Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    PHỔ HIỀN BỒ TÁT

    Phổ Hiền là một trong “Tứ đại Bồ Tát” Phật giáo, đứng phụ trì bên phải Phật Thích Ca. Phật giáo cho ngài chuyên cai quản “Lý đức” biểu thị “Đại hạnh”. Phổ Hiền được dịch nghĩa là “Biến cát” (khắp nơi đều tốt lành). Chức trách của ngài là đem điều thiện phổ cập đến mọi nơi, có thể nói là công đức vô lượng.

    Lai lịch của Phổ Hiền cũng có nhiều thuyết khác nhau, “Hoa Nghiêm kinh” nói ngài là con của chư Phật, là anh em ruột với Quan Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù. “Tiểu thừa kinh” coi ngài là phụ nữ, con gái của Diệu Trang vương, tức chị của Quan Thế Âm. Đây là truyền thuyết theo mô thức Trung Quốc, theo thuyết của Phật giáo, Bồ Tát không thể gọi là nam hay nữ. Trước đời Đường, tượng Phổ Hiền phần nhiều có thân nam tướng nữ, từ sau đời Tống phần nhiều là thân nữ tướng nữ. Con vật mà Phổ Hiền cưỡi cũng khác biệt, đó là con voi trắng sáu ngà. Rõ ràng con vật này không thể có thật mà chỉ là vật tượng trưng. Phật giáo cho rằng con voi trắng này được Bồ Tát giáo hóa, tượng trưng cho sự uy linh “Nguyện hạnh rộng lớn, công đức tròn đầy”.

    Cũng giống như Quan Âm, Văn Thù, Địa Tạng, Phật giáo đồ Trung Hoa cũng chọn đạo trường cho Phổ Hiền thuyết pháp, đó là Nga Mi sơn ở Tứ Xuyên. Núi Nga Mi trùng điệp tú lệ, được xưng tụng là “Nga Mi thiên hạ tú”, vốn là nơi danh thắng của Đạo giáo, dần dần phát triển thành đạo trường của Phổ Hiền, trở thành một trong “Tứ đại danh sơn” Phật giáo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/24
    Wanderman thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    QUAN ÂM BỒ TÁT


    Trong tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng “Tây Du ký” có nhiều đoạn miêu tả Hải Thiên tiên cảnh, nơi cư trú của Quan Âm Bồ Tát. Những miêu tả này hoàn toàn không phải do tác giả tưởng tượng hư cấu. Các cảnh đẹp như Lạc Già Sơn, Phổ Đà nham, Triều Âm động, Từ Trúc lâm mà sách nhắc đến đều là địa danh có thực cả, đó chính là Phổ Đà sơn, đạo trường của Quan Âm, trong quần đảo Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang.

    Phổ Đà sơn và Ngũ Đài sơn ở Sơn tây, Nga Mi sơn ở Tứ Xuyên, Cửu Hoa sơn ở An Huy được gọi chung là “Tứ đại Phật sơn” và cũng là “Tứ đại đạo trường” của các Bồ Tát Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng.

    Quan Thế Âm là đức Bồ Tát đứng đầu các Bồ tát trong nước Phật, ảnh hưởng và tên tuổi ngài rất lớn trong đời, không kém gì Phật Như Lai. Đặc biệt là với giới tín đồ phụ nữ, thậm chí vị trí của Quan Âm còn hơn cả Thích Ca. Địa vị của Bồ tát Quan Âm trong nước Phật ở dưới Đức Phật nên gọi là “Đại sĩ”. Bồ Tát có nghĩa là “Giác hữu tình”, “Đạo chúng sinh”, nhiệm vụ của các ngài là phụ giúp Đức Phật phổ độ cứu vớt chúng sinh đến thế giới cực lạc, cắt đứt tất cả phiền não để vĩnh viễn hoan lạc.

    Bồ Tát đệ nhất ở Phật quốc là Quan Thế Âm hay còn gọi là “Quán Tự Tại”, “Quan Âm đại sĩ”. Đời Đường, vì kỵ húy tên của Thái tông Lý Thế Dân, nên bỏ bớt chữ “Thế”, gọi tắt là “Quan Âm”. Tại sao ngài lại được gọi là “Quan Thế Âm”? Đó là vì khi chúng sinh ở cuộc đời này chịu đau khổ, tụng niệm tên ngài, ngài “quan sát” nghe thấy tiếng kêu ấy, lập tức đến giải cứu. Bản thân tên “Quan Thế Âm” đã biểu hiện lòng đại từ, đại bi và thần thông vô biên của vị Bồ Tát này.

    Hình tượng Quan Thế Âm trang nghiêm mỹ lệ như chúng ta thấy hiện nay đã trải qua quá trình lâu dài với nhiều diễn biến. Trong đạo Bà La Môn ở Ấn Độ cổ có một cặp song sinh đầu chó và ngựa rất dễ thương, tên gọi là “Quan Thế Âm”, họ là một đôi Thiện thần tượng trưng cho từ bi hòa thiện. Họ thần thông quảng đại, có thể làm người mù sáng mắt, người không con có con, cây mục nở hoa v.v… Họ được tôn thờ rộng rãi ở Ấn Độ cổ. Sau khi Phật giáo ra đời, Thần mã cẩu Quan Thế Âm ấy được hấp thụ vào, trở thành một vị Bồ Tát từ bi với tên gọi “Mã Đầu Quan Thế Âm” (Quan Thế Âm đầu ngựa), hình tượng là một loại nửa chó nửa ngựa như cũ.

    Sau đó hình tượng này được nhân cách hóa, được sửa đổi thành thân người nam. Từ đó Bồ Tát Quan Thế Âm từ loài vật biến thành một trượng phu dũng mãnh. Trong Phật giáo Mật tôn ngày nay vẫn còn một vị “Mã Đầu Quan Âm” (hay “Mã Đầu Minh vương”) tạo hình dữ dằn mạnh mẽ, đầu có bốn mặt và trên đầu có đắp một đầu ngựa màu xanh. Sau khi địa vị Quan Thế Âm trong Phật giáo được nâng cao, kinh Phật biến ngài thành dòng dõi cành vàng lá ngọc.

    Bi Hoa kinh” chép trước đây có bậc Chuyển Luân Thánh cương sinh hạ đại thái tử tên Bất Hú, tức Quan Thế Âm, thái tử thứ hai tên Ni Ma, tức Đại Thế Chí. Bất Hú có tâm đại bi, nảy sinh hạnh nguyện mong muốn chúng sinh được vĩnh viễn an lạc. Sau này Chuyển Luân Thánh vương tu hành thành Phật, tức Đức A Di Đà Phật ở thế giới tây phương Cực Lạc, Bất Hú và Ni Ma trở thành hai bậc hộ trì của cha, ba cha con là “Tây phương Tam thánh” (A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí). Lại cũng có kinh nói Quan Thế Âm và Đại Thế Chí là do hoa sen hóa sinh.

