Thảo luận Học Phật

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tauvequehuong, 29/12/16.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Gì thế nhỉ?
    Jesus không tạo ra "Chúa giáo" thì còn ai vào đây, giáo hội "chúa giáo" phát triển mạnh như ngày này là do công của tín đồ đời sau.
    Thời Phật tại thế đã lập tăng đoàn rồi, đó chính là giáo hội đấy.

    Cứ như kiểu bố Ấn ngủ với mẹ Tàu sinh ra con Nhật 3D_423D_42
     
  2. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Bên Tàu có thể sử dụng họ kép như Âu Dương, Thượng Quan, Tư Mã, Tư Đồ, Mộ Dung, Công Tôn, Đông Phương, Hạ Hầu, Hoàng Phủ, Lệnh Hồ, Tây Môn, Tư Không... vậy thì tại sao họ phải bỏ chữ Ca trong Thích Ca để cho đúng kiểu Tàu?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bên Tàu họ kép ít lắm so với họ đơn. Xài họ đơn cho nó phổ thông.
     
  4. yesiamfine

    yesiamfine Mầm non

    Topic có thể bị loãng bởi những bài viết sa đà vào phân tích ngôn ngữ mà (có thể) người viết quên rằng ngôn ngữ chỉ là phương tiện.
     
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi thì cho rằng diễn đàn mạng là nơi giao lưu chia sẻ quan điểm, dù ở phòng chính hay mục bàn trà thì cũng cứ thoải mái, không nên gò bó làm chi.

    Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải ý của người viết, nếu không bám vào đó mà phân tích thì không còn gì để bám đâu bạn, vấn đề là ngôn ngữ và cách diễn đạt mà thôi.
     
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nói về hình, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thì tới nay chúng ta thường nghe tới 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
    Thân thế của Thích Ca Mâu Ni (và các vị sáng lập đạo chi đó) đều được đệ tử, người đời sau tô son, bôi phấn ở từng địa phương khác nhau, thời gian khác nhau thì có sự biến dạng khác nhau. Cùng là Thích Ca Mâu Ni nhưng ở Thái Lan thì Phật đỉnh đầu nhọn, ở Việt Nam thì Phật đỉnh đầu tròn,...

    Tất cả các hình vẽ, tượng đều do người đời sau chế, bởi vậy nó không phản ảnh sự thật về hình dáng Thích Ca Mâu Ni.

    Xưa tôi thấy tượng Phật thì vái (tỏ lòng ngưỡng mộ một con người vĩ đại), nhưng khi nhận ra tất cả đó chỉ là chế thì thôi rồi, chỉ coi mấy thứ đó như vật thường, không phản ảnh gì từ vật đó.
    Thời hiện đại này còn có người chế ra cái ảnh này đây:
    a.jpg
     
  7. hero229

    hero229 Lớp 2

    Như vậy có câu nệ vào hình thức quá chăng. Thiết nghĩ khi mình vái tượng Phật thì trong tâm mình là vái Phật chứ không phải là vái cái tượng. Ở đây cái tượng chỉ là phương tiện giúp người phật tử hướng về Phật.
     
    hai_nguyen and mr.buiduytung like this.
  8. hero229

    hero229 Lớp 2

    Có bạn nào đã từng nhìn thấy tranh nhân quả ba đời chưa? Mình đã đi một chùa ở Hòa Bình và thấy một bức tranh in rất to, minh họa kiếp trước làm gì, kiếp này thế nào. Mình thấy việc minh họa như vậy rất phiến diện và không đúng với bản chất của đạo Phật.
     
  9. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Thế nào là đạo Phật thì cũng khó nói, tuy nhiên nhiều chùa ở Việt Nam chẳng khác gì cái hiệu buôn.
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đã từng một thời tôi nghĩ như bạn nhưng sau nhận ra đó là sai, cái phương tiện đó gây hại cho người "hướng về Phật". Là bởi ngay từ đầu cái phương tiện đó sai (không phản ảnh đúng Thích Ca Mâu Ni), từ đó dẫn tới bộ nhớ của chúng ta mặc định hình dáng này kia để rồi có phản ứng này kia như vụ cầu thủ CR7 đứng chụp ảnh cạnh cái đầu gì đó mà nhiều Phật tử cho đó là tượng Phật. Và không thiếu người mơ gặp Phật một phần cũng do bộ nhớ được gợi lại từ những tranh ảnh tượng sai sự thật đó.

    Một người học hỏi, tu theo,... Phật khi hướng về Phật không cần một cái hình tượng nào đó được chế ra và bảo là Phật để hướng về.

