Tuỳ bút - Biên khảo G Không gian tiếng Việt

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    Ghi Chú của
    Câu chuyện bên lề
    Cuốn Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt

    của Nguyễn Hy Vọng

    (1) Đúng ra, trước hết nên ghi thêm hai cuốn từ điển đầu tiên bị thất lạc được Alexandre de Rhodes sử dụng như tác giả xác nhận:

    Từ Điển Việt-Bồ-La. Diccionario Anamita-Portugues-Latin: Gaspar d’Amaral (1592-1645).
    Từ Điển Bồ-La. Diccionàrio Portuguès-Latin: Antonio Barbosa (1594-1647)

    Từ Điển Alexandre de Rhodes: Dictionarium Anamiticae-Lusitanum et Latinum (Từ Điển Việt-Bồ-La), tái bản gần đây, bản dịch của Thanh Lãng- Hoàng Xuân Việt- Đỗ Quang Chính. Hà Nội. 1991.

    Từ Điển Alexandre de Rhodes phát hành năm 1651, cuốn từ điển Việt Nam đầu tiên và có lẽ là một trong trong mấy cuốn tự điển lâu đời trên thế giới.

    Tự điển Pháp cổ xưa nhất vẫn là tự điển Littré (Emile), Dictionnaire de la langue française, một cuốn từ điển đồ sộ dày 4 tập (volumes) phần in ấn kéo dài gần mười năm trời mới xong, từ năm 1863-1873.

    Cuốn tự điển Anh ngữ đồ sộ hiện nay là Webster Third New International Dictionary, ấn bản năm 1968, dày 2662 trang, khổ lớn, in ba cột.

    Ấn bản đầu tiên do công trình của Noah Webster năm 1828 từ đó về sau nhiều lần tái bản và mỗi lần như vậy đều có bổ túc thêm. Ấn bản năm 1968 trong Tủ Sách TSH là ấn bản lần thứ 8.

    (2) Austronésie (Austronesia). Theo Coedes: Les peuples de la Péninsule Indochinoise, địa bàn sinh hoạt của người Austronésien (Austronesian) gồm các sắc dân Mã Lai, Nam Dương quần đảo dọc theo duyên hải Thái Bình dương.

    Trong tác phẩm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Sài Gòn. 1971, tác giả Bình Nguyên Lộc gọi chung các sắc dân Austronésien là Miền Dưới.

    Địa danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân, In-đô-nê-xi-a và Mã Lai Á, nhất là đảo Java.

    Cũng theo sưu tầm, nghiên cứu của Bình Nguyên Lộc, lớp sau của đợt di dân đến Champa, Phi Luật Tân, Nam Dương, các sắc tộc Austronésien (đã) làm chủ đất Hoa Nam một thời gian khá lâu trước khi người Tàu xuất hiện.

    (3) Những tìm tòi về ngôn ngữ gần đây cho biết rằng những từ, những tiếng ấy (gốc Chàm, gốc Thượng-Việt, Mã Lai ...), đang được nói gần khắp nơi Đông Nam Á chứ không riêng gì một vùng nhỏ miền Trung Việt Nam. Những vang vọng âm thanh hiện đang được nói từ chân núi Hy Mã Lạp Sơn băng tuyết bạt ngàn miền đông bắc nước Ấn Độ chạy dài phía đông nam, tràn qua Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Ai Lao, Việt Nam, cuối cùng kéo một vòng cung bao la hàng trăm hải đảo Mã Lai, Nam Dương, đến tận những hòn đảo heo hút Thái Bình dương.

    Nguyễn Hy Vọng: Ni mô tê răng rứa. Tiếng Sông Hương. Lời Tòa Soạn giới thiệu. Nguyên Hương. TSH. 1996. Tr. 157.

    (4)Trong số các bài khảo luận về nguồn gốc tiếng Việt của L. Cadière, người viết xin gợi ý:

    Phonétique Annamite: Dialecte du Haut Annam. B.E.F.E.O. Paris. 1902.
    Le Dialecte du Bas Annam- Esquisse de Phonétique. B.E.F.E.O. Paris. 1911.

    (5)Trước khi đến Việt Nam năm 1889, đại tá Nicolas Frey đã từng đóng quân tại Phi Châu thuôc Pháp, lịch sử đế quốc thuộc địa Pháp ngày ấy gọi là Afrique Occidentale Française.

    Nghiên cứu, tìm hiểu rồi so sánh, đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ miền tây Phi Châu, Nicolas Frey nhận thấy có rất nhiều trường hợp âm giọng giống nhau. Tác phẩmL’Annamite, mère des langues dày 250 trang được biên soạn trong hoàn cảnh nói trên. Suy rộng ra, nếu có, đây chỉ là trường hợp ngẫu nhiên! Sẵn có cảm tình với Việt Nam, nhiều trang, nhiều đoạn tác giả hơi cưỡng điệu, nghĩ cho cùng cũng là chuyện tự nhiên khó tránh khỏi.

    Về phương diện nhân chủng học, các học giả Tây Phương thường cho rằng bán đảo Đông Dương (Péninsule Indochinoise) cũng là một lò melting pot nhiều sắc dân và ngôn ngữ khác nhau như bán đảo Ba Nhỉ Can- Péninsule Balkanique bên Âu Châu. Trên vùng đất này, trong quá khứ xa xăm đã xảy ra nhiều đợt di dân, nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau từng sinh sống chung, gặp gỡ nhau một thời, đến rồi đi, sắc dân này sắc dân khác.

    Trở lại trường hợp bán đảo Đông Dương: sự pha trộn các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Nam Á và ngữ tộc Hán-Tạng xảy ra chỉ là một hiện tượng tự nhiên.

    (6) Rất có thể còn nhiều thiên khảo luận khác về ngôn ngữ Việt Nam còn vùi sâu trong các thư viện Pháp. Nói chung, những bài khảo cứu, luận thuyết về ngữ học Đông Dương các nhà nghiên cứu không thể không tìm đọc:

    Nguyên Hương: Petrus Trương Vĩnh Ký 1837-1898. Văn Hóa Nguyệt San. Sài Gòn. Tháng 12 năm 1965.

    Nguyên Hương: Trương Vĩnh Ký, kỷ niệm 100 năm nhà bác học qua đời (1898-1998). Tiếng Sông Hương. Dallas. 1998. Tr. 199-215.


    (7) Nói về tự vị J. L. Taberd. Dictionarium Anamitico-Latinum, khởi soạn năm 1772, không thể không nhắc đến Tự Điển Việt-La Pigneau de Béhaine để lại bản thảo, Taberd bổ túc và khai dụng sau này.

    Nói rõ thêm, năm 1838 là năm xuất bản hai cuốn tự điển, Tự Điển Bá Đa LộcTự Vị Taberd.

    Nhất Chi Mai N. C.: Sài Gòn, chữ Quốc Ngữ và Giám Mục Bá Đa Lộc. Từ Điển An Nam-La Tinh. Tiếng Sông Hương. 1990. Tr. 41-58.

    (8) Gia tài văn-sử-học Petrus Ký để lại vô cùng quý báu; riêng về phương diện từ điển, mới nhìn qua đã thấy đồ sộ:

    §Dictionnaire Géographique Annamite

    §Dictionnaire Biographique Annamite

    §Grand Dictionnaire Annamite-Français. 1889-1894

    §Dictionnaire Chinois-Français-Annamite. 1897

    §Petit Dictionnaire Français-Annamite. Saigon. 1884

    (Cuốn từ điển sau cùng này, nhiều lần tái bản. Lần tái bản mới nhất, Tủ sách Tiếng Sông Hương hiện có 2 ấn bản: bản in năm 1924 và bản in năm 1937, bạn đọc thích sách cũ, rare books, có thể trao đổi.)

    (9) Mở đầu Bài Tựa (Tiểu Tự), Huình Tịnh Của phân tách rõ ràng điểm khác nhau giữa tự điển và tự vị một số độc giả lâu nay không nhận ra.

    Tự Điển, tự vị khác nhau cả một sự rộng hẹp: tự điển phải có chú giải, mỗi tiếng đều phải có dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy. Chỉ như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển, dẫn tích ...

    (Đọc văn Huình Tịnh Của, tiếng Việt miền Nam năm 1896 rồi so sánh với Nam Phong, tiếng Việt miền Bắc sau đó mấy mươi năm, hẳn rằng độc giả nhận thấy có sự khác biệt về nhiều phương diện. Đặc biệt, một bên chữ Nôm thuần túy, một bên hơi nhiều từ Hán-Việt.

    Đi xa hơn trong việc tìm hiểu tiếng Việt, có dịp đọc Truyện thầy Lazoro Phiền, cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, xuất bản tại Sài Gòn năm 1887, tác giả J. B. Nguyễn Trọng Quản, đối chiếu với một số tác giả miền Bắc đầu thế kỷ 20, bạn đọc sẽ có dịp nhận xét đầy đủ hơn.

    (10) Gaspar: Petit Dictionnaire Annamite-Français. Tự điển này xuất bản tại Sài Gòn năm 1877. Hai mươi năm sau, Sài Gòn có thêm một cuốn từ điển khác cùng nội dung, JFM Génibrel: Dictionnaire Annamite-Français. Imprimatur de la Mission 1898. Nơi lời mở đầu Au Lecteur, tác giả Génibrel nói rõ đã khai dụng tự điển Gaspar nói trên.

    (11) Theo lối viết ngày trước và tôn trọng nguyên bản tác giả, TSH ghi lại:

    Huình-Tịnh Paulus Của, thay vì Huỳnh và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, thay vì Quốc Âm ...

    (12) Việt Nam Từ Điển, in từng tập, khởi sự từ năm 1931 kéo dài đến năm 1939. Toàn bộ 663 trang, 2 cột. Imprimatur Trung Bắc Tân Văn. Hà Nội.

    Ra đời sau Tự Vị Huình Tịnh Của, nhưng Việt Nam Từ Điển lại không có đầy đủ các từ thông dụng miền Trung, miền Nam, chưa kể một vài sai sót khiếm khuyết nơi phần định nghĩa-giải thích gần đây báo chí có nhận xét.

    (13) Về tác giả Việt Nam, đến đây tưởng nên nhắc lại một công trình ngữ học khác: Luận án Tiến sĩ Quốc Gia. Đại học Sorbonne, Paris. 1948, phổ biến thành sách:

    Lê Văn Lý: Le parler Vietnamien, sa structure phonologique et morphologique fonctionelle. Paris. Hương Anh xuất bản. 1948.

    (14) (...) Aucune de ces théories n’explique à fond l’origine de la langue vietnamienne. Un fait, cependant, reste certain: le Vietnamien n’est plus une langue pure. Il semble être un mélange de plusieurs langues anciennes et modernes du aux contacts des Vietnamiens avec les peuples étrangers.

    Par conséquent, la langue vietnamienne s’était enrichie de nouveaux mots provenant de successives vagues d’émigrants parmi lesquels se trouvaient les Indonésiens.

    Ref. Nguyễn Khắc Kham: Une initiation à la culture Vietnamienne. Saigon. 1960. L’Association Vietnamienne pour le dévelopement des relations internationales.

    Nguyễn Khắc Kham: Vietnamese studies and their relationship to Asian studies.

    (Bài tham luận tại Hội Nghị Quốc Tế Đông Phương Học lần thứ 26 tại New Delhi tháng 1 năm 1964).

    Cùng chia xẻ quan điểm của giáo sư Nguyễn Khắc Kham về nguồn gốc dân tộc và văn hóa Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Hy Vọng, gần đây Encyclopedia Brittanica (1945-1990) cũng đã phổ biến nhiều ý nghĩ trùng hợp về nguồn gốc Việt Nam, người Việt và tiếng Việt:

    ...a long-held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Yueh of southern China has been abandoned ...

    ... modern-day Vietnamese share many cultural and linguistic traits with other non-Chinese peoples living in neighboring areas of southeast Asia.

    The Vietnamese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon, Khmer, Thai and Chinese elements.

    ... the official language of Vietnam is the Vietnamese, a member of the Austro-Asiatic family, a distinct language. Although it has some similarities to other languages of southeast Asia and to Chinese, its syntax is closer to Khmer.

    (15) Đúng với ý nghĩa trên, Mường là một danh xưng, đồng bào Muờng tự xưng Mwan (Mường) có nghĩa là người.

    Có nhiều nhóm Mường rải rác ở Bắc Việt, nhiều nhất là Hòa Bình, Phú Thọ rồi đến Sơn Tây, Yên Bái, Sơn La. Ở miền Trung, người Mường quy tụ đông nhất ở Thanh Hòa (độ chừng 10 ngàn người trước năm 1945) rồi đến Nghệ An (chừng 3 ngàn người). Rơi rớt còn lại là âm hưởng Mường trong ngôn ngữ nông thôn Bình-Trị-Thiên.

    Có thể nói chung-chung không sợ lầm lẫn, tiếng Mường là tiếng Việt Nam thời xa xưa ; xã hội phong tục Mường ngày nay đúng là hình ảnh xã hội, phong tục Việt Nam ngày trước.

    Chuyên khảo về người Mường, ngoài sách báo Pháp văn, về Hán văn tưởng nên biết qua tác phẩm Thanh Hóa quan phong, sách in năm 1904, Thành Thái vạn niên Giáp Thìn đông, tác giả Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa trong thời gian này, bản dịch Việt văn phổ biến trước năm 1975.

    Qua Thanh Hóa quan phong, bạn đọc nhìn thấy ngoài phần thi ca, phong dao sưu tầm tại địa phương bằng Hán văn và chữ Nôm, còn có một số bài bằng tiếng Mường (tiếng Châu) được dịch ra tiếng Chợ (tiếng Kinh). Ngoài ra, một bản in riêng 35 mẫu tự Mường, ghi là chữ thập châu (chữ châu, tiếng châu, thập châu Mường).

    Chữ Mường, theo các nhà khảo cổ, có nguồn gốc văn tự Ấn Độ như chữ Pali, Sanscrit, Thái, Chàm, các nhà Nho học xưa gọi là khoa đẩu văn.

    Bản mẫu tự 35 chữ Mường nói trên rất có thể là văn tự nước ta thời cổ xưa-cổ đại. Bắc thuộc lần thứ nhất người Việt Nam bắt buộc học chữ Tàu (Hán). Học nhiều quá, có lẽ vậy, quên mất văn tự cũ là chữ khoa đẩu trước đó 10 thế kỷ !

    (16) Đừng nói đâu xa, từ thời Hậu Lê- Lam Sơn- Lê Lợi, rất nhiều từ Cổ Việt trong Quốc Âm Thi Tập- Nguyễn Trãi (1380-1442) lai rai-dài dài còn lưu dấu ngôn ngữ trong Tự Điển Việt-Bồ-La Alexandre de Rhodes năm 1651.

    Đối với độc giả ngày nay, tiếng Việt thời Alexandre de Rhodes là tiếng Việt cổ xưa, là ngôn ngữ Mường-Cổ Việt - Thanh Hóa-Nghệ An, quê quán nguồn gốc Mường của Lê Lợi, Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng ...

    Sau ngày Nguyễn Hoàng cùng đoàn dân quân Thanh Nghệ vào trấn thủ Thuận Hóa- Quảng Nam, khởi đầu cuộc Nam Tiến và tiếp đến phân tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài mấy trăm năm, tiếng Việt hai miền Trong- Ngoài có những chuyển động khác nhau.

    Trong lúc tiếng Việt Đàng Trong vẫn muôn đời gắn bó với quê hương cội nguồn ngôn ngữ Thanh-Nghệ, thì Đàng Ngoài do ảnh hưởng Tống Nho, Nho phong, Nho thuật đang thời hưng thịnh, miền Bắc bị Hán hóa về xã hội-phong tục, đặc biệt về ngôn ngữ. Hán hóa nhiều, quá nhiều đến nỗi càng lâu càng đi xa hơn cái nôi tiếng Việt là vùng Thanh-Nghệ, ngôn ngữ Mường-Cổ Việt. Kết quả là có những tiếng, những từ ngữ lâu ngày không ai nói hay ít còn thông dụng, lần hồi mai một ở miền Bắc trong lúc còn mãi trên đà phát triển ở miền Trung, dần dà cuốn hút theo phong trào Nam Tiến phát triển lan rộng miền Nam đến tận mũi Cà Mau.

    Khai thông và phóng nhiệm, thâu góp từ bốn phương tám hướng núi cao bể rộng sông dài, tiếng Việt miền Trung-miền Nam sống động và sinh động, tha hồ phát triển, đa dạng và phong phú đúng là hình ảnh tiếng Việt ngày nay.

    Không ngạc nhiên, tại miền Bắc, qua nhiều thế hệ có những chữ hay từ ngữ gần như bị quên lãng vì lâu ngày không ai dùng, không ai nói. Bỗng nhiên một ngày đẹp trời được nghe văng vẳng bên tai hay nhìn thấy trên sách báo cứ ngỡ rằng tiếng địa phương nơi một vùng đất thiêng nào đó, tiếng Nghệ, tiếng Quảng, tiếng Huế, tiếng Sài Gòn lạc lõng trong vang vọng ngôn ngữ ngày xưa.

    Nghĩ như vậy nhưng e rằng không phải vậy!

    Những chữ, những từ ngữ sách báo miền Bắc cho là địa phương ngữ, trong dĩ vãng không xa lắm, chính là tiếng Việt nguyên thủy thông dụng khắp cùng cả nước, dấu tích còn lại trong ca dao tục ngữ hay các tài liệu văn tự.

    Lấy ví dụ Ni, mô, tê, răng, rứa thường được gọi là tiếng Huế, tiếng địa phương như người viết có dịp một lần nhắc đến trên TSH, nay trích dẫn thêm:

    Ni mô tê răng rứa, tiếng Việt nguyên thủy từ thuở mô-mô vang lên từ chân núi Hy Mã Lạp Sơn băng tuyết bạt ngàn, từ miền đông bắc Ấn Độ chạy dài xuống phương nam, tràn qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, xong kéo một vòng bán đảo Mã Lai đến tận phía nam xa xôi Thái Bình dương.

    Ni mô tê răng rứa lần hồi biến dạng ở miền Bắc trong khi vẫn còn thông dụng tại miền Trung, miền Nam.

    Tại răng rứa ?

    Hiện tượng ngôn ngữ này được nhìn thấy qua cuộc Nam Tiến như TSH đã đề cập qua bài: Chữ quốc ngữ, tiếng Việt Đàng Trong đầu thế kỷ 19:

    ... Người Việt- Nam Tiến vừa giữ gìn cái vốn ngôn ngữ mang theo từ các tỉnh Thanh-Nghệ, vừa làm giàu thêm tiếng Việt qua tiếp xúc, chung đụng với các sắc dân trong vùng không gian văn hóa mới. Điều này giải thích tại sao có nhiều chữ rất phổ thông tại miền Trung, miền Nam đến nay còn thông dụng, trong lúc ở miền Bắc, không có hay không còn nữa ...

    Gia tài ngôn ngữ mang theo từ cuộc Nam Tiến đến nay vẫn còn và còn mãi.

    Ni mô tê răng rứa thông dụng ở miền Trung từ thuở chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Ni mô tê răng rứa Nam Tiến còn mãi trong ngôn ngữ, trong văn tự Nam Kỳ Lục Tỉnh.

    Xin mời bạn đọc trở lại với Huình Tịnh Của: Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, tập I, II, Sài Gòn. 1895, qua vài ví dụ nơi các trang: ni (tr. 146), mô (tr. 38-39), tê (tr. 350), răng (tr. 248), rứa (tr. 268).

    (Cái nôi tiếng Việt. TSH. 1999. Tr. 9-15.)

    Ni mô tê răng rứa là tiếng địa phương!

    Vô tình hay cố ý khẳng định như trên, không những là một lầm lẫn văn học, mà còn làm phương hại đến tinh thần thống nhất của ngôn ngữ Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng, hợp nhất trong dị biệt (unité dans la diversité) vốn là bản chất của văn hóa, của ngôn ngữ Việt Nam.

    Nhận định như vậy rồi sẽ thấy rõ hơn, dù với đặc sắc-đặc dị về nhiều phương diện, tiếng (từ) Huế, tiếng Sài Gòn ... không phải là riêng của người Huế, người Sài Gòn, lại càng không phải là tiếng địa phương ...

    Trong bối cảnh đa nguyên đa dạng, mặc dù sinh động trong không gian rộng lớn tổng hợp trên dưới 2/3 dân số toàn quốc, tiếng Huế-tiếng Sài Gòn, miền Trung-miền Nam không phải là tiếng chuẩn của ngôn ngữ Việt Nam nói chung.

    Trên thực tế và lý thuyết, lại càng không phải, tiếng Hà Nội, tiếng miền Bắc được gọi làtiếng chuẩn như Viện Ngôn Ngữ Hà Nội đã hồ hỡi kêu gọi lâu nay.

    Nguồn gốc đa nguyên-đa dạng Austro-Asiatique, cái nôi tiếng Việt thời xa xưa là vùng Thanh-Nghệ, ngôn ngữ Mường-Cổ Việt. Chính nhờ cái nôi ngôn ngữ ấy mà tiếng Việt ba miền còn giữ được mối liên hệ sâu xa, từ đó biết được quá trình phát triển ngôn ngữ miền Bắc trong cộng đồng ngôn ngữ sắc tộc vùng thượng du như Mường, Thái, Nùng, Thổ, Dao, Mèo, Lô Lô ...

    Cũng qua cái nôi Thanh-Nghệ ấy chúng ta nhìn thấy được trong quá khứ sức sống tràn đầy trẻ trung tiếng Việt miền Trung-miền Nam dự phóng tài bồi tiếng Việt, quốc hồn quốc túy của đất nước và con người Việt Nam.

    (17) Cùng chung suy nghĩ và giải thích như Nguyễn Hy Vọng, trong tác phẩm Lột Trần Việt Ngữ (Xuân Thu tái bản ở hải ngoại), tác giả Bình Nguyên Lộc cho rằng trong tất cả danh từ kép của ta gồm 2 chữ có nghĩa như nhau, không có từ nào vô nghĩa.

    Ví dụ: cây cối, cối cũng có nghĩa là cây; múa may, may (động từ) có nghĩa là múa, là chuyển động như gió heo may; nhỏ nhoi, nhoi do nguồn gốc Thái- noi, có nghĩa là nhỏ.

    Và còn nhiều chữ khác như chợ búa, đồng nội, đường sá ...

    Cũng với nhận xét trên, rất có thể trong các từ kép chúng ta còn gặp trường hợp ngữ nghĩa tương đương như: đẹp- đẹp đẻ, đau- đau đớn, vui- vui vẻ, buồn- buồn bả, lạ- lạ lùng, sợ- sợ sệt, rủi- rủi ro, khó- khó khăn, nhớp- nhớp nhúa ...

    (18) Chữ lô-gít viết theo dạng thức phiên âm từ Pháp ngữ la logique, người viết ở vào trường hợp chẳng-đặng-đừng.

    Danh từ la logique, trong câu la logique constitue une langue”, không có nghĩa đơn thuần là hợp lý, hợp cách, hợp lẽ như tỉnh từ (adjectif) logique chúng ta đã biết qua.

    Logique (lô-gít) ở đây bao gồm, gói ghém ý nghĩa một cơ cấu, một hệ thống (système) ngôn ngữ như âm thanh, âm vận, chữ viết ... Muốn diễn đạt cho hết ý nghĩa này không phải chỉ cần mấy tỉnh từ hợp lý, hợp cách là đủ, mà còn phải vận dụng nhiều ý, nhiều từ liên hệ đến chữ système.

    Trong phạm trù triết học, chúng ta có từ ngữ logique mathématique, logique formelle.

