Trà phiếm Không có kế hoạch, không thể tự lập và…ỷ lại !

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Depressed, 13/5/18.

Moderators: amylee
  1. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Tình cờ đọc được một bài viết này trên face:

    Không có kế hoạch, không thể tự lập và…ỷ lại !

    Một trong những điển hình về thói xấu của người Việt Nam ta là làm việc không có kế hoạch, hay nói chính xác hơn là không biết lập kế hoạch, tay không bắt giặc(てぶらで) và 出た事勝負(tới đâu xử tới đó)
    Nhà nghèo hay giàu gì không biết nhưng mà trừ gia đình quá nghèo khó phải bươn chải từ nhỏ thôi còn không thì cứ xách đít đi học, xong về phụ tí rồi thôi. Cho nên khi ra xã hội thì cái gì cũng không biết, không hiểu.
    Vậy mà cũng không chịu học vì ỷ lại.
    Cái tư tưởng lúc nào cũng có ai đó lo cho hết. Chắc cái này ảnh hưởng do giáo dục, cứ để nhà nước lo. Cho nên khi qua đến Nhật thì hở 1 cái là không thể tự lập được.
    Qua Nhật là 1 cuộc sống trong đó bao gồm làm việc và sinh hoạt. Thế mà hoàn toàn “vô tư”. Tiếng không hiểu thì cứ nghĩ đã có ai đó thông dịch, phiên dịch giúp.(phải lệ thuộc vào ai đó mà cảm thấy như chuyện đương nhiên)
    Một tư tưởng lạ lùng !
    Mà đất nước Nhật dạo này bắt đầu nghiêm ngặt ( vì cũng là nhiều trò giả mạo quá) Ví dụ như ngân hàng muốn xác nhận thì họ phải đảm bảo là đương sự 「本人」chứ không thể nhờ thông dịch được nữa.
    Đến một đất nước sinh sống mà thậm chí bây giờ bảo địa chỉ nhà cũng không đọc được, không ghi được thì làm ăn cái gì hả Trời ?!
    Vậy mà hầu hết là không ghi được. Cũng chỉ vì ỷ lại có ai đó…sẽ làm cho mình. Làm giúp mình.
    Khi người ta không làm cho thì quay ra càu nhàu, chửi rủa. Trong khi chuyện đó là chuyện của chính bản thân mình.
    Học tập cũng vậy. Ai học thì người đó giỏi. Chứ làm gì có chuyện mà người này học, người kia giỏi đâu. Ai cố gắng thì mới có thành tựu. Chứ ở Nhật đâu có chuyện “con của lãnh đạo” mà được ưu ái. Thậm chí còn bị soi mói hơn nếu không gương mẫu.
    Nếu bây giờ chiến tranh xảy ra trên nước Nhật, với một lực lượng quân đội số lượng bèo nhèo như vậy ? Liệu Nhật Bản có thể bảo vệ nổi đất nước hay không ?!
    Câu trả lời rất rõ ràng : hoàn toàn có khả năng bảo vệ nước Nhật bằng chính những người Nhật chứ không phải nhờ vả gì Mỹ cả.
    Nếu các bạn biết Yakyuu (bóng chày) là môn thể thao rất được hâm mộ tại Nhật và các em học sinh cấp 2-3 cả đại học nữa khi tham gia phải khổ luyện như thế nào thì các bạn sẽ hiểu tại sao tôi nói vậy.
    Họ phải cạo đầu, phải tuân thủ nghiêm thời gian và hầu như không có thời gian để đi chơi vì thứ Bảy, Chủ Nhật là ngày luyện tập và thi đấu suốt. Vậy mà nước Nhật có 1 đội quân hết sức hùng hậu. Đội quân này nếu chiến tranh xảy ra thì chắc chắn nước Nhật sẽ chiến thắng vì đã được rèn luyện kỷ luật và thể chất từ nhỏ.
    Việt Nam ta thì các bạn cấp 2-3 giờ đang làm gì nhỉ ?!
    Các bạn tự trả lời nhe. Tôi già nên không biết lũ nhỏ giờ làm gì nữa. Chắc là siêng năng chăm chỉ lắm vì ai cũng cố đạt được danh hiệu “Cháu ngoan bác Hồ” mà !
    (còn tiếp)
    ---
    P.T.Q
     
  2. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Nhật là nước không có quyền tự quyết, và phải chịu nhục khi để quân đội nước ngoài chiếm đóng trên đất nước.
    Việt Nam thì không bằng máu xương của ông cha tôi và nhiều người khác nằm xuống để có đất nước hôm nay.
    Việt Nam nuôi tôi lớn, ngôn ngữ tôi nói là tiếng Việt tôi dù biết nhiều ngôn ngữ nhưng tiếng Việt là thiêng liêng nhất.
    Bác Hồ là người vĩ đại nhất, người là tấm gương cho ông tôi cha tôi và cả tôi cũng rất nhiều người khác. Tấm gương vượt khó, ý chí vượt trùng dương,một trí tuệ trác việt là người anh hùng dân tộc vĩ nhân xưa nay không ai bằng. Nhật Bản cũng rất nhiều người khâm phục Người.
    Người Việt Nam chăm chỉ nhưng cũng có rất nhiều người lười nhác, đớn hèn,tự ti.Có người anh hùng cứu quốc cũng có kẻ bám đuôi ngoại bang, có người âm thầm cống hiến cũng có kẻ chỉ ăn bám rồi ngồi kêu ca. Có người cầm súng canh giữ biên cương nhưng cũng có kẻ chỉ biết yêu nước từ xa ngồi gõ bàn phím, suốt ngày rên rỉ.
    Đất nước Việt Nam đang phát triển tương lai thuộc về những người có ý chí, những kẻ chỉ biết đứng núi này trông núi kia thì mãi chỉ là cái bóng đi theo người khác.
    Tôi hàng ngày vẫn làm việc chăm chỉ, mỗi ngày đều đóng góp ít thì cho gia đình nhiều thì cho xã hội,những người quanh khu tôi sống cũng thế. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, bạn thế nào thì những người xung quanh bạn thế đó.
    Việt Nam đáng tự hào vì có những người con yêu nước,những anh hùng tài tuấn.Bớt tự ti đi làm cái gì có ích cho xã hội ấy, đừng than vãn nữa.
     
