Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    5. An chòm sao Trường Sinh: Đầu tiên an sao Trường Sinh căn cứ vào Cục, như bảng sau:

    TuVi_AnSaoTruongSinh.jpg

    Ví dụ: mệnh thuộc Hỏa lục cục an Trường Sinh ở cung Dần.

    An Trường Sinh xong, theo thứ tự (dương nam, âm nữ theo chiều thuận; âm nam, dương nữ theo chiều nghịch) an các sao lần lượt mỗi cung: Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vương, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.


    6. An chòm sao Lục Sát: Gồm Kình Dương, Đà La, Địa Kiếp, Địa Không, Hỏa Tinh, Linh Tinh.

    Kình Dương, Đà La: an Kình dương ở cung trước cung an sao Lộc Tồn. An Đà la ở cung sau cung đã an sao Lộc Tồn. Ví dụ: Lộc Tồn ở cung Tí, Kình dương sẽ được an ở cung Sửu và Đà la được an ở cung Hợi.

    Địa kiếp, Địa không: bắt đầu từ cung Hợi, kể là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng lại ở cung nào, an Địa kiếp ở cung đó. Cũng như trên, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh dừng lại ở cung nào, an Địa không ở cung đó.

    Hỏa tinh, Linh tinh: căn cứ vào âm dương của tuổi nam, nữ. Dương nam, âm nữ: bắt đầu từ một cung đã định trước, coi là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng lại cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó.

    Bắt đầu từ một cung đã định trước, coi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, dừng lại cung nào, an Linh tinh ở cung đó. Âm nam, dương nữ: bắt đầu từ một cung đã định trước, coi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, dừng lại cung nào, an Hỏa tinh ở cung đó. Bắt đầu từ một cung đã định trước, coi là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng lại cung nào, an Linh tinh ở cung đó.

    Cung đã định trước
    , tức cung căn cứ theo năm sinh, như bảng sau:

    TuVi_AnSaoLucSat.jpg

    Ví dụ: Đàn ông sinh năm Dần là dương nam, trước khi an sao Hỏa tinh chọn cung Sửu coi là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng lại an Hỏa tinh vào cung đó v.v...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/25
    viettran_ru and Wanderman like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    7. An chòm sao Tả Hữu
    (Tả Phù, Hữu Bật):

    Tả Phù: khởi đầu từ cung Thìn, coi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Tả Phù ở cung đó.

    Hữu Bật: khởi đầu từ cung Tuất, coi là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Hữu Bật ở cung đó.


    8. An chòm sao Xương Khúc
    (Văn Xương, Văn Khúc):

    Văn Xương: khởi đầu từ cung Tuất, coi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, dừng ở cung nào, an sao Văn Xương ở cung đó.

    Văn Khúc: khởi đầu từ cung Thìn, coi là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng ở cung nào, an sao Văn Khúc ở cung đó.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/25
    viettran_ru and Wanderman like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    9. An chòm sao Long Phụng
    (Long Trì, Phụng Các):

    Long Trì: khởi đầu từ cung Thìn, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an Long Trì ở cung đó.

    Phụng Các: khởi đầu từ cung Tuất, coi là năm Tí, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Phụng Các ở cung đó.


    10. An chòm sao Khôi Việt
    (Thiên Khôi, Thiên Việt):

    An chòm sao Khôi Việt căn cứ vào Can của năm sinh như bảng dưới:

    TuVi_AnChomKhoiViet.jpg

    Ví dụ: tuổi Đinh Hợi, an Thiên Khôi ở cung Hợi, an Thiên Việt ở cung Dậu v.v...

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/3/25
    viettran_ru and Wanderman like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    11. An chòm sao Khốc Hư
    (Thiên Khốc, Thiên Hư):

    Thiên Khốc: khởi đầu từ cung Ngọ, coi là năm Tí, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Khốc ở cung đó.
    Thiên Hư: khởi đầu từ cung Ngọ, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Hư ở cung đó.

    Thiên Khốc, Thiên Hư hợp cùng các sao Đại hao, Tiểu hao, Tang môn, Bạch hổ gọi là bộ Lục bại.

