Văn học trong nước Huấn Địch Thập Điều (NXB Phủ Quốc Vụ Khanh 1971) - Lê Hữu Mục

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi hhongxuan, 12/10/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    CHƯƠNG III (Tiếp theo)

    (229) Thủy: Bắt đầu (thủy-chung).

    (230) Tử-đệ: Con em, vi tử-đệ: làm sắp con em, làm đàn em.

    (231) Hậu: Sau.

    (232) Phụ huynh sư trưởng: Cha, anh, thầy,lớn: người lớn, người đứng đầu một cơ-quan hành-chánh. (Chữ lấy trong Mạnh-tử, Lương Huệ-Vương thượng, V, 3)

    (233) Phất nạp: Đứng gần-gũi.

    (234) Tị: Khiến, theo.

    (235) Khắc thủ thiên-lương: Cung-kính giữ lấy cái tính tốt của trời.

    (236) Thế nghiệp: Nghề truyền đời này đến đời kia.

    (237) Du-đọa: Chơi-bời biếng-nhác.

    (238) Hiếu bác túng tửu: Ham-mê cờ-bạc, buông-tuồng rượu chè.

    (239) Phi-nhân: Người tà, người ăn cắp ăn trộm (thổ-phỉ).

    (240 Hiếu-đễ: Yêu-mến và nhớ ơn nuôi-dưỡng của cha mẹ, khi sống cũng như khi chết, yêu-mén anh em, vâng mệnh anh và che-chở cho em, đó là những thuộc-tính căn bản của lòng nhân-ái trong phạm-vi gia-đình; hiếu-đễ là nền-tảng của nho-giáo, vì người có lòng nhân-ái như nhà nho đòi-hỏi tất nhiên phải hiếu-thảo với cha mẹ và hòa-thuận với anh em.

    (241) Lực điền: Dùng sức mạnh của thân-thể để cày-cấy. Hiếu-đễ lực-điền đi liền nhau vừa nghe có vẻ như thiếu liên-tục, nhưng sự thật nhà nho không bao giờ quan-niệm con người trừu-tượng tách rời khỏi hoàn-cảnh cụ-thể là gia-đình, quê-hương, xã-hội, đất nước. Chỉ có hiếu-đễ mà thôi, chưa đủ phải lực-điền, phải siêng-năng cày-cấy, vì nhờ làm ruộng mà con người có hoàn-cảnh thích-nghi để phát-triển sinh-hoạt cộng-đồng, khuếch-xung tinh-thần đoàn-kết, và từ đấy, xây-dựng tình nhân-ái.

    (242) Tâm tất tồn ưu lễ-nghĩa liêm-sỉ: Lòng tất-nhiên tồn-tại, với lễ-nghĩa, liêm-sỉ. Để ý đến chữ tất khẳng-định một hệ-luận tất nhiên giữa hai sự-kiện, biểu-lộ sự chú-trọng của nho-gia về vấn-đề người, được định-nghĩa như một thân-xác gắn liền với linh-hồn trong một hoàn-cảnh nhất-định.

    (243) Cửu chi: Lâu ngày rồi thì…

    (244) Thuần-lương: Dịu-dàng, ngọt-ngào, tốt-lành.

    (245) Môn lư: Môn là cửa 2 cánh, lư là cửa 1 cánh, lư là cổng làng. Lư còn có nghĩa là một làng có 25 nhà; môn lư nói chung là làng-xóm.

    (246) Lương-dân: Dân lành.

    (247) Ấu-tử đồng tôn: Con nhỏ cháu bé, con dại cháu ngây.

    (248) Tất giáo: Ắt phải dạy.

    (249 Thiếu-nghi, đệ-tử chức: Thiếu-nghi là thiên XV của sách Lễ-ký. Thiếu có thể hiểu là tiểu như Seraphin couvreur, (xem Memoires sur les bienseances et les ceremonies, II, 1) và như vậy, thiếu-nghi là những phương-thức xử thế nhỏ (petites regles de conduite); cũng có thể hiểu như Tự-đức là ấu, và thiếu-nghi nghĩa là những nghi-thức mà người ta phải học và phải hành ngay khi còn nhỏ tuổi.

    (250) Trí nghiêm: Đạt đến sự nghiêm-túc, đứng-đắn, thận trọng giữ-gìn; cũng có nghĩa là gây được sự tôn-trọng như nói sư-nghiêm [], ông thầy được tôn-trọng (Lễ-ký, XVI, 7)

    (251) Dật cưu nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú: Ở nhà mà không dạy-dỗ thì gần như cầm-thú (Mạnh-tử, thiên Đằng Văn-công thượng, chương V).

    (252) Vô hốt: Không sao-nhãng.

    (253) Học vi nhân: Học làm người, nhưng con người ở đây là con người nho-giáo, lấy nhân-nghĩa làm lẽ sống, coi hiếu-đễ là đầu.

    (254) Vô học: Không đến trường để tìm hiểu nghĩa-lý thánh-hiền. Có hai loại học chính, học chuyên-môn gọi là chính-nghiệp (Lễ-ký, Học-ký, XVI, 7) và học thêm ở nhà gọi là cư-học (Sđd, như trên). Như vậy, vì học là học làm người, nên đã là người tất-nhiên không thể vô-học. Đây là một nguyên-tắc giáo-dục căn-bản của nho gia, được tuyên-xưng một cách gọn-gàng, mạnh-mẽ, nhờ đấy, ta thấy việc học ở Việt-Nam quan trọng như thế nào. Đọc thiên Học-ký trong Lễ-ký, ta cũng thấy một ngôn-ngữ như thế, như ở đây, vua Minh-mệnh có một cách diễn-tả chính-xác và súc-tích.

    (255) Sở học vưu bất khả bất-chính: Cái học lại càng không thẳng. Chính-học là cái học chính-đáng, tức là cái học làm người theo quan-niệm nho-gia. Sùng-thượng chính-học không có gì khác là giảng minh nhân-luân, cắt-nghĩa cho rõ-ràng thế nào là đạo người, biết thế nào là phải, thế nào là trái mà tu thân cho trở thành con người đức-hạnh. Học là tìm hiểu cái lý của sự-vật, tự mình tìm hiểu lấy nhưng lại dựa vào kinh-nghiệm của thánh-hiền, cho nên học là tập sửa mình, gắng sức sửa-chữa con người của mình cho thành người có đức-hạnh, tài-năng. (Xem Luận-ngữ, Dương-hóa XVII).

    (256) Nghiêu Thuấn chi đạo, hiếu-đễ nhi di: Đạo Nghiêu Thuấn chỉ là hiếu-đễ mà thôi. Nghiêu-Thuấn đời Đường Ngu tượng-trưng cho chế-độ vương-đạo, truyền hiền, dân-chúng sống thái-bình, no đủ. Nghiêu Thuấn có thể là hai nhân-vật lịch-sử, nhưng chắc-chắn đã được Khổng-tử điểm-xuyết rất nhiều vì vậy nói đạo Nghiêu Thuấn cũng chỉ là một cách nói đạo Khổng, đạo Nho(xem Mạnh-tử, thiên Cáo-tử hạ, chương II).

    (257) Khổng mạnh chi đạo, nhân-nghĩa vi tiên: Đạo Khổng Mạnh, trước hết là nhân-nghĩa. Quân-tử học đạo thì yêu người (Luận-ngữ, Dương-hóa, XVII), lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân nghĩa mà sửa đạo (Trung-dung). Quân-tử chuộng nghĩa (Luận-ngữ, Dương-hóa, XVII), quân-tử giữ điều nghĩa để khiến các việc ở ngoài cho có khuôn-phép (Dịch, Văn-ngôn truyện); quân-tử đối với việc thiên hạ, không chuyên-chủ một việc nào, không cố-chấp không làm một việc nào, cứ theo nghĩa mà làm mọi việc (Luận-ngữ, Lý-nhân, IV); quân-tử lấy nghĩa làm cốt (Luận-ngữ, Vệ Linh-công, XV); đã biết đạo trời, lại đem mình làm những điều nhân-nghĩa, trang-sức mình bằng lễ-nhạc… Nhân-nghĩa-lễ-nhạc là cái hạnh của bậc thành-nhân, biết thần-thánh kỳ-cùng, biết rõ sự biến-hóa, cái đức đến thế thật là thịnh vậy (Khổng-tử tập-ngữ, Sở phạt Trần, XVIII). Đạo nhân-nghĩa, nói tóm lại, là yêu người và yêu lẽ phải.

    (258) Tả-đạo, dị đoan: Tả là bên tay trái, không chính-đáng, đạo là đường, tôn-giáo, dị-đoan là mối lạ, cái bất-thường, tất cả những gì không phải là Nho-giáo đều bị coi là tả-đạo, dị-đoan, như đạo Phật, đạo Lão, đạo Da-tô. Danh-xưng dị-đoan được Trương-Hán-Siêu dùng lần đầu tiên năm 1339 trong bài Linh-tế tháp-ký viết để công-kích đạo-Phật. (Đọc thêm Mạnh-tử, Đằng Văn-công hạ, IX).

    (259) Cuống hoặc: Lừa dối, gieo-rắc sự nghi-ngờ, khỉnh-phờ gạt-gẫm.

    (260) Da tô chi thuyết: Học-thuyết của Đức Chúa Giê-su, chủ-trương kính Chúa, yêu người, tuyên-bố mọi người nam và nữ, vua và tôi, cha và con, vợ và chồng v.v… tất cả đều bình-đẳng, chế-định hôn-nhân độc-thê, bất-khả-ly, vận-động giải-phóng nô-lệ, giải-phóng phụ-nữ ra khỏi chế độ trọng-nam bất-công của phong-kiến.

    (261) Vưu vi vô-lý: Lại càng không có một lẽ nào đứng vững, Minh-mệnh cho đạo công-giáo là vô-lý vì nhà vua thấy đạo này tương-phản với Nho-giáo về nhiều phương-diện, như về vấn-đề trọng nam khinh nữ, vấn đề bình-đẳng giữa quân-quyền và công-dân v.v… Giữa thời thịnh-vượng của chế-độ quân-chủ triệt-để tập-quyền, đạo Da-tô phải xuất-hiện như một hiện-tượng chẳng những chỉ vô-lý mà thôi, mà còn quái-dị nữa vì nó phủ-nhận tất cả mọi chủ-trương của chế-độ, nó là tiếng nói của tình-yêu, của lòng vị-tha bác-ái, trong khi Nho-giáo đời Minh-mệnh là một học-thuyết chủ-lý tuyệt-đối.

    (262) Nam nữ hỗn-hào: Trai gái lộn-xộn, không có thứ-tự trên dưới, đây có lẽ là một mâu-thuẫn căn-bản giữa học thuyết Da-tô và Nho-giáo vì trong khi Nho-giáo tuyên-bố nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một con trai gọi là có, mười con gái gọi là không) thì đạo Công-giáo chủ-trương mọi người đều có uy-quyền và nhiệm-vụ như nhau. Chỉ một nguyên-tắc này đủ làm đảo-lộn cả cơ-cấu xã-hội và điển-chương văn-hiến Nho-giáo. Sách Lễ-ký cấm nam-nữ không được ngồi chung, không được trao cái gì tận tay (Lễ-ký, Khúc-lễ, I, 31).

    (263) Hạnh đồng cầm-thú: Tính-nết giống như loài vật. Đây là một nhận-định nghiêm-khắc và bất-thường đối với ngữ-ngôn của một bậc chí-tôn trong một vài chế-văn quan-trọng là bài Thánh-dụ thập điều này. Tuy nhiên, trong sách Mạnh-tử, nói về cái đạo không cha không vua của Mặc Địch và Dương Chu, Mạnh-tử cũng đã dùng chữ cầm-thú(Mạnh-tử, Đẳng Văn-công hạ, IX). Hỗn-hào: Tự-đức dịch là lộn pha, nết làm quấy-quá.

    (264) Phiến gian thụ đảng: Dấy gian dựng đảng.

    (265) Tự đạo hình tru: Tự giẫm lên phép nước.

    (266) Đổ luân: ( cũng đọc dịch luân): Làm bại-hoại, hư nát đạo thường.

    (267) Vưu bất khả tín: Càng không thể tin.

    (268) Nghiệp: Sự đã rồi. Hữu nghiệp vi sở dụ: Đã bị đạo ấy dụ-dỗ.

    (269) Cải-trừ: Chừa bỏ, thay đổi đi.

    (270) Quốc-lễ: Lễ-nghi, nghi-thức của nước. Phải công-nhận các nghi-thức tang, tế của Công-giáo có khác với phong-tục Việt-Nam và đã gây ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Mãi đến nay, phải chờ đến Cộng-đồng Vatican II mới tạm giải-quyết được những mâu-thuẫn đáng lẽ không nên có này về phong-tục, tập-quán địa-phương.

    (271) Tha-kỳ: Đường rẽ khác, nẻo khác.

    (272) Chính-đạo: Đường thẳng, tức đạo Nho, trái với dị-đoan, tả đạo.

    (273) Thi-thư: Kinh Thi và Kinh Thư. Cách dạy người của Khổng-tử, trước hết dùng Thi, Thư mà dạy(Khổng-tử gia-ngữ, Đệ-tử hạnh XII). Không học Thi không lấy gì mà nói (Luận-ngữ, Thái-bá, VII). Kinh Thi là bộ sưu-tập ca-dao Trung-hoa từ đời thượng-cổ đến Chu-Bình-Vương. Nội-dung kinh Thi đề-cập đến tính-tình, phong-tục, chính-trị các thế-hệ chư hầu Trung-quốc, giúp cho kẻ học có thể di-dưỡng tính-tình, mở-mang kiến-thức, thích-nghi hành-động (Luận-ngữ, Dương-hóa, XVIII). Kinh Thư là bộ sách ghi chép những điển-mô, huấn-cáo, thệ-mệnh từ đời vua Nghiêu, Thuấn cho đến đời Đông Chu. Nội-dung kinh Thư bàn về tư tưởng đạo-lý của cổ-nhân, chế-độ, phép-tắc các đời v.v… Vua Minh-mệnh đã dẫn-chứng kinh Thư trong tất các những cấu kết-đề của Thập điều, nhưng phải công nhận nhà vua đã lược bỏ những câu cơ-bản của kinh Thư.

    (274) Tự tri nghĩa lý: Tự mình suy-nghĩ mà biết được vấn đề được đặt ra như thế nào, giải-thích làm sao và làm thế nào để thực-hiện trong đời sống.

    (275) Cổ: Buôn-bán, chất hàng-hóa để bán tại nhà.

    (276) Độc-thư thức tự: Đọc sách biết chữ.

    (277) Binh di hiếu đức: Lấy chữ trong kinh Thi, thơ Chưng-dân, thiên Đại-nhã: Dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức [], dân cầm lấy cái đạo thường của trời, nên yêu-mến các đức tốt ấy(xem lời bàn của Khổng-tử rong sách Mạnh-tử, thiên Cáo-tử thượng, chương VI)

    (278) Bất thất bản-tâm: Không mất cái lòng gốc của mình, cái cội-rễ của lòng mình, tức là con người đích-thực của mình. (Xem Mạnh-tử, Cáo-tử thượng X, 8)

    (279) Tức tà-thuyết, cự bí-hạnh, phóng dâm-từ: Dẹp tà-thuyết, chống cái nết thiên-lệch xiên-xẹo, buông bỏ những lời lẳng lơ đĩ-thỏa (Mạnh-tử, thiên Đằng Văn-công hạ, chương IX). Tà-thuyết trong Mạnh-tử là học-thuyết vô phụ vô quân của Dương Mặc (Dương-Chu, Mặc-Địch), Mạnh-tử kêu gọi mọi người chống lại chủ-trương cá-nhân ích-kỷ của họ Dương họ Mặc: [] năng ngôn cự Dương Mặc giả, thánh-nhân chi đồ đã: Ai có thể lên tiếng chống Dương Mặc là học-trò thánh-nhân vậy (Mạnh-tử, thiên Đằng Văn-công hạ, Ch. IX).

    (280) Trảm khải hối truân thiết: Trẫm mở lời dạy-dỗ thành-thực.

    (281) Gia huệ: Ơn tốt-lành ban-bố xuống cho dân nhờ.

    (282) Dâm đãng: Trai gái giao-tiếp ngoài luân-lý và pháp-luật.

    (283) Tà-thắc: Tà là cong-vậy, xiên-nghiêng, thắc là ác ngầm, điều ác còn ẩn núp ở trong lòng; tà-thắc là những khuynh-hướng tự-nhiên về cái giống, về tính-giao.

    (284) Tế: Tới, đi đến để gặp nhau( giao-tế, tế-ngộ). Nam-nữ chi tế: Việc trai gái đi lại chơi-bời với nhau.

    (285) Dị-hoặc: Dễ ngờ, dễ mê-đắm (cổ-hoặc, nghi-hoặc, mê-hoặc).

