Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Sau khi Thích Ca Mâu Ni chết, đệ tử mỗi đứa mỗi phách, truyền đi khắp nơi, giáo lý có khi trái ngược đó là điều có thể lý giải được.

    Đơn cử khi truyền qua Tây Tạng thì giới tu sĩ trở thành thế lực thần quỳên chi phối cả thế quỳên. Các ông 1, 2,... 13, 14 dân chơi không phải dạng vừa đâu.

    Khi truyền tới Tàu thì bị tôn giáo địa phương, phong tục địa phương chuyển hóa không biết còn những điểm nào là Thích Ca thuyết nữa.

    Các nước theo Nam tông, Nguyên thủy mình ngâm cứu thấy còn chút hơi hướng có lẽ từ thời Thích Ca tại thế, nhưng trong bộ kinh Nikaya vẫn còn ảo lắm, mình vẫn nghi là có kẻ chế.


    Tất nhiên là câu chuyện đó là theo phái Tàu rồi, nhưng ý mình nói là thiên hạ không thiếu kẻ như vậy, bất chấp sự thật, chế để đạt mục đích "khuyến thiện trừ ác".
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hồi xưa mình có dịp tới Ấn Độ (một nơi thuộc phía đông Ấn), một chuyến đi rất thú vị và có ích. Lần đầu tiên nhìn tận mắt người ở đó thấy họ đen nhẻm cả người giàu người nghèo, người giàu thì ăn mặc sang hơn mà thôi. Có một bác nói với mình: dân ở đây xấu "bỏ mé" khi nào có dịp sang phía tây Ấn lúc đó chú tha hồ mở rộng tầm mắt, gái ở đó xinh lắm. :D :D

    Có hôm bắt gặp cảnh mấy ông già ngồi dưới gốc cây bồ đề (cây bồ đề ở đây không khác gì ở Việt Nam mình), họ nghèo ngồi chờ việc chứ không phải ngồi luyện chi đâu.

    Mình quan sát, hỏi thăm thì chẳng có dấu tích hoặc ai biết tới Phật giáo chỉ có Ấn giáo thôi.

    Điều thú vị là mình quan sát rất nhiều người và nhận ra rằng có tới 8/10 số người có tai như Phật (tai mà chúng ta vẫn thường gọi tai Phật đó), từ đó mình kết luận là giống người ở đó có đặc điểm tai kiểu vậy chứ không phải "tai Phật" như trước đó ta vẫn quan niệm.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. hoalienbao

    hoalienbao Banned


    Bác thật sự tin vào điều này? vụ nhìn thấy ma ngày xưa khác nay bác giải thích tôi đã đoán trước, chứ cái này thì tào lao vui thôi.
    Tôi thấy bác và bác V/C không tin các chuyện hoang đường lắm nhưng theo cách nói trên thì cả khoa học bác cũng không tin.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/3/17
  4. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình tin chắc là vậy. Bạn bảo vụ đấu cờ vây là tào lao nghĩa là sao?
    Cái mà mọi người vẫn cho là khoa học thực ra đó là kiến giải, hiểu biết của con người ở thời điểm hiện tại, sau này mọi hiểu biết vẫn có thể thay đổi.
    Có những điều mình tin, có điều không tin. Ví dụ trước đây nhiều nhà khoa học bảo hạt A (ví dụ vậy) là hạt nhỏ nhất, sau lại bảo hạt B,... lẽ ra nên nói rằng hạt này là nhỏ nhất tính tới thời điểm này sẽ ổn hơn.
     
    hoalienbao and Mystery2110 like this.
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thế trong kinh sách không dạy là nên làm gì với cái mớ xương thịt đó hả bác.
    Tất cả, là không, đến là không, ra đi cũng là không. Vậy hỏi làm gì nữa. Duyên đến thì mình nhận thôi, giả như sau chết, con cháu bán thân xác mình nấu cao kiếm ít tiền mau oto thì cũn khá thú vị.

    Quan điểm cá nhân: người Tạng, người Mông có tục thú táng, khi sống ăn con này con kia, khi chết nên trả lại cho con này con kia. Vậy là hoàn duyên.
     
    hoalienbao thích bài này.
  6. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Người khi sống, nhưng ai phàm tự tử, khi chết đều bị đày xuống Uổng tử địa ngục chịu khổ cả.
     
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Vui lòng tìm đọc chủ nghĩa hiện sinh để giải thích câu hỏi trên.
    Tôn giáo vốn không phải cổ tích, chỉ là thuốc giảm đau mà thôi.
     
  8. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình không đồng tình quan điểm tất cả là không, là duyên. Rõ ràng chúng ta đang tồn tại, thực, cái gọi là duyên thì có một từ khác diễn đạt bao hàm và hợp lý hơn, đó là chữ: ngẫu nhiên.

    Duyên đến là nhận thôi, vậy thì chết cười mất. Bạn đang bàn chuyện làm cái này cái kia với vợ, với gia đình, chỉ dạy con học, cách ứng xử,... đó đều là hành động có chủ đích. Mưa bão đến bạn ngâm cứu, theo dõi thời tiết vậy sao không duyên đến là nhận, mắc công chi cho tính toán.

