Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    4.- CÁC TRIỀU ĐẠI LỊCH SỬ


    Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử vừa lâu dài vừa phức tạp, với hàng trăm triều đại thay nhau hưng vong. Tiểu mục này là sự tóm lược toàn bộ những triều đại quan trọng, cần thiết nhất, sử liệu được căn cứ chủ yếu vào sử thư và từ thư chính thức của Trung Quốc (Chính Sử). Tên các triều đại xin được xếp theo trình tự thời gian lịch sử trước sau...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    HẠ


    Vương triều đầu chế độ nô lệ Trung Quốc. Đại ước vào khoảng thế kỷ thứ 21 T.C.N, Võ bắt đầu kiến lập trong công xã nguyên thủy, định đô ở Dương Địch (nay là Võ huyện, Hà Nam). Võ là người có tài trị thủy, ông lãnh đạo dân chúng khơi sông đắp đê, phát triển sinh sản, được nhiều bộ lạc ủng hộ đạt tới địa vị thống trị tối cao trong các bộ tộc Hạ, xác lập vương quyền. Ông còn lãnh đạo các người đứng đầu bang quốc, chinh phạt Tam Miêu, chiếm được thắng lợi, củng cố mạnh thêm vương quyền.

    Tiếp đó, ông tổ chức đại hội các thủ lãnh bang quốc hoặc bộ lạc bộ tộc Hạ và các Di tộc ở Đồ sơn (nay thuộc An Huy), chính thức kiến lập vương triều Hạ. Khi Võ chết, con là Khải nối ngôi, Khải giết chết Bá Ích và tiêu diệt các chư hầu phản đối sự nối ngôi của mình, tiến bước củng cố vương triều vững hơn nữa. Tại đô thành Dương Địch, lần đầu tiên Khải tổ chức buổi hội triều lớn có rất nhiều chư hầu tham gia. Đến đây, chế độ “thế tập” (con nối ngôi cha) bắt đầu xuất hiện trong lịch sử.

    Cơ bản sự thống trị của vương triều Hạ đã hoàn toàn được xác lập, để tăng cường sự thống trị, vương triều Hạ có quân đội rất lớn với tổ chức nghiêm mật, kiến lập cả chế độ hình pháp và tô thuế. Khải chết rồi, con là Thái Khang nối ngôi. Do bị nội gián và võ quan phản loạn, và đấu tranh phản kháng của thứ dân; Hậu Nghệ ở bộ tộc Hữu Cùng thừa cơ đoạt lấy quyền lực thống trị. Hàn Xúc muốn đoạt quyền, lại giết Hậu Nghệ. Cuối cùng, chắt của Thái Khang tiêu diệt Hàn Xúc, khôi phục lại quyền thống trị của vương triều Hạ và đưa vương triều Hạ đến bước phát triển mới.

    Sự thống trị của vương triều Hạ, từ đế Khổng Giáp bắt đầu bước tới suy sụp. Truyền thêm ba đời nữa đến Kiệt, sự thống trị lại càng hỗn loạn tàn bạo. Lúc này chư hầu phân ly, dân chúng phản kháng, mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng. Thương Thang thừa cơ nổi dậy đánh Hạ. Hạ Kiệt thua chạy, chết ở Nam Sào (bờ bắc Sào hồ, An Huy). Hạ diệt vong, trước sau trải qua hơn 400 năm lịch sử.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/6/24
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THƯƠNG


    Vương triều thứ hai của chế độ nô lệ Trung Quốc kế tiếp sau vương triều Hạ. Đại ước vào khoảng thế kỷ thứ 16 T.C.N, Thang tiêu diệt Hạ rồi đem quân quay về ấp Bạc. Trong tình hình được khá nhiều chư hầu thần phục, Thang chính thức kiến lập vương triều Thương.

    Thương vốn là một nước địa phương mạnh ở khu vực phía đông đã có khoảng 500 năm lịch sử phát triển, soi tấm gương suy sụp của vương triều Hạ, thừa cơ chinh phạt Hạ. Sau khi đã diệt Hạ, Thương lại chinh phạt mở rộng chu vi, mở rộng địa khu thống trị. Sau Thang, từ Thái Giáp đến Thái Nhung là thời kỳ củng cố và phát triển của vương triều Thương; từ Trọng Đinh đến Dương Giáp, trước sau gồm 5 đời 9 vua nhiều lần xảy ra loạn lạc vì tranh đoạt ngôi vị, họ phải dời 3 đô thành 5 lần.

    Thời Bàn Canh lên kế vị, chính trị vẫn rất hỗn loạn, đấu tranh giai cấp càng kịch liệt. Để cứu vãn nguy cơ, Bàn Canh quyết định dời đô đến Ân (tây bắc An Dương, Hà Nam). Sau khi Bàn Canh dời đô rồi, chính trị được cải thiện, cục thế dần dần bình ổn, xã hội kinh tế và văn hoá đều phát triển mau lẹ.

    Võ Đinh lên ngôi, dùng Phó Duyệt làm tướng, cố gắng cải cách chính trị đưa vương triều Thương hậu kỳ đạt đến cực thịnh, cơ cấu quốc gia mở rộng thêm nhiều, các điều mục hình pháp cũng từng bước hoàn bị, tổ chức quân đội khá lớn, tông giáo cũng trở thành một bộ phận quan trọng của quốc gia. Vị trí ngôi vua vẫn theo chế độ “thế tập" (cha truyền con nối cùng dòng họ, truyền đời cho nhau). Sau Võ Đinh, chế độ cha truyền cho con trưởng dòng chính mới bắt đầu xác lập (trước đó là chế độ “thế tập”: cha truyền con, anh truyền em).

    Lúc này, từ vương quyền và quyền thế quý tộc xảy ra đấu tranh và đến nô lệ cũng nổi dậy đấu tranh dữ dội. Mâu thuẫn ấy càng phát triển đến đời Trụ vương, đã đạt đến đỉnh điểm. Trụ vương là một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sử, ông ta say sưa dâm lạc, tham lam vô độ. Kết quả, chính ông làm cho quốc gia suy sụp. Trong tình huống mâu thuẫn vô cùng sâu sắc ấy, Chu Võ vương hưng binh phạt Trụ. Trụ vương bại binh tự thiêu, nhà Thương mất, trước sau tồn tại được khoảng hơn 660 năm.

    ...
     
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TÂY CHU


    Vương triều thứ ba của chế độ nô lệ kiến lập sau vương triều Thương. Ước khoảng năm 1066 T.C.N. Chu Võ vương diệt Thương kiếp lập vương triều Chu, định đô ở Cảo Kinh (tây nam I Tây An, Thiểm tây).

    Chu vốn là một nước địa phương có lịch sử lâu dài nằm dưới sự thống trị của vương triều Thương, trải qua liên tục chinh chiến và phát triển, Chu chiếm cứ toàn bộ bình nguyên đất Quan Trung. Sau đó lại mở rộng tận Hà Đông, Hà Nam và Hà Nội. Chu Văn vương chết rồi, do con là Phát kế vị tức Võ Vương. Ông cho xây mới Cảo Kinh ở bờ đông sông Phong. Qua vài năm chuẩn bị, bèn dấy quân đánh Thương.

    Quân Chu tiến vào kinh đô Triều Ca của Thương, vua Trụ tự thiêu chết. Chu Võ vương thừa thắng tiến quân khống chế các địa khu chủ yếu, sau đó ban sư về Cảo Kinh, chính thức kiến lập vương triều Chu.

    Sau khi diệt Thương hai năm, Chu Võ vương bệnh chết, con là Tụng kế vị tức là Chu Thành vương. Thành vương còn quá nhỏ, được chú là Chu công (em của Võ vương) phụ chính.

    Để củng cố sự thống trị của vương triều Chu, Chu công đánh phương đông xong mở cuộc đại phong chư hầu để làm bình phong vây bọc che chở chung quanh cho vương thất. Theo sử chép, Chu công phong cả thảy 71 nước chư hầu, các nước có quốc tính họ Cơ (là họ của vua Chu) đã gồm 53 nước. Chu cải cách lớn chế độ so với Thương, trở thành thời kỳ cực thịnh trong xã hội nô lệ.

