Chữ Phồn thể hay giản thể chỉ là một cách viết khác. Người học chữ Hán cao siêu sẽ biết nhiều chữ hơn người ít học, ví dụ hiện tại có khoảng hơn 900 chữ gọi là thông dụng, nhưng đa số dân tàu biết không quá 500 chữ, như vậy cũng đã là nhiều lắm rồi...phuuu, nhớ được cũng mệt lắm. Chữ Nho, gọi như vậy vì người Việt mình xem đó là chữ của đạo Nho, đạo của Khổng Tử, ở tàu không gọi là chữ nho, mà "nho sĩ" được dùng để chỉ những thuật sĩ ngày xưa, chỉ chung những người có tài nghệ hoặc kiến thức đặc thù. Nho là học giả, chữ Nho là vậy. Phồn thể nhiều nét, nhiều chữ, đa dạng cách viết, ngữ pháp cũng có phần khác. giản thể thì ngược lại.
Lớp đông như thế cũng khó cho bạn rồi. Nhưng cố mà giữ bạn, được thọ giáo thầy Đức thì quả là may mắn lớn.
Sao thế được, 500, 900 sao đủ để đọc sách, báo được. Ít nhất phải hơn 10 000 chữ chứ??? Thực ra 10 000 là con số cho người nước ngoài học, chứ người bản ngữ họ phải biết cỡ 20 000 chữ là ít??? Tôi có một file ảnh, 10 000 chữ Hán trên 1 bức tranh, ngay dưới đây!!!
Theo mình được biết thì có khoảng hơn 3000 từ đơn trong chữ hán (phồn thể) số lượng 20 000 từ thì trong đó bao gồm cả từ phức. nếu bạn muốn nghiên cứu về chữ hán bạn có thể tìm 3 cuốn của Đào Mộng Nam về Tự học chữ hán ,trong đó tác gia có cách trình bày chiết tự rất là thú vị ,bản thân mình khi đọc cuốn đó cảm thấy rất dễ nhớ từ.
Hehe, Nếu dùng con số thì như sau: Các từ điển của tàu như Khang Hy cũng tầm gần 50.000 từ. Có mấy quyển còn khủng hơn, cái này chắc có một bạn hôm trước ở Góc chiết tự biết rõ hơn nhà em, quên tên mất. Còn hiện nay thông dụng: 9993 từ (là con số nha) Học các lớp tiếng Trung, các bác sẽ giới thiệu là 1500 từ, nhưng về cơ bản cỡ 900 từ là hết số rồi. Nhớ được 500 từ thôi cũng đã là...đáng nể. Hehe, thật ra, tại sao nhà em nói không quá 500, vì đa số dân tàu ngó gần 1,2 tỉ nhưng mà không phải hơn 90% dân hán đều giỏi chữ Hán đâu, chỉ riêng giới học giả mới biết lên số ngàn từ, chứ người bình thường họ học không nhiều lắm đâu. Nhiều khi học để viết tên mình thôi. Thống kê vui thôi, chứ liệt kê ra nó không có chính xác được đâu bác à. Chữ thì nhiều mà biết thì không nhiều.
Rất tiếc, là chưa từng. Nghe danh nhưng chưa có dịp, một cộng sự của Thầy Đức mình có quen biết nên có nghe danh.
Mình được học thầy 4 buổi, rất tiếc là mình đứt gánh giữa đường, năm mới sẽ quay lại học đến nơi đến chốn. Lớp mình học dở dang giờ cũng đi đến cuối khóa rồi. Nhìn bè bạn sắp tốt nghiệp mà lòng buồn rười rượi.
Vấn đề khó mà mình thấy khi học chữ hán là tập viết. ngày trước khi mình học chữ hán mình bắt tay vào học 214 bộ thủ, và sau đó thì nghiên cứu cuốn của Đào Mộng Nam.Mình cứ nghĩ là chỉ cần xem đi xem lại thật nhiều lần là sẽ nhớ mặt chữ và mình là đã làm theo nhưng sau một thời gian thì mình chỉ nhớ được nghĩa chứ không viết được. Viết làm sao cho đúng đặc biệt là tập viết 214 bộ thủ ,đây là những nét và chữ cơ bản nhất cấu tạo nên chữ hán, ngay từ đầu mình đã bỏ qua bước quan trọng là tập viết ,chỉ tập trung vào học thuộc và cố gắng nhớ mặt chữ là chưa hiệu quả.
Đúng rồi bác, con số mà, thực tế thì không có biết. Tất nhiên, theo đúng giáo trình thì cứ phải 10.000 như bác nói thôi.
Nói về vấn đề viết thì các bác có lời khuyên gì không? Ví như có nên học thư pháp luôn không ạ. Em thì dùng bút máy thôi ạ
Rồi thì 7 nét cơ bản, 15 nét biến thể. 7 quy tắc bút thuận. Mới là chữ thôi, còn ngữ pháp...Ôi trời đất ơi.
Ngày xưa, cụ nhà mình là thầy Khai Tâm cho mình. Lúc đó, cụ dạy mình bằng quyển Minh tâm bảo giám, thần đồng thi, tam tự kinh, tăng quảng hiền văn, gia huấn ca,...Nhớ lúc đó, học chả nhớ được chữ nào, chỉ viết được mỗi chữ Long. Vui cực.
À, Đào Mộng Nam, là sách cổ đấy. Riêng quyển này, có phần chiết tự thật. Hehe, rất hợp ý bác @sannyas60 luôn.
Thư Pháp lại là một chuyện khác nữa rồi. Học chữ Hán là bò, là đi...thì viết thư pháp là chạy là...phi thân, khinh công vậy.