... Quẻ 50 Đỉnh. Nguyên cát. Hanh Quẻ này rất tốt đẹp, thuận lợi. Sơ lục: Đỉnh điên chỉ, lợi xuất phủ. Đắc thiếp dĩ kỳ tử. Vô cữu Chổng ngược chân đỉnh lên, như vậy có lợi trút được thức ăn dơ bẩn bên trong ra. Lấy thiếp (vợ nhỏ) được con nhỏ. Hào này không có tai họa. Cửu nhị: Đỉnh hữu thực, ngã cừu hữu tật, bất ngã năng tức, cát Trong đỉnh có thức ăn, nhưng vợ con của ta bệnh, không thể ăn chung với ta. Hào này cát lợi. Cửu tam: Đỉnh nhĩ cách, kỳ hành tắc. Trĩ cao bất thực. Phương vũ khuy hối. Chung cát Tai vạc hỏng rồi, không kéo động được. Thịt con trĩ ăn không được. Trời đang mưa, thực không may. Hào này cuối cùng mới cát lợi. Cửu tứ: Đỉnh chiết túc, phúc công túc, kỳ hình ốc. Hung Đỉnh gãy chân, thức ăn ngon của vương công đổ ra tràn ọc. Hào này hung hiểm. Lục ngũ: Đỉnh hoàng nhĩ, kim huyền, lợi trinh Tai đỉnh màu vàng, vòng xâu làm bằng vàng ròng. Hào này có lợi cho người bói hỏi. Thượng cửu: Đỉnh ngọc huyền. Đại cát, vô bất lợi Vòng xâu treo đỉnh khảm ngọc quý. Hào này rất cát lợi, không có gì không lợi. Chú thích: Chữ “Ngã cừu” ở hào Cửu nhị theo Cao Hanh dẫn “Nhĩ Nhã” có nghĩa là vợ con. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... Quẻ 51 Chấn. Hanh. Chấn lai hích hích, tiếu ngôn ách ách. Chấn kinh bách lý, bất táng chủy sưởng Quẻ này thuận lợi. Nghe tiếng sấm sét kinh người mà vẫn cười nói như thường, tiếng sấm sét chấn động trăm dặm vẫn không sợ hãi thay đổi, tay cầm muỗng đong rượu mà vẫn không đánh rơi một giọt. Sơ cửu: Chấn lai khích khích, hậu tiếu ngôn ách ách. Cát Tiếng sấm vọng lại, mới đầu hoảng sợ, sau qua rồi vẫn cười nói như thường. Hào này tốt đẹp. Lục nhị: Chấn lai lệ. Ức táng bối, tê vu cửu lăng. Vật trục. Thất nhật đắc Tiếng sấm vọng đến chớp nhoáng. Tiền tài mất lúc lên cửu lăng, không cần đuổi tìm. Bảy ngày sau có thể thấy được vật đã mất. Lục tam: Chấn tô tô. Chấn hành, vô sảnh Tiếng sấm sét làm người sợ hãi không yên. Vừa sấm sét, vừa chạy, không gặp tai họa. Cửu tứ: Chấn toại nê Bị tiếng sấm hoảng sợ rơi xuống bùn đất. Lục ngũ: Chấn vãng lai lệ, ức vô táng hữu sự Sấm sét tới lui, hết sức nguy hiểm. Chỉ hy vọng nó không có hại với việc làm. Thượng lục: Chấn sách sách, thị quắc quắc. Chinh hung. Chấn bất vu kỳ cung, vu kỳ lân. Vô cữu. Hôn cấu hữu ngôn Tiếng sấm dữ dội, người ta sợ hãi co rút tay chân nhìn xem. Hào này bất lợi về việc chinh phạt. Lần sấm sét này không thể nguy hại cho mình mà nguy hại hàng xóm. Hào này không tai họa. Nhưng về việc hôn nhân lại có buồn bực. ...
... Quẻ 52 Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân. Hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu Từ sau lưng (trung khu) tiến vào trạng thái ngừng nghỉ rồi, thân thể có thể đạt tới cảnh giới không bị xúc động bởi ngoại vật nữa. Lúc ấy dù có người đi qua sân nhà, cũng không có cảm giác người ấy tồn tại. Hào này không có tai họa. Sơ lục: Cấn kỳ chỉ. Vô cữu, lợi vĩnh trinh Chân tiến vào trạng thái ngừng nghỉ. Hào này không có tai họa, nói chung là cát lợi. Lục nhị: Cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tùy, ký tam bất khoái Bắp chân tiến vào trạng thái ngừng nghỉ, nhưng không thể làm cho đầu gối ngừng nghỉ theo, trong lòng vì vậy cảm thấy không thoải mái. Cửu tam: Cấn kỳ hạn, liệt kỳ dần. Lệ, huân tâm Eo lưng tiến vào trạng thái ngừng nghỉ (vì chưa quen thuộc), 2 bên sườn đau đớn như vỡ ra, trong lòng không thoải mái như bị lửa đốt. Lục tứ: Cấn kỳ thân. Vô cữu Lưng ngực tiến vào trạng thái ngừng nghỉ. Hào này không có tai họa. Lục ngũ: Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự. Hối vong Phần mép tiến vào trạng thái ngừng nghỉ, không nói bậy nữa. Hào này biểu thị hối hận đã hết. Thượng cửu: Đôn cấn, cát Phần đầu tiến vào trạng thái ngừng nghỉ. Hào này tốt đẹp. ...