    Trong thời Tây Chu, chế độ tông pháp đã phát triển khá hoàn bị, hình thành thể chế cơ sở cho một quốc gia chế độ nô lệ. Cơ cấu thống trị của vương triều Chu cũng được tăng cường. Ở trung ương đặt các chức quan Thái sư, Thái phó, Thái bảo và Thái tể. Quân đội mở rộng đến hơn 14 vạn người. Hình phạt lại càng tàn khốc nghiêm minh.

    Vương triều Tây Chu, giai đoạn Văn vương và Võ vương là thời kỳ sáng lập; giai đoạn Thành vương và Khang vương là thời kỳ ổn định; giai đoạn Chiêu vương và Mục vương trở về sau là thời kỳ suy sụp.

    Chu Lệ vương là ông vua nổi tiếng tham lam tàn ác, cuối cùng đưa đến cuộc bạo động của quốc dân. Lệ vương trốn khỏi vương cung, vượt sông Hoàng Hà, sang đến đất Trệ (đông bắc Sơn Tây). Năm 841 T.C.N (năm Cộng Hoà nguyên niên), Triệu công, Chu công lâm thời nắm giữ chính sự, sử gọi là “Cộng Hoà hành chính”. Năm T.C.N (năm Cộng Hoà thứ 14), Chu Lệ vương chết ở đất Trệ, Thái tử Tĩnh lên ngôi, tức Chu Tuyên vương, tại vị được 46 năm. Do vì các nô lệ công điền bỏ trốn nhiều, cộng thêm chiến tranh liên miên nhiều năm, vương triều Chu đứng trước họa diệt vong.

    Năm 782 T.C.N (năm Tuyên vương thứ 46), con trai Chu Tuyên vương là Cung Niết lên nối ngôi tức U vương. U vương sủng ái Bao Tự, phế bỏ Hoàng hậu họ Thân và Thái tử Nghi Cữu, triều chính hỗn loạn, chư hầu phân liệt. Năm 771 T.C.N (năm U vương thứ 11), Thân hầu (cha của Hoàng hậu họ Thân) liên hợp các bộ tộc Khuyển Nhung dấy binh đánh Chu. U vương trốn chạy, bị Khuyển Nhung bắt giết dưới chân núi Ly sơn. Tây Chu diệt vong, trước sau tồn tại khoảng 296 năm.

    ...
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐÔNG CHU


    Vương triều kiếp lập sau Tây Chu. Năm 771 T.C.N (Chu U vương thứ 11), sau khi U vương bị giết, Thái tử Nghi Cữu lên ngôi tức Chu Bình vương. Do vì Cảo Kinh (nay là tây nam Tây An, Thiểm Tây) đã bị tàn phá, lại bị thế lực Khuyển Nhung uy hiếp, năm 770 T.C.N (Bình vương nguyên niên), dưới sự bảo vệ của các chư hầu Trịnh, Tần, Tấn, Chu Bình vương dời đô về Lạc ấp (nay là Lạc Dương, Hà Nam) kiến lập vương triều Đông Chu.

    Sau khi dời về đông, vương thất Chu ngày càng suy sụp, quyền lực thống trị và sức mạnh quân đội ngày càng yếu nhược, tài chính ngày càng khốn quẫn. Về chính trị, thậm chí còn bị các chư hầu điều động chi phối. Năm 636 T.C.N (Chu Tương vương thứ 16), Chu Tương vương hạ mình nhún nhường xin kết minh với nước Trịnh. Năm 632 T.C.N (Chu Tương vương thứ 20), lại nghe lời sai khiến của Tấn hầu tham gia hội nghị do các chư hầu triệu tập. Thời đại Thiên tử nắm quyền đã trở thành quá khứ, Đông Chu là một thời đại tao loạn không yên.

    Thế lực của các chư hầu lớn mạnh lên, họ đánh nhau tranh giành xưng bá, phát động chiến tranh liên miên. Các dân tộc ít người chung quanh Trung Nguyên cũng xâm nhập cướp bóc không ngừng. Xã hội Đông Chu đòi hỏi phải mau lẹ thay đổi. Chế độ nô lệ tới bước tan rã, chế độ phong kiến bắt đầu sản sinh và phát triển.

    Đông Chu chia làm hai thời kỳ Xuân Thu và Chiến quốc. Từ năm 770 T.C.N (Chu Bình vương nguyên niên), nhà Chu dời về Lạc ấp, đến năm 476 T.C.N (Chu Kính vương thứ 44) là thời kỳ Xuân Thu. Từ năm 475 T.C.N (Chu Nguyên vương nguyên niên), đến năm 221 T.C.N (nước Tần gồm thâu lục quốc), là thời kỳ Chiến quốc.

    Giữa thời Chiến quốc, vương thất Chu chỉ còn một mảnh đất nhỏ xung quanh vùng ngày nay là Lạc Dương. Năm T.C.N (Chu Hiển vương thứ 2), vì quý tộc Chu tranh quyền, Chu lại bị chia làm hai bộ phận Tây Chu và Đông Chu. Tây Chu chiếm vùng Hà Nam (nay là Lạc Dương, Hà Nam); Đông Chu chiếm đất Củng (nay là tây nam Củng huyện, Hà Nam). Họ tự độc lập với nhau mà vẫn đánh lẫn nhau, Thiên tử bù nhìn Chu Noãn vương ở tại Tây Chu.

    Năm 256 T.C.N, Tần tiêu diệt Tây Chu, Chu Noãn vương chết, nhà Chu mất. Năm 249 T.CN (Tần Trang Tương vương nguyên niên), Tần lại diệt Đông Chu, Đông Chu trước sau tồn tại được 515 năm.

    ...
     
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THỜI KỲ XUÂN THU


    Một giai đoạn lịch sử đầu trong vương triều Đông Chu, nhân vì giai đoạn từ năm 770 T.C.N (Chu Bình vương nguyên niên), nhà Chu dời đô về Lạc ấp nằm ở phía đông (nay là Lạc Dương, Hà Nam); đến năm 476 T.CN (Chu Kính vương thứ 44), đại thể tương đương với niên đại Khổng Tử* hiệu đính biên soạn bộ Xuân Thu*, cho nên sử gọi đây là thời kỳ Xuân Thu. Trong thời kỳ này nhà Chu ngày càng suy sụp, vương quyền sút giảm, các nước chư hầu lớn tranh giành ngôi bá, tiến hành đánh nhau liên miên; căn cứ vào ghi chép của sách Xuân Thu, trong vòng 420 năm, các nước đã tiến hành chiến tranh thôn tính nhau tới hơn 483 lần.

    Các chư hầu xưng bá trong thời kỳ Xuân Thu trước sau là Tề Tuyên công, Tấn Văn công, Tống Tương công, Tần Mục công, Sở Trang vương, gọi là “Ngũ bá”. Thời kỳ Xuân Thu, có các nước Ngô, Việt nổi lên ở phía đông nam với sức mạnh lớn, cũng lăm le tiến vào Trung Nguyên, đoạt lấy bá quyền. Do vì tao loạn, các dân tộc ít người chung quanh Chu như Man, Di, Nhung, Địch cũng đua nhau phát triển, họ luôn luôn quấy nhiễu và đánh úp Trung Nguyên. Các bá chủ Trung Nguyên giơ cao lá cờ “Nhương Di” (xua đuổi Man, Di) hiệu triệu cùng chống lại họ. Thời kỳ Xuân Thu, đời sống giới địa chủ quý tộc càng hủ bại thối nát, họ bóc lột tàn nhẫn giới nô lệ và bình dân, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. Không thể chịu đựng được, cuối cùng nhân dân nổi dậy phản kháng, nô lệ và bình dân triển khai các loại đấu tranh, hoặc họ bỏ trốn đi không chịu phục dịch hoặc công khai nổi dậy.

    Thời kỳ Xuân Thu cũng kéo theo sự đổ vỡ của chế độ “tỉnh điền”, là sự xuất hiện của chế độ ruộng đất tư nhân, quan hệ sinh sản phong kiến bắt đầu ra đời và phát triển, hai giai cấp mới, địa chủ và nông dân bắt đầu hình thành. Đến cuối đời Xuân Thu, giai cấp địa chủ càng đẩy cuộc đấu tranh lên cao, lợi dụng lực lượng của nô lệ và bình dân, tiến hành đấu tranh kịch liệt giành quyền với giới quý tộc, như các cuộc loạn “Tam phân công thất” ở nước Lỗ, “Tam gia phân Tấn” ở nước Tấn v.v... Những cuộc loạn lạc đấu tranh ấy càng làm sự thống trị của giới chủ nô lệ tan rã mau lẹ, càng làm diệt vong chế độ nô lệ chóng vánh hơn và như vậy đều có tác dụng tích cực. Thời kỳ Xuân Thu trước sau kéo dài 295 năm.

