Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ② THIÊN CAN CỦA NGŨ HÀNH:

    Phương đông là vị trí của Giáp Ất thuộc Mộc. Phương nam là vị trí của Bính Đinh thuộc Hỏa. Phương tây là vị trí của Canh Tân thuộc Kim. Phương bắc là vị trí của Nhâm Quý thuộc Thủy. Trung ương là vị trí Mậu Kỷ thuộc Thổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/24
    Wanderman thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ③ ĐỊA CHI VÀ NGŨ HÀNH:

    Ngũ Hành của thuộc Thủy là con chuột. Ngũ Hành của Sửu thuộc Thổ là con trâu. Ngũ Hành của Dần thuộc Mộc là con cọp. Ngũ Hành của Mão thuộc Mộc là con thỏ (theo người Việt Nam là con mèo). Ngũ Hành của Thìn thuộc Thổ là con rồng. Ngũ Hành của Tị thuộc Hỏa là con rắn. Ngũ Hành của Ngọ thuộc Hỏa là con ngựa. Ngũ Hành của Mùi thuộc Thổ là con dê. Ngũ Hành của Thân thuộc Kim là con khỉ. Ngũ Hành của Dậu thuộc Kim là con gà. Ngũ Hành của Tuất thuộc Thổ là con chó. Ngũ Hành của Hợi thuộc Thổ là con heo.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ④ NGŨ HÀNH VÀ CÁC CUNG SINH, VƯỢNG, MỘ, TUYỆT:

    * Kim sinh trưởng ở Tị, vượng ở Dậu, mộ ở Sửu, tuyệt ở Dần.
    * Mộc sinh trưởng ở Hợi, vượng ở Mão, mộ ở Mùi, tuyệt ở Thân.
    * ThủyThổ sinh trưởng ở Thân, vượng ở , mộ ở Thìn, tuyệt ở Tị.
    * Hỏa sinh trưởng ở Dần, vượng ở Ngọ, mộ ở Tuất, tuyệt ở Hợi.​

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    BÓI DỊCH


    1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KINH DỊCH VÀ ĐỊA VỊ CỦA NÓ TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC:

    Vua Phục Hi vẽ ra tám quẻ (bát quái) thành những hình tượng ban sơ của chữ viết ngôn ngữ Hán; vua Văn vương diễn giải sách Chu Dịch mở đầu cho văn hóa Trung Quốc. Bộ “Kinh Dịch” chẳng những là kinh điển cổ nhất của Trung Quốc, mà từ xưa đến nay, nó còn được tôn kính vào loại “đứng đầu mọi kinh điển” (quần kinh chi thủ).

    Chữ “Kinh” ở đây vừa có nghĩa là Đạo vừa có nghĩa là , nghĩa là đạo lý lớn của thiên địa vạn vật, đạo lý của con người. Cổ nhân gọi loại sách xiển minh “thiên lý”, “nhân đạo” là “Kinh”. Kinh là loại sách thần thánh nhất, có quyền uy nhất, tổng hợp tất cả mọi chân lý, bao trùm nguồn gốc của tất cả những phạm trù nhỏ nhất. Đạo lý của trời đất cũng là đạo làm người đáng tôn quý của nhân loại, vì vậy nên có cách nói “đạo trời cũng là đạo người” (Thiên đạo diệc tức nhân đạo). Vũ trụ bao la vạn tượng, biến hóa không lường, mọi cảnh ngộ xảy ra trong đời người khó mà dự liệu trước. Chương “Hệ từ truyện” trong Kinh Dịch viết: “Ngày xưa họ Phục Hi cai trị thiên hạ, ngẩng đầu lên xem tượng ở trên trời, cúi xuống xét phép ở dưới đát, xem cái văn vẻ của chim muông cùng sự thích nghi của trời đất, gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở các vật rồi mới làm ra tám quẻ để thông suốt đức của thần minh, để chia tình của muôn vật” (Cổ giả Bào Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn, dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị tác bát quái, dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình).

    Kinh Dịch ngẩng lên xét thiên văn, cúi xuống xét địa lý, giữa lại thông tình cảnh vạn vật, nghiên cứu những quy luật cơ bản nhất của trời đất và con người, thâm hiểu nguyên lý vĩ đại biến đổi và vì sao biến đổi của vũ trụ, đời người, thông hiểu những thay đổi xưa nay, xiển minh quy luật giúp con người biết lúc nào cần ứng biến để thích ứng với biến đổi, lấy đó làm quy phạm cho hành động của con người. Đây chính là tư tưởng triết học “Trời và Người là một” (Thiên nhân hợp nhất), cũng có thể gọi là “học thuyết trời và người”, là cơ sở văn hóa truyền thống của Trung Quốc, là nguồn gốc của tất cả các tư tưởng học thuật và cũng là điểm đặc sắc nhất của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

    Khổng Tử san định Thi, Thư, hiệu đính Lễ, Nhạc, viết Xuân Thu rồi sau đó mới truyền thuật Dịch. Nho gia đặt Kinh Dịch lên đầu 6 kinh. Bách gia chư tử Nho, Đạo, Mặc học thời Xuân Thu và các tư tưởng học thuật Nho, Đạo từ đời Đường, đời Tống về sau, không học phái nào không bắt nguồn từ cái học “Thiên nhân” của Dịch.

    Do vậy, muốn hiểu văn hóa Trung Quốc, không thể không học bắt đầu từ Kinh Dịch. Địa vị tối cao của Kinh Dịch trong văn hóa học thuật sử Trung Quốc là không thể phủ nhận.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/24
    Wanderman thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    2. GIỚI THIỆU KẾT CẤU CỦA KINH DỊCH:


    Kinh Dịch gồm hai phần Chính văn và Lời giải thích. Phần chính văn gọi là Kinh, phần giải thích gọi là Truyện. Bản văn Kinh dùng 64 phù hiệu tượng trưng gọi là “Quẻ” (Quái) và những lời giải thích “Lời quẻ” (Quái từ) “Lời hào” (hào từ) cấu tạo thành. Quẻ do 2 phù hiệu (gọi là dương) và (gọi là âm) xếp từ dưới lên trên, 6 vạch (hào) như vậy là một quẻ.

