... VÂN MÔN TÔNG Tông phái Phật giáo Trung Quốc, một trong “ngũ gia thất tông” Thiền tông hậu kỳ, thuộc hệ phái Thanh Nguyên. Nhân vì người khai sáng tông phái này là Văn Yển truyền giáo pháp ở Quang Thái thiền viện núi Vân Môn, Thiều châu (nay là tỉnh Quảng Đông) nên có tên gọi ấy. Văn Yển đắc pháp nơi Tuyết Phong Nghĩa Tồn, cuối đời cư trú ở Vân Môn sơn. Tư tưởng căn bản của ông là: “Một mũi tên sắc phá ba cửa” (Nhất Thốc phá tam quan). Đệ tử của ông là Đức Sơn phân tích thành “Vân Môn tam cú” với ý thuyết minh vạn sự đều chân thật, điều chân thật ấy không thể nói bằng lời nên tuỳ cơ dạy người, đó là tông chỉ hoằng pháp của Vân Môn. Đệ tử Vân Môn là Nghĩa Hoài biểu đạt rất rõ qua câu: “Nhạn bay qua trời, bóng chìm nước lạnh, nhạn không có ý để lại dấu vết, nước không có lòng giữ lại bóng nhạn” (Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô di tung chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm). Từ đây Vân Môn tông hưng thịnh. Tông phái này hưng thịnh ở đời Ngũ đại, đến đời Tống lên tới cực điểm, nhưng đến Nam Tống dần dần suy yếu, kéo dài được khoảng 200 năm. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... 5. CÁC ĐẠI SƯ PHẬT HỌC Dưới đây là tiểu sử tóm lược nhưng đầy đủ của các Thiền sư đạo Phật ở Trung Quốc. Hiển nhiên, các vị này là những thiền tăng hay cư sĩ đã ghi dấu được tiêu chí đại biểu trong lịch sử Phật học Trung Quốc chứ không phải là toàn thể Thiền sư Trung Quốc. * Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link * AN THẾ CAO (Sống khoảng thế kỷ thứ 2) Vốn tên là Thanh, hiệu An Hầu, là tăng nhân nước ngoài sau nhập tịch Trung Quốc, một trong những người đầu tiên dịch kinh Phật ra chữ Hán. An Thế Cao vốn là Thái tử nước An Tức, chuyên tâm nghiên cứu A Tì Đàm, tu tập Thiền định. Đầu niên hiệu Kiến Hòa đời Hán Hoàn đế (147) đến Lạc Dương, Trung Quốc theo đuổi sự nghiệp dịch kinh Phật, sau du lịch xuống vùng Giang Nam, cuối đời không rõ tông tích. Theo “Chúng kinh mục lục” của Đạo An*, kinh điển ông dịch lên tới 35 loại, 41 quyển, hiện nay còn lại 22 loại, 26 quyển. Trứ tác đại biểu của ông có “An ban thủ ý kinh”, “Âm tri nhân kinh”. Trọng điểm của ông là phiên dịch lưu truyền học thuyết hai mặt Định và Huệ của Phật giáo, xác định cơ sở Thiền pháp Tiểu thừa Phật giáo ở đất Hán. Việc phiên dịch của ông có lúc đọc giải bằng miệng rồi người khác chép ra, được người đời ấy gọi là “An hầu khẩu giải” (vị An hầu giải nghĩa bằng miệng). Kinh Phật do ông dịch có đặc sắc: “Nghĩa lý rõ ràng khúc chiết, văn tự nghiêm chính, biện biệt mà không hoa mỹ, chất phác mà không quê mùa” (Nghĩa lý minh tích, văn tự doãn chính, biện nhi bất hoa, chất nhi bất dã - Cao tăng truyện). “Niệm tức pháp môn” do ông giảng truyền có nhiều chỗ rất giống với các thuyết “Thực khí”, "Đạo khí”, “Thủ nhất” của Đạo giáo đương thời, nhờ vậy mà sự truyền giáo của ông được phố biển. Các quan điểm về Thiền, Lý, Số do ông truyền giảng tạo ra ảnh hưởng lớn về sau, như 6 loại pháp môn “Số”, “Tùy”, “Chỉ”, “Quán”, “Hoàn”, “Tịnh” sẽ được Thiên Thai tông* hấp thụ. ...
... CHI SÁM (Sống khoảng thế kỷ thứ 2) Tên gọi tắt của Chi Lâu Ca Sám, tăng sĩ Phật giáo nước ngoài ở đất Hán. Ông vốn là người Nguyệt Thị, cuối đời Hán Hoàn đế đến Lạc Dương theo đuổi sự nghiệp dịch kinh, là một trong những người đầu tiên dịch Phật điển Đại thừa ra chữ Hán. Về số lượng kinh dịch của ông có nhiều thuyết khác nhau, hiện nay còn lại 9 loại, nổi tiếng có “Bát Nhã đạo hạnh kinh”, “Bát Nhã tam muội kinh”. Từ khi có những kinh ấy, học thuyết Bát Nhã Đại thừa mới lưu hành ở Trung Quốc, cùng phối hợp với quan niệm “Vô danh là khởi thủy của trời đất” (Vô danh vi thiên địa thủy) thuộc Đạo giáo Trung Quốc, hình thành những trường phái Phật học dưới thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều sau này và thúc đẩy mau quá trình Phật giáo Trung Quốc hóa. Văn dịch kinh Phật của ông bảo tồn được ý của nguyên tác, phần lớn là dùng cách dịch âm. Chi Mẫn Độ nhận định: “Phàm kinh do ông dịch phần lớn sâu sắc huyền diệu, quý ở trung thực” (Phàm sở xuất kinh, loại đa thêm huyền quý thượng thực trung). Đệ tử của ông có Chi Lượng và đệ tử tái truyền Chi Khiêm, đời gọi là “Tam Chi”. Trong các kiều dân nước Nguyệt Thị sang Trung Quốc phát huy học thuyết truyền thống, truyền bá học thuyết Bát Nhã Phật học, ông là người tạo được tác dụng quan trọng. ...