  3. trungvt91

    trungvt91 Lớp 2

    Em nghĩ việc sống không tự lập, ỷ lại nó do hai nguyên nhân: con người và giáo dục. Con người có những người có tính cách mạnh mẽ và những người mềm yếu. Trong xã hội Việt Nam, những người mạnh mẽ, có chính kiến họ có tỉ lệ thành công cao hơn, còn những người mềm yếu thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình. Vì thế mà có sự không đồng đều, có những người rất giỏi, và có những người rất kém. Chính vì vậy giáo dục là rất quan trọng, cần phải có phương pháp giáo dục thống nhất, giúp cho trẻ em phát huy hết khả năng của mình. Giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, nghĩa là cha mẹ làm gương cho con, dạy dỗ con. Phải nâng cao nhận thức xã hội, cải cách giáo dục. Đừng trách thế hệ trẻ và đem so sánh với các nước khác, vì họ không được chọn nơi mà họ sinh ra.
     
    Forest and Depressed like this.
  4. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Bài viết ở trên là của bạn Pham Quyen thành viên của nhóm Cộng đồng Việt Nhật ( Vietnam-Japan community )

    upload_2018-5-13_15-16-31.png
     
    Forest thích bài này.
  5. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Thì ra là không phải do bác viết, tôi cũng không cần gay gắt.Điều này bình thường mà bác, tôi không thấy quá lạ với những bài viết hay những gruop như này:
    - Đầu tiên tôi chưa sống và làm việc ở Nhật nên không thể biết chính xác nhóm người Việt ở đây sinh sống và làm việc ra sao.
    Tuy nhiên, cũng có nói chuyện với vài người sang đó làm việc.Có thể rút ra được là:
    1. Người Việt sang đó ban đầu tính cách khá tốt: chăm chỉ làm việc 2, 3 ca. ăn uống sinh hoạt tiết kiệm còn hơn trong nước.
    2. Sau khi sang Nhật 1 thời gian, ai sống tự lập tách riêng thì sẽ vẫn rất tốt. Sống cùng nhiều người Việt cũ đã ở đây mới phát sinh vấn đề.
    3. Ở trên đề cập tật xấu của người Việt VD như ăn cắp vặt. Ở đâu tôi không biết chứ ở Việt Nam tôi đi siêu thị chưa thấy ăn cắp vặt.Có thể ở Nhật dễ ăn cắp hơn, hay môi trường ở đó có vấn đề.
    Tại sao nói có vấn đề ? Đến từ hai phía:
    - Một là người Việt ở nước ngoài sống cùng nhau rất hay tự ti,không đoàn kết, luôn e sợ chính quyền hay cộng đồng khác, nhưng lại rất hay ma cũ bắt nạt ma mới nên sinh ra tâm lý ích kỷ tự ti phủ nhận dân tộc cực đoan. Những người sống độc lập thì ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này khác xa các cộng đồng dân nhập cư khác.
    - Hai là bản thân chính quyền và người địa phương cũng kì thị o ép người nước ngoài trong đó có người Việt.Người Nhật chỉ lịch sự bên ngoài thôi bản thân họ là cộng đồng bảo thủ và rất nhiều vấn đề.
    Nói chung một khi đã có uẩn ức tâm lý kéo dài thì mọi nhận định đều màu xám.
    Sống ở đất nước mình mà không yêu nổi quê hương dân tộc, không cảm thấy may mắn được phấn đấu cho đất nước thì thật tội nghiệp.
     
    Forest, lamtam, ntdieu and 2 others like this.
  6. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Thường những người này họ lập gia đình bên Nhật lấy vợ Nhật và giờ là quốc tịch Nhật rồi. Nên khi có báo chí đưa tin người Việt phạm tội ở Nhật thì họ chuyển sang căm phẫn những người mới sang, trộm cướp vặt, làm chuyện phạm pháp v.vv có thể gây ảnh hưởng đến họ.
     
    Do dai hoc NEU and Forest like this.
  7. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Người mình thì toàn lừa người mình thôi, sang Nhật đầu tiên thì bạn phải cảnh giác với người Việt.
     
  8. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Người khác thế nào tôi không biết nhưng đy đâu thì tôi vẫn thích ở nhà của mình hơn 3D_37.
     
    BTNghiaktvn thích bài này.
  9. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Chẳng riêng gì Việt Nam bác ơi. Ở đâu cũng sẽ như thế thôi. Vấn đề là nó phát triển mạnh ở đâu và nó bành trướng thế nào thôi. Châu Âu hay Nhật nói chung họ cũng phải qua bao nhiêu thế hệ mới được hệ tư tưởng rồi quy định, quy tắc công việc mới như ngày nay. Mà cũng phải nói ở Châu Âu hay Nhật các thanh niên sống không mục đích, ăn chơi cũng đầy. Cơ bản thành phần có học họ cũng nhiều và tư tưởng tiến bộ của họ cũng ăn sâu vào bản chất nên nó khác.
     