    Danh từ logique trước nay vẫn thường được Việt hóa lô-gít; nhiều người viết, nhiều người dùng, nhiều người hiểu.

    (19) Kết thúc Lời Tựa (Avant-Propos) Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, tác giả linh mục Gustave Hue viết:

    ... Cuốn tự điển phong phú về từ ngữ này chứng tỏ cho những ai kém suy nghĩ biết rằng, không phải tiếng An Nam nghèo, mà chính những người tự phụ thích chỉ trích, chính những tâm hồn ấy nghèo tiếng Annam” “.

    Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, Imprimatur Trung Hoa. Hà Nội. 1937 by G. Hue.

    ... la richesse du lexique prouvera aux esprits non prévenus que ce n’est pas la langue annamite qui est pauvre, mais plutôt ses détracteurs qui sont pauvres en annamite” “. Avant-Propos. Phú Nghĩa 12-4-1937. (Bibliothèque Tiếng Sông Hương. Dallas.)

    (20) Chuyện ngoài lề, viết lách lăng nhăng dài dòng thê thảm, nhân dịp nhắc thêm cho vui! (...)

    (21) Có nhiều cách giải thích-dẫn chứng mấy chữ Mã-tà, Biện-Chà, Chà Và-Mani, Chà Và-Ấn Độ ...

    Theo bản thống kê dân số Nam Kỳ thuộc địa năm 1873, ngoài cư dân Trung Hoa, đông đúc hơn cả là người Cambodge (Cao Miên), người Malai (Mã Lai) rồi đến Malabar (Ma-la-bà-Ấn-độ), người Tagal (Phi Luật Tân) theo ngôn ngữ Tagalog) ...

    Không rành địa dư chủng tộc, ngày xưa bà con trong Nam gọi chung người Miên là Thổ, người đàng Thổ (sau này có danh từ Thổ dậy, cáp duồng ...) và các sắc tộc khác theo màu da, chung-chung: Chà, Chà Và, Chà Và Mani, Chà Và Ấn Độ ...

    Mã-tà, gốc Mã Lai trở thành tiếng Việt có nghĩa là lính cảnh sát. Buổi đầu tiên Nam Kỳ thuộc địa, người Chà (Chà Và) được tuyển mộ làm cảnh sát gọi là Mã-tà.

    Mã-tà không những có mặt trên đất liền, mà còn đi xa ra tận Côn Đảo, ở đây có Mã-tàgát tù, gọi là Mata gardien (xem Huỳnh Thúc Kháng: Thi Tù Tùng Thoại. Tiếng Dân xuất bản. Huế. 1930).

    Từ lính mã-tà, ngôn ngữ miền Nam có thêm từ ngữ ma-tà-tét, vừa khôi hài, vừa ngụ ý không được kính trọng lắm.

    Cũng do nhu cầu an ninh thời cuộc, Sài Gòn thuộc địa còn có Biện Chà, chà ở đây là người Ấn Độ nguyên quán từ các nhượng địa Pháp như Mahe, Karikal, Pondichéry, Chandernagor được tuyển mộ làm cảnh sát, có người cấp bậc cao hơn tương đương với cai, đội gọi là Biện Chà (vì gốc Ấn Độ Chà Và).

    Dẫn chứng theo lịch sử Nam Tiến: từ thế kỷ 17, 18 người Mã Lai đến buôn bán làm ăn tại Đồng Nai-Gia Định. Không phân biệt sắc tộc-quốc tịch, thời xa xưa bà con trong Nam gọi chung những người khách lạ, ba hồi Mã Lai, ba hồi Bà Lai, có khi Ba-ba Miến ...

    Cùng chung gặp gỡ giao tiếp, ngôn ngữ miền Nam nhờ đó có thêm danh từ mới như mã-tà, áo bà ba, bánh bà lai (theo Bình Nguyên Lộc: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Xuân Thu tái bản ở hải ngoại, không ghi năm tháng phát hành.)

    (22) Phi-líp-phê Bỉnh: Sổ sách sang chép các việc. L/m Thanh Lãng giới thiệu. Viện Đại Học Đà Lạt xuất bản. Sài Gòn. 1968.

    Bản chép tay, khởi sự từ năm 1822 tại thủ đô Lisbonne-Bồ Đào Nha, nơi linh mục Bỉnh được phái đi công tác và ở lại đây cho đến khi qua đời năm 1876, hiện lưu trữ tại thư viện Vatican.

    Ngoài sách nói trên, tác giả còn để lại nhiều di cảo khác, những tài liệu trước nay chưa khai thác, nói được là vô cùng quý báu trong việc tìm hiểu tiếng Việt-quốc ngữ thời xa xưa.
     
    Ban Tang Du Tử and dongtrang like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    TỪ CỔ TIẾNG VIỆT TRONG "ĐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ"
    của HUỲNH TỊNH PAULUS CỦA


    1. Đặt vấn đề

    Từ cổ là hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, không có ngôn ngữ nào mà không có từ cổ. Việc nghiên cứu từ ngữ cổ được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm.

    Đối với các công trình nghiên cứu từ cổ tiếng Việt, chúng ta có thể kể đến các công trình tiêu biểu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp sau:

    (1) Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm - Nguồn gốc cấu tạo, diễn biến, Nxb KHXH, H;
    (2) Nguyễn Thiện Giáp (1984), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H;
    (3) Trần Xuân Ngọc Lan (1985), Vài đặc điểm của bốn từ cổ: thuở, nến, ban, no, "Một số vấn đề ngôn ngữ học phương Đông", Viện Đông Nam á, H;
    (4) Hoàng Xuân Hãn (1998), Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần – Lê, Nxb Giáo dục;
    (5) Nguyễn Thạch Giang (2001), Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb thành phố Hồ Chí Minh;
    (6) Vương Lộc (2001), Từ điển từ cổ, Trung tâm từ điển học và Nxb Đà Nẵng;
    (7) Nguyễn Ngọc San & Đinh Văn Thiện (2003), Từ điển từ Việt cổ, Nxb Từ điển bách khoa;
    (8) Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học sư phạm;
    (9) Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1958 – 1945, Nxb Khoa học xã hội;
    (10) Trần Trọng Dương (2006), "Khảo sát hệ thống từ cổ trong bản giải nghĩa "Thiền tông khóa hư ngữ lục" của Tuệ Tĩnh", Ngôn ngữ (8), tr.54 – 67;
    (11) Trần Trọng Dương (2010), "Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm", Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 1 – 20.

    Từ lý do trên, bước đầu, chúng tôi tìm hiểu Từ cổ tiếng Việt trong Từ điển "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của (bản chụp của Nxb Trẻ năm 1998, chụp lại theo ấn bản 1895 – 1896).

    Với đối tượng nghiên cứu như đã xác định, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ thêm một số vấn đề có liên quan đến từ cổ tiếng Việt.

    2. Khái niệm

    Từ cổ từ xưa đến nay được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu và nêu lên khái niệm khá thống nhất. Song, đôi lúc cũng xuất hiện cách lí giải khác nhau.

    Đào Duy Anh [1, tr.24 - 27] gọi là từ xưa, là những từ "hiện nay không dung nữa". Và tác giả chia từ xưa gồm hai loại: từ đơn và từ kép. Hoàng Xuân Hãn [7, tr.1091] cho rằng "từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dung nữa, hoặc còn dung trong một số địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành ngữ nào đó, hoặc còn dung với nghĩa khác nhưng có liên can…". Ông cũng quan niệm rằng, "… một số từ Hán, nay không còn dùng cô độc nữa, cũng sẽ kể vào từ cổ". Nguyễn Thiện Giáp quan niệm, "từ ngữ cổ là những từ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng đã làm chúng trở nên lỗi thời" [6, tr.328 – 333]. Ông chia làm hai loại: những từ ngữ cổ đã hoàn toàn biến khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại; những từ ngữ còn lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ vì chúng không được dùng độc lập nữa.

    Tác giả Vương Lộc thì cho rằng: "Từ ngữ cổ là những từ (i) chỉ còn gặp trong tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; (ii) gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ít nhiều có sự thay đổi về mặt ngữ âm; (iii) còn trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã lu mờ; (iv) còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp khác với trước" [9, tr.5 – 7].

    Còn Nguyễn Ngọc San thì cho rằng, từ cổ "là những từ đã được lưu lại trong những văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (tục ngữ, ca dao) mà hiện nay không còn sử dụng nữa" [11, 187], và ông cũng cho rằng "từ ngữ Việt cổ là những từ thuần Việt" [10, tr.188 – 195].

    Gần đây, Trần Trọng Dương trong "Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm", Tạp chí Hán Nôm số 1, năm 2010 cho rằng, "Từ cổ là từ chỉ xuất hiện trong các văn bản Nôm hay quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Từ cổ là những từ người hiện nay không thể hiểu được nếu không sử dụng các loại từ điển để tra cứu hoặc không đối chiếu với nguyên tác Hán văn" [2, tr.3 – 4].

    Từ những quan niệm như đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy có những tên gọi và khái niệm khác nhau về lớp từ cổ tiếng Việt. Đào Duy Anh gọi là "từ xưa"; Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Lộc dung khái niệm từ ngữ cổ; Nguyễn Ngọc San, Trần Trọng Dương gọi là từ cổ, hay từ Việt Cổ.

    Theo chúng tôi, từ cổ là (1) những từ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại. Muốn tìm và hiểu những từ này phải lùi lại những tài liệu ghi chép ở quá khứ hoặc những từ điển cổ; (2) những từ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó; hoặc cũng có khi tồn tại ở phương ngữ, hay đứng trong một thành ngữ, tục ngữ. ca dao mà người ta hiện nay không biết ý nghĩa; (3) những từ trước đây được dùng với nghĩa cổ, nay nghĩa cổ đó không còn trong tiếng Việt hiện đại nữa.

    Song, để hiểu nghĩa của những từ cổ, chúng ta có thể dựa vào những từ điển cổ, hoặc các tác phẩm Nôm từ đầu thế kỷ XX trở về trước để "giải mã" những từ cổ đó.

    3. Từ cổ tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của

    Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát từ cổ tiếng Việt trong từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của xoay quanh các vấn đề sau:

    3.1. Những từ cổ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại:

    1. A: dẻo, nương dựa, phụ theo (3).
    2. Ái: buộc, thắt (5).
    3. Am: quen thuộc (6).
    4. An: yên ngựa (8).
    5. Áp: dốc sức, giữ gìn (15).
    6. Ẩu: mữa (16).
    7. Bấc: bức tức (21).
    8. Ban: cấm, phát, như trên cho dưới, lớn cho nhỏ; đấu bạc hoa râm.(28).
    9. Ban: hàng, sọc, thứ, đương lúc (28).
    10. Bạn: làm phản (29).
    11. Bạn: bờ, ranh. (29).
    12. Bẩn: hẹp hòi, doanh theo, khuấy nhau (32).
    13. Bạng: con trai, con hến, tiếng trợ từ (32).
    14. Băng: lở, sậm, núi lở gọi là băng (33).
    15. Bầng: ngăn chặn (35).
    16. Bao: khen (37).
    17. Bảo: no (38).
    18. Bát: bỏ đi, trả lại (39).
    19. Bàu: cử đặt, giữ gìn (42).
    20. Bi: bia (50).
    21. Bì. Mồi nhọc (51).
    22. Bì: kia (52).
    23. Bì: quê, hèn, chốn quê, tiếng khiêm xưng (53).
    24. Bích: vách, phen (53).
    25. Biện: sắm đặt, lo liệu (53).
    26. Binh: ngăn (59).
    27. Ca: vai anh (85).
    28. Cam: ưng, ngọt (92).
    29. Cầm: chim (95).
    30. Can: khô khan (96).
    31. Càn: trời (97).
    32. Cang: giềng (100).
    33. Cang: sánh (100).
    34. Căng: thương xót, khoe khoang (101).
    35. Canh: đổi dời, sửa lại (102).
    36. Cảnh: cõi, bờ cỏi (103).
    37. Cảo: kiểu (105).
    38. Cát: điềm lành, tốt (107).
    39. Cật: tra vấn (108).
    40. Câu: bắt bớ, ép uổng (109).
    41. Câu: của lo lót, của phi lí (111).
    42. Chạc: dây (113)
    43. Chẩn: cứu giúp (121)
    44. Chắp: cầm, giữ, chịu lấy (125)
    45. Châu: nước mắt (127).
    46. Chích: nướng (138).
    47. Chiêm: xem xét, giành lấy (139).
    48. Chử: ghi, nhớ (158).
    49. Chúc: phú thác, gửi gắm (161).
    50. Chức: dệt (162).
    51. Chuê: quạnh vắng (162).
    52. Chuền: cây cầm lưỡi rìu, để tra vào rìu (163).
    53. Chùng: lén lút (166).
    54. Cồ: to, lớn (177).
    55. Cổ: buôn (178).
    56. Cơ: léo lắt (178).
    57. Cơ: chê trách, hỏi tra (179).
    58. Cới: chừa, sửa (183).
    59. Côm: tham, giành (184).
    60. Côn: anh, vai anh (187).
    61. Công: dâng (191).
    62. Cu: ngựa con (193).
    63. Cụ: sợ sệt (193).
    64. Cù: đường thông (194).
    65. Cức: ngặt, gấp (201).
    66. Củn: nấu chín nhừ, nấu sôi nhiều (203).
    67. Cưu: nhóm (244).
    68. Dách: đỡ lên một thì, trồi lên một ít (215).
    69. Dàu: héo hon, khô héo (226).
    70. Dệnh: dìu đỡ, đỡ dậy (299).
    71. Dều: nhiều (230).
    72. Dĩ: đã, thôi (232).
    73. Dia: cho thấy, đưa một bên (232).
    74. Diệc: dịch (233).
    75. Diêu: xa (235).
    76. Doan: sự cớ, duyên do, phận mạng may mắn, ưa hạp (238).
    77. Doãn: tin, ưng, chịu (239).
    78. Dong: thường (242).
    79. Dõng: mạnh mẽ (243).
    80. Du : dầu (244).
    81. Du: trộm, lẻn (245).
    82. Dù: hơn, càng hơn, khá, lành mạnh (245).
    83. Dức: la lối, trách móc, biểu đừng (248).
    84. Duệ : thông sáng (248).
    85. Dược: nhảy (251).
    86. Đam: đem, chịu (262).
    87. Đễ: hiếu thuận (286).
    88. Đích: vợ chính (294).
    89. Địch: ống sáo, cây sáo (294).
    90. Địch: mọi rợ (294).
    91. Điếm : quán, tiệm (294).
    92. Điên: cái chót (295).
    93. Điệt : cháu (298).
    94. Điếu: câu cá (298).
    95. Đồ: tiếng kêu kể các vật để mà không dùng, các khí cụ, toan tính, bản vẽ hình thể đất đai (305).
    96. Đồ: đảng (305).
    97. Đỗ: (coi chữ đậu) bên hỉ, bên đậu, ở đậu (305).
    98. Đọa: trễ (308).
    99. Đoan: đầu, môi, chinh đỉnh, giao, hứa (309).
    100. Đọc: cái mũi nhọn bằng sắt, thường dùng để đâm cá (311).
    101. Đóc: cục thịt ở trên cửa mình đờn bà, giống cái óng gà (311).
    102. Đôc: giục, cai quản (311).
    103. Đốc: (hậu), sau, ở sau (311).
    104. Độc: đọc (312).
    105. Giả: ấy, kể; tiếng chỉ người vật (359).
    106. Giai: tốt (360).
    107. Giái: răn dạy (361).
    108. Giải: răn lòng, kiêng cữ (361).
    109. Giải: trăng, cúm (361).
    110. Giải: hạn: Ranh phân (361).
    111. Giãi: nghiêng, xiên, chải ra, đan ra (362).
    112. Giáy: tiếng hối giục, hiểu cho mau (362).
    113. Giân: nhặt lông, bộ mạnh mẽ (367).
    114. Giang: nuột già (368).
    115. Giang (xang): khiêng, dờ lên, cất lên (368).
    116. Giáng: xuống, hạ xuống (369).
    117. Giặng: mắc việc, lăng xăng (370).
    118. Giấng: cái giường (370).
    119. Giẩng: dựng lên (370).
    120. Giảnh: cầu cao, sự thể lớn (370).
    121. Giảo: kết lại, làm cho xuôi (372).
    122. Giảo: quỷ quyệt, xảo tra (372).
    123. Giảo: cắn (373).
    124. Giáp: thứ nhứt, vày, vờ ấp, chứ đầu trong thập can (373).
    125. Giẻ: bông lúa (375).
    126. Giẻ: tiếng kêu chung các thứ hàng tơ chỉ, một mảnh, một miếng hàng vải xé ra. Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì mắt. Áo bận rồi muốn bán lại thì phải tính nhẹ tiền hơn hàng giẻ còn nguyên (375).
    127. Giệch: sổ ra, khó coi (375).
    128. Gio: ló ra, trê ra, lòi ra (377).
    129. Giõ: kê gần, đưa ngay (378).
    130. Giô: nhám nhúa, không trơn tru (378).
    131. Git: dính lại với nhau, không phân biệt, không rõ ràng (383).
    132. Gịt: ngẹt đi, không thông (383).
    133. Giư (dư): giâm cây, củ để cho nó mọc lên mà trồng chỗ khác (384).
    134. Go: chỉ xe săn, khốn khó, quanh co (387).
    135. Gọ: đồ gốm (387).
    136. Gộc: cây củi khúc đần mà lớn (388).
    137. Hà: xa (396).
    138. Hả: khắc hạc, khúc mắt (396).
    138. Hà: gì? sao, nao? (396).
    139. Hác: rãnh, chỗ eo vực (396).
    140. Hạch: trả lời (397).
    141. Hách: hích, dờ lên, đưa lên 1 thi (397).
    142. Hẫy: giục giã, làm cho nổi lên (400).
    143. Hàm: vật bỏ vào miệng kẻ chết, đút mồi (401).
    144. Hàm: tha, ngậm (401).
    145. Hăm: bộ mạnh mẽ (401).
    146. Hằm: ý chỉ bộ muốn làm dữ (401).
    147. Hâm: hưởng (401).
    148. Hạn: mồ hôi (402).
    149. Hằn: chắc, ít (403).
    150. Hí: chơi, giỡn (418).
    151. Hiềm: hềm (418).
    152. Hiến: luận tội, định án(419).
    153. Hiềng: để gần bên lửa (420).
    154. Hoặch: được, mắc (431).
    155. Hoản: giãn ra, nới ra (433).
    156. Hoằng: rộng, lớn (434).
    157. Hoạt: sống (435).
    158. Hối: tối tăm (439).
    159. Hổi: vội (440).
    160. Hồn: trọn (444).
    161. Hòng: đã gần, đã giáp ranh (445).
    162. Hực: sáng rỡ (451).
    163. Hủy: giao cho (452).
    164. Huyền: treo (453).
    165. Huinh: doanh, anh (454).
    166. Hùng: gấu (455).
    167. Hưng: dậy, đứng dậy (455).
    168. Hướng: tiếng vang (458).
    169. Hưu: thôi, tha, dừng, nghỉ (459).
    170. Hựu: lại (460).
    171. Ỷ: ghế dựa (463).
    172. Yểm: che dấu (463).
    173. Yểm: nhằm, để nhận xuống (463).
    174. Yết: ra mắt (464).
    175. Yểu: quạnh vắng (465).
    176. Kép: kỷ cương, thanh cảnh (474).
    177. Kha: bệnh (475).
    178. Khái: cọp (477).
    179. Khải: mở ra (478).
    180. Khăm: cần, chạm, nhận (478).
    181. Khâm: kính trọng (479).
    182. Khang: nghỉ an (480).
    183. Khấng: đành lòng, ưng chịu (480).
    184. Khanh: chốn (480).
    185. Khâu: cướp, giặc (482).
    186. Khôi: cao lớn (498).
    187. Khọn: khỉ (499).
    188. Khuia: quá khuya, đêm tối (505).
    189. Khuiếc: cái vòng nhỏ (505).
    190. Khuyển: chó, muông (506).
    191. Khung: trời (507).
    192. Khước: chơn (507).
    193. Khuống: làm cho nổi tiếng (508).
    194. Kỷ: đã (509).
    195. Ký: nhánh, đâm nhánh (514).
    196. Kỉ: mấy, bao nhiêu (514).
    197. Kiên: đựng (514).
    198. Kiến: cánh (515).
    199. Kiểng: cảnh, cõi (516).
    200. Kiết; kết, nối (517).
    201. Kim: nay, bây giờ (519).
    202. Kíp: gấp, chóng (522).
    203. Lắc: vặc mặt, ngó lên (527).
    204. Lãy: kinh gan, gay gắt (532).
    205. Lãm: xem, coi (535).
    206. Lân (liên): thương xót (539).
    207. Lăng: lấn lướt (542).
    208. Lậu: lọt, hở ra, quê (552).
    209. Lệ: sợ, trái, dữ (554).
    210. Lện: kín đáo, không ai hay biết (558)
    211. Lện: kiêng sợ (558).
    212. Léo: tới gần, lại gần (559).
    213. Lếu: quấy quá, chạc lác, không ra cái gì (561).
    214. Liên: thương (565).
    215. Liệu: đốt (568).
    216. Lỗ: mặn (574).
    217. Lự: lo (592).
    218. Lục: giết, đá vụn (597).
    219. A ý: dua theo một ý (3)
    220. A phụ: nương theo (3)
    221. Ả chức: nàng dệt (3).
    222. Ả ngộ: xinh quá, lạ quá (3).
    223. Con chơi ác: Con dâm, con trai gái, con gian dâm (4).
    224. Ác vàng: mặt trời (4).
    225. Ai tai: thương thay (5).
    226. Ám hảo: hiểu ngầm (6).
    227. Ám muội: Tối mờ, khuất lấp (6).
    228. Ám hạp: mỉa mai, phủ hiệp (6).
    229. Âm hao: tin tức (7).
    230. Hảo âm: tin lành (7).
    231. Ấm cật: lành áo (7).
    232. Án kiếm: nắm gươm (9).
    233. Ân oai: Nói về người có quyền, có ân mà lại có oai nghi, người ta cấm mà lại sợ (12).
    234. Vàng ảng: vàng tươi, vàng khè (13).
    235. Anh hài: con thơ bé (13).
    236. Anh nhi: con nít (13).
    237. Ảo hối: ăn năn, buồn giận (15).
    238. Chứng ẩu tả: mữa ỉa (16).
    239. Bạc ác: không biết thương xót, bất nhơn (20).
    240. Bách xuất: bộ lo lắng không yên (22).
    241. Bài xài: rách rưới, không tề chỉnh, không sạch sẽ (23).
    242. Bợm bãi: người không ngay thật, điếm đàng, xảo trá (25).
    243. Lược bày: kể tắt (25).
    244. Bẩy gan: giận dữ lắm (26).
    245. Tày bẩy: bằng bẩy,xấm bẩy. Nó học giỏi tày bẩy mày (26).
    246. Bảy lẩy: lanh lợi, nhanh lẹ. Ăn nói bẩy lẩy (26).
    247. Lộn bậy: lộn lạo không phân biệt (26).
    248. Bẩm thọ: khí chất hoặc là tánh trời mà mình chịu lây. Người bẩm thọ hậu, hiểu là người chịu lây khí chất Trời phú mạnh mẽ sống lâu (28).
    249. Khí bẩm: khí chất, tánh khí. Khi bẩm sử tế, vật dụng sở cầu. nghĩa là che lấm vì khí chất, câm buộc vì lòng tham (28).
    250. Can bẩm: gạ gẫm (28).
    252. Ban bạch: đầu bạc (28).
    253. Ban vận: chuyên vận, chuyển sang (28).
    254. Bán dạng: khoe duyên, làm tốt; ăn mặc tử tế đi ra cho người ta thấy; bán dạng mua vui (29).
    255. Bán tử: chàng rể (30)
    256. Bán giang: nghênh ngang, để bán giang, thì là để choán chỗ, để nghênh ngang (30).
    257. Bản đẳng: rối loạn, lia tan (31).
    258. Băn hẵn: bàu nhàu, nhăn nhó, tuồng mặt buồn bạ hoặc bởi đau đớn không yên (31).
    259. Bẩn chật: chật hep, lúng túng, không đủ tiêu dung (32).
    260. Bang giày: tứi giày; lớm da, hoặc lớm giấy lót dưới giày (32).
    261. Bạng xác: vỏ trai,vỏ ngao, sò (32).
    262. Xúc báng: lời nói xúc phạm (32).
    263. Khích báng: nói lời trêu chọc, gây gổ (32).
    264. Bàng xang: không bà con thân thích gì (33).
    265. Bao nả: chừng nào, cho tới đâu (37).
    266. Bao nài: chẳng nài (37).
    267. Bao nỡ: đâu nỡ (tr.37)
    268. Bào huynh: anh ruột (38)
    270. Bào đệ: em ruột (38).
    271. Bảo kiệt: lãnh đạo, chịu thế cho (38).
    272. Bảo mãn: no ấm (38).
    273. Bảo mãn: đầy đủ, chung cùng, viên mãn, giúm giành bảo mãn, an chơi bảo mãn (38).
    274. Bẻ bát: trả lại, không chịu lấy. thường nói về án tử (39).
    275. Đi bát: đi tránh (40).
    276. Bạt: nhổ, bổ bạt, dật lại; tiếng trợ từ (40).
    277. Bạt luỵ: chùi lau nước mắt (40).
    278. Nói trại bẹ: nói không chính, không sửa, nói khác cách (44).
    279. Bẻ bai: chê bai, nhiều tiếng nói (44).
    280. Bẻ đâu: lấy bớt, như mười lấy một, chận tiền đầu, tiền công (44).
    281. Bẻ quê: giựt được bằng, thi đậu (44).
    282. Khuôn bẻ: khuôn cửa có chăn góc hai bên (44).
    283. Chích bóng: lẻ loi một mình, kể về chích bông năm canh (72).
    284. Bước trai: đi tránh, lánh mình (83).
    285. Cam lấy: giành lấy một mình (92).
    286. Can hạn: khô nắng (96).
    287. Xiêu càn: chung lộn, không thứ lớp (97).
    288. Cẩn phong; niêm gởi kỹ càng (100).
    289. Cẩn khẩm: nhận vào, gắn vào (100).
    290. Cang lệ: đôi lứa, vợ chống (100).
    291. Càng con: dung dưỡng cho con (101).
    292. Càng dưỡng; thả lỏng, không kèm thúc (101).
    293. Canh cải: cải đi, sửa lại (102).
    294. Việt cảnh: làm ngang, đi qua bờ cõi nước khác (103).
    295. Cao viễn: cao lắm (103).
    296. Cao cách: cách điệu, bề thế (103).
    297. Cáo báo: thưa trình (104).
    298. Cấp sự: việc gấp (106).
    299. Cát tường: điềm tốt lành (107).
    300. Cật văn: tra vấn (108).
    301. Chầm khíu: kết lại (118).
    302. Chăn móc: coi sóc, săn sóc (120).
    303. Chẩn đi: lấy bớt, ăn cắp (121).
    304. Chắp pháp: giữ phép, cứ phép (125).
    305. A chệch: chủ khách (130).
    306. Chếch mác: lẻ loi (130).
    307. Chếch bạn: lẻ bạn (130).
    308. Chích thân: có một mình (138).
    309. Chiêu khai, chiêu xưng: chịu tội, khai trước mặt quan (141).
    310. Chỉn thiệt: vốn thiệt (143).
    311. Chỉn e: còn sợ, một sợ (143).
    312. Chóc mòng: ước mơ (150).
    313. Chóng kíp: mau gấp (155).
    314. Chống trí: nâng trí, không chịu thua trí (156).
    315. Chuẩn trước: trừ cho, miễn cho, châm trước (161).
    316. Chuẩn tiền: xuất tiền, để phần ra hoặc giao cho ai dung việc gì (161).
    317. Chuẩn ra: xuất ra (161).
    318. Chúc thác: phú thác, gửi gắm (161).
    319. Chúc nguyền: khẩn nguyền cho (161).
    320. Phải chút: phải đó, phải rồi (162).
    321. La chức: thêu dệt, đặt để việc không có mà gia tội cho người (162)
    322. Chực tiết: giữ nết, giữ tiết, không chịu cải tiết, không chịu cưới vợ, lấy chồng (162).
    323. Chuê vắng: quạnh vắng (162).
    324. Ở chuê: ở xa xóm (163).
    325. Chuê đây: mới đây (162).
    326. Chuên ngoẻn: Bô trơ trọi một mình (162).
    327. Chui đụt: dựa thế, nhờ thế (163).
    328. Chuyển chệ: lần lựa, ca kỷ (164).
    329. La chuyển: kêu la lớn tiếng, la rán (164).
    330. Khóc chuyển: khóc rán, khóc cả tiếng (164).
    331. Chúng khẩu; nhiều miệng, đông miệng (166).
    332. Chúng trí; nhiều trí hợp lại (166).
    333. Túng chúng: theo bên đông, theo thiên hạ (166).
    334. Chùng vụn: lén lút (166).
    335. Ăn chùng: ăn lén, làm lén mà giàu lên (166).
    336. Nói chùng: nói vụng (166).
    337. Làm chùng: giấu đút mà làm (166).
    338. Vì chưng: bởi vì, gốc bởi (166).
    339. Chưng thưở: đương thưở (166).
    340. Chưng khi: trong khi (166).
    341. Lưng chưng: còn trắc trở, chưa xuôi bề nào (166).
    342. Chúng chứng: các kẻ làm chứng (167).
    343. Chuốc hài: đi giày (168).
    344. Chuốc dép: đi dép (168).
    345. Chuốc khăn: bịt khăn, chít đầu (168).
    346. Chuốc lược: giải lược (168).
    347. Cừu chuộc: cứu cho khỏi tai nạn (168).
    348. Chước cho: cho khỏi, tha thứ (168).
    349. Chước liệu: liệu thế nào, tính cho vừa (168).
    350. Chước nghĩ: nghĩ thế nào, nghĩ cho vừa (168).
    351. Làm chước: làm mưu (168).
    352. Một chuông: một khổ vuông vức (170).
    353. Chuốt giá: nói cho quý giá (172).
    354. Co cượng: hay chống lý sự, hay cãi đi cãi lại (174).
    355. Có vít: có tì tích, có dấu không tốt (174).
    356. Cô khổ: nghèo nàn (176).
    357. Cố tật: tật không chữa được (176).
    358. Cố lý: xứ sở mình sanh đẻ (176).
    359. Cố trí: nghề cũ, mưu chước riêng, trí riêng (176).
    360. Đa cố: nhiều chuyện (176).
    361. Thế cố: chuyện đời, sự đời (176)
    362. Bịnh cố: mắc bịnh mà chết (176).
    363. Vạy cổ: không ngay cổ được (177).
    364. Kì cổ: kì dị, lạ đời (176).
    365. Phân cổ: phân bổ, chia ra thành từng phần (178).
    366. Thương cổ: buôn bán (178).
    367. Bịnh cơ; bịnh khó trị (179).
    368. Thổ cơ: đất nền nhà (179).
    369. Cơ soát: tra soát (179).
    370. Cơ niên: giáp một năm (179).
    371. Cóc rác: không có chi hết (181).
    372. Cốc đạo: hậu môn (181).
    373. Cốc khí: cơm gạo, đồ ăn vào bụng, hay làm cho có khí lực (181).
    374. Côm com: tham, giành (184).
    375. Cơm búng: cơm nhai một miếng cho vừa miệng con nít (184).
    376. Con ranh: con đẻ ra liền chết (186).
    377. Côn quý: đàn em (187).
    378. Côn hậu, hậu côn: con cháu (187).
    379. Côn quang: quân hoang, quân dữ (187).
    380. Bù cõng: thêm lơm, bù thêm (188).
    381. Công thẳng: một lòng ngay thẳng (188).
    382. Công cô: cha mẹ chồng (189).
    383. Công kỷ: việc làm chin chắn (190).
    384. Công phú: thuế phải nộp, phải dâng (191).
    385. Ác cợt: nói chơi nặng (193) .
    386. Cụ túc: sẵn sàng (193).
    387. Toàn cụ: đủ cả bộ (193).
    388. Cụ kệ: bộ cứng cỏi, võ tướng (193).
    389. Kinh cụ: sợ sệt (193).
    390. Khủng cụ: sợ sệt (193).
    391. Kỳ cụ: bô la thường (194).
    392. Quả cư, sương cư: ở giá (195).
    393. Cử mục: người làm lớn (196).
    394. Lần cứa: hẹn lần, nói lần (199).
    395. Cúc dưỡng: nuôi dưỡng, ơn nuôi dưỡng (200).
    396. Cung chiêu: vừa khai, vừa chịu (203).
    397. Cung canh: mình cấy (204).
    398. Cuông lòng: động lòng, mủi lòng ( 209).
    399. Lộn cuông: sợ hãi quá, không biết đầu đuôi (209).
    400. Cưu công: nhóm họp làm công, quỹ người làm công (211).
    401. Dập dã: khõa lấp (214).
    403. Sàn dã: nhà quê (214).
    404. Dày vục: dày lắm (218).
    405. Dàm dĩnh: nói ướm, nói mở đầu (218).
    406. Dan cá: bộ đứng ngoài mà ngó (220).
    407. Dạn gan: từng quen, không hay sợ sệt (220).
    408. Nói dàn: nói mở đầu, ướm thử (220).
    409. Nói dàn quay: nói xoay quanh cũng về một chuyện (220).
    410. Dăn dạy: khuyên bảo, dạy biểu (220).
    411. Viết dặn: viết kỷ (220).
    412. Chữ dặn: chữ viết kỷ (220).
    413. Dặn dịt: trở đương nhiều việc (220).
    414. Dành dập: làm cho có ngăn, cần kiệm, nhịn nhục (223).
    415. Chiêu dao: lúc lắc, không yên (224).
    416. Dão tới: thẳng tới (225).
    417. Nói mách dấp: nói vấy vá, nói bá lên (225).
    418. Héo dầu: sầu muộn, héo hon (226).
    419. Mưa dấu: mưa ít quá, làm cho nóng thêm (227).
    420. Dày dẽ: dày sát, chắc chắn (228).
    421. Dệ trí: thông sáng (228).
    423. Định dệnh: định chừng, ước chừng (229).
    424. Phải dẹo: nhằm thế, nhằm ý (229).
    425. Déo dớp: phương thế, cách thể (229).
    426. Bao dêu: bao nhiêu (230).
    427. Dều dào: nhiều lắm (230).
    428. Di lậu: để lọt ra ngoài, sót ra ngoài (230).
    429. Di địch: mọi rợ (231).