    (...) và (...) có thuộc tính trái ngược nhau. (...) đại biểu cho dương, cứng, nam, vua, mạnh, số lẻ, tượng trưng cho sự vật tích cực; (...) đại biểu cho âm, mềm, nữ, tôi thần, yếu, số chẵn, tượng trưng cho sự vật tiêu cực. Trong phần Truyện giải thích, phần nhiều dùng những từ có tính khái quát như “cương” (cứng), “nhu” (mềm) hoặc “âm” và “dương". Do vậy, được coi là “cương hào” hoặc “dương hào”, còn được coi là “nhu hào” hoặc “âm hào". Vạch có tính cách dương cương, tích cực, độc lập, gồm các số lẻ là 1, 3, 5, 7 và số 9 là đại biểu lớn nhất, nên hào dương còn gọi là “Cửu”. Vạch có tính cách âm nhu, tiêu cực, dựa theo, gồm các số chẵn là 2, 4, 6, 8 và số 6 là đại biểu nên hào âm còn gọi là “Lục”.

    Kết cấu của một quẻ được tính từ dưới lên trên, hào thấp nhất gọi là “hào sơ” rồi theo thứ tự lên trên là hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, hào trên cùng (hào 6) gọi là “hào thượng”. Ví dụ như quẻ đầu tiên là quẻ Càn (...) toàn bộ hào dương, từ dưới tính lên gọi tên là “sơ cửu”, “cửu nhị”, “cửu tam”, “cửu tứ”, “cửu ngũ” và “thượng cửu”. Hay như quẻ thứ 2 là quẻ Khôn (...) toàn bộ là hào âm, trật tự từ dưới tính lên trên gọi tên là “sơ lục”, “lục nhị”, “lục tam”, “lục tứ”, “lục ngũ” và “thượng lục”.

    Trong 2 quẻ Càn và Khôn này, ngoài 6 hào hữu hình vừa kể, còn 2 hào vô hình là “dụng cửu” và “dụng lục”. Đây là trường hợp ngoại lệ, tất cả các quẻ khác chỉ có 6 hào từ “sợ” đến “thượng” mà thôi. Do 6 hào kết cấu thành 64 quẻ chia ra từng tổ hợp 3 hào một, 3 hào nằm ở trên gọi là “thượng quái” (quẻ trên) hoặc “ngoại quái” (quẻ ngoài), 3 hào nằm ở dưới gọi là “hạ quái” (quẻ dưới) hoặc “nội quái” (quẻ trong). Theo truyền thuyết, Phục Hi là thần văn hóa có đầu người thân trâu là bậc đế vương thời thượng cổ, ông là người đầu tiên vạch ra 8 quẻ (bát quái) với những ý nghĩa tượng trưng như biểu đơn giản dưới đây, ngoài ra, xin đọc giải thích rõ hơn trong “Thuyết quái truyện”.

    8QueKinhDich01.jpg

    8QueKinhDich02.jpg
    ...

    (Nt: Thành thực xin lỗi! Các phần trong (...) là các ký tự và đồ hình chưa có cách hiển thị được trong bài viết... nên sẽ bổ sung sau! Xin cảm ơn! _ tdc).
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/24
    Wanderman thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Nhưng chỉ dùng có 8 quẻ trên, khó mà tượng trưng hết được biến hóa phức tạp, đan xen trong muôn ngàn hiện tượng vũ trụ. Vì vậy, Phục Hi chồng 8 quẻ ấy lên nhau, suy diễn thành 64 quẻ, do đó cạnh 6 hào có tên quẻ thuyết minh tên gọi quẻ ấy, ví dụ quẻ (...) có ghi “trên Càn” (Càn thượng) “dưới Càn” (Càn hạ) v.v... Dưới 64 quẻ còn phụ lời giải thích cho cả quẻ gọi là “Quái từ” hoặc “Soán từ”. Soán là tên gọi một loại răng rất sắc của thú vật, có nghĩa là “đoán”, như vậy “Quái từ” cũng có nghĩa là lời “chiêm đoán” của mỗi quẻ. Tương truyền, phần “quái từ” này là do Chu Văn vương viết, như trong “Sử ký”* (của Tư Mã Thiên*) viết: “Tây Bá (tước vị của Chu Văn vương khi chưa làm vua) bị giam ở Dữu Lý, diễn Chu Dịch”. Câu này có thể hiểu: trong thời gian bị Trụ vương đời Ân giam ở ngục, Chu Văn vương suy diễn 64 quẻ, viết thêm “quái từ”. Vì vậy, “Hệ từ truyện” có viết “Hàm nghĩa của lời quẻ rất kín đáo, sâu sắc, đầy cảm giác trong lúc nguy cơ". Dưới “quái từ” (lời quẻ) có “hào từ" (lời hào) giải thích hàm nghĩa của từng hào trong 6 hào ấy. Có một giả thuyết cho rằng “hào từ” cũng là do Văn vương viết, thế nhưng, trong những lời hào ấy lại dẫn chứng nhiều sự việc xảy ra sau đời Văn vương. Vì vậy, giả thuyết khác cho rằng tác giả “hào từ” có lẽ là Chu công, con trai của Văn vương, người sáng tạo ra thời đại hoàng kim của đời Chu chắc là đúng hơn.

    Phần “Kinh” trong chính văn chia ra làm 2 thiên Thượng và Hạ. “Thượng Kinh” gồm 30 quẻ, “Hạ Kinh" gồm 34 quẻ. Phần “Truyện” giải thích Kinh gồm có 10 thiên, gọi là “Thập dực”. Dực (nghĩa đen là cái cánh chim) có nghĩa là giúp, phụ giúp, kể theo thứ tự gồm “Soán truyện” thượng hạ, “Tượng truyện” thượng hạ, “Hệ từ truyện” thượng hạ, “Văn ngôn truyện”, “Thuyết quái truyện”, “Tự quái truyện” và “Tạp quái truyện”. Thập dực được cho là do Khổng Tử* viết. Sách Sử Ký* (Tư Mã Thiên) phần “Khổng Tử thế gia” viết: “Khổng Tử cuối đời thích Dịch, viết lời Soán, Tượng, Thuyết quái, Văn ngôn, đọc Dịch ba lần đứt cả dây (khâu sách)”. Sách thời xưa, dùng sơn viết lên thẻ tre rồi lấy dây da sâu lại, Khổng Tử đọc Dịch nhiều quá đến độ dây sâu đứt 3 lần. Lời viết trong Sử Ký là căn cứ vào thiên Thuật nhi trong sách Luận ngữ có câu của Khổng Tử: “Nếu cho ta sống thêm vài năm nữa để học Dịch, may ra không có lỗi lầm lớn”. Thế nhưng, luận điểm trong Thập dực có nhiều chỗ xa lạ, thậm chí có chỗ mâu thuẫn với Luận Ngữ, không thể chấp nhận là cùng một tác giả. Có thể phần này có sự tham gia của các học trò của Khổng Tử, thậm chí có thể chỉ là trứ tác của người đời sau.