    12. An chòm sao Thai Tọa
    (Tam Thai, Bát Tọa):

    Tam Thai: khởi từ cung có sao Tả Phụ, coi là mồng 1, đếm theo chiều thuận đến ngày sinh, dừng ở cung nào, an sao Tam Thai ở cung đó.
    Bát Tọa: khởi từ cung có sao Hữu Bật, coi là mồng 1, đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, dừng ở cung nào, an sao Bát Tọa ở cung đó.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    13. An chòm sao Quang Quý
    (Ân Quang, Thiên Quý):

    Ân Quang: khởi từ cung có sao Văn Xương, coi là mồng 1, đếm theo chiều thuận đến ngày sinh, lùi lại 1 cung, an sao Ân Quang.

    Thiên Quý: khởi từ cung có sao Văn Khúc, coi là mồng 1, đếm theo chiều nghịch đến ngày sinh, lùi lại 1 cung, an sao Thiên Quý.


    14. An chòm sao Thiên Nguyệt Đức
    (Thiên Đức, Nguyệt Đức):


    Thiên Đức: khởi từ cung Dậu, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Đức ở cung đó.
    Nguyệt Đức: khởi từ cung Tị, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Nguyệt Đức ở cung đó.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/25
    viettran_ru and Wanderman like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    15. An chòm sao Hình, Diêu, Y
    (Thiên Hình, Thiên Diêu, Thiên Y):

    Thiên Hình: khởi từ cung Dậu, coi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Hình ở cung đó.
    Thiên Diêu: khởi từ cung Sửu, coi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Diêu ở cung đó.
    Thiên Y: Thiên Y luôn luôn an chung cùng với sao Thiên Diêu.


    16. An chòm sao Hồng Hỉ
    (Hồng Loan, Thiên Hỉ):

    Hồng Loan: khởi từ cung Mão, coi là năm sinh, đếm theo chiều nghịch đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Hồng Loan ở cung đó.
    Thiên Hỉ: an sao Thiên Hỉ ở cung đối xứng với cung an sao Hồng Loan; ví dụ Hồng Loan ở Tị, an Thiên Hỉ ở Hợi.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    17. An chòm sao Ấn Phù
    (Quốc Ấn, Đường Phù):

    Quốc Ấn: khởi từ cung có sao Lộc Tồn, coi là cung thứ 1, đếm theo chiều thuận đến cung thứ 9, dừng lại an sao Quốc Ấn.
    Đường Phù: khởi từ cung có sao Lộc Tồn, coi là cung thứ 1, đếm theo chiều nghịch đến cung thứ 8, dừng lại an sao Đường Phù.

    18. An chòm sao Thiên, Địa, Giải
    (Thiên Giải, Thiên Khố, Địa Giải, Giải Thần):

    Thiên Giải: khởi từ cung Thân, coi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Giải ở cung đó.
    Địa Giải: khởi từ cung Mùi, coi là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Địa Giải ở cung đó.
    Giải Thần: an sao Giải Thần chung cung có sao Phụng Các.
    Thiên Khố: khởi từ cung Dần, coi là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Khố ở cung đó.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    19. An chòm sao Phụ Cáo
    (Thai Phụ, Phong Cáo):

    Thai Phụ: an sao Thai Phụ ở cách trước 1 cung có sao Văn Khúc. Ví dụ Văn KhúcThìn, an Thai Phụ ở Ngọ.
    Phong Cáo: an sao Phong Cáo ở cách sau 1 cung có sao Văn Khúc. Ví dụ Văn KhúcTị, an Phong Cáo ở Mão.


    20. An chòm sao Tài Thọ
    (Thiên Tài, Thiên Thọ):

    Thiên Tài: khởi từ cung an Mệnh, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Tài ở cung đó.
    Thiên Thọ: khởi từ cung an Thân, coi là năm Tí, đếm theo chiều thuận đến năm sinh, dừng ở cung nào, an sao Thiên Thọ ở cung đó.


    21. An chòm sao Thương Sứ
    (Thiên Thương, Thiên Sứ):

    Thiên Thương: luôn luôn an ở cung Nô bộc.
    Thiên Sứ: luôn luôn an ở cung Tật ách.