    hoalienbao thích bài này.
  10. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Đâu phải đy đâu xa, chính nước Nhật là nơi mà những lao động Việt Nam sùng kính còn có vấn nạn hikikomori cả 10 năm còn không ra khỏi nhà, chỉ sống bằng tiền trợ cấp . Người Việt ghét người Việt ngay cả khi ở nước ngoài, nếu như có mâu thuẫn xảy ra thì nhật auto thắng :) . Dưới đây là ý kiến của bạn khác " Đọc bài anh này thấy nói đúng đó chứ.
    Người VN mình có cái tính tự ái ngu ngốc nhất thế giới.
    Mỗi khi ai đó nói về yếu điểm là cho rằng cái đó là sai là vơ đũa cả mớ rồi nhao nhao vào chửi người ta.
    Trong khi đó thì không hề xem lại dân tộc mình có đúng như vậy không?
    Nếu dân tộc mình đáng tự hào ấy ạ.. thì các bạn thử nhìn bọn nhật nó nhìn các bạn với nửa con mắt không?
    Khi nói đến VN nó chẳng biết bạn là bố con thằng nào, Chỉ cần bạn là VN trong đầu nó hiện lên 2 chữ trộm cắp.
    Đi đâu cả thế giới nó ghét. Nó chỉ sợ mình ăn trộm đồ của nó thôi.
    Đấy sao không lấy cái tự hào dân tộc đó ra mà nói với nhau.
    Người ta nói gì cũng có căn cứ cả.
    Tôi là người VN nhưng nhiều lúc đi ra ngoài thấy bọn nhật nó khinh mình lắm.
    Nó bảo VN chúng mày toàn lũ trôm cắp, giết người.
    Eo sao lúc đó chỉ muốn có cái lỗ nào đó chui lẹ xuống hoặc muốn đấm vỡ mồm thằng chó đó. Nó dám nhạo báng dân tộc mình là dân tộc trộm cắp.
    Nhưng thử nghĩ lại xem. VN ở đâu trên thế giới là ở đó có trộm cắp.
    Thằng nhật nó còn nói đùa rằng.. VN chúng mày trộm cắp bị di truyền à?
    Có ai lúc đó mà nhảy vào chửi nó hộ tôi dc không?
    Nghĩ lại thấy nó nói đúng vãi ra.
    Nhưng khổ lỗi thằng nào cứ nói đến chữ VN chúng mày ở trên mạng thì thôi rồi....
    Chúng nó chửi cho rỗ cái mặt loz ra. Vì dám động vào dân tộc đáng tự hào của chúng tao.
    Nhưng khi nào mới đứng lên mà vỗ ngực dc trc mặt chúng nó.
    Trong khi một đám ngu dốt vẫn còn không chịu nhận sai. không chịu nghĩ cái đó cần sửa.
    Lúc nào cũng nghĩ chỉ có một số người mà thôi. Một số người mà để cả thế giới nó gán cho các mác VN là dân tộc trộm cắp lừa đảo.
    Nhưng đúng mà Trên baito thử xem có vụ nào người TQ hàn quốc lừa người VN không?
    Hay toàn là VN lừa VN.
    T chỉ nói vậy thôi.. VÌ tao thì đứng trên phương diện suy nghĩ đa chiều.
    Thấy đúng thì nói đúng thấy sai thì nhận.
    Nó nói dân tộc VN là đồ trộm cắp thì cũng phải chấp nhận.. đừng cố phủi không nó lên báo nó search cho thì cả trăm tin trộm cắp giết người.
    Thôi sai nhì cùng nhau đọc mà nhìn nhận chứ đừng chửi thằng viết bài là chó.
    Chúng mày chửi là chó thì chúng mày cũng khác nào đâu. VÌ trong mắt của bọn nhật VN đều là chó hết.
    Thế nên đừng chửi chó là chó.
    Hiểu không?"
     
  11. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Dường như ai ra nước ngoài rồi thì cũng đều không muốn về nước nữa thì phải, ai ở quê nhà cũng tồn tại bao nhiêu bao nhiêu là khuyết điểm......
     
    BTNghiaktvn thích bài này.
  12. ledaiduong89

    ledaiduong89 Lớp 6

    Ở trong chăn mới biết chăn có rận.Đừng nghe ai khoác lác nước này nước kia tốt nữa, nước nào cũng có vấn đề của riêng mình.
    Ở bất kì đâu muốn có cuộc sống tốt đẹp đều phải tự dựa vào sức lực bản thân. Tự tôn là do tự mình giành lấy, giá trị của bản thân dựa vào những gì mình cống hiến.
    Đừng đổ lỗi cho đất nước,gia đình hay xã hội. Trừ khi bạn là lãnh tụ định thay đổi thế giới còn không cuộc sống của bạn chỉ do chính bạn mà thôi.
    Rất nhiều người thành công, rất nhiều người ở nước ngoài học tập kiến thức có tài sản quay về cống hiến cho đất nước đó là những người Việt Nam chân chính.
    Khi xưa đất nước chiến tranh nhiều nhà khoa học bỏ cuộc sống sung túc về phục vụ quốc gia, ngày nay cũng không ít người ở nước ngoài bằng nhiều cách dựa theo năng lực đóng góp về quê hương. Họ mới là người có quyền nói. Những người khư khư lợi ích cá nhân, chưa đóng góp một chút gì cho đất nước thì lại rất hay than thở,kêu thế này thế kia, yêu cầu đất nước cho họ cái này cái kia, đòi quyền lợi mà không bao giờ chịu nhận trách nhiệm.
    Ngoài ra Việt Nam đã làm rất tốt những gì có thể làm rồi, mọi thứ cần có thời gian,nhanh chậm là tùy thuộc vào những người có tài năng thật sự và trách nhiệm thật sự đóng góp cho đất nước.
    Tương lai của nước nhà rất tươi sáng không có gì phải than thở cả.
     
  13. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Mấy bạn trẻ trâu toàn nhìn hiện tượng, rồi thần tượng Nhật Hàn... mà suy ra nguyên nhân.
    Muốn tìm hiểu thì chỉ có đọc sách mà các bạn đọc sách phải đọc đúng sách, hãy đọc những sách của thế hệ các cụ Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, communist-related cùng thời for reference OK. Kế sách thời VNCH xuất bản phải lùng sách cũ. Tiếp sách Âu Mỹ.
    Hãy đọc Why nations fall tự tìm hiểu nhá. đọc xong quyển này ko hiểu nữa thì các bạn bị nhồi sọ kinh dị lắm phải gột từ từ đừng nghĩ ra nc ngoài nhất mấy nước Á Đông như Nhật, Hàn, Sin rồi bày đặt dạy đời nhá.