    (286) Lễ: Lễ là đi, cái người ta làm để thờ thần và đạt đến phúc trời [], lí dã, sở sự thần tri phúc dã (Thuyết-văn). Lễ là một trong 4 đức-tính căn-bản, nhân, nghĩa, lễ, trí, mà Mạnh-tử coi là bẩm-sinh đối với mọi người ([], nhân giai hữu chi) và định-nghĩa là: [] cung kính chi tâm, cái cảm-thức tự-nhiên về xã-nghi và long tôn-trọng mọi người(Mạnh-tử, Cáo-tử thượng, ch. VI, 2). Mục đích của lễ là ước-thúc([], Phu-tử…ước ngã dĩ lễ, Luận-ngữ, Tử-hãn, IX)

    (287) Kỳ đoan thậm vi: Cái đầu mối về vi-tế, nhỏ bé.

    (288) Kỳ họa thậm cự: Cái tai-nạn rất lớn.

    (289) Thống: Đau-đớn, khổ-sở.

    (290) Át chi: Cấm tiệt, ngăn-cản. Tự-đức dịch là đón rào.

    (291) Tính-thưởng: Ban ơn để khuyến-khích những người có đức-hạnh đáng làm tiêu-biểu cho đời.

    (292) Nhàn: Ngăn-cản. Tự-nhân: Tự mình không sống phóng-túng. Nam dĩ lễ-pháp tự nhân: Trai nói lễ-pháp mình ngăn.

    (293) Thủ: Giữ.

    (294) Tập: Dồn về một chỗ.

    (295) Hiệp-thế: Hiệp là dùng tay xốc nách cho đi đứng được, cậy vào sức mình; hiệp thế; cậy cái hoàn-cảnh tốt của mình. Hào-đảng hiệp-thế dĩ xâm-lăng: Bọn nhà giàu cậy vào thế lực đế lấn đè (câu 359).

    (296) Điêu-hoạt: Gian-giảo, điêu là giỏi về nghề lừa dối, bịp-bợm, hoạt là xỏ-lá.

    (297) Vũ trí: Múa óc, dở hết thông-minh ra.

    (298) Túng-dũng: Xui-giục làm những điều không muốn.

    (299) Vô-lại: Lại là nhờ cậy, lời-lãi, ích-lợi. Vô lại là không có ích-lợi gì cho nhà, suốt ngày lêu-lổng chơi-bời, rồi về nhà dối-trá, dở những trò giảo-quyệt.

    (300) Du côn: Du là không có căn-cứ mà hay dối-đời, côn là gậy bằng gỗ; du-côn là hạng người vô-công rồi nghề, đi lang-thang ngoài đường phố, làm những chuyện càn-bậy.

    (301) Quán: Quen.

    (302) Phát qui huyệt tường: Phà hòm xoi vách.

    (203) Phiến hoặc tư sự: Phiến là quạt lửa cho bùng lên, thúc-giục người ta làm những điều độc-ác; hoặc là ngờ-vực, mê-mẩn, độc-ác; tư là gây thêm ra cho nhiều, cho rắc-rối, sự là việc. Phiến hoặc tư sự; Xúi-giục người làm điều xấu và gây ra nhiều khó-khăn nguy-hiểm.

    (304) Hựu: Rộng-rãi sâu-xa, tha-thứ, rộng-rãi tha-thứ. Bất hựu: không dung-thứ.

    (305) Thế: Vay, cho thuê, tha-thứ xá tội cho. Ở đây, thế nghĩa là tha-thứ. Bất thế hay bất nhiêu là không tha-thứ. Tự-đức dịch bất-thế là chẳng nhiêu, nhiều chữ Hán nghĩa là bỏ qua đi cho.

    (306) Thiên đạo, phúc thiện họa dâm: Đạo trời, làm lành thì gặp phúc, ăn ở xấu-xa thì gặp họa. (Thượng-thư, Thang-cáo). Nhượng-tống dịch là: Đạo trời, ban phúc cho kẻ hay, giáng họa cho kẻ dở (Xem bản dịch Thượng-thư, Tân-việt, xuất-bản, 1963, trang 66).

    (307 Phạm: Đụng phải, mắc lầm-lỗi.

    (308) Úy-hối: Sợ-hãi mà ăn-năn(nhà Phật gọi là sám-hối)

    (342) Tu-lương: Sửa lại cho tốt.

    (343) Điển: Sự cũ (cổ-điển), viết văn đẫn các tích xưa chuyện cũ; cũng có nghĩa là phép thường. Các thủ nhĩ điển: mọi người đều giữ phép thường. Nhượng-tống dịch: Điều giữ nền-nếp của các ngươi. (Thượng Thư, Thang-cáo, bản dịch của Nhượng-Tống trang 67).

    (34) Dĩ thừa thiên-hưu: Để mang lấy ơn trời. Nhượng-Tống dịch: để vâng chịu phúc trời (Xem Thượng-Thư, Thang cáo, bản dịch của Nhượng-Tống, trang 67).

    (345) Phong động chi hưu: Cái ơn may-mắn được phong-thói tốt-lành lan rộng.

    (346) Hình thố: Việc tù-tội được bãi bỏ

    (347) Dư-khánh: Phúc thừa.

    (348) Vô tha: Không có đường, không có gì khác là…

    (349) Thính: Nghe theo.

    (350) Miễn: Gắng sức.

    (351) Chư kỷ: Ở mình, trong mình.

    (352) Quảng âm-công: Làm rộng âm-đức, tăng thêm ơn đức về sau này cho con cháu.

    (353) Sảo-trì: Hơi chậm một chút.

    (354) Bằng-tạ: Nương nhờ vào tư-cơ, địa-vị sẵn, thời-thế sẵn.

    (355) Phồn-diễn: (cũng đọc phiền diễn): Nẩy-nở lan rộng ra nhiều.

    (356) Thịnh đại ư vô cùng: Giàu nhiều to lớn không bao giờ hết.

    (357) Tường: Điềm lành. Cả câu trong kinh Thư là: Tác thiện giáng chi bách tường, tác bất thiện, giáng chi bách ương, lời Y-Doãn nói, chép trong thiên Y-huấn, sách Thượng-Thư nghĩa là: người làm việc lành sẽ được ban trăm điều lành, người làm điều ác sẽ gặp trăm tai-nạn.

    (358) Hàm thể Trẫm ý: Tất cả đều vâng theo ý Trẫm.

    (359) Đôn-hành: Thúc đẩy để đi đến.

    (360) Bất đãi: Không lười biếng.

    (361) Bảo hợp thái hòa: Giữ-gìn hòa-thuận.

    (362) Tễ: Tới.

    (363) Hoán: Sáng-sủa, rực-rỡ.

    (364) Tháng giêng năm Canh-thìn(1820), Hoàng thái-tử Đởm lên ngôi, đặt niên-hiệu là Minh-mệnh.

    (365) Đã mười lăm năm: Tức là Minh-mệnh năm thứ 15, năm Giáp-ngọ(1834). Đây là soạn-niên của bản Thánh-dụ.

    (366) Ác côn: Nguyên-bản đề là ác-côn, những tay du-côn hung-ác độc-địa, vì chữ ác-côn không thông dụng nên dịch là ác-ôn.

    (367) Đây chắc ám-chỉ Lê-văn-Duyệt, Lê-văn-Khôi(1833).

    (368) Quí-sỉ: xấu-hổ, thẹn-thùng với người khác và với chính mình vì đã làm điều không chính-đáng.

    (369) Cắn rốn: hối-hận, dịch câu phệ tê hà cập nghĩa là cắn rốn bằng răng thì làm sao mà cắn cho tới được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/15
    tducchau thích bài này.
  2. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Chị XH ơi, @Ngọc Sơn đã làm xong phần chữ Hán trong gói 026-028. Nhưng phần chữ Nôm thì hơi khó, Sơn không có kiểu chữ, font đó, kiểu chữ trong sách cũng khá khác biệt nên không biết là có làm tiếp được không? Mong hồi đáp.
     
    tducchau, hhongxuan and vqsvietnam like this.
  3. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Cám ơn @Ngọc Sơn, mình 'mắt thường' nên thấy chữ Hán và chữ Nôm loằng ngoằng như nhau... chắc bạn gửi giúp mình qua email để chuyển cho anh @tducchau và team HĐTK làm nốt vậy!!
     
    tducchau and hhongxuan like this.
  4. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Phần III

    Thánh-huấn thập điều Diễn-nghĩa ca

    Phiên-âm và chú-giải


    A

    KHAI MÀO.


    1. Vâng lời thánh-dụ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) đành-rành(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Từ xưa, chúa thanh vua minh cầm quyền,

    Lấy đạo chính, dạy dân đen,

    4. Ắt toan dân hóa, tục nên, làm đầu(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Mình làm trước, chúng dõi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) sau,

    Thêm lời dạy-dỗ phép mầu đủ theo.

    Còn lo dân cảm(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) chẳng đều,

    8. Gần xa nghe thấy ít nhiều khó in(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Lại bày năm đến tháng giêng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Có quan ra lệnh rao lên khắp đường,

    Cùng quan lớn ở châu làng,

    12. Nhóm dân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), đọc những phép thường, dạy chung.

    Khiến hay nhà biết cửa thông(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Dấy điều nhân-nhượng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nên công trị bền.

    Nước ta Nam-Việt dựng nền,

    16. Hai trăm năm lẻ, thần truyền thánh noi.

    Đức lành thấm-thía đầy vơi,

    Chính-thuần thói tốt lâu dài mới nên.

    Ngửa vâng Thế-tổ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nổi lên,

    20. Võ-công cả định(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), rối nghiêng đã rồi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Dựng làm nhà học nuôi tài(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Lại ban điều-lệ sửa giùi thói tây(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Chính hay cùng phép dạy hay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    24. Thấm dân, dạo chính tốt tày đời xưa.

    Đức Hoàng-tổ thánh có dư,

    Cơ-đồ lớn, phép-tắc thừa nối noi.

    Rất toan dạy kế giàu rồi (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    28. Lâu nay yên vỗ, tha thôi thuế thường.

    Một niềm đau-đáu xót-thương,

    Ra ơn nuôi giúp bốn phương trẻ già,

    Tuy chưa hay khiến(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) dân ta,

    32. Nơi nơi đông-đảo, nhà nhà giàu vui.


    Song dung-nuôi đặng thảnh-thơi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Kể dư năm, với chẵn mười năm nay.

    Dạy khuyên sửa thói cho hay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    36. Thực là đã đáng buổi này chứ sao.

    Khắp nơi từng đã dụ rao,

    Hỏi người thảo-thuận, tiết cao, nghĩa dày.

    Tỉnh nào một có tâu bày(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    40. Liền ban với hậu, bêu hay bảng ngời(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Lại cũng hiền-chính nhữn(những) ai(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Cũng truyền các tỉnh tìm vời dâng lên.

    Thực là có chước dạy khuyên,

    44. Hẳn làm kế chót sửa nên thói lòng.

    Nghĩ dân hay biết lý chung, (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Nhà tranh quạnh, cũng tín-trung, có người.

    47. Thật-thà, thuần-hậu tính trời,

    Vốn không thiếu kẻ ở nơi quê mùa.

    Khí chịu mếch, muốn riêng mờ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    50. Có người làm vậy phải từ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) dạy răn.

    Người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thường xem án bộ dâng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Thấy người mê-dại nhẹ thân lưới hình(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    53. Thánh-nhân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thật rất thương tình,

    Lòng người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) chẳng nỡ, chẳng đành mười phần,

    Vả như nhữn(những) đứa hung-hăng,

    56. Cùng loài si-quyệt, lung-lăng, hoang-đàng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Giám(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) làm việc lỗi phép thường,

    Thấy, liền nát thịt, tan xương cả bầy (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    59. Vậy thì thuận-nghịch lý này,

    Thật đà tỏ rõ lắm thay, nên dè(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Có tai mắt, thảy biết nghe,

    62. Lọ là phải nói đủ bề mới thông.

    Nghĩ dân cũng dễ bảo(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) cùng,

    Nên làm tại buổi thong-dong ngày thường(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Truyền làm dạy bảo(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) mười chương,

    66. Với nghi-chú, các địa-phương ban cùng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Mày(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), quan ngoài với quan trọng,

    Đều nên nương(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) Trẫm(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) tấm lòng rộng thương.

    Bản in sao cấp(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) các làng,

    70. Khắp truyền phủ-huyện học-đường hương-thân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Bộ giao nghi-chú đều vâng,

    Truyền cho kẻ sĩ, quân, dân, biết đều(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Khá đam dạy bảo mấy điều(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    74. Cứ kỳ giàng đọc, rõ nhiều, biết chung(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Khiến cho người đọc, nhà thông(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Kẻ khôn lại sửa bảo cùn người ngây(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Sao cho ngày thấm tháng lây,

    78. Ai ai đều cũng ở hay, về lành.

    Mày, dân cùng sĩ cùng binh,

    Chớ rằng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) văn-lệ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) mà khinh mà nhàm.

    Ắt tua mình dõi sức làm,

    82. Cùng nhau bắt chước, cùng ham đua tày.

    Hẹn cho đổi mỏng theo dày(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Nhiễm nên thói tốt(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) từ rày lần lên.

    Nhờ trời rước tốt lâu bền,

    86. Thảy nhiều phúc-phận, tôi liền đến dân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Đều lên cõi thọi đài xuân,

    Triều-đình thịnh-trị thêm phần bền giai(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Thì người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thương nghĩ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) chúng ngươi,

    90. Muốn nên, nên phải dạy nuôi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) đủ điều.

    Tấm lòng khổ biết bao nhiêu,

    92. Mới là không phụ vì theo dạy(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) này.

    **********
    CHÚ-THÍCH: (Phần chú-thích này chỉ chú-trọng đến văn nôm, về điển-tích và từ-ngữ Hán, xin xem phần II, chương 3)