    Soán truyện” là những lời giải thích “quái từ” dựa vào hình tượng toàn thể của 6 hào để thuyết minh ý nghĩa quẻ. “Tượng truyện” chia ra Đại tượngTiểu tượng thuyết minh toàn thể một quẻ nhưng lại khác với “Soán truyện”, ở đây nó đem 6 hào quay trở về nguyên gốc 3 hào trong 8 quẻ, dùng sự vật tượng trưng của bát quái để thuyết minh cả quẻ. Tiểu tượng có hơi giống “Soán truyện" lấy vị trí các hào làm chủ để thuyết minh “hào từ" của mỗi hào.

    Hệ từ truyện” là khái niệm chỉnh thể của Kinh Dịch, khiến Dịch không chỉ là một sách chiêm đoán thời thượng cổ mà còn đưa Dịch lên hàng một loại triết học có mức độ cao trong triết học sử Trung Quốc, đây là một luận văn cực kỳ quan trọng. Hệ từ vốn là quái từhào từ do Văn vương và Chu công “buộc” (nghĩa đen của chữ “Hệ”) vào sau quẻ và hào. Nhưng ở đây, “Hệ từ truyện” lại là những lời giải thích do các tác giả “buộc” vào sau toàn bộ Kinh Dịch, nên cũng được gọi là “Đại truyện”.

    Văn ngôn truyện” đặc biệt giải thích cặn kẽ 2 quẻ quan trọng: “Càn và Khôn trong 64 quẻ”. “Văn” có nghĩa là trang điểm. “Văn ngôn” ca tụng sự vĩ đại của 2 quẻ Càn và Khôn, nên có ý là cần phải dùng văn từ để trang điểm thêm. “Thuyết quái truyện” có thể chia ra làm 2 bộ phận, nửa trên giống với “Hệ từ truyện” khái luận về chỉnh thể của Dịch, hết sức rõ ràng đơn giản nhưng quan yếu. Nửa bộ phận dưới thuyết minh hiện tượng do bát quái tượng trưng. “Thuyết” có nghĩa là thuyết minh giải thích. “Tự quái truyện” thuyết minh trật tự và ý nghĩa của 64 quẻ. “Tạp quái truyện” dùng một câu ngắn vạch rõ điểm quan trọng cốt yếu của mỗi quẻ và đưa ra từng cặp quẻ có tính cách trái ngược nhau. Vì phần này không bàn theo trật tự của Tự quái truyện nên gọi là Tạp.

    Trên đây, chúng tôi giới thiệu đơn giản phần KinhTruyện giải thích Kinh. Tất cả những bộ phận ấy kết cấu thành Kinh Dịch hoàn chỉnh.

    Sách “Hán Thư”* phần Nghệ văn chí viết: “Đạo Dịch sâu thâm, về người từ 3 vị thánh trải qua thời cổ” (Dịch đạo thâm, nhân cánh tam thánh, thế lịch tam cổ). Nghĩa của câu này là: từ “bát quái” đến “thập dực” trải qua thời gian rất lâu dài, tích lũy nhiều tâm huyết của nhiều thánh nhân mới thành. “Tam thánh” chỉ Phục Hi thời thượng cổ, Văn vương Chu công ở trung cổ và Khổng Tử ở cận cổ. Điều này càng tăng thêm tính quyền uy của Kinh Dịch.

    Với những truyền thuyết hình thành Kinh Dịch như trên, đương nhiên hậu thế cũng có nhiều học giả tỏ ra hoài nghi. Thế nhưng, Kinh Dịch ra đời ở niên đại tối cổ, đã trải qua năm tuổi lâu dài và tích lũy được khá nhiều trí tuệ mới hoàn thành là sự thật không thể phủ nhận. Dù không đợi cho nó những tên tuổi của thánh nhân thì giá trị và địa vị của Kinh Dịch cũng chẳng có chút gì bị ảnh hưởng.

    ...
    (Nt: Thành thực xin lỗi! Các phần trong (...) là các ký tự và đồ hình chưa có cách hiển thị được trong bài viết... nên sẽ bổ sung sau! Xin cảm ơn! _ tdc).
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/24
    Wanderman thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    3. NGUYÊN LÝ BÓI TOÁN THEO KINH DỊCH


    Trong Kinh Dịch, phần Hệ từ thượng, chương thứ 11 hoàn toàn giải thích về nguyên lý chiêm bốc bói toán căn cứ vào 64 quẻ. Có lẽ đây là văn bản quan trọng nhất liên quan đến công dụng bói toán theo Dịch nên chúng tôi chuyển phiên âm và dịch nghĩa toàn bộ. Một vài bản Kinh Dịch trước đây có dịch phần này nhưng đều có cách nhìn khác, chúng tôi dịch lại theo quan điểm “tượng số” cho thích nghi với phong tục tín ngưỡng mà chúng ta đang đề cập.

    Phiên âm: Tử viết: Phù dịch hà vi giả dã ? Phù dịch khai vật thành vụ, mạo thiên hạ chi đạo, như tư nhi dĩ giả dã. Thi cố, thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí, dĩ định thiên hạ chi nghiệp, dĩ đoán thiên hạ chi nghi.

    Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Kinh Dịch viết ra để làm gì vậy? Kinh Dịch vốn để khai mở trí tuệ, thành tựu sự nghiệp, bao gồm tất cả đạo lý trong thiên hạ. Chỉ có vậy mà thôi. Cho nên thánh nhân dùng Kinh Dịch để câu thông ý chí người trong thiên hạ, xác định sự nghiệp trong thiên hạ và phán đoán những điều còn ngờ vực trong thiên hạ.