    430. Lộ dị: lo lót (231).
    431. Thậm dị: rất dễ (231).
    432. Diêu dịch: công việc làm xấu (233).
    433. Tư diêm: tội nặng (233).
    434. Diềm dà: xanh tươi, rậm rạp (233).
    435. Yến diên: yến tiệc, bữa ăn lớn (233).
    436. Khai diên: mở tiệc, dọn đãi (233).
    438. Diêu động; lay động (234).
    439. Diêu dịch: công việc làm xấu (234).
    440. Nhập diệu: đã nếm đặng mùi hay, đã hiểu được lẽ cao xa (235).
    441. Diệu dụng: chỗ dung rất hay, rất mau (235).
    442. Diệu lên; giơ lên, cao mà đổ xuống (235).
    443. Dín dầm: hết lời, làm bộ ăn nói nhỏ nhoi (235).
    444. Dịnh: dìu đỡ, dựa mình mà đỡ (236).
    445. Nói dấp dính: nói không ra lời, nói không thông suốt (236).
    446. Do hà: bởi cớ nào (236).
    447. Canh do: canh ban đêm, cùng đi tuần (236).
    448. Doan do: sự do, đầu dây mối nhợ (238).
    449. Doan nợ: căn nợ, số phải gặp, số phải định (238).
    450. Doan phận: số phận đã định (238)
    451. Doãn hứa: chịu cho (239).
    452. Doãn khẳng: không chịu (239).
    453. Dắng dỏi: om sòm, cả tiếng (239).
    454. Dõng dỏi: tiếng kêu nối lấy nhau (240).
    455. Dõi bữa: qua ngày, qua bữa (240).
    456. La dội: la đi la lại cho người ta nghe (240).
    457. Dời dạc: đem đi, đổi chỗ (240).
    458. Dong nhơn: người tầm thường (242).
    459. Dong quân: vua không có tài đức gì (242).
    460. Dõng dược: mạnh mẽ, nhặm nhẹ (243).
    461. Tâu dộng: tâu lên (243).
    462. Im dợp: im mát, có bóng cây che mát (244).
    463. Da du; dầu dừa (244).
    464. Hòa dụ: dỗ cho thuận theo (245).
    465. Dua mị, gièm dua: đua theo, cầu mị, nịnh tả, lùa theo (246).
    466. Nguyện dục: sự ước muốn (248).
    467. Dức lác: la lối, ngầy ngà (248).
    468. La dức: la lối, bảo đừng (248).
    469. Yêu dùng:ưa chịu (250).
    470. Thai dựng: có thai, thọ thai (250).
    471. Dõng dược: bô mạnh mẽ (251).
    472. Duôi duôi: qua vậy, dùa theo (251).
    473. Dễ duôi: khinh dễ (251).
    474. Dươn dạ : cớ sự, tự sự (252).
    475. Dươn phân: số phận (252).
    476. Duông thứ: tha thứ (252).
    477. Duông nhan: hình tượng, mặt mày (252).
    478. Dương ngoạt: tháng mười (252).
    478. Trử dưỡng: Oa trừ, chứa lấy (253).
    479. Họan dưỡng; nuôi dưỡng (253).
    480. Khát dưỡng: con xin mà nuôi (253).
    481. Đa dư: số thừa ra (256).
    482. Đá đoan: dối trá, không giữ một mực (256).
    483. Đá đuốt: xê xích, không xa gì (256).
    484. Lành đã: không còn bệnh nữa (257).
    485. Khám đạc: xét đo (257).
    486. Một đạc: một hiệp, một trận (257).
    487. Đặc gật: đông lắm, nhiều lắm (258).
    488. Đắng đãi: đợi chờ (260) .
    489. Đãi đọa: biếng nhác (260).
    490. Giải đãi: trễ nãi (260).
    491. Đay chặt: trả treo, kình chống, nói đi nói lại không nhịn (260).
    492. Đày đuổi: đuổi đi, đưa đi xa (260).
    493. Nhớn đàm: nói chuyện vã, nói chuyện chơi (262).
    494. Thổ đàm: tiếng nói riêng ở một xứ (262).
    495. Đại đãm: lớn gan, to gan (263).
    496. Xiêu đăm: Xiêu lạc, chìm đắm (263).
    497. Đậm giắt; đậm quá (264).
    498. Lầm đẫm: bộ chậm chạp, bộ thấp nhỏ (264).
    499. Cóc đán: ngày lành (264).
    500. Đãn vọng: dối trá, tà mị (265).
    501. Trở đang: mắc trở, trắc trở (265).
    502. Thung đàng: cha ruột (266).
    503. Đàng kiệt; đàng nhỏ (266).
    504. Đăng khoa: đi thi (268).
    505. Nhiên đăng, điềm đăng: thấp đèn (268).
    506. Đăng lung; lồng đèn (269).
    507. Đằng đãi: chờ đợi (270).
    508. Đâng đi: trơ trơ, không sinh phát, lì lợm (270).
    509. Đấng đợt: sánh so, có ngôi thứ (270).
    510. Đấng đáng; xứng đáng, vững vàng (270).
    511. Đảnh lực: rán sức, hết sức (273).
    512. Đạo soát: lục lọi, kiếm tìm cho được (275).
    513. Đạo ngụ: ở đâu mới tới mà ngụ (275).
    514. Đào biệt: trốn mất (276).
    515. Đào tản: trốn tản lạc (276).
    516. Đào dộn: con sóng lớn, nhồi lộn, cuộn lên, cuộn xuống (276).
    517. Nói đảo: nói gạt, nói ra thế khác (276).
    518. Mặt đe: lì lợm, mặt chai mày đá, không biết xấu hổ (284).
    519. Cao đe: cao thấp (284).
    520. Tùng đệ: em bà con , đời thứ ba, đời thứ tư( tr. 285)
    521. Đệ đáo: đưa đến, đưa thấu (285).
    522. Đệ hối: đem về, trở về (285).
    523. Đi đảo: đi lánh mặt (292).
    524. Đi cót: lén mà đi (292).
    525. Chuẩn đích: chắc chắn, điều phải cứ, phải lấy làm gốc (294).
    526. Đi đích, nhung đích: mọi rợ (294).
    527. Điên đỉnh: đầu chót (295).
    528. Điên phúc: nghiêng úp (295).
    529. Điện tửu: phép nói rượu mà dâng cúng (296).
    530. Thân điệt: cháu ruột (298).
    531. Điêu trác: trau giồi (298).
    532. Hộ điệu; giữ mà đem đi (298).
    533. Ức độ: gà ham đá, nghĩa mượn là ham trai, ham gái (304).
    534. Tật đồ, bông đồ: ghen ghét (304).
    535. Đồ thể: sự thể, làm bề thế, làm mặt sang giàu (305).
    536. Đồ mưu: toan mưu, bày mưu, cầm mưu (305).
    537. Đồ độc: làm khổ khắc (306)
    538. Đồ khổ: nghèo đói khốn khổ (306).
    539. Đổ dĩa: trao gánh cho ai, bỏ lại cho ai, đổ thừa cho ai. Nó làm hư, nó lại đổ đĩa cho tôi (306).
    540. Đổ trúc: đổ cả (306).
    541. Đọa thai: con ghén trong bụng sụt xuống, trần xuống, trệ xuống, cũng hiểu là tiểu sản (308).
    542. Quá đọa: dở danh quá, khốn cực quá (308).
    543. Hư đọa: hư quá, dở quá (308).
    544. Đoan đầu: là thề mình sẽ chịu mất đầu, là đầu môi (309).
    545. Giao đoan: giao chắc, thề nguyền (309).
    547. Đả đoan, đoan ngủ: biến huyền (309).
    548. Đoan nghệ: đầu đuôi, gốc nhọn (309).
    549. Khai đoan, khải đoan: mở đầu, bày việc (309).
    550. Đọc rắn: nọc rắn (311).
    551. Đóc giọng: cục thịt thỏng lổng trên họng (311)
    552. Sau đốc: sau lai (311).
    553. Đốc đèn: đoạn đèn thắm còn dư (311).
    554. Chuyện đốc: chuyên rồi (311).
    555. Hiu đòi: đòi hỏi, thôi thúc, kêu gọi,đi theo (312).
    556. Đòi khi, đòi phen: nhiều khi, nhiều lần (313).
    557. Đòi nơi, đòi nơi: khắm nơi, nhiều chỗ (313).
    558. Chếch đôi : tẻ bạn, chếch mác, lẻ loi (313).
    559. Đớm thèm: chẳng thèm,chả thèm (316).
    560. Đớm ỉa, đớm cặc: cảm như vật dơ dấy, gớm ghiếc (316).
    561. Người đọn: người thấm thổi (314).
    562. Diệt đòn, biệng đòn: đều có nghĩa là đánh đòn (317).
    563. Độn tri: mê muội, dại dột,mất trí khôn (317).
    564. Đốn thủ: cúi đầu lạy (317).
    565. Vi đồn: xây đồn bao phủ (318).
    566. Đại đột: lớn lắm,lớn đại, to lắm (326).
    567. Eo lói: chỗ quanh co, lồi lõm (338).
    568. Eo óc: làm rầy lạc, tiếng nói ngầy ngà (338).
    569. Xách eo: làm khúc mắt, làm khó cho nhau; làm eo xách; nói eo xách (338).
    570. Eo nghèo: chặt hẹp, nghèo nàn (339).
    571. Éo nâu: làm khúc khổ, làm trục trẹo, Muốn thế này rồi lại Muốn thế khác (339).
    572. Gá : gác nhờ, để đỡ , để nhờ (339).
    573. Gá tiếng: mới trao lời, mới có tiếng nói (339).
    574. Gài gặp: chèo kéo mắc lấy nhau, làm cho ai đó lấy nhau (339).
    575. Hạ giá: con vua gả cho thứ dân(từ giá trong gả con lấy chồng)(357).
    576. Ganh ghẻ: ghen ghét, phân bì (352).
    577. Nói ghẻ : xỉa xói, nói xấu cho nhau (352).
    578. Ghẽ hàu: khẽ lần lần, dập lần lần mà bắt con hàu, chỉ nghĩa là làm lần lần, sửa lần lần một khi một ít (352).
    579. Ghếch gác: xách lên một đầu , một đầu ghềnh lên: đầu cao, đầu thấp, không cân nhau (352).
    580. Gài gặp: chèo kéo mắc lấy nhau, làm cho ai đó lấy nhau.
    581. Hạ giá: con vua gả cho thứ dân(từ giá trong gả con lấy chồng)
    582. Giả chước: mượn lấy mưu chước gì, làm cho người khác không hiểu ý mình (358).
    583. Dối giả: dối trá, không thiệt (359).
    584. Giả tá: mượn mò, không thiệt (359).
    585. Giả kì: ký hẹn, xin triển cho (359).
    586. Ý giả: tưởng là, chỉ nghĩ là (359)
    588. Giác xuất: lậu ra, người ta hay biết được (359).
    589. Giác đát: kể việc hơn thua phải chăng, nói giải hoà (359).
    590. Giác lại: Suy nghĩ lại, phải nói lại (359).
    591. Giác hồn: Hồn biết, chủ sự hay biết (359).
    592. Dương giác: Gió trôi, gió vận (359).
    593. Giai nhiên: đều là như vậy (360).
    594. Giai lưu: Đều bỏ đi, thôi đi (360).
    595. Giai ngầu: Tốt đôi, tốt lành (360).
    596. Giại: giọi vào, thường nói (360).
    597. Yên giại: Yên sáng giọi vào (360).
    598. Mưa giại: Mưa tạt, mưa rỏ vào (360).
    599. Thổ giại: Bóng trăng giọi vào (360).
    600. Giái cấm: Điều ngăn cấm (361).
    601. Giải tâm: lo sợ (361).
    602. Giải tích: thìn lòng, thìn nết (361).
    603. Giải dục: răn lòng dục (361).
    604. Giải tửu: cữ rượu (361).
    605. Giải đạo: xa lánh việc trộm cướp (361).
    606. Thế giải: ranh phần, phân đàng đất tới đâu (giải trong cõi, bờ cõi) (361).
    607. Trung giải: cõi giữa thế gian (3610.
    608. Giáp giải: chỗ giáp cõi, chỗ giáp ranh (361).
    609. Giải chức: từ chức, thôi làm chức mình vì có tội gì (362).
    610. Giải ngươn: tước thi hương đậu đều cõng gọi là thủ khoa (362).
    611. Giạy mọc: kiếm chác (362).
    612. Giạy thợ rèn: cúi giòi thợ rèn….(362).
    613. Giáy đi: cho mau (362).
    614. Làm giáy (đi): làm cho mau (362).
    615. Giày bứa: giày trong nghĩa đồ xỏ chơn mà đi cho ấm chơn cũng là cho sạch chơn (362).
    616. Gián sắc; xen nhiều sắc (366).
    617. Giãn mạc: khinh bạc, lêu lao (367).
    618. Giàn thúc: làm cho tức tối, nói giãn tức thì là nói nặng nhẹ (367).
    619. Giân mắt: nhặt mắt (367).
    620. Mạnh giân: bộ mạnh hung (367).
    621. Giang mớn: hậu môn (367).
    622. Thoát giang: lòi ruột ra, đao kiết, hoặc hạ lợi, tục gọi là trôn trễ (368).
    623. Giang quan: khiêng quan cữu, đạo hồ (369).
    624. Giang sức, giặng việc, giặng mác: ra sức, nai sức (369).
    625. Giâng miệng: chằng miệng, lận miệng (370).
    626. Giâng quay: xây quanh, giục giặc (370).
    627. Giùng giâng: kéo chăng nhằng, lằng chằng, không quyết bề nào (370).
    628. Giấng chổng: kêu chong hai thứ giường, Rộng kêu là giường, hẹp kêu là chỏng, cũng là tiếng đôi (370).
    629. Dựng giấng: không chịu chung giường, không chịu ăn nằm với nhau, chính nói về việc lấy nhầm gái mất đồng trinh, đằng trai làm thẳng phép, đằng gái phải tội vạ (370).
    630. Giẩng tóc: dửng tóc trán, tóc mai, nhất là sợ sệt thình lình (370).
    631. Giẩng gáy: dửng tóc gáy như cọp, như ngựa là khi nó làm hung (370).
    632. Giảng ốc: rợn ốc, nổi ốc (370).
    633. Làm giảnh: làm mặt giỏi, làm tài hay (370).
    634. Giánh giăng: bộ lớn cao lớn dị thường (371).
    635. Giảo thuê: chịu thuê một lần sao cho khỏi thuê công (372).
    636. Giảo thể: thưa đơn lãnh bãi thể mà làm việc gì (372).
    637. Trình giảo: trình đơn xin phép gi (372).
    638. Giảo hoàn: trả lại (372).
    639. Giảo đông: Con nít quỷ quái (372).
    640. Xử giảo: xử phải thắt cổ (373).
    641. Giảo nha: cắn răng, nghiến răng (373).
    642. Giáp ất: thứ nhất, thứ nhì, dấu khuyết điểm (373).
    643. Khoa giáp: cuộc thi cử (373).
    644. Lặp giặp: làm đi làm lại nhiều lần, cũng về một việc (373).
    645. Đánh giặp: mới đánh ròi đánh nữa, đánh bời (373).
    646. Khổ giặp: Chịu khổ luôn luôn (373).
    647. Giập giới: nháng sáng, chói loà. Hào quang giập giới (373).
    648. Lúa giẻ: Lua cắt bớt từ bông, lúa còn trong bông nở (375).
    649. Giệch miêng: chăng miệng ra (375)
    650. Giềng giang: vóc giao cao lớn dị thường (376).
    651. Giéo giắc: tiến thanh thao mà buồn (376).
    652. Giệu giạo, nhiều nhão: bộ lỏng quá, hay nhiễu hay rớt ra (377).
    653. Dập gín: Ngó không tưởng, con mắt nhắm, con mát mở (377).
    654. Dập dìu: cơn tỉnh cơn mê (377).
    655. Giõ miệng: kề miệng vào, giõ miệng vào cửa số mà kêu (378), cũng có nghĩa là nói leo (nói là xỏ miệng vào ).
    656. Đíu git: líu đíu, xăng xít (383).
    657. Gít con mắt: con mắt bị ghèn đóng hoặc dính trét mở không ra (383).
    658. Gịt mũi: có hơi ghẹt mũi, mũi không thông, nói tiếng git mũi (383).
    659. Giụm git: giụm lại một chỗ, xúm lại một chỗ (383).
    660. Giặng git: đang nhiều việc (383).
    661. Giu mình: rún lại, làm bộ khiêm nhường, ăn nói khiêm nhường (383).
    662. Giựt đàm: hạ bớt, giảm bớt (387).
    663. Go ngặt: bực bội, thắt ngặt, khốn đốn (387).
    664. Gái goá: gái son, gái chưa chồng (388).
    665. Gôm dương: giành lấy một mình, ôm lấy cả (390).
    666. Gôm hay: coi chung nhiều việc, tóm coi nhiều việc (390).
    667. Gôm tài: có nhiều tài năng (390).
    668. Gớm gang: dị cục, quá chừng, cọ khi nói luôn là gớm gang gơm ghỉnh (390).
    669. Nai hà: biết làm sao được (396).
    670. Vô hà: chẳng bao lâu (396).
    671. Hà huống: huống chi (396).
    672. Hà cớ: cớ gì? Cớ sao (390).
    673. Hà rưa: cầu vui, làm chuyện cầu vui (396).
    674. Cầu hác: rãnh (396).
    675. Hải hác: biển cả (396)
    676. Hích hác: bộ vui cười tích tắc (396).
    677. Tóc hạc: tóc trắng phau phau, chỉ nghĩa là tuổi cao (397).
    678. Đen hắc: đen lắm, đen thui (397).
    679. Hắc cổ: gắt cổ, rát cổ, nóng cổ, rượu ngon uống hắc cổ (397).
    680. Ngọt hắc: ngọt hắc, ngọt quá (397).
    681. Hách cẳng: dở cẳng lên một thì (397).
    682. Hắng hách, hớn hài: nộ nạt, ăn hiếp (397).
    683. Hành hài: làm cho cực khổ, chịu cực (398).
    684. Hẫy lò: quạt lửa lò (400).
    685. Hẫy lửa: thổi lửa, làm cho cháy (400).
    686. Hẫy lên: dấy lên, dỡ lên (400).
    687. Phạn hàm: cho người chết ăn, bỏ gạo hoặc bỏ châu ngọc vào miệng người chết (401).
    688. Hàm hận: tích để sự giận hờn (401).
    689. Hàm mai: ngậm thế không cho nói chuyện (401).
    690. Đứng hãm: đứng gần quá, đứng áp một bên (401).
    691. Đơn hàn: nghèo khổ một mình, mồ côi (402).
    692. Hằn thật: chắc thật, không sai (403).
    693. Hằn lòng, hằn dạ, hằn ý, hằn bụng: chắc ý (403).
    694. Hằn hiện: ít có (403).
    695. Hằn chân: có ngăn nắp, thứ lớp.tiếng nói hằn chân, tiếng nói chặc chịa, vừa cứng vừa có ý tứ (403).
    696. Hân hân: bộ vui vẻ (404).
    697. Hân hủi: bạc đãi, không coi ra sự gì (404).
    698. Hủn Hẫn: bộ bủn bởn, ngủn ngởn không biết sợ lện, không biết mắc cỡ (404).
    699. Hình hàng: nghểnh ngảng, lơ lãng như kẻ điếc (405).
    700. Héo don: khô dun lại, héo quá (416).
    701. Hểu hảo: bộ rộng rãi (417).
    702. Hi thiểu: ít (418).
    703. Cừu hiềm: tích lấy sự oán cừu (418).
    704. Thành hiến: tội đã định (419).
    705. Hiển hích: sáng rỡ (419).
    706. Him mắt: con mắt lim dim (422).
    707. Hổ nhuốc; lấy làm nhục nhã (427).
    708. Hòa gian: cuộc trai gái cẩu hạp, không lễ cưới (429).
    709. Dịu hoặc: dịu lắm (431).
    710. Mềm hoặc: mềm lắm (431).
    711. Bô hoặch: bắt được (431).
    712. Nguôi hoai: phải đi, nguôi đi (431).
    713. Hoài huân: phá tan không tiếc (431).
    714. Ưu hoạn: lo, buồn (432).
    715. Sảng hoàn: sảng sốt, thất kinh (433).
    716. Hoạnh tài: của phi lý (435).
    717. Phục hoạt: sống lại (435).
    718. Giấc hòe: giấc ngủ (437).
    719. Hối khan: có mùi hôi khan khan (438).
    720. Truy hối: ăn năn, tiếc việc trước (439).
    721. Mắng hổi: mắng vội quá (440).
    722. Hom lấy: giữ lấy, ràng lấy (441).
    723. Chực hờm: chực sẵn, chực một bên (442).
    724. Kiệt hôn; kết làm vợ chồng (443).
    726. Hàm hỗn: lộn lạo, chung lộn, không thứ tự (444).
    727. Hòng xuôi: gần xuôi (445).
    728. Hồng tong: la lớn tiếng, nói ồn ào (446).
    729. Hốp quá: vội quá (447).
    730. Hủ lạn: mục nát, rã rời (449).
    731. Hứa đa: nhiều (450).
    732. Huân nghiệp, huân lao: công nghiệp (450).
    733. Huê dạng: nhiều vẻ, nhiều sắc (451).
    734. Hân hủy: vui mừng (452).
    735. Hủy thác: giao cho (452).
    736. Thung huiên: cha mẹ (452).
    737. Huyền vọng: trông đợi (453).
    738. Huyền tuyệt: tuyệt vời, xa cách (453).
    739. Huinh niệm: nhớ hoài (454).
    740. Hùng đảm: mật gấu (455).
    741. Vận hưng: vận tốt (455).
    742. Hứng vui: lấy làm vui (456).
    743. Hườn sanh: sống lại (456).
    744. Hưởng dung: được nhờ, được ăn (458).
    745. Hường nhan: vẻ lịch sự, thường nói về đàn bà (458).
    746. Hưu đi: thôi đi, bỏ đi (459).
    747. Tự hữu: tự nhiên mà có (460).
    748. Xá hựu: tha thứ (460).
    749.Y hi: gần giong, mường tượng (561).
    750. Ở yêc: ở hiểm, ở bất nhơn (463).
    751. Yểm giấu: che giấu (463).
    752. Yểng giọi: sáng chói (464).
    753. Yêu mị: tà mị không có lòng ngay thẳng (465).
    754. Yểu nhiễu: bộ dịu dàng (465).
    755. Ym ẩn: giấu giếm, che đậy (465).
    756. Ym lưu: để vậy không động tới (466).
    757. Khờ ịch: bộ khờ quá (466).
    758. Để ím: để vậy không dở ra (466).
    759. Đậy ím: che đậy mãi (466).
    760. Kẽ việc: hay chọc việc, hay bày việc (468).
    761. Sánh kế: sánh đôi, dựa lấy nhau (470).
    762. Kể chắc: lấy làm chắc ý (470).
    763. Kệch bệnh: bịnh nặng (471).
    764. Kép công: mất công, dụng nhiều công (474).
    765. Dưỡng kha: dưỡng bệnh (475).
    766. Khắc sanh: đánh sanh, gõ sanh (476).
    767. Khắc kỉ: thắng mình (476).
    768. Khách đày: lưu lạc phương xa (476).
    769. Khải việc: gay việc, bày việc (478).
    770. Khâm thừa: kính vâng (479).
    771. Khang ninh: bình an, sức khỏe (480).
    772. Khấng lòng: đành chịu, ưng chịu (480).
    773. Lỗ khanh: nhà xí, nhà ô uế (480).
    774. Cáo khánh: hết sạch tiền bạc (481).
    775. Y khảo: nương tựa (481).
    776. Khấp khởi: hóng lên không đều (482).
    777. Khê lê: dư dã, bộn bàng (484).
    778. Kheo cợt: giễu cợt (485).
    779. Khêu gan: chọc gan, chọc giận (486).
    780. Khí cảm: há dám, đâu dám (488).
    781. Khích nộ: chọc giận (489).
    782. Thừa khích: nhơn khi hở, nhơn khi vô ý (489).
    783. Khiêm từ: lời nói kính nhường (489).
    784. Bảo khiễm: lấy làm buồn (489).
    785. Phát khiến: đày đi (490).
    786. Huấn khóa: dạy tập, dạy cho biết (493).
    787. Thiên khối: nhiều lớp, nhiều ngăn (498).
    788. Dã khớn: hãi kinh việc trươc (500).
    789. Khuất tịch: kín đáo (504).
    790. Uất khúc: quanh co (505).
    791. Phổ khuyến: xin bố thí (506).
    792. Khuy khuyết: mòn mẻ, bao mòn (506).
    793. Khung long: cao rông như bầu trời (507).