    Sau khi Tịnh Độ tôn được lưu truyền ở Trung Quốc, Quan Âm Bồ Tát càng được sùng bái rộng rãi. Để thỏa mãn sự cần thiết của người đời. Quan Thế Âm từ nam dần dần biến thành nữ, trở thành một vị Nữ Bồ Tát đại từ đại bi. Truyền thuyết, Quan Thế Âm có 33 hóa thân, trong ấy nhiều hóa thân là nữ giới, rồi dần dần hình tượng cố định của Quan Âm là nữ. Sau khi Quan Thế Âm truyền vào Trung Quốc, dần dần được Hán hóa triệt để, dân tộc, quốc tịch cho đến phái tính của ngài hoàn toàn được thay đổi cho thích hợp với tâm lý người Trung Quốc. Quan Thế Âm còn được phụ hội tô vẽ thành Công chúa người Hán, cho một cái tên là Diệu Âm, con gái Sở Trang vương (Diệu Trang vương).

    Trú xứ của Quán Thế Âm là Phổ Đà sơn, theo truyền thuyết vốn ở Ấn Độ. Nơi đó cách Trung Quốc quá xa, Phật giáo đồ Trung Quốc không dễ dàng đến triều bái, họ bèn chọn một nơi gần hơn làm đạo trường cho Quan Thế Âm, đó chính là Chu Sơn quần đảo ở Chiết Giang. Nơi đây phong cảnh u mỹ, được xưng tụng là “Hải Thiên Phật quốc”. Đời Tống, vua Thần tông hạ lệnh xây “Bảo Đà Quan Âm tự” ở đây (nay đổi là Phổ Tế tự). Đạo trường Quan Âm chính thức hình thành.

    Giới Phật giáo Trung Quốc coi ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày đầu sinh của Quan Âm Bồ tát, ngày 19 tháng 6 là ngày Quan Âm thành đạo, ngày 19 tháng 9 là ngày Quan Âm xuất gia, gọi chung là “Quan Âm hương hội”.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    THÁNH QUAN ÂM


    Thánh Quan Âm là phiên âm chữ Phạn Arya-Avlokitésvana, cũng gọi là “Chính Quan Âm” hay “Thánh Quán tự tại”, là đại biểu tổng thể cho các hình tượng Quan Âm. Hầu hết đều cho rằng nói tới Quan Âm tức là trỏ Chính Quan Âm, hình tượng tiêu chuẩn của Quan Âm Bồ Tát là một mặt hai cánh tay.

    Thánh Quan Âm ôn nhu đẹp đẽ, đầu đội mũ bảo quan hoặc kết tóc. Trong mũ bảo quan ấy có tượng A Di Đà Phật. Ngài ngồi kiết già trên đài sen, trong tay hoặc cầm hoa sen hoặc đang kết ấn, thân mặc áo lụa trắng, trang sức bằng vòng xuyến, anh lạc v.v… Diệu tướng trang nghiêm, từ bi mỹ lệ ấy là hình tượng phố biến khắp Trung Quốc từ rất lâu.

    Có thể phân biệt Quan Thế Âm với các tượng Bồ Tát khác bằng trong mũ thiên quan có hình tượng A Di Đà Phật như “Đại Nhật kinh” viết: “Trong búi tóc hiện ra Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà) (Kế hiện Vô Lượng Thọ). Hình tượng ấy tượng trưng đức Thánh Quan Âm có khả năng hàng phục ma chướng ngoại đạo.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    THẬP NHẤT DIỆN QUAN ÂM


    Quan Âm mười một mặt, tên chữ Phạn là Ekàdas-amukhàvalokitesvava. Vị Bồ Tát này hình dạng có phần quái dị, tổng cộng có tới 11 mặt, mỗi mặt đều khác nhau. Mười một mặt hay 11 đầu xếp chồng lên nhau như hình cái tháp, 11 đầu mặt theo hướng trước sau phải trái có thứ tự như sau:

    – 3 mặt chính diện là tướng từ bi thông thường của Bồ Tát.
    – 3 mặt cạnh trái là tướng phẫn nộ giận dữ.
    – 3 mặt cạnh phải là tướng nanh ác.
    – 1 mặt sau lưng là tướng cười lớn.​

    Tất cả 10 mặt, cộng thêm một mặt bản thể là 11 mặt, nếu cộng cả mặt Phật trên cùng là 12 mặt.

    Thập nhất diện Quan Âm nếu chỉ kể trước sau trái phải 10 mặt là đại biểu 10 giai đoạn tu hành của Bồ tát theo Đại thừa, tức gọi là “Thập địa”. Nội dung tu tập “Thập địa” bao gồm Thí (Bố thí), Giới (Ngăn ngừa), Nhẫn (Nhịn chịu), Tinh tiến (Tiến bộ), Tĩnh lự (Im lặng suy tư), Bát Nhã (Trí huệ), Phương tiện thiện xảo (Phương tiện hay đúng), Nguyện (Ý nguyện tốt), Lực (Sức mạnh), Trí (Hiểu biết). Mặt ở trên cao nhất là mặt Phật đại biểu cho Phật quả “Thập nhất địa”.

    Phật giáo đưa ra lý luận “Lục đạo luân hồi”, cho rằng thế giới sinh tử của chúng sinh hữu Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), Lục đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A Tu La, Nhân, Thiên), thế giới này xoay chuyển như bánh xe quay không ngừng, luôn luôn tuần hoàn. Vì muốn hóa độ chúng sinh, Quan Âm Bồ Tát muốn phá trừ “Tam chướng” cho chúng sinh. Ba chướng ngại (Tam chướng) ấy là “Phiền não chướng”, “Nghiệp chướng”, “Báo chướng”. Vì đó, Quan Âm cần phải tùy duyên ứng hóa, xuất hiện bằng sáu loại hóa thân, tức “Lục Quan Âm”. Sáu vị Quan Âm này phá trừ Tam chướng của Lục đạo, cụ thể là:

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm phá Tam chướng “Địa ngục đạo”.
    Thánh Quan Âm phá Tam chướng “Ác quỷ đạo”.
    Mã đầu Quan Âm phá Tam chướng “Súc sinh đạo”.
    Thập Nhất Diện Quan Âm phá Tam chướng “A Tu La đạo”.
    Chuẩn Đề Quan Âm phá Tam chướng “Nhân đạo”.
    Như Ý Luân Quan Âm phá Tam chướng “Thiên đạo”.​

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/24
    Wanderman thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM


    Quan Âm ngàn tay ngàn mắt. Phật giáo chia ra Hiển tông và Mật tông, Hiển tông cũng gọi là Hiển giáo, là giáo nghĩa được Thích Ca Mâu Ni (Ứng thân Phật) thuyết giảng công khai (tức Hiển). Mật tông cũng gọi là Mật giáo, Chân Ngôn thừa, Kim Cương thừa. Mật tông tự cho nhận được tông chỉ bí mật huyền diệu của Đại Nhật Như Lai (Pháp thân Phật). Đặc trưng của Mật tông là: tổ chức hóa cao độ các loại chú thuật, đàn trường, nghi thức với nhiều loại quy định nghiêm khắc và hình thức hết sức phức tạp, không trao truyền cho người ngoài giáo, tượng thờ của Mật tông cũng khác hẳn tượng thờ của Hiển tông, vì sự cần thiết của giáo nghĩa, đa số tượng thờ của Mật tông có hình tượng dữ dội khủng bố.