    Phiên âm: Thị cố, thi chi đức, viên nhi thần ; quái chi đức, phương dĩ trí, lục hào chi nghĩa, dịch dĩ cống. Thánh nhân dĩ thử tẩy tâm, thối tàng ư mật, cát hung dữ dân đồng hoạn. Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng vãng, kỳ thục năng dự ư thử tai? Cổ chi thông minh duệ trí thân võ nhi bất sát giả phù?

    Dịch nghĩa: Cho nên, bói toán dùng cỏ thi với công năng tròn trịa trơn tru, biến hóa thần kỳ; tác dụng của quẻ có hình tượng vuông vắn nhất định, ý nghĩa của 6 hào là dùng sự thay đổi cho biết tốt xấu. Thánh nhân ứng dụng 3 loại công năng ấy, rửa sạch ý thức của mình, dấu kín trong đạo trời tinh mật, lo lắng vì tốt xấu cùng tất cả mọi người. Sự thần kỳ của Kinh Dịch đủ để đoán trước lẽ biến hóa sắp tới; trí tuệ của Kinh Dịch, đủ để cất giấu kinh nghiệm tri thức đã qua; ngoài ra, còn ai có thể như thế được? Duy chỉ có bậc trí tuệ thông minh đời cổ vượt trên người thường, rất dũng võ mà không giết chóc bừa bãi mới được như thế.

    Phiên âm: Thị dĩ, minh ư thiên chi đạo, nhi sát ư dân chi cố, thị cố thần vật dĩ tiền dân dụng, thành nhân dĩ thử trai giới, dĩ thần minh kỳ đức phù!

    Dịch nghĩa: Cho nên, hiểu rõ đạo lý của trời, quan sát xét biết sự tình của dân chúng, chế ra bói toán chiêm phệ thần kỳ để trước khi dân chúng hành động đã phán đoán được tương lai, tránh xấu tìm tốt. Nhân vậy, trước khi bói toán, thánh nhân tất phải trai giới, coi công năng của Kinh Dịch như thần minh vậy!

    Phiên âm: Thị cố, hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn; nhất hạp nhất tịch vị chi biển, vãng lai bất cùng vị chi thông; hiện nãi vị chi tượng, hình nãi vị chi khí; chế nhi dụng chi, vị chi pháp, lợi dụng xuất nhập, dân hàm dụng chi, vị chi thần.

    Dịch nghĩa: Kinh Dịch lấy sự biến dịch của 6 hào để cho biết tốt xấu, trong đó bao gồm 8 loại như âm, dương, biến, thông, tượng, khí, pháp, thần. Ví dụ như: đóng cửa lại âm u mờ tối, thu góp bao dung là quẻ “Khôn”, cũng là “Âm”. Mở toang cửa ra cho ánh sáng tràn vào, tích cực hành động là quẻ “Càn”, cũng là “Dương”. Cũng giống như cửa đóng hay mở, có thể là âm, có thể là dương, do đó sinh ra “Biến”. Âm dương biến hóa vô cùng vô tận, đó là “Thông”. Kết quả của biến hóa, biểu hiện cho thấy trở thành “Tượng”. Từ hiện tượng sinh ra hình trạng nhất định, trở thành “Khí”. Phép tắc để chế ra “Khí dụng” là “Pháp”. Dân chúng sử dụng khí vật giống như đi ra đi vào, tuy tuân theo phép tắc nhưng không tự biết, đó là “Thần”.

    Phiên âm: Thị cố Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp.

    Dịch nghĩa: Lúc Âm Dương chưa phân, thời kỳ trời đất còn hỗn độn, từ đó vạn vật mới bắt đầu sáng tạo gọi là “Thái cực”, nghĩa là lớn đến cực điểm. Từ “Thái cực” âm dương chia tách ra, hình thành trời đất gọi là “lưỡng nghi”, Nghi có nghĩa là nghi dung. Từ “lưỡng nghi” sinh ra “tứ tượng”; giải thích về “tứ tượng” có nhiều thuyết khác nhau, một thuyết cho đó là 4 mùa, lại có thuyết cho đó là Kim Mộc Thủy Hỏa, cũng có thuyết coi đó là Âm Dương Cương Nhu, hoặc có thuyết cho đó là do 2 phù hiệu (…) và (…) tổ hợp lại thành:

    (…) Lão dương (…) Lão âm
    (…) Thiếu dương (…) Thiếu âm​

    gọi là Tứ tượng. Nhưng trong thiên Lễ vận sách Lễ Ký có câu: “Lễ, vốn là cơ sở của Đại Nhất, chia ra thành trời đất, chuyển thành âm dương, biến thành bốn mùa...”. Trong đoạn “Hệ từ” này, có lẽ xuất xứ từ đây. Xét đơn thuần, “Tứ tượng” chắc chỉ bốn mùa, nhưng hàm nghĩa của nó rộng hơn, không chỉ giới hạn vào bốn mùa mà thôi.

    Từ “tứ tượng” sinh ra “bát quái” tượng trưng trời, đất, nước, lửa, gió, sấm sét, núi, ao đầm, bao gồm muôn ngàn hiện tượng vũ trụ, từ đó có thể đoán định tốt xấu. Tìm tốt tránh xấu, sự nghiệp lớn lao cũng do đó sinh ra. Đoạn này có thể nói là vũ trụ luận của Kinh Dịch.

    Phiên âm: Thị cố, pháp tượng mạc đại hồ thiên địa; biến thông mạc đại hồ tứ thời; huyền tượng trứ minh mạc đại hồ nhật nguyệt; sùng cao mạc đại hồ phú quý; bị vật trí dụng, lập thành khí dĩ vi thiên hạ lợi, mạc đại hồ thánh nhân; thám trạch sách ẩn, cầu thâm chí viễn, dĩ định thiên hạ chi cát hung, thành thiên hạ chi môn môn giả, mạc đại hồ thi quy.