    Các bạn thần tượng cờ đỏ thì tôi miễn còm.
     
  14. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Tôi không hiểu sao Bác lại đưa mấy ý kiến trên ra nữa, bây giờ ai cũng hầu hết sử dụng được máy tính và điện thoại, liên lạc qua lại nhanh chóng dễ dàng, hơi đâu tìm hiểu mấy cuốn sách như Bác đưa ra. Ai trưởng thành đều phân biệt đúng sai, cái quái gì gọi là nhồi sọ trong khi Bác chẳng đưa ra cái gì là cụ thể hay đúng sai.

    “Thực tập sinh” tại Nhật: Sự thật cay đắng!


    Để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trong khi vẫn duy trì chính sách đóng cửa với người nhập cư, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã tạo ra một hình thức gọi là “thực tập sinh”, nhận người nước ngoài để đào tạo nghề nhưng thực chất là sử dụng lao động giá rẻ. Chương trình này có những mặt trái.




    Cố tình tạo kẽ hở

    Cô Lưu Hồng Mỹ (Liu Hongmei), công nhân dệt may tại một nhà máy ở Thượng Hải, đã chán nản với công việc của mình vì đồng lương ít ỏi, chỉ khoảng 430 đô la Mỹ mỗi tháng. Cách đây ba năm, cô quyết định tìm kiếm cơ hội mới ở Nhật Bản. Một công ty may mặc Nhật Bản hứa trả cho cô mức lương cao gấp 3 lần mức thu nhập ở Trung Quốc và Lưu kỳ vọng sẽ tiết kiệm được hàng ngàn đô la cho gia đình mình. “Đó là một cơ hội lớn”, cô nhớ lại khi kể với phóng viên The New York Times.

    Về mặt pháp lý, những gì mà Lưu làm ở nhà máy tại Nhật Bản như ủi và đóng gói quần áo được coi là “đào tạo”; bản thân cô được gọi là “thực tập sinh” hoặc “tu nghiệp sinh”, nhưng thực ra cô chỉ làm những công việc giản đơn mà người bản xứ không làm.

    Giống như một số nước phát triển khác, Nhật Bản đang trải qua một thời kỳ khan hiếm lao động giản đơn để làm những việc như thu nhặt rau quả, dọn giường trong các trại dưỡng lão hay rửa bát đĩa ở nhà hàng. Từ lâu, Nhật Bản đã đóng cửa với những người nhập cư bất hợp pháp và những người muốn tìm kiếm công việc lao động chân tay. Chính sách này đang khiến cho nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng, kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

    Đến nay, chính sách nhập cư và lao động của Nhật vẫn đang gây nhiều tranh cãi về mặt chính trị. Nhưng năm ngoái, tổng số lao động nước ngoài ở Nhật Bản đã lần đầu tiên đạt 1 triệu người. Con số này tăng cao bởi những người nhập cư theo chương trình “thực tập sinh”, nghĩa là họ đến Nhật Bản trên danh nghĩa là để học tập, đào tạo, chứ không phải để... làm việc. Mục đích sâu xa của chương trình này là để hợp pháp hóa lệnh cấm của Nhật đối với những người nhập cư làm các công việc giản đơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Một công nhân Trung Quốc bị sa thải ở Nhật Bản sau khi than phiền về điều kiện làm việc. Ảnh: The NYT

    Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, nhiều trang trại, doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các nhà sản xuất sẽ khó tồn tại nếu không có thực tập sinh nước ngoài. “Trên thực tế, gần như tất cả rau củ bán trong các siêu thị ở Tokyo đều do thực tập sinh thu hoạch”, Kiyoto Tanno, giáo sư tại Đại học Tokyo Metropolitan, cho biết.

    Để đối phó với tình trạng thiếu lao động, đồng thời xoa dịu các nhóm kinh doanh, Chính phủ Nhật đã cố tình tạo ra kẽ hở nhập cư này. Và hàng trăm ngàn lao động giản đơn đã đổ tới Nhật qua kẽ hở đó. Họ là những người như cô Lưu, đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Campuchia.

    Các chương trình thực tập sinh đã tăng gấp đôi về số lượng trong vòng năm năm qua, và Chính phủ Nhật đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nó. Yoshio Kimura, một nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do cầm quyền nói thẳng: “Những gì chúng tôi đang làm thực sự là nhập khẩu lao động”.

    Bóc lột và lừa đảo

    Số lượng lao động trong độ tuổi của Nhật Bản đã giảm mạnh kể từ giữa những năm 1990, hệ quả của nhiều thập niên có tỷ suất sinh thấp. Để tăng lực lượng lao động, Nhật Bản đang tìm cách kéo dài thời gian tối đa mà thực tập sinh nước ngoài có thể ở lại Nhật, nâng lên năm năm thay vì ba năm như trước, đồng thời cho phép nhiều hơn các loại hình doanh nghiệp có thể sử dụng thực tập sinh, bao gồm cả các trại dưỡng lão, các công ty cung cấp dịch vụ dọn dẹp khách sạn và văn phòng.

    “Nếu chúng ta muốn tăng trưởng kinh tế trong tương lai, chúng ta cần người nước ngoài”, ông Kimura khẳng định.

    Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về số lượng thực tập sinh cũng dẫn tới những hệ lụy như tình trạng bóc lột lao động và lừa đảo. Nobuya Takai, một luật sư đại diện cho các thực tập sinh trong các tranh chấp lao động, cho biết các công ty Nhật không trực tiếp thuê thực tập sinh mà thông qua một hệ thống trung gian.