... CHI KHIÊM (Sống khoảng thế kỷ thứ 3) Nhà phiên dịch kinh Phật ở nước Ngô đời Tam quốc, còn có tên là Việt, tự Cung Minh, hậu duệ của tộc Nguyệt Thị, tinh thông 6 loại ngôn ngữ. Công trình dịch thuật của ông phong phú, có khảo đính. Ông phiên dịch được 29 bộ kinh Phật, từng sáng tác 3 bài “Tán Bồ Tát liên cú Phạn bối”, tạo ảnh hưởng khá lớn đối với nghệ thuật “Tán bối” sau này. Phong cách phiên dịch của ông chủ trương văn và chất điều hòa, mở đầu phong trào từ chất phác đến văn vẻ. Về lý luận Phật giáo, ông hoằng dương Bát Nhã học Đại thừa, chủ trương quan niệm “Phật thân” và thuyết “Duyên thuyết” nội ngoại, thúc đẩy sự lưu hành sau này của Bát Nhã học và tư tưởng Tịnh Độ tông*. ...
... CHI ĐỘN (Sống khoảng 314-366) Tăng sĩ đời Đông Tấn, triết học gia Phật giáo, nhân vật đại biểu cho “Tức sắc tông”*. Họ thế tục của ông là Quan, tên tự Đạo Lâm, đời gọi là “Chi công” hay “Lâm công”, người ở Trần Lưu (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Ông xuất thân trong gia đình Phật giáo, từ nhỏ đã học tập thuyết Bát Nhã, chuyên tâm nghiên cứu “Đạo hạnh Bát Nhã kinh”, nổi tiếng một thời giỏi về biện luận Huyền Lý, được Tôn Xước trong “Đạo hiền luận” so sánh với Hướng Tú. Ông viết “Tức sắc du huyền luận” từ hai góc độ “Có” và “Không” xiển thuật nguyên lý Tính Không Bát Nhã, phát huy trọng điểm “Tức sắc thị không”, đưa ra mệnh đề: “Sắc tức là không, sắc lại khác không” (Sắc tức vi không, sắc phục dị không), cấu tạo nên lý luận đặc sắc của “Tức sắc tông”. Chẳng những ông dùng hình thức tư tưởng Bát Nhã học để chuyển thuật hoàn chỉnh Huyền học của Quách Tượng, mà còn dùng phương pháp tư biện của Bát Nhã học phát triển Huyền học Quách Tượng. Trong quá trình phát triển của Bát Nhã học, lý luận về Tức sắc của Chi Độn vượt qua các nhà khác đến gần với Tăng Triệu*, chiếm địa vị quan trọng trong Phật giáo sử và Triết học sử Trung Quốc. Chi Độn còn là đại biểu nổi tiếng chủ trương “Đốn ngộ”. Đại bộ phận trứ tác của ông hiện đã mất. ...
... ĐẠO AN (312 hoặc 314 – 385) Tăng sĩ đời Đông Tấn, học giả Phật giáo, nhân vật đại biểu chủ yếu của “Bản Vô tông”. Họ thế tục là Vệ, người ở Phù Liễu, Thường Sơn (nay thuộc Hà Bắc). 12 tuổi xuất gia, 24 tuổi tôn thờ thầy là Phật Đồ Trừng, thường thay thế thầy giảng Phật pháp, trả lời những vấn đề khó. Phật Đồ Trừng chết rồi, ông đến các nơi hoằng dương Phật pháp, từng dẫn hơn 400 đệ tử xuống phương nam đến Tương Dương, trước sau 15 năm chú kinh giảng học, đó là thời kỳ hoạt động cho Phật giáo quan trọng của ông. Sau ông bị ép về Trường An chủ trì dịch kinh. Đạo An là nhà Phật học sớm nhất trong Phật giáo sử biên soạn kinh điển có hệ thống, sách “Tung lý chúng kinh mục lục” của ông mở đầu cho ngành mục lục học kinh Phật. Đạo Tuyên đánh giá việc này là: “Các kinh căn cứ từ đây rõ ràng ra" (Chúng kinh hữu cứ, tự thử nhi minh). Ông cũng là người chế ra “Tăng Ni quy phạm” có ảnh hưởng khá rộng: “Các chùa chiền trong thiên hạ bèn theo đó vậy” (Thiên hạ tự xá, toại tắc nhi tông chi - Cao tăng truyện, quyển 5). Suốt đời Đạo An dịch nhiều loại kinh, trứ thuật phong phú. Ông mượn tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc và ngôn ngữ, khái niệm của Huyền học Lão Trang để giải thích và phát huy giáo nghĩa Phật giáo. Đặc biệt về phương diện Bát Nhã học, ông dùng phương thức luận chứng bản thể luận của “Quý vô phái” Huyền học, kiến lập hệ thống lý luận cho “Bản Vô tông”, tạo ảnh hưởng lớn nhất so với các học thuyết khác. Địa vị và ảnh hưởng của ông trong Phật giáo ngay lúc ấy đã được thừa nhận. Khi Cưu Ma La Thập còn ở nước Quy Tư đã nghe tên Đạo An “gọi là bậc thánh phương đông” (Vị thị đông phương thánh nhân), còn Tôn Xước đời Đông Tấn trong sách “Danh đức sa môn luận” ca ngợi ông là “Bác vật đa tài, thông kinh danh lý”. ...