... Quẻ 53 Tiệm. Nữ quy. Cát. Lợi trinh Con gái lấy chồng. Quẻ này tốt đẹp, có lợi cho người bói hỏi. Sơ lục: Hồng tiệm vu can. Tiểu tử lệ, hữu ngôn, vô cữu Chim hồng (loại chim nước) từ từ bay đến bờ nước. Trẻ nhỏ đối diện nguy hiểm, có việc buồn bực, nhưng không đến nỗi tai họa. Lục nhị: Hồng tiệm vu bàn, ẩm thực khan khan. Cát Chim nước từ từ bay đến bờ đất, có nước uống, có cá ăn, an nhàn tự đắc. Hào này tốt đẹp. Cửu tam: Hồng tiệm vu lục, phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục. Chim nước từ từ bay đến chỗ đất cao. Chừng đi xuất chinh không quay về, người vợ không thể sinh con nuôi cái. Hào này hung hiểm. Nhưng có lợi về việc chống cự sự xâm lược từ bên ngoài. Lục tứ: Hồng tiệm vu mộc. Hoặc đắc kỳ giốc. Vô cữu Chim nước từ từ bay vào rừng cây, đứng ở trên cành cây. Hào này không có tai họa. Cửu ngũ: Hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dựng, chung mạc chi thắng. Cát Chim nước từ từ bay lên đỉnh núi. Đàn bà nhiều năm không mang thai, không biết cách nào. Hào này tốt đẹp. Thượng cửu: Hồng tiệm vu quỳ, kỳ vũ khả dụng vi nghi Chim nước từ từ bay về xa xôi. Lông vũ đẹp đẽ của nó có thể dùng làm trang sức trong các điển lễ. Hào này tốt đẹp. ...
... Quẻ 54 Quy muội. Chinh hung. Vô du lợi Quẻ này có điềm hung hiểm về việc chinh phạt, không có gì tốt. Sơ cửu: Quy muội dĩ đệ. Bà năng lý. Chinh cát Em gái theo phụ đưa dâu về nhà chồng. Chân khó chịu nhưng vẫn đi được. Hào này có điềm tốt về chinh phạt. Cửu nhị: Diểu năng thị. Lợi u nhân chi trinh Mắt khó chịu nhưng vẫn nhìn được. Hào này có lợi cho người bói hỏi về việc tù tội. Lục tam: Quy muội dĩ tu, phản quy dĩ đệ Chị em cùng đi lấy chồng, rồi lại cùng bị đưa về nhà mẹ. Cửu tứ: Quy muội diễn kỳ, tri quy hữu thời Ước hẹn hôn nhân sai lạc, thiếu nữ chờ đợi. Lục ngũ: Đế Ất quy muội, kỳ quân chi quyết bất như kỳ đệ chi quyết lương. Nguyệt cơ vọng. Cát Lúc trăng sáng sắp tròn, Ân vương Đế Ất gả em gái. Trang sức của chị không đẹp bằng người em đi theo đưa dâu. Hào này cát lợi. Thượng lục: Nữ thừa khuông, vô thực; sĩ khuê dương, vô huyết. Vô du lợi Con gái xách giỏ, trong giỏ không đựng gì. Con trai cắt tiết dê, dê không có máu. Hào này không cát lợi. ...
... Quẻ 55 Phong. Hanh. Vương giả chi. Vật ưu. Nghi nhật trung Quẻ này thuận lợi. Vua đến cử hành tế tự. Không nên lo lắng. Thời gian tế tự nên vào lúc giữa trưa. Sơ cửu: Ngộ kỳ phối chủ. Tuy tuần vô cữu. Vãng hữu thượng Gặp gỡ người phối ngẫu. Nội trong tuần không có tai họa. Sau khi tiến lên còn hi vọng tránh được tai họa. Lục nhị: Phong kỳ bộ, nhật trung kiến đẩu. Vãng đắc nghi tật. Hữu phu: phát nhược. Cát Tấm màn lớn che mặt trời, giữa trưa ban ngày có thể nhìn thấy sao bắc đẩu. Nếu phát triển xuống nữa, người ta đều sợ hãi sinh bệnh tinh thần. Câu trả lời bói hỏi: (trời) sắp sáng tới nơi. Hào này tốt đẹp. Cửu tam: Phong kỳ bái, nhật trung kiến mạt, chiết kỳ hữu quăng. Vô cữu Tấm màn lớn càng khơi rộng ra, giữa trưa ban ngày có thể nhìn thấy sao bắc đẩu. Nhưng lúc này gặp được minh chủ. Hào này tốt đẹp. Lục ngũ: Lai chương. Hữu khánh dự. Cát Sáng sủa đến rồi (đã hết nhật thực), người ta hoan hô chúc mừng. Hào này tốt đẹp. Thượng lục: Phong kỳ ốc, bộ kỳ gia, khuy kỳ hộ, huých kỳ vô nhân, tam niên bất độc. Hung Phòng ốc cao lớn, nhưng dùng tấm màn che kín. Từ cửa đến nhìn vào, im lặng không có người. Ba năm sau, cũng không thấy có người. Hào này hung hiểm. ...
... Quả 56 Lữ. Tiểu hanh. Lữ, trinh cát Quẻ này tương đối thuận lợi. Bói hỏi liên quan đến đi xa, cát lợi. Sơ lục: Lữ tỏa tỏa, tư kỳ sở thủ tai Đi xa nhà mà ngờ vực lo lắng quá nhiều, đó là nguyên nhân dẫn đến tai họa. Lục nhị: Lữ tức thứ, hoài kỳ tư, đắc đồng bộc. Trinh Đi xa ngụ tạm nơi nhà khách, đem theo tiền tài, mua được nô bộc. Hào này cát lợi. Cửu tam: Lữ phần kỳ thứ, táng kỳ đồng bộc. Trinh lệ Đi xa ngụ tạm nhà khách bị thiêu cháy, nô bộc chạy mất. Hào này không cát lợi. Cửu tứ: Lữ vu xứ, đắc kỳ tư gia, ngã tâm bất khoái Đi xa ở nơi ngụ tạm, bắt được tiền tài, nhưng lòng ta không khoan khoái. Lục ngũ: Xạ trĩ, nhất thỉ vong. Chung dĩ dự mệnh Bắn trúng một con chim trĩ, chim trĩ mang mũi tên bay mất. Cuối cùng cũng được tiếng là thiện xạ. Thượng cửu: Điểu phần kỳ sào, lữ nhân tiên tiếu hậu hào đào. Táng ngưu vu Dịch. Hung Giống như ổ chim bị đốt cháy, người đi xa nhà đầu tiên sung sướng cười lớn, sau đó kêu gào khóc lóc. Mất con trâu ở đất Dịch. Hào này hung hiểm. ...