    Hầu hết các thực tập sinh đều phải chi hàng ngàn đô la tiền phí môi giới trước khi họ có thể đến Nhật Bản. Ông Takai cho hay, thị thực của người lao động gắn họ với một công ty duy nhất và nếu gặp phải các ông chủ xấu, các thực tập sinh cũng không thể tự động từ bỏ công ty này để sang công ty khác. “Họ không thể thay đổi công việc, và nếu trở về nhà thì sẽ mất tiền phí môi giới”, ông Takai nói.



    Bộ Tư pháp Nhật Bản xác nhận, trong năm 2015 đã có 6.000 lao động tìm cách ở lại Nhật bất hợp pháp bằng cách bỏ công ty này để sang làm cho công ty khác. Và theo một số liệu của chính phủ, hiện có tổng cộng 60.000 người nước ngoài đang ở Nhật Bản mà mà không có thị thực hợp lệ.

    The New York Times đã tìm gặp một số thực tập sinh tại Nhật. Tất cả đều cho hay họ mất từ 7.000-11.000 đô la Mỹ phí môi giới. Hầu hết họ đều phải vay mượn người thân hoặc ngân hàng.

    Cao Bao, 33 tuổi đến từ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, sang Nhật làm việc cho Công ty Kishimoto - nhà sản xuất, nhà cung cấp phụ tùng ô tô. Cao cho biết, các thực tập sinh bị bắt quét dọn và sơn nhà máy vào ngày nghỉ và không được trả lương, chỉ vì quản lý phát hiện họ có sai sót trong công việc. Sau khi khiếu nại, Cao đã bị sa thải.

    Tham Thi Nhung, 32 tuổi, là người Việt Nam. Nhung phải làm việc từ 8 giờ sáng tới 9-10 giờ đêm tại một xưởng may nhỏ ở tỉnh Aichi, miền Trung Nhật Bản. Cô cho biết, suốt 4 tháng qua, cô và các đồng nghiệp không có một ngày nghỉ nào, nhưng người chủ chỉ trả một phần tiền làm thêm của họ. Tháng 11 vừa qua, sau khi phàn nàn rằng họ được trả tiền thấp hơn mức cam kết là 712 đô la Mỹ/tháng, Nhung và một số đồng nghiệp đã bị sa thải.

    “Chúng tôi có trao đổi với chủ, nhưng bà ta cho biết sẽ không trả nhiều hơn. Bà ta nói hoặc làm tiếp hoặc về nước”, Nhung kể.

    Các dữ liệu của chính phủ về tai nạn ở nơi làm việc cho thấy, thực tập sinh có nhiều khả năng bị tổn thương trong công việc hơn so với công nhân bản xứ. Đây là hệ quả của việc đào tạo kém, rào cản ngôn ngữ hoặc do họ được giao làm những việc nguy hiểm hơn. Từ năm 2010, đã có hai thực tập sinh tử vong vì làm việc quá sức, thuật ngữ Nhật gọi là karoshi.

    Cô Lưu người Trung Quốc phải vay mượn người thân để trả khoản tiền môi giới khoảng 7.000 đô la Mỹ nhằm có được thị thực vào Nhật Bản. Tới đây, Lưu mới nhận ra mình phải đối mặt với điều kiện làm việc nặng nề hơn và lương thấp hơn mức đã hứa. Cô kể: “Ông chủ đối xử với chúng tôi như nô lệ”.

    Chủ của cô là Takeshi Nakahara, 50 tuổi, người sở hữu vài cơ sở may mặc nhỏ ở Gifu, gần Aichi. Ông Takeshi cho hay ông đã sử dụng các thực tập sinh Trung Quốc từ 15 năm trước vì không có người Nhật nào muốn làm việc trong ngành dệt may. “Trả lương thấp là cách duy nhất để chúng tôi có thể cạnh tranh với các nhà máy nước ngoài giá rẻ”, ông giải thích.

    Ông Takeshi thừa nhận ông đã trả cho cô Lưu và các công nhân Trung Quốc khác một mức thấp hơn lương tối thiểu làm thêm theo quy định. Nhưng ông cho rằng, ý tưởng đó chính là của Lưu và các đồng nghiệp của cô. “Họ yêu cầu làm thêm giờ nhiều hơn và sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn quy định”, ông nói.

    Mặc dù thỏa thuận này là bất hợp pháp, nhưng ông Takeshi cho hay ông cảm thấy bị phản bội khi các thực tập sinh (sắp hết hạn hợp đồng ba năm) kiện nhà máy để đòi tăng lương.

    Các công nhân Trung Quốc đã tìm và nhận được sự giúp đỡ từ Zhen Kai, một nhà hoạt động Trung Quốc đã sống ở Nhật Bản nhiều thập kỷ. Ông Zhen điều hành một văn phòng ở Gifu bao gồm cả khu trọ tạm thời, nơi lao động bị sa thải có thể ở lại.

    Ông Zhen nói rằng ông thông cảm với các doanh nghiệp, nếu không có các thực tập sinh thì họ sẽ không thể tồn tại. Ông cho rằng, Chính phủ Nhật đã có cách hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đó sống sót bằng cách để cho họ bóc lột công nhân.

    Ông Zhen đã đàm phán với ông Nakahara, và người chủ lao động này ban đầu chấp nhận đền bù cho công nhân Trung Quốc ở mức 5.800 đô la. Do chán nản và nhớ nhà, cô Lưu đã chấp thuận mức đền bù đó và chuẩn bị trở về Trung Quốc. Bốn phụ nữ khác đã quyết định ở lại Nhật Bản để đấu tranh đòi bồi thường nhiều hơn, và một vài tuần sau đó họ chấp nhận đề nghị ở mức 10.000-16.000 đô la.