... TUỆ VIỄN (334-416) Tăng sĩ đời Đông Tấn, nhà lý luận trứ danh Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Giả, người ở Lâu Phiền, Nhạn Môn (nay là tỉnh Sơn Tây). Thuở trẻ là học trò đọc hết sáu kinh, càng giỏi về Lão, Trang, 21 tuổi theo học Đạo An*, quy y cửa Phật trở thành đệ tử hàng đầu của Đạo An*, chuyên tâm vào học thuyết “Bát Nhã tính không”. Năm 24 tuổi ông bắt đầu giảng “Bát Nhã kinh”, “dẫn nghĩa giống nhau trong Trang Tử” (Dẫn Trang Tử nghĩa vi liên loại) làm cho người nghe dễ hiểu. Đạo An* khen ông: “Khiến đạo lưu hành nước phương đông (tức Trung Quốc) là nhờ (Tuệ) Viễn vậy!" (Sử đạo lưu đông quốc, kỳ tại Viễn hồ). Sau đó ông giã biệt Đạo An, cư trú ở chùa Đông Lâm theo núi Lô sơn, thu đệ tử giảng học, biển Lô sơn thành trung tâm Phật giáo phương nam lúc ấy. Ông từng sai đệ tử ra nước ngoài cầu pháp, khuyến khích mời gọi các tăng sĩ nơi khác đến dịch kinh, thúc đẩy sự lưu truyền kinh điển của các học thuyết Tì Đàm học, Thiền học và Luật học, liên hệ rất mật thiết với nhóm “Quan Hà chi học” của Cưu Ma La Thập, khai triển sự giao lưu Phật học giữa hai miền nam bắc, tạo ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hình thành các học phái và tông phái Phật giáo sau này. Hoạt động kết giao với giới quyền quý của ông ở Lô sơn đã thúc đẩy và chấn hưng Phật giáo đương thời. Tác phẩm đại biểu cho tư tưởng của Tuệ Viễn, ngoài bộ “Pháp tính luận” đã mất, các sách còn lại là “Sa môn bất kính vương giả luận”, “Minh báo ứng luận”, “Tam báo luận” và “Đại trí độ luận sao tự”. Triết học Phật giáo của ông coi Phật học là chủ, Huyền học, Nho học là phụ, dung hợp hội thông với nhau. Đặc điểm này phản ánh xu thế cơ bản sự phát triển của tư tưởng giới lúc ấy và sau này. Ông còn đề xướng quan điểm Di Đà Tịnh Độ và niệm Phật tam muội, chủ trương coi trọng cả Thiền và Trí tạo ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiên Thai tông*, Tịnh Độ tông* và Thiền tông* sau này. Ông cư trú ở Lô sơn hơn 30 năm, bồi dưỡng một số lớn đệ tử, trong ấy trở thành danh tăng có gần 20 người. Sự nghiệp Phật giáo của ông tạo địa vị quan trọng trong Phật giáo sử và Tư tưởng sử Trung Quốc. Chùa Đông Lâm ở Lô sơn và đài giảng kinh của Tuệ Viễn trở thành thánh địa cho các Phật giáo đồ chiêm ngưỡng và là đề tài sáng tác cho rất nhiều văn nhân nghệ sĩ. ...
... CƯU MA LA THẬP (344-413) Tăng sĩ đời Hậu Tần, một trong bốn nhà dịch kinh Phật giáo lớn nhất. Ông sinh ở nước Quy Tư, Tây Vực (nay là vùng Tân Cương), lúc 7 tuổi theo mẹ xuất gia học đạo Phật. Trước tiên ông học Tiểu thừa, sau đổi qua học Đại thừa. Niên hiệu Hoằng Thủy thứ 3 đời Hậu Tần (401), ông đến Trường An, vào Tây Minh các và Tiêu Dao viên chủ trì dịch kinh. Trước sau trong vòng hơn 10 năm, ông dịch được 35 bộ 294 quyển Phật điển, số lượng và chất lượng đều cao, thay đổi hẳn phong cách dịch kinh thô sơ cũ. Ông biết vận dụng phương pháp đạt ý được gọi là “bản dịch mới” (tân dịch), mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dịch kinh. Bắt đầu từ ông, dịch kinh Phật giáo chính thức được coi là sự nghiệp văn hóa tông giáo của quốc gia phong kiến, do quốc gia cung cấp tiền bạc và tổ chức nhân lực. Những kinh điển do ông dịch, lần đầu tiên giới thiệu tư tưởng Bát Nhã kinh và thành lập học thuyết Đại thừa tính không duyên khởi, tạo ảnh hưởng cực lớn với sự hình thành giáo nghĩa và Triết học tông giáo Trung Quốc Sau này, các học phái và tông phái Phật giáo Trung Quốc y cứ vào các kinh điển, cơ bản đều là những kinh được dịch ra chữ Hán vào thời kỳ này. Các đệ tử tham dự vào sự nghiệp dịch thuật của Cưu Ma La Thập có tới hơn 800 người, còn số đệ tử tìm đến nghe ông giảng pháp lên tới 2, 3 ngàn người, trong ấy số nổi tiếng có vài chục như các ông Đạo Sinh*, Tăng Triệu*, Đạo Dung, Tăng Duệ*, Đạo Hằng, Tăng Ảnh, Tuệ Quán, Tuệ Nghiêm, được gọi là “Thập môn bát tuấn” (8 ông tài năng môn đệ của La Thập). Bốn vị đầu tiên lại còn được gọi là “Thập công tứ thánh”, “Tứ triết” hay “Quan Trung tứ tử". Học thuyết ông truyền thụ được gọi là “Quan Hà chi học". Trứ tác của ông có “Thực tướng luận” 2 quyển (đã mất), “Cưu Ma La Thập pháp sư đại nghĩa” cũng gọi là “Đại thừa đại nghĩa chương”. ...