... Quẻ 57 Tốn. Tiểu hanh. Lợi hữu du vãng. Lợi kiến đại nhân Quả này tương đối thuận lợi. Có lợi đi ra ngoài. Có lợi gặp gỡ nhân vật lớn. Sơ lục: Tiến thối. Lợi võ nhân chi trinh Tiến vào (trận địa). Hào này có lợi cho quân nhân. Cửu nhị: Tốn tại sàng hạ. Dụng sử, vu phân nhược. Cát, vô cữu Ở dưới đất tính toán kế sách, sử dụng ý kiến của sử quan, vì đó người bói tức giận bất bình. Hào này tốt đẹp, không có tai họa. Cửu tam: Tần tốn, lận Tính toán kế sách mà nhăn nhỏ mày. Hào này có lo lắng. Lục tứ: Hối vong, điền hoạch tam phẩm Hối hận hết hẳn, trong săn bắn thu hoạch được ba loại vật. Cửu ngũ: Trinh cát, hối vong, vô bất lợi. Vô sơ hữu chung. Tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật. Cát Hào này cát lợi, khó khăn đã qua. Không có việc gì bất lợi. Tuy khởi đầu không tốt nhưng kết quả khả quan. Trước 3 ngày ngày canh (tức ngày đinh) sau 3 ngày canh (tức ngày quý), đều cát lợi. Thượng cửu: Tốn tại sàng hạ, tang kỳ tư gia. Trinh hung Ở dưới đất tính toán kế sách, đạt được kết quả thì hao mất tiền tài. Hào này hung hiểm. ...
... Quẻ 58 Đoài. Hanh. Lợi trinh Quả này thuận lợi, có lợi cho người bói hỏi, Sơ cửu: Hòa đoài. Cát Hòa hài, vui tươi, Cát lợi. Cửu nhị: Phu đoài, cát. Hối vong Thành tín, vui vẻ. Hào này cát lợi, cảnh khó khăn đã qua. Lục tam: Lai đoài, hung Đến tìm vui vẻ. Hào này hung hiểm. Cửu tứ: Thương đoài. Vị ninh, giới tật hữu hỉ Cùng nhau bàn bạc vui vẻ. Tuy chưa an khang hoàn toàn, nhưng bệnh tật đã có hi vọng thuyên giảm. Cửu ngũ: Phu: vu bác, hữu lệ Từ nước Bác quay về. Hào này có hung hiểm. Thượng lục: Dẫn đoài Đưa người tới vui vẻ. ...
... Quẻ 59 Hoán. Hanh. Vương giả hữu miếu. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi trinh Quẻ này thuận lợi. Vua đến thái miếu cử hành hoạt động tế lễ. Có lợi về việc vượt sông lớn. Có lợi cho người bói hỏi. Sơ lục: Dụng chửng mã tráng. Cát Ngồi trên con ngựa khỏe mạnh. Hào này cát lợi. Cửu nhị: Hoán bôn kỳ cơ (giai). Hối vong Nước chảy vọt lên bậc cao, Khó khăn đã qua. Lục tam: Hoán kỳ cung. Vô hối Nước chảy vọt tới rửa thân thể, Hào này không có gì rủi ro cả. Lục tứ: Hoán kỳ quần. Nguyên cát. Hoán hữu khâu, phỉ di sở tư Nước chảy vọt tới bên xe. Hào này rất cát lợi. Nước chảy vọt tới gò núi nhỏ, điều này thật khó tưởng tượng. Cửu ngũ: Hoán hãn kỳ, đại hào. Hoán vương cư. Vô cữu Nước chảy mênh mông, tiếng kêu ầm ầm. Nước vọt tới nơi quân vương cư trú. Hào này không có tai họa. Thượng cửu: Hoán kỳ huyết khứ địch xuất. Vô cữu Nước chảy cuốn đi dơ bẩn vết máu cũ, chảy đến nơi xa xa. Hào này không có tai họa. ...
... Quẻ 60 Tiết. Hanh. Khổ tiết, bất khả trinh Quẻ này thuận lợi. Nhưng không thích hợp với người quá ư tiết chế. Sơ cửu: Bất xuất hộ đình. Vô cữu Chân không ra khỏi cửa. Hào này không có tai họa. Cửu nhị: Bất xuất môn đình. Hung Không ra khỏi cửa nhà. Hào này hung hiểm (ý là ở nhà không lợi, ở nhà có hung hiểm). Lục tam: Bất tiết nhược, tắc ta nhược. Vô cữu Gặp hiện tượng không tiết chế, bèn than thở thương tiếc. Hào này không có tai họa. Lục tứ: An tiết. Hanh Ở yên với đời sống tiết chế. Hào này thuận lợi. Cửu ngũ: Cam tiết. Cát. Vãng hữu thượng Lấy tiết chế làm vui. Hào này tốt đẹp. Tương lai có hi vọng. Thượng lục: Khổ tiết. Trinh hung. Hối vong Tiết chế quá sức. Hào này có hung hiểm. Nhưng khó khăn đã qua. Chú thích: ba chữ “Vãng hữu thượng” hào Cửu ngũ, Tôn Chấn Thanh giải nghĩa là: vì có thể tiết chế nên kiến lập công tích, được người ta tôn kính. ...
... Quẻ 61 Trung phu. Đồn, ngư. Cát. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi trinh Dùng heo và cá tế tự. Hào này tốt đẹp. Có lợi về việc vượt sông lớn. Có lợi cho người bói hỏi. Sơ cửu: Ngu cát, hữu tha bất yến An ninh. Hào này tốt đẹp, nhưng nếu có lo âu bất ngờ thì không yên ổn. Cửu nhị: Minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi. Ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mỹ chi Chim hạc được gáy dưới bóng mát, chim hạc cái cất tiếng họa theo. Tối có rượu ngon, để chúng ta cùng cạn chén. Lục tam: Đắc địch, hoặc cổ, hoặc bãi, hoặc khấp, hoặc ca Đắc thắng rồi, có người đánh trống làm vui, có người bắn tên trợ hứng, có người kích động bật khóc, có người cất tiếng hát vang. Lục tứ: Nguyệt cơ vọng, mã thất vong. Vô cữu Lúc trăng sắp tròn, con ngựa bỏ chạy. Hào này không có tai họa. Cửu ngũ: Hữu phu: loan như. Vô cữu Câu trả lời bói hỏi: nắm tay nhau cùng tiến lên. Hào này không có tai họa. Thượng cửu: Hàn âm đăng vu thiên. Trinh hung Gà trống vỗ cánh gáy vang tới trời. Hào này hung hiểm. ...