    ...
     
    teacher.anh and Wanderman like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THỜI KỲ CHIẾN QUỐC


    Một giai đoạn lịch sử cuối trong vương triều Đông Chu, đây là thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu được xác lập. Trải qua hơn 200 năm chiến tranh dưới thời kỳ Xuân Thu, hơn trăm nước chư hầu chỉ còn lại 7 nước là Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Tần, Sở, Yên, sử gọi là “Thất hùng” đời Chiến quốc. Giới địa chủ của 7 nước này đạt thắng lợi trong đấu tranh đoạt quyền, để củng cố và bành trướng sự thống trị phong kiến của mình, trước sau họ đều khai triển các cuộc vận động đổi mới biến pháp. Các cuộc vận động ấy đều là những đòn đánh vào giới chủ nô lệ, tăng thêm lợi ích cho giới địa chủ trong những chừng mục khác nhau, củng cố và phát triển thêm chế độ kinh tế chính trị phong kiến, phát triển sức sinh sản. Vì vậy, kinh tế xã hội và văn hoá đều đạt tới phồn vinh.

    Thời kỳ Chiến quốc, chính thể trung ương tập quyền đã từng bước được xác lập. Các nước Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Tần đều phổ biến thực hiện chế độ quận huyện, hình thành cơ cấu chính quyền có phần hệ thống theo thứ tự trung ương, quận, huyện, làng thôn. Trong chính quyền chế độ nô lệ, các quan văn võ không phân minh, thời bình Khanh đại phu làm quan văn, thời chiến là tướng lãnh. Ngay sau khi chính quyền phong kiến thành lập, các chức quan văn võ được chia thành chuyên môn.

    Thời kỳ Chiến quốc, lực lượng võ trang của các nước tăng mạnh, có thể kể hai nước Tần, Sở, mỗi nước đều có trăm vạn bộ binh, hàng ngàn xe chiến, kỵ binh đông đảo... các nước khác cũng không chịu kém đều cố gắng tăng cường quân số và chiến xa. Thời kỳ Xuân Thu đánh nhau bằng xa binh, thời kỳ Chiến quốc phát triển dùng bộ binh hoặc kỵ binh tiến hành trận địa chiến và bao vây chiến.

    Chiến tranh thôn tính lẫn nhau của 7 nước “Thất hùng” thời kỳ này là hết sức dữ dội. Thế nhưng, trải qua 10 năm hỗn đấu, nước Tần cuối cùng diệt vong 6 nước khác, kết thúc cuộc diện cát cứ của các chư hầu từ thời Xuân Thu đến nay và kiến lập một quốc gia phong kiến trung ương tập quyền nhiều dân tộc.

    Thời kỳ Chiến quốc từ năm 475 T.C.N (Chu Nguyên vương nguyên niên) đến năm 221 T.C.N (Tần Thủy hoàng nguyên niên), trước sau kéo dài 255 năm.

    ...
     
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TẦN


    Vương triều phong kiến thống nhất sau thời kỳ Chiến quốc. Năm 221 T.C.N (Tần Thủy hoàng nguyên niên), Tần vương Doanh Chính lên nối ngôi, định đô ở Hàm Dương (nay là đông bắc Hàm Dương, Thiểm Tây). Nước Tần của Doanh Chính trong cuối đời Tây Chu chỉ là một “đại phu phía biên thùy tây”, nhờ có công hộ tống Chu Bình vương dời đô về đông mà được phong làm chư hầu.

    Năm 361 T.C.N (Chu Hiển vương thứ 8), Tần Hiếu công lên ngôi mời Thương Ưởng* cải cách biến pháp, Tần mới từ một quốc gia lạc hậu tiến lên thành một quốc gia tiến bộ nhất. Năm 238 T.C.N (Tần vương Chính thứ 9), Tần vương Doanh Chính tự thân nắm quyền, trải 10 năm chiến tranh cuối cùng tiêu diệt được 6 nước, kết thúc cuộc diện cát cứ hỗn loạn từ thời Xuân Thu. Sau khi thống nhất 6 nước, Tần vương Chính tự cho mình có đức cao hơn “Tam hoàng”, công vượt “Ngũ đế” nên đặt hiệu là Hoàng đế.

    Ông áp dụng một loạt biện pháp hệ thống tăng cường quyền lực cho trung ương, xác lập quyền Hoàng đế tối cao vô thượng của mình. Ông đặt ra chính phủ trung ương gồm tam công cửu khanh, quan liêu đều do quyền định đoạt của hoàng đế, không được truyền lại cho nhau, bãi bỏ chế độ phong quốc ở địa phương, thực hành chế độ quận huyện. Ông giữ lại: quân đội hơn vạn và ban hành bộ“ Tần luật” vô cùng tàn khốc.

    Để tăng cường thống trị về tư tưởng, ông còn tàn bạo tiến hành hai cuộc “đốt sách”, “chôn học trò”. Tần Thủy hoàng cũng bóc lột đàn áp dân chúng hết sức dã man để thoả mãn cuộc sống xa hoa của mình, ông cho đánh tô thuế và lao dịch nặng, xây dựng liên miên các cung điện như Kiến Tín cung, Cam Tuyền tiền điện, triều cung (tiền điện tên A Phòng cung), kiến tạo ly cung biệt quán đến hơn 700 nơi. Ông còn tính toán chuẩn bị lăng mộ cho mình sau khi chết, số người xây lăng cho ông đạt đến 70 vạn người, kết quả làm kích động nhân dân nổi dậy phản kháng.

    Năm 210 T.CN (Tần Thủy hoàng thứ 12), Tần Thủy hoàng chết, con là Hồ Hợi lên nối ngôi tức Tần Nhị thế, đây là ông vua còn tàn ác hơn cả Tần Thủy hoàng, dân chúng bị đày đọa dở sống dở chết, các tôi thần trung tín bị gièm pha xử tử vô số, mâu thuẫn xã hội đạt đến đỉnh điểm. Cuối cùng, bạo phát các cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng. Năm 207 T.C.N (Nhị thế thứ 3), Triệu Cao giết Tần Nhị thế, lập cháu là Tử Anh, bỏ đế hiệu, chỉ xưng vương. 46 ngày sau Tử Anh đầu hàng quân khởi nghĩa, Tần diệt, trước sau tồn tại 15 năm.

    ...
     
    teacher.anh, 123phat and Wanderman like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TÂY HÁN


    Vương triều phong kiến thống nhất kiến lập sau triều Tần. Năm 202 T.CN (Hán Cao tổ năm thứ 5), Lưu Bang đoạt được ngôi Hoàng đế sau cuộc chiến tranh Hán, Sở lật đổ vương triều Tần. Lưu lên ngôi tức Hán Cao tổ, sau đó dời đô về Trường An (nay là Tây An, Thiểm Tây). Chế độ chính trị của Tây Hán và vương triều Tần về cơ bản giống nhau, chỉ khác ở cơ cấu hành chính địa phương dù vẫn thực hành quận huyện chế vì vẫn phân phong cho các chư hầu vương.

    Thoạt đầu đời Tây Hán, do vì sự cai trị tàn bạo của triều Tần và vì chiến tranh đã lâu, kinh tế xã hội bị tàn phá nghiêm trọng, Hán Cao tổ thi hành một loạt biện pháp để mở rộng cơ sở thống trị cho vương triều Đại Hán, khôi phục trật tự thống trị phong kiến và phát triển sinh sản. Thời kỳ Văn đế, Cảnh đế tiếp tục đề xướng chính sách lấy nông làm gốc, nhẹ tô thuế, nhẹ hình phạt để đẩy mạnh sự khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, được sử gọi là “Văn Cảnh chi trị” (sự an trị dưới hai đời vua Văn đế và Cảnh đế). Trải qua 70 năm nỗ lực, đến năm 140 T.C.N (năm Kiến Nguyên nguyên niên), khi Hán Võ đế lên ngôi, vương triều Tây Hán hết sức phồn vinh. Sau khi Hán Võ đế lên ngôi, ông áp dụng khá nhiều biện pháp mới, tăng cường quyền lực trung ương, phát triển kinh tế xã hội và văn hoá, xây dựng khá nhiều.