    Trong Mật tông có “Sáu vị Quan Âm” (Lục Quan Âm) bao gồm: Thiên thủ Thiên Nhãn Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm và Như Ý Luân Quan Âm.

    Năm vị đã được nêu ở các mục trên, sau đây là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm:

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm gọi tắt là “Thiên Thủ Quan Âm” hay “Đại Bi Quan Âm”. Theo kinh điển Mật tôn, “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm Đà La Ni kinh” nói rằng, ở đời quá khứ “vô lượng ức kiếp”, Quan Thế Âm nghe được Thiên Quang vương Tĩnh Trú Như Lai thuyết giảng “Đại bi tâm Đà La Ni” bèn phát thệ muốn “lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh”, lập tức thân ngài mọc ra ngàn mắt ngàn tay, ngàn tay biểu thị cứu vớt khắp chúng sinh, ngàn mắt biểu thị quan sát khắp thế gian. Tóm lại là biểu hiện cứu độ cho tất cả chúng sinh, viên mãn quảng đại mà vô ngại, đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn.

    Tạo hình điển hình của tượng Quan Âm ngàn mắt ngàn tay như sau:

    Mặt có 4 mắt, cánh (tay) có ngàn tay, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt. đầu đội mũ quý, trong mũ có hình Hóa Phật. Các cánh tay chính có 18 cánh tay, trước tiên là hai tay chắp giữa ngực, một tay cầm gậy kim cương, một tay cầm kích ba mũi, một tay cầm thẻ chữ Phạn, một tay cầm bảo ấn, một tay cầm trượng sắt, một tay cầm bảo châu, một tay cầm hoa sen, một tay cầm dải lụa, một tay cầm cành dương chi, một tay cầm ngọc, một tay cầm bình, một tay rải nước cam lộ, một tay rải mưa lành, một tay úp đặt lên một tay ngửa trước bụng. Còn 812 tay kia mỗi tay cầm một loại khí trượng.

    Một ngàn cánh tay Quan Âm bố trí như hình nan quạt xèo ra hoặc như hình đuôi chim công đang múa.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VĂN THÙ BỒ TÁT


    Sau khi Phật giáo được Hán hóa, các tín đồ Trung Quốc chọn ra trong Phật quốc ba vị có tên tuổi lớn nhất, tổ hợp thành “Tam đại Bồ Tát” hay còn gọi là “Tam đại sĩ”, tức Văn Thù, Phổ Hiền và Quan Âm, sau này lại đưa thêm Địa Tạng vào hàng ngũ này, trở thành “Tứ đại Bồ tát” nổi tiếng. Phật giáo xưng tụng Văn Thù là “Đại trí”, Phổ Hiền là “Đại hạnh”, Quan Âm là “Đại bi” và Địa Tạng là “Đại nguyện”. Đạo trường của “Tứ đại Bồ Tát” hiển linh thuyết pháp gọi là “Tứ đại đạo trường” hay “Tứ đại danh sơn”.

    Đạo trường của Đại Trí Văn Thù ở Ngũ Đài sơn, Sơn Tây. Sách “Phật thuyết Văn Thù Đà La Ni kinh” nói: “Sau khi Phật Tổ nhập diệt, ở nước Đại Chấn Na, Nam Thiệm Bộ châu có tòa núi năm đỉnh, Văn Thù du hành đến đó, bèn vì chúng sinh mà thuyết pháp ở đó. Ngũ Đài sơn trở thành thánh địa của Văn Thù là bắt đầu từ đời Đường. Đường vương Lý Uyên dấy quân ở Thái Nguyên chiếm được thiên hạ, kiến lập vương triều Đường rồi coi Ngũ Đài sơn (trong đất Thái Nguyên) là đất “long hưng” và tu sửa chùa miếu trên Ngũ Đài sơn. Thời Đường, Ngũ Đài sơn hưng thịnh nhất có tới trên 360 chùa Phật với hàng vạn tăng ni.

    Văn Thù là chữ Phạn, gọi hoàn toàn là Văn Thù Sư Lị với ý nghĩa là “Diệu đức”, “Diệu cát tường”. Thông thường trong tất cả các chùa, tượng Văn Thù được đặt bên trái Đức Phật, cai quản về trí tuệ, biểu hiện sự “Đại trí”, ngang hàng với Phổ Hiền biểu hiện “Đại hạnh” đặt bên phải Phật Tổ. Hình tượng Văn Thù phần lớn có tướng không phải nam cũng không phải nữ, có lẽ hơi nghiêng về nữ hơn. Trước đời Đường có một ít tượng Văn Thù cũng như Phổ Hiền được vẽ thêm một hàng râu nhỏ trên miệng nhưng từ đời Tống về sau, hàng râu ấy mất hẳn. Văn Thù thường ngồi trên con sư tử xanh, biểu thị Trí tuệ uy mãnh còn tay cầm kiếm báu biểu thị sự sắc bén của Trí tuệ.

    Tạo hình Văn Thù theo Mật tông, trên đỉnh tóc kết 5 múi biểu thị năm trí tuệ của Đại Nhật Như Lai (Pháp thân của Thích Ca Mâu Ni Phật) và biểu thị ý chân thực của một đồng tử nên Văn Thù còn được gọi là “Văn Thù Sư Lị đồng tử”. Năm ngọn núi ở Ngũ Đài sơn cũng được coi như tượng trưng cho 5 múi tóc của Văn Thù.

    Về lai lịch Văn Thù có nhiều thuyết không thống nhất. Có kinh nói ngài vốn là Phật, vì muốn trợ giúp Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh nên tạm hiển hóa ra thân Bồ Tát để phụ trì Phật Tổ; có kinh Phật nói ngài là bậc cha mẹ của các Phật; lại có thuyết cho ngài là thầy của Thích Ca; sách “Văn Thù Sư Lị Niết Bàn kinh” lại bảo ngài là đại đệ tử của Thích Ca, vốn sinh ra trong một gia đình Bà La Môn quý tộc, bỏ nhà theo Thích ca Mâu Ni học đạo, công đức viên mãn, tu thành thân Bồ Tát, được coi là đứng đầu trong các Bồ Tát.

    Thuyết cuối cùng này được lưu hành nhiều nhất nhưng địa vị “đứng đầu các Bồ Tát” sau này được thay thế bằng Đại từ đại bi Quan Thế Âm. Trong hầu hết các chùa trên Ngũ Đài sơn đều có tượng Văn Thù.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    C. – LA HÁN

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *​

    THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ


    Mười học trò lớn của Đức Phật. Tương truyền, bậc thầy lớn nhất ở Trung Quốc cổ đại là Khổng Tử có tới 3000 học trò, trong ấy có 72 người được thầy đắc ý nhất. Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni truyền giáo 45 năm, học trò rất đông nhưng đắc ý nhất chỉ có mười người, được gọi là “Thập đại đệ tử”.

    Theo “Duy Ma Cật kinh – Đệ tử phẩm”, mười vị học trò lớn ấy là: Ma Ha Ca Diếp (gọi tắt là Ca Diếp), Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên (gọi tắt là Mục Liên), Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, Ma Ha Ca Chiên Diên (gọi tắt là Ca Chiên Diên), A Na Luật, Ưu Bà Ly, A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) và La Hầu La. Truyền thuyết mỗi người trong họ đều có tài năng riêng biệt.