... ĐẠO SINH (355-434) Cao tăng nghĩa học Phật giáo giữa đời Tấn, Tống. Họ thế tục của ông là Ngụy, người ở Cự Lộc (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), ngụ cư ở Bành Thành (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Lúc nhỏ ông theo Trúc Pháp Thái xuất gia rồi đổi theo họ Trúc của thầy. Từng vào núi Lô sơn theo học Tuệ Viễn* và theo Tăng Già Đề Bà học Nhất thiết hữu bộ giáo nghĩa. Sau ông đến Trường An theo học Cưu Ma La Thập*, tham dự dịch kinh, là một trong nhóm “Thập môn tứ triết”. Sau này ông xuống miền nam, đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh) phát huy thuyết Phật tính, xác lập tư tưởng “Đốn ngộ thành Phật”. Khi đại bản “Niết Bàn kinh" còn chưa truyền xuống phương nam, ông đã đề xướng “Mọi người đều có thể thành Phật” (Nhân giai đắc thành Phật), bị các nhóm cựu học “phá tăng” khai trừ và trục xuất khỏi kinh sư. Đến khi "đại bản” truyền đến Kiến Nghiệp minh chứng cho thuyết ấy, ông được xưng tụng là “Niết Bàn thánh”. Đạo Sinh chia giáo pháp Thích Ca ra làm 4 loại pháp luân là Thiện Tĩnh, Phương Tiện, Chân Thực và Vô Dư, đời gọi là “Sinh công tứ luận”. Bốn loại pháp luân này cùng với thuyết “Nhị giáo tứ thời” của Tuệ Quán là nguồn gốc của “Giáo phán” (một phương pháp luận của Phật giáo). Sau này ông kết hợp mật thiết hai loại học thuyết Bát Nhã trung quán và Niết Bàn Phật tính, liên thông giữa bản thể luận và học thuyết tâm tính, đề xướng Phật tính luận và Đốn Ngộ luận, trở thành một bộ phận quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, ảnh hưởng sâu sắc nhất, là một trong những nguồn gốc của Thiền tông Trung Quốc. Trứ tác của ông hiện còn có “Pháp Hoa kinh sớ” và những đoạn lẻ tẻ trong “Chú Duy Ma Cật kinh” và “Đại bát Niết Bàn kinh tập giải” của Tăng Triệu*. ...
... TĂNG TRIỆU (384 hoặc 374 – 414) Tăng sĩ nổi tiếng đời Đông Tấn và nhà Phật giáo học, một trong những người xác định triết học Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Trương, người ở Trường An, Kinh Triệu (nay thuộc Tây An, Thiểm tây). Ông vốn đầu tiên sùng kính Lão Trang, đến khi đọc được “Duy Ma Cật kinh” mới xuất gia quy y theo Phật, sau theo học với Cưu Ma La Thập*, hiểu rất sâu ý chỉ “Tam luận”, là một trong nhóm “Thập môn tứ triết”. Ông sở trường về lý luận Bát Nhã Phật học, được khen là “người đứng đầu hiểu rõ kinh” (Giải kinh đệ nhất). Trứ tác chủ yếu của ông gồm có: “Bất chân không luận”, “Vật bất thiên luận”, “Bát Nhã vô tri luận”, “Niết Bàn vô danh luận”, tập trung trong bộ “Triệu luận”. Ngoài ra còn có sách “Bảo tạng ký”, “Duy Ma Cật chú”. Tư tưởng Phật giáo cùa Tăng Triệu chủ yếu nhiếp thụ từ Duy Ma Cật kinh và các kinh luận khác. Với chú giải Duy Ma Cật kinh, ông phát huy thêm khá nhiều, có nhiều ý kiến trong Triệu luận giảng giải còn giản lược mơ hồ, thì qua bản chú giải kinh Duy Ma này đã có được ấn chứng rõ, vì vậy bản chú giải này là tài liệu quan trọng để nghiên cứu tư tưởng Tăng Triệu. Tư tưởng triết học chủ yếu của Tăng Triệu là: ① Cùng lúc với phê phán các quan điểm về “Tâm vô”, “Tức sắc”, “Bản vô”, ông còn xiển dương Không quán Bát Nhã chân thật nghĩa, đẩy Huyền học lên tới đỉnh cao, kiến lập hệ thống triết học Bát Nhã Trung Quốc hóa. ② Đưa ra mệnh đề “Tức động nhi cầu tĩnh” nổi tiếng. ③ Trên cơ sở phủ định triệt để nhận thức, đưa ra một loại nhận thức khác thể hiện “Chân đế”, gọi là “Bát Nhã thánh trí”: “Thánh trí không biết nhưng không gì không biết, không làm mà không gì không làm” (Thánh trí vô tri nhi vô sở bất tri, vô vi nhi vô sở bất vi). Các nhà Tam luận tông đời sau tôn xưng ông hết lời, thường đặt tên ông ngang với tên Cưu Ma La Thập*, như câu thường nói “Thập, Triệu sơn môn” và coi học thuyết của ông là chính thống trong Tam luận tông. Cát Tạng* còn đưa ông lên tới địa vị là người sáng lập thực tế Tam luận tông*. ...