    22. An chòm sao La Võng
    (Thiên La, Địa Võng):

    Thiên La: luôn luôn an ở cung Thìn.
    Địa Võng: luôn luôn an ở cung Tuất.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    23. An chòm sao Tứ Hóa
    (Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kỵ):

    Căn cứ theo Can của năm sinh, an chòm Tứ Hóa theo thứ tự Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ như bảng sau: (tên viết tắt là tên sao đã an trước, ví dụ: Liêm tức Liêm Trinh, Cơ tức Thiên Cơ v.v...)

    TuVi_AnSaoTuHoa.jpg

    TuVi_AnSaoTuHoa1.jpg

    24. An chòm sao Cô Quả
    (Cô Thần, Quả Tú):

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoCoQua.jpg

    Ví dụ: người tuổi Hợi an sao Cô Thần ở cung Dần và an sao Quả Tú ở cung Tuất.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    25. An chòm sao Quan Phúc
    (Thiên Quan, Thiên Phúc):

    Căn cứ vào Can của năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoQuanPhuc.jpg

    Ví dụ: Người sinh năm Đinh Hợi an sao Thiên Quan ở cung Dần và an sao Thiên Phúc ở cung Hợi.


    26. An sao Đào Hoa

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoDaoHoa.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi an sao Đào Hoa ở cung Tý.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    27. An sao Thiên Mã

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoThienMa.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi an sao Thiên Mã ở cung Tị.


    28. An sao Phá Toái

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoPhaToai.jpg

    Ví dụ: sinh năm Hợi an sao Phá Toái ở cung Dậu.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/3/25
    viettran_ru and Wanderman like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    29. An sao Kiếp Sát

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoKiepSat.jpg

    Ví dụ: sinh năm Hợi an sao Kiếp Sát ở cung Thân.


    30. An sao Hoa Cái

    Căn cứ vào năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoHoaCai.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Hợi an sao Hoa Cái ở cung Mùi.

    ...
     
    viettran_ru and Wanderman like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    31. An sao Lưu Hà

    Căn cứ vào Can của năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoLuuHa.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi an sao Lưu Hà ở cung Thìn.


    32. An sao Thiên Trù

    Căn cứ vào Can của năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoThienTru.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi an sao Thiên Trù ở cung Tị.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    33. An sao Lưu niên Văn tinh

    Căn cứ vào Can của năm sinh, đối chiếu với bảng sau:

    TuVi_AnSaoLuuVan.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi an sao Lưu Niên Văn tinh ở cung Dậu.


    34. An sao Bác Sĩ

    An cùng cung có sao Lộc Tồn.


    35. An sao Đẩu Quân

    Khởi đầu từ cung đã an sao Thái Tuế, coi là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, dừng ở cung nào, coi đó là giờ Tí, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, dừng ở cung nào, an sao Đẩu Quân ở cung đó.


    36. An sao Thiên Không

    Sao Thiên Không được an ở cung trước cung đã an sao Thái Tuế.

    Ví dụ: Thái Tuế ở cung Thân, an sao Thiên Không ở cung Dậu.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    37. An Nhị Không
    (Tuần, Triệt):

    Tuần: Căn cứ vào năm sinh, trong khoảng 10 năm được giới hạn theo hàng Can từ Giáp đến Quý như bảng sau:

    TuVi_AnNhiKhong-Tuan.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi là thuộc khoảng 10 năm từ Giáp Thân đến Quý Tị, an sao Tuần vào giữa 2 cung Ngọ + Mùi. Cụ thể hơn có thể vẽ vị trí sao Tuần trên bản đồ 12 cung (hình dưới) căn cứ năm sinh trong khoảng Can chi 10 năm.

    TuVi_AnNhiKhong-Tuan1.jpg

    Triệt: An Triệt căn cứ vào Can của năm sinh, đối chiếu với bảng dưới:

    TuVi_AnNhiKhong-Triet.jpg

    Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi, an sao Triệt vào giữa 2 cung Dần và Mão. Cụ thể hơn có thể vẽ vị trí sao Triệt trên bản đồ 12 cung (hình dưới) căn cứ vào Can của năm sinh.

    TuVi_AnNhiKhong-Triet1.jpg

    Sau khi an xong hai sao TuầnTriệt là cơ bản chấm xong một lá số Tử Vi.

