Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nhìn chung, Phật cũng là người, không có thần thông chi hết, khi sống cũng không thể ban phước cho ai mà khi chết lại càng không thể.

    Mấy trò cứu khổ, cứu nạn, ban ân,... được nghĩ ra trong cảnh bất lực trước hiện thực cuộc sống.
     
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi thấy Thích Ca có hai điểm nổi bật.

    Một: Không có ai, thế lực (ảo) nào ngự trị trên đầu (cuộc đời) chúng ta.
    Đa số các tôn giáo, tín ngưỡng trên trái đất đều khẳng định (nhưng tới nay chưa ai chứng minh được) có Chúa bố, Thánh A, Ngọc Hoàng, thần núi, thần sông,... sẽ bẻ cổ, sẽ đày ải, sẽ trừng trị những đứa làm ác, không tin Chúa, Thánh, Thần.
    Các nhân vật ảo được người thật tạo ra rồi sau không ít con người lại trở thành nô lệ (cả tinh thần và vật chất) cho những sản phẩm đó.

    Hai: Bình đẳng.
    Điểm này làm tôi thích nhất ở Thích Ca. Qua các tài liệu sử về bối cảnh lịch sử Ấn Độ xưa, sự bất bình đẳng giai cấp rất là ghê. Vậy mà một người thuộc đẳng cấp vua chúa lại chơi với bọn thuộc tầng lớp đáy của xã hội, rồi còn nhận họ làm đệ nữa.
    Đọc sách vở là vậy, hồi thế kỷ 21 tôi có dịp sang Ấn Độ, thật kinh di, hơn hai ngàn năm rồi mà vẫn còn được tận mắt và cảm nhận cái sự bất bình đẳng ngày xưa.

    Tôi đi không được nhiều nhưng cũng có cảm nhận thế này: muốn xem người thì tới Ấn Độ, muốn xem cảnh thì tới Trung Quốc, hai nơi đó thật tuyệt để trải nghiệm người và cảnh.
     
  3. luandaik

    luandaik Lớp 1

    Những họ đó có sau loạn ngũ hồ. tức thời điểm sau tam quốc hơn 100 năm.
     
  4. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mấy "ông thần" ngày nay dạy toàn điều hay lẽ phải nhưng các vị đó sống thì khác xa với lời nói của các vị ấy quá. Có lẽ những lời lẽ đó chỉ để cho bọn người "cà rốt" theo, còn họ thì sống khác. Nhìn ngai vàng của các bậc thầy, vật chất quanh các thầy mà tởm cho những gì các thầy nói.
    osho-rolls-royce-787x509.jpg
    2015-04apr-26th-nithyananda-diary_IMG_3253_bidadi-satsang-swamiji.jpg

    Ở "Vịt" ta thời nay có "mốt" thầy chết thì dựng tượng thầy y chang lúc sống. Mang ngoại tệ sang Thái Lan họ làm cho một ông y đúc rồi mang về mà thờ (không biết là hiến hay xiền để có tượng đó) ở chùa Quan Sư.

    Ở Ây Tạng (tôi nói né kẻo liên quan tới các vấn đề nhạy cảm) nếu các bạn ngâm cứu về đời sống kinh tế văn hóa 9 chị và tôn giáo sẽ nhận thấy bàn tay của các Ông (1, 2,.... 14) điêu luyện đến nhường nào.

    Cung điện Pota lá là một biểu tượng cho sự cai trị của thế lực thần quyền và thế quyền biết bao đời Ông. Ông 14 lưu vong, mọi hành động của bọn này cũng chỉ là để củng cố, giành lại địa vị của chúng đã từng có mà thôi, vì dân tộc cái lỗi gì. Ngay đến việc chuẩn bị cho cái chết của 14 cũng là một sự tính toán kỹ lưỡng. Dự kiến sẽ không có ông 15 nữa, đó là dự của ông 14 thôi, còn "cơm sườn Tàu" nó sẽ vẫn cứ dựng lên một ông 15 thân nó và rồi tay chân của ông 14 ở nước ngoài sẽ mau chóng tan rã thôi.

    Đi tu thì lo mà tu đi, rồi có thành tựu gì thì chỉ cho người khác theo với, đằng này biết bao thằng đầu trọc mặc áo vàng ngồi nơi chính trường, cũng tham vơ vét đầy người, cũng như ai.
     
    hhai thích bài này.
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Không biết các bạn thì sao, về phần tôi cứ nhìn thấy thầy, ông, bà nào mà ngồi tít trên cao, tiền vàng xe cộ chát đầy người là tôi chuồn luôn, ở lại chỉ mất thời gian, hoặc là bị nó lừa hoặc là được nó dạy đi lừa người.

