hai năm sau, Ngụy lại đến vây hãm Hàm Đan, hình thành liên minh Ngụy, Triệu. Sau trận chiến Mã Lăng, Tề thắng Ngụy, Triệu lại liên minh Tề đánh Ngụy. Năm 317 T.C.N (Chu Thận Tĩnh vương thứ 4), các nước Triệu, Ngụy, Hàn “hợp tung” đánh Tần thất bại; người Hồ ở biên cương bắc nước Triệu rất giỏi bắn cung cưỡi ngựa còn quân đội Triệu chủ yếu dùng chiến xa chậm chạp nặng nề, trong chiến tranh Triệu thường ở thế bất lợi. Năm 307 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 8), Triệu Võ Linh vương bắt đầu cải cách quân sự, thực hành học tập theo quân đội Hồ, kiến lập quân đội kỵ binh hùng mạnh. Từ đó, nước Triệu mau lẹ cường thịnh, trở thành đối thủ tranh giành đất đai với các nước Tần, Tề. Tần áp dụng chiến lược “giao hảo với nước xa, tấn công nước gần” (Viễn giao cận công); “tấn công nước gần” chủ yếu chính là Triệu, từ đó bắt đầu những cuộc đại chiến giữa Tần và Triệu. Năm 269 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 46), tướng Triệu là Triệu Xa đại phá quân Tần. Năm 262 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 53), trong trận chiến Trường Bình, tướng Triệu là Liêm Pha áp dụng sách lược “dĩ dật đãi lao”* (dùng sự an nhàn chống sự mệt mỏi) cầm cự với quân Tần 3 năm không phân thắng bại. Triệu Quát thay thế Liêm Pha, đổi sách lược “chỉ thượng đàm binh" (bàn việc quân bằng giấy tờ, lý thuyết xuông), kết quả thảm bại. Năm 257 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 58), liên quân các nước Triệu, Ngụy, Sở đại phá quân Tần. Năm 241 T.C.N, các nước Triệu, Hàn, Ngụy, Yên hợp tung đánh Tần thất bại. Từ đó nội bộ nước Triệu tranh giành lẫn nhau, Triệu Tương vương trúng kế của Tần, giết danh tướng Lý Mục. Năm 222 T.C.N (Tần vương Chính thứ 25), Triệu bị Tần diệt vong, tổng cộng truyền được 9 ngôi vua, tồn tại 231 năm. Đại tư tưởng gia, giáo dục gia Tuân Tử*; danh gia nổi tiếng ngụy biện Công Tôn Long Tử*; chính trị gia, ngoại giao gia Lạn Tương Như* đều là người nước Triệu. ...
... HÀN ① Nước chư hầu thời Tây Chu, ở tại Hàn Thành, Thiểm Tây ngày nay, họ Cơ, tước hầu. Năm 757 T.C.N (Chu Bình vương thứ 14), bị nước Tấn tiêu diệt. ② Nước chư hầu thời kỳ Chiến quốc, ở tại trung bộ Hà Nam và đông nam bộ Sơn Tây ngày nay. Năm 453 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 16), thế khanh và thế lực mới nổi lên ở nước Tấn sai họ Hàn đến đây tự lập chính quyền. Năm 403 T.C.N (Chu Uy Liệt vương thứ 23), thời Hàn Cảnh hầu, được Chu Uy Liệt vương chính thức thừa nhận là nước chư hầu, đóng đô ở Bình Dương (Lâm Phần). Năm 375 T.C.N (Chu Liệt vương nguyên niên), Hàn Ai hầu diệt nước Trịnh, dời đô về Tân Trịnh. Đầu đời Chiến quốc, lúc nước Ngụy độc bá Trung Nguyên, Hàn, Triệu và Ngụy liên minh, từng cùng đánh bại quân Sở. Sau đó liên minh tan vỡ, Ngụy lại bức bách nước Hàn kết minh, cùng nước Ngụy đánh bại liên quân nước Tề. Năm 355 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 14), Hàn Chiêu hầu dùng pháp gia Thân Bất Hại* làm tướng, kiến lập chế độ luận công ban thưởng, đồng