    Mười đại đệ tử này đều do chính đích thân Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, họ đều nghe tận tai những lời dạy của Phật Đà trở thành người giác ngộ, vì vậy họ đều là “Thanh văn”; họ lại đều đạt tới A La Hán quả, vị vậy cũng được gọi là “La Hán”. La Hán, chữ Phạn là Arhat (A La Hán) là quả vị tối cao mà người tu hành Tiểu thừa đạt tới, còn theo Đại thừa, quả vị này còn dưới cả Phật và Bồ tát, được xếp vào hạng thứ ba. Phật giáo cho rằng, đạt được quả vị La Hán là đã diệt trừ được tất cả phiền não, viên mãn tất cả công đức, vĩnh viễn không phải chịu đầu thai đau khổ vì “luân hồi sinh tử” nữa. Người đạt được quả vị A La Hán, tức thành La Hán có thể được cả người và trời cung dưỡng.

    Trong 10 đại đệ tử này có 6 vị xuất thân quý tộc Bà La Môn, 3 người xuất thân dòng dõi quý tộc Sát Đế Lợi, chứng tỏ thượng tầng của Phật giáo lúc ấy hầu hết ở trong các nhân vật thượng đẳng.

    Mười đại đệ tử của Đức Phật với lai lịch và công năng sẽ được mô tả chi tiết trong từng tiểu mục riêng biệt.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/24
    Wanderman thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    A NA LUẬT


    A Na Luật là phiên âm chữ Phạn Aniruddha, nghĩa là "Như ý nguyện" (Như ý) và "Không tham lam" (Vô tham). Còn có tên là "A Ni Luật Đà". Theo truyền thuyết, ngài A Na Luật nầy là em họ của Đức Thích Ca, nghĩa là con trai của một người chú Thích Ca, Cam Lộ Phạn vương. Sau khi Thích Ca thành đạo từng đã quay trở về nhà, A Na Luật bội phục đạo hạnh của anh họ bèn theo Đức Phật xuất gia, trở thành một trong mười đệ tử của Phật.

    Mười đại đệ tử của Phật, mỗi người đều có tuyệt chiêu riêng, gọi là mỗi "Công năng đệ nhất". A Na Luật là "Thiên nhãn đệ nhất", cũng gọi là 'Thiên nhãn thông", một trong sáu thần thông (lục thần thông) của Phật gia.

    Trong "Lục thần thông", một là "Thần túc thông", có thể bay lên trời xuống đất, ra vào cõi tam giới. Hai là "Thiên nhãn thông", có khả năng nhìn thấu mọi sắc tướng trong lục đạo chúng sinh. Ba là "Thiên nhĩ thông", có khả năng nghe thấu mọi âm thanh các loại trong thế gian và nghe thấy mọi vui buồn, giận thương của chúng sinh. Bốn là "Tha tâm thông", hiểu biết suy nghĩ trong lòng chúng sinh. Năm là "Túc mệnh thông", hiểu biết số phận của mình và của chúng sinh lục đạo. Sáu là "Lậu tận thông", chấm dứt được mọi phiền não lầm lạc, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi sinh tử.

    A Na Luật tuy có thần thông "Thiên nhãn đệ nhất" nhưng bản thân vốn là một người mù. Theo "Lăng Nghiêm kinh" quyển 5, khi A Na Luật mới xuất gia rất ham mê ngủ, Thích Ca giận dữ mắng ngài. A Na Luật bị kích động, hạ quyết tâm khắc phục nhược điểm, ngài thức liên tục 7 ngày đêm để đến nỗi mù luôn mắt. Tuy bị mù nhưng ngài lại được "Thiên nhãn thông" có thể nhìn xa ngàn dặm. "Thiên nhãn" của A Na Luật có thể nhìn rõ 10 phương (đông, tây, nam, bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc, thượng, hạ), đạt tới cảnh giới cực cao, thấy cõi "Diêm Phù đề" (tức thế giới loài người) rõ như hạt bồ đào trong lòng tay. Vì nhìn thấy thế giới loài người quá rõ nên ngài là vị La Hán bình tĩnh ôn hòa nhất.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/9/24
    Wanderman thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    A NAN


    A Nan, tên đầy đủ là A Nan Đà (Ânanda), dịch ý nghĩa theo Hán văn là "Hoan hỉ" (vui vẻ) hay "Khánh hỉ" (mừng vui vẻ). A Nan vốn là anh em chú bác với Thích Ca Mâu Ni, sinh ra đời đúng vào đêm Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Năm Thích Ca 55 tuổi, ngài quay trở về quê hương truyền đạo, năm ấy A Nan 25 tuổi, đi theo anh họ xuất gia, theo hầu Thích Ca 25 năm, thọ trì Phật pháp, trở thành một trong 10 đệ tử lớn (Thập đại đệ tử) của Đức Phật.

    A Nan được xưng tụng là "hiểu biết nhiều nhất" (Đa văn đệ nhất), sở trường nhớ rất lâu. Sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, 500 đại La Hán tụ tập ở ngoài thành Vương Xá, nhớ lại những lời Phật dạy để kết tập thành kinh điển, tránh sai lạc về sau. Một mình A Nan đọc hết Kinh Tạng trong lần tập kết này.

    Thích Ca nhập diệt rồi, Ca Diếp tôn giả trở thành "Sơ tổ" Phật giáo, sau khi Ca Diếp viên tịch, A Nan kế thừa lãnh đạo đồ chúng, được đời sau gọi là "Nhị tổ".

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CA CHIÊN DIÊN


    Ca Chiên Diên là phiên âm từ chữ Phạn Kâtyâyana với nghĩa là “dây trói”. Theo sách “Pháp Hoa văn cú", Ca Chiên Diên vừa mới ra đời phụ thân đã mất, cậu bé này liền trở thành một thứ trói buộc cho người mẹ không thể bước thêm bước nữa, do vậy bà mẹ gọi con là “dây trói”.

    Ca Chiên Diên là người nước A Bát Đề phía tây Ấn Độ cổ, đầu tiên ngài cũng tu học ngoại đạo (tức các học phái triết học tông giáo ngoài Phật giáo), sau đó mới quy y Phật giáo, trở thành một trong 10 đại đệ tử của Phật tổ Thích Ca.

    Tài năng lớn nhất của ngài là phân biệt các kinh điển, phân tích pháp nghĩa, rất giỏi lý luận thuyết giáo, được khen tặng là “Nghị luận đệ nhất".