... Quẻ 62 Tiểu quá. Hanh. Lợi trình. Khả tiểu sự, bất khả đại sự. Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ. Đại cát Quả này thuận lợi, có lợi về bói hỏi. Nhưng chỉ giới hạn vào bói hỏi việc nhỏ, không thích hợp về việc lớn. Chim bay để lại tiếng kêu, nên xuống, không nên lên cao, như vậy mới mong tốt đẹp lớn. Sơ lục: Phi điểu dĩ hung Chim bay tới đem điều triệu xấu. Lục nhị: Quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỉ; bất cập kỳ quân, ngộ kỳ thần. Vô cữu Trách móc tổ phụ, tôn trọng tổ mẫu; phê bình quân vương, đón tiếp tôi thần. Hào này không có tai họa. Cửu tam: Phất quá, phòng chi. Tòng hoặc tường chi. Hung Không nên trách móc, mà cần nên đề phòng nhiều hơn. Nếu như cứ phóng túng theo ý, sẽ gặp tai hại. Hào này hung hiểm. Cửu tứ: Vô cữu. Phất quá ngộ chi; vãng lệ tất quá. Vật dụng vĩnh trinh Hào này không có tai họa. Không nên phê bình chỉ trích mà nên tôn trọng đủ lễ, ra ngoài ắt có nguy hiểm, nên cẩn thận cảnh giác. Không nên muốn gì làm nấy, lần bói hỏi này thích hợp với thời gian dài. Lục ngũ: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao; công dực thủ bỉ tại huyệt Từ đồng vắng phía tây đến nơi đây, trời dăng kín đầy mây đen mà không mưa. Công hầu giương cung bắn tên, bắn các thú ẩn nấp trong hang động. Thượng lục: Phất ngộ, quá chi, phi điểu ly chi. Hung, thị vị tai sảnh Không biết đãi ngộ tôn trọng người khác, chỉ phê bình chỉ trích, người khác rời bỏ mình giống như chim bay đi vậy. Hào này hung hiểm, tai họa sắp đến đấy. ...
... Quẻ 63 Ký tế. Hanh. Tiểu lợi trinh. Sơ cát chung loạn Quả này thuận lợi. Tương đối có lợi cho người bói hỏi. Mở đầu là cát lợi, đến lúc cuối cùng thì hỗn loạn. Sơ cửu: Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ. Vô cữu (Lúc vượt sông) dùng tay nhấc cái đai trước bụng, nhưng vạt áo sau vẫn bị thấm ướt. Hào này không có tai họa. Lục nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc Đàn bà mất cái trâm cài đầu, không cần đi tìm, sau bảy ngày có thể lấy lại. Cửu tam: Cao tông phạt Quỷ phương, tam niên khắc chi. Tiểu nhân vật dụng Cao tông Võ Đinh (nhà Ân) đi đánh nước Quỷ phương, ba năm mới đạt được thắng lợi. Không nên dùng tiểu nhân. Lục tứ: Nhu hữu y như, chung nhật giới Lúc vượt qua sông, làm ướt y phục, suốt ngày để phòng cảnh giác. Cửu ngũ: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phúc Hàng xóm bên đông dùng thái lao tế lễ long trọng, còn không bằng hàng xóm bên tây tế lễ sơ sài. Thượng lục: Nhu kỳ thủ, lệ (Lúc vượt sông) ướt cái túi trước ngực. Hào này có nguy hiểm. ...
... Quẻ 64 Vị tế. Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kỳ vĩ. Vô du lợi Quẻ này thuận lợi. Một con cáo nhỏ vượt sông không được, ướt đẫm cái đuôi. Thực tại không tốt đẹp. Sơ lục: Nhu kỳ vĩ. Lận Ướt đẫm cái đuôi. Không tốt. Cửu nhị: Duệ kỳ luân. Trinh cát (Lúc vượt sông) nhấc cái đai the lên. Hào này tốt đẹp. Lục tam: Vị tế. Chinh hung. Lợi thiệp đại xuyên Vượt sông bị trở ngại. Xuất chinh có nguy hiểm. Nhưng vẫn có lợi về việc vượt sông lớn. Cửu tứ: Trinh cát. Hối vong. Chấn dụng phạt Quỷ phương, tam niên, hữu thưởng vu đại quốc Hào này cát lợi. Khó khăn đã qua. Phấn chấn dùng để chinh phạt nước Quỷ phương, trước sau kéo dài ba năm, chiếm được thắng lợi, làm cho Thương trở thành nước lớn. Lục ngũ: Trinh cát. Vô hối. Quân tử chi quang. Hữu phu: cát Hào này tốt đẹp, không có khó khăn (chinh chiến thắng lợi) là sự quang vinh của quân tử. Kết quả bói hỏi: rất cát lợi. Thượng cửu: Hữu phu: vu ẩm tửu vô cữu. Nhu kỳ thủ, hữu phu: thất thị Liên quan đến việc uống rượu chúc mừng, kết quả bói hỏi là: không có quan hệ. Đối với bói hỏi việc (khi vượt sông) bị ướt cái túi trước ngực, kết quả là: (đây là vì không thể cẩn thận từ đầu đến cuối) phạm vào sai lầm. ...