    Dịch nghĩa: Do vậy, hiện tượng giữ theo phép tắc không gì lớn bằng trời đất. Có thể biến hóa thông đạt, không gì lớn bằng bốn mùa. Có thể treo trên cao mà sáng tỏ, không gì lớn bằng mặt trời mặt trăng. Sự nghiệp được người ta tôn sùng đề cao, không gì lớn bằng phú quý. Có thể vì nhân dân mà chuẩn bị đầy đủ, làm ra khí cụ đầy đủ để mưu cầu phúc lợi cho thiên hạ, không gì lớn bằng thánh nhân. Có thể tìm hiểu các hiện tượng phức tạp, tìm tòi đến sự lý ẩn mật kín đáo, tuân thủ pháp tắc sâu xa, đạt đến thành tựu cao xa, đoán định xấu tốt trong thiên hạ, nêu được mục tiêu chính xác, thúc đẩy mọi người nỗ lực gắng gỏi, không gì lớn bằng dùng cỏ thi và mai rùa để bói toán.

    Phiên âm: Thị cố, thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi. Thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi. Thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, lạc xuất thư,thánh nhân tắc chi. Dịch hữu tứ tượng, sở dĩ thị dã. Hệ từ yên, sở dĩ cát dã. Định chi dã cát hung, sở dĩ đoán dã.

    Dịch nghĩa: Do vậy, trời sinh ra cỏ thi và mai rùa thần kỳ, thánh nhân dùng đó để xây dựng phép tắc bói toán. Trời đất sinh ra các loại biến hóa, thánh nhân mô phỏng theo để kiến lập nguyên lý Kinh Dịch. Trời làm rõ các hiện tượng mưa gió, hạn hán, nhật thực, nguyệt thực, sao chổi v.v... làm điềm triệu trước của tốt xấu. thánh nhân coi đó là bắt chước theo để bói đoán tốt xấu. Thời cổ, sông Hoàng hà xuất hiện con long mã trên lưng có vạch đồ hình, sông Lạc xuất hiện con rùa thần trên lưng có vạch đồ hình, đó làm điềm triệu tốt lành. Phục Hi y cứ theo “Hà đồ” đó vạch ra 8 quẻ (bát quái). Đại Võ y cứ theo “Lạc thư” đó chế định ra 9 trù (cửu trù), là 9 phép tắc lớn để cai trị thiên hạ. Kinh Dịch y cứ những nguyên lý trên mà chế tác ra, dùng Tứ tượng Lão dương, Lão âm, Thiếu dương, Thiếu âm làm hào chỉ thị bói toán, có phụ vào lời đoán để cho biết trước tương lai, đoán định tốt xấu, xác định những điểm nghi ngờ.

    Hà Đồ Lạc Thư đã thất truyền từ lâu, người đời sau căn cứ ghi chép trong sách vở cổ coi cấu tạo vũ trụ là những con số kết hợp lại, tuy chỉ là những con số nhưng sự phối trí rất xảo diệu, như hình dưới đây:

    (…) HÀ ĐỒ
    (...) LẠC THƯ​

    Trong Hà Đồ, số 1 và số 6 ở dưới, số 2 và số 7 ở trên, 3 và 8 ở bên trái, 4 và 9 ở bên phải, 5 và 10 ở trung ương. Xét về phương hướng, người đứng đối diện phương nam, nên hướng trên đầu là nam, là lửa (hỏa); hướng dưới là bắc, là nước (thủy); hướng trái là đông, là gỗ (mộc); hướng phải là tây, là kim loại (kim); trung ương là đất (thổ). Ngoài số ở trung ương, các số lẻ 1, 3, 7, 9 và số chẵn 2, 4, 6, 8 đều sắp xếp theo chiều thuận. Cộng tất cả số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lại là 25 và cộng tất cả số chẵn (2, 4, 6, 8, 10) là 30. Cộng cả chẵn và lẻ được số 55.

    Trong Lạc Thư, số lẻ 5 ở trung ương, số 1 ở phương bắc, số 3 ở phương đông, số 9 ở phương nam, số 7 ở phương tây. Số chẵn đóng ở 4 góc, ngoài số 5 trung ương, cộng cả số chẵn và lẻ của Lạc Thư được số 45.

    Toàn bộ nội dung trên đây là để thuyết minh nguyên lý của bói toán.

    ...
    (Nt: Thành thực xin lỗi! Các phần trong (...) là các ký tự và đồ hình chưa có cách hiển thị được trong bài viết... nên sẽ bổ sung sau! Xin cảm ơn! _ tdc).
     
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    4. SƠ LƯỢC PHƯƠNG PHÁP BÓI DỊCH


    Đời cổ, các thuật bói toán chủ yếu dùng cỏ thi và mai rùa như một đoạn chỉ dẫn ở trên trong phần Hệ Từ Kinh Dịch. Thi là một loại cỏ lá nhỏ dài có từng vạch, hoa trắng hay hồng, mỗi gốc đâm ra nhiều nhánh. Người ta dùng 50 cọng cỏ Thi (hoặc thay thế bằng 50 thẻ tre). Theo một cách chia thẻ đã qui định, các cọng cỏ Thi (hoặc thẻ tre) được rút ra phối hợp thành 1 trong 64 quẻ trong Kinh Dịch.

    Căn cứ vào quẻ này, sẽ có lời dự đoán. Thời cổ đại (Ân, Thương) ở Trung Quốc còn có phương pháp bói bằng mai rùa, gọi là “Trinh bốc”, quá trình đại khái như sau: rửa sạch mai rùa hoặc xương trâu hay bò dự kiến sẽ dùng vào việc bói toán, sau đó người ta đục những lỗ nhỏ trên mai rùa hoặc miếng xương ấy. Khi chính thức tiến hành bói toán, vị quan coi việc bói (Bốc quan) dùng lửa đốt vào những chỗ đục sẵn trên mai rùa, xương thú. Bị đốt, mai rùa, xương thú sẽ bị cháy nóng vỡ tách thành những đường nứt khác nhau.

    Đế vương hoặc Bốc quan căn cứ theo những đường nứt ấy để đoán định tốt hay xấu và họ sẽ đoán kết quả tùy theo tình trạng đường nứt khắc thành chữ ở ngay bên cạnh. Những chữ khắc ở trên mai rùa, xương thú ấy được gọi là “Giáp cốt văn”.

    Hiện nay, bói Dịch giản tiện nhất dùng 3 đồng tiền (có 2 mặt in chữ và không) để gieo rồi suy thành quẻ Kinh Dịch. Cách gieo đồng tiền đại khái như sau: Một đồng sấp (2 đồng kia ngửa) là dương, vạch 1 nét dương. Một đồng ngửa (2 đồng kia sấp) là âm, vạch 1 nét âm. Cả 2 trường hợp đều gọi là hào tĩnh. Cả 3 đồng đều sấp, thuộc dương, ghi ký hiệu vòng tròn O. cả 3 đồng đều ngửa, thuộc âm, ghi ký hiệu chữ X. Trường hợp này gọi là hào động. Gieo 6 lần được 6 hào và tùy vào ký hiệu đã ghi xác định được quẻ đã gieo.