    794. Lưỡng khước: lưng chừng (507).
    795. Khuông phô: vùa giúp (508).
    796. Kỷ vãng: đã qua (509).
    797. Kỳ đảo: cầu xin cho được sự gì (510).
    798. Kỷ lý: bộ siêng năng (511).
    799. Kỷ thì: bao giờ (511).
    800. Kích cổ: đánh trống, xinh lắm, khéo lắm (512).
    801. Kiên hảo: bền vững, vững chắc (513).
    802. Kiến canh: bày vẽ, sửa sang (514).
    803. Kiểng vui: cuộc vui vẻ (516).
    804. Kiểng giải: thế giới (516).
    805. Quê kiểng: quê quán, xứ sở (516).
    806. Kiếp lược: cướp lấy, cướp giành (517).
    807. Đi kiệt: đi mãi (517).
    808. Xá kíp: cho chóng (522).
    809. Gở lạ: kì dị (524).
    810. Lẫy dương: kinh gan, gay gắt (532).
    811. Qúa lạm: quá lắm (532).
    812. Cam lâm: mưa thuận mùa (536).
    813. Mê lạn: nát ra (538)
    814. Lân mẫn: hay thương xót (539)
    815. Khấn lân: cầu khấn ke khác làm ơn, xin kẻ khác thương xót (539).
    816. Băng lăng: hiếp đáp, lấn lướt (542).
    817. Lửa lầng: đổ lửa, lửa cháy (543).
    818. Lãnh soát: chịu cả các việc (545).
    819. Lão nhiêu: kẻ đã lớn tuổi (547).
    820. Bỉ lậu: quê mùa (552).
    821. Lẽ hằng: lẽ tự nhiên (553).
    823. Sợ lệ: sợ hãi, kiêng dè (554).
    824. Công lênh: công tình, công khó nhọc (558).
    825. Làm léo: làm khôn khéo (559).
    826. Ăn léo: ăn gian, ăn quỷ quyệt (559).
    827. Lịch sự: trải việc, đẹp đẽ, xinh tốt (564).
    828. Thâu liểm: góp, thâu góp tiền bạc mà làm việc gì (565).
    829. Tháo liệng: tập luyện (565).
    830. Liệt lão: bịnh hoạn (567).
    831. Liệu lý: sắm sữa, sắp đặt (567).
    832. Liễu sự: rồi việc (568).
    833. Liễu ý: hiểu ý (568).
    834. Ngu lỗ: dại dột, dốt nát (574)
    835. Loán vào: lướt vào, xông vào (576).
    836. Ưu lự: lo phiền (592).
    837. Luận liệt: bàn tính, suy tính (596).
    838. Tru lục: giết tiệt (597).
    839. Lụn: trọn, lún mắt (600)/ lụn năm (trọn năm).
    840. Lũng: chín quá, úng đi (601).
    841. Lững: bặt đi, không động địa (xem dững)(602).
    842. Lược: cướp giật (602).
    843. Lưới: mệt mỏi, mất sức (602).
    844. Lười: ghẻ chốc lầy lội không nhíp miệng (603).
    845. Lương: mát, lạnh (606).
    846. Luốt: kém, nhỏ, không vừa (607).
    847. Lúp: khăn phủ đầu (608).
    848. Lưu: thủy tinh (608).
    849. Ma: người chết (615).
    850. Đơm ma: đơm cúng cho vong hồn người chết (615).
    851. Mác: có việc, dính dấp (618).
    852. Mặc: mực (620).
    853. Mạch: đường khai trong ruộng (620).
    854. Mai: Thề, mui ghe, mui võng (621).
    855. Mầm: đầy tràn (625).
    856. Mán: xóm Mọi ở (626).
    857. Mằn: hột gạo gãy nát (627).
    858. Mân (Mối), mân cương (dài) (628).
    859. Mấn: thương xót, siêng, loài ếch (628).
    860. Mang: chóng, lật đật, rối rắm (629).
    861. Màng (đông): rạng đông (631).
    862. Mành: thuyền nhỏ (632).
    863. Mao: lông, tóc (633).
    864. Mậu: lầm, lỗi (640).
    865. Mẫu: loài đực (640).
    866. Mê: cái lườn ghe, cái long thúng (642).
    867. Men: nhỏ lắm hoặc mới sinh (643).
    868. Mị: nịnh tà, vị lỏng (645).
    869. Mị: yêu quý (645).
    870. Mộ: chiều tối (653).
    871. Móc: sa mù, mưa bay (655).
    872. Ngủ móm: ngủ vùi, ngủ ngon (661).
    873. Môn: cửa (661).
    874. Mớn: chớn, chừng (662).
    875. Móp: nao núng, hòng vào (664).
    876. Mớp: mưu lớp, chuyện gạt gẫm (664).
    877. Một: chết, mất (666).
    878. Mớt: lợt giợt, không sặm, mởn mởn (666).
    879. Mởu: non mởu (non lắm) (666).
    880. Mựa: chớ - nữa hề (chớ hề), nửa khá (chớ khá) (668).
    881. Mứa: không hết, còn dư (668).
    882. Mửng: mảng (671).
    883. Muội: tối tăm (672).
    884. Muồng: cái vá nhỏ làm bằng sành, thau (674).
    885. Mưỡu: miễu (674).
    886. Na: bưng, rinh vật nặng, mà không gọn (676).
    887. Ná: Gi, sao; Áng ná: cha mẹ (676).
    888. Nà: vực núi (676).
    889. Nắc: lắc, nhún (676).
    890. Nậy: lớn, to (679).
    891. Nang: cái dãy, cái bao, cái túi (683).
    892. Náng: khổ bàn tay, bàn chân (683).
    893. Nao: núng, móp, có hơi cong ít nhiều (685).
    894. Não: giận (685).
    895. Náp: giáo, mác (686).
    896. Nem: ăn uống thử chút đỉnh cho biết mùi mẽ thế nào (689).
    897. Nén: Một khúc, một thẻ vàng bạc cân được 10 lượng; vật giống như cái khâu (689).
    898. Chẹo nẹo: chèo kéo, rối rắm, không xuôi (690).
    899. Nga: đẹp (hằng nga) (691).
    900. Ngả: ta, tôi (692).
    901. Ngã: đói khát (tử ngã: chết đói)(692).
    902. Ngạch: trang, số mục đã đinh (ngạch ngữ: số mục, số thứ tự)(693).
    903. Ngái: xa (xa ngái: xa lắc)(694).
    904. Ngãi (nghĩa): lẽ trung chính, điều nhân hậu, điều lẽ phải, phải phép (694).
    905. Làm ngây: làm lẽ, làm bộ chê bai (695).
    906. Ngây tai: om sòm, điếc tai, ối tai (694).
    907. Ngằm (ngâm): ở phía trong không bày ra ngoài (696).
    908. Ngán: tiếng ngân nga, bạc, tiếng chuông kêu dài hay là dội ra (698).
    909. Ngáng: căng, nong cho thẳng (699).
    910. Ngàng: ngảnh đi, không theo một ý (699).
    911. Ngánh: chống cho bang ra, nhánh nhóc (700).
    912. Bát ngát: lo xa, lo buồn nhiều nỗi (701).
    913. Ngạt keo (cái cốt kèm hai vè kéo), ngạt quạt (cái cốt tra tại dáu quạt) (701).
    914. Ngát: lấy hai ngón tay mà bấm mà rứt (701)/ ngát bong: bứt lấy cái bông.
    915. Nghệch đâu: dại dột (703).
    916. Nghều Nghènh: rểu qua, rểu lại (703).
    917. Nghi: hạp, phải (706).
    918. Nghị lượng: suy nghĩ (706).
    920. Nghiên: đồ dung để mài mực, mài son (707).
    921. Ngò: đàng đi tới, đàng thông (709).
    922. Ngộ: lầm lỗi, gạt gẫm (710) – ngộ sự , khùng ngộ, giả ngộ, nói giả ngộ.
    923. Ngợ lời, ngợ miệng: ngại nói, khó nói (711).
    924. Ngoa: ta, tôi (711).
    925. Ngỏa nguê: đủ no mọi vẻ, chẳng thiếu chi (711).
    926. Ngõa: ngói (711).
    927. Lộng ngõa: đẻ con gái (711).
    928. Ngoai gạch: ra bộ tịch làm như người thạo việc (711).
    929. Ngoại nhơn: người khác (711).
    930. Ngoạt: tháng (713).
    931. Ngoạt: kinh ngạc, đáng kinh ngạc (713).
    932. Lơn ngơn: thân quá, dễ quá (718).
    933. Ngớu: nát bấy (719).
    934. Nguyệt: hình chặt chơn (724).
    935. Ngươn: đâu hết, cội rể, thứ nhất (728).
    936. Ngưởng: ngửa, ngước, ước trông (729).
    937. Nhá: nhai, nhơi (729).
    938. Nhầy: dẫy lên (733).
    939. Nhai: mé nước, bờ cõi (731).
    940. Nhai: đàng (731).
    941. Nham: phép bói, phép độn (733).
    942. Nhậm lấy: dung, chịu lấy, rước lấy (734).
    943. Hậu nhan: mặt dày mày dạn (735).
    944. Nháng sang: chói sang(737).
    945. Nhạp: ti tích, lỗi lầm, xấu hổ (738).
    946. Nhặt: nghiêm nghị, gắn chặt…(739).
    947. Nháu: bộ buồn bực (740).
    948. Nhem: để ra cho ngói thấy mà thèm (742).
    949. Nhẹp: sệp xuống, sát xuống (742).
    950. Nhiêu: dung thứ, cho khỏi, tốt (744).
    951. Nhíp: cầm, gồm, phụ lãnh (746).
    952. Nhờn/ nhờn đường: gớm sợ không dám đi đường nào (752).
    953. Nhụ tử: con nít (754).
    954. Nhữ: mây (754).
    955. Nhục: thịt (755).
    956. Nhuệ: nhọn, sắc (755)-nhõng nhuệ: mạnh bạo, gan dạ.
    957. Nhúm nha: đẹp đẽ, dễ coi (755).
    958. Nhung: giặc, đồ binh khí (756).
    959. Nhưng/ở nhưng/không nhưng(ở không)…(756).
    960. Nhừng: giảm bớt, dứt đi (757)/bệnh nhừng: bệnh giảm nhẹ.
    961. Nhốc: xấu hổ (757)/nhuốc nha, luốc nhuốc (bộ xấu hổ).
    962. Nhưới: nhái nhại, nhạo cợt (nói nhưới, mưa nhưới…).
    963. Nhượi: dai hoi, đê mê (758)/khóc nhượi nhượi, khóc-, mưa-.
    964. Nhương: cướp đoạt, xua đuổi (758).
    965. Nhương: phép dâng cúng cho được trừ tà ma (758).
    966. Nhuốt: mềm mại (759).
    967. Nịch: đắm/nịch tửu sắc: mê rượu trà, sắc dục (760).
    968. Chết trầm nịch: chết chìm (760).
    969. Niềm: phận sự, bổn phận, đạo nghĩa (760).
    970. Niếu: tiểu, nước tiểu (762).
    971. Nỏ: nỏ tiếng/nỏ giọng/nỏ thanh (764).
    972. Noa: vợ con (767)/thê noa.
    973. Trả nùa: trả oán, trả hờn (776).
    974. Nựu: quen thói, quen than (782)/nựu cựu: giữ thói quen, theo thói cũ, không chừa, không sợ.
    975. Oạc: bể ra, xé ra, mở trét (786).
    976. Oải: lùn/ oải tử: người lùn (786).
    977. Phả: vã (295) phả hữu, phả đa (vã nhiều, có nhiều).
    978. Phác: thật chắc (795)/ chất phác, thành phác.
    979. Phách: vía, bóng vía, xác (795).
    980. Phan: cờ phướn (798)/ để phan: đề chữ trên cờ phướn.
    981. Phạn: cơm (798)/tạo phạn (nấu cơm).
    982. Phận: giận hờn, nóng nẩy (800)/phận hận, phận nộ, tích phận (tích lấy điều oán hờn).
    983. Phần: thiêu đốt (802)/phần hương, phần mã (đốt hương, đốt đồ mã)
    984. Khốn phạp: khốn đốn, nhọc nhằn (803).
    985. Bần phạp: nghèo khổ (803)
    986. Phát: tóc (805), mao phát / loạn phát (tóc rối).
    987. Sửa phạt: răn dạy, làm cho phin tính nết (806).
    988. Phất giễu: giễu cợt (805).
    989. Phất ý: trái ý (805), phất uất: bức tức, buồn bả.
    990. Phậu: con đòi, thể nữ trong cung (807).
    991. Đầy phé phé: đầy vun, đầy tràn (807).
    992. Khuyển phệ: chó sủa (808).
    993. Phen: ben theo, dõi theo, đua tranh, bắt chước (808).
    994. Pheo: tre pheo, thở pheo pheo (thở yếu ớt), leo pheo: thưa thớt, non nớt (809).
    995. Phết: nết ăn ở (810)/ cách phết, nói phết.
    996. Vương phi, thứ phi (811).
    997. Phỉ loại: loại xấu xa, quân gian ác (811).
    998. Gian phỉ: quân làm loạn (811).
    999. Phiên thì (một hồi, một chiếc), phiên tâm (lòng dạ), phiên chỉ: một miếng giấy (812).
    1000. Phân phiền: bối rối nhiều bề (812).
    1001. Đình pho: cung trạm (813).
    1002. Phó: rào tới, đi tới (813)/ phó lị: đi tới chỗ làm quan, đi lãnh việc quan.
    1003. Phô: tiếng xưng hô nhiều người (814)/phô ông, phô ngươi…(các ông, các ngươi)…
    1004. Phập phởi: khấp khởi, đi không vững (814).
    1005. Phớm phỉnh: gạt gẫm (814)/phớm phớm: lăm lăm bước tới, nói phớm: nói lời quỉ quái.
    1006. Phồn: bọn, lũ (cả phồn: cả lũ/một phồn: một lũ (814).
    1007. Phong: ong (817)/phong lạp, phong ngạn, phong phòng, phong thạch.
    1008. Phong: thạnh (817)/phong niên: năm được mùa; phong long.
    1009. Phủ: vỗ về, che áng (822).
    1010. Phúi: mưa phúi phúi: mưa tro, mưa bay (824).
    1011. Phung: tật làm cho con người có u có nần, lở lói/ phung hủi, tật phung (824)/nói đơn nói phung (nói nhiều thế, kẻ nói nặng người nói nhẹ, không hiệp lời nói.
    1012. Phúng: khuyên (825)/ phúng gián (can gián, khuyên can), cơ phúng, phúng tụng (đọc lớn tiếng, lời khen).
    1013. Phùng nghinh: bợ đỡ, đua theo (825).
    1014. Phửng dậy: đứng dậy (825)/ phủng mùi (thơm phức, thơm nhẹ).
    1015. Thọ phược: chịu trói, bắt được (825).
    1016. Tịch phuông: biên phong gia tài (826).
    1017. Phưởng vân: thăm, hỏi thăm (827).
    1018. Đập phúp phúp: đập nhẹ (827).
    1019. Lọt phụp: lọt ngay, chạy chuôi…(827).
    1020. Quai: rối loạn, khác thường (831).
    1021. Quái: treo, quảy (832)/ quái lự, quái niệm: ái ngại, lo sợ.
    1022. Quây: chạ lác, sai lầm, không nên, không phải (833).
    1023. Quặm: bộ sập mặt, bộ sâu độc (833)/ mặt quặm…
    1024. Quan (quán): mão, mũ (834).
    1025. Quan: nguyên một chuỗi 600 đồng (834).
    1026. Quan: cửa ải (834).
    1027. Tự quán: chùa, miểu thờ (835).
    1028. Quán thông: thông đồng, thông suốt (835).
    1029. Quán trường: học giỏi hơn hết, thi đỗ đầu (835).
    1030. Nhược quán: chưa đủ 20 tuổi (835).
    1031. Cổ quang: cổ tay (838)/ quang: cánh tay.
    1032. Quằng: lăng quằng (mất nết, xấu hổ)(388).
    1033. Quê điền: ruộng hương quả (842).
    1034. Quê: chỗ cửa cung, nơi vợ con ở (842).
    1035. Quệ: vấp, ngã (843)/xương quệ: lung lăng, làm dữ.
    1036. Qué: vén lên làm cho trống trải (843).
    1037. Quén: dụ dỗ, rủ ren, kéo theo (843)/quén dụ…
    1038. Quiên: giọt nước (848).
    1039. Cần quiên: siêng năng, lo lắng (848).
    1040. Ngọc quyết, kim quyết, bác quyết: cửa đền (849).
    1041. Quới hữu: tiếng xưng anh em bạn (851).
    1042. Quới thạnh: sang cả quiền thế (851).
    1043. Rạc: chỗ giam cầm, cột trói (854)
    1044. Rặc: cạn, rút xuống (854)/rặc ròng: tinh anh, không có vật chi chung lộn..
    1045. Rạy rạy: nhỏ nhen, mọn mạy (856).
    1046. Thắm rặm: đỏ thắm, đỏ au au (857).
    1047. Râm: dầm nước, ngâm nước (857).
    1048. Rán: ra sức, căng thẳng, kéo ra cho dài (858).
    1049. Rạc ràng: chỗ giam cầm (861).
    1050. Rấp, rấp vào: tấp vào, mắc vào…(864).
    1051. Réo: đeo lấy nhau,quấn lấy nhau (thường nói về rắn rít)(869).
    1052. Rều: cỏ rác trôi nổỉ ở trên mặt nước (870)/củi rều, rều rác.
    1053. Ri: rừng (870).
    1054. Cột rì: cột ghi (870).
    1055. Riệc:chim diệc (871).
    1056. Rò (nước): rút hết nước ra, ráo nước (873).
    1057. Rồi: những người làm nghề gánh cá đi bán dạo, hoặc đi ghe cá (876).
    1058. Rời rộng: rộng rãi (876).
    1059. (Khô) rom: khô khiểng, khô khốc (877).
    1060. (Com) rom: hà tiện quá (877).
    1061. (Còm) rõm: bộ hà tiện, rít róng quá (877).
    1062. Rờn: tiếng trống (878).
    1063. Chợp rợp: rộn ràng (880).
    1064. Rột: bộ mạnh thế (880)/rột bộ, rột rạt.
    1065. Rợt: sớt qua (880).
    1066. Rum: màu tím điều (883).
    1067. Rùng: một mình ít dùng (884)/ rùng rụt…
    1068. Rụt: thụt lại (889).
    1069. Rựt: bứt đứt, giựt đứt (889).
    1070. Sa lậu: đồng hồ cát (890).
    1071. Sá: kể, lấy làm trọng (890)/ bao sá, sá bao (chẳng kể chi).
    1072. Sá: một mình (ít dùng)/ sát sá (quát nạt, om sòm); thất sá (sợ thất kinh).
    1073. Sạc: bẻ mà còn dính, nứt đàng, tiếng di động (891).
    1074. Sác nơi: không nhớ của mình ở nơi đâu (891).
    1075. Sắc: vẻ vang, vẻ xanh tốt, màu mè, chưng nấu cho rặc nước (891).
    1076. Sắc: lệnh vua truyền dạy (891).
    1077. Lẩu sắc: bổn sẻn (892).
    1078: Sặc: hơi nghẹt thình lình (892).
    1079. Sách: rảo chung quanh trại (893)/ trại sách, mộc sách.
    1080. Sách: mưu chước, roi vọt (893)/ kế sách, tiên sách/mã sách: roi vọt, roi đánh ngựa (893).
    1081. Sách khai: chiết khai, dở ra (893).
    1082. Sách phong: mở phong niêm, phá con niêm (893).
    1083. Sái thánh thiện: rải nước thánh (893).
    1084. Sài: loài chó sói (sài lang: muông sói) (894).
    1085. Sãy: thinh linh (895)/Sãy nhớ (sực nhớ), sãy thức (hay tỉnh thức, không ngủ mê)(895).
    1086. Sáy/ gạo giã sáy sáy (gạo giã không trắng, mới trầy trầy)(895).
    1087. Sầy: vuột đi, thoát ra ngoài, hụt đi (896).
    1088. Sa sầy: hụt hạt, lỗi tâm (896).
    1089. Săm: thăm (896)/ săm soi.
    1090. Sằm: thứ cây tạp (896).
    1091. San: trau dồi, sửa dọn (897)/ san định, san lại.
    1092. San: nước mắt tuôn rơi (897)/lụy san san.
    1093. Sàn: yếu đuối (898)/ sàn sàn (tầm thường).
    1094. Sân: giận, trợn mắt (899)/sân hận (gây gỗ, oán thù.
    1095. Sáng: ghẻ chóc, vít tích (899)/sinh sang( sinh ghẻ).
    1096. Săng: cây cối, hòm chôn người (901).
    1097. Sảnh: chỗ gom tóm các việc trị dân (901).
    1098. Sảo: sơ lược, chút đỉnh, đẻ non (903)/sảo qua, sảo lược / rổ sảo.
    1099. Sáp: rít (904)/gian sáp, khổ sáp (khó quá).
    1100. Sáp: uống (904).
    1101. Sáp: giát (904).
    1102. Sát: xét nét, tra hỏi (905).
    1103. Sắt: đờn nhiều dây bằng tơ, lớn hơn đờn kìm (906).
    1104. Sặt: loài lau sậy, hay mọc ở đất ướt, loại giống như trúc (906).
    1105. Sẻ: mở ra, dở ra, giương ra, trở ra (907).
    1106. Sề: sứt mẻ, xề ra (907).
    1107. Sĩ: học trò (909)/kẻ sĩ/kẻ sĩ (kẻ làm quan).
    1108. Sĩ: chờ (909)/ sĩ hậu: chờ đợi.
    1109. Sìa: vô ý sụp chơn xuống chỗ nào (909)/sìa xuống, sa sìa.
    1110. Siếc: than van, đau đớn (909)/ van siếc, rên siếc.
    1111. Siểm: dua mị (910)/ siểm dua, siểm mị.
    1112. Siển (suyển): lỗi lầm (910)/ sai siển.
    1113. Siển: cạn (911)/siển cận, siển nghĩ.
    1114. Só: lớn, to (913)/trái só (trái lớn hơn); măng só (trái măng cục lớn hơn).
    1115. Sóc/ sóc vọng (ngày mồng một, ngày rằm) (917).
    1116. Sớn: mích đi, sờn đi (921).
    1117. Sờn: nao lòng, lo sợ, hào mòn (921).
    1118. Sóng sả: luôn luôn (921).
    1119. Sư: loài thú dữ trong rừng (924).
    1120. Sừ: bửa, cuốc (924).
    1121. Sử: khiến dạy (924)/ sai sử (sai cắt), sai linh (sai khiến).
    1122. Sưa: thưa (925)/thưa rểu, thưa rảo (thưa quá)/say sưa.
    1123. Suất: đem làm dấu, cai quản, nương theo (928)/ suất lãnh, đốc suất…
    1124. Súc: bó buộc (928)/súc giấy (một bó giấy, một cuộn giấy).
    1125. Súc: gio, co thâu lại, rút lại (928)/ súc mình (dẽ dặt, khác khao, chắc mình).
    1126. Súy: soái (930)/ ngươn súy.
    1127. Súy: lường (930)/súy mô (phỏng tìm).
    1128. Sươi: rải ra (933)/ muối sươi (muối sơ qua).
    1129. Sươn máu: rướm máu (933).
    1130. Sương phụ: đàn bà góa (934)
    1131. Ta: vấp ngã (936)/ta trật, ta đà (chậm chạp, bò qua).
    1132. Tạ: nhờ, mượn (936)/tạ thế (lấy thế); tạ sự (mượn lấy cớ gì).
    1133. Tá: mướn, mượn (936)/tá thại (mượn chác)/tá canh (mướn ruộng mà làm)/ tá cư (ở mướn)/ tá công (làm mướn)/ tá điền.
    1134. Tá: đánh (937).
    1135. Tả: chép, viết (937)/tả sách (chép sách).
    1136. Tai: thay, dường nào, thế ấy (941)/thánh tai (đáng bậc thánh); minh tai (thông suốt), hiên tai (khôn ngoan dường nào), lương tai (tốt dừng nào)…
    1137. Con tây: con ráy (946).
    1138. Tàn: đồ che mưa che nắng cho vua quan (952)/cầy tàn, cây vàng.
    1139. Tăn măn: nhỏ nhít (952).
    1140. Sài tân: cùi thỏi (952).
    1141. Tân toan: cay chua (952)/ tân khổ: cay đắng.
    1142. Giang tân: bến nước, vàm sông (952).
    1143. Tấn thôi: tới lui (953).
    1144. Tấn tốc: chóng kịp, cho mau (954).
    1145. Tấn lôi: sấm nổ thình lình, mau như sấm (954).
    1146. Tàn thân: chức quan (954).
    1147. Tấn: cái, mái (954).
    1148. Tang: dâu (955).
    1149. Tặng: đỡ lên, thêm, cho (956)/tặng lên (đỡ lên, nâng lên)/tặng phong (gia phong tước gì)/ bài tặng (bài phong đức tánh công nghiệp ai)/tặng mình lên quá (lấy mình làm hơn mọi người)/bia tặng (bia để mà khen ai).
    1150. Tao: gái/tao động: làm rối, phá rối, khuấy rối (958).
    1151. Táo: khô ráo (959).