... CHIÊM BỐC BÓI TOÁN VÀ XEM TƯỚNG TRONG TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Chiêm bốc bói toán và xem tướng đều là những hình thức được nhân dân cổ đại sử dụng để suy đoán mệnh vận, biết trước tốt xấu, họ gọi là Chiêm bốc và Tướng diện. Chiêm bốc chỉ y cứ vào các biểu trưng của trời đất vạn vật để xác định tốt xấu; Tướng diện chỉ y cứ tướng xương cốt và khí sắc của con người để suy đoán tốt xấu. “Bốc” là dùng lửa đốt mai rùa thành điềm triệu qua các đường nứt. “Chiêm” là quan sát hình điềm triệu ấy. Căn cứ vào phần Nghệ văn chí sách “Hán thư”, “số thuật” mà Trung Quốc cổ đại dựa vào để dự đoán cát hung có thể chia làm 6 loại: Thiên văn, Lịch phổ, Ngũ Hành, Thi quy, Tạp chiêm, Hình pháp. Thiên văn tức chiêm đoán theo mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, sau này là nguồn gốc của Tính Mệnh học. Lịch phổ tức khảo sát lịch pháp để suy đoán cát hung, các phép tuyển chọn, tàng thần thuộc vào loại này. Ngũ Hành tức theo Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sinh khắc để suy đoán cát hung, từ đời Hán về sau diễn biển thành ba cách bói Thái Ất, Độn giáp và Lục nhâm. Thi quy tức chiêm đoán bằng cỏ thi và mai rùa, sau này các cách bói Thiêm chiêm (Rút thẻ), Quái chiêm (Bói quẻ), Kỳ chiêm (Bói cờ), Bài chiêm (Bói bài), Kim Tiền bốc (Bói tiền) có thể nói đều do cách bói này phát sinh ra. Hình pháp bao gồm phong thủy và thuật xem tướng, tục gọi là “Xem phong thủy” và “Coi tướng mặt”. Ngoài những cách bói toán kể trên, phàm dựa vào những thay đổi của khí tượng, cây cỏ, cầm thú, núi sông mộng ảo... để suy đoán cát hung, đều thuộc Tạp chiêm. ...
... Dưới đây là vài thuật chiêm bốc có có lịch sử khá dài và ảnh hưởng khá lớn: ۞ QUY BỐC: Là một loại bói toán bằng cách đục mai rùa, dùng lửa đốt rồi quan sát các đường nứt nẻ để suy đoán cát hung. Hiện nay tư liệu còn lại sớm nhất là Bốc từ giáp cốt, cơ bản là những lời bói lời bói ở thời đại Ân Thương. Chữ “Triệu” trong Hán tự đầu tiên là hình dạng của các vết nứt nẻ trên mai rùa, xương thú. Đại khái có 3 phương pháp quan sát vết nứt: một là quan sát vị trí vết nứt, xác định việc cần hỏi; hai là quan sát hình dạng vết nứt, xác định việc tốt xấu; ba là quan sát hướng đi của vết nứt, xác định diễn biến của việc cần biết. Cổ nhân chiêm bốc bằng mai rùa, cỏ thi đều do mê tín phát triển thành thuật bói toán. ۞ THI CHIÊM: Là một loại bói toán bằng cách dùng cỏ thi chia ra từng nhóm, sau khi chia nhóm căn cứ vào số cỏ dư ra chẵn hay lẻ sẽ được vạch hào, dồn 6 hào thành một quẻ, rồi tham khảo “lời quẻ”, “lời hào” (trong kinh Dịch) xác định cát hung. Dịch kinh hoàn thành vào trước sau đời Tây Chu, tức bộ chuyên dùng để bói cỏ thi. Trong kinh Dịch có 8 quẻ đơn: Càn, Khôn, Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Cấn, Đoài, đây là do chiêm bốc nguyên thủy liên tục giản dị hóa mà thành. Thi chiêm kiến lập trong quan hệ âm dương với con người và là môn bói toán quan hệ trời và người được giải thích bằng số học. ۞ MỘNG CHIÊM: Một loại bói toán giải thích theo điềm triệu thấy khi ngủ nằm mộng. Như "Thi kinh”* chép nằm mộng thấy con gấu (Mộng hùng) là sinh con trai, mộng thấy con rắn (Mộng xà) là sinh con gái, mộng thấy bầy cá là được mùa, mộng thấy cờ xí là gia đình hưng thịnh v.v... Cổ nhân rất coi trọng bói mộng, đời Chu đã có chức quan chuyên bói mộng, có cả lý luận bói mộng chuyên môn. Ví như "Xuân quan” trong sách “Chu Lễ”* viết: “Bói mộng, cai quản năm tháng ngày giờ, quan sát sự hội hợp của trời đất, phân biệt khí của âm dương, dùng mặt trời mặt trăng và các ngôi sao bói tốt xấu của các loại mộng: một là mộng chính, hai là mộng dữ, ba là mộng nhớ, bốn là mộng thức, năm là mộng vui, sáu là mộng sợ”. (Chiêm mộng, chưởng kỳ tuế thời, quan thiên địa chi hội, biện âm dương chi khí, dĩ nhật nguyệt tinh thần chiêm lục mộng chi cát hung: nhất viết chính mộng, nhị viết ngạc mộng, tam viết tư mộng, tứ viết ngụ mộng, ngũ viết hỉ mộng, lục viết cụ mộng). ۞ TINH CHIÊM: Một loại bói toán suy đoán cát hung căn cứ vào sự biến động của các sao (như nhật thực, sao chổi... ), sự vận hành của các sao (như sự vận hành của sao chối, sao Huỳnh Hoặc trong chòm Nhị thập bát tú...) và sự phân rã của các sao (như phân rã của các sao Chẩn sao Dực là Kinh châu, phân rã của sao Ngưu sao Nữ là ở Dương châu...). Trong sách vở cổ trước đời Tần có khá nhiều ghi chép về bói sao. ۞ CỐT TƯỚNG: Thiên Cốt tướng trong sách Luận hành của Vương Sung* đời Hán viết: “Phép theo tướng xương cốt quan sát bên trong da dẻ để thẩm định tính mệnh con người” (Án