    Riêng phần luận đoán sau đó hết sức phức tạp, phải căn cứ vào nhiều yếu tố và nhiều tư liệu khác nhau đến nay chưa hoàn toàn thống nhất và còn tùy thuộc vào trình độ kinh nghiệm riêng của người luận giải, ngoài phạm vi mục đích của tiểu mục này.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Y CỨ LÝ LUẬN CỦA THUẬT PHONG THỦY


    Thuật phong thủy có nội dung rất rộng lớn, với rất nhiều môn loại phương pháp chiêm đoán, bao gồm cả thiên văn, địa lý và mọi việc xã hội. Như vậy loại thuật pháp này phải có khuôn mẫu lý luận, nếu không nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp vào một thể được.

    Thuật phong thủy kết hợp giữa trời (Thiên), đất (Địa) và người (Nhân) để nhấn mạnh nhận thức của nó về trời, đất, người, loại nhận thức này là cơ sở quan niệm cấu tạo nên khuôn mẫu lý luận, chỗ nó y cứ vào chính là vũ trụ quan truyền thống. Chiêm đoán của thuật phong thủy đại thể có thể chia ra làm hai loại lớn là chiêm đoán theo hình tượng và chiêm đoán theo phương vị thuật số; đây là hai môn phái chiêm đoán ngũ hành và tướng thuật cổ đại, hai môn phái ấy đều có phép tắc lý luận riêng. Ở đây, chúng ta sẽ xét về lý luận mà thuật phong thủy cổ đại lấy làm y cứ.


    1. ẢNH HƯỞNG CỦA VŨ TRỤ QUAN TRUYỀN THỐNG

    Thuật phong thủy nhắm tới mục đích chiêm đoán người và nơi cư trú của người, những điều cần kỵ tránh để được sống trong hoàn cảnh hài hòa. Trong lý luận phong thủy, có phần lớn là thể hiện cụ thể văn hóa chọn chỗ ở theo vũ trụ quan truyền thống. Vũ trụ quan truyền thống Trung Quốc có đặc trưng lớn là tính trật tự, trật tự này có thể khái quát bằng chữ “Sinh”. Trong “Hệ từ” Kinh Dịch viết “(Đạo) Dịch có Thái cực, sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ, tám quẻ xác định tốt xấu, tốt xấu sinh ra nghiệp lớn” (Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. Cát hung sinh đại nghiệp).

    Lý luận Dịch Vĩ kết hợp học thuyết Hoàng Lão với Dịch truyện cho ra đời thuyết của vũ trụ mới như sách Càn tạc độ viết: “Hữu hình sinh ra từ vô hình, thế Càn Khôn sinh ra từ đâu? Nên bảo: Có Thái dịch, có Thái sơ, có Thái thủy, có Thái tố. Thái dịch là khí chưa thấy hình; Thái sơ là bắt đầu của khí; Thái thủy là bắt đầu của hình; Thái tố là bắt đầu của chất. Hình, khí, chất đầy đủ không tách rời nên gọi là Hồn Luân” (Phù hữu hình sinh ư vô hình, Càn Khôn an tòng sinh? Cố viết: hữu Thái dịch, hữu Thái sơ, hữu Thái thủy. Hữu Thái tố. Thái dịch giả vị kiến khí dã; Thái sơ giả khí chi thủy dã; Thái thủy giả hình chi thủy dã; Thái tổ giả chất chi thủy dã. Khí hình chất cụ nhi vị ly, cố viết hồn luân).

