... TƯỢNG LÃO QUÂN BẰNG ĐÁ (Đời Tống – Phúc Kiến). Tượng cao 1,5m, dày 7,2m, rộng 7,3m, do một khối nham thạch tự nhiên đẽo thành. Thái Thượng Lão quân, tức Lão Tử, Lão Đam, tên là Lý Nhĩ, nhân vật có thật trong lịch sử, tư tưởng gia cuối đời Xuân Thu. Theo sự phát triển của Đạo giáo, Lão Tử càng được thần hóa, cho rằng Lão Tử giống như Nguyên Thủy thiên tôn, là nguồn gốc sinh thành vũ trụ. Thời Bắc Ngụy, bắt đầu cách gọi Thái Thượng Lão quân (xem phần Thích Lão chí, sách Ngụy chí) sau đó, đây là tên gọi chính thức do Đạo giáo tôn xưng Lão Tử. Vị trí của Đạo đức thiên tôn ở tầng thứ ba Thái Thanh tiên cảnh. Ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày đản sinh của Lão Tử. Đầu tiên, Lão Tử là một nhân vật lịch sử thuần túy triết học, tác giả bộ 5.000 chữ “Lão Tử” (hoặc còn gọi là Đạo Đức kinh), sau đó được Đạo giáo đưa vào hệ thống tông giáo và thần thánh hóa trở thành tổ sư Đạo giáo. LÃO TỬ, ĐỜI THANH (Mô phỏng tranh cổ) LÃO TỬ ĐI VỀ PHƯƠNG TÂY (Đời Minh, tranh khắc gỗ, mô phỏng tranh cố) LÃO TỬ, ĐỜI THANH (Nhiệm Vị Trường vẽ) ... Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index...
... NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ (Đời Tống – Phúc Kiến). Tranh vẽ tường, mô phỏng tranh cổ. Ngọc Hoàng đại đế là thần cao trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Tên gọi Ngọc Hoàng và Ngọc đế thấy sớm nhất trong sách “Chân Linh vị tùng đồ”, mới chỉ được liệt vào hạng chư thần thuộc hạ của Nguyên Thủy thiên tôn. Đến đời Đường, tên gọi Ngọc Hoàng Ngọc đế mới dần dẫn phổ cập. Thiên đế trong tín ngưỡng dân gian và Ngọc Hoàng Đạo giáo gọi chung thành Ngọc Hoàng đại đế. Đầu đời Tống bắt chước đời Đường, tôn sùng Đạo giáo, chính thức liệt Ngọc Hoàng của tín ngưỡng dân gian làm đối tượng tế lễ của quốc gia. Tống Huy tông còn hợp nhất truyền thống thờ phụng Ngọc Hoàng với Hạo Thiên thượng đế, ban tôn hiệu là Hạo Thiên Ngọc Hoàng đại đế. Trong khắp nước Trung Quốc, Ngọc Hoàng đại đế là một thần linh tối cao được kính thờ rộng rãi. NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ (Sơn Tây, tượng màu). NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ (Đời Nguyên – Sơn Tây). Mô phỏng tranh cổ. NGỌC HOÀNG THIÊN TÔN (Giang Tô. Ấn bản tranh giấy). ...
... THÍCH CA MÂU NI (Đời Minh, khắc gỗ, Mô phỏng tranh cổ). Thích Ca Mâu Ni là nhân vật có thật trong lịch sử, niên đại ngài sống đại thể cùng thời với Khổng Tử ở Trung Quốc. Thích Ca, là tên gọi của một bộ lạc, nghĩa là “Năng”. Mâu Ni nghĩa là “có lòng nhân”, “yên lặng tịch tĩnh”, gộp chung lại là “Người hay có lòng nhân”, “người hay yên lặng tịch tĩnh”, cũng có thể giải thích là “bậc thánh nhân của bộ tộc Thích Ca”. Thích Ca Mâu Ni là tiếng tôn xưng, vốn tên là Kiều Đáp Ma, Tất Đạt Đa. Thích Ca thường được gọi là “Phật”, “Phật Đà” với ý là “người giác ngộ”, “người trí tuệ”. Dân gian quen gọi là “Phật gia”. Thích Ca còn có tên gọi lưu hành là “Như Lai Phật”. “Như Lai” có ý chỉ từ đạo như thực (chân lý tuyệt đối) mà có, là người khai thị chân lý. Từ một “bậc giác ngộ”, Thích Ca Mâu Ni dần dần được tín đồ thần hóa trở thành một vị thần có pháp lực vô biên và hết sức tôn quý trong nhà Phật. THÍCH CA MÂU NI (Đời Nguyên, tranh khắc gỗ. Mô phỏng tranh cổ). THIÊN ĐỊA MÃ I (CHƯ THẦN) (Đời Thanh – Hà Nam, in trên giấy). THIÊN ĐỊA MÃ II (Tranh in trên giấy – Hà Nam). I. Theo tục cũ, đêm trừ tịch (cuối năm) bày bàn trời đất, trên bàn đặt bài vị “Thiên Địa tam giới thập phương linh chân tể”, thắp hương tế lễ, lớn nhỏ theo thứ tự bái lạy năm mới rồi đốt đi. Trong tranh ở giữa là Ngọc Hoàng đại đế, Môn thần Chân Võ chia nhau trái phải, giữa lại có bài vị “Thiên Địa tam giới”, đây là một loại hình thức tranh giấy thường gặp trong nhà nông dân vùng Ký, Lỗ, Dự châu. II. Trên cùng tranh vẽ là Thích Ca Mâu Ni, Ca Diếp, A Nan. Tầng giữa là Ngọc Hoàng đại đế, Hỏa thần, Chân Võ, Mã vương, Thần Nông. Tầng dưới là Tứ trị quan tướng. Đây là tranh vẽ được dân gian thờ cúng vào đêm giao thừa năm mới. Qua năm mới, tranh sẽ được đốt đi, sang năm lại mua tranh mới. ...
