VHTN-Khác Hương sắc trong vườn văn - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 3/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    HƯƠNG SẮC TRONG VƯỜN VĂN

    Tác-giả: Nguyễn Hiến Lê
    Nhà xuất bản: Nguyễn Hiến Lê
    Năm xuất bản: 1961

    [​IMG]

    Đánh máy: Sunnie, Goldfish, Ca_kiem
    Sửa lỗi: Phaplu
    Tạo ebook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 24/04/2012
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    MỤC LỤC
    THAY LỜI GIỚI THIỆU
    QUYỂN NHẤT
    TỰA
    CHƯƠNG I: ÓC THẨM-MỸ
    1. Óc thẩm-mỹ thuộc về tình-cảm nhiều hơn về lý-trí.
    2. Óc thẩm-mỹ mỗi xứ một khác.
    3. Óc thẩm-mỹ mỗi thời một khác.
    4. Óc thẩm-mỹ mỗi người một khác.
    5. Óc thẩm-mỹ thay đổi tùy trình độ học thức và sự từng trải.
    6. Óc thẩm-mỹ là một tình-cảm thiên lệch, võ đoán.
    7. Óc thẩm-mỹ có thể đúng và sai.
    8. Sự phán-đoán của thời gian.
    9. Muốn luyện óc thẩm-mỹ.
    CHƯƠNG II: VĂN HÙNG-TRÁNG
    1. Hùng-tráng là một vẻ của cái đẹp.
    2. Những đầu đề hùng-tráng.
    3. Văn hùng-tráng của Trung-Hoa.
    4. Văn hùng-tráng của Việt Nam
    5. Tại sao văn thơ Việt Hoa ít giọng hùng-tráng.
    6. Công-dụng của hình ảnh trong lối văn hùng-tráng.
    7. Hình ảnh phải ra sao?
    8. Phải bỏ những chi-tiết nhàm.
    9. Phải tránh cái lố-bịch.
    10. Sự hỗn độn cũng có thể hùng-tráng
    11. Một đoạn của Milton.
    CHƯƠNG III: VĂN BA-LAN
    1. Một truyện có tính cách ba-lan.
    2. Một kịch có tính cách ba-lan.
    3. Một chương, một đoạn có tính-cách ba-lan.
    4. Ý phải đột-ngột.
    5. Nhưng phải liên-tiếp.
    6. Đợt sau nên ngắn hơn đợt trước.
    7. Một bài văn làm kiểu mẫu: A-Phòng cung phú của Đỗ Mục.
    CHƯƠNG IV: TẾ-NHỊ VÀ HÀM-SÚC
    1. Thuật gợi cho độc-giả tưởng-tượng.
    2. Tài gợi bằng vài nét của thi-sĩ Trung-Hoa và Việt-Nam.
    3. Thuật kín-đáo.
    4. Thuật hàm-súc.
    5. Cái tế-nhị trong văn thơ Pháp.
    CHƯƠNG V: LỜI XỨNG Ý – Ý HỢP VỚI CẢNH VÀ TÌNH
    1. Cảm xúc là cần nhất.
    2. Lời không được thắng ý, ý không được thắng lời.
    3. Nếu lời thắng ý.
    4. Nếu ý thắng lời.
    5. Ý phải hợp với cảnh, với tình.
    CHƯƠNG VI: CẢNH VẬT TRONG VĂN
    1. Muốn tả, trước hết phải nhận-xét.
    2. Tả một khía cạnh của cảnh vật.
    3. Ghi chép đủ chi-tiết.