    Thế nhưng đến cuối đời Hán Vô đế, do vì cứ hưng binh động chúng mãi, áp dụng hình phạt quá nghiêm đưa đến mâu thuẫn sâu sắc, kinh tế phong kiến đứng trước bờ vực tan rã. Hán Võ đế chết rồi. Chiêu đế và Tuyên đế tiếp nhau nắm quyền, trong tình huống nhân dân oán thán, họ tích cực giảm nhẹ tổ thuế để dân được nghỉ ngơi, sửa đổi tệ xấu, tẩy trừng quan lại, bãi bỏ hình phạt tàn khốc mong cứu vãn nguy cơ, đưa nhà Hán đến chỗ trung hưng.

    Cuối đời Tây Hán, tập đoàn thống trị hoang dâm thối nát, ăn chơi vô độ, đẩy quốc gia ngân khố trống rỗng, dân kiệt của hết. Thêm vào đó bọn Hoàng thân quý thích, quan liêu địa chủ, con buôn giàu có điên cuồng chiếm đoạt ruộng đất, đẩy dân vào cảnh phá sản, bỏ nhà đi hoang... Kết quả, khắp nước nổi dậy các cuộc đấu tranh của dân chúng.

    Năm 8 (năm Sơ Thủy nguyên niên), nguy cơ của vương triều Tây Hán càng nặng nề, Vương Mãng thừa cơ đoạt lấy chính quyền của họ Lưu, tự lập mình lên ngôi đế, thay đổi chế độ liên miên, cuối cùng các cuộc khởi nghĩa Lục lâm, Xích mi bộc phát. Năm 23 (năm Cánh Thủy nguyên niên), quân khởi nghĩa đánh chiếm Trường An, giết Vương Mãng. Lưu Huyền cướp công khởi nghĩa, từ Lạc Dương dời đô về Trường An, phong tặng chức cho tông thất Hán, trọng dụng quý tộc cũ, giết hại thủ lĩnh quân khởi nghĩa. Tháng 9 năm 25 (năm Cánh Thủy thứ 3), lần thứ hai quân khởi nghĩa chiếm Trường An, thắt cổ chết Lưu Huyền. Tây Hán mất, bao gồm cả Vương Mãng chiếm ngôi 17 năm, trước sau tồn tại 232 năm.

    ...
     
    teacher.anh, 123phat and Wanderman like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐÔNG HÁN


    Vương triều phong kiến thống nhất kiến lập kế tục sau Tây Hán. Tháng 6, năm 25 (năm Kiến Võ nguyên niên), Lưu Tú, tông thất nhà Tây Hán, trên cơ sở chiếm đoạt thắng lợi của nghĩa quân khởi nghĩa Lục lâm, Xích mi, bước lên ngôi đế, định đô ở Lạc Dương. Lưu Tú xưng đế rồi tiếp tục trấn áp nghĩa quân, tiêu diệt các thế lực phong kiến cát cứ, trải qua hơn 10 năm chiến tranh, đến năm 40 (năm Kiến Võ thứ 16), mới hòan thành công cuộc thống nhất toàn quốc. Vương triều Đông Hán được kiến lập dưới sự ủng hộ của tập đoàn quan liêu và giới địa chủ hào cường, do đó sau chiến tranh, Lưu Tú đại phong cho hơn 600 công thần.

    Kết quả, những thế lực này hình thành một giai tầng quý tộc mới. Họ chẳng những được quốc gia bảo hộ về kinh tế mà còn được hưởng đặc quyền chính trị. Lưu Tú lên ngôi rồi, nỗ lực tăng cường quyền Hoàng đế, tăng cường chế độ tập quyền trung ương. Ông đề phòng nghiêm mật sự soán đoạt quyền lực của các công thần, các tông thất chư vương, các ngoại thích đang giữ chức quan cao; ông giảm bớt quyền lực của Tam công, tăng thêm quyền cho Thượng Thư đài; Hoàng đế trực tiếp khống chế quận huyện địa phương; giảm bớt quân đội địa phương, tăng cường lực lượng quân sự trung ương.

    Đầu đời Đông Hán, Lưu Tú áp dụng nhiều biện pháp khôi phục sinh sản, ổn định trật tự xã hội. Ông từng 9 lần hạ chiếu thả nô tì, cấm không được ngược đãi nô tì, giảm thiểu hình phạt, thả tù nhân, tổ chức quân đội đồn điền khai khẩn. Lưu Tú còn nêu gương tự thân, đề xướng tiết kiệm.

    Đông Hán bắt đầu từ Hòa đế, 8 đời Hoàng đế đều lên ngôi từ lúc quá nhỏ, vì vậy việc triều chính đều bị ngoại thích, hoạn quan thao túng. Chúng giữ chức vị cao, nắm giữ thực quyền, phế lập cả Hoàng đế. Chúng đẩy Đông Hán đến bờ vực tan vỡ. Bảy, tám mươi năm cuối đời Đông Hán, đại điền trang liên tục phát triển, chính trị thối nát, tai họa liên tiếp phát sinh, chiến tranh kéo dài liên miên, sức sinh sản bị phá hoại nghiêm trọng, xã hội tao loạn không yên.

    Năm 184 (năm Trung Bình nguyên niên), cuối cùng bạo phát cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo. Quân Hoàng Cân bị trấn áp xong, trải qua 30 năm quân phiệt hỗn chiến, năm 220 (năm Diên Khang nguyên niên), chính quyền Đông Hán chấm dứt, trước sau tồn tại 196 năm.

    ...
     
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TAM QUỐC


    Thời kỳ ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia nhau thế chân vạc (Tam quốc đỉnh lập), xuất hiện kế tiếp sau vương triều Đông Hán. Cuối đời Đông Hán, trong quá trình trấn áp quân khởi nghĩa Hoàng Cân, các quan lại châu quận và các hào cường địa phương đua nhau chiêu binh mãi mã, tự trang bị lực lượng vũ trang cho mình, bọn họ thành lập quân đội chiếm cứ một phương. Để mở rộng phạm vi thế lực, để tranh quyền thống trị toàn quốc, họ đánh chiếm, thôn tính lẫn nhau liên miên. Trải qua nhiều năm chiến tranh dữ dội, cuối cùng chỉ còn lại 3 thế lực cát cứ có sức mạnh nhất, tức 3 nước: Ngụy, Thục và Ngô.

    Năm 220 (năm Hoàng Sơ nguyên niên nước Ngụy), Tào Tháo chết rồi, con là Tào Phi phế bỏ Hán Hiến đế, tự lập mình lên ngôi đế, định đô ở Lạc Dương lấy quốc hiệu là Ngụy, cũng gọi là Tào Ngụy. Ngụy chiếm cả một vùng lớn lưu vực sông Hoàng, sông Hòai cho đến Quan Trung, Lũng Tây, Liêu Đông, trung du sông Trường Giang.

    Năm 265 (năm Thái Thủy nguyên niện đời Tấn), con Tư Mã Viêm là Tư Mã Chiêu phế bỏ Ngụy đế Tào Hoán, tự lập lên ngôi, quốc hiệu Tấn. Ngụy mất, tồn tại 46 năm.

    Năm 221 (năm Chương Võ nguyên niên nước Thục), Lưu Bị lên ngôi đế ở đất Thục, định đô ở Thành Đô, quốc hiệu Hán, cũng gọi là Thục hoặc Thục Hán. Thục Hán chiếm cứ các đất Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Thiểm Tây, Hán Trung. Năm 263 (năm Viêm Hưng nguyên niên nước Thục), Thục bị Ngụy tiêu diệt, tồn tại 43 năm.

    Năm 222 (năm Hoàng Võ nguyên niên nước Ngô), Tôn Quyền tự xưng Ngô vương, năm 229 (năm Hoàng Long nguyên niên), chính thức xưng đế, định đô Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh, Giang Tô), quốc hiệu Ngô. Ngô chiếm cứ từ trung hạ du sông Trường Giang cho đến các đất Chiết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng. Năm 280 (năm Thiên Trung thứ 4), bị Tây Tấn tiêu diệt, tồn tại 59 năm.