    Tôi thì không sợ bọn này lừa (đầu tôi cũng không đến mức cà rốt quá) nhưng lại ngại mất thời gian nghe nó dạy đi lừa người để rồi được như nó.

    Thích Ca Mâu Ni ngày xưa từ bỏ địa vị và thú vui trần thế để tìm con đường sống mới, lẽ nào tìm được rồi lại bảo với bọn đệ tử, dân tin theo rằng: Các chú phải dựng cho anh cái ngai to hơn cái ngai của phụ thân anh, mang cho anh cái áo cái quần làm bằng chất liệu hảo hạng nhất cho anh mặc, đeo cho anh cái đồng hồ Thụy Sĩ, cấp cho anh cái điện thoại Vertu, sắm cho anh cái chuyên cơ (anh đi mây về gió chứ anh không đi ô tô đâu),... 3D_423D_42

    Tôi đã thấy cảnh bất bình đẳng giữa người với người ở Ấn Độ khủng khiếp như nào vào thế kỷ 21 này, vậy mà một người sống cách nay hơn 2.000 năm ở xứ đó như Thích Ca Mâu Ni đã thân thiết với tầng lớp đáy xã hội, có đệ tử thuộc tầng lớp đó thì nhất định sẽ không dạy người một kiểu và sống một kiểu khác.
     
    hhai thích bài này.
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Từ xa xưa trong xã hội loài người, bọn thầy bà phù thủy, tế lễ, chức sắc tôn giáo đã giữ một vị trí cao trong xã hội. Theo dòng thời gian trở lại đây, càng về sau vị trí của bọn người này càng giảm sút, nó tỷ lệ thuận với tri thức (chúng ta vẫn gọi là khoa học) của con người. Dù vậy, đến thế kỷ 21 này vẫn còn những nỗi đau do thế lực thần quyền gây lên. Khi mà cuộc sống vẫn bấp bênh, nghèo, đói vẫn còn thì thần quyền vẫn còn chỗ.

    Xưa tôi rất thích ngâm cứu, đi xem các chùa, đền nhưng từ khi tôi nhận ra rằng những tượng kia, những tranh kia là chế từ trí tưởng tượng hoặc sách vở miêu tả tưởng tượng, thờ ông lọ bà chai,... bậy cả thôi, chết rồi, tiêu hết rồi và cũng tan hết rồi, vị nào hiện hồn về bóp cổ được tôi, hại được tôi thì hộ tôi cái.

    Tất cả các nhân vật như Chúa bố, Thánh A, Phật A di đà, Bồ tát, Ngọc Hoàng, thần núi, thần sông, Diêm vương, đầu trâu, mặt ngựa,... tất cả được tạo lên bởi con người, với bộ óc bị tác động bởi các yếu tố cảnh quan bên ngoài kết hợp với tâm lý có vấn đề (không bình thường).

    Ví như Ông lọ bị đóng lên cây thập giá, vừa mất máu vừa mất nước thì thốt ra câu (đại ý): Bố đừng trách họ (kẻ đóng đinh ông ta), họ không biết họ đang làm gì đâu.
    Rồi một hồi lâu lại kêu: Sao bố bỏ rơi con?
    (mấy câu trên các bạn kiếm sách chính thống của Va Tí Cán đều có).

    Vậy đó, thể chất và tâm lý bị xáo động mạnh mẽ hay là có thực một ông Bố nhưng hôm thằng con bị đóng đinh thì ông đang bận đi chơi ở phương trời nào nên không nghe thấy thằng con kêu. Thế này thì có ... mới hiểu.

    Rất nhiều nơi chùa chiền treo tranh, đắp mô hình địa phủ, để dọa người ư? để dạy người ư? để làm gì đây?
    Những người sáng tác, tạo tác ra những thứ đó cũng chưa được trải nghiệm những cảnh đó, nhưng tại sao họ vẫn miệt mài chế ra. Vì họ đang muốn làm việc Khuyến Thiện Trừ Ác.
    Họ đang dùng những thứ không thực, dối trá đi chăng nữa nhưng miễn sao để đạt mục đích là họ sướng rồi.
     
  7. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tới đây là hết phần chém gió về tôn giáo và Phật.