cốt tiết chi pháp, sát bì phu chi lý, dĩ thẩm nhân chi tính mệnh). Thuật này gọi là “Cốt tướng” hoặc “Tướng thuật”. Trong truyền thuyết cũng có những câu như “Hoàng Đế mặt rồng, Chuyên Húc mặt trâu, Đế Cốc liền răng, lông mi Nghiêu tám màu” v.v... đều là cổ nhân căn cứ tướng thuật quy nạp. Tướng pháp sau này nghiên cứu tinh vi hơn về cốt cách, tỉ lệ các bộ phận trên thân người, hình sắc của ngũ quan, vằn trên tay chân v.v... ۞ LỤC NHÂM: Một loại bói toán căn cứ vào sự khác nhau của can chi Ngũ Hành với ngày giờ chia ra từng “Khoá” rồi theo nghĩa của Khóa mà suy đoán cát hung, thuộc “Ngũ Hành loại”. Đầu tiên nhất xuất hiện trong sách “Ngô Việt xuân thư”, chia ra 4 Khóa là “Kê minh”, “Nhật xuất”, “Nhật điệt”, và “Ngung trung”. Trong “Ngũ Hành loại” còn có “Thái Ất”, “Độn giáp” cũng dựa vào số can chi, Ngũ Hành để đoán cát hung hơi giống như Lục Nhâm này. Đặc trưng của cách Thái Ất là ở chỗ căn cứ vào thời lịch lập thành “Cục”; đặc trưng của cách “Độn giáp” ở chỗ căn cứ vào bản đồ tuần hoàn của trời, đất, người để suy đoán. Đặc trưng của cách Lục Nhâm ở chỗ dùng can Nhâm đứng đầu sự tuần hoàn, chia ra 4 Khóa, 64 Khóa hoặc 384 Khóa. ۞ TOÁN MỆNH: Hoặc gọi là “Tính bát tự” (Toán bát tự) một loại bói toán căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh của một người phối hợp với can chi, dựa theo quan hệ Ngũ Hành sinh khắc để dự đoán cát hung. Khởi nguồn từ Mệnh Vận học, căn cứ tính toán theo “Ngũ tinh thất chích”, trải qua công trình sửa đổi của Lý Hư Trung đời Đường, đến đời Ngũ đại được Từ Tử Bình xác lập. Thuật bói toán này có ảnh hưởng cực lớn, trong hồi thứ 86 bộ “Hồng Lâu mộng”* có ghi lại chi tiết cách bói toán “Bát tự” này. ...
... Trung Quốc là một nước nông nghiệp lại là một quốc gia có truyền thống phong kiến chuyên chế. Người ta thường bị khuất phục trước sức mạnh chuyên chế và dựa dẫm vào tự nhiên, dẫn họ đến chỗ đặc biệt mê tín và tin vào bói toán thần quỷ. Sách “Hán thư”* ghi tên những loại sách bói toán đã đạt đến 190 nhà, gần 2528 quyển. Trong sách “Sử ký”* ngoài các quyển chuyên bói toán, ngoài phần “Thiên quan thư” còn có các phần “Nhật giả liệt truyện” và “Quy sách liệt truyện”. Mỗi loại sản phẩm trạng thái ý thức của Trung Quốc đều phát sinh quan hệ gắn bó với bói toán, triết học, số học cùng liên quan thuật số âm dương Ngũ Hành, các miêu tả hình tượng y học, mỹ thuật, văn học cùng liên hệ với tướng thuật, tâm lý học cùng liên hệ với bói mộng v.v... Vì vậy, muốn hiểu văn hóa cổ đại Trung Quốc, cần phải hiểu tinh tướng chiêm bốc cổ đại của Trung Quốc. Tinh tướng chiêm bốc Trung Quốc phát triển cùng một lúc với sự phát triển của kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa. Đối ứng giữa thời đại truyền thuyết cổ sử hoặc thời đại vật tổ, giữa sự giao cảm vu thuật (giao cảm vu thuật cho rằng giữa những vật xa cách nhau – như trời và người – có thể dựa vào vu thuật tác động đến để giao cảm bí mật) có một giai đoạn mê tín điềm triệu trước. Đến khi xu hướng xã hội phân công tinh tế, có người chuyên viết sử rồi, chiêm bốc nguyên thủy phát triển thành bói toán chuyên nghiệp, xuất hiện thuật “Quy sách” phồn vinh vào thời Chu. Thuật luyện kim ra đời và năng lực quan sát tự nhiên của con người được nâng cao, dẫn đến thuyết Ngũ Hành hưng khởi. Từ đó, cuối đời Xuân Thu xuất hiện phong trào tư nhân viết sử, trong lý luận Ngũ Hành diễn biến thành Ngũ Hành tuần hoàn luận, trong lúc Thiên văn học tiến một bước phát đạt vào khoảng Chiến quốc, Tần, Hán. Trong lý luận Ngũ Hành lại phân nhánh ra Can chi Ngũ Hành thuyết, Âm dương Ngũ Hành thuyết, Nạp âm thuyết v.v... Đến đời Hán, về chính trị và học thuật có khuynh hướng nhất nguyên hóa, thúc đẩy hệ thống lý luận thần học bao la vạn tượng ra đời. Vào thời kỳ này có các sách “Thái huyền” của Dương Hùng*, “Dịch lâm” của Tiêu Diên Thọ, “Chu Dịch chiêm” của các ông Kinh Phòng, Trương Hạo, Thượng Quảng, có cả Sấm vĩ học thời thượng một thời, cũng có các sách bói Lục Nhâm, Thái Ất, Độn Giáp, tất cả biểu hiện đặc sắc thời đại của các loại chiêm bốc triết học hóa và triết học vu thuật hóa. Đến thời đại Tùy Đường, trong bối cảnh Trung Quốc tái thống nhất, hàng trăm loại sách chuyên thư chiêm bốc ra đời. Đến đời Tống, Nho học thêm một bước tông giáo hóa, cùng phát triển với Phật giáo và Đạo giáo. Trong tình thế ấy, các loại chiêm bốc thuật cũng bước theo hướng tông giáo hóa, lưu phái hóa. Những tình huống này biểu minh: lịch sử tinh tướng chiêm bốc của Trung Quốc có thể coi là bức ảnh thu nhỏ của lịch sử văn hóa Trung Quốc vậy. ...