    Ba nước Ngụy, Thục, Ngô lực lượng không bằng nhau. Xét về đất đai hay số người, nước Ngụy đều hơn xa hai nước Thục, Ngô. Do vậy Gia Cát Lượng của Thục và Lỗ Túc của Ngô đều cương quyết phải liên hợp với nhau để chống Ngụy, bảo vệ sự tổn tại của 3 nước. Thế nhưng cả Lưu Bị và Tôn Quyền đều thiếu hẳn nhận thức về thế liên hợp ấy, để cuối cùng đưa đến trận chiến ở Kiêu đình (nay ở phía bắc Hồ Bắc), cả hai đều thất bại nặng, tạo thế thuận lợi cho sự phát triển của Ngụy.

    Tam quốc, từ năm 220 (Hoàng Sơ nguyên niên đời Ngụy) Tào Phi kiến lập nước Ngụy đến năm 280 Tây Tấn diệt vong Đông Ngô, trước sau tồn tại 61 năm.

    ...
     
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGỤY


    Một trong 3 nước thời Tam quốc. Năm 220 (Hoàng Sơ nguyên niên), Tào Phi phế bỏ Hán Hiến đế, tự lên ngôi, quốc hiệu là Ngụy, định đô ở Lạc Dương. Tào Ngụy chiếm phương bắc đất rộng dân đông, tài nguyên phong phú. Thế nhưng, vùng phương bắc từ đời Đông Hán đến nay bị bọn quân phiệt hỗn chiến, tai họa liên miên, kinh tế xã hội bị phá hoại nghiêm trọng, khắp nơi mất mùa đói kém. Vì thế, để khôi phục lại sự phát triển sinh sản, chính quyền Tào Ngụy phải áp dụng một loạt biện pháp như hấp thu kinh nghiệm của Lưỡng Hán, tiến hành chế độ đồn điền, tổ chức lại dân lưu vong và quân sĩ để thúc đẩy sản xuất, ổn định sinh sản tự canh, xây dựng công trình thủy lợi khắp nơi. Những biện pháp ấy đều có tác dụng tốt.

    Đến cuối đời Tào Ngụy, cuộc diện hoang tàn do quân phiệt hỗn chiến đã được cải thiện. Chính quyền Tào Ngụy dựa vào các thế lực thân hào quyền quý mới hòan thành được sự nghiệp thống nhất, nhưng sau khi chiến thắng đối thủ mạnh là Viên Thiệu, Tào Tháo rút bài học giới thân hào quý tộc nắm quyền đoạt vị dưới thời Đông Hán. Tào áp dụng chính sách ức chế giới quyền quý không cho chúng phát triển quá lớn mạnh bằng cách cho giới trung và tiểu địa chủ tham gia chính quyền. Nhờ vậy chính trị trở nên khá trong sạch, hòa hoãn được mâu thuẫn giai cấp.

    Tào Tháo chết rồi, chính sách ức chế giới quyền quý dần dần bị phế bỏ, thế lực giới địa chủ sĩ tộc phát triển mau lẹ. Cuối đời Tào Ngụy, các đại tộc thế gia có đặc quyền được miễn tô thuế, miễn lao dịch. Sau đờiTào Phi, chính trị nước Ngụy ngày càng xuống dốc. Ngụy Minh đế xây dựng cung điện bừa bãi ở Lạc Dương, Hứa Xương, mở trường săn bắn ở gần Vinh Dương có chu vi rộng ngàn dặm để rong chơi thỏa thích. Hàng vạn nông dân phá sản bỏ ruộng vườn lưu lạc. Mẫu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.

    Nội bộ giới thống trị cũng xuất hiện hai tập đoàn đối lập giữa Tào Sảng và Tư Mã Ý. Họ vừa công khai vừa lén lút hại nhau. Năm 249 (Gia Bình nguyên niên), thừa cơ hội nhóm Tào Sảng ra khỏi Lạc Dương đi bái yết Cao Bình lăng Minh đế, Tư Mã Ý phát động chính biến đoạt lấy quyền ở trung ương. Năm 251 (Gia Bình thứ 3), Tư Mã Ý chết, con là Tư Mã Sư lên nắm quyền. Năm 255 (Chính Nguyên thứ 2), Tư Mã Sư chết, em là Tư Mã Chiêu nắm quyền. Tư Mã Chiêu giết chết Ngụy đế Tào Mao, lập Tào Hoán lên ngôi. Năm 263 (Cảnh Nguyên thứ 4), Tư Mã Chiêu đem quân tiêu diệt Thục Hán xong, tiếp đó bỏ mạng, con là Tư Mã Viêm phế bỏ Tào Hoán, tự lên ngôi đế vào năm 265 (Hàm Hi thứ 2), nước Ngụy mất, trước sau tồn tại 46 năm.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THỤC


    Một trong 3 nước thời Tam quốc. Năm 221 (Chương Võ nguyên niên), Lưu Bị lên ngôi đế ở đất Thục, quốc hiệu Hán, định đô ở Thành Đô, sử gọi là Thục hoặc Thục Hán. Lưu Bị chiếm giữ hai châu Kinh và Ích, điều kiện địa lý ưu việt. Kinh châu nằm ở chỗ giao tiếp giữa 3 nước, hình thế hiểm yếu, là đất yếu địa chiến lược. Ích châu trấn giữ vùng hiểm ác tam giáp, khi tiến có thể tấn công, khi lui có thể trấn giữ, là vùng màu mỡ, sản vật phong phú. Lưu Bị chiếm Thục rồi, coi đại bộ phận địa chủ hai châu Kinh, Ích là cột trụ chính trị của mình, nhờ vậy cục diện có phần ổn định.

    Năm 222 (Chương Võ thứ 2), vì muốn đoạt lại Kinh châu, trả thù cho Quan Vũ. Không nghe lời can ngăn của Thừa tướng Gia Cát Lượng và Đại tướng Triệu Vân, Lưu Bị triệu tập vài chục vạn quân trong toàn quốc xuống phương đông quyết chiến với Tôn Quyền nước Ngô. Kết quả, bị tướng Ngô là Lục Tốn đánh hoả công, nhận lấy thất bại, rút về thành Bạch Đế (phía đông Tứ Xuyên). Năm 223 (Chương Võ thứ 3), Lưu Bị bệnh chết, con là Lưu Thiện lên kế vị, thực tế nắm quyền là Thừa tướng Gia Cát Lượng.

    Chính trị của Gia Cát Lượng rạch ròi, ông áp dụng pháp trị cai quản nước Thục. Năm 225 (Kiến Hưng thứ 3), vùng Nam Trung (gần Vân Nam, Quý châu và tây bộ Tứ Xuyên) hỗn loạn. Để ổn địch cục thế, Gia Cát Lượng chia quân 3 đường chinh phạt Nam Trung. Vừa ân vừa uy, cuối cùng Lượng dẹp yên được 4 quận Nam Trung (Việt Tây, Dương A, Vĩnh Xương và Ích châu). Để giữ thế quân bình giữa 3 nước, bảo vệ sự tồn tại của Thục. Gia Cát Lượng khôi phục lại mối quan hệ cũ với Đông Ngô, quyết định tiến hành bắc phạt (đánh nước Ngụy).

    Năm 228 (Kiến Hưng thứ 6), Gia Cát Lượng đem 10 vạn đại quân xuất Kỳ Sơn, tiến lên bắc. Bấy giờ tình thế khá thuận lợi nhưng chỉ vì Mã Tắc vụng về đánh mất đất chiến lược Nhai Đình (nay thuộc Cam Túc) nên Gia Cát Lượng bị buộc lui binh. Năm 229 (Kiến Hưng thứ 7), bắc phạt lần thứ 3, đánh chiếm hai quận Võ quận và Âm Bình (Thành huyện và Văn huyện, Cam Túc). Năm 231 (Kiến Hưng thứ 9), lại xuất Kỳ Sơn, tướng Ngụy là Tư Mã Ý đóng thành kiên quyết chống giữ, Gia Cát Lượng lại đành rút quân. Năm 234 (Kiến Hưng thứ 12), bắc phạt lần thứ 5, tiến quân đến Ngũ Trượng nguyên (Ngạc huyện, Thiểm Tây) cầm cự đối đầu với Tư Mã Ý hơn 3 tháng. Không lâu, vì quá lao tâm khổ tứ kiệt sức quá độ, Gia Cát Lượng bệnh chết. Quân Thục buộc phải rút lui.