    Tuần này tôi rảnh nên đang cố chém gió cho xong phần lý số (các thầy, bà, lý thuyết và thực tế). Cố gắng chém gió cho xong như đã hứa với một số bạn. 3D_423D_423D_423D_42
     
  8. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ở ngoài đời thì quê tôi nhiều thầy, bà lắm. Thôi chém gió chuyện thầy, bà trên mạng đã.

    Ngày xưa tôi có thấy một nick tên là Địa Kỳ Tài trên trang tvls, thú thật với các bạn là lần đầu đọc tới cái tên đó mà tôi phát hoảng. Ôi thánh thần ơi, sao lại có người chơi cái nick bá đạo quá vậy trời. Đem chuyện đó đi hỏi một người thì người đó bảo có khi cái tên đó không mang ý như ba chữ đó thì sao. Tôi lấy làm lạ, quái lạ, chữ mà không mang nghĩa như thế thì mang nghĩa gì nhỉ. Sau cũng không hỏi vậy thì ba chữ đó mang nghĩa gì.

    Gần đây lại bắt gặp một cái tên nữa cũng trên tvls (người đầu tiên lập ra trang đó), tên nick là Thiên Kỳ Quý. Đọc tới tên đó làm tôi lại nhớ tới tên Địa Kỳ Tài. Lần này thì không thể có ý nghĩa khác rồi, rõ ràng là ý ở câu chữ. Hai cái tên kêu hơn mõ làng mà lại còn nguy hiểm nữa chứ.

    Địa Kỳ Tài thì tôi không rõ, còn Thiên Kỳ Quý thì có câu nói nổi tiếng đại ý "xem bói ăn tiền là cái nghiệp rồi", đến chịu cái nghiệp của các thầy, bà.
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ngày xưa tôi đọc topic này:

    diendan.lyhocdongphuong.org. vn/chu-de/7238-kỳ-môn-độn-giáp-khổng-minh-gia-cát-quân-sư/

    đọc tới đoạn: nuocviet đang chuẩn bị đánh máy phần tiếp theo thì có người hàng xóm sang nhà chơi và thấy nuocviet cầm cuốn sách Kỳ Môn rồi chú ấy nói: " Cháu hãy cận thận về việc này, không phải ai cũng ham học để giúp đời cũng như giúp người, ta nên cận thận với những kẻ muốn xưng hùng xưng bá mà thông qua cuốn sách này thì sẽ gây khốn đốn cho nhiều người đấy. "
    Câu nói của chú làm nuocviet phân vân, không biết có nên đánh máy tiếp hay không(?), xin mọi người cho nuocviet có thêm thời gian suy nghĩ về việc này nhé.

    thì cười đau cả bụng. Ông hàng xóm vui tính lại gặp thằng cháu còn non và xanh quá. 3D_423D_423D_42
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông lần đầu tôi tiếp xúc là bằng hình thức nghe người khác đọc (audio book). Nghe thiên hạ đồn nó hay lắm, tôi tải về lúc rảnh nghe chơi. Khi nghe được mấy chương đầu thì ôi thôi, đây là cuốn sách hư cấu mà, đầy chi tiết bịa (có thể kiểm chứng bằng được các chi tiết). Spalding đang bốc phét tận mây xanh.

    Thế là tôi vào mạng kiểm tra xem, mọi thứ còn hài hước hơn. Thì ra không phải Spalding nói phét mà là Nguyên Phong nói phét.
    Phong bỉ ổi tới mức dựng đứng cho Spalding viết cuốn đó, trong khi Spalding không có viết. Vậy ra Phong mượn danh người khác rồi tự nghĩ ra một cuộc hành trình theo trí tưởng tưởng của bản thân, một cuộc thêu dệt bỉ ổi.

    Phong, bao kẻ trước đây và sau này đã không từ thủ đoạn nào dù bỉ ổi đến đâu để thỏa cơn bệnh hoạn của bản thân.

    Thiên Táng của Hân Nhiên cũng...


    Các vị tác gia, tác giả viết sách hư cấu thì bảo là hư cấu, nhưng không mấy ai nói vậy, nói vậy thì ma nó đọc. Khi viết phải có chữ sự thật, phóng sự,... thì mới lừa được người. 3D_423D_42
     
  11. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Bác ơi, em vẫn hóng phần ứng dụng của các bộ môn lý số trong cuộc sống là có cơ sở không ạ?
    Như tử vi, tứ trụ, nhân tướng học,.... có vai trò trong định hướng nghề nghiệp không?
    Phong thủy có vai trò thế nào trong việc tạo ra một không gian sống tốt cho mỗi người?
    Hiện tại, em đang quan tâm vậy. Mong được bác chia sẻ!
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Thì đi làm thầy bói, thầy tướng số, thầy cúng, thầy mo, thầy phong thủy.