... TĂNG DUỆ (sinh khoảng 351-355...) Tăng sĩ đời Đông Tấn, nhà tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, học giả Phật giáo, người ở Trường Lạc, Ngụy quận (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Năm 18 tuổi ông xuất gia, từng theo học Đạo An*, sau làm đệ tử Cưu Ma La Thập*, tham dự dịch kinh. Phần lớn bản dịch của La Thập do ông viết bài tựa. Sau khi dịch xong bộ “Thành thực luận”, La Thập nhường cho ông tuyên giảng. La Thập thường cảm thán: “Có được đệ tử như Tăng Duệ không còn gì ân hận nữa” (theo Cao Tăng truyện). Ông biên soạn bộ “Nhị Tần chúng kinh lục”. Trong lịch sử Phật giáo truyền nhập Trung Quốc, Tăng Duệ có địa vị và quyền uy riêng, nhất là vào cuối đời ông viết “Dụ nghi” có giá trị sử liệu cao. Ông là một trong những người chủ yếu tuyên truyền cho tư tưởng của La Thập, nhưng La Thập coi trọng trí tuệ Bát Nhã mà coi nhẹ Thiền, còn ông suốt đời chú trọng đến tác dụng Thiền định. Ông coi Bát Nhã chủ yếu là một loại tinh thần chủ quan để đạt tới cảnh giới vô sai biệt mà trọng điểm là điều chế tâm, con đường hiệu quả nhất điều chế tâm không gì bằng Thiền định. Chủ trương “Phật hữu chân ngã” tức thuyết “Niết Bàn” pháp thân Phật tính bắt đầu hưng thịnh, chấm dứt thời đại Bát Nhã học. Đây là bước chuyển mới trong lịch sử phát triển Phật giáo Trung Quốc. ...
... BỒ ĐỀ ĐẠT MA (? – 536 hoặc 528) Tăng sĩ thời Nam triều, sinh ở nam bộ nước Ấn Độ, thuộc giai cấp Bà La Môn. Khoảng hai đời Tống, Lương (520?) đến Trung Quốc truyền thụ Phật pháp, từng ở chùa Thiếu Lâm núi Tung sơn tỉnh Hà nam tu thiền “diện bích" 9 năm, được gọi là "Bích quán Bà La Môn”. Tư tưởng do Đạt Ma truyền thụ y cứ vào “Lăng Già kinh” lấy “Bích quán” làm trung tâm thiền pháp gọi là “Nhị nhập”. "Nhị nhập” tức “Lý nhập” và “Hành nhập”. Nhập trước tiên là tư duy lý luận tông giáo, yêu cầu “bỏ điều sai” (xả ngụy), “quay trở về chân thật” (quy chân), giải quyết vấn đề nhận thức. Nhập sau là thực tiễn tu trì, dạy người ta trừ bỏ tất cả yêu ghét ham muốn, thực hành sống theo giáo nghĩa Phật giáo. Đạo Tuyên* phê bình: “Đại thừa bích quán, công nghiệp cao nhất” (Đại thừa bích quán, công nghiệp tối cao). Loại Thiền pháp này của Đạt Ma giản dị dễ thực hành, qua đệ tử Huệ Khả* và mấy đời sau nữa, đến đời Huệ Năng* chính thức hình thành Thiền tông, gọi là: “Truyền giáo ngoài kinh điển, không lập văn tự” (Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự). Đệ tử Huệ Năng là Thần Hội kiên trì giữ vững sự chính thống cho Thiền tông Nam tông, xác định hệ thống truyền thừa 6 đời từ Đạt Ma đến Huệ Năng, từ đó Đạt Ma được tôn xưng là “Đông thổ Thiền tông sơ tổ”. Trứ tác của Đạt ma truyền lại ở đời có “Thiếu Thất lục môn tập” 2 quyển, bao gồm 6 loại “Tâm kinh tụng”, “Phá tướng luận”, “Nhị chủng nhập”, “An tâm pháp môn”, “Ngộ tính luận”, và “Huyết mạch luận”. ...
... TRÍ KHẢI (538 - 597) Người sáng lập thực tế Thiên Thai tông* của Phật giáo Trung Quốc, họ thế tục là Trần, tự Đức An, sinh ở Hoa Dung, Kinh châu (nay ở tây bắc tỉnh Hồ Bắc). Từ nhỏ ông đã tin Phật, sau theo học Tuệ Tư, chứng ngộ Pháp Hoa tam muội, từng giảng kinh ở chùa Ngoã Quan, Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Năm 38 tuổi ông bắt đầu vào núi Thiên Thai, 10 năm sau vâng chiếu triều Trần đến Kim Lăng giảng “Pháp Hoa kinh” ở chùa Quang Trạch, có đệ tử là Quán Đỉnh ghi chép lại thành bộ “Pháp Hoa văn cú”. Ông là người thích mới lạ, giải thích kinh điển theo quan điểm riêng, xác định cơ sở lý luận quy mô cho tông phái mới. Triều Trần mất, ông lên núi Lô sơn ở lại. Niên hiệu Khai Hoàng thứ 11 triều Tùy (591), ông vâng lời mời của Tấn vương Dương Quảng đến Dương châu truyền thụ giới pháp, được gọi là bậc “Trí giả” và đời gọi là “Trí Giả đại sư”. Sau đó ông quay về quê cũ giảng dạy “Pháp Hoa huyền nghĩa” và “Ma Ha chỉ quán”, cũng do Quán Đỉnh ghi chép thành sách. Niên hiệu Khai Hoàng thứ 15 (595), ông lại vâng lời mời của Dương Quảng đến Dương châu, soạn sách “Tịnh danh kinh sớ”. Mùa thu cùng năm ông quay về núi Thiên Thai, sửa sang chùa chiền cho đến lúc mất. Trứ tác của Trí Khải phong phú, phần lớn do đệ tử Quán Đỉnh ghi chép, các tác phẩm chủ yếu là “Pháp Hoa huyền nghĩa”, “Pháp Hoa văn cú”, “Ma Ha chỉ quán”, gọi chung là “Thiên Thai tam đại bộ”; “Quan Âm huyền nghĩa”, “Quan Âm nghĩa sớ”, “Kim Quang minh kinh huyền nghĩa”, “Quan kinh sớ”, “Kim Quang minh kinh văn cú”, đời gọi là “Thiên Thai ngũ tiểu bộ”. Đời Trí Khải có sự nghiệp to lớn, lý luận và thực tiễn đều đạt tới trình độ cao, có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa sử và Phật giáo sử Trung Quốc. ...