    Xác định được tên quẻ rồi, đối chiếu với ý nghĩa của 64 quẻ Dịch để luận đoán. Dưới đây, chúng tôi sẽ tóm tắt ý nghĩa 64 quẻ Dịch. 64 quẻ này đã được dịch trong hầu hết các bộ Kinh Dịch đã xuất bản ở Việt Nam.

    Riêng trong phần Bói Dịch này, chúng tôi chỉ đưa ra ý nghĩa biểu tượng và dễ áp dụng nhất với đề tài chúng ta đang đề cập. Phần ý nghĩa 64 quẻ để bói này, chúng tôi dịch nguyên văn từ “Chu Dịch thập nhật đàm”, Thượng Hải thư điếm xuất bản xã, 1997.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    5. Ý NGHĨA 64 QUẺ THEO BỐC DỊCH


    Quẻ 1
    KD_Que1-CAN.jpg

    Câu đầu tiên là lời Soán (Soán từ). Tất cả các quẻ sau đều như vậy. Dưới Soán từ là lời Hào (Hào từ) với từng tên gọi riêng của mỗi hào.

    Càn. Nguyên hanh, lợi trinh
    Hết sức thuận lợi. Quẻ này rất thuận lợi cho người gieo quẻ.

    Ý nghĩa từng hào: (đếm từ dưới lên)

    Sơ cửu: Tiềm long, vật dụng
    Rồng còn ẩn dấu dưới nước, lúc này chưa nên có bất cứ hành động gì.

    Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân
    Rồng xuất hiện giữa ruộng, lúc này nếu giao thiệp với nhân vật lớn rất có lợi.

    Cửu tam: Quân tử chung nhật càn càn, tịch tích nhược. Lệ vô cữu
    Người quân tử suốt ngày cẩn thận, cố gắng không mệt mỏi. Đến tối vẫn cẩn thận lo sợ, như vậy dù có xảy ra nguy hiểm vẫn không đến nỗi tai hại.

    Cửu tứ: Hoặc dược tại uyên, vô cữu
    Rồng từ dưới vực sâu bay lên. Hào này không tai hại.

    Cửu ngũ: Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân
    Rồng bay lên trời. Hào này, giao thiệp với nhân vật lớn rất có lợi.

    Thượng cửu: Kháng long Hữu hối
    Rồng bay lên quá cao. Hào này không thể gọi là lý tưởng.

    Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ. Cát
    Bầy rồng bay lượn không nhìn thấy đầu. Hào này tốt đẹp.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/24
    Wanderman thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 2
    KD_Que2-KHON.jpg

    Khôn. Nguyên hanh. Lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiên mê, hậu đắc. Chủ lợi. Tây nam, đắc bằng; đông bắc, táng bằng. An trinh cát.

    Rất thuận lợi. Quẻ này tốt cho người gieo quẻ đuổi theo con ngựa cái. Người quân tử ra đi mới đầu lạc đường nhưng về sau sẽ có lợi. Tượng quẻ chủ về lợi, qua hướng tây nam có thể kiếm được tiền, qua hướng đông bắc mất tiền. Với người bói an cư, rất tốt.

    Sơ lục: Lý sương, kiên băng chí

    Khi đạp lên sương thu biết băng cứng mùa đông sắp tới.

    Lục nhị
    : Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi
    Phẩm chất thẳng thắn, vuông vắn, dù kết quả bói toán không lý tưởng cũng chẳng có gì xấu.

    Lục tam
    : Hàm chương khả trinh. Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung
    Hoàn tất diễn tấu ca hát, có thể bói toán hỏi việc. Kết quả bói toán là: dù làm việc cho nước nhà cũng không đạt đến mục tiêu dự định, nhưng cuối cùng vẫn có kết quả tốt đẹp.

    Lục tứ
    : Quát nang, Vô cữu, vô dự
    Im lặng giống như cái túi thắt miệng. Hào này không có tai họa lo lắng, cũng không có vinh dự.

    Lục ngũ
    : Hoàng thường. Nguyên cát
    Mặc áo lễ phục vàng đến tế lễ. Hào này rất tốt đẹp.

    Thượng lục
    : Long chiến ư dã, kỳ huyết huyền hoàng
    Rồng đánh nhau ngoài đồng, chảy máu màu xanh vàng.

    Dụng lục
    : Lợi vĩnh trinh
    Hào này tốt đẹp với người hỏi về việc cát hung lâu dài.

    Chú thích: Lời quẻ trên có chữ “Bằng” có hai cách giải thích:

    Một loại giải thích là bạn bè (bằng hữu), một loại giải thích là tiền bạc (bằng bối một loại tiền cổ). Ở đây theo thuyết thứ hai. Hào lục nhị giải thích theo sách Tả Truyện. Tương công năm thứ 13. Hai chữ “Hàm chương” ở hào lục tam, theo nghi thức cổ, trước khi bói phải xướng ca tấu nhạc, xong hết mới bói.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  11. Hóa ra các bài đăng trong topic này được bạn tducchau trích ra từ bộ sách đồ sộ của ngài dịch giả Nguyễn Tôn Nhan
     
    tducchau thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... Cảm ơn bạn đã quan tâm! Là vậy mà! Chúng mình đang ráng hiện thực Di nguyện “... kiếm thêm 1 – 2 điểm nữa” của Cố nhân! Nếu bạn có tài liệu, xin vui lòng hỗ trợ! Tư liệu chúng mình có (đa phần) đã cũ, mòn... nên khá vật vã!...

    Thân Mến! @tducchau _ tdc!

    (Nt: Người Cao Xá, Cẩm Giàng không kêu (gọi) danh xưng Ngài...! Một nét Cảo thơm kính vãng vĩnh hằng!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/10/24
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 3
    KD_Que3-KHON.jpg

    Truân. Nguyên hanh, lợi trinh. Vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu

    Quả này hết sức thuận lợi, tốt đẹp cho người bói. Không cần phải đi đâu xa, cứ dựng nước ở nơi đây đủ tốt đẹp.