    [1] Thánh dụ: Lời dạy của vua, ở đây là vua Minh-mệnh. Minh-mệnh thập điều được ban-bố năm 1834. Tự-đức tuyên bố lý-do phiên-dịch của bản Thánh-dụ huấn-địch thập điều là vì muốn “vâng lời thánh-dụ đành-rành” nhưng có thực là vì tinh-thần kỷ-cương hay vì bị thúc-đẩy bởi lòng hối-hận phát-sinh từ những hành-động bất-đắc-dĩ năm 1854 và 1866? Dù sao cũng không thể phiến diện cho rằng Tự-đức đã vì tham-vọng mà đối-xử tàn-nhẫn với Hồng Bảo và gia-đình, bời vì Tự-đức là người không có tham-vọng chính-trị; sự đối xử tỏ ra tàn-nhẫn vì ta có thói quen nhìn nhận hành-động này dưới cạnh-khía tình-cảm, nhưng một ông vua như Tự-đức, dù đa-cảm, vẫn không thể xử-sự theo tình-cảm gia-đình. Đó là cái bi-đát trong đời sống tình-cảm của Tự-đức mà ta phải tìm hiểu cặn-kẽ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đành-rành: Rõ-ràng, rành-rọt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ắt toan dân-hóa, tục nên, làm đầu: Dịch câu: Tất dĩ hóa dân thành tục vi tiên vụ của nguyên-bản, nghĩa là: tất phải lấy việc hóa dân thành tục làm việc đầu tiên. Hóa dân là làm cho người được văn-minh tiến-bộ hơn; thành tục là làm cho việc người dưới bắt chước người trên được kết-quả (Chữ lấy trong Lễ-ký, xem chú-thích trong bản Hán-văn)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dõi: Theo, bắt chước, nói rõ chữ tục nên ở câu trên. Câu 5 nói về nhiệm-vụ của nhà lãnh-đạo. Người lãnh-đạo phải làm gương, làm mẫu mực cho quần-chúng, phải nghi-hình, nghĩa là làm khuôn-mẫu cho người khác mới có thể lôi-cuốn họ, giáo-hóa họ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dân cảm: Dân hiểu được bài học.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu 7 và câu 8 dịch câu: Hựu lự dân chi quan-cảm bất-nhất, thị-thính nan tề (nguyên-bản), nghĩa là: lại còn lo sự xem hiểu của dân không giống nhau, việc thấy nghe của dân không đều nhau… Khó in dịch chữ nan tề, nghĩa là khó đều-đặn với nhau, khó đi đúng với nhau theo một khuôn-khổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lại: Dịch chữ tắc, phải hiểu là còn, cho nên. Năm đến tháng giêng: Cứ vào tháng giêng mỗi năm. Lệ này căn-cứ vào kinh Thư(xem chú-thích bản Hán-văn)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhóm-dân: Họp người làng lại tại chỗ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khiến hay nhà biết cửa thông: DỊch câu: Dụng năng gia dụ bộ hiểu: làm thế nào cho nhà dạy cửa hiểu, nghĩa là tất cả mọi nơi, người dân ở bất-cứ chỗ nào cũng được nghe giảng và hiểu rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dấy điều nhân-nhượng: Hưng nhượng, hưng nhân, làm cho tinh-thần khiêm-tốn, nhường-nhịn nhau, lòng thành-thật yêu-thương nhau được nẩy-nở. (Xem Đại-học, IX, 3)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thế-tổ: Vua Gia-long (Hoàng-khảo Thế-tổ Cao-hoàng đế)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả định: Đại định, đã dẹp yên nạn lớn, đã sắp đặt mọi sự yên ổn (Chữ lấy trong kinh Thư, quyển IV, Vũ thành, 3)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Rối nghiêng đã rồi: Giải-thích chữ cả định. Rối nghĩa là xong xuôi. Rối nghiêng chỉ những khó-khăn chính-trị do nhà Tây-sơn gây ra.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhà học nuôi tài: Nhà Dục-tài, một bộ-phận nội-trú của Quốc-tử-giám, có học-bổng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sửa giùi thói tây: Dịch chữ chính tục, làm cho thói quen của người học được thẳng-thắn, chính-xác. Giáo-dục cổ Việt-nam rất chú-trọng đến vấn-đề huấn-luyện những thói quen tốt, điều mà ở Âu-châu, phải chờ đến Montessori mới hấy đề-cập đến. Thói tây: Thói xấu, hèn, ti-tiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chính hay cùng phép dạy hay: Dịch chữ thiện chính thiện giáo, Chính là chủ-trương về xã-hội, kinh-tế, giáo là quan-điểm về văn-hóa, sư-phạm. Giáo-dục xưa đề-cao sự hòa-hợp giữa lý-thuyết và thực-hành, cả hai phải đi đôi với nhau(cùng) mới gây được truyền-thống dân-tộc(tốt tày đời xưa). Các nhà giáo-dục cổ quan-niệm giáo-dục là một công-trình lâu dài, phải liên-tục từ đời trước đến đời sau; tác-dụng của nó rất chậm chạp, nhưng chính-xác và hữu-hiệu. (Xem Mạnh-tử, Tận-tâm thượng, XIV, 2.)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Rất toan dạy kế giàu rồi: Dịch câu thâm tư phú nhị hậu giáo chi nghĩa: Suy-nghĩ sâu-xa làm thế nào cho dân giàu-có đã rồi mới dạy họ; đây là chủ-trương của Khổng Mạnh, làm cho dân có tiền đã, rồi mới dạy chữ nghĩa, phú chi rồi mới giáo chi.(Xem Luận-ngữ, Tử-lộ XIII).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hay khiến: Dịch chữ năng sử, có thể làm cho. Cả câu 31, dịch câu: Tuy vị năng sử ngôn dân: tuy rằng chưa có thể cho dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Song dung-nuôi đặng thảnh-thơi: Dịch câu: Nhiên nhin hàm dưỡng an-dật. Hàm là dung-nạp, chứa-chất ở trên trong, dưỡng là nuôi-nấng cho lớn lên; hàm-dưỡng xét về giáo-dục là dung học-vấn để làm cho khí-chất biến-hóa đi. Vậy dung-nuôi là nói về công-trình giáo-huấn của vua mm, đức Hoàng-tổ thánh có dư(câu 25). Trong nguyên-bản, tác-giả xưng là Trẫm; trong bản Nôm, vua Tự-đức không giữ chữ Trẫm mà đổi ra là người.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dạy khuyên sửa thói cho hay: Dịch câu giáo-huấn chính-tục, Chữ lấy trong Lễ-ký, Khúc-lễ thượng, nghĩa là dạy bảo, sửa đổi phong-tục, tập-quán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một có tâu bày: Dịch chữ nhất hữu tấu thượng: Nếu có một tỉnh nào tấu lên. Danh-xưng tỉnh( đầu câu 39) có từ năm 1831, thay cho trấn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bêu hay bảng ngời: Dịch chữ tinh thưởng, tinh là tiêu-biểu, là cái nêu, cái mốc để cho người khác nhìn lên mà bắt chước. Ngày xưa, người có đức-hạnh đáng khen được vua cho dựng nhà cao, treo bảng vàng rực-rỡ( bảng ngời) để tưởng-lệ và khuyến-khích người khác làm theo điều thiện. Bêu là treo lên, hay là cái tốt cái đẹp. Chữ bêu có thấy trong Quốc-âm thi-tập và Lâm tuyền kỳ-ngộ. (Khiêm-nhường ấy mới bêu quân-tử, Quốc-âm thi-tập, số 113)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhữn, đọc là những: Bản Nôm viết là nhẫn, nhữn, cách viết sai chính-tả của đồng-bào Trung-Việt. Tất cả mọi chữ những trong bản này đều viết sai như thế.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nghi dân hay biết lý chung: Hay biết chữ dịch chữ tri năng, có thể biết, cái khả-năng hiểu biết. Nhà vua quan-niệm rằng cái lý chung, nói rõ hơn ở nguyên-bản là cái dân di vật tắc, cái đạo thường của người dân và cái khuôn phép của sự-vật thì ai cũng đều có biết biết hết. Câu này làm cho ta liên-tưởng đến câu của Decartes: Le bon sens est la chose du monde la mieux partagee trong cuốn Discours de la methode (lương-tri là cái gì trong đời được phân-phối đồng-đều nhất). Xem kinh Thi, thiên Chưng dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khí chịu mếch, muốn riêng mờ: dịch câu khi bẩm sở tế, vật dục sở hôn, cái khí-bẩm bị che, lòng vật-dục bị mờ. Ở dây, sở tế được dịch là chịu mếch, nghĩa là bị sai chạy, mẻ sứt đi, vật-dục được dịch là muốn riêng, cái ý muốn riêng tư của mỗi người.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Từ: từ-từ, thong-thả, lần-lần. Người nào bị vật-dục làm cho mù-quáng thì phải thong-thả, kiên-nhẫn mà khuyên-bảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người: Vua Minh-mệnh. Trong bản Hán-văn, vua tự xưng trực-tiếp là Trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bộ dâng: Các bộ đệ-trình nhà vua. Ở dây là bộ Hình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thấy người mê-dại, nhẹ thân lưới hình: Dịch câu: Kiến hữu ngoan-minh vô-tri, khinh-phạm pháp-võng, nghĩa là thấy có người ngu tối làm càn mà không biết, coi thường mà lấn vào vòng của phép nước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và 31) Thánh nhân, lòng người: Chỉ Minh-mệnh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả hai câu 55 và 56, dịch câu: Thả như vô-lại ác-côn, cập cuồng giảo bất sinh chi đồ. Lung nghĩa là không giữ lễ phép. Không biết kiêng-sợ (tiếng miền Nam). Lung-tăng: ngang-tàng, theo tính nóng-nảy hung-bạo mà tỏ ra dữ-tợn, độc-ác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giám: Dịch chữ cảm, bản Nôm viết rõ-ràng chữ giám, như trong chữ giám-đốc. Như vậy, căn-cứ trên âm đầu gi mà người Trung và người Nam không bao giờ viết sai, ta có thể khẳng định âm giám do âm cảm mà ra, và phải viết với gi; viết dám là sai chính-tả. Tuy nhiên, chữ dám đã trở thành thông-dụng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thấy, liền nát thịt, tan xương cả bầy: Chủ-tử là vua Minh-mệnh. Nếu ta biết được, tất cả những bọn phạm-pháp ấy sẽ bị trừng-trị nghiêm-ngặt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nên dè: Phải cẩn-thận mà kiêng-nể, giữ-gìn. Chữ nên dè để ở cuối hai câu lục bát dài là cả một nghệ-thuật dùng chữ để làm cho người đọc chú-ý tới tầm quan-trọng của lời cảnh-cáo. Trong nguyên-bản Hán-văn, không có lời cảnh-cáo này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bảo: có thể đọc là biểu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nên làm tại buổi thong-dong ngày thường: Dịch bốn chữ: đương tại bình-thời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dạy-bảo: Dịch chữ huấn-địch, lời chỉ-bảo dạy-dỗ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Với nghi-chú: Kèm thêm bản nghi-chú, lời chua thêm để làm mẫu do bộ Lễ nghĩ-soạn theo sắc-lệnh của nhà vua, và ban-hành đồng-thời(ban cùng) với bản huấn-địch. Như vậy, nhờ sự tiết-lộ này, ta có thể khẳng-định rằng vua Minh-mệnh chỉ soạn-thảo các tiêu-đề của bản Thánh-dụ huấn-địch thập điều và phần nghi-chú, tức phần bình-giải là của các quan trong bộ Lễ. Các quan đó là những ai? Ai là người bình-giải chính-thức? Vấn-đề này hiện chưa đủ tài-liệu để giải-quyết, nhưng phải được đặt ra.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mày: Dịch chữ nhĩ. Quan trong là các quan kinh-doãn, quan ngoài là các quan tổng-đốc, tuần-phủ, bố-chính, án-sát như trong bản Hán-văn đã liệt-kê. Tổ-chức hành-chánh này bắt đầu hoạt động năm 1831

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nương: Dịch chữ thể nghĩa là mình đặt vào đấy, như nói thể theo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trẫm: Ta đây, tiếng xưng chung của mọi người quí-tộc, sau nhà vua mới độc-quyền sử-dụng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sao cấp: Sao ra và cấp-phát, chép lại nhiều bản và tống-đạt đi các nơi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hương-thân: Trong nguyên-bản để rõ là tổng-lý xã-thôn, ở đây dịch gọn là hương-thân. Thân là các nha-quan, các vị chức-sắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Biết đều: cùng biết cùng hiểu

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khá đam dạy bảo mấy điều: Dịch câu tương thử đẳng giáo-điều, đem mấy điều giáo-huấn ấy. Dạy bảo mấy điều hiểu là mấy điều dạy bảo, tức mấy giáo-điều này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cứ kỳ giảng đọc rõ nhiều, biết chung: Dịch câu dĩ kỳ tuyên độc giảng minh, định một ngày nào đó rồi cứ đến ngày ấy, các hương-thân nhóm họp dân-chúng đến, đọc to bản huấn-dụ cho mọi người nghe, rồi cắt-nghĩa rõ-ràng từng chữ. Rõ nhiều là nhiều người rõ, nhiều người hiểu; biết chung, tất cả điều biết, điều hiểu nghĩa. Kỳ giảng đọc thường định vào tháng Giêng theo ý của nhà vua (xem câu 9). Lệ này có thấy đề-cập tới trong kinh Thư(xem lời chú trong chú-thích phần phiên-âm Thập điều).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khiến cho người đọc, nhà thông: Dịch câu vụ sử gia truyền nhân tụng. Cốt làm cho nhà này đem tài-liệu học-tập sang nhà kia, mỗi người đều có cơ-hội đọc to lên một cách rành-rọt, rõ-ràng. Phải công-nhận lời dịch không được sát nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kẻ khôn lại sửa bảo cùng người ngây: tự giáo-dục lẫn nhau. Ngày xưa nền giáo-dục tráng-niên rất được chú-trọng và phổ-biến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chớ rằng: Đừng cho rằng, chớ nói.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Văn-lệ: Dịch chữ cụ-văn, nghĩa là văn sáo, văn đủ câu cách không có gì hay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đổi mỏng theo dày: Dịch chữ cách bạc tùng trung, đổi lòng khinh bạc mà ăn ở theo lòng trung. Chữ dày hợp với chữ hậu hơn với chữ trung, nhưng ta thường nói trung-hậu nghĩa là đãi người một cách dày-dặn, tử-tế, vậy dịch trung là dày rất đúng nghĩa, vừa đối chỉnh với chữ mỏng ở trên vừa bóng-bảy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhiễm nên thói tốt: Dịch chữ huân-thành mỹ-tục. Hun thành thói tốt, nhiễm nên thói tốt. Huân nghĩa là hun, bốc lên như lửa, khí-thế mạnh mẽ hơn chữ nhiễm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tôi là thần, nghĩa là các quan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giai: Bản Nôm viết chữ giai là đẹp, đúng ra phải viết là dai (chữ Nôm dùng chữ di trong mọi rợ). Nhiều chỗ nhầm-lẫn hai âm đầu gi-di như ta phỏng-đoán rằng người soạn nghi-chú của bản Thánh-dụ có lẽ là một người Bắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người: Dịch chữ Trẫm trong nguyên-bản chỉ vua Minh-mệnh

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thương nghi: Dịch chữ quyến niệm, nghĩ đến không rời.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dạy nuôi: Dịch chữ giáo-dục của bản Hán-văn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vì theo dạy này: Vì theo giáo-điều này. Câu này không có trong nguyên-bản chữ Hán.

    (Còn tiếp ...)
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/15
    tducchau thích bài này.
  5. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    I
    ĐÔN NHÂN LUÂN


    93. Một điều (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) là dạy làm vầy(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Đôn nhân-luân gọi nên dày đạo ta(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Đạo người lại có chi qua?

    96. Trước nên tỏ biết(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) năm ba lý này:

    Vua tôi phải có nghĩa dày,

    Cha con thân lắm, khuyên mày thương hơn.

    Vợ chồng có biệt, chớ lờn.

    100. Anh em có thứ, bàn đoàn coó tin(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Đấng người năm ấy lớn trên,

    Đấng người đã tỏ mới nên đạo người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nguyền khắp hết chúng ngươi,

    104. Đạo người đều biết hậu hoài(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) làm hay.

    Làm quan vâng phép noi ngay,

    Hết lòng làm việc, sức này tiếc chi.

    Học-trò giảng học rõ nghi,

    108. Giùi mài nên giống để khi nước dùng.

    Làm binh cùng tráng cũng chung,

    Đi buôn cùng thợ cùng nông, là cày.

    Siêng vui nghề-nghiệp là hay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    112. Đạo thường mày toại, phận mày mày lo.

    Trong thì mới đặng ám no(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Trên(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thờ cha mẹ, dưới phò(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) vợ con.

    Ngoài thì thuế viết(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nộp tròn,

    116. Lòng thường muốn phải giục dồn việc quan,

    Kẻ đi ở lính, phận an,

    Chớ lìa đội-ngũ mà toan trốn hoài.

    Chớ quen biếng nhát(nhác)(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) hè lui(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    120. Thường thì tập võ, có sai(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), xốc(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) vào.


    Kẻ làm lại(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) các nha tào(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Chớ gian chữ nghĩa tuôn(tuông)(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) phao(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) phép lề.

    Chớ ăn xâm(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) của lê dân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    124. Ngày đêm siêng-sắn(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) chẳng lìa việc công.

    Còn như đạo ở thảy đồng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Thờ thân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thảo-kính, vợ chồng hòa nhau.