    Nghề này vẫn thấy có mà bạn ơi. Khách hàng thì tùy duyên. :D. Sang thì được mời tới tận nhà làm, rách thì ngồi ven đường.
     
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Chẳng thầy nào bằng thầy Go.
     
  14. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Google dù sao người tạo ra nó vẫn là con người, nên em vẫn coi trọng trí tuệ con người hơn. Nhưng google đúng là người thầy bình đẳng, công bằng với tất cả những ai muốn tiếp cận nó. Nói chung, Internet đem lại nhiều điều kì diệu.

    Còn những bộ môn lý số do tiền nhân để lại hẳn là phải có giá trị. Em nghĩ nó cũng như môn kiến trúc, môn tâm lý,..., nhưng nó không được người phương Đông hệ thống lại một cách khoa để ứng dụng và được công nhận trong cuộc sống, khiến nó trở nên mơ hồ. Em cảm thấy tiếc nếu nó có giá trị thật sự mà lại bị xem nhẹ.
     
  15. NQK

    NQK Lớp 10

    Thì người ta cũng vẫn dùng từ "thầy" đó thôi. Gộp chung lại gọi là "thầy chém". Mình cũng tiếc NẾU nó có giá trị thực sự.
     
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mấy hôm nay đang bận quá, khi rảnh và có hứng thì lại chém tiếp mà bạn.

    Toàn là thầy bốc phét và ăn không của người ta.
    Xưa và nay nghề lý số mấy thầy tùy duyên (nghĩa là tự nhiên) thì không đủ ăn, thì lấy đâu mà làm giàu; những thầy giàu có nhờ nghề (từ xưa tới nay) đều dùng các chiêu trò (ngày nay gọi là lăng xê) để câu khách đó bạn. 3D_423D_42
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi gọi các món xem quẻ, xem tay, xem tướng, tử vi, tử bình, đoán điềm, dương trạch, âm phần, số phận an bài, định mệnh,... (các thầy, bà vẫn thường dùng và vẫn gọi tên như vậy) là lý số.

    Lý số dựa vào Ngẫu Nhiên để lấy làm đầu vào và trên đầu cái ngẫu nhiên đó luôn có Thần, Thượng Đế, Nhân quả, Nghiệp, hoặc gì đó đại loại mấy thứ đó chi phối.

    Tôi cũng như rất nhiều người từ nhỏ đã bị/được nghe kể, dọa về thần thánh, ma quỷ, nhân quả,... nghe nhiều thành hệ thống, thành ra nhiễm; lớn lên có chút trí khôn cũng hỏi một vài người ngoài đời, cũng đọc sách của người xưa; nhưng qua thực tế trải nghiệm và quan sát người đời thì có thể chốt lại rằng lý số là sai, cái đúng chẳng đúng là bao, kết quả của nó cũng y như đầu vào của nó (ngẫu nhiên) vậy.


    Tôi cũng như số ít người bác bỏ sự tồn tại của những thuyết thần linh, ma quỷ, nhân quả, nghiệp, tiền kiếp,...
     
    vitaminc_a07868 thích bài này.
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi lấy một ví dụ, tác phẩm Liêu Trai Chí Dị của tác giả Bồ Tùng Linh. Theo tôi được biết đây là tập hợp các câu truyện mà tác giả ghi chép lại của người qua đường, của các nhân sĩ kể, câu truyện của chính người kể cũng có, của người khác rồi được kể lại cũng có (ngày nay gặp mấy tay nhà báo nói láo nói phét, chúng biến những truyện đó thành phóng sự, thành "những câu truyện có thật" cũng nên). Đây là tác phẩm văn học, đọc để giải trí chơi, nhưng nó cũng có đôi điều chúng ta bắt gặp ở tư tưởng con người gắn với thời đại của nó.

    Tôi chỉ đi vào phân tích một vấn đề, đó là: Quan hệ mây mưa trong tác phẩm. Để rồi nhìn rộng ra vấn đề khác.

    Các bạn nếu đã đọc tác phẩm đó thì cũng dễ nhận thấy một điều đó là "quan hệ" xuất hiện với tỉ lệ cao tính trên đầu truyện. Tôi chưa thống kê nhưng cũng dám chắc rằng tỉ lệ đó không dưới 70%. Tỉ lệ này không phải là điểm tôi muốn nhấn tới.