    Gia Cát Lượng chết rồi, do Tưởng Uyển, Phí Vi kế tục nắm quyền. Về nội chính vẫn tuân theo nguyên tắc cũ của Gia Cát Lượng nhưng về quân sự xuất hiện khó khăn khá lớn. Nhân vì Đại tướng quân Khương Duy trước sau 8 lần bắc phạt, tốn phí quá lớn, sau đó lại bị hoạn quan chuyên quyền, chính trị ngày càng thối nát.

    Năm 263 (Viêm Hưng nguyên niên),Tư Mã Chiêu sai Đặng Ngải, Gia Cát Tự, Chung Hội đem 7, 8 vạn đại quân chia ba đường đánh Thục. Hậu chúa Lưu Thiện nghe tin quân địch đã đến bên thành, vội vàng đầu hàng. Thục mất, tồn tại được 43 năm.

    ...
     
    123phat, nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGÔ


    Một trong 3 nước thời Tam quốc. Năm 222 (Hoàng Võ nguyên niên), Tôn Quyền tự xưng là Ngô vương, năm 229 (Hoàng Long nguyên niên), chính thức xưng đế, quốc hiệu Ngô, định đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh, Giang Tô).

    Tôn Quyền chiếm vùng trung hạ du sông Trường Giang, điều kiện địa lý rất tốt, Trường Giang là vùng hiểm yếu thiên nhiên, dễ thủ khó đánh. Về kinh tế vì khá ổn định, chiến tranh lại ít nên có phát triển nhất định. Đặc biệt từ đời Đông Hán đến lúc ấy, phần lớn lưu dân đều chạy về phương nam, tăng thêm nguồn lao động và mang theo cả kỹ thuật tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi để phương nam phát triển kinh tế. Nước Ngô cũng áp dụng chế độ đồn điền để thúc đẩy sinh sản nông nghiệp. Nhờ sự lao động của dân chúng, diện tích đất đai phương nam mở rộng thêm, nhất là năng lực đóng thuyền của nước Ngô khá mạnh, có hơn 5000 chiến thuyền. Năm 230 (Hoàng Long thứ 2), Tôn Quyền từng sai tướng Vệ Ôn, Gia Cát Trực dẫn đoàn hàng hải lớn đến tận Di châu (nay là Đài Loan). Đó chính là lần đầu đến Đài Loan với mức độ đại quy mô.

    Sau khi chính quyền Tôn Quyền kiến lập, để tăng thêm thu nhập tô thuế, mở rộng nguồn quân đội đề phòng chuẩn bị chiến tranh, Đông Ngô gọi nhập ngũ 4 vạn đinh tráng, trong số ấy phần lớn là cư dân người Việt vùng núi (đây là hậu duệ của tộc Bách Việt từ đời Tần, Hán). Điều này làm cho nhân dân vùng Sơn Việt phản kháng dữ dội. Ngô và dân Sơn Việt đánh nhau kéo dài vài chục năm làm ảnh hưởng nặng nề đến sinh sản, thực lực bị tiêu hao nhiều, thế ổn định trong nước cũng giảm sút.

    Năm 252 (Thần Phụng nguyên niên), Tôn Quyền bệnh chết, cục diện chính trị Đông Ngô lay động không yên. Năm 264 (Nguyên Hưng nguyên niên), Tôn Hạo lên nối ngôi với sự thống trị thối nát tàn bạo, tô thuế lao dịch nặng nề, dân chúng phải bán vợ đợ con. Nội bộ giới thống trị và các đại thần cũng hoảng loạn vì thù oán giết chóc bừa bãi, nước Ngô lâm nguy, nhân dân đua nhau nổi dậy chống đối.

    Năm 279 (Thiên Kỷ thứ 3), trên cơ sở chuẩn bị đầy đủ, Tây Tấn đem đại quân tiến đánh Ngô. Tấn đem 20 vạn kỵ binh chia 5 đường vây đánh đô thành nước Ngô. Năm 280 (Thiên Kỷ thứ 4), Ngô chúa Tôn Hạo đầu hàng Tấn. Ngô mất, tồn tại 59 năm.

    ...
     
    nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TÂY TẤN


    Vương triều phong kiến xuất hiện nối tiếp Tam quốc. Năm 265 (Thái Thủy nguyên niên), Tư Mã Viêm phế bỏ Ngụy đế Tào Hoán, tự lên ngôi đế, định đô ở Lạc Dương, quốc hiệu Tấn, sử gọi là Tây Tấn. Năm 280 (Thái Khang nguyên niên), Tấn đem đại quân tiến đánh nước Ngô, Ngô chúa Tôn Hạo đầu hàng. Ngô mất, đến đây, cục diện chiến tranh chia cắt hỗn loạn tạm thời thống nhất.

    Sau khi dựng nước, Tư Mã Viêm áp dụng chế độ môn phiệt sĩ tộc (thế tộc và vọng tộc), địa chủ được hưởng đặc quyền kinh tế. Về chính trị, họ giữ những chức cao quyền trọng, dựa vào phẩm tước họ lũng đoạn chính trị. Về kinh tế, chính phủ cho quan phẩm chiếm ruộng đất, thừa nhận họ có quyền chiếm hữu sức lao động và đất đai rộng lớn, lại được miễn thuế, miễn lao dịch.

    Về văn hoá, họ đời đời là dòng dõi thi thư, có số môn sinh rất lớn, nắm giữ giáo dục, chi phối dư luận, khống chế tư tưởng. Để củng cố và bảo trì chính quyền, sau khi dựng nước Tây Tấn phân phong cho chư vương cùng họ tới 27 người và không ngừng mở rộng quyền lực cho các vương ấy. Các vương không những nắm đại quyền đất phong mà còn khống chế số quân khá lớn. Tập đoàn thống trị Tây Tấn nổi tiếng lịch sử là thối nát hủ bại. Tư Mã Viêm là một ông vua mờ tối hoang dâm, dưới sự bảo hộ của chính quyền của ông ta, các thế gia đại tộc tha hồ tham lam bạo ngược.

    Quan liêu sĩ tộc chẳng những xa xỉ hoang phí mà còn công khai bóc lột, giết người tùy tiện. Năm 290 (Thái Hi nguyên niên), Tư Mã Viêm chết, Huệ đế Tư Mã Trung nối ngôi, mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị thêm ác liệt. Vì mục đích tranh đoạt quyền lực, trước tiên là vụ đấu tranh giữa hai họ ngoại thích Dương và Giả, sau đó là các thân vương động binh, đó là vụ mà sử gọi là “Loạn 8 vương" (Bát vương chi loạn). Bọn thống trị hỗn chiến lẫn nhau đem đến tai nạn vô số cho nhân dân, đẩy mau mâu thuẫn dân tộc.

    Do vì chiến tranh kéo dài, chính trị thối nát và họa hại liên miên, tạo thành nhân dân các dân tộc phải lưu vong bỏ đất đai lưu lạc tứ xứ. Bị bức ép nhiều mặt, giới lưu dân này ầm ầm nổi dậy. Đồng thời phần tử hạ tầng dân tộc thiểu số cũng đua theo chống lại Tấn. Lưu Uyên tộc Hung Nô và Thạch Lặc tộc Yết nổi dậy sớm nhất. Năm 316 (Kiến Hưng thứ 4), Tư Mã Nghiệp đầu hàng bộ tướng của Lưu Uyên. Tây Tấn mất, tồn tại 52 năm.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ĐÔNG TẤN


    Vương triều phong kiến lập quốc tại vùng Giang Nam, kế tiếp sau Tây Tấn. Năm 317 (Kiến Võ nguyên niên), Lang Nha vương Tư Mã Duệ nguyên trấn thủ ở Hạ Bì (nay là tây bắc Giang Tô) nghe tin Tư Mã Nghiệp đã đầu hàng, được các đại tộc ủng hộ, Duệ bước lên ngôi đế, định đô ở Kiến Khang (Nam Kinh, Giang Tô), sử gọi là Đông Tấn.

    Chính quyền Đông Tấn vẫn là giới thống trị sĩ tộc Tây Tấn kế tục và phát triển, vì vậy quyền lợi chính trị và kinh tế của họ vẫn được bảo vệ như cũ. Nội bộ giới thống trị Đông Tấn dẫy đầy mâu thuẫn, đấu tranh hết sức sâu sắc. Giữa sĩ tộc địa chủ và thứ tộc địa chủ, giữa sĩ tộc nam bắc, giữa phái sĩ tộc nắm quyền và Hoàng quyền, vì tranh quyền đoạt vị rất thường gây chiến, làm cho cục diện chính trị cực bất ổn định.