    Anh em thương lắm tranh đâu,

    128. Bạn bè tin thực chẳng màu đối-khinh.

    Khá nghe lời sách Trung-kinh,

    “Người hiền giữ đạo ắt mình tốt-lâu”(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Chúng ngươi thật ở như cầu,

    132. Đạo thường(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) đã định, phúc sau lại giành(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Nước nhà lâu đặng trị bình,

    134. Rỡ thay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) phải vậy để danh không cùng.​


    **********
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một điều: Điều một

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Làm vầy: Như thế này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đôn nhân-luân gọi nên dày đạo ta: Đôn là dày-dặn, như nói đôn-hậu, đôn-hóa, đôn-huệ, đôn-mục; nhân-luân là đạo thường con người phải noi theo. Dày đạo ta là giải-thích ý-nghĩa của ba chữ Hán đôn nhân-luân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tỏ biết: Biết tỏ, hiểu rõ-ràng, cặn-kẽ. Các câu 94,95,96, dịch câu Hán-văn: Nhân-đạo mục tiên ư minh luân, đạo người không gì là làm cho sáng đạo thường trước hết.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các câu 97,98,99,100 dịch câu Hán-văn: Quân-thần hữu nghĩa, phụ-tử hữu thân, phu-phụ hữu biệt, huynh-đệ hữu tự, bằng-hữu hữu tín: Vua tôi có nghĩa, cha con có tình thân, vợ chồng có phân-biệt, anh em có trên dưới, bạn bè có lòng tin.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu 101 và 102 dịch câu: thử nhân chi đại-luân dã, nhân-luân minh nhi hậu nhân-đạo lập; tác-giả phân-biệt nhân-luân và nhân-đạo và ta phải định-nghĩa chính-xác hai danh-từ này mới có thể dịch đúng ý câu văn trên. Luân là luật tự-nhiên, cũng có nghĩa là loài, bậc, đấng, do đấy, vua Tự-đức đã dịch nhân-luân là đấng người; đấng người năm ấy lớn trên (câu 101). Năm ấy tức là đại-luân hay ngũ-luân là quân-thần, phụ-tử, phu-phụ, huynh-đệ, bằng-hữu (xem chú-thích số 5); lớn lên dịch chữ đại trong đại-luân, như vậy câu tử nhân chi đại luân đã có thể dịch là: ấy cái thứ bậc lớn-lao của con người là như vậy. Đạo nghĩa đen là con đường cái, thẳng suốt, dẫn đến một chỗ nào nhất-định. Sách Trung-dung định-nghĩa đạo là suất tính chi vị đạo, tuân theo tính, theo thiên-mệnh gọi là đạo, đạo là con đường đưa đến thực-hiện cái tính bản-nhiên của con người. Vậy nhân-đạo là phương-tiện, và nhân-luân là cứu-cánh, do đấy, nhân-luân minh nhi nhân-đạo lập nghĩa là đấng người có tỏ rõ thi đạo người mới đứng vững. Tự-đức dịch là: đấng người đã tỏ mới nên đạo người (câu 102) thật là rành-mạch và chính-xác từng chữ. Nhân-luân có thể hiểu là nhân-vị như chủ-trương của Mounier.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người: Vua Minh-mệnh, Nguyền: xin cho, mong cho.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hậu hoài: ôm-ấp trong lòng một cách thiết-tha, quý-trọng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Siêng vui nghề-nghiệp: dịch câu lạc nghiệp phục cần, nghĩa là vui với nghề của minh và chịu khó chăm-chỉ làm việc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mới đặng ấm no: sáng-tác của Tự-đức, trong chính bản có.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trên: dịch chữ ngưỡng, ngẩng lên trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dưới phò: dịch chữ phủ dục, cúi xuống nuôi-nấng dạy bảo. Chữ dục được dịch là phò, hơi tối nghĩa và ít có vẻ thông-minh nhất nam-tử. Dục có nghĩa là nuôi cho khôn lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thuế viết: dịch chữ tô-phú, tiền phải nộp cho nhà nước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Biếng nhát: bản nôm viết sai chính-tả, phải hiểu là biếng nhác.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hè lui: rủ nhau bỏ công việc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và [17] Có sai: dịch chữ hữu sự là có việc, có sai bảo làm gì thì xốc vào nghĩa là xông vào làm ngay, dịch câu phấn dũng hướng tiền, mạnh-mẽ xông đến trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Làm lại: Làm các chức hành-chánh dưới quyền quan.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nha tào: các công-sở.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tuôn: xông tới, chạm phải. Phải viết là tuông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phao: Vất đi, ném đi. Tuông-phao dịch chữ lộng, nghĩa là khinh nhờn, coi là trò đùa. Lộng pháp dịch là tuông-phao phép lề rất sát và mạnh nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ăn xâm: không phải của mình mà cứ dùng sức mạnh để lấn-át tranh giành cho được.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dân lê: dịch chữ tiểu-dân trong nguyên-bản, cũng gọi là lê-dân, dân đen, những hạng bần-cố-nông khổ-cực.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Siêng-sắn: tiếng đôi, nghĩa là chăm-chỉ, cần-mắn. Từ câu 105 đến 124, tác-giả binh-giải câu quân-thần hữu-nghĩa và ấn-định nhiệm-vụ của bầy tôi. Trong liên-hệ quân-thần, thần có nhiệm-vụ với quân, còn quân có nhiệm-vụ với dân. Sự phân-nhiệm kể cũng khá minh-bạch.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu đưa đẩy, không có trong nguyên-bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thờ thân: sự phụ-mẫu, thờ cha-mẹ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người hiền giữ đạo ắt mình tốt lâu: dịch câu quân-tử thủ đạo sở di trường thủ kỳ hưu, nghĩa là: người quân-tử giữ đạo là giữ được lâu dài ơn phúc cho mình. Chữ trường thủ kỳ hưu dịch là ắt mình tốt lâu, rất sát nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đạo thường: dịch chữ di luân. Di là thường. Luân là luật tự-nhiên, di-luân đồng nghĩa với luân-thường. Dịch di-luân là đạo thường cũng đúng nhưng không được chính-xác như đã phân biệt ở câu 101 và 102.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giành: Lấy lại, để sẵn đấy cứ việc đến lấy. Chữ Giành dịch chữ trăn nghĩa là đến, ( không được sát nghĩa). Đề-nghị dịch là: đạo thường đã định, phúc mầu đến nhanh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Rỡ thay: Sáng-sủa thay. Bây giờ ta nói rạng-rỡ rực-rỡ, mừng-rỡ, không dùng chữ rỡ riêng biệt.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  6. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    II

    CHÍNH TÂM-THUẬT


    Hai điều(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) là sửa chước lòng (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    136. Chính tâm-thuật ấy nghĩa thông làm vầy.

    Vả lòng là cội(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) người vay,

    Dòng theo nguồn sạch, bóng tày cây ngay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Lòng ngay, muôn tốt thửa bày(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    140. Mếch, sinh trăm chữ, há mày theo lơi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)?

    Vị Hoàng thượng-đế là trời,

    Cho lòng dân dưới(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) há sai tính thường,

    Nghĩa, nhân, lễ, trí rỡ-ràng,

    144. Mới sinh ai cũng bốn đường(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) đủ sinh.

    Người(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nguyền trăm họ vẹn mình,

    Lòng lành (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thường giữ, tính lành(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thường trau(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Nghiệp làm(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) tuy có khác nhau,

    148. Về lành(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) cũng một(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) khác đâu chẳng về(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Kẻ giàu có chớ phí khoe(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Kẻ nghèo thì cũng chớ hề dối gian(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Chớ theo điều lợi phỉnh man(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    152. Chớ sa nhữn(những)(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) thói gian-ngoan dữ-dằn(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Một lời dầu chẳng thẳng bằng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Nết làm một việc dầu chăng đặng lành(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Mình đà biết hổ-hang mình(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    156. Lòng ăn-năng(năn) lắm, mình đành cải đi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Giữ sinh phải muốn lành nghì(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Bỏ xiên, dẹp dữ, đều về chưng ngay(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Bằng chăng răn xét lầm ngây(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    160. Ắt điều nhơ, xú, tà, tây, đều làm(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Mang hình mới nghĩ sao kham(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Ví như cắn rốn chỉn cam không gần(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Thư rằng: “theo thuận lành thân,

    164. Nghịch thì mang dữ, ứng thần bóng vang.”

    Lòng người (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nuôi dạy dân nhàn(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Muốn xem nên đức, thường nhan mắc hình(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Chúng ngươi bằng muốn giữ sinh(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    160. Mình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)​


    **********
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hai điều: điều thứ hai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sửa chước lòng: dịch đầu đề số 2: chính tâm-thuật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cội: gốc, như nói cội cây là gốc cây. Cả câu 137 dịch Hán-văn: tâm giả thân chi bản dã, lòng ấy là gốc của người vậy. Chữ vay ở trên nghĩa là như vậy, như thế đó, có tính-cách khẳng-định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả câu 138 và sáng-tác của dịch-giả, trong nguyên văn không có.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lòng ngay muôn tốt thửa bày: Dịch từng chữ trong nguyên bản: kỳ tâm chính tắc vạn thiện sở do sinh, tâm chính là lòng ngay, vạn thiện là muôn tốt, sở là thửa, sinh là bày.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mếch, sinh trăm dữ, há mày nên lơi: kỳ tâm chính bất chính bách ác sở tùng xuất, khả bất thận dư ? Mếch nghĩa là xiêu vẹo, lệch sang một bên, không thẳng, dịch chữ bất chính; trăm dữ dịch chữ bách ác, lơi nghĩa là nới rộng ra, không chặt-chẽ như trước, dịch rất gọn và rất đúng chữ bất thuận. Há mày nên lơi: chả nhẽ không thận-trọng hay sao? Chẳng lẽ lại cẩu-thả chàng?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dân dưới: hạ dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bốn đường: dịch chữ tứ đoan bốn mối, tức là: nghĩa, nhân, lễ, trí. Mới sinh dịch chữ sơ sinh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Người: chỉ vua Minh-mệnh, dịch chữ Trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lòng lành: dịch chữ lương tính.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tính lành: dịch chữ lương tính

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trau: sửa-soạn mài giũa cho trơn bóng, chải-chuốt; ở đây, dịch chữ tồn dưỡng, nghĩa là luyện-tập nuôi-nấng, giữ gìn săn-sóc cho nẩy-nở hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nghiệp làm: dịch chữ sở-nghiệp, công việc của mình đã làm ra: chữ nghiệp ở đây là nghĩa thông-thường, không phải chữ nghiệp của nhà Phật, nghĩa là duyên-kiếp sẵn từ những đời trước.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Về lành: dịch chữ hướng thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cũng một: dịch chữ tắc nhất, nghĩa là tuy việc làm người ta khác nhau. Nhưng con đường hướng thiện chỉ có một mà thôi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Khác đâu chẳng về: không có trong nguyên bản, dịch-giả thêm thắt ra cho trọn câu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phí khoe: dịch chữ kiêu xa, cậy mình giàu có và tiêu-pha quá đáng; kẻ giàu thì chớ phi khoe, dịch câu phú-giả vật chí ư kiêu-xa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Kẻ nghèo thì cũng chớ hề dối-gian: dịch câu bần-giả vật lưu ư gian-ngụy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phỉnh-man: dịch chữ dạ, lấy lời nói đẹp mà lừa dối, mà giấu cái tính thực đi cho người ta không thấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhữn: bản nôm viết nhẫn, phải đọc là những.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thói gian-ngoan dữ-dằn: dịch chữ ác-tập. Chớ sa những thói gian-ngoan dữ-dằn: vật hãm ư ác-tập.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một lời dầu chẳng thẳng-bằng: cẩu hữu nhất ngôn chi bất chính, nếu có một lời nói nào không thẳng-thắn ngay thật.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nết làm một việc đâu chẳng đặng lành: cẩu hữu nhất hạnh chi bất-thiện, nếu có một nết nào tốt. Nết làm dịch chữ hạnh, một việc chữ nhất, chẳng đặng lành, tức là chẳng được lành, dịch chữ bất thiện.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mình đà biết hổ-hang mình: tất tri quí-sỉ ư tâm, tất dịch là đa, quí sỉ là hổ-hang, ư tâm, dịch bằng hai chữ mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lòng ăn-năng lắm, mình đành cải đi: thâm tự cải hôi, dịch hơi dài dòng, nhưng mạnh nghĩa, trừ chữ đành có vẻ miễn-cưỡng. Chữ ăn năng, bản nôm viết là ăn-năng, phải hiểu là ăn-năn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Giữ sinh phải nói muốn lành nghì: lạc thiện hiếu nghĩa dĩ bảo kỳ sinh, yêu điều lành, mến điều nghĩa để giữ-gìn cho sự sống của mình. Giữ sinh dịch chữ bảo sinh, phải muốn dịch hai động-từ lạc là một động-từ hay và hàm-súc nhất của từ-ngữ triết-học Khổng-tử, nghĩa thường là vui, ưa thích, nghĩa triết-học là thích đến nỗi như muốn để cho mình tan vào trong cái mình thích, để cho chủ-thể đồng-nhất với đối-tượng, nói lạc ư nghệ, lạc ư đạo (hay lạc đạo) là theo nghĩa này. Vua Tự-đức dịch lạc hiếu, là phải muốn kể cũng đã khá công-phu, nhất là khi ta hiểu chữ muốn không phải như là một tác-động của ý-chí, mà như là một tác-động sinh-lý(muốn: thèm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bỏ xiên, dẹp dữ đều về chưng ngay: tị ác khử tà, hàm qui vu chính; tị ác: dẹp dữ; khử tà: bỏ xiên; hàm qui: đều về; vu chính: chưng ngay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bàng chăng răn xét lầm ngây: nhược bát tư cảnh-tỉnh, nếu không lo cảnh tỉnh; cảnh là răn, tỉnh là xét, chăng là không.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ắt điều nhơ, xú, tà, tây đều làm: dâm, tịch, tà, uế, vô sở bất vi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mang hình mới nghĩ sao kham: đáo thử hãm vu hình tru, đễn nỗi bị hãm vào hình tru, bị mang hình-áp

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cắn rốn chỉn cam không gần: phệ tê hà cập? cắn rốn(ăn-năn) sao còn kịp nữa, sao cho đến gần rốn được?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lòng người: Chỉ vua Minh-mệnh, nguyên-văn là chữ Trẫm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nuôi dạy dân nhàn: Giáo-dưỡng vạn dân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Muốn xem nên đức, thường than mắc hình: Nhà vua thích được thấy dân-chúng trở thành một cái gì, trở thành đạo-đức hơn chẳng hạn (bản Hán chỉ nói thành trống không mà thôi không có túc-từ) mà không thích thấy dân-chúng phải mắc vào vòng tù tội. Nguyên-văn: Lạc quan nhĩ đẳng chi thành, nhi bất lạc kiến nhĩ đẳng chi li vu cửu dã (lạc: ưa thích, quan: xem, nhĩ đẳng: các ngươi, li: mắc; cửu: tội-lỗi, tù-tội). Như vậy, câu văn trên của Tự-đức có thể cắt nghĩa là: Nhà vua được xem thấy dân-chúng trở thành đạo-hạnh hơn, nhưng chỉ buồn thấy cái cảnh dân-chúng bị lâm vào cảnh tù-tội, chỉ vì đã không theo thuận về lành.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng người bằng muốn giữ sinh: Nếu chúng ngươi muốn cho đời sống của mình được bảo-vệ, được duy-trì, Bằng: nếu như

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên: Nhĩ đẳng kỳ thận tư chi, chúng người phải suy-nghĩ về điều đó một cách kỹ-lưỡng.

    (Còn tiếp...)
     
    tducchau thích bài này.
  7. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    III


    VỤ BẢN-NGHIỆP



    Ba điều(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) giữ nghiệp cho chuyên(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Trời sinh dân thảy phó riêng nghiệp làm.

    Người đều chọn nghiệp gì kham(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    172. Dựng mình lấy đó chuyên ham vốn này(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Học-trò, làm ruộng, thợ, thầy,

    Bán buôn, vườn tược, lưới chài, chăn coi.

    Dẫu mà lính tráng, đội cai,

    176. Đều nhờ có nghiệp, để nuôi sống mình.

    Siêng-năng nghiệp ấy mới thành,

    Bằng mà trễ-nải, nghiệp đành bỏ đi.

    Bằng chuyên gắng sức nghiệp chi(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Kế lần sau, cũng có khi đặng thành.

    Học-trò trau nết, sạch mình,

    Học nhiều, nghe khắp, quyết dành đến nên.

    Dẫu nhằm trước mắt lợi hèn,

    184. Cũng đừng tham gấp mà quên chí chờ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Ruộng thì sửa cái cày bừa,

    Siêng công cấy gặt, quyết nhờ đủ no.

    Dẫu khi đặng mất khác mùa(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    188. Cũng đừng thấy vậy, thôi lo nghiệp thường(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Với như thợ(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) sắm hóa hàng (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Bán buôn(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), của-cải(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) mọi đường nhiều thông(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Cùng quân nghề võ tập tòng(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    192. Những người có việc để dùng nuôi thân(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Tập an lại với làm cần(Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link),

    Vụ chưng bản-nghiệp, nghĩa phân rất hiền (17).