    4. Tật của Zola.
    5. Mượn cảnh để ngụ ý.
    6. Tưởng-tượng để tạo hình-ảnh.
    7. Tưởng-tượng để tạo cảnh vật.
    8. Lối văn bình-dị hợp với những cảnh cảm-động.
    CHƯƠNG VII: TÌNH TRONG VĂN
    1. Văn có tình mới hay.
    2. Những văn thơ đủ cảnh lẫn tình.
    3. Tình kín-đáo.
    4. Tình nồng-nhiệt. Văn thơ trữ-tình.
    5. Đối-tượng của văn thơ trữ-tình.
    6. Phải thành-thực.
    7. Một bài thơ tầm thường mà được truyền tụng.
    QUYỂN NHÌ
    CHƯƠNG VIII: LÝ TRONG VĂN
    1. Người xưa không biết lý luận.
    2. Các danh gia mở đường cho phép lý luận.
    3. Lý đương nhiên.
    4. Nghị luận gọn của Trung Hoa.
    5. Nghị luận tài hoa
    6. Mượn cảnh để phát biểu tư tưởng.
    7. Phép đối chiếu.
    8. Phép tiệm tiến phối hợp với vài phép khác.
    9. Rào trước đón sau.
    10. Vài phép nghị luận đặc sắc.
    11. Kể lể vơ vẩn.
    CHƯƠNG IX: SỰ THỰC TRONG VĂN
    1. Những cố gắng của văn sĩ để diễn đúng sự thực.
    2. Nhưng văn không thể nào hoàn toàn đúng sự thực được.
    3. - Thí dụ trong kịch.
    4. - Thí dụ trong tiểu thuyết.
    5. Lựa chọn để lý tưởng hóa.
    CHƯƠNG X: NHỮNG CÁCH THOÁT RA NGOÀI SỰ THỰC
    1. Phóng đại sự thực để trào phúng.
    2. Phóng đại sự thực để gây những cảm tưởng hùng vĩ, tươi đẹp, cảm động, rùng rợn.
    3. Giản dị hoá sự thực.
    4. Giấu bớt sự thực.
    5. Cho sự thực phản chiếu tư tưởng.
    6. Cho sự thực phản chiếu tâm sự.
    7. Nhà văn kể lể tâm sự nhiều nhất: Nguyễn Tuân.
    CHƯƠNG XI: ĐUỔI BẮT ẢO ẢNH
    1. Cái vô cùng tạp đa trong vũ trụ
    2. Đuổi bắt ảo ảnh.
    3. Phái cổ điển.
    4. Phái lãng mạn.
    5. Phái hiện thực và tự nhiên.
    6. Phái tượng trưng.
    7. Các phái đa đa, siêu thực tự âm
    CHƯƠNG XII: ĐUỔI BẮT ẢO ẢNH (tiếp theo)
    8. Marcel Proust.
    9. Michel Butor
    10. Kết
    CHƯƠNG XIII: KỸ THUẬT CHÂN CHÍNH
    1. Vài mẫu văn đẽo gọt.
    2. Vài mẫu văn bình dị và tự nhiên.
    3. Các kỹ thuật thay đổi tùy thời nhưng vẫn có một kỹ thuật bất biến.
    4. Làm sao luyện được kỹ thuật đó?
    CHƯƠNG XIV: CÁI THẦN TRONG VĂN
    1. Có cái đẹp không phân tích được.
    2. Một bài thơ của Baudelaire.
    3. Bài tả cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
    4. Cái thần của văn cũng như cái duyên của phụ nữ.
    Trước hết nên cảm thông với nghệ sĩ.