thời nhấn mạnh đến tác dụng của “Thuật”. “Thuật” là phương pháp để vua dùng hay bỏ, thưởng hay phạt, khảo hạch quan lại. Nó yêu cầu vua phải độc đoán, không cho các quan đoán được ý mình, dùng quan phải xứng với chức, không được làm việc vượt quá chức vụ, cần phải thường giám sát khảo hạch. Trải qua tăng cường trung ương tập quyền với chủ nghĩa chuyên chế, như sách “Sử ký”* phần “Hàn thế gia” chép: “Sửa thuật thi hành đạo, trong nước đã an trị, các chư hầu không đến đánh nữa” (Tu thuật hành đạo, quốc nội dĩ trị, chư hầu bất lai xâm phạt). Từ đó, trong giai đoạn Tần và Tề đối lập;và, Tần với Triệu đại chiến; nước Hàn kiên trì giữ lập trường “hợp tung” đánh Tần. Năm 318 T.CN (Chu Thận Tĩnh vương thứ 3), Hàn, Triệu và Ngụy đánh Tần nhưng bị đại bại. Năm 301 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 14), Hàn hợp đồng với Tề, Ngụy đánh Sở thắng lợi. Năm 294 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 21), Tề và Tần thoả hiệp, vì vậy Tần rảnh tay liên tục đánh Hàn, cướp mất phần lớn đất đai. Năm 288 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 27), Hàn hợp đồng với các nước Tề, Ngụy, Yên, Triệu đánh Tần thắng lợi, thu hồi một số đất đai đã mất. Năm 262 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 53), trước trận đánh Trường Bình giữa Tần và Triệu, trước tiên Tần đánh Hàn. Năm 241 T.C.N (Tần vương Chính thứ 6), Hàn và các nước Triệu, Ngụy, Yên, Sở đánh Tần lại bị đại bại. Đại biểu pháp gia hậu kỳ, người tập đại thành pháp gia Hàn Phi* chính là người nước Hàn. Hàn Phi từng nhiều lần đề xuất kiến nghị đổi mới biến pháp với Hàn Hoàn Huệ vương nhưng không hề được chấp nhận. Sau, Hàn Phi được Tần Thủy Hoàng gọi sang nước Tần. Năm 230 T.C.N (Tần vương Chính thứ 17), cuối cùng, Tần diệt vong nước Hàn. Nước Hàn tổng cộng truyền được 12 đời vua, tồn tại 223 năm. ...
... TẦN Nước chư hầu đời Đông Chu, ở tại vùng Kỳ Sơn, Phụng Tường, Thiểm Tây ngày nay. Cuối đời Tây Chu, tổ tiên Tần chỉ là “Đại phu ở biên thùy phía tây” (Tây thùy đại phu), khi Bình vương dời đô sang phía đông, Tần Tương vương có công hộ tống, đầu tiên được phong nước chư hầu ở phía tây Kỳ Sơn. Năm 753 T.C.N (Chu Bình vương thứ 18), Văn công bắt đầu thiết lập sử quan. Năm 667 T.C.N (Chu Hi vương thứ 5), Đức công dựng đô thành ở đất Ung (Phụng Tường). Năm 659 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 18), từ Mục công đến nay mới bắt đầu thắng nước Tấn, mở mang đến bờ sông Hoàng Hà. Sau khi Tấn Văn công xưng bá, các trận chiến liên miên khiến nước Tần không tài nào tiến sang phía đông được, vì thế Tần đành phải đánh Nhung Địch phía tây, tiêu diệt 12 nước, mở đất ngàn dặm, từ đó trở thành bá chủ phía tây. Lúc ấy văn hóa của Tần còn rất lạc hậu, khi Mục công chết số bị tuẫn táng chôn theo lên đến 177 người. Thời đại Xuân Thu, để xúc tiến dung hợp dân tộc, Tần truyền bá các loại kiến thức về chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, có tác dụng nhất định với lịch sử phát triển các dân tộc. Từ đời Chiến quốc