    Thư rằng: “nghiệp rộng tại siêng” (18),

    196. Chúng ngươi phải gắng (19) cho kền mới hay (20).

    **********
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ba điều: Điều thứ ba

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link GIữ nghiệp cho chuyên: Dịch chữ vụ bản-nghiệp

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Gì kham: Có thể làm được, phù-hợp với khả-năng của mình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dựng mình lấy đó chuyên ham vốn này: dĩ vi lập thân chi bản, lấy đó(nghiệp làm) làm gốc cho sự lập thân(dựng mình).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bằng chuyên gắng sức nghiệp chi, kế lần sau, cũng có khi đặng thành: dịch câu đản năng năng nghiệp tinh-chuyên, bất giải dụng lực, tăc nhật kế bất túc, nguyệt kế tắc dư, chung tất kiến kỳ thành-hiệu hĩ: nếu có thể làm việc một cách chăm-chú, siêng-sắn, không lười dùng sức, mưu tính một ngày không đủ, mưu tính một tháng chắc thừa, cuối cùng chắn-chắn sẽ kết quả vậy . Gắng sức: dịch chữ: bất giải dụng lực; Kế lần sau: tính dần dần rồi cuối cùng; đặng thành: thành hiệu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chí chờ: dịch chữ đồ, nghĩa là mưu-toan về tương-lai.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đặng mất khác mùa: mùa được mùa mất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thôi lo nghiệp thường: dịch chữ xuyết nghiệp hay chuyết nghiệp, bỏ nghề nửa chừng.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thợ: người sống bằng nghề chân tay, dịch chữ bách công.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sắm hàng hóa: dịch chữ sức hóa nhập tài, nghĩa là làm cho đồ vật đã làm đẹp hơn và mua sắm vật-liệu để làm đồ mới, ý nói người thợ chuyên-cần làm việc luôn tay không nghỉ. Câu với như thợ sắm hóa-hàng dịch không sát nguyên-văn nên khó rõ nghĩa; phải đọc câu chữ Hán: dĩ chí bách công chỉ sức hóa nhập tài, và hiểu dĩ chí là cho đến: (chứ không phải là với như) bách công: thợ thuyền; sức hóa nhập tài: sắm-sửa vật liệu, và hiểu cả câu là: thợ thuyền: sức hóa nhập tài: sắm-sửa vật liệu, và hiểu cả câu là: đến như thợ thuyền thì phải sắm-sửa vật-liệu,

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bán buôn: hiểu là người buôn-bán, dịch chữ thương cổ. Thương là mang đi bán, cổ là bán hàng tại nhà, vậy thương dịch là buôn, cổ là bán.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Của-cải: dịch chữ hóa-hối, vàng ngọc gọi là hóa, vải lụa gọi là hối.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọi đường nhiều thông: dịch Hán văn: phụ thông: phụ là nhiều, thông là truyền đạt đi từ chỗ này suốt qua chỗ khác. Đã làm nghề buôn-bán, phải làm sao cho hàng-hóa lưu-thông dễ-dàng, đó mới là một nhà thương-mại lành nghề và cần-mẫn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cùng quân nghề võ tập ròng: dịch câu: quân ngũ tắc giảng tập võ-nghệ. Quân nghĩa là người ở trong đội ngũ có tổ-chức chứ không phải là một loại-tự có tính-cách miệt-thị. Tập ròng là giảng-tập, tập đi tập lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Những người có việc để dùng nuôi thân: dịch câu: phàm hữu thường chức dĩ trị sinh giả, tất cả những người có công ăn việc làm để sinh sống. Những câu 189,190,191,192 là chủ từ chung của động-từ tập an, làm cần ở câu 193.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tập an lại với làm cần: dịch câu: mạc bất tập nhi an yên, cần nhi hành yên, chẳng ai là không làm đi làm lại mà xong, chăm-chỉ mà làm. Chữ lại với là chữ thêm ra cho đúng luật thơ, nhưng có tác dụng tai-hại là làm cho câu thơ tối nghĩa. Chữ tập an và làm cần vì dịch không thống-nhất nên cũng khó hiểu, đáng lẽ phải dịch tập an cần hành, hoặc an tập, hành cần (làm cần) có thể rõ nghĩa hơn.

    [17] Vụ chưng bản-nghiệp, nghĩa phân rất hiền, dịch câu: thử vụ bản-nghiệp chỉ nghĩa dã, đó là chỉ vụ cái nghĩa bản-nghiệp vậy, cốt chú-trọng vào cái nghĩa bản-nghiệp, tức là nhắc lại đầu-đề. Nghĩa phân rất hiền: cái ý-chỉ của chủ-trương vụ bản-nghiệp được cắt ra một cách rành-mạch. Hiền nghĩa là tốt hơn, khôn-ngoan, vượt hẳn lên.

    [18] Nghiệp rộng tại siêng: nghiệp quảng duy-cần, chỉ có chăm-chỉ là làm cho nghề-nghiệp phát-triển.

    [19] Chúng ngươi phải gắng: nhĩ đẳng kỳ miễn chi.

    [20] Cho kền mới hay: cho bền-vững, liên-tục. Chữ kền thường được hiểu là do chữ nickel của Pháp, và mới thực-dụng từ thời Pháp thuộc. Tự-vựng Alexandre de Rhodes (1649) chưa có, Tự-vựng Taberd, Phạm-đình-Hổ, ngay cả Tự-vựng Huỳnh-Tịnh-Của (1899) cũng không có. Âm kền cũng có thể đọc là kiền, chữ Hán nghĩa là vững bền, nhưng chữ kiền không có bộ tâm, ở đây chữ kền có thêm bộ tâm, vì vậy được đọc là kền.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  8. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    IV


    THƯỢNG TIẾT-KIỆM

    197. Bốn điều (1) Thượng tiết-kiệm này,

    Nghĩa rằng dùng của, chuộng hay sẻn chừng (2)

    Vả sinh của vốn có ngần,

    200. Sinh nhiều (3), ăn ít (4), làm nhanh (5), dùng từ (6),

    Vậy thì của luống đủ thừa (7),

    Thánh-hiền luật ắt kiệm vừa (8) trước minh (9)

    Thuở năm Minh-mệnh thừa bình (10),

    204. Dân-gian xa-xỉ, tục-tình chuộng theo.

    Mặc dùng (11) quá đỗi tốt nhiều (12),

    Khuyên mới qua lại (13) thảy đều phí nhăn (nhăng) (14)

    Lại thêm cúng Phật thờ Thần,

    208. Một đàn tiếu-tế (15) tính dần ngàn trăm.

    Lắm thay (16) đoàn dại tối-tăm (17),

    Mê-man nha-phiến, lung-lăm rượu cờ.

    Rồi đều nát của (19) chẳng dư,

    212. Làm hoang mắc tội, lòng thừa thương dân.

    Chúng ngươi vâng dạy (20) cho thuần,

    Sửa mình, nhà, (21) lấy kiệm-cần làm khôn.

    Mặc ăn chớ quá tốt ngon (22),

    216. Ở, dùng bền thật (23), tế, chôn phải thường (24)

    Còn như đứa dại (25) quân hoang (26),

    Lầm ăn nha-phiến, rượu quàng đánh thua.

    Đều mau quyết bỏ quyết xua (27),

    220. Thư rằng: “giữ kiện chỉn lo lâu dài” (28).

    Chúng ngươi ở đặng như lời,

    222. Hiệu giàu (29), thói kiệm (30), đều noi mỹ-miều.

    **********
    1) Bốn điều: Điều thứ bốn.

    2) Câu 198 cắt nghĩa thế nào là thượng tiết-kiệm, đó là dùng của chuộng hay sẻn chừng.

    3) Sinh nhiều: Sinh chi giả chúng (chúng là nhiều), hiểu là: người sản-xuất thì đông.

    4) Ăn ít: Thực chi giả quả (quả là ít), hiểu là: người tiêu-thụ thì ít.

    5) Làm nhanh: Vi chi giả tật (tật là nhanh chóng), hiểu là: làm tích-cực.

    6) Dùng từ: Dụng chi giả thư (thư là từ-từ, thong-thả). Cả câu lấy chữ trong sách Đại-học, X,19.

    7) Đủ thừa: Dịch chữ túc, nghĩa là đầy đủ.

    8) Kiệm vừa: Dịch chữ tiết-kiệm, trên dịch là sẻn chừng (câu 198)

    9) Trước minh: Dịch chữ vi tiên, lấy làm trước hết.

    10) Thuở năm Minh-mệnh: Nguyên bản ghi là kim, nghĩa là nay ngày nay, thời Minh-mệnh tự nhận-định về triều-đại của mình.

    11) Mặc dùng: Dịch chữ y-phục, khí-dụng (áo mặc, để dùng).

    12) Quá đỗi tốt nhiều: Dịch chữ xa lệ quá độ, nhiều và đẹp quá mức cần-thiết.

    13) Khuyên mời qua lại: Thù-tạc vãng-lai, người mời đi, kẻ mời lại, trao-đổi nhau luôn luôn nên trở thành tốn-kém.

    14) Thảy đều phí nhăng: Suất đa phù-phí, thảy đều là tốn kém hão-huyền quá-độ. Nhăng dịch chữ phù, nghĩa là nổi lềnh-bềnh, không căn-cứ vào đâu; bản Nôm viết sai là nhăn.

    15) Tiếu-tế: Lễ-nghi cúng Thần-Thánh; tiếu nghĩa đầu là uống rượu, sau chỉ lễ cưới và lễ đội mũ có uống rượu, sau cùng chỉ lễ cầu-cúng của sư-sãi hay đạo-sĩ. Muốn tiếu-tế, phải lập-đàn, mua nhiều rượu, rất tốn kém (tính dần ngàn trăm).

    16) Lắm thay: Nhiều thay, dịch chữ thậm giả.

    17) Đoàn dại tối-tăm: Dịch chữ minh-ngoan chỉ đồ, lại hippies bây giờ.

    18) Lung-lăm: Hung-dữ, ngang-tàng, không giữ lễ-phép, không kiêng sợ một ai.

    19) Nát của: phá-sản khuynh ti (ti là tiền của).

    20) Vâng dạy: nghe lời giáo-huấn, chỉ bảo, dịch chữ tuân trẫm huấn.

    21) Sửa mình, nhà: dịch chữ trì thân trị gia: sửa mình, coi sóc việc nhà.

    22) Mặc ăn chớ quá tốt ngon: dịch câu y-phục bất khả quá xa, ẩm-thực bất khả vô tiết, quần áo không nên sang-trọng quá, ăn uống không được thiếu chừng-mực.

    23) Ở dùng bền, thật: dịch câu phòng ốc, khí-cụ, vụ thủ chất-phác.

    24) Tế, chôn phải thường: dịch câu quan hôn tang tế đãn quí đắc nghi.

    25) Đứa dại: ngu-nhân.

    26) Con hoang: đãng-tử.

    27) Quyết bỏ quyết xua: Hán-văn: tốc nghi tẩy trừ, nên mau mau rửa bỏ đi.

    28) Giữ kiệm chỉn lo lâu dài, dịch câu thận nãi kiệm-đức, duy hoài vĩnh-đồ; kỹ-lưỡng về đức kiệm, chỉ có cách đó mới lo được những toan-tính lâu dài. Bốn chữ duy hoài vĩnh đồ đã được dịch ra từng chữ: chỉn lo lâu dài.

    29) Hiệu giàu: tóm-tắt câu ân phú chi hiệu khả trí, cái kết-quả về một đời giàu sang lớn-lao có thể đến.

    30) Thói kiệm: dịch câu kiệm ước chi phong thành, cái thói kiệm ước đã thành.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  9. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    V


    HẬU PHONG-TỤC


    Hậu phong-tục ấy năm điều (1),

    224. Rằng trong thói tục (2) nên theo hậu hiền (3).

    Hễ cùng nhà nước chẳng hèn,

    Thói thuần, tục tốt, hình bèn đặt không (4).

    Bác binh cũng xếp chẳng dùng (5),

    228. Chưng trong bốn biển ngợi khong thái-bình (6).

    Người (7) nguyền ai nấy làm lành,

    Coi nhau bắt chước đều thành đạo khôn (8).

    Có ân-ý đãi bà con (9),

    232. Có tín-thuận, đãi xã-thôn thuận cùng (10).

    Hòa trên dưới, lấy khiêm-cung (11),

    Giàu không lấn khó, mạnh không lấn hèn (12).

    Cùng nhau thường giữ thương liền (13),

    236. Gặp khi có việc, chớ quên giúp phò (14).

    Chớ cưu thù-giận gianh-đua,

    Chớ ham kiện-cáo, bỏ lo việc vàng (15).

    Giữ trông cùng dẹp trộm gian (16)

    240. Giấu gì trốn lính, khỏi can tội chuyền (17).

    Có lòng liêm thẹn ngay tin (18),

    Không làm những thói dối xiên hiểm nhèo (19).

    Học trò học ắt biết nhiều,

    244. Ở lòng thuần-hậu, gìn điều lặn (lặng) (20) an.

    Cày (21) thì chớ vượt lấn ngang,

    Chớ ngăn nước ruộng mà toan hại người.

    Thợ cùng buôn chớ tham lời,

    248. Gianh nhau với rẻ tốt-tươi đắc (đắt) hàng (22).

    Thư rằng: “ những chúng dân thường,

    Không làm bầy vạy, không nương loài tà” (23).

    Ý này ai nấy nghiệm qua,

    252. Thảy chừa thói bạc, đổi ra tục lành.

    Rước hoài (24) chưng phúc hòa-bình,

    Đến điều cả thuân, thảy tính gắng thay.​


    **********
    1) Năm điều: điều thứ năm.

    2) Thói tục: dịch chữ phong-tục.

    3) Hậu hiền: dày-dặn, tốt-lành.

    4) Thói-thuần, tục tốt, hình bèn đặt không: dịch câu phong thuần tục mỹ, tắc … …, nghĩa là thói lành, tục tốt thì sẽ không phải trừng-phạt ai nữa.

    5) Bác binh cũng xếp chẳng dùng: dịch chữ binh tẩm, thôi việc binh.

    6) Chưng trong bốn biển ngợi khong thái-bình: … câu tứ hải chi nội, hữu thái-bình âm, nghĩa là ở trong bốn biển, có tiếng nhạc thái-bình. Ngợi khong: ca-tụng, khen.

    7) Người: vua Minh-mệnh, nguyên bản ghi trẫm.

    8) Coi nhau bắt chước đều thành đạo khôn: dịch câu tương-quan vi thiện giai chi đại đạo, cùng nhìn nhau làm lành, đều gọi là đạo lớn.

    9) Có ân-ý đãi bà con: dịch câu hữu ân-ý dĩ hậu thân tộc, có ơn huệ, có tình-ý để làm cho tình họ-hàng được dày-dặn.

    10) Có tín-thuận, đãi xã-thôn thuận cùng, dịch câu hữu tín-thuận dĩ mục hương-đảng, có lòng tin, có lòng nghe theo nhau để cho làng xóm được hòa-hợp.

    11) Hòa trên dưới, lấy khiêm-cung, dịch câu hữu lễ nhượng dĩ hòa thượng hạ, có giữ tôn-ti trật-tự, có nhường-nhịn để trên dưới được ăn ý với nhau, không có mâu-thuẫn xung-đột.

    12) Giàu không lấn khó, mạnh không lấn hèn, dịch câu vô dĩ phú xâm bần, vô dĩ cường lăng nhược, không lấy tiền của ức-hiếp người nghèo, không lấy sức mạnh lấn át kẻ yếu kém.

    13) Cùng nhau thường giữ thương liền: dịch câu cư bình tắc tương bảo ái, ở bình thường thì cùng nhau yêu mến nhau. Chữ thương ở đây dùng theo nghĩa miền Trung, nghĩa là yêu-dấu, quí-mến, để ý động-từ thương của người Huế có tính-cách vương-vấn, kéo dài, không như chữ yêu có vẻ cộc-lốc. Thương nghiêng về tình-cảm, yêu nghiêng về lý-trí.

    14) Gặp khi có việc, chớ quên giúp phò, … câu hữu sự tắt chu tuất, khi có việc thì cứu giúp người hoạn-nạn.

    15) Chớ ham kiện-cáo, bỏ lo việc vàng, dịch câu vật hiếu kiện-tụng dĩ phương sinh-lý, chớ háo kiện-tụng mà làm hại đến lẽ sống. Việc vàng dịch chữ sinh-lý, tuy hay, nhưng hơi xa nghĩa gốc.

    16) Giữ trông cùng dẹp trộm-gian: liên thủ vọng dĩ nhị đạo-tặc, cùng nhau giữ-gìn trông coi để dẹp trộm cướp.

    17) Giấu gì trốn lính, khỏi can tội chuyền: răn đừng cho đậy cho người trốn lính để tránh khỏi vạ lây, dịch câu giới nặc đào dĩ miễn châu liên. Châu liên là tội chuyền, tội vạ. Chữ giấu, bản nôm viết sai là dấu.

    18) Có lòng liêm, thẹn, ngay, tin, dịch câu; hữu liêm, sỉ, trung, tín chi tập, có thói quen biết liêm-sỉ, trung-tín.

    19) Không làm những thói dối xiên hiểm nhèo: vô phù ngụy hiểm trá chi phong, không có thói dối-trá, xiên-xẹo, hiểm-trá.

    20) Gìn điều lặng an; do chữ lập tháo điềm tĩnh, giữ yên-lặng, bình-thản. Chữ lặng, bản nôm viết sai là lặn.

    21) Cày: người cày, nhà nông.

    22) Gianh nhau với rẻ tốt-tươi đắt hàng, dịch câu: vật huyễn hóa nhi cầu thụ, đừng khoe-khoang quảng-cáo cho hàng của mình mà mong bán chạy. Đắc hàng: hiểu là đắt hàng, người miền Trung, nhất là người Huế, thường đọc âm t cuối ra cuối.

    23) Những chúng dân thường, dịch câu phàm quốc thứ dân; không làm bầy vạy, dịch câu vô hữu dâm bằng; không nương loài tà, dịch câu vô hữu tị đức, trong kinh Thư, quyển Chu thư, thiên Hồng-phạm, VI, 10. Dịch dâm bằngbầy vạy rất đúng vì dâm quá đáng, xấu-xa, bằng là bạn-bè, đảng-phái theo nghĩa xấu của danh-từ này, vì vậy, dịch là bầy rất sát nghĩa, bầy chỉ về số đông loài vật hơn là chỉ về người. Thẩm Quỳnh dịch vô hữu dâm bằng là không ai có bè đảng, như vậy là dịch thiếu chữ dâm; Nhượng Tống khá hơn, dịch là không ai có bè-đảng gian-tà, đúng nhưng dài dòng; Tự-đức dịch là bầy vạy, đúng từng chữ, và quá hay. Câu không nương loài tà dịch câu nhân vô hữu tị đức cũng có giá trị súc-tích như thế.