    THAY LỜI GIỚI THIỆUVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trong chương XVIII tôi đã nói về bộ Luyện văn (3 cuốn) và bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc rồi.

    Tác phẩm thứ ba mà tôi thích hơn bộ Luyện văn là bộ Hương sắc trong vườn văn (mới đầu in làm hai cuốn)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tôi nảy ra ý viết bộ đó nhờ năm 1947 hay 1948, đọc cuốn Cours de technique littéraire của một trường hàm thụ (tôi quên mất tên) ở Paris. Cuốn đó dạy kĩ thuật viết báo, tiểu thuyết, kịch, phê bình văn học, viết thư, cả viết quảng cáo nữa.

    Những thuật đó không có gì mới mẻ, đại khái tôi cũng biết qua rồi, mà tôi cũng không có ý trứ tác những ngành kể trên; nhưng soạn giả khéo dẫn nhiều thí dụ lí thú, và năm 1958 tôi dùng một số thí dụ đó với nhiều thí dụ khác trong văn học Trung Quốc và Việt Nam để viết Hương sắc trong vườn văn.

    Công việc không có gì khó. Cần nhất là có nhiều văn thơ để trích dẫn, muốn vậy phải đọc thật nhiều. Không phải đọc trong sáu tháng hay một năm khi đã nảy ra ý định viết rồi, mà phải đọc từ năm mười năm trước, thì mới được nhiều tài liệu. Và như Sainte Beuve nói, “khi đã lượm được đầy tay rồi thì công việc giản dị lắm”, chỉ cần một bố cục khéo để “đóng khung” thôi. Khi thu thập tài liệu tôi đã thấy vui, mà khi viết tôi cũng thấy thích. Và chắc chắn độc giả đọc sách tôi cũng thấy vui như tôi. Một ông giám học trường trung học ở miền Trung khen Hương sắc trong vườn văn là tác phẩm phê bình văn học sâu sắc ở nước nhà. Gần đây một ông bạn cho tôi hay một thanh niên tốt nghiệp đại học Văn khoa ở Huế khi “vượt biên” chỉ mang theo mỗi cuốn đó.

    Ngày nay đọc lại, tôi vẫn thích các chương Văn ba lan, Tế nhị và hàm súc, Tình trong văn, lí trong văn, Đuổi bắt ảo ảnh (tiếp), nhất là hai chương cuối: Kĩ thuật chân chính, và Cảm thông với cái đẹp.

    Cuối đoạn kết (gồm một trang) của toàn bộ, tôi viết mấy hàng này:

    “Trong nghệ thuật cũng như ở ngoài đời, phân tích tỉ mỉ quá không có lợi gì cho người và cho mình. Những kẻ sung sướng nhất là những kẻ lí luận ít mà cảm xúc nhiều. Bạn cứ hỏi trái tim bạn, hạnh phúc ở đó, mà cái đẹp cũng ở đó”.


    Bộ đó in hai lần, trước sau được 5.000 bảnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong số năm ngàn độc giả đó, tôi mong có được dăm trăm người biết dùng văn thơ để bồi luyện cảm xúc mà tìm được hạnh phúc. Tôi cho đó là cái lợi nhất khi ta đọc những tác phẩm bất hủ của nhân loại.

    (Nguồn: Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn Học, năm 1993, trang 443-444)​

    -----------------------
    [HR][/HR] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhan đề do tôi tạm đặt. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong thư của cụ Quách Tấn viết ngày 23.11.80 có đoạn sau đây:

    “Anh có soạn một quyển dạy cách viết văn? Tôi chưa được xem quyển ấy. Ở Qui Nhơn và Nha Trang có nhiều sinh viên Đại học đến hỏi tôi để mượn đọc. Các cậu ấy bảo rằng thầy học ca tụng sách ấy lắm và khuyên nên tìm đọc”.

    Ngày 20.12.80, cụ Nguyễn Hiến Lê phúc đáp như sau:

    “Các bạn trẻ sinh viên đó, muốn tìm cuốn Luyện Văn của tôi? Bộ đó ba cuốn, chỉ cuốn một là họ hiểu được. Hết rồi còn đâu nữa.
    Tôi thích bộ Hương Sắc Trong Vườn Văn, và cuốn Cổ Văn Trung Quốc hơn. Hai cuốn này cao hơn. Bọn cựu sinh viên văn khoa, nay dạy ở Trung học cũng tìm hai cuốn đó, nhưng cũng hết rồi”.
    (Nguồn: Quách Tấn – Nguyễn Hiến Lê, Những bức thư đầm ấm, Quách Giao (sưu tầm), Nxb Tổng Hợp Hồ Chí Minh, năm 2010, trang 321, 324, 325). (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sunnie và tôi chép lại từ bản scan đăng trên Website Tìm Sách; đối với các trang bị thiếu, bạn Ca_kiem chép từ Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê - IV (Văn học). Ngoài ra, để tiện tham khảo, bạn Ca_kiem còn chép thêm một số đoạn trong bộ Luyện văn mà trong tập Hương sắc trong vườn văn này cụ Nguyễn Hiến Lê đã “miễn chép lại”. (Goldfish).


    Ebook dạng PRC:


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lưu ý: Font chữ Hán trong ebook là: Arial Unicode MS


    ________________

    người post: goldfish
    nguồn TVE
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/13
    sky27, Lu Yan, SWreika and 16 others like this.
  2. sadec1

    sadec1 Sinh viên năm IV

    Giới thiệu sách: HƯƠNG SẮC TRONG VƯỜN VĂN_ NGUYỄN HIẾN LÊ
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 20/6/14
    cungcung, sky27, Lu Yan and 17 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này