... NAM CỰC TRƯỜNG SINH ĐẠI ĐẾ (Đời Nguyên – Sơn Tây. Bích họa (tranh vẽ trên tường), mô phỏng tranh cổ). Trong các thánh tối cao Đạo giáo, ngoài “Tam Thanh” ra, còn có “Tứ ngự”. “Tứ ngự” tức 4 vị thiên đế phò tá “Tam Thanh”. Tên họ đầy đủ của bốn vị ấy là: Hạo Thiên kim khuyết ngọc hoàng đại đế; Trung thiên tử vi bắc cực Thái hoàng đại đế; Câu Trần thượng quan Nam Cực thiên hoàng đại đế; Thừa thiên cứu pháp Hậu thổ hoàng địa chi. Đạo giáo cho rằng Nam Cực thiên Hoàng đại đế ngự trị chung vạn linh nên còn có tên là Nam Cực Trường Sinh đại đế. Xét tận nguồn gốc, tên gọi bốn vị thần này (ngoài Ngọc hoàng, Hậu thổ) hai tên kia có nguồn gốc từ tục sùng bái tinh tú cổ đại. Bắc cực là sao Bắc cực, Câu Trần cũng là một tên sao. ĐÔNG CỰC CỨU KHỔ THIÊN TÔN (Đời Nguyên – Sơn Tây. Bích họa, mô phỏng tranh cổ). Trong các thần Đạo giáo, “Tam Thanh, Tứ ngự” còn có thuyết “Lục ngự”, đó tạo ra tượng thần theo quan niệm “Lục hợp” của Trung Quốc cổ đại. “Lục hợp” tức sáu phương không gian: đông, tây, nam, bắc, trên, dưới. HUYỀN NGUYÊN CHI TỬ (LÃO TỬ) (Đời Nguyên – Sơn Tây. Bích họa mô phỏng tranh cổ). Đầu đời Đường, ban truy hiệu cho Lão Tử là Thái Thượng Huyền Nguyên hoàng đế, gọi tắt là Huyền Nguyên. CHƯ THẦN (Tức các thần chủ yếu được dân gian Trung Quốc tin thờ). CHƯ THẦN (Sơn Đông, tranh in trên giấy). ...
... PHỤC HI (Đời Minh, tranh khắc gỗ. Mô phỏng tranh cổ). Phục Hi hay Bào Hi, Hi Tức, Hoàng Hi, tổ tiên của nhân dân Trung Quốc theo thần thoại. Truyền thuyết nhân loại do Phục Hi và em gái là Nữ Oa phối hợp sinh ra. Ông ta dạy dân đan lưới, làm nghề săn bắt chăn nuôi. Còn có truyền thuyết Bát quái cũng do ông sáng tác. Dân gian Trung Quốc thờ ông là một trong các thần cổ đại, nhiều vùng (như Hoài Dương, Hà Nam) gọi miếu thờ ông là Thần miếu. Mỗi năm trước sau rằm tháng giêng đều cử hành lễ tế ông rất lớn, đến nay vẫn còn. Một thuyết nữa là Phục Hi là Thái Hạo, thủ lãnh bộ tộc Đông Di cổ đại. THẦN NÔNG (Đời Minh, khắc gỗ, mô phỏng tranh cổ). Theo truyền thuyết thần thoại thượng cổ, Thần Nông là người phát minh y dược và nông nghiệp. Tương truyền dân đời cổ kiếm sống bằng cách săn bắn, ông dùng gỗ chế ra cày bừa, rồi dạy dân sản xuất nghề nông. Lại tương truyền ông từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ, phát minh dược liệu, dạy dân chữa bệnh. Một thuyết Thần Nông thị là Viêm đế, một trong đế vương cổ đại. Dân chúng thường gọi chung là Viêm Hoàng (tức Viêm đế và Hoàng đế), ngày nay dân Trung Quốc vẫn còn thói quen tự xưng là “con cháu Viêm Hoàng” (Viêm Hoàng tử tôn). HOÀNG ĐẾ (Đời Minh, khắc gỗ, mô phỏng tranh cổ). Một trong vua thánh đời cổ Trung Quốc (khoảng thế kỷ 26 đến thế kỷ 22 trước công nguyên). Ngũ đế (5 vị đế cổ đại) tức Hoàng đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Nghiêu, Thuấn. ...