    24) Rước hoài: dịch chữ vĩnh nhạ, vĩnh là lâu dài, mãi-mãi, tiếng miền Nam gọi là hoài; nhạ là đón, gặp, đi mời, lo-liệu, được miền Nam gọi tắt là rước, có ý-nghĩa cung-kính.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  10. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    VI


    HUẤN TỬ-ĐỆ


    Sáu điều (1) Huấn tử-đệ này,

    256.Là con em dại tại hay dạy điềm (2)

    Người đầu (3) làm sắp con em (4),

    Cha, anh, thầy, lớn, sau thêm làm lần (5).

    Bằng nay đạo nhỏ (6) chưa từng,

    260. Ngày sau đạo lớn (7) ắt mần chẳng nên (8).

    Nên xưa dạy dưới mà lên,

    Hẹn sau làm đặng những quyền cha anh.

    Nên xưa thương sắp trẻ sanh (9),

    264.Dạy chưng đường nghĩa chẳng đành để xiên (10).

    Nay người (11) nguyền kẻ vai trên,

    Với con em, phải cho siêng dặn-dò.

    Khiến đều giữ tính trời cho,

    268.Nghiệp chi giữ lấy, đời mô cũng truyền. (12).

    Chớ cho chơi nhát (nhác) (13) chẳng siêng,

    Chớ cho cờ bạc, say điên rượu chè.

    Chớ cho kết với người ta,

    272.Chớ cho tập chuộng điều xa-xỉ này.

    Làm thì thảo, thuận, siêng cày (14),

    Lòng gìn lễ-nghĩa, liêm ngay, thẹn-thùng. (15)

    Lâu thì thuần tốt tấm lòng, (16)

    276. Càng ngày càng tới chưng trong điều lành (17).

    Kẻ hơn tài đức dặng thành (18),

    Làm nên công-nghiệp rạng vinh cửa nhà (19).

    Kẻ vừa cũng đặng thiệt-thà

    280. Làm tên dân, phải nghiệp ta, ta gìn (20).

    Chưng công thường bữa dạy khuyên,

    Há chăng chẳng lớn. chẳng bền vậy vay (21),

    Vả chăng con trẻ cháu ngây (22),

    284. Thánh-nhân thửa ắt sửa tày (23) đòi khi.

    Chức con em, sách Thiếu-nghi (24)

    Là người quân-tử nghiêm, suy dạy lần. (25)

    Lại như thầy Mạnh có rằng :

    “Ở yên không dạy thì gần muông chim” (26)

    Bao nhiêu lời sách rất nhằm (27),

    Chúng ngươi chớ khá chẳng chăm lời này (28).​


    **********
    1) Sáu điều: Điều thứ sáu.

    2) Dạy điềm: Chưa hiểu nghĩa, bản Nôm viết chữ quang (sáng) bên chữ điềm (yên lặng), bản Hán văn không có câu này.

    3) Người đầu: Người ta đầu tiên, dịch chữ nhân thủy.

    4) Làm sắp con em: Làm cấp đàn em. Sắp là một danh từ cổ chỉ về cấp bậc, loại, hồi, đàn lớn, như nói sắp học trò là một bầy học sinh: đánh cho một sắp: đánh cho một hồi. Chữ Hán: Nhân thủy vi đệ-tử: người ta bắt đầu làm con em. Những từ ngữ miền Nam trong bản Nôm sở dĩ có là do ảnh hưởng của bà mẹ vua Tự-đức là bà Phạm-thị-Hằng, con Phạm-Đăng-Hưng, nhập cung năm 1824, người tỉnh Gò-công.

    5) Cha, anh, thầy, lớn sau thêm làm lần: Hậu vi phụ, huynh, sư, trưởng. Lớn là người lớn, dịch chữ trưởng, chứ không phải là một tĩnh-từ bổ nghĩa cho chữ thầy.

    6) Đạo nhỏ: Đạo làm con em, dịch chữ tử-đệ chi đạo.

    7) Đạo lớn: Đạo làm người lớn, dịch chữ phụ, huynh, sư, trưởng chi đạo.

    8) Ắt mần chẳng nên: Dịch câu tức bất năng tri, ắt không thể biết được. Mần chữ đằng trong, nghĩa là làm.

    9) Nên xưa thương sắp trẻ sanh, dịch câu thị dĩ cổ giả ái tử, ấy người xưa yêu con. Sắp trẻ sanh : Bọn trẻ, các con.

    10) Dạy chưng đường nghĩa chẳng đành để xiên : Giáo chi dĩ nghĩa phương, phất nạp ư tà, dạy con đường nghĩa, chẳng đề gần-gũi sự xấu, đi đến sự xiên-xẹo, gian-dối.

    11) Người : Vua Minh-mệnh.

    12) Nghiệp chi giữ nấy, đời mô cũng truyền, dịch chữ vô thất thế nghiệp, đừng để mất cái nghiệp cha truyền con nối.

    13) Chơi nhát : Chơi bời lười biếng, dịch chữ du nọa; và phải hiểu nhátnhác.

    14) Làm thì thảo, thuận, siêng cày : Dịch câu hành, tất trọng ư hiếu, để, lực điền.

    15) Lòng gìn lễ-nghĩa, liêm ngay, thẹn-thùng : Dịch câu : Tâm tất tồn ư lễ nghĩa, liêm sỉ. Liêm được dịch là liêm ngay, sỉ là thẹn-thùng.

    16) Lâu thì thuần tốt tấm lòng : Dịch câu cửu chi tâm-địa thuần lương, lâu ngày thì lòng dạ tốt lành.

    17) Câu 276 dịch Hán-văn : Nhật tiến ư thiện.

    18) Câu 277 dịch Hán-văn : Cao-giả khả-di thành tài đạt đức. Cao giả được dịch là kẻ hơn.

    19) Câu 278, dịch Hán-văn : Quang-hiển môn-lư.

    20) Hai câu 279 và 280 dịch Hán-văn : Hạ giả diệc bất thất vi lương-dân, bảo-thủ gia-nghiệp, người dưới cũng không mất cái quyền làm một tên dân lương-thiện, để giữ-gìn nghiệp nhà. Hạ-giả được dịch là kẻ vừa, đối với cao-giả kẻ hơn ở trên. Chữ lương-dân được tách ra làm đôi, chữ lương ở câu trên được dịch là thiệt-thà (nghĩa là hiền-lành, lương-thiện), chữ dân ở câu sau được chuyển ra là làm tên dân. Cách dịch này khá độc-đáo.

    21) Hai câu 281 và 282 dịch câu Hán-văn : Binh nhật giáo hối chi công, khởi bất đại thả viễn hồ tai? Cái công dạy dỗ thường ngày, há chẳng lớn và xa hay sao? Viễn đã được dịch là bền, rất đúng và hay.

    22) Con trẻ cháu ngây : Dịch câu ấu tử đồng tôn, con thơ cháu dại.

    23) Sửa tày : Dịch chữ giáo, nghĩa là dạy dỗ.

    24) Chức con em, sách Thiếu-nhi : Dịch câu Thiếu-nghi : đệ-tử chức, học sách Thiếu-nghi trong Lễ-ký để hiểu cái chức-vụ của con em.

    25) Là người quân-tử, nghiêm, suy dạy lần : Dịch câu : quân-tử chi sở trí nghiêm, đi đến được cái nghiêm-uy của của người quân-tử. Câu 286, chủ-tử của mệnh-đề suy dạy lần là chữ thánh-nhân ở câu 284. Dạy gì? Dạy cho con em lần-lần biết cái nghiêm của người quân-tử như thế nào, là người quân-tử thì phải nghiêm như thế nào trong chức-vụ, trong nghi-thức (câu 285).

    26) Ở yên không dạy thì gần muông chim : Dịch câu : Dật cư nhi vô giáo tắc cận ư cầm-thú, ở nhàn-dật mà không được giáo-dục thì gần với cầm-thú.

    27) Rất nhằm : Rất đúng, tiếng miền Trung. (Như rứa thì nhằm : như thế là đúng).

    28) Chẳng chăm lời dạy : Dịch chữ kỳ vô hốt : Không lơ-là, không chểnh-mảng.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  11. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    VII

    SÙNG CHÍNH-HỌC


    Bảy điều (1) là chuộng đạo ngay (2)

    Rằng Sùng chính-học rất hay trong đời.

    Học là học để làm người (3),

    294. Đời không một kẻ nên rời học đi (4)

    Một ngày cũng chẳng nên lìa (5)

    Nhưng mà sở-học, chính thì mới nên (6)

    Người (7) nguyền ai nấy đều siêng,

    298. Quyết tôn chính-học, rõ khuyên đạo người (8)

    Thuấn, Nghiêu thảo-luận mà thôi (9)

    Thánh-hiền Khổng-Mạnh dạy lời nghĩa nhân (10)

    Ấy điều làm chính làm chân (11),

    502. Ấy điều nên học (12), chung thân nên gìn (13).

    Bao nhiêu đạo khác thánh-hiền,

    Đều là tả-đạo, bày nên mối kỳ (14).

    Chớ nghe phỉnh gạc (gạt) (15) lầm đi.

    506. Huống chi đạo khác (16) càng suy càng tà (17).

    Đến chưng trai gái lộn pha (18)

    Nết làm quấy-quá, thể là chim muông (19).

    Dấy gian dựng đảng (20) khéo khôn,

    310. Từ xưa mình nỡ mình tuôn (tuông) (21) phép hình.

    Làm hư nát phép đạo lành (22).

    Thực đà chẳng khá chút tình khá tin (23).

    Ai đà lầm, phải dỗ khuyên (24).

    314. Cũng nên kíp cải, cũng nên kíp chừa (25).

    Những điều cưới, hỏi, chôn, thờ (26),

    Thảy theo lễ nước, chớ mờ theo ai (27).

    Dầu mà nẻo khác chẳng noi (28)

    318. Bèn về đường thẳng (28), còn ai chê khờ?

    Học-trò giảng-tập thi-thư,

    Ắt thông nghĩa-lý, nỡ nhơ đến mình.

    Còn như các món dân binh (30),

    322. Mấy ai đọc sách cho minh chữ nhiều (31)

    Nhưng ưa người nói phải điều (32)

    Thấy người làm phải, học theo làm lành (33)

    Tính thường đức tốt nguyên sinh (34)​




    **********

    1) Bảy điều thứ bảy.

    2) Chuộng đạo ngay, dịch câu : sùng chính-đạo.

    3) Học là học để làm người, dịch câu : học giả sở dĩ học vi nhân.

    4) Đời không một kẻ nên rời học đi, dịch câu : cố thiên hạ bất khả nhất nhân vô học, cho nên trong đời không thể có một người vô học.

    5) Một ngày cũng chẳng lên lìa, dịch câu : diệc bất khả nhất nhật vô học, cũng không thể một ngày không học.

    6) Nhưng mà sở học, chính thì mới nên, dịch câu : nhi kỳ sở học vưu bất khả bất chính, nhưng mà cái học của con người càng không thể không chính đáng.

    7) Người : chỉ Minh-mệnh.

    8) Hán văn : Vụ chính-học, giảng minh nhân-luân.

    9)Hán văn : Thuấn, Nghiêu chi đạo, hiếu đễ nhi dĩ, đạo của Nghiêu, Thuấn chỉ là đạo hiếu-đễ mà thôi. Hiếu-đễ được Tự-đức dịch là thảo-thuận

    10) Hán văn : Khổng Mạnh chỉ giáo, nhân nghĩa vi tiên.

    11) Câu này không có trong nguyên bản chữ Hán, vua Tự-đức tự thêm ra.

    12) Ấy điều nên học : thị giai sở đương giảng dã, ấy đều là những cái nên giảng vậy.

    13) Chung thân nên gìn : vua Tự-đức thêm ra cho đủ câu, và cho ý-nghĩa thêm mạnh.

    14) Đều là tả-đạo, bày nên mới kỳ, dịch câu nhất thiết tả đạo dị đoan. Tả-đạo là đạo trái, một tôn-giáo không chính-đáng. Dị-đoan là mối kỳ, mối lạ, không thường. Nhà Nho chống lại tất cả những gì quái-dị và chỉ chú-trọng đến những cái thường, những cái không thể không có được trong đời sống, cho nên tất cả những gì bất-thường, phi-thường, vô-thường đều bị phủ-nhận.

    15) Phỉnh gạc, dịch chữ cuống hoặc. Bản Nôm viết sai chữ gạt gạc.

    16) Huống chi đạo khác, trong nguyên bản, Minh-mệnh ghi rõ là Da-to chi thuyết tức là đạo Công-giáo. Trong bản dịch, Tự-đức không nói rõ là đạo Da-tô vì chính-sách của ông về tôn-giáo mềm dẻo hơn Minh-mệnh.

    17) Càng suy càng tà, nguyên-bản ghi là vưu vi vô lý : lại càng là không hợp lẽ. Ta ghi nhận chủ-trương ôn-hòa và tiến-bộ của Tự-đức về tôn-giáo.

    18) và (19) Bản Hán nói rất mạnh : thậm chí nam-nữ hỗn-hào, hạnh đồng cầm-thú.

    20) Hán văn : phiến gian thụ đảng.

    21) Tuôn : Xông tới, đạp lên, phải sửa lại là tuông như giọng đọc thông-thường.

    22) Làm hư nát phép đạo lành, dịch Hán-văn : Hoại giáo đố luận.

    23) Hán-văn : vưu bất khả tín, lại càng không thể tin.

    24) Ai đà lầm phải dò khuyên, dịch Hán-văn, kỳ hữu nghiệp vi sỏ dụ, nghĩa là : ai đã trót bị dụ-dỗ. Chữ nghiệp được dịch là lầm rất đúng, nhưng lầm ở đây phải hiểu là đã lỡ rồi, đã trót làm mất rồi. Chữ dụ dịch là dỗ khuyên có lẽ hơi sai nhưng vì vần cuối câu nên bắt buộc phải vậy.

    25) Hán-văn : Đương tốc cải trừ.

    26) Hán-văn : phàm quan hôn tang tế.

    27) Hán-văn : tất tuần quốc-lễ.

    28) Hán-văn : cẩu bất hoặc ư tha kỳ, nghĩa là nếu không ngờ-vực đường khác, nếu không bị mê-hoặc bởi đường khác.

    29) Hán-văn : tự năng qui ư chính-đạo, nghĩa là tự mình có thể trở về đạo chính.

    30) Bản Hán-văn nói đủ hơn : binh, nông, công, cổ, nhà binh, nhà nông, người thợ, nhà buôn, gọi tát là dân binh (dân-sự và quân-sự).

    31) Hán-văn : khởi tất giai năng, độc thư thức tự, nghĩa là há có phải ai cũng đều có thể đọc sách biết chữ.

    32) Hán-văn : nhiêu kỳ kiến nhân chi thiện ngôn, duyệt nhi tùng chi, nghĩa là : nhưng mà khi thấy người nói điều phải thì ưa thích mà nghe theo.

    33) Hán-văn : kiến nhân chi thiện hành, hiệu nhi vi chi : thấy người làm phải thì bắt chước làm theo như thế.

    34) Hán-văn : binh di hiếu đức, nghĩa là giữ đạo thường mến đức tốt.

    (Còn tiếp ...)
     
    tducchau thích bài này.
  12. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    VIII


    GIỚI DÂM-THẮC.


    Giới dâm-thắc ấy tám điều (1)

    Là răn những nết mê xiêu dâm-tà (2).

    Người trong trời đất sinh ra,

    338. Quý gìn tính thẳng chẳng pha luông-tuồng (3).

    Quý noi đường phải, lý khôn,

    Chẳng sa vào thói phao tuôn (tuông) lăng-hoằng (4).

    Vả khi trai gái đặng gần,

    342. Là điều tình-dục rất nhăn (nhăng) dễ mờ (5).

    Dầu chăng lấy lễ ngăn ngừa,

    Mối tuy nhỏ lắm, họa vừa lắm sao (6)?

    Gây ra thù, kiện, tù, lao,

    346. Há chăng biết lý đón rào răn he (7) ?

    Lâu nay các tỉnh tâu về,

    Đàn bà vẹn tiết, gái kia vẹn mình (8).

    Người từng bêu thưởng đành-rành,

    350. Hoặc thờ miếu tốt, hoặc vinh bảng vàng.

    Đặng cho thiên hạ nghe tường,

    Thảy đều khuyên rán phen hàng tiết-trinh (9).