... CÁT TẠNG (549 - 623) Tăng sĩ khoảng đời Tùy và Đường, người sáng lập “Tam luận tông”*của Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là An, tổ tiên là người nước An Tức, Tây Vực vào kiều cư ở Trung Quốc. Ông sinh ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh), từ nhỏ xuất gia theo Pháp Lãng học kinh luận, nghiên cứu sâu Tam luận và Niết Bàn. Sau này ông đến Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang) ở chùa Gia Tường núi Tần Vọng trong khoảng 15 năm, giảng kinh truyền pháp, người đến nghe hơn số ngàn, vì vậy được gọi là “Gia Tường đại sư”. Ở chùa Gia Tường, ông bắt đầu giảng “Pháp Hoa”, nhiếp thu “Pháp Hoa huyền nghĩa” của Thiên Thai tông rồi tự viết chú sớ, đồng thời học tập giáo nghĩa Thiên Thai tông nơi Quán Đỉnh, học trò Trí Khải*. Ông từng vâng lời mời của Tấn vương Dương Quảng đến chùa Nhật Nghiêm, Trường An hoàng dương Phật pháp và trứ tác, ông dồn sức vào Tam luận, viết thành sách “Tam luận huyền nghĩa”, tự dựng lên yếu chỉ tông phái của mình. Khi Đường Cao tổ Lý Uyên bày ra “Thập đại đức” để thống lĩnh tăng chúng, Cát Tạng là một trong số ấy. Ông là người tập đại thành Tam luận, sáng lập nên Tam luận tông*, được gọi là "Tân Tam luận”. Đệ tử của ông rất đông, nổi tiếng có Tuệ Viễn*. Trong số ấy có Tuệ Quán là người Cao Ly theo Cát Tạng nghiên cứu Tam luận, sau Tuệ Quán đến Nhật Bản, sáng lập ra tông phái đầu tiên ở Nhật – Tam Luận tông. Suốt đời Cát Tạng giảng Tam luận hơn trăm lần và giảng “Pháp Hoa” hơn 300 lần. Trứ tác của ông hiện còn 26 bộ, đã mất 10 bộ. Cát Tạng sống giữa đời loạn lạc, rất chú ý thu thập và lưu giữ tư liệu Phật giáo, đó là cống hiến quan trọng để nghiên cứu Phật giáo. Từ đời Tùy, Đường về sau, tác phẩm của ông dần dần du nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản, gây ảnh hưởng nhất định trong sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản. ...
... ĐẠO TUYÊN (596 - 667) Tăng sĩ đời Đường, người sáng lập “Luật tông” của Phật giáo Trung Quốc, nhà sử học Phật giáo. Họ thế tục là Tiền, nguyên quán ở Ngô Hưng (nay là Hồ châu, Chiết Giang), một thuyết khác cho là người ở Đan Đồ (nay thuộc Giang Tô). Năm 20 tuổi ông theo thầy Trí Thủ thụ giới Cụ Túc và được Trí Thủ truyền dạy Luật học, xác định cơ sở Luật học suốt đời. Niên hiệu Võ Đức 7 (624), ông đến núi Chung Nam tu tập Thiền, Định, Tuệ trong Phòng Chưởng cốc. Qua 10 năm tu học tâm đắc Luật học, đến niên hiệu Võ Đức thứ 9 (626), ông soạn xong “Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao” 3 quyển, phát huy kiến giải Luật học của mình. Sau đó ông đi các nơi tham học, tìm hiểu rộng các dị bản, trước sau viết xong “Tứ phần luật san bổ tùy cơ Yết Ma” 2 quyển, 3 quyển “Sớ”, “Tì Khâu Ni sao” 3 quyển. Đây chính là những tác phẩm mở ra Nam sơn tông nghĩa. Ông từng làm Thượng tọa ở chùa Tây Minh, Trường An tham dự dịch kinh với Huyền Trang*. Tháng 2, niên hiệu Càn Phong thứ 2 (667), ông sáng lập giới đàn ở Chung Nam sơn, y cứ nghĩa quy do ông chế định truyền Cụ Túc giới cho hơn 20 sa môn. Suốt đời ông chuyên gìn giữ giới luật, tên tuổi của ông nổi tiếng lan sang cả Tây Vực. Nhân vì ông cư trú lâu dài ở Chung Nam sơn nên được gọi là “Nam sơn Luật sư” học thuyết “Tứ phần luật” do ông truyền thụ được gọi là “Nam sơn tông". Trứ tác của ông theo ghi chép có tới hơn 220 quyển. Đệ tử của ông có hơn ngàn người, nổi tiếng có Văn Cương, Đại Từ. ...