    Khi được hỏi liệu họ đã học được gì trong quá trình “đào tạo” tại Nhật, những thực tập sinh này chỉ cười chua chát. “Toàn là khó khăn gian khổ”, Lưu nói.

    (Theo The New York Times/ TBKTSG)

    Vì sao thực tập sinh đi Nhật Bản, Hàn Quốc không muốn về nước



    Có rất nhiều thực tập sinh đi Nhật Bản, Hàn Quốc đã và đang làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc và Nhật Bản cho hay. Trốn ra ngoài làm việc bởi thu nhập cao khoảng nghìn đô. Ở Việt Nam thì không kiếm được công việc với mức lương đó. Nên chuyện nhiều người đi làm việc không muốn về nước đã xảy ra ở nước ngoài.

    [​IMG]
    Thành phố Seoul Hàn quốc đầy hoa lạ và phát triển. Đây cũng là nơi rất nhiều lao động trên thế giới muốn làm việc ở nơi này và không muốn về.
    1. Thực tập sinh làm việc ở nước ngoài có thu nhập nhiều hơn.
    * Tại Hàn Quốc:
    Chính vì đi lao động ở nước ngoài được trả lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, cuộc sống đầy đủ hơn khi về nước,… nên khi sau khi hết hạn 3 năm thì người lao động phải về nước đã bỏ trốn. Các nhà chức trách Hàn Quốc đã siết chặt tình hình an ninh tại Hàn Quốc
    Anh Nguyễn Văn Dương (34 tuổi, quê Quốc Oai, Hà Nội) đi lao động Hàn Quốc từ năm 2006 theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS). Dương chọn Hàn Quốc bởi mức thu nhập cao, nếu chẳng may gặp rủi ro, tai nạn lao động thì các công ty Hàn Quốc hỗ trợ mức bảo hiểm khá cao. Khi mới sang, Dương làm công nhân may ghế ôtô với mức lương gần 1.000 USD mỗi tháng. Năm 2012, hết hạn hợp đồng phải về nước nhưng anh vẫn ở lại, trở thành lao động bất hợp pháp với đủ ngành nghề, từ bốc vác, lau chùi máy móc đến thợ cơ khí.
    Anh Dương cho hay, những công việc này đều không được đóng bảo hiểm xã hội, chịu rủi ro lớn nhưng thu nhập cao hơn. Khi còn làm hợp đồng trong công ty, mỗi tháng anh nhận được hơn 1.000 USD. Thời điểm kinh tế Hàn Quốc suy thoái, thu nhập giảm chỉ còn khoảng 500 USD. Nhưng khi ra ngoài làm, số tiền nhận được từ 1.700 USD trở lên.
    * Cách lý giải của người lao động làm việc tại Hàn Quốc:
    Cũng theo anh Dương cho biết: Cùng là lao động đi làm việc tại Hàn Quốc 3 năm nhưng chỗ được 500 triệu, chỗ được 200 triệu thì lẽ đương nhiên là người lao động như chúng tôi sẽ nhìn vào nơi người ta trả 500 triệu rồi.
    Ngoài ra, chế độ đãi ngộ của các công ty ở nước sở tại khá tốt, các công ty phần đa là chỉ làm giờ cơ bản, không cho làm thêm nên nhiều người đi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tìm cách trốn ra ngoài làm việc để có mức thu nhập cao hơn.
    * Lương ở quê nhà chỉ bằng ¼ Hàn Quốc
    Cuối năm 2015, Dương bắt buộc phải về nước trong một đợt truy quét lao động bất hợp pháp. Trên chuyến xe ra sân bay có hơn 30 lao động đến từ nhiều nước, riêng Việt Nam có 8 người. Giờ anh làm thợ cơ khí trong một công ty liên doanh gần nhà với mức thu nhập chỉ bằng 1/4 so với khi còn đi làm ngoài ở Hàn Quốc.
    * Hậu quả của lao động bất hợp pháp:
    Phần đa, các bạnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đều có thể thấy được, lao động bất hợp pháp thường làm những công việc nặng nhọc, rủi ro nhiều hơn, nhưng cho thu nhập cao hơn.
    Lao động bất hợp pháp thường làm những công việc nặng nhọc, rủi ro nhiều hơn, nhưng cho thu nhập cao. Trong ảnh là lao động bất hợp pháp sang Hàn Quốc được 8 tháng bằng đường du lịch.
    Nhiều lao động thường đi làm có vài năm kinh nghiệm rồi trốn ra làm ngoài với thu nhập khá hơn. Trần Văn Dũng (Nghệ An) sang Hàn Quốc từ năm 2006, làm thợ tiện trong một công ty ở miền Nam nước này. Thu nhập gồm lương chính và tăng ca được 1.500 USD mỗi tháng. Hết 6 năm hợp đồng hợp pháp, Dũng chuyển ra ngoài làm công nhân đóng tàu với thu nhập 2.500 USD.
    Dũng cho hay, các nhà máy địa phương, công trường xây dựng ở Hàn Quốc rất nhiều nên người lao động dễ tìm việc. Ông chủ cần một lượng lớn nhân công nên vẫn chấp nhận thuê lao động bất hợp pháp. Công ty sử dụng lao động bất hợp pháp không phải đóng bảo hiểm y tế, xã hội, hồi hương và nhiều khoản khác. Trong khi đó, lao động Việt Nam biết phải chịu rủi ro nhưng vẫn chấp nhận làm việc vì muốn kiếm tiền.
    Anh Dũng nói: “Bọn em làm lâu năm rồi có kinh nghiệm, biết tiếng Hàn, không mất thời gian hòa nhập như lao động mới sang nên vẫn kiếm được việc” . Và để đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc như thế này, Dũng phải vay mượn số tiền rất lớn. Trong 2 năm đầu, anh tích cóp trả nợ, năm thứ ba thì gửi tiền về sửa sang nhà cửa, dành lấy vợ, làm ăn. “Trồng cây đến ngày hái quả nên về sớm ai cũng tiếc. Làm công việc chân tay như chăn nuôi, trồng hoa, trồng rau… bên này cũng vẫn kiếm được khoảng nghìn đô, gấp đôi lương kỹ sư đại học trong nước. Về nước thì bọn em biết kiếm đâu ra công việc với mức lương đó.