    Sơ cửu
    : Bàn hoàn. Lợi cư trinh. Lợi kiến hầu
    Luẩn quẩn dùng dằng không tiến lên. Hào này tốt cho người bói hỏi về việc an cư. Cũng tốt cho người hỏi việc dựng nước.

    Lục nhị: Truân như chiên như, thừa mã ban như, phỉ khấu hôn cấu. Nữ tử trinh: bất tự, thập niên nãi tự
    Một đoàn người cỡi ngựa quẩn quanh dùng dằng. Họ không phải giặc cướp mà là đến cầu hôn đấy. Thiếu nữ bói quẻ này, trả lời: hiện nay chưa nên lấy, đợi mười năm sau hãy hay.

    Lục tam: Tức lộc vô ngu, duy nhập ư lâm trung. Quân tử cơ bất như xả. Vãng lận
    Đuổi con hươu hoang, lại không có người quen đường rừng dẫn trước, chỉ đành nhìn con hươu chạy vào rừng. Vì vậy, đối với người quân tử, đuổi theo nó không bằng bỏ nó. Hào này hỏi về phương hướng tới không được tốt.

    Lục tứ: Thừa mã ban như, cầu hôn cấu. Vãng cát, vô bất lợi
    Ngồi trên lưng ngựa dùng dằng luẩn quẩn mà đi cầu hôn. Hào này tốt đẹp cho người ra đi, không có việc gì không cát lợi.

    Cửu ngũ: Truân kỳ cao. Tiểu trinh cát, đại trinh hung
    Tích tụ dầu mỡ. Hào này tốt với hỏi việc nhỏ, xấu với hỏi việc lớn.

    Thượng lục: Thừa mã ban như, khấp huyết liên như
    Ngồi trên lưng ngựa dùng dằng luẩn quẩn, nước mắt và máu chảy dầm dề.

    ...
     
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 4
    KD_Que4-KHON.jpg

    Mông. Hanh. Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cát. Lợi trinh

    Quẻ này thuận lợi. Không phải ta phải tìm nơi kẻ trẻ tuổi thơ mờ tối, mà kẻ trẻ thơ mờ tối tìm ta. Hỏi bởi toán 1 lần có thể cho biết, hỏi đi hỏi lại nhiều lần (không có lòng chân thành) thì không cho biết nữa. Quẻ này có lợi cho người bói.

    Sơ lục: Phát mông. Lợi dụng hình nhân, dụng thoát trất cốc. Dĩ vāng, lận
    Mở mang dạy dỗ người mờ tối. Hào này, có lợi cho người bị hình phạt tù tội, có thể thoát được nỗi khổ gông cùm. Nếu như ra ngoài, không tốt lắm đâu.

    Cửu nhị: Bao mông, cát. Nạp phụ cát, tử khắc gia

    Bao dung với người mờ tối, tốt đẹp. Dung nạp cưới con dâu tốt đẹp. Con cái có thể xây dựng gia đình tốt đẹp.

    Lục tam: vật dụng thủ nữ. Kiến kim phu, bất hữu cung. Vô du lợi

    Không nên cưới con gái. Giống như có ống đựng tên bằng đồng mà bên trong không có cung, không thể bắn được. Hào này không tốt.

    Lục tử: Khốn Mông. Lận

    Người mờ tối ở trong cảnh khốn khổ. Hào này không tốt.

    Lục ngũ: Đồng mông. Cát

    Coi kẻ mờ tối như con đẻ. Hào này tốt đẹp.

    Thượng cửu: Kích Mông. Bất lợi khấu, lợi ngự khấu hao

    Trói buộc khắt khe với kẻ mờ tối (như nô bộc, đề phòng chúng bỏ trốn). Hào này không có lợi với người đi cướp bóc, có lợi với người chống trả lại cướp bóc.

    ...
     
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 5
    KD_Que5-NHU.jpg

    Nhu. Hữu phu: Quang hanh. Trinh cát. Lợi thiệp đại xuyên

    Trả lời câu bói hỏi: tương lai sáng sủa, thuận lợi. Quẻ này tốt đẹp. Có lợi khi vượt qua sông lớn.

    Sơ cửu: Nhu vu giao. Lợi dụng hằng, vô cữu

    Ở ngoài ruộng thành gặp mưa. Hào này có lợi với người lòng bền bỉ, không gặp tai nạn gì.

    Cửu nhị: Nhu vu sa. Tiểu hữu ngôn, chung cát

    Ở sa mạc gặp mưa. Có khó khăn nhỏ, nhưng cuối cùng là tốt đẹp.

    Cửu tam: Nhu vu nê, trí Khấu chí

    Ở đường bùn đất gặp mưa, kết quả đụng đầu với kẻ cướp.

    Lục tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt

    Ở chỗ rãnh máu gặp mưa, sau đó từ trong lỗ huyệt bò ra khỏi.

    Cửu ngũ: Nhu vu tửu thực. Trinh cát

    Lúc ăn cơm uống rượu gặp mưa. Hào này tốt đẹp.

    Thượng lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai. Kính chi, chung cát

    Tiến vào động huyệt, có 3 người khách chậm rãi tới. Chỉ cần cẩn thận làm theo, cuối cùng là tốt đẹp.

    Chú thích: Về chữ “Nhu” này, xưa nay có nhiều cách giải thích. Ở đây theo Tạp quái giải thích Nhu là “không tiến tới” hoặc “chờ đợi thời hãy đi tới”. Lại có cách giải thích là ẩm ướt, trời mưa, bị “chậm chạp chờ đợi vì giữa đường trời mưa”.

    ...
     
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 6
    KD_Que6-TUNG.jpg

    Tụng. Hữu phụ: trất dịch trung cát, chung hung. Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên

    Kết quả trả lời câu bói hỏi: liên quan đến việc thưa kiện lạch mương không chảy thông, tuy có thể thắng nhưng cuối cùng vẫn là nguy hiểm. Hào này tốt đối với người đi yết kiến đại nhân, không tốt đẹp đối với việc vượt qua sông lớn.

    Sơ lục: Bất vĩnh sở sự. Tiểu hữu ngôn, chung cát
    Không nên cậy mình hơn mà kéo dài kiện tụng. Tuy có chút ít buồn bực, nhưng cuối cùng cũng có điểm tốt.