... HUYỀN TRANG (600 - 664) Cao tăng đời Đường, người sáng lập Duy Thức tông* của Phật giáo Trung Quốc, một trong 4 nhà biên dịch kinh Phật lớn nhất. Còn gọi là “Tam Tạng pháp sư”hay “Đường tăng”. Họ thế tục là Trần, tên Huy, người ở Lạc châu, Hà Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Ông từng chu du các nơi tìm thầy, học hết các thuyết của các nhà. Vì muốn hiểu rõ các học thuyết khác ông quyết tâm sang Ấn Độ tìm học. Niên hiệu Trinh Quán thứ 3 (629), ông lên đường rời Trường An, trải muôn ngàn gian hiểm đến niên hiệu Trinh Quán thứ 7 (633), cuối cùng ông đặt chân đến học viện Phật giáo cao nhất ở Ấn Độ lúc ấy – chùa Na Lan Đà, được tôn xưng là “Tam Tạng pháp sư” và được đón tiếp trọng hậu. Ông từ Giới Hiền học các loại kinh điển và du lịch Ngũ Ấn Độ, tham học các nơi. Theo lời dặn dò của Giới Hiền, ông giảng “Nhiếp luận”, “Duy Thức quyết trạch luận”, liên kết câu thông các tranh luận trong các học thuyết Đại thừa giữa “Du Già” và “Trung Quán”. Ông viết “Hội tông luận” và theo yêu cầu của Giới Nhật vương để khuất phục các dị thuyết ở Nam Ấn Độ, viết “Chế ác kiến luận”. Giới Nhật vương mở tiệc đại hội các giới Ngũ Ấn Độ ở Khúc Nữ thành đưa cao tiêu chí hai bộ luận trên của Huyền Trang, không ai bác bỏ được. Tên tuổi của ông chấn động Ngũ Ấn, được Đại Thừa tôn xưng là “Đại Thừa thiên” và Tiểu Thừa tôn xưng là “Giải thoát thiên”. Niên hiệu Trinh Quán thứ 19 (645), Huyền Trang quay trở về tổ quốc, trước sau ông đã trải qua 17 năm, vượt qua 50.000 dặm và hơn 100 quốc gia, đem về tổng cộng kinh luật luận Đại Tiểu thừa 657 bộ. Ngoài ra còn đem về một số tượng Phật, Xá Lợi. Sau khi về nước, Huyền Trang chủ yếu làm việc phiên dịch Phật điển, dịch tổng cộng 75 bộ, 1335 quyển. Kinh luận do ông dịch được người đời sau gọi là “bản dịch mới” (Tân dịch). Ông còn dịch các bộ “Lão Tử”* “Đại thừa khởi tín luận” ra chữ Phạn, truyền sang Ấn Độ, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa Trung và Ấn. Do Huyền Trang kể lại, Biện Cơ ghi chép chỉnh lý thành sách “Đại Đường Tây vực ký” có ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng, là tư liệu trọng yếu để nghiên cứu lịch sử giao thông trung cổ ở Tây vực, sử giao lưu văn hóa và sử địa, xã hội các nước vùng Tây vực, Nam Á. Ông học hết học thuyết các nhà, sùng thượng hệ thống của Giới Hiền, dịch phần lớn lý luận Duy Thức, sáng lập ra Duy Thức tông. Đệ tử của ông rất nhiều, nổi tiếng có Thần Phương, Gia Thượng, Phổ Quang, Khuy Cơ được gọi là “Huyền môn tứ thần túc”. ...
... HOẰNG NHẪN (601-674) Cao tăng đời Đường, họ thế tục là Chu, người ở huyện Hoàng Mai, Hồ Bắc (một thuyết khác cho là ở Cửu Giang, Giang Tây). Lên 7 tuổi ông xuất gia làm đệ tử Đạo Tín, sau được nhận y bát của Đạo Tín, kế thừa pháp tịch. Nhân vì ông thuyết pháp ở chùa Đông Sơn, núi Hoàng Mai, lập thành một phái nên người đời ấy gọi Thiền pháp của ông là “Đông Sơn pháp môn”. Ông được Thiền tông thờ phụng làm Đệ ngũ tổ. Thiền pháp Hoằng Nhẫn có hai yếu điểm: ① “Chư Phật chỉ dùng tâm truyền tâm, người đạt tới ấn khả không có pháp gì khác” (Chư Phật chỉ thị dĩ tâm truyền tâm, đạt giả ấn khả cánh vô biệt pháp). ②Thờ phụng “Nhất hạnh tam muội”. Nhất hạnh tức Pháp giới cùng một tướng, Tam muội là thiền định, tức dùng Pháp giới nhất tướng làm cảnh giới tam muội. Môn đồ của ông rất nhiều nhưng chỉ có 25 người được ghi chép lại trong sách vở như Huyền Di, Lão An, Thần Tú*, Huệ Năng* v.v... các môn đồ đệ tử đều là tông sư một đời, mỗi người hoằng hóa ở một phương làm cho “Đông Sơn pháp môn” được truyền bá khắp nước. Trứ tác của Hoằng Nhẫn không thấy sách vở ghi chép lại, chỉ có ít nhiều lời nói của ông được ghi chép tản mát trong các sách “Lăng Già sư tư ký”, “Tông Kính lục”. Thời kỳ Hoằng Nhẫn là lúc Bồ Đề Đạt Ma* sáng lập nên Thiền học Trung Quốc đang phát triển. Khi Hoằng Nhẫn chết rồi liền hình thành hai thế lực lớn “Nam Năng Bắc Tú”, sau này Huệ Năng đại biểu cho Nam tông sẽ thay thế cho Bắc tông, trở thành Thiền tông Phật giáo Trung Quốc chính tông. ...
... THẦN TÚ (606 - 706) Cao tăng đời Đường, người sáng lập Bắc tông Thiền tông Phật giáo Trung Quốc, người ở Úy Thị, Trần Lưu (nay thuộc tỉnh Hà Nam), họ thế tục là Lý, thuở nhỏ học Nho thuật, hiểu rộng kinh sử. Năm 625 ông xuất gia quy y Phật giáo, năm 50 tuổi tham học với tổ sư thứ 5 Hoằng Nhẫn* ở núi Hoàng Mai, thâm hiểu đạo học “Đông sơn pháp môn”. Hoằng Nhẫn chết rồi, ông chiêu mộ đồ đệ giảng pháp ở Ngọc Tuyền sơn, Đương Dương huyện, Hồ Bắc, danh trấn bốn phương, đệ tử rất đông. Trước sau ông được Võ Tắc Thiên, Đường Trung tông, Đường Duệ tông dùng lễ đãi ngộ, được tôn xưng là “Pháp chủ của hai kinh đô, thầy của ba vị đế” (Lưỡng kinh pháp chủ, tam đế môn sư). Sau khi chết ông được ban tên thụy là “Đại Thông thiền sư”. Các đệ tử nối pháp của ông có 19 người, nổi tiếng nhất là Phổ Tịch, Nghĩa Phúc. Thần Tú và các đệ tử truyền giáo ở phương bắc được các đế vương và quan lại ủng hộ, từng hưng thịnh một thời. Phổ Tịch coi Thần Tú là pháp tự chính thống của Thiền tông, lập thầy làm tổ thứ 6 còn bản thân Phổ Tịch là tổ thứ 7, làm nổi dậy cuộc tranh giành với các đệ tử thuộc hệ thống Huệ Năng* phương nam. Trứ tác của Thần Tú có “Quán tâm luận” bị tàn khuyết nhiều. Tư tưởng căn bản của ông biểu hiện trong bài kệ: Thân thị Bồ đề thọ Tâm như minh kính dài Thời thời cần phất thức Mạc sử nhạ trần ai. * Thân giống gốc Bồ đề Tâm là đài gương sáng Luôn chuyên cần lau rửa Chớ để bụi trần bám. Đệ tử đời sau nữa của Thần Tú là Đạo Toàn đem “Bắc Thiền tông” truyền sang Nhật Bản, nhưng hệ thống Thiền của Thần Tú chỉ truyền được mấy đời rồi suy yếu. ...