    Hồn luân chính là hình thái vũ trụ mà Lão Tử gọi là “Có và không hỗn độn kết hợp thành” (Hữu vô hỗn thành) và cũng là đặc trưng hình thái ở giai đoạn trước khi hình thành vũ trụ. Thuyết vạn vật vũ trụ nuôi dưỡng sinh sản diễn biến có ảnh hưởng lớn đến lý luận chiêm đoán phong thủy ở chỗ là: vì có quan hệ với vạn vật tương sinh, nó có thể suy rộng ra để liên hệ đến quan điểm về chọn lựa nơi ở, trong đó bao hàm kinh nghiệm không thể giải thích bằng hiểu biết. Chọn nơi chốn ở, vốn chỉ cần nghiên cứu các nhân tố liên quan trực tiếp là đủ, nhưng lý luận phong thủy còn xét kỹ cả tinh tú, địa hình, long mạch.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Thuật phong thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “tốt xấu sinh ra đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do tám quẻ (bát quái) xác định, do vậy thuật phong thủy rất chú trọng về số bát quái. Đồng thời là vì “Bát quái” sinh ra do “Tứ tượng”, “Tứ tượng” lại diễn biến từ “Lưỡng nghi”, mà “Lưỡng nghi” chính là âm dương của trời đất, do đó lý luận của phong thủy trước tiên chia đối tượng chiêm đoán thành hai loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”. Chính thuật chiêm đoán này làm cho thuật phong thủy biến thành rất phức tạp, bất cứ môn loại nào trong lý luận phong thủy cũng đều có “Lai long khứ mạch” của nó và đều y cứ vào thuyết sinh sôi diễn biến của vũ trụ quan.

    Chương mở đầu của sách “Cửu thiên huyền nữ thanh nang hải giác kinh” đưa ra đồ hình “Thái vô thủy khí”, “Thái hữu trung khí” và “Hữu vô chung khí”. Tuy thuyết này không hoàn toàn giống thuyết vũ trụ của Dịch Vĩ nhưng nó vẫn biểu hiện sự quan hệ tương sinh của Khí trong ba giai đoạn mở đầu, giữa và cuối cùng. Trong đó hình giải “Hữu vô chung khí” có câu “Có và không cùng sinh lẫn nhau (thì) muôn vật hóa thành” (Hữu vô tương sinh, vạn vật hóa thành). Xét theo thuyết “Thái cực sinh lưỡng nghi” đại khái “Chung khí” này tương đương với giai đoạn Thái cực.

    PhongThuy_ThaiVoThuyKhi.jpg
    1- THÁI VÔ THỦY KHÍ

    PhongThuy_ThaiVoTrungKhi.jpg
    2- THÁI HỮU TRUNG KHÍ

    PhongThuy_HuuVoChungKhi.jpg
    3- HỮU VÔ CHUNG KHÍ​

    Sự quan hệ vạn vật tương sinh với lý luận phong thủy “tìm dấu long mạch" cũng có quan hệ. Bàn đến sự vật thường bàn tới nguồn gốc, trời đất có nguồn gốc, sơn thủy cũng có nguồn gốc, lý luận hình thế phong thủy rất chú trọng tới điểm này. Trong lý luận truyền thống phong thủy coi núi Côn Lôn là nơi đầu nguồn phát khởi chung của sơn mạch (hay long mạch), rồi chia ra các loại Tổ sơn, Thiếu tổ sơn, chiêm đoán theo hình thể cuộc đất.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    2. MÔ THỨC CHỈNH THỂ CỦA CHIÊM ĐOÁN THEO HÌNH TƯỢNG

    Thuật phong thủy đoán chọn nơi cư trú cơ bản dựa trên hình thể vật chất của cuộc đất. Về tổng thể, cách chiêm đoán hình thể vật chất có hai loại: một loại xuất phát từ hình thể cá biệt thông qua phương pháp loại suy chọn phương hướng có giá trị rồi phán đoán hình thể cuộc đất đưa đến kết luận tốt hay xấu; một loại khác chiêm đoán tốt xấu của quần thể cuộc đất, loại sau này bao hàm cả loại trên nhưng chủ yếu là từ quan hệ quần thể tìm ra hướng nhà có giá trị rồi kết luận tốt xấu cấm kỵ. Phương pháp sau có thể coi là mô thức chỉnh thể của hình tượng cuộc đất.

    Phương pháp loại suy mà thuật phong thủy vận dụng chịu ảnh hưởng của vũ trụ quan truyền thống, nó đặt cơ sở trên lý luận đối ứng tương cảm của vạn vật, là biểu hiện tính chỉnh thể vũ trụ quan truyền thống.

    Trong văn tự Trung Quốc có hiện tượng một chữ nhiều nghĩa. Rất nhiều một chữ vốn đã có nghĩa gốc, lại có nghĩa mở rộng, hoặc nhiều nghĩa mở rộng. Loại hiện tượng này bản thân là biểu hiện của một thứ phương thức tư duy, nó còn có quan hệ quan niệm vũ trụ, phản ánh người ta hết sức coi trọng quan hệ đối ứng giữa vạn vật. Khi phân tích biện biệt thuật ngữ phong thủy, trước tiên cần phải chú ý tới ý nghĩa của hiện tượng thuật ngữ ấy ứng dụng.