    Có những bức tượng Phật khoảng 2000 năm tuổi, có những bức tranh vẽ ông béo tròn, vẽ ông gầy đét, ông mặc bộ đồ thùng thình đi lại thướt tha,... trong mắt tôi đó như trò hề chứ không có giá trì chút chi khi ngâm cứu Phật.
     
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ai đi tu, nhận mình là đệ tử Phật cũng đều nói mình đang đi đúng, học đúng, tu đúng bản chất, những gì Thích Ca Mâu Ni dạy. Nhưng đó cũng chỉ là phiến diện mà thôi, đó cũng chỉ là quan điểm của những người có quan điểm đó mà thôi.

    Bây giờ khó dám nói, nhận là đúng lắm, chỉ dám nói quan điểm, thế này thế kia tôi cho là đúng, không dám nói thé này thế kia là đúng bản chất. Là bởi, thời Thích Ca tại thế (cách nay khoảng hơn hai ngàn năm) không được tốc ký, không được ghi âm, quay hình,... mà người nghe chỉ có nghe và nhớ rồi sau này có phương tiện để ghi chép dần dần hình thành văn bản. Nhưng với độ chế của người đời thì tới nay (2017) hỏi còn nguyên ý là bao để kết luận này kia là đúng bản chất.
     
  12. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đây là một bản chế về nhân quả, tiền kiếp,...


    Clip này được biên diễn cũng công phu nhưng ở đoạn cuối diễn viên diễn sâu quá thành ra bị lộ là đang diễn chứ không phải thật.
     
  13. hero229

    hero229 Lớp 2

    Mình thấy bạn trình bày quan điểm có nhiều mâu thuẫn. Bạn bảo ngôn ngữ là phương tiện nên phải bám vào để nghiên cứu, phân tích, và bạn bảo tượng Phật là do tưởng tượng nên không quan trọng, là trò hề. Phật giáo là một phạm trù rộng lớn, cái ta biết như hạt cát bỏ bể.
    Mỗi con người là một cá thể, là một sản phẩm tổng hoà của các mối tương tác của người đó với môi trường xung quanh. Nên mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về mọi vấn đề. Nhưng dù có khác biệt thế nào thì chúng ta vẫn phải thoả hiệp hoặc đồng ý với nhau về những điều phổ quát. Giống như ở đây bạn bảo không biết bản chất của đạo Phật là gì vì nó bị làm méo mó qua thời gian. Nếu áp dụng cách nhìn đó thì chúng ta có thể phủ định bất cứ điều gì.

    Ai học Phật mà phản đối Tứ diệu đế, bát chánh đạo? Có thể nói câu Hạnh phúc là hành trình chứ không phải là đích đến chính là tư tưởng của Đạo Phật. Phật là một người bình thường, cuối cùng ông cũng chết. Ông nhận mình là một người thầy, người đầu tiên nhìn ra con đường để thoát khổ nên ông dành cả đời mình để dạy chúng sinh cái con đường ấy.
    Ông có nhiều đệ tử, mỗi người có một căn cơ khác nhau nên chắc chắn mỗi người ông dạy một khác. Giống như người thầy giáo cũng phải căn cứ vào trình độ của từng học sinh để chỉ dạy. Thời đó chưa có chữ viết nên tất cả chỉ truyền miệng, rồi được người sau thêm thắt nên sẽ bị tam sao thất bản.

    Do đó khi học Phật đừng bám vào câu chữ, cái tên, hình tướng mà cho là mình hiểu Phật. Vì nếu ví Phật như mặt trăng thì kinh kệ, chùa chiền, giáo lý chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng mà thôi.

    Đây là chia sẻ cuối cùng của mình ở thread này. Muốn học Phật thì quên cái ngã đi @tauvequehuong ạ.

    Cả đời học Phật chưa chắc đã hiểu Phật. Không được nghe về Phật cũng có thể thành Phật. Đó chính là Phật giáo.
     
    mr.buiduytung and kinhnhieuloc like this.
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ngôn ngữ trong văn bản, kinh,... đó là phương tiện truyền đạt ý của người viết, cần phải bám vào đó, phân tích nó để hiểu nội dung.
    Còn tượng, tranh phật là do người đời chế tác ra, thường là tạo tác đẹp hơn, tô son trát phấn cầu kỳ biến dạng so với sự thật. Thực tế đã chứng minh rồi, cùng là Thích Ca Mâu Ni nhưng mỗi nơi chơi một kiểu, nó phản ảnh suy nghĩ, nền văn hóa nơi bản địa chứ không nói đúng sự thật.