    1152. Táo tính: tính nóng nảy, hốp tốp (959).
    1153. Cạn táo: khô khan (959).
    1154. Táo nhiệt: nóng nảy, khô khan (959).
    1155. Toan táo: thứ táo chua, hạt nhỏ (959).
    1156. Lục tào: sau nha môn ở tại kinh (959).
    1157. Tào nam: phòng việc bên hữu (959)/ tào bắc, tào binh (phòng hay việc binh).
    1158. Tào vận/tào lương: cuộc vận lương theo đàng nước (959).
    1159. Tào vận sứ: quản đốc vận (959).
    1160. Đạo tập: ăn cắp, bắt chước theo (960).
    1161. Tất bạt: cô khổ một mình, không ai ngó đến (961)/tơ bơ tất bất (TN: bổ sấp bổ ngửa, không ai nhìn biết).
    1162. Tất tình: hết lòng, (961).
    1163. Tường tất/ thục tất: rõ ràng (961).
    1164. Tri tất: biết rõ (961).
    1165. Tiêm tất: kỹ lưỡng (961).
    1166. Lực tật: đau mà rán (962).
    1167. Ngược tật: bệnh rét (962).
    1168. Mĩ tật: Tật bắt gải, làm cho đã ngứa (962).
    1169. Tật đô: ghen ghét, ganh gổ (962).
    1170. Nhập tấu/ biểu tấu/ khải tấu/ trạng tấu: dâng sớ sách cho vua ngự xem (963).
    1171. Ác tệ: khốn khổ, bạc ác (965).
    1172. Tế toái/ tế vi: nhỏ mọn, không đáng sự gì (965).
    1173. Ngựa tế: ngựa chạy mau mà đều bốn chơn (965).
    1174. Tế quán: Vợ, tiếng xưng vợ nhà (965).
    1175. Ngãi tế/hiền tế: rể (966).
    1176. Tra tề: cặn, xác, đồ dư, đồ bỏ (966).
    1177. Tha nhơn: người ngoài, người khác (968).
    1178. Tha bang: nước khác, khác nước (968).
    1179. Tha thôn: làng khác, khác làng (968).
    1180. Thá sự: chuyện đời, việc đời (969).
    1181. Thác khai: mở ra, vẹt ra (969).
    1182. Thác rèm: vén rèm, cuốn rèm (969).
    1183. Thác từ: mượn lời, kiếm điều nói đở (969).
    1184. Thác: cái ruột ngựa, cái bao không đáy (969).
    1185. Kích thác: đánh mõ (969).
    1186. Thái thậm: quá lắm, quá chừng (970).
    1187. Thái đa: nhiều quá (970).
    1188. Thái sư/ thái phó/ thái bảo: ba tước quan lớn lãnh đạo việc day thái tử (970).
    1189. Thái bộc: tước quan trong triều (971)/ thái tử.
    1190. Thái tảo: sớm mai sớm (971).
    1191. Bỉ thái: thạnh suy (971).
    1192. Thái vận: vận tốt, vận thạnh (971).
    1193. Ca thài: ca theo điệu chúc (972).
    1194. Tá thại: vay mượn (972).
    1195. Tham chánh: chức quan lớn lãnh việc chánh trong nước (974).
    1196. Tham tướng: phó tướng (974).
    1197. Mách thảm: nói chuyện phi lý (974).
    1198. Thậm phải: phải lắm (975).
    1199. Thái thậm/ quá thậm: thái quá, quá lắm (975).
    1200. Thái khổ: khổ lắm (975).
    1201. Thái hảo: tốt lắm (975).
    1202. Tân thân/ hương thân: chức quan (978).
    1203. Thấn tới: lướt tới, lấn tới (979).
    1204. Thân: tiếng thưa gởi (779).
    1205. Thân quan/ thân ông/ thân lạy: bẩm quan, bẩm ông, bẩm lạy (779).
    1206. Thân Tân: chức quan (779).
    1207. Quần thần: vua tôi (980).
    1207. Công thần/ đại thần…(980).
    1208. Tảo thần: buổi sớm, sớm (980).
    1209. Lương thần: ngày tốt, ngày lành (980).
    1210. Tháo thứ: rộn ràng, gấp rúc (988).
    1211. Tháo sách: áo sách, phong sách (988).
    1212. Thào trai: đòi nợ (988).
    1213. Thạp/ khạp: đồ đựng bằng đất nung (989).
    1214. Thập: mười người làm một thập (nói về quân lính)(991).
    1215. Thầu: ăn, nuốt (tiếng Triều Châu)(994).
    1216. Thế: nước mắt (996).
    1217. Thế khấp: khóc lóc (996).
    1218. Thét vàng/ thét bạc: luyện đốt vàng bạc cho ròng (1000).
    1219. Hỏi thét: hỏi thúc tới, hỏi riết (1000).
    1220. Thét tới: thúc tới (1000).
    1221. Thị: cậy, nhờ (1002).
    1222. Tự thị: cậy mình, ỷ mình (1002).
    1223. Ỷ thị: ỷ thân, ỷ thế (1002).
    1224. Dụ thị, hiểu thị: lời quan truyền bảo (1002).
    1225. Thị thường: xem thường, lấy làm dễ (1002).
    1226. Trực thị: ngó ngay một bề (1002).
    1227. Nội thị/ thị lang/ thị vệ: nội quan, quan hoạn (1002).
    1228. Chánh thị/ danh thị/: họ, dòng họ, tên họ (1003).
    1229. Thí: giết (1003).
    1230. Thí phát: cạo đầu, gọt tóc làm thầy chùa (1003).
    1231. Bình thì: lúc bình thường (1004).
    1232. Thích lịch: sấm sét (1005).
    1233. Thích lịch thạch: đá sấm sét (1005).
    1235. Thích: châm chích, đâm, khắc (1005).
    1236. Thiềm thức/ thiềm độc/ thiềm ác: độc hiểm, bất nhơn (1005).
    1237. Thiềm: nhuốc, tiếng xưng mình (1005).
    1238. Thiềm chức: chức mọn, chức hèn (1005).
    1239. Thiên: mếch (1008).
    1240. Thiên tây: bất công, hay thiên vị (1008).
    1241. Thiên tà: vạy vỏ, không ngay thẳng (1008).
    1242. Tính thiên: tính không ngay thẳng (1008).
    1243. Thiên: dời, đổi (1008).
    1244. Thiên tỉ: dời đem đổi chỗ khác (1008).
    1245. Thiện: chuyên, làm ngang, trộm phép, cướp giành (1009).
    1246. Thiện vị: giành ngôi (1009).
    1247. Thiện quờn: giành quờn, chuyên quiền (1009).
    1248. Thiện: đồ ăn, thịt thà, đồ ngon (1009).
    1249. Lý thiện: người coi việc dọn ăn (1009).
    1250. Thượng thiện: người coi việc dọn ăn cho vua (1009).
    1251. Phụng thiện: người coi việc dọn ăn cho hoàng hậu (1009).
    1252. Ninh thiếp/ thỏa thiếp: bình an, yên ổn (1009).
    1253. Thiệu: bài bản tập nghề võ (1009).
    1254. Thinh danh/ thinh giá: danh tiếng, danh vị, danh giá (1012).
    1255. Thọ mộc: cây cối (1015).
    1256. Tài thọ: trồng cây (1015).
    1257. Thộ: thùng, gỗ (tiếng Triều Châu) (1014).
    1258. Chè thộ/ trà thộ: chè nguyên bao, nguyên thùng (1016).
    1259. Thơ sướng: rộng rãi, rộng thông (1018).
    1260. Thớ: bộ hân hân vui vẻ, xanh tốt (1018).
    1261. Thớ lỡ, thớ lớ, thớ lợ: bộ lỡ làng, xớ lợ, mắc móp (1018).
    1262. Thoại khí: điềm lành, khí tốt (1020).
    1263. Thoại thảo: cỏ lạ, cỏ bày điềm lạ (1020).
    1264. Tướng thoại: điềm tốt, may mắn (1020).
    1265. Thoằn: lia lịa (1020).
    1266. Bàn thối: bàn tọa (1023).
    1267. Thốn đạc: đắn đo, lo lường, đạc chừng, ước chừng, phỏng chừng (1023).
    1268. Thỏng: cái vỏ nhỏ (1025).
    1269. Thỏng thừa: ơ hở, vô ý, không hay coi trước giữ sau (1025).
    1270. Thừa thòng: ơ hở, vô ý, không hay coi trước giữ sau (1025).
    1271. Thông: hành (1026)/ thông bạch.
    1272. Thảo thợt: làm rơi rớt, đổ tháo, không vén khéo (1026).
    1273. Xuất thú: ra mà đầu phục (1028).
    1274. Thú: ngữ tại biên thùy, giữ bờ cõi, giữ theo đồn lũy xa (1028)/ lính thú.
    1275. Thù: con nhện (1029).
    1276. Thủ: lấy, chịu lấy, rước lấy (1030)/ thủ xả, sách thủ, trạch thủ, thu thủ, thọ thủ, trọng thủ…
    1277. Thư kiếm: gươm sách, tháo sách buộc cây gươm nhỏ (1030).
    1278. Thư hoàng: vàng reo, vàng giả (1030).
    1279. Thự: biên ký, nhà quan, lãnh lấy (1030)/ thự phán (thự là kí tên, phán là đề ngày).
    1280. Bí thử: này kia, làm tài hay, phán đoán (1031).
    1281. Thử tình, thử tâm: lòng này (1031).
    1282. Thương thử: cảm khi nắng (1031).
    1283. Trúng thử: chứng bệnh nắng mà phải mửa phải khát nước (1031).
    1281. Thử: chuột (1031).
    1282. Thưa gian: cáo gian, cáo không thiệt (1032).
    1283. Thứa: chỉ thịt, thịt chỉ có sợi nhỏ nhỏ (1032)/ chỉ thứa, da thứa (da thịt).
    1284. Thừa mạng: vâng lệnh dạy, vâng đều truyền dạy (1033).
    1285. Thừa chỉ: chức quan trong viện hàn lâm (1033).
    1286. Thừa tướng: chức quan lớn, gồm hay các việc lớn (1033).
    1287. Thuần linh/ thuần thần: thật là linh thiêng (1035).
    1288. Kèm thúc: kèm giữ cho con nít nó học (1035).
    1289. Thúc: chú, em cha (1035).
    1290. Bá thúc: chú bác (1035).
    1291. Thục hồi: chuộc lại (1035).
    1292. Thu thục/ thục tội: chịu tiền mà chuộc lại (1035).
    1293. Thục mạng: chịu tiền mà chuộc mạng (1035).
    1291. Thục huyền: nối dây đờn (1036).
    1292. Thục nữ: gái lành, gái nết hạnh (1036).
    1293. Hóa thực: lo phương sinh lợi, cho có tiền của (1037).
    1294. Thuế khách (thuyết khách): người mưu sự, bày biện chuyện lợi hại (1037).
    1295. Lá thúy: tấm lót lưng ngựa, cặp dưới yên ngựa (1037).
    1296. Ve thúy: ve nhỏ (1037).
    1297. Thuyên bổ: cân phân, phân bổ (1039).
    1298. Thung huyên: cha mẹ; thung đường: cha (1039).
    1299. Cái thưng: đồ đong (1040).
    1300. Nói thuội: nhại lại lời người khác (1041).
    1301. Thuông đuổi: duông đuổi, xua đuổi (1043).
    1302. Thuồn thuồn: mứt nhọn, nhọn đầu (1043).
    1303. Thương lầm, thương khố, thương sương: kho đụn (1044).
    1304. Y thường: áo xiêm (1045).
    1305. Ti thuộc: bộ thuộc, ngạch số (1046).
    1306. Một ti: một bọn, một lớp (1046).
    1307. Thượng ti: quan lớn trong ti (1046).
    1308. Tì tích/ tì ô/ tì tịt: vít tích, đều lỗi lầm (1046).
    1309. Tích cốt: xương sống (1047).
    1310. Ôc tích: nóc nhà (1048).
    1311. Tích giả: xưa kia, thuở kia (1048).
    1312. Tích niên: ngày xưa (1048).
    1313. Tích nhựt: ngày xưa (1048).
    1314. Ái tích: thương tiếc (1048).
    1315. Thông tích: đau tiếc (1048).
    1316. Tây tịch: thầy dạy học (1048).
    1317. Thơ tịch/ bộ tịch: sách vở, sổ sách (1048).
    1318. Dân tịch: dân bộ, dân đứng bộ (1048).
    1319. Khai tịch: mở mang từ thuở nào (1049).
    1320. Tiếm soán, tiếm đoạt, tiếm thiết, tiếm ngôi vị: giả mạo, cướp giành (1049).
    1321. Thiết tiên: roi sắt (1050).
    1322. Tiện dịch: công việc hèn (1050).
    1323. Tiền phát: cắt tóc (1052).
    1324. Tiền thảo: cắt cỏ, phát cỏ (1052).
    1325. Tiền đăng: hớt tim đèn (1052).
    1326. Tiệp theo: y theo một thể (1053).
    1327. Tiệp lối: nhằm lối lang, nhằm nhịp (1053).
    1328. Tiết lậu: chảy rịn ra, hở ra (1054).
    1329. Ly tiết: trăng trối, rạc ràng (1054).
    1330. Tiêu trình: trình báo (1054).
    1331. Khẩu tiêu: lời khai miệng (1054).
    1332. Tĩnh: hầm, hào (1060).
    1333. Tì tịt: tì vít, xấu hổ, bít đi (1060).
    1334. Tô: thuế ruộng đất, cũng hiểu là thuế nhà (1062).
    1335. Tợ: bàn vuông nhỏ có bốn chơn dùng để đồ (1063).
    1336. Tọa vị: chỗ ngồi (1064).
    1337. Tê toái: nhỏ mọn, không đáng sự gì (1065).
    1338. Tom: gom, thâu tóm lại cho vắn (1069).
    1339. Ton lót: đút lót (1070).
    1340. Khiêm tồn/ tồn nhượng: nhường, khiêm nhường (1071).
    1341. Tòng tạp: rậm rạp (1071).
    1342. Tổng lãnh: chức lãnh binh (1072).
    1343. Khử tra: bõ cặn, xác (1074).
    1344. Trác: lừa gạt (1074)(trác nhau: gạt nhau chơi).
    1345. Truất trác: hạ xuống, đỡ lên, phép thưởng phạt (1075).
    1346. Trác giáng: lên xuống (1075).
    1347. Trách trã: nồi bằng đất nung để kho nấu (1076)
    1348. Trai: chay (1077).
    1349. Trại: sửa lại, cải ra thế khác (1077).
    1350. Trái: nợ (1077)/ chủ trái (chủ nợ)/ hoàn trái (trả nợ).
    1351. Trày: tre (1078).
    1352. Trày đi: chặt hớt, chặt tỉa (1079).
    1353. Sàm trấm, trấm nhau: giêm xiềm, nói xấu cho nhau (1081).
    1354. Trần trựa, trần lại: nấn ná, nán lại, ở sau (1083).
    1355. Trạng mạo: hình dạng, tướng mạo (1084).
    1356. Ngựa tràng: ngựa đương chạy mà trở đàng, sang qua (1084).
    1357. Trẻn tràng: bộ xẻn lẻn, bộ mắc cở, hổ ngươi (1084).
    1358. Tràng đi: tránh đi, trớ đi (1084).
    1359. Tràng ốc: trường học (1085).
    1360. Chuôi trạnh: cái chuôi cây, trạnh cây (1085).
    1361. Trạo trực: náo nức, muốn mửa (1087).
    1362. Trợn trạo: trợn con mắt (1087).
    1363. Trát: giấy truyền dạy điều gì (1087).
    1364. Trạt: nhấc lên, dày lắm (1088).
    1365. Tré: loại cây ré (1088).
    1366. Trẽ: đi tẻ, đi tách mà ghé vào chỗ nào (1090).
    1367. Trưng trẽo: con mắt ngó sửng (1093).
    1368. Trều tật: kì cục, dễ tức cười (1093).
    1369. Bổ tri: chằm vá, bổ trợ (1096).
    1370. Phiêu tri: đẹp đẽ, thanh lịch (1096).
    1371. Triến rang: mau lắm, lia lịa, liền lạc (1097).
    1372. Triến chuyển: xây qua xây lại, sự thể chóng qua (1097).
    1373. Triệng: đi dựa, xớt qua (1097).
    1374. Triêu: sớm mai, buổi sớm (1097)/ triêu mộ: sớm tối.
    1375. Triệu phong phủ: nóc phủ ở tại đế kinh (1097).
    1376. Trình thông: chính thông (1098).
    1377. Trít tai: giảng tai ra phía sau (1098).
    1378. Trộ: lộ con mắt ra (1099).
    1379. Lệnh troàn: lệnh truyền ra (1100)/ thừa troàn (vâng lệnh trên mà truyền bảo sự gì).
    1380. Giữ trom trom: giữ khít rim, không rớt ra (1104).
    1381. Tri trợm: rắn rỏi, không biết sợ, khó khiên dạy (1104).
    1382. Trớn trang: vuốt ve, chơi giỡn, lấy lòng (1106).
    1383. Tròng: đồ nhạc giống cái thùng tròn bịt da hai đầu để mà đánh kêu hoặc làm hiệu lệnh (1107).
    1384. Tròng phách: cũng là trống (1107).
    1385. Lúa trớp: lúa lép (1109).
    1386. Trưo: ngậm nước chao qua chao lại có ý để mà nuốt vật gì (1109).
    1387. Tru: giết (1109)/ tru lục (giết hại).
    1388. Trụ: dòng giống (1109).
    1389. Đế trụ: dòng đế vương (1110).
    1390. Mũ trụ: mũ quân lính (1110).
    1391. Trự: đồng tiền (1110).
    1392. Cơ trừ: xếp đặt khôn khéo liệu việc khôn ngoan (1111).
    1393. Trụm: hết thảy, cả thảy, chung một bận (1112).
    1394. Trước: bày ra, tỏ ra (1116)/ trước danh (khoe danh).
    1395. Trược: đục mà nặng (1116)/trọng trược/ trược huế (khí ô huế nặng nề).
    1396. Trượng: đồ dùng đo độ dài (117).
    1397. Tu ô/ tu sỉ: hỗ thẹn, lấy làm hỗ thẹn (1119).
    1398. Tư: nay, nầy (1121)/ tư niên, tư ngoặt (tháng này), tư nhựt (ngày nay).
    1399. Tự: mối mang (1123)/ đầu tự, thông tự…
    1400. Thưởng tứ: ban thưởng (1123).
    1401. Sinh tứ: sinh điều nghĩ (1123).
    1402. Thần từ: nhà thờ thần (1123).
    1403. Tua: phải (1126)/ tua giữ (phải giữ).
    1404. Tủa mén: giỏi mới sinh, giỏi mén (1126).
    1405. Tuận: theo (1126)/ tuận vị (vị nhau, hộ thế cho nhau).
    1406. Tuần: theo, noi theo (1127)/ nhơn tuần (noi theo việc cũ).
    1407. Ái tuất: yêu thương, thương tiếc (1127).
    1408. Túc thơ: kính gởi thơ (1127).
    1409. Túc duyên: duyên đã định rồi/ túc nguyện: lời nguyện ước rồi (1128).
    1410. Túc tử: hột thóc (1128).
    1411. Tuệ tinh: sao chổi (1129).
    1412. Tuy: phủ hủy, làm cho an (1130)/ giao tuy (đối địch cùng nhau).
    1413. Tuyên dụ: lời rao dụ (1130).
    1414. Tuyệt: dứt, phá làm cho hết, làm cho tan hoang (1131).
    1415. Tum: cái chum, đồ đựng bằng đất nung (1131).
    1416. Tuông pha: xông tới (1135).
    1417. Công tượng: thợ (1135).
    1418. Ấm ức: ham lắm, ức muốn lắm (1140).
    1419. Ức độ: ham đá, ham ra độ (1140).
    1420. Ức: vẹo, mười muôn (1140).
    1421. An ui: làm cho yên (1041).
    1422. Úy: làm cho yên, tước quan võ (1141).
    1423. Úy cụ: sợ sệt (1141).
    1424. Úy kính: kinh sợ (1141).
    1425. Uyên: vực, chỗ nước sâu (1141).
    1426. Uy uyễn: đẹp đẽ, dịu dàng (1141).
    1427. Uinh hỏa: con đom đóm (1141).
    1428. Uinh hoặc: sao hỏa (1141).
    1429. Gỗ uinh: loại cây dâu, mịn sớ và đỏ thịt (1141).
    1430. Ún: bộ mạnh mẽ (1142).
    1431. Đánh ún: đánh đại, xông vào mà đánh (1142).
    1432. Ười: bất tài, dở dang (1143).
    1433. Chàng va: chàng ta, chàng ấy (1145).
    1434. Và: sè bàn tay mà đánh, đẻo hớt, vạt hớt (1146).
    1435. Quê vấc: quê quán, xứ sở (1147).
    1436. Binh vậc: binh bổ, cứu giúp (1147).
    1437. Vậc nhau: binh nhau (1147).
    1438. Quê vậc: quê quán (1147).
    1439. Bà vãi: đàn bà ở chùa, tu đạo phật (1149).
    1440. Vạy vò/ vạy ngoe: vạy quá (1149).
    1441. Lời vạy: lời dối trá (1149).
    1442. Nói vấy: nói bậy bạ, quay quá, không kín miệng (1150).
    1443. Vấy chuyện: hư chuyện, bể việc, làm cho người ta hay biết chuyện mình (1150).
    1444. Vãn sinh: kẻ hậu sinh (1152).
    1445. Văn danh: nghe tiếng (1153).
    1446. Vặn loạn: rối loạn (1153).
    1447. Vân: mây (1153).
    1448. Vàng: lãnh lấy, chịu lấy (1156)/ vàng chịu, vàng nghe, vàng theo…
    1449. Vi vạt: thứ lớp, đầu đuôi (1158).
    1450. Vất mả: hư hoang, bạ đâu ở đó (1158).
    1451. Giương vấu: sé vâu ra, sé mỏng ra (1159).
    1452. Lão vẹ: tiếng gọi khách gia (1160).
    1453. Vệch: sai đi, trệch đi (1161)/ vệch rạc, vệch đi.
    1454. Vi: nhỏ mọn, sâu nhiệm (1163).
    1455. Viên: vườn (1166)/ điền viên.
    1456. Việt: vượt khỏi (1167)/ việt phận (quá bổn phận mình).
    1457. Việt: búa (1167)/ phủ việt (búa vớt, đồ binh khí), thiết việt (búa sắt).
    1458. Vỏ viu: có vây, có khớm, có lớp như vỏ cây, thô tục (1167).
    1459. Vợi: cắt bớt, lấy bớt (1172).
    1460. Lên vời, ra vời: chạy ra ngoài khơi (1173)/ ngoài vời (ngoài khơi).
    1461. Vũ: mưa (1176).
    1462. Vùa: giúp nhau (1176).
    1463. Vục/ vục xuống: nhận xuống (1176).
    1464. Huyền vựng: chứng xây xẩm (1179).
    1465. Xứng vừng: choáng váng, muốn ngã, đứng không vững (1179).
    1466. Vuối: cùng, cũng (1180)/ xin vuối (xin lại, xin cùng).
    1467. Vưu: sán lãi (1182).
    1468. Cơm xa: cơm đen, cơm nguội (1182).
    1469. Xá kíp, xá tua: tua kíp, phải cho kíp (1183).
    1470. Thảo xá: nhà tranh lá (1183).
    1471. Kiên xác: chắc chắn (1184).
    1472. Xai nghi: nghi ngờ, định chừng (1184).
    1473. Xong xạy: không xong (1185).
    1474. Không xạy: không nên (1185).
    1475. Xâm xáy, xáy xáy: bộ dai hơi, trì trợm, lâu mòn, lâu rách (1185).
    1476. Cù xáy: trơ trơ (1185).
    1477. Xam lộn, xam vào: trộn lộn (1185).
    1478. Xanh: thứ chảo đứng vành (1186).
    1479. Xạu mặt: xâu mặt, buồn mặt, làm mặt giận (1190).​
    1480. Xâu: phân công việc phải làm cho quan (1190)/ xâu thuế, đi xâu (đi làm công việc cho quan).
    1481. Xọc xệch: khua động (1192).
    1482. Bèn xèn: xơ xịa (1192).
    1483. Xênh xang: nở nang, tươi tốt (1192).
    1484. Xi tiêu: cười chê (1194).
    1485. Xích thân: một mình, mình trần (1195).
    1486. Gièm xiềm: gièm chê (1196).
    1487. Xố: bộ vượt tược, mạnh mẽ (1198).
    1488. Mắc xoay: mắc việc nhiều (1199).
    1489. Quân xoay: quân mù, quân ăn xin (1200).
    1490. Xoang: đụng nhầm, tuông nhầm, mắc phải (1200).
    1491. Xoáng: thoáng qua (1200).
    1492. Xoát: liền, bây giờ (1200)/ làm xoát, đi xoát.
    1493. Xóc: đâm nhằm, đâm vào, chích vào làm cho xao động (1200).
    1493. Xóng: tong teo, đứng róng, cao nhòng, ngay đơ (1203).
    1494. Xõng xõng: ăn ở không, làm biếng (1203).
    1495. Xuyên: song (1207)/ sơn xuyên (non sông).
    1491. Xụt xịt: thông hơi qua lại, thông đồng (1210).​