    * Chính sách của Hàn Quốc:
    Để hạn chế lao động bất hợp pháp, Hàn Quốc tiến hành nhiều đợt truy quét và xử lý doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp. Chỉ 3 tháng đầu năm 2015, Phòng Điều tra di dân (Bộ Tư pháp Hàn Quốc) thống kê có 5.000 lao động bất hợp pháp bị bắt giữ, trong đó có khoảng 700 người Việt Nam. Họ cũng thắt chặt việc chi trả tiền bảo hiểm hồi hương và bảo hiểm mãn hạn xuất cảnh.

    [​IMG]
    Hiện nay, Hàn quốc đã ra chính sách luật thắt chặt việc quản lí lao động người nước ngoài. Tuy nhiên, luật pháp cũng có những chính sách khoan hồng nhất định
    Song nếu lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước, phía Hàn Quốc sẽ miễn giảm xử phạt, như không phải nộp tiền phạt dù thời gian cư trú bất hợp pháp ngắn hay dài, có thể tự do đăng ký về nước theo điều kiện của bản thân.
    Tự nguyện về nước, thời gian cấm nhập cảnh giảm xuống còn 2 năm thay vì 10 năm nếu bị bắt và có thể trở lại làm việc với thời gian tối đa là 4 năm 10 tháng.
    Cơ quan quản lý lao động của Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách, như từ tháng 11/2013, buộc lao động trước khi xuất cảnh phải ký quỹ 100 triệu đồng, về đúng hạn sẽ được nhận lại số tiền này cả gốc và lãi. Nếu không thì khoản tiền này sẽ bị phong tỏa và chuyển vào Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của địa phương. Ngoài ra, Nghị định 95 phạt hành chính tối đa 100 triệu đồng với lao động không về nước. Mới đây, Nghị quyết 62 nêu rõ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp nếu về nước đúng hạn sẽ được miễn xử phạt.
    Song các chính sách trên vẫn chưa đánh bật được sức nặng của mức thu nhập trong suy nghĩ của lao động bất hợp pháp. “100 triệu tiền ký quỹ hay phạt vi phạm thì đi làm khoảng nửa năm là bù lại được. Đây cũng chính là những suy nghĩ của bạn đi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong khi đó, nếu ở lại vài năm số tiền kiếm được nhiều hơn. Làm càng lâu thu nhập càng cao”, Trần Văn Thành (Bắc Giang) cho biết. Theo Thành, những biện pháp phạt này chỉ áp dụng khoảng 2-3 năm nay trong khi nhiều lao động đi từ trước thời điểm trên và không chịu ảnh hưởng của việc ký quỹ.
    Theo hợp đồng, Thành phải về nước từ tháng 9/2015 nhưng trốn ở lại. Anh lý giải nếu về nước đúng hạn và muốn đi tiếp thì phải chờ đăng ký hồ sơ dự tuyển đợt mới, dự kiểm tra chứng chỉ tiếng Hàn. Hiện tại, Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS) tạm dừng nên về rồi rất khó đi tiếp.

    [​IMG]
    Theo hợp đồng, Thành phải về nước từ tháng 9/2015 nhưng trốn ở lại. Anh lý giải nếu về nước đúng hạn và muốn đi tiếp thì phải chờ đăng ký hồ sơ dự tuyển đợt mới, dự kiểm tra chứng chỉ tiếng Hàn
    Nhiều người khi trốn ra ngoài làm hoặc hết hạn không về nước vẫn thuê nhà riêng, sinh hoạt bình thường như lao động hợp pháp vì đã quen thuộc đường phố, nơi ở. Khi có cảnh sát truy quét thì họ tránh mặt ít ngày, hạn chế tối đa thủ tục hành chính liên quan. Khi ốm đau, đi viện thì mượn chứng minh thư của những lao động hợp pháp.

    “Cảnh sát Hàn Quốc thi thoảng mới truy quét trong nhà xưởng, ít khi kiểm tra ở khu dân cư. Nhiều người xung quanh biết bọn em không phải lao động hợp pháp nhưng không báo cảnh sát, cũng thông cảm cho mình vì miếng cơm manh áo”, Thành nói và cho biết vì thế có những người sang Hàn Quốc 19 năm nhưng tới 16 năm làm lao động bất hợp pháp mà vẫn chưa bị phát hiện, trục xuất về nước. Trường hợp bị phát hiện thường do sinh sự đánh nhau hoặc cờ bạc, rượu chè.