... DẤU VẾT ĐẠO GIÁO TRONG TẬP TỤC ĐỜI SỐNG Trên con đường dài một cuộc đời người, sinh, lão, bệnh, tử là những đoạn mà ai ai cũng phải trải qua, biểu hiện trong đời sống tập tục về lãnh vực lễ tang cho dù thời đại thay đổi có những chi tiết khác nhau, nhưng vẫn giống nhau ở điểm để lại nhiều dấu vết Đạo giáo. Ở xã hội cổ đại, ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tập tục đời sống chủ yếu biểu hiện trực tiếp bằng cách tham dự ngay vào đời sống ấy. Ví dụ trước tiên là khi người ta đau ốm. Người có bệnh phải tìm mời ngay đạo sĩ. Đạo sĩ hoặc sử dụng pháp thuật đuổi quỷ trừ tà, hoặc tổ chức nghi thức trai giới cầu đảo để giải bệnh hoạn cho bệnh nhân. Câu chuyện bà họ Vưu bị bệnh mời đạo sĩ đến bốc quẻ đuổi ma kể trong “Hồng lâu mộng”* có ý nghĩa điển hình trong xã hội cổ đại, phản ánh hết sức quan trọng của pháp thuật Đạo giáo trong đời sống tập tục dân tộc Trung Hoa lúc ấy. Hồi thứ 102 trong Hồng lâu mộng “Vườn Đại quan phù thủy đuổi yêu nghiệt” kể việc Mao Bán Tiên dùng nói phép chiêm đoán cho Vưu thị, rằng trong Giả phủ có “Bạch hổ tinh” tác quái. Yêu quái ám sinh ra bệnh, muốn trị bệnh chỉ cần xin đạo sĩ dùng phép thuật đuổi ma quỷ. Bắt yêu tróc quỷ chính là sở trường của đạo sĩ. Vì vậy Giả phủ cho mời đạo sĩ đến vườn Đại quan làm phép bắt yêu đuối quỷ “chọn ngày tốt, sắp đặt bày đàn trường, treo tượng thánh Tam Thanh lên, cạnh đó có tượng nhị thập bát tú và 4 đại tướng Mã, Triệu, Ôn, Chu, phía dưới bày ảnh thiên tướng, hương hoa đèn nến đầy nhà, chuông khánh pháp khí bày la liệt hai bên, năm phương cắm cờ hiệu, Ty đạo kỷ sai tới 49 đạo chúng làm chấp sự, bận rộn suốt ngày 3 vị pháp quan mới sắp xếp xong. Sau đó đánh trống pháp, các pháp sư đầu đội mũ thất tinh, mặc áo cửu cung bát quái, chân đi giày đăng vân, tay cầm hốt ngà, lạy mời Thánh giáng, họ lại đọc suốt ngày “Động huyền kinh” để đuổi tà đón phúc, rồi sau mới đưa ra bảng chiêu mời chư tướng, trên bảng đề “Thái ất, Hỗn Nguyên, Thượng Thanh tam cảnh linh bảo phù lục diễn giáo đại pháp sư, hành văn sắc lệnh bản cảnh chư thần đáo đàn”... Các nghi thức sắp bày xong, đạo sĩ bắt đầu làm phép đuổi yêu bắt quỷ”. “Chỉ thấy bọn tiểu đạo sĩ dơ cao cờ trước, đứng vào chỗ của mình ở năm phương đợi chờ hiệu lệnh của pháp sư. Ba vị pháp sư, một vị cầm bảo kiếm và bình đựng nước phép, một vị giơ cao cờ đen thất tinh, một vị cầm roi đánh yêu bằng gỗ đào đứng tại trước đàn. Tiếng chuông khánh pháp khí dừng bặt, lệnh bài hạ xuống 3 lần. miệng đọc thần chú, cờ phướn ở năm phương tan ra bố trí từng đoàn. Pháp sư xuống đàn, gọi nhà thân chủ đem nước phép đi rảy ở khắp nơi lầu gác điện đình, phòng ốc hành lang, bờ ao núi giả vv... rồi vạch kiến vẽ một lúc. Quay lại, pháp sư dơ cao lệnh bài, cờ thất tinh tế lên, các đạo sĩ đem cờ phướn tụ lại, roi đánh yêu quất lên trời ba cái. Pháp sư gọi các đạo sĩ đem bình ra thu các yêu ma vào rồi đóng kín lại, pháp sư vẽ bùa đỏ lên đấy, sai người đem về tháp trấn giữ, rồi giải tán đàn tạ tướng”. Trong xã hội cổ đại, đạo sĩ ngoài việc đuổi ma trừ tà chữa bệnh, còn biết cả nghi thức cầu đảo trai giới. Tín đồ Đạo giáo cho rằng, người ta bị bệnh là do ma quỷ ám hại. Khi bị ác quỷ quấy nhiễu làm người bị bệnh, có thể dùng phép thuật đuổi chúng đi, hoặc dùng bùa chú đẩy lui chúng, nhưng khi hồn quỷ oán hờn báo thù, cần phải cử hành nghi thức tế chay để sám hối tội lỗi của mình, cứu độ linh hồn bị oan khuất, có như vậy mới giải trừ được oan hồn ám chướng. Quan niệm oan hồn tác quái đến độ làm người bị bệnh, thậm chí có thể chết đã ăn sâu vào lòng người. Câu chuyện Quan Vũ chết oan ở Mạch Thành sau đó hiện hồn đuổi theo Lã Mông đòi mạng báo thù trong “Tam quốc diễn nghĩa”* lưu truyền rộng rãi ở dân gian. Lã Mông vượt sông giết chết Quan Vũ, Đông Ngô vui mừng mở yến hội mừng công lớn, Tôn Quyền tự tay rót rượu ban cho Lã Mông, chỉ thấy “Lã Mông đón lấy rượu định uống, đột nhiên quăng chén xuống đất, một tay chộp lấy Tôn Quyền, quát lớn lên rằng: “Thằng nhỏ mắt xanh, con chuột lông tía, có nhận ra ta không?” Các tướng hoảng hốt, khi chạy lại cứu Tôn Quyền thì Mông đã đẩy Quyền ngã xuống, bước lên vị trí ngồi của Quyền, trợn dựng lông mày quát lớn: “Từ khi ta phá tan giặc Hoàng cân, hơn 30 năm tung hoành thiên hạ, nay bị trúng gian kế ngươi hại ta, lúc sống ta không ăn thịt được ngươi, lúc chết ta quyết bắt hồn ngươi! Ta là Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường đây!” Quyền hoảng sợ quá, vội vàng ra hiệu cho tất cả các tướng quỳ xuống bái lạy, chỉ thấy Lã Mông ngã vật xuống đất, bảy khiếu trong người ộc máu tươi chết liền!”. ...