    3.2. Những từ cổ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó:

    1. Ban: cấm, phát, như trên cho dưới, lớn cho nhỏ, đấu bạc hoa râm (28)/ ban phát, ban hành.
    2. Biện: sắm đặt, lo liệu (53)/ bày biện
    3. Cảnh: cõi, bờ cõi (103)
    4. Cật: tra vấn (108)/ cật vấn.
    5. Chạc: dây (113)/ dây chạc.
    6. Chẩn: cứu giúp (121)/ phát chẩn.
    7. Chắp: cầm, giữ, chịu lấy (125)
    8. Châu: nước mắt (127)/ giọt châu.
    9. Chiêm: xem xét, giành lấy (139)/ chiêm nghiệm.
    10. Cồ: to, lớn (177)/ gà cồ, vịt cồ
    11. Đễ: hiếu thuận (286)./ hiếu đễ.
    12. Đồ: bản vẽ hình thể đất đai (305)/ bản đồ, họa đồ, lược đồ
    13. Đốc: giục, cai quản (311)/ đốc thúc, giám đốc, quản đốc.
    14. Giô: nhám nhúa, không trơn tru (378)/ giô (nhô) ra
    15. Hạch: trả lời (397)/ sát hạch.
    16. Hằm: ý chỉ bộ muốn làm dữ (401) / hầm hầm.
    17. Hực (rực): sáng rỡ (451)/ sáng hực (rực).
    18. Khuyển: chó, muông (506)/ cảnh khuyển
    19. Lãm: xem, coi (535)/ thưởng lãm
    20. Nhi: con nít (13)/ thiếu nhi, nhi đồng
    21. Cố ruộng : cầm ruộng (176)/ cầm cố
    22. Mạ: mắng nhiếc, chửi bới (616)/ thóa mạ, nhục mạ.
    23. Man: dối trá, gạt gẫm, làm qua mặt, mọi rợ, người ở phương xa (626)/man rợ, dã man.
    24. Mãn: đầy đủ (626)/ thỏa mãn.
    25. Manh: manh mún… (631).
    26. Mạo: mặt mày, hình trạng (633)/ tướng mạo.
    27. Mẻ: làm cho sứt ra, mích một đôi chút (641)/ sứt mẻ.
    28. Mem: nhai (642)/ nhai mom mem.
    29. Mếch: sai chậy, mẻ sứt, làm cho chệch mích (642)/ mếch lòng.
    30. Minh: sáng, tỏ rõ (650)/ bình minh.
    31. Mịt: dày, đen (651)/ mù mịt, mịt mù.
    32. Mộ: mến (653)/ ái mộ.
    33. Mơn: vuốt ve, nâng đỡ, lấy lòng, làm cho toại (662)/ cười mơn, nói mơn.
    34. Nại: chịu, nài, phương thế làm sao, thể nào (677)/ khiếu nại.
    35. Năng: được, hay, tài phép, nhiều lần (683)/ khả năng, năng lực.
    36. Nập: nượp (686)/ tấp nập.
    37. Nệ: lấy làm khó (688)/ câu chấp, câu nệ.
    38. Ngạc: ngại, không thông (693)/ ngạc nhiên.
    39. Ngăm: lấy lời nói, hoặc ra bộ, tỏ sự thông minh muốn làm hung dữ thế gì, có hơi đen đen (696)/ ngăm nghe.
    40. Ngắm: ngẫm suy, nghe cho biết mùi, thử mùi (696)/ ngắm tìm, ngắm mùi.
    41. Ngấm (gẫm): ngẫm nghĩ, ngâm ngẫm: êm ái, lặng lẽ (697).
    42. Ngàn: bờ bãi, rừng núi (697)/ bạt ngàn.
    43. Ngạn: bờ cao, bãi biển (698)/ duyên ngạn, đối ngạn, hữu ngạn, tả ngạn.
    44. Ngặt: nguy hiểm, gian nan, cùng túng, hết thế (701)/ ngặt nghèo.
    45. Ngặt: nghẹt đi, bất tỉnh (701)/ ngặt mình.
    46. Nghệ: nghề, công cuộc làm ăn, trồng trỉa (703)/ công nghệ.
    47. Nghiệt: dữ (yêu nghiệt, làm nghiệt)(708)/ nghiệt ngã.
    48. Ngỗ ngang: ngang tàng, không kể kẻ lớn (710)/ ngỗ nghịch, ngỗ ngược.
    49. Ngoạn: chơi giỡn, ngắm tìm, lặng xem (713)/du ngoạn.
    50. Ngòi: dòng nước chảy (715)/ sông ngòi.
    51. Ngợi: khen (716)/ khen ngợi, ngợi khen.
    52. Ngớt: bớt, giảm (719)/ ngớt mưa…
    53. Ngữ: ngăn giữ (722)/ áng ngữ.
    54. Ngừa: ngăn đón, đón rước (722)/ phòng ngừa.
    55. Nguyên: nguồn, gốc (nguyên tuyền, nguyên đầu) (725)/ nguyên dạng, nguyên chất…
    56. Nha: mộng (729)/ mạch nha.
    57. Nhão: nhão nhẹt …(738).
    58. Nộ: giận (764)/ phẫn nộ.
    59. Phái: ngã song (976)/dòng phái, tông phái…
    60. Phạm: khuôn (797)/phòng phạm: ngăn ngừa/mô phạm: khuôn rập, phép tắc.
    61. Phiên: bay, trở (812)/phiên án: bát án, trả án, cải án.
    62. Rắp: dốc lòng, muốn, có ý gằm ghè, ướm giợm (864)/rắp ranh, rắp toan, rắp muốn, rắp lòng, rắp tâm.
    64. Rệt: tỏ rệt (tỏ rõ), to rệt (to sẻ, to sệt) (869)/ rõ rệt.
    65. Rị: rít nóng, chặt dạ (870)/rị mọ, ở rị.
    66. Ríu: chìu theo, nương theo (872)/ líu ríu, riu ríu.
    67. Rốt: ở đằng sau hết, ở đằng sau chót (880)/rốt hèn (hèn hạ quá); rốt đáy (ở dưới chót, ở dưới đáy)/ rốt cục.
    68. Rữa: úng, rã, héo hon, vàng úa, kham, khá (881)/ rữa ra).
    69. Rúc: lấy mỏ mà xoi xỉa (882)/rúc rỉa, rúc ráy, cắn rút.
    70. Ruổi: chạy mau (885)/ rong ruổi.
    71. Rút: kéo ra, phân ra, thâu lại, thụt lại, lấy bớt, tóm lại (888)/ rút ruột.
    72. Sáng: gây ra, dựng ra (900)/sáng tạo, sáng chế.
    73. Sầu: buồn lắm, thối chí (907)/ u sầu.
    74. Sô: hàng dệt bong hoa (913)/sô nhiễu (hang dệt chỉ đánh)/ hàng sô, vải sô.
    75. Soán: chiếm, đoạt (917)/ soán ngôi, soán thí (cướp giết, giết vua mà soán ngôi.
    76. Súc: nuôi chứa, thú vật nhà (928)/súc sanh (loài thú vật).
    77. Súc: làm cho sạch miệng (928)/súc miệng.
    78. Sực: tình cờ, bổng chúc (928)/ sực nhớ…
    79. Sùm: chồng đống, ngụn ngụn, đùm đề (930)/ sùm sẽ, sùm sề.
    80. Tạ: nhà trống, nhà không vách (936)/đài tạ (cái tháp); lương tạ (nhà tắm, nhà mát)/ thủy tạ.
    81. Tá: giúp (936)/tá trợ, phò tá (giúp đỡ, hầu hạ)/tá lý, tá lĩnh, tá nhị (chức quan).
    82. Tà: Gian vạy, xiên xẹo, không ngay thẳng, xấu xa (937)/gian tà.
    83. Tác: làm, đầy, khởi (937)/tác loạn (dấy loạn)/ tác ác (làm ra chuyện hư hại, làm chuyện dại)/ tác tệ, tác nạn (làm trắc trở)/ canh tác.
    84. Tái: lại, nữa, xanh mét, mất máu (941)/tái hồi (trở về), xanh tái (xanh mét).
    85. Tán tụng/tán tạ: khen, ngợi (951)/khánh tán (lễ mừng chùa miễu mới)/ tán dương.
    86. Teo: rút lại, nhăn nhíu (967)/ teo lại, teo tóp.
    87. Nói thảm: nói chuyện phi lý (974)/ nói nhảm.
    88. Thâm phạm: xâm phạm, phạm đến (975)/ xâm phạm.
    89. Thâm nhập: xâm lấn, loan vào (975)/ xâm nhập.
    90. Thị nhau: không kể nhau (1002)/ miệt thị.
    91. Thinh (thanh): tiếng (1012)/ thinh không.
    92. Thong: nhảy, phóng (1025)/ thong dong/ thong thả.
    93. Thông: sáng láng, thông hiểu (1025)/ thông minh.
    94. Thông: chung, khắp, thấu đáo, không có cái chi cách trở (1025)/ thông thái, thông suốt, thông lưu.
    95. Thống: mối, giềng, tóm về một mối, cái quần (1026)/ chánh thống, nhứt thống, tổng thống…/ qui nhứt thống (đem về một mối).
    96. Thống: đau, nhức (1026)/ thống khổ, thống thiết (đau nhức lắm).
    97. Thu: thậu (1026)/ thu thập (góp nhóp, thu vào).
    98. Thủ: giữ, giữ gìn (1029)/ thủ thành, thủ trại…
    99. Thùa: kết chỉ thêm làm cho dễ coi (1032)/ thêu thùa, thùa lùa.
    100. Thuyên chức: bổ đi lãnh chức gì (1039)/ thuyên chuyển.
    101. Tọc mạch: hay dòm ngó, hay lục lạo, người không dè dặc (1066)/ thọc mạch.
    102. Tồn: hao mòn (1070)/ tồn phí (hao phí, xài phí)/ hao tồn (hư hao).
    103. Trớt: trề ra (1109)/ trớt môi (trề môi).
    104. Trụ: đứng lại không đi tới nữa (1110)/ bám trụ.
    105. Trụy: sa, ngã, té xuống (1111)/ trụy thai.
    106. Trương: mở ra, giương ra (1116)/ phô trương.
    107. Trướng: màn che (1117)/ màn trướng.
    108. Trướu: hột lớn mà ít cơm (1119)/ trươu trướu.
    109. Tu: sửa lại (1119)/ tu sửa.
    110. Tụ: nhóm họp lại (1119)/ tụ tập.
    111. Tú: tốt (1120)/ tuấn tú.
    112. Tư: riêng (1121)/ tư thục, tư nhân.
    113. Tự: thờ (1122)/ phụng tự (thờ tự).
    114. Tủa: bủa ra, tán ra (1126)/ tua tủa.
    115. Túc: đầy đủ (1127)/ thủ túc (chơn tay), ký túc (gởi chơn)/ sung túc
    116. Tục: thói quen (1128)/ phong tục, tục lệ.
    117. Tuyền: nguồn, suối (1130)/ thanh tuyền (nguồn nước trong); tuyền đài, cửu tuyền, song tuyền, vạn tuyền, vẹ tuyền.
    118. Túng: bó buộc lại một chỗ, không được tự do (1132)/ túng tíu (bó buộc, chật hẹp)/ lúng túng "lung ta lung túng".
    119. Ương: tai hại (1144)/ ương ách, tai ương.
    120. Ưu: hơn (1145)/ ưu liệt, ưu du, ưu việt, ưu điểm.
    121. Vầy: nhóm họp, xúm xít (1151)/ hiệp vầy, vầy lại, sum vầy.
    122. Vấn: hỏi, rằng rịt (1054)/ nghi vấn, vấn đáp.
    123. Vi: vây giữ, bao phủ, gom lại một chỗ (1164)/ chu vi, ngoại vi, phạm vi.
    124. Viện: nương theo, cứu giúp (1166)/ cầu viện, viện trợ.
    125. Vó: móng chơn ngựa (1167)/ vó ngựa.
    126. Vọi: dấu hiệu bày ra cho người ta ngó thấy (1172)/ đèn vọi, cao vọi.
    127. Von: nhom lên, nhọn đầu (1173)/ chon von.
    128. Vong: mất, hư mất, chết (1173)/ vong thân, vong mạng.
    129. Vu: rậm rạp (1175)/ hoang vu.
    130. Vượng: thạnh, mạnh, tốt (1180)/ thịnh vượng.
    131. Xạo: rộn ràng (1187)/ xạo xự.
    132. Xuất: ra, đi ra, phát ra (1205)/ xuất phát, xuất khẩu.
    133. Tác: làm, đầy, khởi (937)/tác loạn (dấy loạn)/ tác ác (làm ra chuyện hư hại, làm chuyện dại)/ tác tệ, tác nạn (làm trắc trở)/ canh tác​