    Cửu nhị: Bất khắc tụng, quy nhi bô. Kỳ ấp nhân tam bách hộ vô sảnh

    Sau khi thua kiện, quay về nhà lánh thân. Ba trăm hộ được phong ấp không đến nỗi mất mát.

    Lục tam: Thực cựu đức. Trinh lệ, chung cát. Hoặc tòng vương sự, vô thành

    Ăn vào tiền vốn. Hào này không tốt lắm, nhưng cuối cùng cũng may mắn. Hiện nay nỗ lực giúp vua cũng khó có thành tựu.

    Cửu tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh du. An trinh cát

    Sau khi thua kiện, quay về thái ấp kịp thời, có hành động ứng biến. Hào này có lợi cho người bói hỏi về an cư.

    Cửu ngũ: Tụng, nguyên cát

    Việc kiện tụng có tốt đẹp lớn.

    Thượng cửu: Hoặc tứ chi bàn đái, chung triêu tam sỉ chi

    Vua ban cấp cho cái đai quý, cuối cùng trong một buổi sáng bị cướp ba lần.

    ...
     
  17. Nếu có tài liệu quý có rảnh sẽ gửi cho bạn. Thời bây giờ, dịch giả giỏi, nghiêm túc với nghề dịch như dịch giả Nguyễn Tôn Nhan, dịch giả Cao Tự Thanh ngày càng ít. Buồn thay
     
    Wanderman and tducchau like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 7
    KD_Que7-SU.jpg

    Sư. Trinh, trượng nhân cát, vô cữu

    Quẻ này tốt đẹp đối với việc chỉ huy quân đội, không có tai họa gì.

    Sơ lục: Sư xuất dĩ luật, phủ tàng, hung

    Quân đội xuất chinh cần phải có kỷ luật nghiêm minh, kỷ luật không nghiêm, tất có nguy hiểm.

    Cửu nhị: Tại sư trung, cát, vô cữu, vương tam tứ mệnh

    Thân ở trong quân, nhiều việc tốt đẹp, không có gì xấu, còn được vua nhiều lần ban thưởng.

    Lục tam: Sư hoặc dư thi. Hung

    Xe chiến chở theo xác chết. Hào này hung hiểm.

    Lục tứ: Sư tại thứ. Vô cữu

    Quân đội đóng ở bên trái. Hào này không có tai họa.

    Lục ngũ: Điền hữu cầm. Lợi chấp ngôn, vô cữu. Trưởng tử súy sư, đệ tử dư thi, trinh hung

    Đi săn bắt được chim. Hào này tượng trưng bắt được tù binh, có lợi không xấu. Con trưởng làm chủ soái, con thứ chết, kết quả hỏi bói hung hiểm.

    Thượng lục: Đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng

    Vua ra chỉ thị, dựng nước lập ấp không nên dùng tiểu nhân.

    ...
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 8
    KD_Que8-TI.jpg

    Tỉ. Cát. Nguyên phệ, nguyên, vĩnh trinh vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung

    Quả này tốt đẹp. Điềm báo của quẻ này: hết sức thuận lợi, trong thời gian dài không có tai họa lo nghĩ gì. Nước không được an ninh trước đây cũng sẽ tìm đến tham gia hòa ước, nhưng người đến sau mà chần chừ không chịu đến sẽ có nguy hiểm.

    Sơ lục: Hữu phu: tỉ chi. Vô cữu. Hữu phu: doanh phẫu, chung lai hữu tha. Cát

    Kết quả lời bói hỏi: dùng biện pháp đoàn kết giúp đỡ. Hào này không có tai họa. Kết quả lời bói hỏi: hãy đựng đầy cái ang, dù cho có tai họa bất ngờ cũng không quan trọng. Hào này tốt đẹp.

    Lục nhị: Tỉ chi tự nội. Trinh cát

    Bắt đầu từ đoàn kết nội bộ. Hào này tốt đẹp.

    Lục tam: Tỉ chi phỉ nhân

    Đối với người không xứng đáng, cũng chọn thái độ gần gũi.

    Lục tứ: Ngoại tỉ chi. Trinh cát

    Thân thiện với bên ngoài. Hào này tốt đẹp.

    Cửu ngũ: Hiển tỉ. Vương dụng tam khu, thất tiền cầm, ấp nhân bất giới. Cát

    Một nhóm người tụ tập một nơi. Đây là vua chúa săn bắn. Họ bao vây ba mặt, cầm thú chạy trốn mà họ cũng không truy đuổi để tránh cho nhân dân hoảng sợ, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất. Hào này tốt đẹp.

    Thượng lục: Tỉ chi vô thủ. Hung

    Tụ tập ở một nơi mà không nhìn thấy người đứng đầu. Hào này hung hiểm.

    ...
     
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Quẻ 9
    KD_Que9-TIEUSUC.jpg

    Tiểu súc. Hanh. Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao

    Quẻ này thuận lợi. Bắt đầu từ phía tây của ta mây giăng khắp nơi nhưng chưa mưa.

    Sơ cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát

    Quay trở về con đường vốn có, làm sao sai lầm được? Hào này tốt đẹp.

    Cửu nhị: Khiên phục. Cát

    Kéo cho quay trở về. Hào này tốt đẹp.

    Cửu tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục

    Bánh xe rơi mất trục, vợ chồng cãi cọ nhau.

    Lục tứ: Hữu phu: huyết khứ dịch xuất. Vô cữu

    Kết quả lời hỏi bói: nếu xuất hiện việc có chảy máu nên chạy xa tránh họa. Hào này không có tai họa.

    Cửu ngũ: Hữu phu: loan nhu. Phú dĩ kỳ lân

    Kết quả lời hỏi bói: cùng nắm tay láng giềng tiến tới. Có sự giúp đỡ của láng giềng, mới có thể giàu có được.

    Thượng cửu: Ký vũ ký xứ, thượng đức tái. Phụ trinh lệ. Nguyệt cơ vọng, quân tử chinh, hung

    Đã mưa xong, trời tạnh hẳn, còn đến kịp cày cấy. Hào này tốt cho đàn bà bói. Lúc trăng tròn, đàn ông nên tòng quân xuất chỉnh, có hung hiểm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/12/24
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này