    Thuật phong thủy bao gồm ba loại đối tượng cần chiêm đoán là nhà ở, phần mộ và hoàn cảnh. Mỗi loại đối tượng ấy có thể chia ra làm một số loại nhỏ nữa, trong ấy đối tượng do hoàn cảnh cấu tạo nên là phức tạp nhất. Trong thuật phong thủy, tự nhiên giới với những đồi núi nhấp nhô cao thấp thay đổi không ngừng được gọi là Sơn long hay gọi tắt là Long. Tên gọi Long này không phải chữ riêng dùng trong thuật phong thủy, nó chính là khái niệm quan trọng trong văn hóa cổ đại Trung Quốc.

    Bản thân Long là một vật thần dị rất giỏi biến hóa, làm mưa làm gió trong truyền thuyết cổ đại, thuộc loài có vảy. Cổ đại thường ví nhân vật có tài năng kiệt xuất với Rồng (Long), ví dụ điển hình nhất là các vị đế vương. Ngoài ra, Long còn là tên một ngôi sao, lại chỉ sao Thái Tuế. Sự thực hình dạng rồng như thế nào chưa ai nhìn thấy tận mắt nên càng có tính thần bí. Người ta chỉ biết rằng, rồng biến ảo vô thường mà vẫn có uy lực cực lớn, giống như mặt đất bao la, tuy có thấy từng hình thế từng cuộc đất đấy nhưng cũng thiên biến vạn hóa, không cuộc đất nào giống cuộc đất nào.

    ...
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Đồng thời, hình thế đất đai biến hóa quanh co, lại hình thành những khí tượng khác nhau. Thứ khí tượng này có tác dụng đến tính quyết định khi chọn lựa nơi cư trú, điều này người ta có thể biết do trực giác. Đặc trưng của địa hình (quanh co, nhấp nhô, thay đổi) phù hợp với đặc trưng của rồng (Long) trong quan niệm truyền thống của con người, do vậy người xưa coi Long là thần núi, dùng Long để tượng trưng cho đặc trưng hình thái đất đai sông núi. Mạch núi ở tự nhiên giới tương ứng được gọi là “Long Mạch”. Sơn mạch là tên gọi chung một số núi non, phạm vi đề cập của nó khá rộng.

    Trong thuật địa lý, nó cũng chỉ là ngọn núi, tức là hình thế đất đai núi non trong phạm vi hẹp. Hướng đi của núi non chính là hướng đi của Long mạch. Câu nói “Lai long khứ mạch” (Rồng đến mạch đi, nghĩa bóng là manh mối, đầu đuôi ngọn ngành) trong tục ngữ đại khái có lẽ có nguồn gốc từ thuật ngữ phong thủy. Những ngọn núi chủ thể cấu tạo thành sơn mạch trong địa lý học gọi là “Chủ mạch”, từ chủ mạch kéo dài ra các núi khác gọi là “Chi mạch”. Thuật địa lý coi chủ và chi mạch ấy ví dụ như hình dạng cây và cành nên chia Long mạch thành cành lớn (Đại can), cành nhỏ (Tiểu can), nhánh nhỏ (Tiểu chi)

    PhongThuy_TongToc1.jpg

    HÌNH TƯỢNG TRƯNG LONG MẠCH THEO “TÔNG TỘC”​

    Quan hệ của cành nhánh ấy là quan hệ tương sinh, đó là quan hệ được vũ trụ quan cổ đại coi trọng. Nơi khởi nguồn của cành chủ long mạch được gọi là “Tổ sơn”, từ Tổ sơn chạy theo đường Long mạch có “Thiếu tổ sơn” mà nguồn gốc chung của Long mạch là núi Côn Lôn. Trong quan niệm truyền thống, núi Côn Lôn là núi tổ của long mạch trên mặt đất. Kiểu loại suy này làm chia hình thế đất đai núi non có thứ tự, thứ tự này chính là thứ tự theo luân lý tông pháp. Do vậy, đất đai đã đối ứng với xã hội. Trong các sách phong thủy, hình thế đất đai liên hệ với nhau giống hệt như bố cục bài vị trong đền thờ tổ tiên.