    2. Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc
    Nhiều người lựa chọn làm việc tại Hàn Quốc hơn vì đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ không giống như đi thực tập sinh Nhật Bản đòi hỏi người lao động có trình độ nhất định về ngoại ngữ cũng như là về khả năng lao động, nhân phẩm,…
    Mà thị trường xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc lại đòi hỏi hầu hết là nam ở trình độ phổ thông.
    So với thị trường Đài Loan chủ yếu tiếp nhận lao động nữ hay Nhật Bản yêu cầu lao động có trình độ cao, tay nghề khá thì lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc hầu hết là nam, ở trình độ phổ thông. Họ sang làm nông nghiệp, công nhân xây dựng, lắp ráp tại các nhà máy, công trường… nên tỷ lệ bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp cũng nhiều hơn.
    Theo Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, việc lao động bỏ trốn liên quan đến thể diện quốc gia. Lao động các nước tuân thủ luật pháp tốt, ít bỏ trốn, còn Việt Nam thì quá nhiều. Lao động không chịu về nước chủ yếu do mức lương ở Hàn Quốc khá cao, thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng.
    “Lao động về nước thì kinh tế khó khăn hơn, khó có chỗ nào đảm bảo được tiền lương như thế. Nhưng vì số lao động bỏ trốn quá cao mà trong 3 năm trở lại đây có khoảng 35.000-40.000 người mất cơ hội đi Hàn Quốc. Người ở bên đó cũng cần chia sẻ cơ hội với những lao động khác”, ông nói.
    Tháng 4/2016, hiệp định lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hết hiệu lực. Phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn xuống dưới 30% và về lâu dài bằng các nước xung quanh. Đây là điều kiện quan trọng để tiến tới ký Biên bản ghi nhớ bình thường về hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hiện hai bên chưa đàm phán lại và nếu không giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn thì sẽ rất khó ký tiếp hiệp định.
    Việt Nam đang “dẫn đầu” 15 nước phái cử lao động sang Hàn Quốc về tỷ lệ lao động bất hợp pháp với 32%, trong khi các nước bình quân từ 15 đến 17%. Theo thống kê, 15 địa phương có số lao động bỏ trốn chiếm đến 85% lao động bất hợp pháp của Việt Nam tại Hàn Quốc. Dẫn đầu là Nghệ An với hơn 1.450 người, Hà Nội 940, Hải Dương 850, Thanh Hóa 820 người… Địa phương thấp nhất là Hải Phòng với 245 người.

    3. Lời kết
    Qua bài viết trên, chắc các bạn thực tập sinh chúng ta có thể thấy được người Việt Nam hiện nay đang mang rất nhiều tai tiếng ở nước ngoài. Vì cái lợi trước mắt nhưng không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Hiện nay với số lượng bỏ trốn ở Hàn Quốc quá cao, không có ai để mắt đến. Chính Phủ Hàn Quốc buộc phải dừng lại tất cả các hoạt động tiếp nhận người lao động đi làm việc tại Hàn. Hiện nay chỉ tiếp nhận du học sinh học các ngành lớn ở bên Hàn Quốc là chủ yếu.
    Tại Nhật Bản, thị trường tuyển dụng của nước này đang có dấu hiệu gia tăng khi dân số Nhật đang già đi và tỉ lệ dân số đang mất cân đối. Thiếu nguồn lao động tại Nhật khiến các công ty và doanh nghiệp Nhật Bản cần tuyển thêm người lao động đến từ các nước khác như Việt Nam.

     
  15. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    đặc điểm của DLV là ko tranh luận, thưởng trích dẫn,nói dài dòng những thứ chả liên quan tranh luận.
    Miss gì gì ạ, bạn ăn lương nên cảm ơn người đã tạo ra trang web này nhé.

    Nòi về bài này, tôi còn đang bảo vệ người Việt vì là nạn nhân chế độ. Người Việt chăm chỉ chả kém bất cứ nước nào, mấy bạn trẻ trâu ạ, người ta ăn trộm là đường cùng trừ những kẻ có sẵn máu trộm cướp. Nhật Hàn không thuê người Việt, bắt tay với chế độ này thì méo có đủ lao động nhá, đố Nhật Hàn cấm không dùng lao động người Việt đấy, thiệt hại nhiều hơn là vài độ trộm vặt nhá. Không hiểu thì đừng nói nghe đi hãy hỏi.
     
  16. MỜI BẠN VỀ QUÊ TÔI: Xem cái xóm ở phía đường lộ sau làm sao khá khẩm lên nổi nhé. Nào là cờ bạc, đá gà, hát karaoke, rượu chè, nhậu nhẹt ngày này qua tháng khác, . . . Mấy chục năm nay rồi vẫn thế họ vẫn ăn chơi hát hò ngày đêm không biết chán (nhà tôi có khi ko ngủ được vì cái xóm ham chơi đó).

    Chả có cái cái Chế độ thần thánh siêu việt nào có thể nghĩ ra biện pháp hữu hiệu với những con người như thế cả. Chính họ không muốn vươn lên thì làm sao bây giờ

    Chắc là thỉnh Karl Marx với Adam Smith sống dậy NGHĨ CÁCH ÉP HỌ LÀM VIỆC VƯƠN LÊN NHÉ:
    Anh T.M.K., công nhân tại Bình Dương, dành dụm được một số tiền khoảng 5 triệu đồng về quê ăn tết nhưng đã “nướng” sạch trong vài ván bài. “Tết ở quê có gì đâu mà chơi, không đánh bài thì buồn lắm. Nhưng năm nay thua bài hết gần hai tháng lương, qua tết không biết lấy tiền đâu đi xe lên Bình Dương làm việc” - anh K. than thở.
    Tết thua bài hết sạch tiền đi xe lên Bình Dương làm 14/02/2016 báo TUOITRE vn.
     
  17. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Tôi không hiểu Bác cái chỗ là cái nhìn đa chiều, bài trên thì giọng điệu xuyên tạc lẫn chửi bới lớp trẻ và tỏ ra một kẻ đọc sách nhiều, thiết nghĩ những từ ngữ Bác viết trên bài post chẳng hiểu về ngôn ngữ Việt Nam; còn bài dưới kêu bảo vệ Việt Nam. Bác cảm thấy bản thân mình mâu thuẫn lắm không? Nếu tột cùng Bác chỉ muốn nói xấu chính quyền hay mạt sát đất nước này tốt như sử dụng nước ngoại ngữ đi.
     
    Depressed and nguyennhut082013 like this.
  18. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Đọc nhiều mà không chọn lọc dễ bị ngộ chữ bác @Missfly82 ạ :v
     
  19. Forest

    Forest Lớp 2

    Sống như người hay sống như cái máy thích hơn? Hãy nhìn sự đi xuống của nước Nhật hay sự phồn vinh của nhiều nước dân sinh hàng đầu thế giới mà nói chuyện.
     
    hoalienbao thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này