... Kinh điển Đạo giáo “Văn kíp thất thiêm” có chép các phép thuật tế chay để giải trừ oan hồn biến thành ma ám, xin trích một đoạn: “Lý Thừa Tự, người ở Ngạc Châu Đường Niên, nhà rất giàu nhưng lấy vợ quá xấu, đẻ con 10 tuổi, Thừa Tự thường ghét lắm... bèn với vợ nhỏ tính kể, đêm uống rượu lấy thuốc độc bỏ vào rượu giết chết vợ và con, chôn rồi trong vòng một tuần, mỗi khi đúng ngọ lại thấy có hai con chim bay đến mổ vào tim Thừa Tự, đau không chịu nổi... Thừa Tự cho mời (đạo sĩ sĩ La Công Viễn) đến nhà hỏi về phép thuật cầu đảo. Công viễn nói: “Oan hồn làm gì đều báo cáo với Thiên đế, xin bùa trời về báo thù trần gian, phương thuật không làm gì gì được, chỉ có cách dựng đạo trường Hoàng lục, dâng biểu tấu lên trời, may ra có thể giải được tội”. Thừa Tự bèn dựng đạo trường Hoàng lục 3 ngày 3 đêm. Sau hai ngày, chim không đến nữa, vợ và con hiện về báo mộng: “... nay nhờ công phu Hoàng lục, Trời vừa giáng sắc, tôi đã sinh lên nước trời nhận phúc báo, giải hết nỗi oan cùng ông rồi.” Trong xã hội hiện nay, nhất là trong xã hội văn minh đô thị, dường như rất khó tin vào tập tục hủ lậu đuổi ma trừ tà đã từng phổ biến một thời, thế nhưng ở những làng xóm hẻo lánh xa xôi, do vì thiếu khoa học, vẫn tồn tại các loại tập tục lạc hậu ngu muội như cũ, chỉ khác về hình thức biểu hiện mà thôi. Ví như ở nông thôn còn có tập quán chữa bệnh bằng vu thuật bói toán. Người có bệnh không được lập tức đưa đến bệnh viện trị liệu mà lại mời các bà đồng hoặc thầy bói đến chữa trị trước, hoặc uống tàn nhang nước thải, hoặc, như ta vẫn thường thấy ở nông thôn, họ thường dán lá bùa đề mấy chữ "Thái Thượng Lão Quân như luật lệnh” ở trước cửa nhà gọi là để trừ đuổi tà ma bệnh tật. Những điều đó chứng minh ảnh hưởng Đạo giáo ở Trung Quốc chưa hề chấm dứt. Ảnh hưởng Đạo giáo còn biểu hiện trong nghi lễ chôn cất người chết. Ở xã hội cổ đại Trung Quốc, tập tục chôn cất vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo và là lãnh vực có liên quan mật thiết với Phật giáo. Bất luận tư tưởng Nho gia có địa vị chủ đạo lớn tới đâu trong đời sống xã hội, nhưng trong lãnh vực ma chay tang chế cũng phải nhường cho hòa thượng và đạo sĩ. Người chết rồi nhất định phải mời hòa thượng hoặc đạo sĩ đến dựng đạo trường cầu siêu cho vong linh. Trong Hồng lâu mộng, khi Tần Khả Khanh chết, Giả phủ phải mời 108 hòa thượng và 99 vị đạo sĩ Toàn Chân đến cùng cầu siêu vong linh. Hiện tượng này không phải hiếm hoi trong xã hội cổ. Theo cựu thuyết, không có đạo sĩ đánh phèng la, âm hồn người chết không tan được, vì vậy, người xưa chết bất kể có tiền hay không có tiền đều phải mời đạo sĩ đến. Người có tiền có thể mời cả tu sĩ Phật và Đạo, vừa lập đạo trường ở chùa, vừa làm lễ đuổi ma ở cung quán Đạo giáo. Người nghèo khổ nhất chí ít cũng mời một vị đạo sĩ đến nhà làm lễ đuổi tan hồn quỷ. Người chết rồi mà không mời đạo sĩ sẽ bị người đời trách móc là bất hiếu. Cổ đại còn có tập tục gọi là “Tiếp sát”. Sát là thần bản mệnh của người chết. Truyền thuyết, trong vòng thời gian nào đó, người mới chết, sát của người đó sẽ quay trở về nhà, vì vậy cần phải mời đạo sĩ đến "tiếp sát” để tránh nguy hại sinh linh. Theo tục cũ Trung Quốc, trong vòng 9 đến 18 ngày phải làm lễ “Tiếp sát” cho người chết, đạo sĩ sẽ cầm kiếm lắc chuông, vẽ bùa múa phướn, niệm tụng phù chủ, như vậy mới có thể tránh tai họa. Cho đến ngày nay, dĩ nhiên nhiều tập tục mê tín hủ lậu đã bị ánh sáng văn minh khoa học loại bỏ, nhưng có phải dấu vết Đạo giáo đã hết? Điều ấy còn chưa chắc, vì hiện nay, ngay ở các đô thị lớn, vẫn còn nhiều tòa nhà lớn vẫn dán lá bùa viết chữ “Khương Thái công ở đây, các tà ma hãy tránh đi” (Khương Thái công tại thử, chư tà hồi tị). Có nghĩa là, dấu vết mê tín Đạo giáo hằng nghìn năm trước không thể nói đã chấm dứt hoàn toàn ở Trung Quốc. ...