... THIỆN ĐẠO (613-681) Cao tăng đời Đường, người sáng lập “Tịnh Độ tông”*. Họ thế tục là Chu, người ở Lâm Truy (nay là Truy Bác tỉnh Sơn Đông). Thuở nhỏ ông xuất gia, thường tụng kinh Pháp Hoa, tình cờ ông đọc được “Quán Vô lượng thọ Phật kinh” lấy làm hoan hỉ. Sau khi thụ giới, ông thực hành “đạo dễ theo” (tức Tịnh Độ tông), chuyên tâm niệm Phật, y cứ “Quán kinh” tu luyện thập lục quán. Rồi ông chu du khắp nơi, tìm học người giỏi, sống đời tăng sĩ hành cước. Niên hiệu Trinh Quán thứ 15 (641), ông đến chùa Huyền Trung núi Thạch Bích tham học với Đạo Xước, thâm hiểu áo nghĩa “Quán kinh”, quyết tâm chuyên tu theo Tịnh Độ. Sau đó ông đến Trường An, hoằng dương pháp môn Tịnh Độ. Sau khi ông chết, các đệ tử đem di hài của ông chôn ở núi Chung Nam, Trường An và xây chùa dựng tháp, nay tức là chùa Hương Tích và tháp Sùng Linh. Trứ thuật của Thiện Đạo hiện còn 5 bộ 9 quyển: “Quán Vô lượng thọ Phật kinh sớ” 4 quyển, “Vãng sinh lễ tán kệ” 1 quyển, “Tịnh Độ pháp sự tán” 2 quyển, “Ban Chu tán” 1 quyển, “Quán niệm pháp môn” 1 quyển, chính thức hình thành các quy định, cách thức, trình tự hệ thống tu hành trì danh niệm Phật. Cống hiến của Thiện Đạo không ở phần triết học Phật giáo mà ở phần văn hóa nghệ thuật Phật giáo bằng cách dùng thư pháp viết hơn 10 vạn quyển “A Di Đà kinh” và vẽ hơn 300 bức tranh màu “Tịnh Độ biến tướng”. Ông còn chủ trì nhiều công trình điêu khắc tượng Phật ở các chùa tháp, núi non, hang động, ví dụ quần thể điêu khắc ở thạch động Long Môn là đại biểu. Thế kỷ thứ 12, tăng sĩ Nhật là Nguyên Không căn cứ vào pháp môn Tịnh Độ của Thiện Đạo sáng lập nên Tịnh Độ tông Nhật Bản, vẫn coi Thiện Đạo là “Cao tổ” và coi chùa Hương Tích là “Tổ đình”. Đồng thời, nghệ thuật Phật giáo Tịnh Độ cũng được truyền sang Nhật Bản. ...
... KHUY CƠ (632-682) Tăng sĩ đời Đường, một trong những người sáng lập ra “Duy Thức tông”* Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Uất Trì, tự Hồng Đạo. Nhân vì trứ tác của ông thường để tên Cơ hoặc Đại Thừa Cơ nên người đời sau gọi là Khuy Cơ, thường ở tại Đại Từ Ân tự nên đời còn gọi là “Từ Ân đại sư”, người ở Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây). Năm 17 tuổi ông vâng chỉ theo Huyền Trang* xuất gia, đầu tiên ở chùa Hoằng Phúc, sau đó theo Huyền Trang đến ở chùa Đại Từ Ân, 25 tuổi tham dự việc dịch kinh với Huyền Trang, sau chuyển sang biên soạn. Khuy Cơ là người hầu cận bên Huyền Trang, nổi tiếng là người học rộng biết nhiều. Trứ tác của Khuy Cơ có 43 loại, hiện còn 31 loại, chủ yếu là các bộ “Du Già sư địa luận lược toản” 16 quyển, “Thành Duy Thức luận thuật ký” 20 quyển, “Thành Duy Thức luận chưởng trung khu yếu” 4 quyển, được gọi là “Bách bộ sớ chủ”. Trứ thuật của ông rất giỏi nắm được phần chủ yếu, kiến lập hệ thống. Ông tinh thông Nhân Minh học. Huyền Trang chết rồi, phần lớn người ta đều coi bài giảng của Khuy Cơ là chuẩn tắc. Đệ tử của ông có Tuệ Chiểu, đệ tử tái truyền có Trí Chu. Đệ tử Trí Chu có Tân La Trí Phong và tăng sĩ Nhật Bản Huyền Phương. Thế kỷ thứ 8, trứ tác của Khuy Cơ truyền sang Nhật, sản sinh ra “Pháp tướng Duy Thúc tông” Nhật Bản. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...