    Nhân vì đấu tranh kịch liệt, các năm 322 (Vĩnh Xương nguyên niên), 327 (Hàm Hòa thứ 2), nội bộ Đông Tấn từng xảy ra liên tiếp các cuộc phản loạn của Vương Đôn và Tô Tuấn. Sau khi Tư Mã Duệ vượt xuống phương nam, vì gấp gáp củng cố quyền lực, không dám nghĩ đến việc bắc phạt. Chỉ có Tổ Địch là còn nghĩ đến việc khôi phục miền bắc. Ông đúc vũ khí, chiêu mộ quân đội, đánh nhiều trận, kết quả thu được vùng đất phía nam sông Hoàng Hà. Vì không được sự ủng hộ, lại còn bị ước thúc, Tổ Địch tuyệt vọng ưu tư thành bệnh. Vào năm 321 (Đại Hưng thứ 4), Tổ Địch chết ở Ung Khâu.

    30 năm sau, Hòan Ôn đã từng nhiều lần bắc phạt nổi tiếng, nhất là các lần bắc phạt vào các năm 354 (Vĩnh Hòa thứ 10), 356 (Vĩnh Hòa thứ 12) và 369 (Thái Hòa thứ 4), mới đầu thường thắng lợi lớn nhưng tối hậu đều thất bại. Năm 373 (Ninh Khang nguyên niên), Tạ An đảm nhiệm chức Tể tướng, vua tôi Hòa thuận, trên dưới một lòng. Đông Tấn xuất hiện cục diện khá an định đoàn kết. Năm 383 (Thái Nguyên thứ 8), dưới sự lãnh đạo của Tạ An, Đông Tấn đạt thắng lợi trong trận chiến Phì thủy, đưa kinh tế và văn hoá đến bước phát triển.

    Cuối đời Đông Tấn, đấu tranh trong nội bộ giới thống trị thêm ác liệt, giết nhau bừa bãi; đau khổ của nhân dân nặng nề thêm, mâu thuẫn xã hội kịch liệt. Năm 399 (Long An thứ 3), cuối cùng bạo phát cuộc khởi nghĩa của Tôn Ân. Tôn Ân chết rồi, Lư Tuần tiếp tục lãnh đạo quân khởi nghĩa chuyển chiến tranh đến các vùng Đông Dương, Vĩnh Gia, Tấn An (phụ cận Phúc châu), Quảng châu. Năm 420 (Nguyên Hi thứ 2), Lưu Dụ phế bỏ Cung đế Tư Mã Đức Văn của Đông Tấn, tự lên ngôi đế. Đông Tấn mất, tồn tại 103 năm.

    ...
     
    123phat, nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THẬP LỤC QUỐC


    Các loại chính quyền do một số phần tử các dân tộc ít người và quan liêu địa chủ tộc Hán kiến lập ở phương bắc nối tiếp sau Tây Tấn, sử gọi là “Ngũ Hồ thập lục quốc”. Năm tộc Hồ (Ngũ Hồ) là các dân tộc ít người: Hung Nô*, Yết*, Tiên Ti*, Chi*, Khương*. Mười sáu nước (Thập lục quốc) là các nước: Hán, Tiền Triệu, Hậu Triệu, Tiền Yên, Tiền Tần, Thành (Hán), Hậu Yên, Nam Yên, Bắc Yên, Hậu Tần, Hạ, Tây Tần, Hậu Lương, Nam Lương, Bắc Lương và Tây Lương. Tên “Thập lục quốc” này là do đề xuất của Thôi Hồng* (đời Bắc Ngụy) trong sách “Thập lục quốc Xuân Thu”. Thực tế, lúc ấy không chỉ có 16 nước mà còn vài chính quyền khác nữa như Tiền Lương, Đại, Nhiễm Ngụy, Tây Yên.

    Thời kỳ Thập lục quốc, nội bộ các chính quyền mâu thuẫn phức tạp, các loại thế lực dựa vào chính quyền chẳng có cơ sở chính trị vững vàng gì, họ kế tục dựa dẫm lợi dụng nhau, mạnh thì thân, yếu thì lìa. Do vậy, các chính quyền tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Do vì giữa các chính quyền luôn luôn rình rập thôn tính lẫn nhau, chiến tranh liên miên đem đến vô số tai họa cho các dân tộc, sinh sản xã hội bị phá hoại nghiêm trọng. Nhân dân ly tán không nhà cửa, đau thương khắp nơi.

    Cũng trong thời kỳ này, các dân tộc ít người trải qua nhiều thay đổi biến chuyển, các tổ chức bộ lạc không ngừng tan rã, họ và dân tộc Hán cư trú lẫn lộn đan xen với nhau, phần lớn số họ đề xướng Hán hoá, kết quả giới hạn dân tộc dần dần thu hẹp hoặc dung Hòa vào Hán tộc. Thời kỳ sau của Thập lục quốc, trải qua thời gian dài kiêm tính và hỗn chiến, cuối cùng chỉ còn lại 4 chính quyền: Bắc Lương, Bắc Yên, Hạ và Tây Tần. Năm 431 (Đằng Quang thứ 4 nước Hạ), Hạ diệt Tây Tần. Cùng năm, Thổ Cốc Hồn diệt Hạ. Năm 436 (Thái Diên thứ 2 nước Ngụy), Ngụy diệt Bắc Yên. Năm 439 (Thái Diên thứ 5), Ngụy diệt Bắc Lương, phương bắc được thống nhất. Thập lục quốc kết thúc, tồn tại 135 năm.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TIỀN TRIỆU


    Một nước trong số “Thập lục quốc”. Năm 318 (Quang Sơ nguyên niên nước Tiền Triệu), Lưu Diệu người Hung Nô xưng đế, định đô ở Trường An, quốc hiệu Triệu, sử gọi là Tiền Triệu.

    Lưu Diệu vốn là thuộc tướng của Lưu Thông và là nhân vật quan trọng trong việc tiêu diệt Tây Tấn. Năm 311 (Quang Hưng thứ 2, Tiền Triệu), Diệu cùng Vương Di đánh hạ Lạc Dương, giết hơn 3 vạn vương công, bắt sống Tấn Hòai đế. Năm 316 (Kiến Nguyên nguyên niên, Tiền Triệu) vây Trường An, Tấn Mẫn đế Tư Mã Nghiệp đầu hàng, Tây Tấn mất.

    Lưu Thông chết, đại thần Lặc Chuẩn phát động chính biến, giết sạch con cháu Lưu Thông. Năm 318 (Lân Hi thứ 3, Tiền Triệu), Lưu Diệu phát binh đến Bình Dương (nay thuộc Sơn Tây) diệt Lặc Chuẩn. Lưu Diệu được một số lớn đại thần ủng hộ đưa lên ngôi đế. Lưu Diệu dựng nước rồi, bình định dẹp hết sự phản kháng của các dân tộc thiểu số như Chi, Khương, Ba, Yết. Để củng cố quyền thống trị, ông chia rẽ tộc Hồ và Hán và lợi dụng một số phần tử thượng tầng dân tộc để cai trị dân tộc ấy.

    Ông ta còn tuyển dụng nhiều địa chủ tộc Hán làm quan, áp dụng chế độ tô thuế phong kiến, thiết lập trường học, truyền bá văn hoá Hán tộc.

    Vì giới thống trị chính trị thối nát, nội bộ Tiền Triệu mâu thuẫn gay gắt, cơ bản quốc gia hòan toàn bất ổn. Năm 328 (Quang Sơ thứ 11, Tiền Triệu), Lưu Diệu bị Thạch Lặc đánh bại tử trận. Năm sau, Tiền Triệu mất, tồn tại có 12 năm.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HẬU TRIỆU


    Một nước trong số “Thập lục quốc”. Thạch Lặc thuộc bộ tộc Yết xưng Triệu vương tại Hà Nam. Định đô ở Tương Quốc (nay thuộc tây nam Hà Bắc), sử gọi là Hậu Triệu.