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/9/24
    Wanderman thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CA DIẾP


    Ca Diếp, tên đầy đủ là “Ma Ha Ca Diếp". Ma Ha nghĩa là “lớn” (Đại) nên còn được gọi là “Đại Ca Diếp". Ca Diếp lại còn được dịch thành “Ca Diếp Ba" là ý nghĩa gì? Theo kinh Phật “Phật bản hạnh tập kinh”“Tăng nhất a hàm kinh” chép, Ca Diếp là con của một Bà La Môn trong thành Vương Xá, nước Yết Đà ở Ấn Độ cổ, “Ca Diếp” có nghĩa là “loài rùa” (Quy). Theo truyền thuyết, đời trước của Ca Diếp học đạo, một hôm nhìn thấy một con rùa thiêng bò lên từ nước, lưng có đội bức tranh tiên tặng cho ông. Vì vậy, ông dùng rùa làm tên họ tộc mình, “Ma Ha Ca Diếp” dịch ra chữ Hán là “Đại Quy thị” (họ rùa lớn). “Ca Diếp Ba” còn có nghĩa là “Uống ánh sáng” (Ẩm quang). Trong kinh Phật cho biết, thời thượng cổ có một bậc tiên tên “Ẩm Quang”, vị tiên này thân thể phóng ra ánh sáng. Ca Diếp La Hán chính là loại tiên ấy nên được gọi là “Ẩm quang”.

    Còn như liên hệ giữa “rùa” và “ẩm quang”, đời Tống, Tô Đông Pha có kể một câu chuyện thú vị: “Dưới sông Lạc có cái hang sâu không thể biết đáy. Có người ngã xuống đó, không leo lên được, rất đói. Bỗng nhìn thấy rất nhiều loại rùa rắn đưa đầu ra hướng đông hít lấy ánh mặt trời rồi uống xuống bụng. Người ấy bắt chước làm theo, liền không thấy đói nữa, thân thể nhẹ nhàng khoẻ mạnh. Sau đó khi trở về nhà được, cũng chẳng cần ăn nữa”. Sách “Đông Pha chí lâm” vốn chép toàn là chuyện kỳ quái không đáng tin nhưng thời ấy quả thực có lưu truyền câu chuyện rùa uống ánh sáng và coi đó là thuật tu tiên thay lương thực bằng ánh sáng. Đại khái cổ Ấn Độ cũng có thuật đó, tương tự như thuật tiên “Tịch cốc” của Trung Quốc vậy.

    Thuở trẻ, Ca Diếp La Hán thường tu “Đầu Đà hạnh”, được gọi là “Đầu Đà đệ nhất”. “Đầu Đà” là dịch âm chữ Phạn, ý nghĩa là "phấn chấn”, cũng có nghĩa là gột trừ bụi bặm dơ bẩn. “Đầu Đà” là một trong các khổ hạnh Phật giáo. Tu “Đầu Đà hạnh” phải giữ đúng 12 quy định, như mặc áo phải mặc loại vải rách bị người ta vất đi (gọi là “bách nạp y”), ăn phải đi xin ăn, mỗi ngày chỉ được ăn một lần bữa ngọ; ở phải nơi đồng trống xa nhà của người khác v.v...

    Ca Diếp còn có một công lớn đối với Phật môn, tương truyền ngài chính là người kêu gọi kết tập đầu tiên. Ngay sau khi Thích Ca nhập Niết Bàn, đại đệ tử Ca Diếp đã chiêu tập 500 hòa thượng đến ngoài thành Vương Xá cùng đọc tụng nhớ lại lời Phật dạy để xác định kinh điển Phật giáo. Lần hoạt động quan trọng này được Phật giáo sử gọi là “lần kết tập thứ nhất”. Đây là cống hiến lớn nhất của Ca Diếp La Hán với Phật giáo sử.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    LA HẦU LA


    La Hầu là phiên âm chữ Phạn Ràhula, gọi đầy đủ là La Hầu La, nghĩa là “chướng ngại ràng buộc”. La Hầu La là con ruột của Thích Ca Mâu Ni lúc ngài còn ở đời thế tục. Thích Ca Mâu Ni tức Tất Đạt Đa, Thái tử của Tịnh Phạn vương, sau cưới vợ là Da Luân Đà La, sinh được con trai là La Hầu La, truyền thuyết La Hầu La sinh đúng vào ngày đầu tháng, mây mù che kín mặt trăng nên được gọi là “mặt trăng bị che lấp” (chướng nguyệt).

    Khi Tất Đạt Đa 29 tuổi rời bỏ vương cung xuất gia tu đạo, trải qua nhiều năm khổ hạnh, cuối cùng thành Phật dưới gốc cây Bồ đề vào năm 35 tuổi. Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi. Con trai duy nhất của ngài là La Hầu La nguyện ý theo cha xuất gia làm một Tiểu sa di, đây là Tiểu sa di đầu tiên của Phật giáo. Sa di tức là người con trai trên 7 tuổi, dưới 20 tuổi xuất gia thụ thập giới, Trung Quốc quen gọi bằng “Tiểu hòa thượng”.

    La Hầu La xuất gia rồi, vì “không bỏ giới cấm, tụng đọc không mệt mỏi” nên được xưng tụng là “Mật hạnh đệ nhất”, là một trong 10 đại đệ tử của Phật tổ Thích Ca và cũng là một trong 18 (Thập bát) La Hán nổi tiếng.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    MỤC LIÊN


    Mục Liên, tên đầy đủ là Ma Ha Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Kiền Liên hay Mục Liên, là nhân vật chính trong câu chuyện “Mục Liên cứu mẹ” có ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian. Mục Liên vốn là người có thật, xuất thân trong gia đình thượng lưu Bà La Môn ở thành Vương Xá, nước Yết Đà, Ấn Độ cổ. Ngài cùng với Xá Lợi Phất*, một nhân vật nổi tiếng khác của Phật giáo đầu tiên đều thờ ngoại đạo, mỗi ngài có tới hàng trăm đệ tử. Một hôm, Xá Lợi Phất được nghe Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, khâm phục quá, vội về báo với Mục Liên, hai người lập tức dẫn theo 200 đệ tử đến xin gia nhập Phật giáo, cả Mục Liên và Xá Lợi Phất trở thành học trò đắc ý của Thích Ca Mâu Ni. Cuối cùng Mục Liên cũng chỉ là một vị La Hán, chưa bao giờ đạt đạo quả Phật, vậy mà ngài vẫn bị nhóm Bà La Môn đánh gậy đến chết. Cuộc đời Mục Kiền Liên chẳng qua chỉ có vậy chứ không có gì là kỳ dị. Thế nhưng sau này dần dần ngài được thần thành hóa.

    Theo Phật giáo, trong 10 đại đệ tử của Như Lai Phật, mỗi người đều có tài năng riêng (ví dụ A Nan được xưng tụng là “Đa văn đệ nhất”), Mục Liên cũng được xưng tụng là “Thần thông đệ nhất”). Thần thông của ngài biểu hiện ở “Chân thần nhẹ nhàng, bay đến mười phương”, có thể bay lên đến tận trời Đâu Suất của Phật Di Lặc. Thế nhưng tài năng phi hành đặc sắc này của Mục Liên rất ít người biết mà dân gian chỉ truyền tụng chuyện ngài cứu mẹ.