    Nhiều người không nhận rõ được địa mạch nhưng đều biết rõ quan hệ tông pháp giòng họ mình. Đó là biểu hiện thuật phong thủy đã thế tục hóa. Thuật phong thủy rất chú trọng đến vị trí và tác dụng của Thiếu tổ sơn trong long mạch. Vì Thái tổ sơn cách nơi cư trú khá xa nên tác dụng thực tế không lớn, điều này cũng lại giống quan hệ trong gia đình (Thiếu tổ là ông nội, Thái tổ là ông cố), còn địa vị của các ông tổ càng gần với chúng ta càng có quan hệ mật thiết. Từ điểm ấy có thể nhận ra phong thủy giải nghĩa hình tượng vừa có quan niệm về tính chỉnh thể vừa có ý nghĩa thẩm thấu với công lợi thế tục.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Trong thuật phong thủy gọi hành động chiêm đoán hình thế đất đai là “Tầm long tróc mạch” (tìm rồng bắt mạch) hoặc “Tầm long vọng thế”. Tầm long tức là tìm ra được Tổ sơn, Tróc mạch tức là kiến lập được thứ tự trong thế núi tự nhiên. Do vì địa hình thế núi thiên biến vạn hóa nên phải “Tầm” (tìm) và “Tróc” (bắt) mới nắm vững được thứ tự long mạch.

    Tầm long tróc mạch” phản ánh được mô thức vũ trụ tương sinh và mô thức loại suy truyền thống, đã biểu hiện được phương thức tư duy hệ thống chú trọng tới chỉnh thể. Trong thuật phong thủy, sơn mạch là nhân tố quan trọng với hoàn cảnh nhà ở, sơn mạch gần nhất được gọi là “Long sơn” hoặc “Chủ sơn”, “Trấn sơn”. Tên “chủ sơn” được gọi theo mô thức tương sinh “Tổ tông”. Chủ cũng là người chủ của căn nhà, là bản vị. Tên “Trấn sơn” có từ uy lực của “long”, nó bảo chứng cho chất lượng phong thủy nơi cư trú.

    Đất đứng của quan điểm “Tầm long tróc mạch” là Long sơn, có Long sơn mới có y cứ tham chiếu để “tìm long mạch”. Núi (Sơn) là hoàn cảnh tự nhiên cấu tạo thành, nhưng muốn cấu tạo thành mô thức hoàn cảnh cho nơi cư trú còn cần phải xét đến Nước (Thủy). Thuật phong thủy coi Núi và Nước kết hợp nên nơi ở (tên thuật ngữ là “Huyệt”, trong thuật táng gọi là “Táng khẩu”).

    Giống như vị trí huyệt mạch trên thân người là nơi quan yếu. “Huyệt” trong thuật phong thủy cũng là nơi quan yếu của long mạch. “Huyệt” là nơi dựa núi đối diện nước, căn cứ vào hình núi hình sông khác nhau, “Huyệt” cũng chia ra tốt và xấu. Chọn lựa “Huyệt” trong thuật ngữ gọi là “Điểm huyệt”, ở đây nó đã mượn dùng tên gọi của y thuật truyền thống. Mục đích chọn nơi cư trú là đạt tới “điểm huyệt”, mà muốn “điểm huyệt” cần thiết phải nhận rõ long mạch, nếu không, không thể kiến lập được mô thức trật tự.

    Do vậy, thuật ngữ phong thủy còn có tên gọi “Tầm long điểm huyệt”. “Huyệt” còn được gọi là “Minh đường”, đây cũng lại là ví dụ. Minh đường vốn chỉ kiến trúc tế lễ, hàm nghĩa quan trọng nhất của nó là Trung chính. Thuật phong thủy đưa hoàn cảnh tự nhiên của nơi cư trú vào trật tự lễ chế, làm cho “Huyệt” có giá trị nhân văn. “Huyệt” là một loại mô thức hoàn cảnh nơi cư trú, bao hàm cả sơn và thủy, phản ánh quan niệm địa lý hoặc quan niệm sơn thủy truyền thống.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này