    Tôi muốn nhấn tới vấn đề giới tính giữa một bên là Người và bên kia là Ma, Quỷ, Hồ, Tiên.
    Trong truyện chỉ có người là nam nhân và nhân vật bên kia trong cuộc mây mưa là nữ nhân của ma, quỷ, hồ, tiên.
    Nam nhân (người) trong truyện là thành phần được trọng, còn nữ nhân (người) thời đó mà có quan hệ và lại được lên truyện của bọn văn sĩ thì có mà dân làng sẽ cạo đầu bôi vôi.

    Những câu truyện về ma quỷ hồ tiên được không chỉ những kẻ thuật sĩ thêu dệt mà còn có công sức của bọn kẻ sĩ, thức khuya học nhiều mong có công danh, mơ ước vợ đẹp nhà lầu, học nhiều quá, thức khuya quá mà trời thì tối (đèn dầu thì chỉ sáng ít thôi) tâm thần không còn sáng suốt.

    Những kẻ lấy truyện, kể truyện "đi lại", "quan hệ" với cô tiên làm thú vui tao nhã trong giới kẻ sĩ, lấy làm khoái. Nhưng nếu về nhà nghe vợ kể đêm qua em có "quan hệ" với một ông tiên thì sao nhỉ? 3D_423D_42

    Thằng A kể với bạn bè rằng tao đang "đi lại" với một em tiên thì thằng B sau rồi cũng lặn ra một câu truyện khác để cho khỏi kém bạn.


    Con người đã nhào lặn, tô son trát phấn, thêu dệt lên một thế giới thần tiên ma quỷ và rồi rất nhiều con người đã thành nô lệ thờ cúng, quỵ lụy những sản phẩm do đồng loại của mình tạo ra.
     
  19. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Em nghĩ xem tay, xem tướng có tính thống kê, chứ không hẳn đầu vào là ngẫu nhiên.

    Thực ra, nếu bác bỏ cũng được vì có rất nhiều người sống mà không biết đến sự tồn tại của các môn lý số đó.

    Còn với em thì em vẫn cảm nhận rằng chỉ tay hay tướng vẫn cho thấy sự phản ánh về con người, những xu hướng có thể hoặc một ngôi nhà nếu thiết kế một cách hài hoà khiến người ở đó cảm thấy dễ chịu. Đó là những cảm quan và cảm nhận thực tế, cụ thể chứ không hề mơ hồ.

    Bản thân môn tâm lý cũng có phần tư duy tích cực, tư duy tiêu cực. Bộ môn kiến trúc chắc cũng phải có những quy tắc riêng trong xây dựng. Em cảm thấy xem tướng hay phong thủy cũng có những cái rất liên quan hay qua lại với những bộ môn kia, chứ không phải là không.

    Anh là người dù sao cũng đã trải nghiệm việc học và hành một vài bộ môn lý số, hẳn anh có nhiều điều có thể chia sẻ hơn cho sự bác bỏ của anh phải không ạ?
     
  20. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nhân đây cũng kể với các bạn câu truyện của tôi. Cách nay khoảng 3 năm, một hôm tôi ngủ trưa, tôi mơ thấy có một người (khi tỉnh dậy tôi không còn nhớ người đó là ai, nhưng hình dáng người đó cũng là người như chúng ta, không phải đâu trâu mặt ngựa gì) đến bảo với tôi rằng có mấy người trong họ bị bắt xuống địa ngục, giờ ta xuống đó cứu họ. Thế là tôi đi theo, đến khu có một hang đá dưới đất, bên trên có một cây thị. Người kia bảo xuống thôi, thế là người đó nhảy xuống hang, tôi cũng nhảy xuống theo. Cúi người đi men theo điểm sáng phía trước, đến một chỗ hang cũng sáng, chỗ đó nhiều đường đi tiếp thì tôi gặp 4 người (một người phụ nữ tôi gọi bằng thím và 3 người con tôi gọi bằng em). Thấy 4 người, tôi nói: Ha ha địa ngục là chỗ này á?

    Nói tới đây tôi tỉnh mất, người nhà hỏi mơ gì mà cười to thế, rồi còn địa ngục gì nữa đấy.

    Tiếc quá, đang vui vì xuống được đó thế mà lại tỉnh mất. Từ đó tới nay tôi không còn mơ lại giấc mơ kiểu vậy nữa. Không biết vì Diêm vương ghét cái tội cười to nên không cho xuống đó nữa hay vì sao tôi cũng không rõ.

    Còn bốn mẹ con nhà thím tôi (tới nay) vẫn sống nhăn răng không thấy có biến cố gì.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này