    Theo truyền thuyết Phật giáo, trong nước Yết Đà ở Ấn Độ cổ có người nhà giàu tên Phú Tướng. Phú Tướng rất yêu thích những người xuất gia tu hành, ông ta cung kính đối với tăng ni không khác gì cung kính cha mẹ. Phú Tướng có người vợ tên Thanh Đề, tính tình trái ngược hẳn với chồng. Thuở trẻ, bà rất xinh đẹp, chỉ có tính xấu là cực ghét tăng sĩ, bà luôn luôn coi giới tăng sĩ xuất gia như kẻ thù. Đến tuổi già, Phú Tướng mới sinh được một con trai đặt tên là Mục Liên. Giống cha như đúc, Mục Liên hết sức từ bi thiện đức quy hướng tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

    Sau khi Phú Tướng chết rồi, Mục Liên cũng vừa trưởng thành, xin mẹ đi xa buôn bán. Trước khi đi xa, Mục Liên dặn mẹ: “Con đi xa làm ăn, mẹ ở nhà nên tích chứa thiện đức, hãy đối xử với tăng ni xuất gia như đối xử với chính con vậy”. Mẹ Mục Liên miễn cưỡng nhận lời. Không ngờ vẫn chứng nào tật ấy, khi Mục Liên đi rồi, bà vẫn hành hạ các tăng sĩ đến khất thực, phỉ nhổ đuổi đánh họ. Nửa năm sau, trở về nghe hàng xóm đồn đại về mẹ mình, Mục Liên hỏi mẹ nguyên do những lời đồn xấu ấy. Thanh Đề giận dữ quát: “Con không tin mẹ ư? Nếu mẹ đối xử không tốt với tăng sĩ xuất gia thì trong 7 ngày mẹ sẽ chết bất đắc kỳ tử, chết rồi còn sa vào A Tỳ địa ngục!”. Không ngờ, vừa hết ngày thứ 7, quả nhiên mẹ Mục Liên chết thật.

    Mục Liên than khóc thảm thiết, chôn cất mẹ xong, ngài vất bỏ hết tiền của tài sản đi theo Thích Ca Mâu Ni, tu thành La Hán, thần thông quảng đại, trở thành một trong 10 đại đệ tử của Phật tổ. Sau khi đắc đạo, Mục Liên nhìn thấy cha đang sống vui vẻ nơi thiên đường nhưng không thấy mẹ đâu. Ngài hỏi thăm Phật tổ mới biết vì lúc còn sống mẹ ngài bất kính với Phật môn nên khi chết bị đày xuống A Tỳ địa ngục. Mục Liên liền tìm xuống A Tỳ địa ngục, gặp mẹ đã biến thành một loại quỷ đói tiểu tụy. Mục Liên vội đi xin thức ăn về cho mẹ nhưng thức ăn vừa đưa vào miệng liền biến thành lửa, không tài nào nuốt được.

    Mục Liên đành quay về tìm Như Lai Phật xin cầu cứu. Như Lai dạy: “Tuy con đắc đạo thành La Hán nhưng chỉ một sức con không thể cứu mẹ được, cần phải nhờ chúng tăng lập hội Vu Lan Bồn vào ngày rằm tháng 7, làm cho tất cả quỷ đói trong thiên hạ được ăn no thì mới cứu được mẹ con”. “Vu Lan Bồn” là phiên âm chữ Phạn, nghĩa là “Cứu người bị treo ngược” (Cứu đảo huyền). Liền đó Mục Liên xin 10 vạn tăng chúng mở hội Vu Lan Bồn siêu độ cho các quỷ đói. Cuối cùng mẹ Mục Liên thoát ra khỏi địa ngục và nhờ pháp lực của Mục Liên chuyển hóa thành người.

    Đó là câu chuyện điển hình Phật giáo khuyến thiện. Căn cứ vào thuyết này đã hình thành ngày lễ Vu Lan Bồn vào rằm tháng 7 âm lịch, tục thường gọi là “Lễ cô hồn” đúng vào ngày Trung nguyên.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    PHÚ LÂU NA


    Phú Lâu Na là gọi tắt phiên âm chữ Phạn Pùrnamaitràyaniputra (Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử), ý nghĩa “đầy lòng từ bi”, “đầy lòng ý nguyện” (Mãn từ tử, Mān nguyện tử). “Mãn” là tên, “Từ” là họ của mẹ. Ấn Độ cổ có tập tục lấy họ mẹ làm tên. Phú Lâu Na ra đời cùng ngày đản sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.

    Ngài là người nước Ca Tì La Vệ, con trai của một quốc sư Bà La Môn. Ngài xuất gia chung với 30 người khác, vào Tuyết sơn tu tập khổ hạnh ngoại đạo, đạt tới Ngũ thông tứ thiền. Thích Ca Mâu Ni thành đạo rồi, chuyển pháp luân ở vườn Lộc Dã (Lộc Dã uyển) Phú Lâu Na mới quay về quy y Phật Đà, thụ giới Cụ Túc, trở thành một thành viên quan trọng trong tăng đoàn thời kỳ đầu Phật giáo.

    Trong 10 đại đệ tử của Phật Đà, Phú Lâu Na nổi tiếng là "Thuyết pháp đệ nhất". Ngài giỏi nhất là phân biệt nghĩa lý. Giảng rõ Phật pháp, riêng tài biện luận ngài rất xuất sắc. Nhờ tài thuyết pháp hấp dẫn. trong số các tăng sĩ không ai so sánh với ngài được và ngài cũng là người giáo hóa được chúng sinh nhiều nhất.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TU BỒ ĐỀ


    Tu Bồ Đề là phiên âm chữ Phạn Subhùti, nghĩa là “Thiện hiện, “Thiện kiến”, “Thiện cát” đều có ý nghĩa là tốt lành.

    Tu Bồ Đề chào đời trong một gia đình Bà La Môn ở nước Xá Vệ, cha ngài là một vị đại trưởng giả nổi tiếng thời ấy tên là Cưu Lưu. Cưu Lưu giàu có vô số tài sản nhưng đáng tiếc đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi. Vì vậy ngày nào Cưu Lưu cũng cầu đảo Thần Phật xin ban cho một đứa con, nhưng không hề ứng nghiệm. Cưu Lưu không tuyệt vọng, cứ tiếp tục tế lễ cầu xin. Truyền thuyết có một ngày Cưu Lưu đang cầu đảo, đột nhiên giữa trời xuất hiện một vị thiên thần nói vọng xuống: “Ông đáng được con lành, không lâu nữa sẽ có thiên vương vâng lệnh đầu thai vào nhà ông đó”.

    Trưởng giả Cưu Lưu mừng rỡ, sau đó quả nhiên vợ ông hoài thai sinh hạ một người con, Cưu Lưu đặt tên con là Tu Bồ Đề với ý nghĩa sự tốt lành đã xuất hiện. Từ nhỏ, Tu Bồ Đề đã thông tuệ hơn người, chỉ tiếc tính tình rất nóng nảy dữ dằn, suốt ngày chửi mắng mọi người làm cho cha mẹ phiền lụy. Thời gian sau, Tu Bồ Đề ở nhà mãi cũng buồn bực, bèn bỏ nhà vào núi. Nhìn cảnh chim muông, cây cỏ trong rừng núi, Tu Bồ Đề càng gai mắt bực bội. Vị sơn thần ở núi ấy thấy Tu Bồ Đề khó tự giải thoát được bèn khuyên ngài nên đi gặp Phật Đà.