    Nguyền người cha mẹ vai anh,

    354. Có con em, phải dỗ dành dạy răn.

    Trai noi lễ-phép mình ngăn, (10)

    Gái ham trinh-tiết giữ-giằn (11) cho hay.

    Gái trai tình đã đặng ngay.

    358. Ắt là trăm phúc từ đây nhóm (12) về.

    Như người giàu cậy lấn đè,

    Cùng quân gian-giảo múa nghề khiến xui.

    Rất hay làm hại dân đời,

    362. Lại quen làm dữ những loài quân hoang.

    Đầu thì phá cũi xoi tường,

    Sau thì hoặc chúng gây đường tai hung.

    Lý trời đều thửa chẳng dung,

    366. Lại thêm phép nước cũng đồng chẳng nhiêu (13)

    Kinh Thư rằng : “Đạo trời cao,

    Phúc điều lành phải, họa điều tà-dâm”.

    Ai đà phạm ấy do lầm, (14)

    370. Kíp nên cải dữ mà chăm về lành.

    Thảy nhờ chưng chốn yên mình,

    Khuyên cùng trăm họ đành-rành nghĩ thay.​


    **********

    1) Tám điều : điều thứ tám.

    2) Định nghĩa thế nào là giới dâm-thắc. Dâm-thắc là những điều ham dục gian tà. Dâm-thắc được Tự-đức dịch là mê xiêu dâm tà.

    3) Hán-văn : Nhân tại thiên-địa chi trung dĩ sinh, quí thủ chính tính nhi bất lưu ư dâm đãng : người ta sinh ra ở trong trời đất, quí giữ tính thẳng mà không trôi dạt vào dâm-đãng. Thủ được dịch là gìn (giữ-gìn); bất lưu : chẳng pha; dâm đãng : luông-tuồng.

    4) Hán-văn : quí do thiện đạo nhi bất nhập ư tà-thắc : quí do đường lành mà không sa vào tội-lỗi. Tà-thắc được dịch là phao-tuông lăng-hoằng ; nhưng chữ tuông viết sai là tuôn.

    5) Là điều tình dục rất nhăng, dễ mờ, dịch câu tình dục tối vi dị hoặc, nghĩa là tình dục rất dễ làm mê đắm. Chữ dị hoặc được dịch là dễ mờ rất khám-phá. Chữ nhăng, bản Nôm viết sai là nhăn.

    6) Hán-văn : cẩu bất dĩ lễ tự phòng, tắc kỳ đoan thậm vi, kỳ họa thậm cự, nghĩa là nếu không lấy lễ đề-phòng, thì mối tuy rất nhỏ, nhưng họa rất lớn.

    7) Hán-văn : thù hấn sinh yên, ngục tụng khởi yên, khả bất tri sở thống, giới át chỉ dã tai, nghĩa là : thù hấn sinh ra, ngục tụng dấy lên.

    8) Hán-văn : hướng lai chư địa-phương hữu tiết-phụ trinh-nữ giả, nghĩa là lâu nay các địa-phương có kẻ là đàn bà giữ tiết, con gái vẹn trinh. Trinh-nữ giả dịch là gái kia vẹn mình không được hay lắm.

    9) Hán-văn : Trẫm đặc-gia tinh-thưởng, hoặc kiến từ-sở, hoặc tứ biển-ngạch, dĩ vi thiên-hạ chi trinh giả khuyến, nghĩa là : Trẫm đặc-cách ban thưởng, hoặc dựng từ-miếu, hoặc ban biển-ngạch, để khuyến-khích những người trinh-tiết trong thiên-hạ. Từ-sở được dịch là miếu tốt hơi gượng ép để đối với bảng vàng ở vế sau. Phen : ganh đua. Phen hàng tiết-trinh : ganh đua nhau để được kê vào bậc tiết-trinh. Dỗ-dành : dùng lời nói ngọt-ngào hướng-dẫn con em làm điều tốt. Chữ dành bản Nôm viết sai là giành. (xem bản Nôm)

    10) Mình ngăn : dịch câu nam dĩ lễ-pháp tự nhàn.

    11) Giằn : bản Nôm viết dằn. Giữ giằn nghĩa là giữ gìn, giữ kỹ-càng.

    12) Nhóm : dịch chữ tập. Bản nôm viết chữ nhóm là chữ chiếm bên chữ đa.

    13) Nhiêu : tha-thứ (chữ Hán).

    14) Ai vì lầm-lẫn phạm vào điều ấy. Để ý cách đặt câu rất gọn mà nếu tác-phẩm được viết vào thế-kỷ thứ 20, có người sẽ chứng-minh đó là một cách viết văn theo mẹo Pháp.

    (Còn tiếp...)
     
    tducchau thích bài này.
  13. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    IX

    THẬN PHÁP THỦ

    Chín điều (1) Thận pháp thủ đây,

    Là khuyên giữ phép, chớ hay làm xằng. (2)

    Triều-đinh mà ở với dân,

    376. Muốn hay giữ phép, chẳng ưng phạm nhằm. (3)

    Bằng hay giữ phép chẳng lầm,

    Sau bèn ít lỗi, khỏi lâm ngục-hình.

    Ắt là an-nghiệp vẹn mình,

    380. Vậy thì đặt phép, vốn tình vì dân.

    Chúng ngươi khá nghĩ cho cần,

    Giữ khuông (4) (khuôn) phép ấy, giữ thân-phận mình.

    Bảo cùng nhà có cha anh,

    384. Con em ai nấy dạy minh cho tường.

    Làng thì tổng-lý trong làng,

    Lớn trong dân, (5) phải biết đường dạy dân.

    Thường đam pháp-luật bảo lần,

    388. Chớ lờn bỏ phép, quyết mần liều thân.

    Từ đây nhẫn xuống luật răn,

    Như không đạo, chẳng thảo thân, hai điều. (6)

    Biết thì chẳng dám làm liều,

    392. Những điều can-phạm, bao nhiêu nghĩa-thường.

    Biết điều (7) xâu-xé, cướp lường,

    Chẳng lung (8) chưng khí hung-hoang ngầy-ngà (9)

    Biết điều trộm cắp, dâm tà,

    396. Ắt hay ngăn thửa ruột-rà quanh-co (10).

    Biết điều thưa vượt, cáo hùa,

    Ắt hay đổi thói tranh đua kiện hoài (11).

    Biết điều thuế đã định rồi,

    400. Thì không quơ-quét lôi-thôi thuế thường (12).

    Biết điều giấu phạm ắt mang,

    Thì không mách vẽ ẩn-tàng loài nhăn (nhăng) (13).

    Những điều phép thửa cấm ngăn :

    404. Giữ đà khỏi, ắt lành tăng, quấy trừ (14)

    Xét trong lời dạy kinh Thư,

    “Mày đều giữ phép, đặng nhờ trời thương” (15).

    Dưới đều đặng tiếng thuận-thường, (16)

    408. Trên mừng hình dạt, (17) thịnh-cường biết bao.​



    **********

    1) Chín điều : điều thứ chín.

    2) Định nghĩa thận pháp thủ.

    3) Hán-văn : Triều-đình chỉ ư dân, dục kỳ thử pháp nhi bất dục kỳ phạm pháp, nghĩa là : triều-đình đối với dân, muốn cho dân giữ phép mà không muốn cho dân phạm-pháp. Muốn hay giữ phép : ao-ước cho dân biết luôn luôn tôn-trọng pháp-luật ; chẳng ưng phạm nhằm : không muốn cho dân đụng phải đúng vào cái phép ấy.

    4) Giữ khuông phép : Hiểu là giữ khuôn phép. (Xem bản Nôm)

    5) Lớn trong dân : dịch câu hương chi thưởng chính, đứng đầu ở làng.

    6) Như không đạo, chẳng thảo thân, hai điều : hai điều luật về hành động bất đạo, bất hiếu. Từ câu 389, 390, 391, đến 392, phần dịch rất uyển-chuyển và tuy chữ dùng không theo sát vị-thứ của những chữ dùng trong nguyên-bản, nhưng những chữ trọng-yếu đã được duy-trì hay phiên-dịch. Cả đoạn Hán-văn là : như tri bất đạo bất hiếu chi luật, tắc bất cảm vi can thường phạm nghĩa chi hành : nghĩa là nếu biết luật bất đạo bất hiếu (không đạo hạnh, không thảo kính cha mẹ) ắt không dám có những hành-động liên-can xúc-phạm đến luân thường đạo-nghĩa. Chữ luật được giữ ở câu 389; bất cảm vi : chẳng dám làm, ở câu 391, thêm chữ liều cho mạnh nghĩa. Làm những gì ? Những điều can phạm (đến) bao nhiêu điều nghĩa (nhân nghĩa), điều thường (luân-thường). Mệnh-đề bao nhiêu nghĩa-thường không được rõ-ràng đối với độc-giả ngày nay vì chữ thường hiện nay là tĩnh-từ (nghĩa thường như vậy là nghĩa thông-thường) trong khi trong cổ-văn, thường là danh-từ ngang-hàng với chữ nghĩa đi đôi với nó (do đấy nghĩa-thường có dấu ngang).

    7) Biết điều : biết luật. Biết điều xâu-xé cướp lường : biết điều luật trừng-phạt những tội xâu-xé (đấu-ẩu), cướp lường (nhương đoạt).

    8) Chẳng lung : Chẳng nóng-nảy, hung-hăng, không sợ ai, không sợ pháp-luật.

    9) Khí hung hoang ngầy-ngà : dịch chữ cường-bạo hiêu-lăng chi khí. Cường bạo : hung-hoang, dữ-tợn, dùng sức mạnh đàn-áp, chém giết. Hiêu-lăng : ngầy-ngà, ồn-ào, dức-lác mà lấn-lướt người ta.

    10) Hán-văn : tri gian-dâm đạo-thiết chi luật, tắc hữu dĩ át kỳ tà-tịch chi tâm, nghĩa là biết luật (trừng trị tội) gian-dâm trộm cắp ắt có cách để ngăn-ngừa những mưu-tính bậy-bạ. Tà-tịch chi tâm dịch là ruột-rà quanh-co rất đúng.

    11) Hán-văn : tri việt-tố vu-cao chi luật, tất hữu dĩ cách kỳ kiện-tụng chi tập. Việt-tố là không kiện ở tòa liên-hệ mà kiện vượt lên tòa an trên (thưa vượt). Vu-cáo : đến pháp-đình trình tòa những tội mà người ta không phạm (cáo hùa). Câu Hán-văn nghĩa là : biết luật trừng-trị những tội thưa vượt cáo hùa ắt có thể thay-đổi cái thói quen kiện-tụng.

    12) Hán-văn : tri thuế khóa chi tự hữu định-ngạch, tắc vật tư đồ bao lãm nhi đà khiếm chính cung, nghĩa là biết rằng thuế đã định ngạch rồi, ắt không tìm cách nắm hết mà thiếu tiền nộp cho đủ. Đà-khiếm : tiền nợ lâu ngày không trả. Chính-cung : tiền nộp đủ, tiền thuế thường. Bao-lãm : dịch là quơ quét ; đà khiếm : lôi thôi, dây-dưa không trả ; chính cung : thuế thường.

    13) Hán-văn : tri nặc phạm chi tất chí can-liên, tắc vật hỗ-tương quán-thông nhi oa-tàng đào-phạm, nghĩa là : biết việc che đậy cho người phạm tội có liên-can đến mình (giấu phạm ắt mang) thì không liên-lạc với nhau mà ẩn-giấu người phạm tội trốn tránh. Nặc phạm : giấu phạm ; can-liên : mang ; quán-thông : mách vẽ ; oa-tàng : ẩn tàng; đào-phạm : loài nhăng. Bản Nôm viết sai giấu ra dấu, nhăng ra nhăn. (Xem bản Nôm).

    14) Hán-văn : phàm nhất thiết công-pháp sở cấm, giai đương cẩn tị, tự năng khư kỳ ngụy-vọng, tiến nhi tu lương, nghĩa là tất cả những phép công ngăn cấm, đều nên cẩn-thận tránh bỏ, thì tự mình có thể bỏ được những sự sai quấy mà tiến đến việc sửa nết tốt. Sở cấm : thửa cấm; như kỳ ngụy vọng : quấy trừ ; tiếm nhi tu lương : lành tăng.

    15) Hán-văn : các thủ nhỉ điển, dĩ thừa thiên-hưu, nghĩa là giữ tất cả mọi phép của mày để vâng chịu phúc trời. (Xem chú-thích trong bản Hán-văn)

    16) Tiếng thuận-thường : dịch chữ phong động chi hưu : cái phúc lành của thói tốt nổi dậy.

    17) Hình dạt : dịch câu hình thố chi trị : nền cai-trị đặt trên việc bãi bỏ hình-phạt. Hình thố : bỏ hình, không dùng hình phạt nữa. Âm dạt, bản Nôm viết đạt, thường được đọc là : đạt, đát, đợt, đật. Hoặc giả Tự-đức dịch lầm hình thố là đặt ra phép hình, hình-pháp được đặt ra để cho sự thưởng-phạt được nghiêm-minh, thì âm đạt phải được đọc là đặt và cả câu 408 phải được phiên-âm là : Trên mừng hình đặt, thịnh-cường biết bao.

    (Còn tiếp...)
     
    tducchau thích bài này.
  14. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    X

    QUẢNG THIỆN HẠNH

    Rộng làm lành ấy nết cao (1),

    Quảng chưng thiện hạnh lại sao mười điều (2).

    Chứa lành ắt đặng phúc nhiều,

    412 Mới hay lành ấy phúc theo nhóm về (3).

    Vả như gọi thửa lành kia,

    Cũng không gì khác mà e khó tuyền (4).

    Chẳng qua thảo, thuận, ngay, tin,

    416 Với nhân, nghĩa, lễ, trí, hiền, mà thôi (5).

    Nay người (6) dạy khắp chúng ngươi,

    Há rằng trước ấy các lời đã bao (7).

    Song mà luân-lý lớn-lao,

    420 Dùng thường tại đó, có sao ra ngoài. (8)

    Bao nhiêu quân, sĩ, dân, tôi (9),

    Đều nên kính ngẫm nghe lời người (10) khuyên.

    Làm lành phải gắng lần lên,

    424 Nay làm nên một, mai nên một lành.

    Lâu thì thực đặng trong mình,

    Chưa hoài ắt khá rộng thênh công thầm.

    Tự-nhiên tai-họa chẳng lâm,

    428 Ngày ngày phúc-lộc xăm-xăm tới hoài (11).

    Dẫu mà báo-ứng lâu dai (12),

    Thân mình chưa hiển lại roi (13) phúc thừa,

    Dòng sau con cháu ắt nhờ,

    432 Đời đời sang cả, nhiều dư không cùng (14).

    Kinh Thư rằng : “Đạo trời chung,

    Làm lành trăm phúc cho cùng chẳng sai” (15).

    Chúng người đều dõi (16) ý người (17),

    436.Dốc làm lành phải, chẳng lơi chút nào(18).

    Sửa an mệnh chịu tính trao (19),

    Giữ-gìn cho hợp, lớn-lao khắp đều (20),

    Cõi nhân ai cũng lên theo,

    440.Có nhân ắt thọ, mỹ-miều vẻ-vang (21).​




    **********

    1) Rộng làm lành : dịch chữ quảng thiện. Nết cao : dịch chữ hạnh.

    2) Sao mười điều : chép điều thứ mười.

    3) Hán-văn : tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, thiện giả phúc chi tập dã, nghĩa là : nhà chứa điều lành, ắt có dư-dả ơn phúc (chứa lành ắt đặng phúc nhiều), điều thiện ấy là sự nhóm họp của phúc (lành ấy phúc theo nhóm về)

    4) Hán-văn : sở vị thiện giả, vô tha, nghĩa là : cái gọi là thiện ấy, không có gì khác. Sở vị thiện giả : gọi thửa lành kia ; vô tha cũng không gì khác. Mệnh-đề mà e khó tuyền là tự vua Tự-đức viết thêm ra cho rõ nghĩa hơn, và cho đủ câu dĩ-nhiên.

    5) Hán-văn : bất quá hiếu đễ (thảo-thuận) trung tín (ngay tín), nhân nghĩa, lễ trí nhi dĩ (nhân nghĩa lễ trí mà thôi). Chữ hiền thêm ra cho có vần.

    6) Người : chỉ vua Minh-mệnh.

    7) Hán-văn : tư trẫm giáo nhĩ hữu dân, phi vị tiền hạng đẳng điều chi sở năng tất, nghĩa là : nay trẫm dạy bảo dân-chúng các ngươi, không nói đến việc phải biết hết các điều kể trên. Câu “há răng trước ất các lời đã bao” dịch thiếu chính-xác. Hoặc giả chữ “bao” là một động-từ cổ có nghĩa là bảo, nói, mà ta không rõ nghĩa chăng ! Dù như thế đi chăng nữa, chữ “há rằng” ở đầu câu không dịch đúng nguyên-bản, và làm cho câu thơ dịch bị tối nghĩa. Tuy-nhiên, có thể hiểu bao là tính gộp lại, dịch chữ tất.