    Thạch Lặc từng bị Kinh châu Thứ sử người Hán Tư Mã Đằng bán làm nô lệ, chịu đủ mọi áp bức, vì thế rất thù hận người Hán. Đã từng giết hàng loạt quan lại và dân thường người tộc Hán để trả thù. Thế nhưng, theo từng bước phát triển sự nghiệp, nhận thức được chỉ bằng chém giết không thể hòan thành nghiệp lớn. Đó là chưa kể bị người Hán chống đối, do vậy, quyết tâm thay đổi hành động.

    Từ đó về sau, Thạch Lặc học tập tri thức lịch sử và kinh nghiệm thống trị của người Hán. Về chính trị dựa vào người Yết và những dân tộc thiểu số khác để bảo vệ lợi ích cho mình, đối với tộc Hán cũng tìm mọi cách lợi dụng, do đó ông ta cũng được một số địa chủ tộc Hán ủng hộ. Về kinh tế, ông ta chú ý bắt chước chế độ tô thuế đời Ngụy, Tấn bảo đảm thu nhập. Để phát triển sinh sản nông nghiệp, ông ta nỗ lực sai quan viên tuần hành khắp quận huyện, kiểm tra hộ tịch, đốc thúc nông tang, kêu gọi lưu dân quay về, tha tội tù nhân nhẹ để tham gia sản xuất. Kết quả đã đẩy mạnh sinh sản nông nghiệp và khôi phục phát triển.

    Đến năm 323, Thạch Lặc đã chiếm được 4 châu U, Ký, Tính và Thanh. Năm 328, ông ta đánh bại được Lưu Diệu, diệt vong Tiền Triệu. Lúc Hậu Triệu toàn thịnh, diện tích đất đai vượt quá Hòai Hà phía nam, phía bắc rộng đến Yên Đại, phía tây đến Hà Tây, phía đông đến Vu Hải, chu vi rộng lớn, là một nước lớn mạnh.

    Năm 333 (Kiến Bình thứ 4), Thạch Lặc chết, con là Thạch Hoằng kế vị. Năm 335 (Kiến Võ nguyên niên), cháu Thạch Lặc là Thạch Hổ giết Thạch Hoằng, tự lập lên ngôi đế, dời đô về Vu Nghiệp (nay thuộc Hà Bắc). Thạch Hổ giết người bừa bãi, cực kỳ thối nát. Ông ta còn xây dựng tràn lan, cướp cả vợ con người khác để hoang dâm vô độ, nhân dân chết đói đến 6,7 phần.

    Do vậy, các dân tộc nổi dậy phản kháng không ngừng, xã hội mâu thuẫn gay gắt. Cuối đời Thạch Hổ, các con trai tranh quyền. Thái tử Thạch Tuyên giết Thạch Thao, Thạch Hổ giết Thạch Tuyên. Thạch Hổ chết rồi, Đại tướng quân Nhiễm Mẫn và Lý Nông khống chế chính quyền Hậu Triệu. Năm 351 (Vĩnh Ninh thứ 2), Thạch Chi xưng đế ở Tương quốc. Cùng năm ấy, Lưu Hiển giết Thạch Chi. Hậu Triệu mất, tồn tại 33 năm.

    ...
     
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TIỀN TẦN


    Một nước trong số “Thập lục quốc”. Năm 351 (Hoàng Thủy nguyên niên, Tiền Tần) Phù Kiện thuộc bộ tộc Chi tự xưng Thiên vương, đóng đô ở Trường An, quốc hiệu Tần, sử gọi là Tiền Tần.

    Phù Kiện nắm quyền rồi, thực hành giảm nhẹ tô thuế, nỗ lực phát triển sinh sản, lung lạc giới sĩ tộc địa chủ, đề xướng Nho học làm các phương diện đều khởi sắc. Phù Kiện chết rồi, con là Phù Sinh kế vị. Người này hết sức tàn bạo. Năm 357 (Vĩnh Hưng nguyên niên), cháu của Phù Kiến là Phù Kiên giết Phù Sinh đoạt ngôi vị. Phù Kiên là người khá có tài năng, ông ta lên nắm quyền rồi kế tục thi hành chính sách của Phù Kiện, trọng dụng người Hán là Vương Mãnh, cải cách chính trị, đề xướng giáo dục, tôn trọng Nho học, bảo vệ lợi ích giới sĩ tộc địa chủ, tranh thủ sự ủng hộ của giới địa chủ người Hán, lung lạc phần tử thượng tầng các dân tộc, đặc biệt coi trọng phát triển sinh sản nông nghiệp.

    Nhờ vậy chính trị và kinh tế đều có bước tiến bộ, quốc gia dần dần cường thịnh lên. Năm 370 (Kiến Nguyên thứ 6), sau khi tiêu diệt Tiền Yên, Phù Kiên áp dụng chính sách hòa mục an định, coi trọng tất cả mọi dân tộc. Không lâu sau, Tiền Tần được các nước dân tộc ít người chung quanh quy phục, sai sứ đến xin làm phiên thần. Năm 373 (Kiến Nguyên thứ 9), Phù Kiên sai quân đi đánh chiếm Hán Trung, Ích châu, Nam Trung, Dạ Lang và họ đều hàng phục. Phù Kiên đặt Lương châu tại Hán Trung, đặt Ích châu tại Ba Thục, đặt Ninh châu tại Nam Trung. Năm 376 (Kiến Nguyên thứ 12), Phù Kiên đánh chiếm Lương châu của nước Tiền Lương. Cùng năm, lại tiêu diệt nước Đại do bộ tộc Tiên Ti thành lập khiến phương bắc được thống nhất.

    Năm 383 (Kiến Nguyên thứ 19), để thống nhất toàn quốc, Phù Kiên đem trăm vạn đại quân đi đánh Tấn. Kết quả, xảy ra trận đánh Phì Thủy với Đông Tấn. Vì điều kiện và thời cơ chưa chín mùi, Phù Kiên đại bại, Tiền Tần bước vào đường tan rã. Năm 394 (Diên Sơ nguyên niên), bị Hậu Tần tiêu diệt. Tiền Tần tồn tại được 44 năm.

    ...
     
    123phat, Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TIỀN YÊN


    Một nước trong số “Thập lục quốc”. Năm 337, Mộ Dung Quăng thuộc tộc Tiên Ti tự xưng là Yên vương, dời đô đến Long Thành (nay thuộc Liêu Ninh), sử gọi là Tiền Yên.

    Cha Mộ Dung Quăng là Mộ Dung Qụy là người kiến lập nước Tiền Yên sớm nhất. Trước đây Mộ Dung Qụy vốn là viên Đô đốc quản lý người tộc Tiên Ti dưới thời Tấn Võ đế, hoạt động suốt vùng Đồ Hà (Cẩm châu, Liêu Ninh) và Cức Thành (Nghĩa huyện, Liêu Ninh), kinh doanh nông nghiệp, kiến lập chế độ chính trị, lợi dụng địa chủ tộc Hán làm quan lại, sai các con em quý tộc học tập văn hoá Hán tộc.

    Mộ Dung Qụy chết rồi, con là Mộ Dung Quăng tự xưng Yên vương. Lúc ấy, Tiền Yên có phần an định, các lưu dân chạy đến làm số dân tăng nhiều. Mộ Dung Quăng cấp đất đai cho dân nghèo và bắt chước Ngụy Tấn thực hành chế độ đồn điền, thúc đẩy sinh sản nông nghiệp. Mộ Dung Quăng chú ý phát triển văn hóa giáo dục, chính ông tự thân biên soạn nhiều giảng khóa, đến từng trường giảng học, tự tuyển chọn học sinh ưu tú ra làm quan. Mộ Dung Quăng chết rồi, người em thứ hai là Mộ Dung Huề lên ngôi Yên vương.

    Năm 352 (Nguyên Tỉ nguyên niên, Tiền Yên), lên ngôi đế ở Trung Sơn (Định huyện, Hà Bắc), sau dời đô đến đất Nghiệp (nay thuộc Hà Bắc). Mộ Dung Huề chết, em thứ ba là Mộ Dung Vi kế vị. Từ đó chính trị ngày càng thối nát, dân không thể sống, mâu thuẫn xã hội nghiêm trọng. Năm 370, Phù Kiên sai Vương Mãnh đem 6 vạn quân đánh Tiền Yên, chiếm thủ đô Nghiệp Thành, bắt sống Mộ Dung Vi. Tiền Yên mất, tồn tại 34 năm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    123phat and Wanderman like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này