    Tu Bồ Đề theo sơn thần đi gặp Phật Đà, vừa gặp mặt Phật, lập tức Tu Bồ Đề sinh ra lòng hoan hỉ, làm lễ bái Phật. Phật Thích Ca giảng cho ông nghe về nỗi đau khổ, về quả báo của sự giận dữ, Tu Bồ Đề như tính giấc mộng, sám hối lỗi lầm trước đây. Từ đó, trải qua nhiều năm tu tập tinh tiến, cuối cùng Tu Bồ Đề đắc quả A La Hán, trở thành La Hán, đứng vào 10 đại đệ tử của đức Phật,

    Trong 10 đại đệ tử ấy, Tu Bồ Đề nổi tiếng là người “luôn luôn vui vẻ an lạc, giỏi hiểu nghĩa chữ Không, chỉ ở chỗ vắng lặng tĩnh tịch” được mỹ hiệu là “Giải Không đệ nhất”. Không là một loại lý luận của Phật giáo, chỉ sự vật không có thực, cho rằng tất cả mọi sự vật không hề có thực thể bất biến cố định, nên nói tất cả đều là giả, đó gọi là Không. Phật giáo tuyên dương tất cả mọi hiện tượng và sự vật đều là “Không” (Chư pháp giai không) và dùng sự “Giác ngộ tính Không” (Ngộ Không) ấy để làm cửa tiến vào cảnh giới tối cao Niết Bàn.

    Tu Bồ Đề là người hiểu biết thấu triệt lẽ “Không”, cũng là hiểu biết nhất về giải thoát, nên ngài thường trầm ngâm chìm đắm trong cảnh giới “Không”. Một lần, có người hỏi ngài là ai, Tu Bồ Đề đáp: “Ta là cá nhân có tên giả là Tu Bồ Đề ở thế gian này!”. Đủ thấy vị “Giải không đệ nhất” này đã triệt để đạt đến chỗ “Không”.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ƯU BÀ LY


    Ưu Bà Ly là phiên âm chữ Phạn Upàli, nghĩa là “người thân cận nắm việc” (cận chấp), sách “Nhị thập duy thức thuật ký” giải nghĩa: “Cận chấp ở đây là thân cận với vua, nắm việc vua vậy”. Sự thực, Ưu Bà Ly chỉ là một viên cắt tóc trong hoàng cung khi Thích Ca Mâu Ni còn là Thái tử. Ưu Bà Ly là người nước Ca Tì La Vệ, thuộc giòng họ Thủ Đà La. Thủ Đà La là giòng họ thứ bốn ở Ấn Độ cổ và là giòng họ ở cấp bậc thấp nhất của loại nô lệ, tạp dịch và nô bộc. Họ làm việc lặt vặt, nặng nề trong nhà chủ nhân mà không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Ưu Bà Ly xuất thân là người cắt tóc trong vương cung, khi Thích Ca thành đạo quay về thăm quê hương, ông bèn theo Phật xuất gia, trở thành một trong mười đệ tử nổi tiếng.

    Trong mười đại đệ tử ấy, Ưu Bà Ly được biết đến là người phụng trì giới luật nghiêm cẩn nhất. Kinh “Tăng nhất A Hàm” quyển 3 viết: “Phụng trì giới luật, không xúc phạm đến chỗ nào chính là Tì khâu Ưu Bà Ly”, vì vậy ông được tôn xưng là "Trì luật đệ nhất”. Ưu Bà Ly rất mẫu mực trong việc gìn giữ giới luật, vì vậy sau khi Thích Ca viên tịch, lúc lần đầu tiên Phật giáo kết tập, chính ngài là người tụng đọc Luật tạng.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    XÁ LỢI PHẤT


    Xá Lợi Phất là phiên âm chữ Phạn Sàriputra, gọi đầy đủ là "Xá Lợi Phất Đa La", nghĩa là "con của loài cò" (Thu lộ tử), đó là lấy theo tên mẹ. "Xá Lợi” là tên mẹ. “Phất Đa La” là con trai. "Xá Lợi Phất Đa La” là con trai của người đàn bà tên Xá Lợi. “Xá Lợi” vốn là tên của một loài chim, dịch là “con cò”. Theo sách Phật, Xá Lợi Phất là người ở thành Vương Xá, nước Ma Yết Đà, Ấn Độ cổ, thuộc dòng dõi Bà La Môn. Bà La Môn là dòng dõi lớn ở Ấn Độ.

    Đầu tiên, Xá Lợi Phất tu tập ngoại đạo (tức các môn phái tông giáo ngoài Phật giáo), không ngờ sư phụ đột ngột qua đời, ngài cảm thấy hết sức hoang mang, đúng lúc ấy Mục Liên* cũng đang đi tìm đạo giải thoát, hai người bèn hẹn với nhau sau này nếu ai tìm được con đường chính đạo sẽ báo cho nhau biết. Sau đó Xá Lợi Phất được gặp Mã Thắng tì khâu, được nghe giảng về “Nhân duyên sở sinh pháp” và từ đó gặp được Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Xã Lợi Phật báo với Mục Liên, hai người liền dẫn theo 200 đệ tử quy y đức Phật, nhờ đó thanh thế ban đầu của Phật giáo chấn hưng lớn. Kế thừa được bản lĩnh của mẹ. Xá Lợi Phất là người có trí tuệ mẫn tiệp lanh lẹ nhất, rất giỏi giảng thuyết Phật pháp, được xưng là "Trí tuệ đệ nhất”.

    Truyền thuyết khi Thích Ca Mâu Ni 80 tuổi, một hôm nói với chúng đệ tử là trong vòng ba tháng tới sẽ nhập Niết Bàn (tức qua đời). Xá Lợi Phất hết sức thương tâm, ngài không nỡ nhìn thấy cảnh Phật tổ qua đời, bèn xin được chết trước đức Phật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/24
    Wanderman thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    PHẦN PHONG TỤC TẬP QUÁN


    Phong tục tập quán của dân tộc Hán ở Trung Quốc, tuy có ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống phong tục của các dân tộc chung quanh (như Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản...) nhưng vẫn là thói quen về phong tục khá đặc biệt của cư dân lưu vực sông Hoàng hà. Có thể nói gần như phong tục tập quán của họ đều có liên quan đến quan niệm về Âm Dương Ngũ Hành. Quan niệm Âm Dương Ngũ Hành chi phối hầu hết sinh hoạt đời sống của người Trung Quốc, từ lễ tục sinh sản, các lễ tiết trong năm, cách dự đoán thời tiết thiên văn cho đến cả những tập tục đậm màu sắc mê tín như quan điểm hiện đại vẫn gán cho nó. Dưới góc cạnh văn hóa, những quan điểm cho đó là “mê tín” vẫn bảo lưu giá trị cổ đại mà một nền văn hóa truyền thống đã ghi được dấu mốc cần được quan tâm. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong mức độ cho phép của khoa học nhân văn, những quan điểm gọi là “mê tín” ấy để cung cấp dữ liệu cho bạn đọc.