    Chùa như đa số hiện nay ở nước ta tôi cho là đã sai lầm.
    Thứ nhất: Thờ cúng Phật, thánh,... là sai. Thích Ca Mâu Ni chết rồi (chưa bàn tới đã đi về đâu, hay tiêu tán), Người để lại cái chi? Theo tôi thì Người chỉ để lại những gì đã chỉ dạy, vậy thôi.
    Một người từ bỏ quyền, lợi và cũng không có thần thông gì, chết rồi mà nhiều kẻ dựng tượng, vẽ tranh, rồi thờ cúng xin xỏ, Phật có sống lại cũng không cho được huống chi đã chết rồi.

    Thứ nhì: Chùa dựng lên để làm nơi ngâm cứu, học, tu, tập theo những gì Thích Ca dạy, không phải làm nơi thờ cúng Thích Ca, A Di Đà,... không phải nơi đặt tượng, treo tranh để rồi bị nhiễm những hình ảnh đó.


    Tôi là người đi sau, tôi luôn quan sát, học hỏi các quan điểm của người đi trước và không ngại phủ nhận những cái đi trước sai. Thấy sai mà không phủ nhận cái sai đó thì không phải là tôi bạn ạ.


    Tứ diệu đế, bát chánh đạo cũng bình thường thôi bạn ạ. Những lý thuyết đó có ở nhiều người, nhiều nơi khác, mà họ còn diễn nghĩa rõ hơn, hay hơn, phù hợp với cuộc sống hơn.

    Tôi rất ngại và không thích mấy cái vị dụ kiểu ẩn như mặt trăng và ngón tay. Những ví dụ kiểu này thường xuất hiện nhiều nơi các tay thiền sư. Những người này họ theo phong cách Nguy Hiểm. Nghĩa là sao? Nghĩa là họ luôn, thích tỏ ra bí hiểm, nguy hiểm, chơi chữ cho khó người nghe. Người nghe nào ngu dốt thì tỏ ra ngưỡng mộ mấy vị đó.
    Còn người nào có trí sẽ nhận ra nơi mấy vị đó sự kém cỏi, thích phức tạp.
    Để diễn đạt một vấn đề không cần nguy hiểm đến vậy.


    Ai cũng vậy, dù có khi học cả đời nhưng cũng không đạt được tới ngưỡng mong muốn. Ví như học cả đời cũng không được cái bằng tiến sĩ (tôi nói học thật nhé, không chơi mua đâu).

    Còn nếu không được nghe về Phật thì không thể đạt như Phật. Là vì ví như A không nghe không biết gì về Phật, thì dù sau này có thế nào thì A cũng sẽ lại đẻ ra một danh từ mới, một tôn giáo mới. Nếu có ai bảo như Phật thì nhất định A sẽ bác bỏ, vì A chưa bao giờ nghe, biết tới Phật, vậy nên đứa nào nói A thành Phật thì sai lắm thay.

    Ví như Chúa con tạo ra đạo riêng, Mô-ha-mét tạo ra đạo riêng,... những con người đi đường khác nhau.

    Cái tôi của tôi thì tôi giữ chứ, học Phật, tìm hiểu Phật cũng như bao sự trên đời thôi, không nên căng thẳng vậy bạn.
     
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    2017-08-08_105105.jpg
    Có thầy nói như vậy đó. "Không Thể Nghĩ Bàn" ghê gớm quá nhỉ! 3D_423D_423D_423D_42
     
  16. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Bác @tauvequehuong ơi, mình không rõ ràng cho lắm "trạng thái" khi đã trở thành Phật chính xác là như thế nào?
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tìm hiểu về Thích Ca Mâu Ni theo tôi nghĩ cần bác bỏ các yếu tố phi lý, thần thánh hóa, to son trát phấn,...

    Nào khi sinh ra từ bên hông, đẻ ra đã biết chỉ tay lên trời, chỉ tay xuống đất rồi chém gió: Thiên thượng thiên hạ...
    Nào hỏi dò gợi ý cho A-nan cầu xin mình (Phật) sống lâu thêm thì Phật sẽ sống lâu thêm (lúc đó A-nan dốt nên không nhận ra Phật đang mớm lời), nào chuyện ngộ độc thức ăn (bữa ăn cuối cùng) nên bị mất mạng (thế mà có kẻ nói Phật nhập Niết bàn).
    ........
    Rất nhiều các chi tiết xung quanh cuộc đời Phật (Thích Ca Mâu Ni) bị người đời sau (chủ yếu là các thành phần ảo tưởng, muốn tạo cho thầy một thân thế phi thường để rồi chúng cũng được hưởng chút thơm lây).

    Khi đã bác bỏ, phủ nhận các yếu tố, chi tiết đó sẽ hé lộ ra chút ít con người Phật. Thì ra ổng cũng thường như bao người thường, không có thần thông gì, vậy nên ngày nay đi chùa cầu lọ cầu chai là ổng không thể cho đâu. Đứa nào được thì chẳng qua là ăn may, công sức nó cố gắng,....