trở về sau, năm 384 T.C.N (Chu An vương thứ 18), Hiến công đoạt lấy chính quyền, tiến hành một loạt cải cách. Năm 361 T.C.N, Hiếu công lên ngôi, dùng Thương Ưởng* tiến hành hai lần biến pháp đại quy mô. Đây là cuộc cách mạng chính trị phá bỏ chế độ nô lệ, phát triển chế độ phong kiến của giới địa chủ. Năm 338 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 31), Hiếu công chết, Thương Ưởng bị xé xác, nhưng biến pháp nhờ thuận ứng với xu thế thời đại không hề bị phế bỏ, cuối cùng, đưa nước Tần tương đối lạc hậu trở thành một cường quốc tiên tiến nhất trong thời đại Chiến quốc. Đó cũng chính là cơ sở để mai sau Tần thống nhất toàn quốc. Sau khi Tần biến pháp trở giàu mạnh thì cũng đúng lúc nước Ngụy bá chủ suy sụp, vì đó, hình thành thế đối đầu giữa hai nước hùng mạnh là Tần và Tề. Năm 317 T.C.N, các nước Hàn, Triệu, Ngụy hợp tung đánh Tần bị đại bại. Năm sau Tần tiêu diệt Ba Thục. Sau khi tướng Tần là Trương Nghi phá tan liên minh Tề và Sở, năm 312 T.C.N, Tần lại đánh bại Sở, chiếm đoạt vùng Hán Trung. Năm 298 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 27), Tề, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy liên hợp tiến đánh, buộc Tần phải trả những đất đã chiếm được của Hàn, Ngụy. Thời Chiêu vương, Tần áp dụng chính sách “giao hảo nước xa, tấn công nước gần”; năm 260 T.C.N (Chu Noãn vương thứ 55), trong trận chiến Trường Bình, đánh bại nước Triệu, sau đó diệt hai nước Chu ở đông và tây. Năm 241 T.C.N (Tần vương Chính thứ 6), Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên lại “hợp tung” đánh Tần nhưng đại bại. Năm 238 T.C.N, Tần thủy Hoàng tự thân nắm quyền, trải qua 17 năm chinh chiến đã tiêu diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ. Do nhờ xã hội nước Tần cải cách triệt để, củng cố trung ương tập quyền, nước giàu quân mạnh, Hoàn thành đại nghiệp thống nhất là tất yếu của xu thế lịch sử. Nước Tần tổng cộng truyền được 33 đời vua, tồn tại 550 năm. ...
... BÂN Đầu triều Thương, tổ tiên triều Chu là Công Lưu từng từ trung du Kinh thủy dời đến đất Bân, khi vương triều Chu mới kiến lập liền dựng quốc gia cũ họ Cơ ở tại phía tây Tuần ấp, Thiểm Tây ngày nay. Từ Xuân Thu đến nay là lãnh thổ của nước Tần. Thời Tây Ngụy từng đặt Bân châu ở đây, đến triều Tùy thì phế bỏ. Triều Đường lại khôi phục đặt châu. Thơ quốc phong 15 nước trong Quốc Phong Kinh Thi* có Bân phong, chính là dân ca của nước Bân đầu đời Tây Chu này. ...
... TÀO Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại huyện Định Đào, Sơn Đông ngày nay. Đầu tiên được phong là em của Võ vương tên Tào Thúc, là con của Văn vương. Phần “Tào phong” trong Kinh Thi* chính là dân ca của nước Tào này. Giữa lúc các nước tranh giành nhau ngôi bá chủ đời Xuân Thu, nước Tào tương đối nhỏ yếu nên bị trói buộc tùy theo tình thế, trước tiên dựa theo nước Tề, sau đó hướng theo Sở, sau lại phụ thuộc vào nước Tấn. Năm 487 T.C.N (Chu Kinh vương thứ 33), Tào bị nước Tống diệt vong. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...