    1. SÙNG BÁI VÀ TÍN NGƯỠNG


    Ở phần
    TÔNG GIÁO, một phần nào cũng có màu sắc tín ngưỡng dân gian nhưng Tông giáo nặng về phần triết học hình nhi thượng hơn. Còn ở phần PHONG TỤC TẬP QUÁN này chủ yếu nghiêng về lễ bái hình nhi hạ cụ thể và thông tục. Trong tiểu mục này chúng tôi chỉ nêu ra những quan niệm tập tục chủ yếu và phổ biến nhất.

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - CÀN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - KHÔN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - TRUÂN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - MÔNG

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - NHU

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - TỤNG

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - SƯ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - TỈ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - TIỂU SÚC
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - LÝ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - THÁI
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - BĨ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - ĐỒNG NHÂN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - ĐẠI HỮU
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - KHIÊM
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - DỰ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - TÙY
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - CỔ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - LÂM
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - QUAN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - PHỆ HẠP
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - BÍ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/25
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG QUAN NIỆM TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA CỔ ĐẠI


    Âm Dương Ngũ Hành là một loại triết học tự nhiên của Trung Quốc cổ đại, đó cũng là khởi điểm của tư duy triết học cổ xưa. Âm DươngNgũ Hành vốn là hai hệ thống quan niệm khác nhau. Căn cứ vào tư liệu văn hiến hiện nay, khái niệm Âm Dương xuất hiện sớm nhất là trong Dịch Kinh*, khái niệm Ngũ Hành xuất hiện sớm nhất trong 2 thiên Cam Thệ Hồng Phạm Thư Kinh*. Nhưng hai khái niệm ấy thực ra có thể tìm thấy nguồn gốc ở niên đại xa hơn nữa, Căn cứ vào tất cả quy luật phát triển tư duy của nhân loại, khái niệm Ngũ Hành có lẽ ra đời trước Âm Dương.

    Trong các hoạt động để thay đổi tự nhiên, con người cổ đại theo sự tích luỹ kinh nghiệm, quan niệm về “Thần” bắt đầu lay động, manh nha dần dần một loại duy vật thô sơ theo quan điểm tự nhiên, hình thái đầu tiên nhất của nó là quan niệm về Ngũ Hành. Liên quan tới vấn đề khởi nguyên của Ngũ Hành, giới học thuật có các thuyết Ngũ tự, Ngũ tinh, Ngũ phương, Ngũ số, tuy có vẻ khác nhau, nhưng lại có một điểm chung nhất là đều lập thuyết bằng con số “Năm” (Ngũ). Hiện tượng này có thể coi là xuất phát từ một loại tín ngưỡng sùng bái con số trong văn hóa thời kỳ đầu của nhân loại.

    Căn cứ câu chép trong Sử ký*: “Hoàng đế bèn nghiên cứu khảo sát xác định các ngôi sao, kiến lập Ngũ Hành” (Cái Hoàng đế khảo định tinh lịch, kiến lập Ngũ Hành), tất cả đều cho rằng, quan niệm Ngũ Hành khởi đầu cùng một lúc với sự nghiên cứu quan sát thiên tượng của con người. Đầu tiên nó phản ánh sự vận hành của các ngôi sao trên trời, bắt chước theo 5 loại vật chất cơ bản dưới đất, hình thành thuyết vận hành của 5 ngôi sao là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dùng nó để phụ hội với muôn vật muôn sự trên mặt đất, trở thành Ngũ tài (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), Ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) v.v... rồi dần dần hình thành một hệ thống rộng lớn cơ hồ bao trùm tất cả mọi thứ. Ngũ Hành đại biểu cho 5 loại vật chất, đồng thời cũng đại biểu cho 5 loại tác dụng cơ bản, công năng, thuộc tính và hiệu quả. Giữa 5 loại ấy có ảnh hưởng qua lại với nhau, hình thành quan hệ “tương khắc, tương sinh”, cấu tạo thành sự biến hóa phát triển của muôn vật muôn sự. Có thể nói, quan niệm Ngũ Hành ra đời trong quá trình tìm hiểu khởi nguyên của thế giới muôn vật và là một loại thường thức tối sơ có tính hệ thống.

    Quan niệm Âm Dương cũng ra đời trong quá trình quan sát Thiên tượng và Khí hậu. Phần Nghệ văn chí sách Hán Thư* chép: “Các nhà Âm Dương lưu hành là xuất xứ từ quan Hi Hòa, kính thuận trời cao” (Âm Dương gia giả lưu, cái ư Hi Hòa chi quan, kính thuận hạo thiên). Thời Tây Chu, người ta đã dùng quan niệm Âm Dương giải thích biến hóa của 4 mùa, coi đó là quá trình Âm Dương tiêu trưởng, và cũng coi là những điều tai dị trái lẽ thường của tự nhiên giới nếu Âm Dương không điều hòa.

    Kinh Dịch, khởi nguồn từ khoảng giữa đời Ân và Thương, đã khái quát cao độ triết học của quan niệm Âm Dương, từ những hiện tượng phức tạp của tự nhiên giới và xã hội nhân loại, Kinh Dịch đã đưa ra 2 phạm trù trừu tượng Âm (tượng trưng bằng vạch --) và Dương (tượng trưng bằng vạch ), gọi là Hào. Trong Kinh Dịch tất cả thay đổi biến hóa của quẻ đều quy kết vào sự biến hóa của 2 hào Âm Dương và dùng đó để thuyết minh tất cả hiện tượng xã hội và tự nhiên. Đồng thời, Dịch đưa ra quan điểm “vật cực tất phản”, tức tư tưởng sự vật không ngừng biến hóa phát triển; tuy tư tưởng kiểu này tách rời khỏi điều kiện cụ thể vì nó đã trừu tượng hóa, thần bí hóa. Quan niệm Âm Dương xuất hiện, biểu minh nhân loại đã đủ sức đa dạng hóa quan niệm Ngũ Hành giản đơn từ trước, bước vào giai đoạn đã nắm được quy luật thống nhất đối lập của sự vật, sản sinh một quan niệm biện chứng pháp thô sơ của Trung Quốc cổ đại.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/9/24
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Dưới đây là tóm tắt cụ thể Ngũ Hành áp dụng vào thực tiễn:


    ① SINH VÀ KHẮC CỦA NGŨ HÀNH:

    A. SINH: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim.

    B. KHẮC: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

    Thiên Hồng phạm, Kinh Thư viết: “Một là nước, hai là lửa, ba là các thứ gỗ, bốn là các loại kim, năm là đất. Nói về tính thì nước thấm xuống dưới, lửa bốc lên trên, gỗ có cong có thẳng, đồ kim khí tùy tay người thợ mà đổi hình, đất để cấy lúa và gặt lúa. Nước thấm xuống dưới mùi mặn, lửa bốc lên trên, mùi đắng, gỗ cong hay thẳng, mùi chua, đồ kim khí tùy tay người thợ đổi hình, mùi cay, lúa cấy gặt, mùi ngọt.” (Nhất viết thủy, nhị viết hỏa, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ. Thủy viết nhuận hạ, hỏa viết viêm thượng, mộc viết khúc trực, kim viết tòng cách, thổ viết giá sắc. Nhuận hạ tác hàm, viêm thượng tác thổ, khúc trực tác toan, tòng cách tác tân, giá sắc tác cam).

    ...
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này