    8) Hán-văn : nhiên kỳ di-luân nhật dụng chi thường, đại yếu diệc bất ngoại thị, nghĩa là những điều luân-lý là cái thường dùng hàng ngày, phần chính-yếu không ngoài những điều ấy.

    9) Dân, tôi : thứ dân.

    10) Người : chỉ vua Minh-mệnh.

    11) Hán-văn : miễn tiến ư thiện, kim nhật hành nhất thiện, minh nhật hành nhất thiện, cửu chi nhi thực đắc chư dĩ, tích chi nhi khả quảng âm-công, tự-nhiên tai-ương bất chí, phúc-lộc nhật lại. Đoạn này đã được dịch thành những câu 423, 424, 425, 426, 427, 428, và nghĩa là : gắng tiến đến thiện (làm lành phải gắng), hôm nay làm một việc thiện (mai nên một lành), lâu ngày thì thực-sự đắc-thụ được những điều ấy (lâu thì thực đặng), súc-tích mãi thì có thể làm cho âm-công (công thầm) rộng lớn hơn (rộng thênh), tự nhiên tai-ương không đến (tai-họa chẳng lâm), phúc-lộc ngày một tới (ngày ngày phúc-lộc xăm-xăm tới hoài).

    12) Lâu dai : dịch chữ sảo trì. Chữ dai , bản Nôm viết sai là giai.

    13) Roi : bắt chước theo, đồng nghĩa với noi dịch chữ bằng tạ, nghĩa là ỷ lại vào tư-cơ, hay địa-vị sẵn, thời-thế sẵn, (xem Đào-Duy-Anh, Hán-Việt từ-điển, nhà xuất-bản Minh-tân, trang 49), nhưng cũng có nghĩa nhẹ hơn là nhờ cậy, thân có chỗ nhờ cậy. (Thiểu-chửu, Hán-Việt tự-điển, trang 575). Vậy roi ở đây chỉ có nghĩa là noi theo, nghĩa yếu hơn chữ bằng-tạ của nguyên-bản.

    14) Dịch Hán-văn : phồn-diễn thịnh-đại ư vô-cùng hĩ, nghĩa là lan-tràn ra rộng lớn vô-cùng. Thịnh-đại đjc dịch là sang cả, phồn-diễn là nhiều dư ; vô-cùng là không cùng.

    15) Kinh Thư : tác thiện giáng chi bách tường, nghĩa là làm lành đổ xuống trăm phúc, trời ban nhiều phúc xuống cho (Xem Kinh Thư, quyển Thương-thư, thiên Y-huấn IV, 8).

    16) Đều dõi : tất cả đi theo, dịch câu hàm lễ.

    17) Ý người : ý-kiến của vua Minh-mệnh.

    18) Hán-văn : đôn hành thiện-đạo nhi bất đãi, nghĩa là : dốc làm điều lành mà không lười biếng (chẳng lơi).

    19) Hán văn : vu dĩ các chính kỳ tính-mệnh.

    20) Hán văn : bảo-hợp thái-hòa, nghĩa là giữ-gìn hòa-thuận yên-vui.

    21) Mỹ-miều vẻ-vang : dịch câu hoán hồ vĩ tai. Hoán có 3 nghĩa là lớn, hoa-mỹ, nhàn-rỗi; Tự-đức phối-hợp 2 nghĩa trên và dịch rất đúng là mỹ-miều, diễn-tả một cái gì to-lớn và sáng-sủa, đẹp-đẽ.Vĩ là lạ, giỏi, Tự-đức dịch rất khám-phá là vẻ-vang.

    (Còn tiếp...)
     
    tducchau thích bài này.
  15. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    PHẦN III (Tiếp theo )

    C

    TỔNG-KẾT


    Nay ta gánh lớn lạm đương (1),

    Đức hèn, học ít, lo-lường khôn khuây(2).

    Song mà đạo chúa cùng thầy,

    444 Cũng noi ý trước thương thay dân trời.

    Một người dầu tính đổi dời,

    Lầm vào tội ác, trách rồi về ta (3).

    Hạn vì bờ cõi rộng xa,

    448 Khó người người bảo, với nhà nhà khuyên.

    Muốn cho biết đạo thánh-hiền,

    Phải tua gắng học mới nên tính trời.

    Người xưa học tự nhỏ-nhoi,

    452 Đến chừng già cả, chẳng rời khi mô (4).

    Dẫu mà hiền-thánh trời cho,

    Cũng còn ham học, huống ngu-phàm này.

    Than vì những kẻ quê ngay,

    456 Hoặc vì nghèo-ngặt, có hay chữ gì (5) !

    Sách sưa nghĩa-lý khó suy,

    Nhà quan-lại, học-trò thi chưa cùng (6).

    Chi bằng thánh-huấn (7) rất thông,

    460 Mười điều tỏ rõ thiết trong tính-tình.

    Còn e nói chữ chưa minh,

    Lại e tiếng nói nhà Thanh khác mình (8),

    Nên ta dịch lại đành-rành,

    464 Mượn lời ca-vịnh dễ tình ngâm-nga.

    Thà quê mà đặng thực-thà,

    Hãy e chưa rõ, huống là dám thêm.

    Cùng là thuật lại cho xem.

    468 Làm gì chẳng dám dễ hiềm buổi nao.

    Thể này chẳng luận người nào,

    Nghe ra đã biết, nghĩ vào càng hay.

    Ai còn khuyên học đêm ngày,

    472 Huống ta nữ để đạo này biếng nghe.

    Huống ta có dạy không chia,

    Một trời, một đạo, ai nề với ai ?

    Hoàng-thân cho đến các tôi (9),

    476 Học-trò cho đến các loài quân dân.

    Dầu ai ham đọc hay vâng,

    Trước còn lơ-lảng (10), nay cần (11) mới nên.

    Thuộc rồi nhớ lấy cho bền,

    480 Ờ thì cho đặng mới tuyền đặng vay.

    Một phần đặng, một phần hay,

    Đặng bao nhiêu lại cho hay dày (12) bấy nhiêu.

    Làm lành đặng tiếng mỹ-miều,

    484 Nếu mà làm dữ, sao kêu (13) là người ?

    Phụ thêm bất quá mấy lời,

    486 Vâng theo thánh-huấn (14) đủ rồi, đủ nên.​


    Khắc xong tháng 10 năm Tự-đức thứ 23 (1870)


    **********

    1) Gánh lớn lạm đương : lạm đương gánh lớn, lạm dụng đảm đương chức-vụ làm vua, (nói khiêm). Chữ lạm cũng có thể phiên-âm là trộm, trộm đương, nhưng trong bản này, tác-giả phân biệt hai chữ lạm (chữ Hán, bộ thủy, bên chữ giam) và chữ trộm (nhân đứng, bên là chữ lạm), xem câu 239 L giữ trông cùng dẹp trộm gian. (Xem bản Nôm) Câu này cho biết việc Tự-đức làm vua chỉ là vạn bất-đắc-dĩ, và nhà vua chắc-chắn đã không đối-xử quyết-liệt với Hồng Bảo và gia-đình chỉ vì lý-do muốn bảo-vệ ngai vàng cho cá-nhân mình.

    2) Ngôn-ngữ cực kỳ khiêm-tốn.Lăng của vua Tự-đức được đặt là Khiêm-lăng cũng là vì thế và đây là một điểm cần phải ghi khà muốn nhận-định về nhân-cách của vua Dực-tông.

    3) Trách rồi về ta : nhà vua tự-nhận trách-nhiệm trước lịch-sử. Vì muốn bảo-vệ cho danh-giáo mà nhà vua đã bị kết-án là sát huynh, nhưng ngược lại, nếu nhà vua đã dùng uy-tín của mình mà che-chở cho ông anh thì liệu có bị mang tiếng là có óc gia-đình-trị hay không ?

    4) Mô : tiếng miền Trung, nghĩa là đâu, nao, nào.

    5) Có hay chữ gì : nào có biết gì về sách vở đâu, ý nói những người ít học.

    6) Cả 2 câu 457-458 : Tự-đức nêu lên cái khó của thi-cử và ngụ-ý phê-bình tổ-chức thi-cử ấy.

    7) Thánh-huấn : tức thành-dụ huấn-địch thập điều của vua Thánh-tổ, gọi tắt là Thánh-huấn.

    8) Tiếng nói nhà Thanh : tiếng Tàu. Vua Tự-đức khi viết đoạn này chắc đã đọc những bản điều-trần mà Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường-Tộ trong đó chữ Hán bị công-kích và chữ Nôm được đề cao. (Xem Tế-cấp bát điều, điều 4, khoản 5, đệ-trình ngày 15-11 1867 và bản dịch của Dương-Quảng-Hàm trong Việt-Nam văn-học sử-yếu, Hà-nội, 1941, trang 347-348)

    9) Các tôi : quần-thần.

    10) Lơ-lảng : Ít chú ý đến.

    11) Nay cần : nay chăm-chỉ.

    12) Hay dày : cái biết được đầy đủ; hay, chữ cổ, nghĩa là biết, rất thông-dụng trong Quốc-âm thi-tập của Nguyễn-Trãi, dịch chữ tri những cái gì do óc của mình có thể nhận biết, phân-biệt, phán-đoán, toan-tính, ghi nhớ, như vậy biết là một động-từ chỉ việc nhận-dạng ở bên ngoài rồi ghi nhớ để phân-biệt cho khỏi quên, còn hay là một động-từ chỉ một cái biết sâu-xa hơn, có tính-cách trí-tuệ và thấm-nhuần cả sinh-hoạt tâm-lý. Cũng vì thế mà động-từ hay,có khi được các nhà Nôm viết bằng chữ thai “…” (để ký âm) và chữ năng viết tắt ở bên chỉ để ý, năng nghĩa là một sức mạnh ở bên trong thúc đẩy con người có thể làm được một cái gì, có đủ sức làm nổi việc, và về phương-diện tâm-lý, có thể đạt tới đối-tượng cần hiểu biết, nghĩa là hay. Đặng bao nhiêu lại hay dày bấy nhiêu nghĩa là càng thu nhận được bao nhiêu, càng thụ-đắc nhiều thói quên tốt, càng sống nhiều theo những điều đã học được thì cái kinh-nghiệm của mình về đời sống, sự hiểu biết của trí-tuệ càng nhiều, càng phong-phú đầy-đủ.

    13) Kêu : tiếng miền Trung và miền Nam, nghĩa là gọi, coi là, được mệnh danh là. Nếu mà làm dữ sao kêu là người : con người được định-nghĩa như là đối-lập với sự xấu, với cái ác.

    14)Thánh-huấn : tức Thánh-dụ huấn-địch thập điều : Chữ huấn-địch thường được nhắc đi nhắc lại trong kinh Thư như là lời răn bảo của các vua dìu-dắt các quan và dân-chúng. Cả đoạn cẩn-kết này hình như là lấy cảm-hứng trong kinh Thư, quyển VI, thiên Chu-quan, nhất là câu : Kim dư tiểu tử chi cần vu đức, túc dạ bất đã, ngưỡng duy tiền-đại thời nhược huấn-địch quyết quan “………………” nghĩa là : nay ta còn nhỏ tuổi, kính-cẩn chăm-chỉ sửa lấy đức-hạnh, sớm tối sợ còn không kịp. Trông lên, nghĩ lại, để bắt chước các đời vua trước, răn-bảo và dìu-dắt các quan (Kinh Thư, bản dịch Thẩm Quỳnh, Saigòn, 1965, trang 381).
     
  16. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    THƯ-TỊCH

    (chọn-lọc)

    I. TỔNG-QUÁT

    A. Sách Việt-ngữ.

    - Nho-giáo, một triết-lý chính-trị, Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1958.

    - Dư-địa chí, Nhân-vật chí (trong bộ Lịch-triều hiến-chương loại chí của Phan-Huy-Chú) do Ngô-Hữu-Tạo, Trần-Huy-Hân, Nguyễn-Mạnh-Duân, Trương-Văn-Chinh dịch, Hà-nội, 1960.

    - Tư-tưởng chính-trị trong triết-học Khổng-giáo, Trần-Quang-Thuận, Sài-gòn, 1961.

    - Tổ-chức chính-quyền trung-ương thời Nguyễn-sơ, Nguyễn-Sĩ-Hải, Sài-gòn, 1962.

    - Lược-truyện các tác-gia Việt-nam, Trần-Văn-Giáp, Hà-nội, 1962.

    - Đại-cương triết-học Trung-quốc, Giản-Chi và Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1965.

    - Đại-cương triết-học-sử Trung-quốc, Phùng-Hữu-Lan, bản dịch của Nguyễn-Văn-Dương, Huế, 1966.

    - Đề-tài người ưu-tú trong tư-tưởng chính-trị Trung-quốc cổ-thời, Nguyễn-Ngọc-Huy, Sài-gòn, 1969.

    - Trung-quốc triết-học-sử, Hồ Thích, bản dịch của Huỳnh-Minh-Đức, Sài-gòn, 1970.

    B. Sách chữ Nôm.

    - Nhật-dụng thường đàm [] [] [] , Phạm-Đình-Hổ, 1938

    - Việt-nam phong sử [] [] [] , Nguyễn-Văn-Mại,

    C. Sách chữ Nho.

    - Kiến-văn tiểu lục [] [] [] , Lê-Quí-Đôn, 1777.

    - Lịch-triều hiến-chương loại chí [] [] [] , Phan-Huy-Chú, 1821.

    - Đại-Nam hội-điển sự lệ [] [] [].

    - Minh-mệnh chính-yếu [] [] [].

    - Đại-Nam thực-lục chính biên [] [] [], Trương-Minh-Giảng tổng-tài.

    - Đại-Nam liệt-truyện [] [] [],Trương-Đăng-Quế tổng-tài.

    D. Sách Hoa-ngữ

    - [] [] [].

    - [] [] [].

    - [] [] [].

    Đ. Sách Pháp-ngữ.

    - Histoire des crovances it des opinions philosophiques en Chine, Léon Wieger, Paris, 1917.

    - L’idéal du sage dans la philosophie confucdéenne, Phạm Quỳnh, Hanoi, 1928.

    - Histoire de la philosophie chinoise, E. V. Zenker, Paris 1932.

    - La pensee chinoise,

    II. GIÁO-DỤC

    A. Sách Việt ngữ

    - Lời khuyên học trò, Nguyễn-Bá Học, Hà-nội, 1930.

    - Mười điều tâm-niệm, Hoàng-Đạo, Hà-nội, 1939.

    - Một nền giáo-dục Việt-Nam mới, Thái-Phỉ, Hà-nội, 1941.

    - Nguyễn-Trường-Tộ, Nguyễn-Lân, Huế, 1941.

    - Trương-Vĩnh-Ký, Lê-Thanh, Hà-nội, 1943.

    - Võ-Trường-Toản, Nam Xuân Thọ, Sài-gòn, 1957.

    - Lê-triều lịch-khoa tiến-sĩ đề-danh bi-ký của Cao Viên-trai (tức Lê-Cao-Lãng), Võ-Oanh dịch, 1961.

    Hết phần Việt ngữ.
     
    tducchau thích bài này.
  17. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Gửi Chị @vqsvietnam và các anh chị em. 073.026-028 Huấn Địch Thập Điều. Tôi đã hoàn thành mà gửi lên không có được.
    Tải file đính kèm mà lỗi hoài là sao?
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/15
    tducchau thích bài này.
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    TB: Đã chốt hạ xong phần chữ Hán. Còn khoảng 800 chữ nôm từ trang 14b-24b nữa. Chị @vqsvietnam ơi. quyển này đi đến đâu rồi? Có hai phương án nhá, một là đưa phần chữ Hán lên trước rồi, đưa nôm sau, Hai là đợi Nôm xong rồi thì đưa cả hai lên. Nhờ chị liên lạc xem phía kỹ thuật chế bản, muốn giữ nguyên bản hay là tách để tôi phân chia ra nhé!
    Thân ái.
     
    vqsvietnam and tducchau like this.
  19. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    073.00027 Huan Dich thap dieu11.jpg 073.00027 Huan Dich thap dieu12.jpg
    Nhá "hàng" để anh chị em góp ý coi sao?
     
    thanhbt and vqsvietnam like this.
  20. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Cám ơn @Ngọc Sơn, vậy là bạn đã hoàn tất cuốn này rồi, mừng quá! Bạn gửi phần còn lại qua email cho mình nhé. cute_smiley60:rose:
    Hiện cuốn này bên soát lỗi (@Orion Khoai Môn) chưa tiến hành soát nên chưa chuyển qua bên chế bản ebook đâu. Lúc nào tới đoạn đó mình sẽ báo Sơn sau.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này