    Có bạn nào đi đền bà Chúa Kho chưa nhỉ, tôi đã từng tới đó. Ngăm cảnh người đông nhung nhúc đến vay đến trả tiền vàng tôi nghĩ: Không biết đã có tay nào đứng đây làm phép thống kê và theo dõi xem kết quả vay trả đúng được bao nhiêu phần trăm nhỉ. Hay chỉ là nếu đúng thì 1 đồn 10, 10 đồn trăm,... còn sai thì ngậm ngùi rơi lệ.
     
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cái này thì tôi chịu, không biết khi tu tập đạt được trạng Phật thì con người trạng thái lúc đó ra sao nữa. Hihi
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cần phân biệt rõ ràng Phật Thích Ca Mâu Ni với Phật A Di Đà nhé. Thích Ca là Phật tổ (tổ nghĩa là người sáng lập ra, khởi đầu), còn A Di Đà thì nghe thiên hạ đồn ông ấy là đại ca của Tây phương cực lạc quốc.
    Nước cực lạc đó cho tới nay không biết đã có ai tới được chưa nhưng chưa có bằng chứng cụ thể, xác thực nào cho thấy có người về báo lại cho thiên hạ rằng có chỗ đó thật. Mà chỉ thấy có mấy tay nằm mơ, ngủ trưa dậy kể lại rằng tôi vừa được đón lên thiên đàng, xuống địa ngục du hí. :think:

    Cái xứ cực lạc đó tôi cho rằng đó chỉ là bánh vẽ do các tay ảo tưởng đời sau vẽ ra, với tiêu chí ai sống tốt, tích đức, hành thiện thì sau khi chết sẽ được vô đó sống; còn ai sống ác, bất lương thì sau khi chết sẽ bị đày xuống Địa Ngục (nghe đồn dưới đó nhiều trò tra tấn mà trên trần chúng ta đang sống không có). Tôi dự tính sau khi chết nếu quả có địa ngục thì làm đơn xin xuống đó xem mặt bác Diêm vương ra làm sao, xem mấy cái vạc dầu nó nóng mấy nghìn độ,... xem có đúng như thiên hạ vẫn đồn hay không.


    Nói tiếp về Phật. Khi ngâm cứu về Phật thì tôi chỉ kiếm các cuốn kinh và các bài viết khảo cổ về thân thế.

    Không đọc các bài viết, luận, phân tích, tiểu thuyết về Phật vì đó là mấy thứ do người khác lý giải, thêm bớt, đọc chỉ tốn thời gian và có khi buồn cười. Ví như cuốn tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân, rõ là một tác phẩm chế, viết chơi chơi, nó hư cấu để đọc mua vui vậy mà không ít tay lại đi ngâm cứu nó rồi chốt cái này cái kia Phật giáo này kia. Phật tổ chết lâu rồi Huyền Trang mới sang đó học, thỉnh kinh; rồi Phật tổ ngồi trên cao chót vót với cái ngai vàng còn hơn ngai vàng vua chúa (nhìn cái tư thế và sự xa hoa đó thì Huyền Trang nên đi về chứ ở lại học chi được cái tử tế ở thằng ngồi trên cao đó)...
    Rất nhiều chi tiết chế, mà Ngô Thừa Ân đã nói rõ đó là tiểu thuyết rồi vậy mà nhiều kẻ còn không biết thế nào là tiểu thuyết nên cứ nói nghe mà phát chán.
     
    Last edited by a moderator: 29/8/17
  20. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Chùa, tu viện dựng lên là để có chỗ cho phật tử xuất gia cư trú và tu (ở nhà, tại gia thì khó lắm), không phải dựng lên để thờ Phật hay ông lọ bà chai, chỉ cần điều kiện sống cơ bản, càng xa hoa càng ghê tởm trong mắt người đời.

    Ở Vịt ta có tu viện "... Như" ở Tây Ninh, đời đầu còn đơn sơ đến đời thứ 2 là đã đi vào con đường xây dựng hoàng tráng, dựng tượng thầy (thầy thì bé dựng cái tượng thì to), lại bắt đầu tham gia vào các hoạt động do giới 9 chị tổ chức,... cũng lại dần dần phát triển như Đại thừa mà thôi.

    Ở quê tôi có sư Tung (các bạn vào google tra: tung chua hang bat ma) tay này có phòng ở hoành tráng như cung vua. Mấy trò bắt ma của ổng thì bất kỳ ai biết chút về đông y, huyệt đạo, kinh lạc cũng đều nhận ra tay đó đang xài chiêu gì, chỉ lòe người không biết thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/8/17
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này