    Không cần thú táng, mà dù bạn thủy táng, hỏa táng, cho vào ván chôn, hiến xác cho y học,... cũng sẽ có con vật gì đó như cá, giun,... ăn xác bạn.
    Khái niệm về trả lại như bạn nói mình thấy chưa ổn lắm. Có những người cả đời có ăn giun đâu, vậy mà khi chết vẫn "xuống ngủ với giun" đó thôi. :D :D
     
  9. V/C

    V/C Mầm non

    Chuẩn rồi! Lại nhớ mấy bà buôn bán, luôn đi chùa lễ Phật để được yên tâm hơn.
    Nhiều người chẳng biết đến cái Chùa, nhưng dính vào kinh doanh là lễ Phật suốt.
    Tinh thần cũng quan trọng đấy chứ, nó giúp cho có động lực hơn.
    Mà cũng lạ, 100% người đi lễ Phật toàn xin xỏ, xin cho bản thân, xin cho người thân, không cần biết Phật có đồng ý cho hay không. Chưa thấy ai đi chùa hỏi xem Phật: Ngài ăn có ngon không? Ngủ được tròn giấc không?
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Theo mình thấy thì cổ tích hay thuốc giảm đau cũng kiểu kiểu vậy. Nó vẽ cho người đang khổ cái bánh sinh nhật to đẹp ở "bên kia" và dụ các bé cứ a b c x y z gì gì đó đi rồi sau này qua đó sẽ được ăn, được hầu cạnh bên "Chú" hoặc "thánh A la la" hoặc "A di đa đa" (mình viết tránh đi như vậy để đỡ buồn lòng ai đó).
     
  11. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Hoàn toàn rất khác nhau bác Tàu, cổ tích thì không hoặc khó có thật. Còn thuốc giảm đau thì ngoài tiệm bán đầy bác ạ! Mỗi tội thuốc giảm đau ở Việt Nam biến thành "thuốc phiện", cổ tích chỉ dụ được con nít và đứa nào cũng mê (lớn rồi hết mê), còn thuốc giảm đau khi nào đau, người ta tìm đến, hết đau rồi vẫn nghiền, thấy phê phê mà! há há
     
    tauvequehuong thích bài này.
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Bác cho em cãi cùn tí. Bác không ăn giun, nhưng con cá ăn giun, bác lại ăn con cá, vậy bác gián tiếp ăn con giun ròi còn gì? Rồi...con giun đi nuôi con cá, con người ăn con cá, con cá ăn con giun....Hì hì
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Ăn nhau mà sống thôi, không là chết đói, mà chết là hết, quan tâm gì đến ai ăn ai.
     
  14. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Phải nói bái phục lão Ngô sát đất, thời đó mà đủ gan đủ sáng ý để tạo ra con khỉ đánh lộn với tiên phật mà bây giờ đi chùa miếu còn thấy người ta thắp nhang váy lạy.

    Ngô lão thời đó cũng đã biết thần phật là do con người vẽ ra nên cũng muốn thử sức sáng tạo. Và ông đã thành công. Ban đầu cho lão Tôn đánh đến tận trời sau đó nghiễm nhiên trở thành Phật.

    Việc thoải mái sáng tạo của Ngô lão rất ý vị thâm trường. Tất nhiên không phải cái gì Phật pháp cao thâm như nhiều phân tích thường gặp mà là cái nhìn xuyên thấu cả bản chất của Phật, Đạo...

    Gửi từ SM-J700H của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    hoalienbao and tran ngoc anh like this.
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Mình thì nghĩ rằng hồi đó lão Ân chưa có "sờ mát phôn" và "goai phai" nên bị hạn chế thông tin về các trường phái, giáo lý các hệ trong Phật giáo. Ngô tiên sinh cũng chỉ biết tới trường phái vào Tàu mà thôi, lại càng không có điều kiện xuất quan để tìm hiểu. Tàu vốn là nơi có rất nhiều các tôn giáo bản địa trước khi Phật giáo vào, vậy nên nhập gia cũng tùy tục, bị hòa nhập, hòa tan, cải biến oằn tà là vằn không còn hiểu sao nữa.

    Đơn cử việc các tu sĩ Phật giáo ở Tàu lấy họ Thích làm ví dụ. Đây là một phong cách của Tàu, thể hiện sự tôn sư trọng đạo, hướng theo bước thầy. Nghe thì có vẻ hay đó nhưng mình cho rằng như vậy không đúng. Hãy là một tu sĩ cho đúng tu sĩ.
     
  16. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Là tín ngưỡng bản địa hoặc học thuyết triết học.

    Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) là một trong nhiều danh hiệu của đức Phật. (cũng khoảng tầm mấy mươi danh hiệu) nghĩa gốc là trí giả dòng họ Thích Ca. Lấy họ thích cũng không hẳn là ăn theo đâu bác. Nếu là lấy họ thích thì phải là thích ca mới đầy đủ. Bản thân thích ca cũng chỉ là từ phiên âm từ tiếng Phạn. Tôi cho là họ khá hay khi chọn chữ thích này, vì thích này có nghĩa là buông bỏ. Mượn âm mà được nghĩa là vậy.
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Chữ tín ngưỡng là do mấy tay phân biệt quy mô lớn nhỏ mà gán cho đạo của họ mà thôi. Đạo của họ có giáo chủ, lý luận cớ chi lại không được gọi là tôn giáo, cứ như trước khi Phật giáo vào Tàu thì nơi đó không có cái chi gọi là tôn giáo. Thế giới có nhiều tôn giáo lắm.

    Khi dịch sang tiếng Tàu thì Phật họ là Thích Ca nhưng ở Tàu người ta chỉ xài một chữ làm tên họ nên người ta lấy chữ Thích thôi. Mình thì không cho rằng mượn âm mà được nghĩa, đơn giản chỉ là lấy họ thầy thôi, còn bao nhiêu nghĩa sau như buông bỏ hay gì gì đó chỉ là gán ghép thêm cho nó cao thâm.
     
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    1. Theo sách vỡ thì nó là như thế này. Kính nhờ Bác phản biện giúp.

    Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đóVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…

    Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.

    Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.

    Có vài người cho rằng,
    - Tôn giáo cao hơn tín ngưỡng.
    - Tôn giáo là một hình thái phát triển cao cấp của tín ngưỡng.
    ...
    Vì thế mà không ít người theo chủ nghĩa cực đoan cho rằng, đó là điều không chấp nhận được, cũng vì thế các tín đồ không chấp nhận lẫn nhau dẫn đến nạn diệt giáo trong lịch sử.

    2. Bác tàu chú thích cho vấn đề này, Thích Ca là phiên âm chứ không phải dịch. Không có căn cứ nào bảo dịch ra thích ca nhưng chỉ xài thích thôi. Trong Biểu phiên âm, Shakya được phiên thành Thích Ca, nhưng họ chữ Thích 釋 này cũng đã là có ý.
    - Phật giáo Ấn Độ và Tạng không có Pháp danh lẫn xài Họ Thích Ca.
    - Phật giáo Trung Hoa, xài chữ Thích từ thời nhà Đông Tấn. Lúc đó, thì như bác biết ngài Huyền Trang chưa đi thỉnh được kinh luật từ Thiên Trúc về, lấy đâu ra tạng luật mà theo họ thích??? Theo kinh sách thời đó, các sa môn thích tử đều lấy họ của thầy mình làm họ mình, biểu ý như dấu hiệu phân chia các tăng đoàn, tông phái. Từ đó, Việc Sư Đạo An chứng luật mà đặt ra pháp quy đó, là một kiểu cách tâm ý thống nhất các tông phái về một mối của Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo trung quốc được cho là truyền vào từ ấn độ từ thế kỷ thứ 2, lúc đó chưa có một cái gì rõ rệt mãi đến thời An Thế Cao, mới có dăm ba quyển kinh được dịch từ phạn văn, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 4 mới có tăng đoàn, đến thời Đạo An mới đặt Họ Thích. Tất nhiên, không phải tất cả các sư phụ đều mang họ thích cả. Họ có Pháp danh riêng, ví dụ trường họp của Sư Vạn Hạnh, Sư Không Lộ ở Việt Nam, Sư Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển ở Trung Quốc. Vậy nên, có lẽ nên cho rằng, Sư Đạo An muốn sử dụng Chữ Thích để thống nhất các tông phái có lẽ là khách quan hơn.
     
    Đoàn Trọng and Heoconmtv like this.
  19. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Jusus không sáng tạo ra Thiên chúa giáo, BUddha không sáng tạo ra Phật giáo,.... chính các thế hệ đệ tử sau khi các ngài chết được mấy 100 năm sau tổ chức ra.

    Trước khi Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc để truyền 'thiền' thì ở đó đã có Đạo của Lão Tử rồi. 2 cái đó hòa vào nhau thì sinh ra 'zen' ở Nhật Bản.

    1yoyo7
     
  20. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    1. Dài dòng làm chi, đơn giản là bạn có tin rằng trước khi Phật giáo vào Tàu thì ở đó đã có tôn giáo chưa? Mà nếu có rồi thì bạn biết đó, tất cả các tôn giáo họ đều có "tự vệ", ngay cả Phật giáo cũng vậy.

    2. Dù phiên âm hay dịch thì ra chữ Thích Ca Mâu Ni, vậy là họ Thích (bỏ chữ Ca đi cho đúng kiểu Tàu) tên Ni.
    Cần gì phải phức tạp tới mức phải có tạng có luật,... thì mới biết Phật tên Thích Ca Mâu Ni. Khi Phật giáo vào Tàu, người truyền giáo nhất định phải nói tới tên người sáng lập ra đạo này, còn ý lấy họ Thích để quy tụ... thì không ổn. Ở thời Phật còn sống trong tăng đoàn còn đấu đá bài bác nhau huống chi sau này.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này