Tâm sự Khắc kỷ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 18/7/17.

Moderators: amylee
  1. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Stoicism trước đây ta cũng dịch theo Trung Hoa là phái khắc kỷ nhưng bây giờ họ cũng không dịch như vậy nữa mà dịch là ''tư đa cát phái''.
     
  2. Andy Luong

    Andy Luong Mầm non

    Mình có viết vài bài trên Spiderum về Stoicism (mình rất không thích 2 chữ khắc kỷ, vì nó xóa hẳn đi sự linh hoạt của trường phái triết học này). Hy vọng có ích cho bạn nào quan tâm đến. Ai muốn trao đổi thêm thì email mình nhé: [email protected]

    Tại các trang này:
    1. spiderum.com/bai-dang/Stoicism-Triet-hoc-khac-ky-hay-triet-hoc-cua-ban-linh-va-binh-than-trong-tam-hon-P1-6n9
    2. spiderum.com/bai-dang/Stoicism-P2-The-nao-la-mot-triet-hoc-thuc-hanh-6s8
    3. spiderum.com/bai-dang/Stoicism-P3-Marcus-Aurelius-Khi-Stoic-Khac-ky-lam-hoang-de-707
     
    Last edited by a moderator: 2/9/17
    Novmbr26 and tran ngoc anh like this.
  3. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Theo mình nghĩ chữ " Khắc kỷ " ở đây có thể hiểu theo :
    - Khắc: Nghiêm khắc với bản thân mình
    - Kỷ : Tinh thần kỷ luật cao và thực hành với các quy tắc, ứng xử để ra. Áp dụng vào nề nếp làm việc, học hành và sinh hoạt hàng ngày vào đời sống. Để nó giúp trở thành một phần của chính mình.
    Chủ nghĩa " Khắc kỷ" hệ thống triết lý của nó khá tương đồng với tư tưởng của Phật giáo, đề cao vai trò tu dưỡng bản thân, sống hài hòa với thiên nhiên và môi trường. Coi những chướng ngại ở đời là cơ hổi để tu dưỡng, thay đổi bản thân.
     
    RGBCD, Totochan1412 and tran ngoc anh like this.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Khắc là nghiêm khắc, kỉ là bản thân, như trong từ "ích kỉ, vị kỉ...". Khắc kỉ là nghiêm khắc với bản thân.
    Kỉ trong "kỉ luật, kỉ cương" lại là chữ khác.
     
    RGBCD thích bài này.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mấy từ phiên âm tiếng Hán thì nên xem chữ Hán nó viết theo bộ nào để còn biết đúng nghĩa, không nên đoán trong một rừng nghĩa của chỉ một từ kỷ trong tiếng Việt được
     
    RGBCD and quang3456 like this.
  6. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Zeno người sáng lập trường phái Stoic thường chọn địa điểm thuyết pháp tư tưởng triết học của mình ở gần cổng vòm " the Painted Porch" đẹp đẽ nhất thành Athens lúc bấy giờ. Cổng vòm " the Painted Porch" tiếng Hy lạp nghĩa " Stoa Poikile " Stoa là cổng vòm. Từ đó các môn đệ đặt tên quan điểm, tư tưởng triết học của ông là Stoics hay Disciples of the Porch. Phần này nói rất rõ trong các cuốn " Enchiridion of Epictetus & Chrusa of Pythagoras " , cuốn Letters from a Stoic by Lucius Annaeus Seneca, cuốn " the Art of Living " của Epictetus. Stoics đề cao lối sống trách nhiệm, đạo đức, kỹ luật, ép mình và khuôn khổ để ứng xử với môi trường, với các mối quan hệ. Tiếng Việt dich từ Stoics ra là " Khắc kỷ". Tư tưởng của chủ nghĩa khác kỹ khá tương đồng với triết lý đạo Phật, lấy bản thân để rèn luyện, tu dưỡng để bỏ bớt cái tính xấu, tam độc tham-sân- si đề cao giới hạnh, ứng xử nhân ái với môi trường và thiên nhiên với muôn loài, nhìn sự vật hiện tượng như chúng vốn là mà không bình phẩm phán xét.
     
    RGBCD thích bài này.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vẫn có điểm khác biệt căn bản đó là Phật tử xuất gia là đoạn tuyệt với trần thế, hay nôm na là từ bỏ tất cả để tu thân với mục đích chứng quả A la Hán...

    Còn Stoic tuy nói là tu thân, nhưng thật ra không phải tu thân, mà là kiểm soát hành động của bản thân một cách rất thực dụng, logic.

    Họ chủ ý chỉ kiểm soát những gì trong khả năng có thể kiểm soát, họ chủ trương rèn luyện sự sáng suốt để nhận biết những gì có thể làm, những gì không thể để có phản ứng phù hợp.

    Sự tu thân của Phật tử chủ trương không sát sanh, tu thân một cách đạo đức thực thụ. Còn Stoic chỉ nói chung chung về đạo đức ứng xử trong thế giới con người. Họ vẫn có thể là những nhà chính trị, những vị vua, thương nhân, việc hạ sát đối thủ chính trị hay ăn thịt ăn cá với họ vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép.

    Cho nên là tuy nói sự tu thân có tương đồng giữa các hệ thống triết lý này (không biết ý tưởng này bác nào viết đầu tiên) nhưng nó lại cực kỳ khác nhau.
     
    RGBCD thích bài này.
  8. doanphucgt

    doanphucgt Mầm non

    Bạn nói đúng, tư tưởng cốt lõi khá tương đồng nhưng về cách thực hành thì có nhiều cái khác lắm.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  9. Do dai hoc NEU

    Do dai hoc NEU Eudaimonia Thành viên BQT

    Sao rồi anh, có áp dụng được không :v
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nghĩ bạn không có thiện chí khi hỏi câu này cùng với cái icon hai chấm + chữ v của bạn :v
     
  11. Do dai hoc NEU

    Do dai hoc NEU Eudaimonia Thành viên BQT

    Đấy là anh nghĩ thôi chứ em tò mò thật mà, chắc văn phong của em hơi trẻ con. Sry nếu làm anh phật ý nhé
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Sao kêu mình là anh nhỉ? Về vụ khắc kỷ thì tìm hiểu nó về mặt hiểu biết thôi chứ tầm tuổi này mà tu luyện cái gì
     
    Do dai hoc NEU thích bài này.
  13. Do dai hoc NEU

    Do dai hoc NEU Eudaimonia Thành viên BQT

    :lmao: em quên không ngó profile, thấy chị trả lời khá uyên thâm về chủ đề này nên em tò mò xem nếu áp dụng được vào cuộc sống thì thế nào thôi :x lúc em trả lời là em thấy comment từ 2020. Btw sách chị đăng, convert trên đây khá hay. Cám ơn chị nhớ
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. farmer4.0

    farmer4.0 Mầm non

    Topic bắt đầu năm 2017, tới h thì sách vở và bàn luận về Khắc kỷ ở VN khá nhiều rồi ha. :D

    Nhưng cũng xin góp zui chia sẻ 1 video về CNKK mình thấy khá hay. Mình có đi search về giáo sư này thì các sinh viên rất khoái học với ổng vì ổng giảng hay, uyên bác, có cái bắt sinh viên đọc hơi nhiều.

    Bài giảng giới thiệu tổng quan về bối cảnh ra đời CNKK và đi sâu vào Marcus Aurelius. (Vid chỉ có sub tiếng Anh nhưng có thể chọn dịch sub tự động sang tiếng Việt, vẫn khá dễ hiểu).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh and Do dai hoc NEU like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này