    3.3. Sự tồn tại của từ cổ ở phương ngữ:

    1. An ổn: vững vàng, bình an, yên ổn (8) / (N).
    2. Ân ngãi: điều ơn nghĩa, người ơn nghĩa (12) / (N).
    3. Vàng ảng: vàng tươi, vàng nghệ (13) / (N).
    4. Áp: tới gần, xáp lại (15) / (N).
    5. Ở bạ: ở gởi nhờ (17) / (N).
    6. Bầy xầy: bộ say sưa (26) / (N).
    7. Bấy chầy: lâu dường ấy (26) / (N).
    8. Bày bà: rã nát, rách nát (26) / (N).
    9. Bày bã: nát ra bã (26) / (N).
    10. Nói châm bằm: nói chỉ quyết (27) / (N).
    11. Viết bậm ngòi: viết to ngòi (27) / (N).
    13. Bản lảng: làm ngơ, không ngõ ngàng (31) / (N).
    14. Bận áo: mặc áo (31) / (N).
    15. Bận quần: mặc quần (31) / (N).
    16. Ăn bận: thường nói về quần áo, ăn bận có cách (31) / (N).
    17. Nát bấn: nát nghiền, nát biến. đâm tiêu cho nát bấn (32) / (N).
    19. Bần dân: dân nghèo, hạn dân nghèo (32) / (N).
    20. Nhà bần: nhà nghèo hèn, con nhà bần (32) / (N).
    21. Bận bàng: nhiều làm (33) / (N).
    23. Xếm bàng: ngồi xếp bằng (33) / (N).
    24. Diều băng: diều đứt dây bong đi, bay đi (33) / (N).
    26. Bằng: yên ổn, đồng đều một mặt, không cao thấm (34) / (N).
    27. Bằng chạn: một lứa, một chạn (34) / (N).
    28. Bâng cơm: hai tay đỡ mâm cơm mà đem đi, đem đồ ăn (35) / (N).
    29. Banh: mở hết ra,vạch ra, banh việc trong nhà (35) / (N).
    30. Bổng bảnh: nhẹ nhẹ(tiếng nói) (36) / (N).
    31. Bao lăm: bao nhiêu, đáng bao nhiêu (37) / (N).
    32. Bậu: em, mầy (43) / (N).
    33. Bàu chữa: cứu giúp che chở (43) / (N).
    34. Bậu bạn: bạn hữu, chung cùng; đi theo nhau, hôm sớm có nhau (43) / (N).
    35. Bầu nước :đồ đựng nước, trốn hòng hoặc là vỏ trái bầu (43) / (N).
    36. Bầu rượu: đồ đựng rượu tràn hồng (43) / (N).
    37. Be khăn: bịt khăn, vần khăn cho lớn (43) / (N).
    38. Đua ben: đua tranh, làm cho kịp (46) / (N).
    39. Bện: đương, kết.(46) / (N).
    40. Bện đăng: kết tầm đăng (46) / (N).
    41. Bện vạc giường: kết vạc giường (46) / (N).
    42. Bện sáo: dệt bức sáo (46) / (N).
    43. Bện bó nhìn: dùng rơm cổ thất hình người ta (46) / (N).
    44. Xán bệnh: phát bệnh nặng, đau nặng (47) / (N).
    45. Bệnh hậu: gốc bệnh còn lại, căn bệnh chưa dứt (47) / (N).
    46. Mặt chệm bệm: tuồng mặt lớn chê bề, mặt mâm (49) / (N).
    47. Bét mắt: hờ mi, bày khoé con mắt, gió thổi bét con mắt (49) / (N)
    48. Mới bét mắt: mới thức dậy (49) / (N)
    49. Mắt bét: con mắt đỏ ướt, bắt mở ra hoài; mí khoé con mắt đỏ ướt và lem nhem (49) / (N)
    50. Bét chẹt: cũng một chừng ấy mà nặng (49) / (N)
    51. Cửa mở bét: cửa mở rộng (49) / (N)
    52. Sáng bét: sáng trắng (49) / (N)
    53. Đi bét: đi tránh xa (49) / (N)
    54. Tét bét: rách rã. Nhà cửa ten ben, tét bét ) (49) / (N)
    55. Bết cánh: mỏi cánh quá, không còn sức à dở lên ) (49) / (N)
    56. Bết chơn: mỏi chân đi không nổi ) (49) / (N)
    57. Bết tay: mỏi tay, dở lên không muốn nổi ) (49) / (N)
    58. Thua bết: thua quá, thua bệ ) (49) / (N)
    59. Say bết: say quá, say lết (49) / (N)
    60. Bết vào: bết vào, dật vào, tấm vào chỗ nào (49) / (N).
    61. Bệu: mình nước, non yêu, không chắc thịt (50) / (N)
    62. Bệu thịt: ình nước, nhão thịt (50) / (N).
    63. Non bệu: còn non lắm, thường hay nói về cây cỏ (50) / (N).
    64. Bệu ngọn: ngọn (cây ) non yếu (50) / (N)
    65. Bậm bều: nổi lên, yêu mình, đạm chỗ này vòng chỗ khác (50) / (N).
    66. Mộ bi: thẻ để tên người chết mà dựng trước mộ (50) / (N).
    67. Bị:cái bao rộng đáy (50) / (N).
    68. Bị rị: buồn bã, rầu rĩ, biếng nói biếng cười (51) / (N).
    68. Bì bịt: mắc che mhủ, che áng (51) / (N).
    69. Bì báng: sẵn sàng, gọn ghẽ (53) / (N).
    70. Bì: đầy lên, đầy da bụng, mậm mà, không chắc (53) / (N).
    71. Mặc bính: bận đồ của người khác, rộng hẹm không vừa (58) / (N).
    72. Bình: bằng, bằng yên, làm cho bằng, cho yên, đầy lên (58) / (N).
    73. Bình cư: lúc ở yên, vô sự (58) / (N).
    74. Bình sanh: ngày ở đời, bình sanh thiện ngiệm trau giời (58) / (N).
    75. Ưu bình: hạng ưu là giỏi, hạng bình là khá, vừa.(59) / (N).
    76. Bí bít: che khuất, nghẹt đi, không hiểu chi cả (59) / (N).
    77. Bộ (sổ bộ): sổ sách (63) / (N).
    78. Ăn bộ: ăn bằng tay (64) / (N).
    79. Bắt bộ: bắt bằng tay, bắt tay không (64) / (N).
    80. Bó thêm: giúm thêm, bù thêm, thêm cho đủ (64) / (N).
    81. Bơ ngơ: bộ ngơ ngáo không hay, không biết sự gì, một nghĩa với tiếng bơ ngơ, chỉ nghĩa là còn lạ đặc (65) / (N).
    82. Cháo bồi: cháo nấu sệt sệt (67) / (N).
    83. Bời rời: rời rợt, không dính lấy nhau, hột cơm bời rời, lời nói bời rời (68) / (N).
    84. Bỡi rỡi: bởi rởi, rời rợt không dính lấy nhau (68) / (N).
    85. Nuôi bón: nuôi thúc, nuôi riêng cho mậm (69) / (N).
    86. Gà nuôi bón: gà nhốt riêng mà nuôi cho mậm (69) / (N).
    87. Bòn một: táy mót, lượm từ chút (69) / (N).
    88. Bộn: nhiều, hiếm (70) / (N).
    89. Bộn bảng: nhiều lắm, dư chán, dư ra (70) / (N).
    90. Bộn nhộn: nhọn nhàng, rộn ràng (70) / (N).
    91. Cây cỏ lên như bồn: cây cỏ mọc lên mạnh mẽ (70) / (N).
    92. Chạy bong: chạy như bong, chạy cho mau (71) / (N).
    93. Bông lông: nói bông loongla nói trống (72) / (N).
    94. Bịt bồng: bịt kín, bịt tứ mhía, bịt bùng (73) / (N).
    95. Bủa lòng dân: lo lấy lòng dân, vỗ lòng dân (76) / (N).
    96. Bùm miệng: túm miệng (nói về đồ đựng) (77) / (N).
    97. Bủn: nát ra như bột (77) / (N).
    98. Bủn thịt: hay rục hay nát, như cây khô củi mục (77) / (N).
    99. Vị bụng – vị nể: vị bụng anh tôi mới tới đây (78) / (N).
    100. Buồn nhàu nhàu: buồn bực quá (80) / (N).
    101. Buồn dười dượi: buồn bực quá (80) / (N).
    102. Mặt bư: mặt dại, mặt ngốc, mặt khờ (tiếng mắng) (82) / (N).
    103. Bửa miếng: cắt ra từ miếng, chặt ra từ miếng (82) / (N).
    104. Bửa nhỏ: cắt nhỏ, chặt nhỏ (82) / (N).
    105. Bữa: ngày, buổi (82) / (N).
    106. Bưởi rưởi: bởi rởi, không dẻo, không dính (84) / (N).
    107. Đi bướn: đi ngang, đi cho được (84) / (N).
    108. Cà nhom: ỡm ờ, bộ ỡm ờ, thằng cà nhom (87) / (N).
    109. Cà ròn: bao nhỏ dài, đương bằng lá buôn hoặc may bằng vải to (87)/(N).
    110. Làm cách: làm cao, làm thái, làm bề thế, làm điệu hạnh (89)/ (N).
    111. Nương cậy: nương nhờ (92) / (N).
    112. Căm gan: giận quá ( 93) / (N).
    113. Kỷ càng: kĩ lưỡng, chin chắn (100) / (N).
    114. Ráo cạo: sạch trơn (104) / (N).
    115. Cập: kịp, tới nơi (106) / (N).
    116. Cấp: kíp, gấp, ngặt (106) / (N).
    117. Câu thúc: ép uổng, bắt buộc (109) / (N).
    112. Chạc rạc: rộn ràng (113) / (N).
    113. Chạy lúp xúp: chạy chậm chậm (116) / (N).
    114. Chạo rạo: bộ rộn ràng (124) / (N).
    115. Bần chật: lung túng, nghèo nàn (126) / (N).
    116. Chế: châm chước, sửa dọn (129) / (N).
    117. Chen: xen vào, nhét vào (130) / (N).
    118. Vừa chẻn: vừa đủ, vừa khích (131) / (N).
    120. Chẹo chẹt: rầy rạc, ngay ngà (132) / (N).
    121. Chèo chẹt: gay gắt, gay việc (133) / (N).
    122. Truân chiên: gian nan, cực khổ (140) / (N).
    123. Chiềng mối: giềng mối (140) / (N).
    124. Ngồi chỉm bỉm: ngồi không nhích mép (142) / (N).
    125. Lăn chình: lăn tròn (143) / (N).
    126. Chơ ngơ: bộ khật khờ, bơ vơ (148) / (N).
    127. Chóc ngóc: ló đầu lên, đưa đầu lên (150) / (N).
    128. Chờm tới: xăm xăm đi tới (153) / (N).
    129. Chơn: (chân): ngay thật, chân cẳng (154) / (N).
    130. Chớp hớp: muốn hớp lấy, muốn giựt lấy, bộ tham muốn thái quá (157)/ (N).
    134. Chưn, cẳng: chân (165) / (N).
    135. Chướng: sình đầy lên (171) / (N).
    136. Coi: xem, ngó (182) / (N).
    137. Gạo cội: gạo giặt, gạo giã còn nguyên hạt (183) / (N)….
    138. Cời: rách, khờn, mòn (183) / (N).
    139. Cỡi: ngồi trên lưng (184) / (N).
    140. Còm: khum, cong (184) / (N).
    141. Cóp: mốp, bóp lại, thủng (191) / (N)…….
    142. Cứa: đưa ngòn dao qua lại như kéo cưa, thường nói về dao lụt (199) / (N).
    142. Cụng: đụng nhẹ nhẹ (204) / (N).
    143. Cứng khư: cứng lắm (206) / (N).
    144. Cứng nửng: cứng lắm (206) / (N).
    145. Cười mủn mỉn: mỉm cười (208) / (N).
    146. Cười miếng chi: Cười duyên, cười chum chím (208) / (N).
    148. Dạc: giựt hở, sổ ra, bỏ ra (214) / (N).
    149. Dạch: rẽ phân, kẽ ra, gạc ra (215) / (N).
    150. Dạch ra: gạc riêng ra, sổ ra, chỉ ra (215) / (N).
    151. Day: dời, trở qua, xay hướng (216) / (N).
    152. Dơ dáy: dơ nhớp, nhớp nhúa, không sạch sẽ (217) / (N).
    153. Mưa lâm đâm: mưa nhỏ hạt (219) / (N).
    154. Dần: đánh (221) / (N).
    155. Dắng; cất tiếng, lên cao giọng (222) / (N).
    156. Dậng: dựng (223) / (N).
    157. Dè: dành để, kiêng nể, ngỡ, tưởng (227) / (N).
    158. Dê: giơ lên cao cùng đổ rải theo ngọn gió, hơi quạt mà làm cho sạch trấu bụi (228) / (N).
    159. Dệnh (dịnh): dìu đỡ, đỡ dậy (229) / (N).
    160. Dẹp: đuổi đi, làm cho yên, sắp dọn, để lại một chỗ (230) / (N).
    161. Dia: cho thấy, đưa một bên (232) / (N).
    162. Láng diềng: gần gũi, ở một xóm (234) / (N).
    163.Dịnh: dìu đỡ, dựa mình mà đỡ (236) / (N).
    164. Nói dấp dính: nói không ra lời, nói không thông suốt (236) / (N).
    165. Nhơn dịp: nhờ khi có dịp (236) / (N).
    166. Díu: rút lại, nhíu lại (236) / (N).
    167. Dìu dắc: dắc đi, đem nhau đi (236) / (N).
    168. Dọ: dò, hỏi thăm, hỏi dọn, xem xét (237) / (N).
    169. Dọi theo: noi theo (239) / (N).
    170. Héo don: khô héo, gày mòn (241) / (N).
    171. Dón: tóm tắt, rút lại vắn tắt (241) / (N).
    172. Dộng: xô, tống (243) / (N).
    173. Dụ: dỗ dành (245) / (N).
    174. Dùa: lấy tay mà nhóm lại, mà dùa lại một chỗ (246) / (N).
    175. Dưng: đưa lên, cho không, đem mà tiến cúng (250) / (N).
    176. Duôi: doi theo, dõi theo (251) / (N).
    177. Chết lẫy đẩy: chết thình lình (261) / (N).
    178. Đẫy: cái túi, đồ may bằng vải lụa để mà đựng trầu hoặc thuốc (261) / (N).
    179. Giận đẫy: giận lắm (262) / (N)..
    180. Đàng: đường (266) / (N).
    181. Đậng: chứa đầy, chịu lấy (270) / (N).
    182. Đậu tiền: chung tiền lại hoặc để mà chơi cờ bạc, hoặc để mà buôn bán cùng làm việc gì (281) / (N).
    183. Dẻo đeo: bộ dẻo dai hay dính như bột nếp, bô bền sức (290) / (N).
    184. Giẹp đép: bộ giẹp xuống quá (291) / (N).
    185. Đỏ loi, đỏ lưỡng, đỏ giọi (303) / (N).
    186. Đợ: thế người thế vật mà trả nợ, chỗ ở đầy tớ (307) / (N).
    187. Đợ con: bắt con ở làm tôi kẻ khác mà lấy tiền công hoặc trừ nợ (307) / (N).
    188. Đợ nhà: cầm cho ngườ khác mà trừ nợ (307) / (N).
    189. Lọc đọc: bó cò khô, lận đận, không tân mhát được (311) / (N).
    190. Đỗi: một chặng, một lõi, cách thể, chừng mực (311) / (N).
    191. Lớn đợi: lớn đại, lớn lắm (313) / (N).
    192. Đòn: roi, cây, vật dùng để đánh (316) / (N).
    193. Đờn: đồ nhạc (319) / (N).
    194. Ngơ đũa: hết muốn ăn, không muốm ăn nổi (328) / (N).
    195. Xông đụt: xông vào, xốc vào (336) / (N).
    196. Đà đuột: bộ suôn dài mà xinh, bộ dịu dàng (336) / (N).
    197. Xanh éo: xanh quá, xanh đậm (338) / (N).
    198. Chịu ẹp: chịu thua thiệt (339) / (N).
    199. Gạy việc: khươi việc ra, nói ra, chỉ ra (343) / (N).
    200. Ghé: triệng qua, dừng chơn, đậu lại (354) / (N).
    201. Già rụi, già rọi: rất già (358) / (N).
    202. Giú chuối: ủ đậy làm cho chuối chín (383) / (N).
    203. Giú mít: lấy hơi nóng làm cho mít chín (383) / (N).
    204. Giú lấy trong nhà: giấu để không cho ra khỏi nhà (thường nói về gái tơ) (383) / (N).
    205. Giú ép: giú trái cong non, dẫu chín thì cúng không có mùi vị ngon ngọt (383) / (N).
    206. Giựt, giựt lại: làm hung, lấy trong tay kẻ khác, cướp lại, kéo lại, giành đập, tranh giành (386) / (N).
    207. Giựt dải: giành mà lấy dải, cướp dải (386) / (N).
    208. Giựt lại: giành lại, kéo lại (387) / (N).
    209. Giựt ngược: kéo ngược, kéo đùa (387) / (N).
    210. Go lại: săn lại, co thắt lại (387) / (N).
    211. Ghe guộc: tiếng đôi chỉ nghĩa là ghe (392) / (N).
    212. Biểu hẳn: biểu quyết (397) / (N).
    213. Hết trọi: không còn sót (417) / (N).
    214. In hệt; giống lắm (417) / (N).
    215. Nhẹ hều: nhẹ bổng (417) / (N).
    216. Hiệp: hợp, hạp (420) / (N).
    217. Đen thủi: đen lắm (tr.422) / (N).
    218. Chác hoác: mở ra quá (430) / (N).
    219. Dở hoắc: dở lắm (431/ (N)).
    220. Mệt hộc gạch: mệt lắm (436) / (N).
    221. Ráo hổi: ráo trơn (437) / (N).
    222. Hỏm: hủng xuống, thụt vào ( 442) / (N).
    223. Ngồi chồm hổm: ngồi xổm (442) / (N).
    224. Hơ hỏng: vô ý, không giữ chặt (445) / (N).
    225. Hớp tớp: vộ quá (447) / (N).
    226. Hui hút: bộ nghèo nàn, cơ khổ (451) / (N).
    227. Rộng huịch: rộng lắm (452) / (N).
    228. Chum hum: bộ co rút lại (454) / (N).
    229. Hun hít: hun (454) / (N).
    230. Hung: dữ (454) / (N).
    231. Chỗ hủng: chỗ sụp xuống, chỗ móp (tr. 455) / (N).
    232. Ỷ ỷ: có hơi ươn ướt (463) / (N).
    233. Ỉnh ỉnh: mùi hôi vừa vừa (467) / (N).
    234. Ít xịt: ít lắm (467) / (N).
    235. Ỉu ỉu: còn hơi ướt, chưa khô (467) / (N).
    236. Nói kè nhè: nói kéo dài (468) / (N).
    237. Kéo xền: kéo đại (473) / (N).
    238. Lấc khấc: lắc xắc (tr. 476) / (N).
    239. Khẩm: đầy (478) / (N).
    240. Khăn: dính cứng, đóng chặt (480) / (N).
    241. Khêu: khươi ra, kéo ra, true chọc, gay việc (486) / (N).
    242. Khịa: xịa đi, không trúng (489) / (N).
    243. Ăn khín: ăn nhờ, ăn thép (490) / (N).
    244. Khúc khỉu: có khúc, có dẫn quanh co ( 491) / (N).
    245. Khoe khoét: khoe khoang (497) / (N).
    246. Khớp đi: khiếp đi (502) / (N).
    247. Khứng chịu: ưng chịu, dành (507) / (N).
    248. Khờ khửng: ngơ ngẩn, dại dột (507) / (N).
    249. Đen kịn: đen lắm (519) / (N).
    250. Giỏi kinh: giỏi lắm (521) / (N).
    251. Kình càng: nghênh ngang, bề bộn (522) / (N).
    252. Đi lách: đi tránh (527) / (N).
    253. Lần cần: chậm chạp, lớ ngớ (539) / (N).
    254. Láng nhuốc, láng trơn, láng xầy: láng lắm (541) / (N).
    255. Lung lăng: hung hăng (542) / (N).
    256. Lằng nhằng: lèo thèo, dính dấp gở không ra (543) / (N).
    257. Lào thào: rơi rớt, dổ tháo (547) / (N).
    258. Lểu lảo: bộ nước nhiều, cái ít (547) / (N).
    259. Lập giập: mới giập giập, chưa có giập đều (549) / (N).
    260. Lạt xịch: lạt quá (550) / (N).
    261. Láu ăn: ham ăn (551) / (N).
    262. Mệt le lưỡi: mệt lắm (552) / (N).
    263. Lẹc đẹt: nhỏ nhắn, thấp thỏi (556) / (N).
    264. Xẻn lẻn: bộ mắc cỡ, bộ ngỡ ngàng (558) / (N).
    265. Lẹo tẹo: chẹo nẹo, vương vấn lấy nhau (559) / (N).
    266. Xanh lét: xanh quá (560) / (N).
    267. Quá lố: quá chừng, quá sức (572) / (N).
    268. Chạy lộc xộc: chạy xông xả, chạy lấn tới (577) / (N).
    269. Trọi lõi: sạch trơn, trọi trơn (578) / (N).
    270. Lởm lờ: gạt gẫm, xảo trá, quỷ quyệt (581) / (N).
    271. Lòn lõi: hạ mình, chìu theo ý ai (582) / (N).
    272. Lúa lốp: lúa lên tốt quá (589) / (N).
    273. Chun lọt; chun qua được (590) / (N).
    274. Lợt đợt: bộ rớt xuống nhiều (590) / (N).
    275. Lừ rừ: bộ chậm lụt, cừ rừ (592) / (N).
    276. Lừa dịp: nhơn dịp nào (593) / (N).
    277. Thụt lui: thụt lại, đi thối lại (598) / (N).
    278. Tùm lum: rậm rạp, bủa ra nhiều chỗ, bày ra, bậy bạ (599) / (N).
    279. Lủm: ăn gọn, nuốt cái một (599) / (N).
    280. Chọt: đâm giọt (157) / (T).
    281. Chừ: bây giờ (159) / (T).
    282. Chủi: Đồ dùng mà quét (163) / (T).
    283. Đầu nậu: Kẻ làm chủ việc gì, như việc buôn bán (282) / (T).
    284. Đè ne: nghi ngờ cho (284) / (T).
    285. Lém đém : có nhiều dấu lăm xăm (287) / (T).
    286. Sợ đét: bộ sợ sệt, bộ lấm lét (291) / (T).
    287. Đét mặt: bộ sợ lắm mà làm mắt cở (291) / (T).
    288. Mắng đét: mắng đến, làm cho phải sợ cùng xấu hổ (291) / (T).
    289. Đọn đẹt: thấp nhỏ quá ( 291) / (T).
    290. Đi trớt: đi hết (292) / (T).
    291. Ánh giọi: ánh ngã vào, giọi vào (14) / (B).
    292. Cợt: nói chơi (57) / (B).
    293. Dàu dàu: khô héo (226) / (B).
    294. Đi biệt: không thấy mặt nữa (292) / (B).
    295. Điệu: đưa về, đem đi, cõng (298) / (B).
    296. Chịu nhuốc: mắc lây lấy việc xấu hổ (144) / (B).
    297. Kẻ chợ: người khôn ngoan (148) / (B).
    298. Giã ơn: tiếng từ tạ, cám ơn, đèn ơn, tạ ơn, trả ơn (359) / (B).
    299. Giỡn giác: Bộ sợ sệt con mặt láo liên, ngó đầu này, coi đầu kia (359) / (B).
    300. Giạc: trình vóc, hình trạng ước chừng (360) / (B).
    301. Vóc giạc: mình vóc (360) / (B).
    302. Ước giạc: ước chừng (360) / (B).
    303. Giạc ra: sổ ra, giãn ra (360) / (B).
    304. Giục giặc: lôi thôi, lưỡng lự, muốn nói rồi lại không, không quyết bề nào (360) / (B)
    305. Giay: xay trở, day động (362) / (B).
    306. Giay đi giay lại: dời đi dời lại (362) / (B).
    307. Giay qua giay lại: dời sửa nhiều lần (362) / (B).
    308. Giay binh: đem binh đánh hướng nào (362) / (B).
    309. Gió giay: gió động, gió đưa (362) / (B).
    310. Giay mật: xây mật (362) / (B).
    311. Giay ngựa: xoay đầu ngựa về hướng nào (362) / (B).
    312. Giay cương: trở cương ngựa, khiên ngựa đi hướng nào (362) / (B).
    313. Nói giay: nói gay, nói trả treo (362) / (B).
    314. Giạy: chà qua chà lại, giọi, lập thể tìm kiếm (362) / (B).
    315. Giạy mắt: Lấy ngón tay mà chà vào con mắt cho hết ngứa hết xốn (362) / (B).
    316. Giạy giụi: chà nhận xuốn, chầy khoá, kiếm chác ( Thường nói về cờ bạc) (362) / (B).
    317. Giãy giót: Đồng nghĩa với nhảy nhót (363) / (B).
    318. Giẫy: cạo đánh cho sạch (364) / (B).
    319. Giân giởm: Bộ mạnh bạo, hung dữ (367) / (B)
    320. Gian giảo: Quỷ quái, hay ăn cướp, không thiệt thà (372) / (B).
    321. Giảo: so sánh (372) / (B).
    322. Giảo lại: so lại, lưỡng lại (362) / (B).
    333. Giảo lượng: đong lường lại (362) (B).
    334. Giảo dượt: đùa đâu, hạch lại (362) (B).
    335. Giảo thí: đắn đo, thử cho biết (362) / (B).
    336. Giảo tị: Xét coi nét chữ có phải là 1 tờ viết thế nào, phép coi xét giấy tờ (362) / (B).
    337. Giặp: nhiều bận, nhiều làn, chồng chạp (373) / (B).
    338. Giập: bẻ nát, cùng nhẹp xuống (374) / (B).
    339. Giập mật: vỡ mật, thất kinh (374) / (B).
    340. Giạt, bạt giạt: trôi tấp, hoặc đưa vào chỗ nào (374) / (B).
    341. Giợt giạt: nước da không sậm, nhứt là bị nước làm cho lợt mày (374) / (B).
    345. Gièm đùa: nói tài ích, nói lừa, nói vị mặt 1 người mà bổ người khác, làm cho người ta thêm giận (375) / (B).
    346. Gièm chê: đặt điều nói xấu, chê bai (375) / (B).
    347. Nói gièm: đặt điều nói xấucho kẻ khác, kiếm chuyện lấy lòng ai (375) / (B).
    348. Giẹo, giẹo giò: xiêu xiêu, bên cao bên thấp không đều (376) / (B)
    349. Giẹo cẳng: cẳng đi không thẳng. trẹo cẳng (376) / (B).
    350. Nói giéo gắt: nói kể lẻ, trách móc (376) / (B).
    351. Giẹp.n.xẹp xuống, nhẹp xuống, không có bề dày (376) / (B).
    351. Giệu: xiêu xó, lỏng lẻo không chắc (376) / (B).
    352. Giệu giạo: lỏng lẻo hở hang không khít khao, không chắc chắn (376) / (B).
    353. Giễu, nói giễu: đặt chuyện cớ trêu nói biếm (377) / (B).
    354. Phạt giễu: trêu người, bày bày ra trước mặt,cũng có nghĩa là giễu cợt (377) / (B).
    355. Lung: hung hăng, không giữ lễ phép, không biết kiêng sợ, theo tính nóng nẩy, hung bạo (600)/ lung lăng, lung lao/(N).
    356. Lùng: loại cỏ hay phá lúa (601)/(N).
    357. Luốc: màu lợt lợt, mốc mốc như tro/ bù lem bù luốc, lem luốc (602)(N).
    358. Luôm: lem luốc, làm lòi, vẩy vá (603)/(N).
    359. Luột sạp: tuốt luốt, cả thảy (607)/(N).
    360. Lụp: rập, bẩy, đồ dung bắt bồ câu đất (607)/(N).
    361. Mác: dao nhọn mũi dài cán (618)/(N)
    362. Mai: Người thông tin, nói cho hai bên nam nữ kết hợp cùng nhau (620)/(N).
    363. Mai: Mối, than (620)/(N).
    364. Mái: chỉ chim cái (621)/(N).
    365. Mám: trúng, dính, không sai (625)/(N).
    366. Mậm: mập, đậm, cỏ búp (625)/(T – N).
    367. Măn: rờ rẫm, lần mò (627)/(N).
    368. Mần: làm (628)/(N).
    369. Mánh: ý tứ, tinh ý (632)/ mánh mung /(N).
    370. Mao: bờm ngựa (633)/(B).
    371. Mau: tức thì, tức lệnh, không chậm chạp (638)/(N)
    372. Mé: dựa bia, ngoài mép, chặt tỉa nhánh cây (641)/(N).
    373. Mè: cây cưa từ lát dài, để mà phụ theo rui (641)/(N).
    374. Méc: nói chỉ chọc, nói cho biết, không phải kính trình theo phép (642)/(N).
    375. Méo: xiên xẹo, không tròn (644)/ méo dệch (T), méo xẹo/(N).
    376. Mẹp: nằm xuống (645)/(N).
    377. Miêng: rõ ràng, phân minh (647); miêng bạch: minh bạch/(N).
    378. Miệt: nhỏ mọn, xứ miền, một dãy đất (649)/(N).
    379. Mợ: vợ cậu, vợ các quan (655)/(N).
    380. Mợi: dịp, đà (660)/(N).
    381. Mọng: mong, hi vọng (662)/(T).
    382. Mốt: cách ngày mai (665)/(N).
    383. Mủng: cái thúng nhỏ (671)/(N).
    384. Mược: mặc kệ (674)/(T).
    385. Nạm: vừa tay nắm (680)/(N).
    386. Nạp: nộp (686)/(T - N).
    388. Ne: nghiêng về một bên (687)/(N).
    389. Nện: lấy cây mà đánh mà dện xuống (689)/(N).
    390. Kèo nèo: cây khêu móc (690)/(N).
    391. Nẹt: co, thâu lại mà búng ra, hay làm cho bật ra (691)/(T).
    392. Ngàm: chỗ khắc xuống hoặc khuyết xuống để mà tra rà hai vật cho ngậm lấy nhau (694)/(N).
    393. Ngàn: nghìn/(N).
    394. Ngằn: chừng đỗi, phân, ngăn, cái chi để ra phân biệt (698)/ ngằn ấy/(N).
    394. Ngành: nhánh cây, nhành cây (700)/(T – N).
    395. Ngào: dùng đường mà xào với vật gì (700)/(N).
    396. Cá ngát: cá biển, có bốn râu dài, đầu to, không vảy /(N).
    397. Nghẹ: lọ nghẹ (701)/(N).
    398. Con nghê (Đồng Nai)(702)- loại thú giống sư tử /(N).
    399. Nghếch ngác: bộ lờ khờ (703)/(N).
    400. Xanh nghịt: xanh kịt, rất xanh (709)/(N).
    401. Chơ ngơ: lơ lẳng, không chủ tâm (711)/(N).
    402. Bợ ngợ: còn lạ, chưa quen (711)/(N).
    403. Ngóc ngoải: dậy được, mới lại sức (712)/(N).
    404. Chàm ngoảm: tràn trề, vây vá (712)/(N).
    405. Ngoắt: vẩy tay…(713)/(N).
    406. Ngoe cua: chân con cua (714)/(N).
    407. Chẻn ngoẻn: trơ trơ một mình (714)/(N).
    408. Chết ngoẻo: chết queo (714)/(N).
    409. Ngoéo: móc, câu móc (714)/(N).
    410. Ngoi: loi ngoi, mưa loi ngoi (mưa dầm)(714)/(N).
    411. Ngong (ngóng): ngóng viết (Cắm cây viết mà ngóng đợi; Ngóng chèo (ngừng chèo mà đợi) (718)/(N).
    412. Ngốt: khó chịu, ớn lạnh vì gió (718)/(T)
    413. Ngột: ngộp (719)/(N).
    414. Ngúc: gục đầu, cúi đầu (722)/ ngúc ngắc /(N).
    415. Cụt ngủn: ngắn (724)/(N).
    416. Nhái: ếch con (732)/(N).
    417. Nói nhây (nói ngây): nói như người say rượu (733)/(N).
    418. Nhang: hương (737)/(N).
    419. Nhạo rượu: ve đựng rượu có quay có vòi (737)/(N).
    420. Nhắt công, nhắt việc: bớt công việc (739)(N).
    421. Nhậu: uống rượu (741)/(N).
    422. Nhầu: chung lộn, lộn lạo (741)/(N).
    423. Nhè: nhầm, cứ , ngờ đâu (741)/(N).
    424. Nhơi: nhai đi, nhai lại (749)/N
    425. Nhớm, nhớm ra: sút ra, dạt ra…(750)/(N).
    426. Nhờm: gớm sợ, không chịu, không ưa (750)/(N).
    427. Nhón nhén: rón rén (750)/(B).
    428. Nhòn: bớt đi (nhòn việc)(750)/(N).
    429. Nhơn (nhơn đức): lòng tốt (751)/(N)
    430. Nhợn: khó chịu (752)/(N).
    431. Nhót: súc mình, rút lại, tóp lại (753)/(N)
    432. Nhúm, nhúm củi/ nhúm lửa (755): nhóm/(N).
    433. Nỉa: cái chỉa (760)/(N).
    434. Ních: nuốt (760)/(N).
    435. Niền: cái niền (761)/(N)
    436. Niểng: nghiêng về một phía (761)/(N).
    437. Níu: kéo lại / níu áo/níu lưng…(761)/(N).
    438. Nò: đồ ví cá (762)/(N).
    439. Nõ: chẳng có chi (764)/nõ lo/nõ sợ/nõ thèm (chẳng-)/(T – N).
    440. Nố: ngữ, đồ, bọn, thứ (khi dễ)(765)/(N).
    441. Nơ đi: rinh đi (765)/(N).
    442. Nớ: ấy (765)/(T – N).
    443. Nọi: nụi (767)/chắc nọi: chắc chắn; chắc nụi, chắc nọi /(N).
    444. Nơm: đồ làm bằng tre để mà chụp cá (772)/9N).
    445. Nôn: nhột nhạt, bức rứt, rấm rứt không yên trong bụng (773)/(N).
    446. Nóp: bao đệm to dùng để ngủ thay cho chiêu và mền (774)/(N).
    447. Nư: căm giận, sức giận (776)/(N).
    448. Núc, uống núc: uống một hơi / núc đi / (776)/ (T - N).
    449. Nức: dung mây vót kĩ mà niền vành thúng (776)/ nức thúng, nức rổ/(N).
    450. Nụi, chắc nụi: mập mạp, chắc chắn (778)/(N).
    451. Nùi: đồ làm bằng giẻ, rơm vấn lại, vo lại một cục mà đút nhét (778)/nùi giẻ, nùi rơm…/(N).
    452. Núm: núm lấy, bắt lấy (778)/(N).
    453. Nước ròng, nước lớn, nước kém…(779)/(N).
    454. Nuôi theo (nương theo): Rán theo cho kịp (780): gắng gượng, ráng sức/(N).
    455. Cái o: cái họng con heo (782)/(B).
    456. O: cô (782)/(T).
    457. Ổ: chỗ chim chóc, chuột bọ làm ra mà đẻ (784)/(N).
    458. Oam: cong cong, không thẳng (786)/(N).
    459. Oản: bát lớn (787)/(T).
    460. Oặt: sa xuống, tràn xuống (787)/(T).
    461. Oi: cái giỏ nhỏ; ninh nước (788)/(T).
    462. Ói: mửa (788)/(T – N).
    463. Òi ọp: yếu đuối hay đau ốm (788)/(T).
    464. Óp: yếu đuối, lép lửng, không chắc, bở (793)/óp xọp, dây óp, cây óp…/(B – T).
    465. Ốp: áp vào, áp lại (793)/(N).
    466. Phà: đưa hơi ra (295)/(N).
    467. Phay: dao phay (797)/làm phay (làm bây giờ, làm tật ngữ); ăn phay: ăn sạch, ăn hết tất/(N).
    468. Phang: quăng, liệng (802)/(N).
    469. Phảng: đồ bằng sắt, lưỡi lới, dài dung để phát cỏ (802)/(N).
    470. Phanh: banh ra (803)/(N).
    471. Phành: mở ra, trật ra, vạch ra (803)/(N).
    472. Phên: vách (808)/(N).
    473. Phện: đáng (808)/ phện đòn (đánh đòn), phện lưng: đánh nát lưng/(N).
    474. Phềnh: nổi lên (808)/ nổi phềnh, phập phềnh, lềnh phềnh/(N).
    475. Phu, phu phỉ: đủ, đều đủ (819)/bất phu: không khắp, không đều/(N).
    476. Phui pha: làm phui pha, khỏa lấp, làm sơ sài (823)/(N).
    477. Phứt: nhổ, bứt (828)/(N).
    478. Quày: trở lại, quay lại (832)/(N).
    479. Quảy: lấy vai chịu có một đầu gánh; treo vật chi vào đầu cây, gác trên vai mà đi (832)/quảy mang, quảy gánh/(N).
    480. Quan: cái hòm chôn người chết (834)/(N).
    481. Quàn: để quan cửu lại một ít lâu, chưa chôn (835)/ phá quàn, ma quàn, áo vá quàn (áo vá nửa thân)/(N).
    482. Quăn: cuốn kèn, uốn khúc, không suôn sẽ (835)/(N).
    483. Quấn: cuộn lại, khoanh lại (838)/(N).
    484. Quăng: ném, liệng đi (838)/(N).
    485. Quao: thứ cây lớn (cây quao:NB)(840)/(N).
    486. Quào: lấy móng tay mà cào (840)/(N).
    487. Quáu: cong vòng (841)/quáu mỏ, quáu sừng/(T - N).
    488. Quảu: cái rổ nhỏ (841)/(N).
    489. Quấu: càu (841)/(N).
    490. Quèo: móc, khều (844)/(N).
    491. Lớ quớ: lớ xớ, xớ lợ (850)/(N).
    492. Rạ: cọng lúa, gốc lúa (852)/ rơm rạ/(N).
    493. Lài rài/rài rài: thấp nhỏ, lùn lẳn, tầm thường (856)/(N).
    494. Ráy: loại môn lớn cây mà ngứa lắm (856)/(N).
    495. Rãy: rầy (856)/(B).
    496. Rây: dùng lắc đồ lượt mà phân tẻ vật đã tán nhỏ (856)/(N).
    497. Ram: dùng mỡ mà chiên hoặc hơ nóng cho chín (856)/(N).
    498. Phụ rãy: từ bỏ, phụ bạc, bạt đi không hiểu tới nhau (vợ chồng, bạn hữu)(856)/(N).
    499. Rầy tai: làm ối tai, làm om sòm (857)/(N).
    500. Ràn: chỗ nhốt trâu bò, gà vịt (cái chuồng)/chuồng ràn, ra ràn (chi mới nở)(858)/(T).
    501. Rần: rầm rộ, mạnh mẽ (860)/(N).
    502. Rấn: xô đẩy, xông đụt (860)/(N).
    503. Ráng: thứ cây ở nước, cọng dài lá dày, người ta thường dùng mà làm chổi (861)/cây ráng, rau ráng, chổi ráng, củ ráng/(N).
    504. Rát rao: sát sao (862)/(N).
    505. Rạp: cuộc làm ra che mưa che nắng (864)/ ngã sát xuống (ngã rạp)/(N).
    506. Rập: khuôn (864)/ rập chuột, rập chim (bẩy bắt chim, bẩy bắt chuột)/(T).
    507. Rê: rinh (đồ nặng), kéo dài ra (867)/rê đi, kéo rê rê/(N).
    508. Rế: đồ thắt bằng mây tre để mà bưng (867)/(N).
    509. Thưa rếch: thưa rểu, thưa quá (867)/(N).
    510. Rềnh / rình/ rềng rang: cả thể,lớn việc, nổi tiếng tăm(868)/(N)
    511. Rẹt: nổ ra, văng ra, bắn ra mà kêu (869)/rèn rẹt, sét đánh cái rẹt, te rẹt (869)/(N).
    512.Thưa rích: thưa quá / quê rich: quê quá (871)/(N ).
    513. Kiến riện: thứ kiến nhỏ thấp chơn (871)/(N).
    514. Bằng riến: bằng đều một cỡ (871)/(N).
    515. Trái sầu riêng (871)/(N).
    516. Riết: thắt lại, rút lại cho chặt (871)/riết róng (gát quá, chặt chịa quá)/(N).
    517. Rinh: hai tay bưng rê đồ nặng mà dời đi (872)/(N).
    518. Rịt: rang buộc(872)/(N).
    520. Co ro: chặt dạ, hẹp hòi, bộ co rút lại (873)/(T).
    521. Rọ rạy: bộ máy động nhè nhẹ (873)/(N).
    522. Ró: dụng cụ bắt cá (873)/(N).
    523. (Cái) rổ: đồ đương thưa để mà đựng vật ăn (873)/(N).
    534. Rớ: lưới có càng có gọng (874)/(T).
    525. Rọc (giấy): cắt dài theo (874)/(N).
    526. Róc: vạt hớt ngoài bìa, ngoài vỏ (874)/(N).
    527. Rội: thêm, đem thêm (875)/(N).
    528. (Mát) rợi: mát lắm (876)/(N).
    529. Rọt: rút, xọp (880)/(N).
    530. Rợu/ rạo: tiếng nhai nghiến vật cứng mà kêu giòn (880)/ giòn rựo, giòn rệu/(N).
    531. Rú: rừng (880)/rừng rú/(T – N).
    532. Rục: rũ, mục (882)/ rục rã/(N).
    533. Rui: cấy cưa thành lát mỏng dài thẻ trên đòn tay để mà gác ngói (882)/(N).
    534. Rứa: thế ấy, cách ấy (882)/ rưa rứa/(T).
    535. Rụi: (883)/ già rụi, chết rụi/(N).
    536. Rún: cái nuồm ruột, cái trong tim, ở chính giữa (883)/ (T-N)
    537. Rùn: co thâu làm cho thấp xuống (884)/rùn xuống, rùn lại, rùn vai/(N).
    538. Rủng rảng: tiếng khua động (884)/(N).
    539. Ruốc: Thứ giống như tép rong tròn mình mà trắng (884)/(N).
    540. Rướm: nhỉ ra, rịn ra (886)/(N).
    541. Ruông: ruông vào, thâu ra, luồng vào (886)/(N).
    542. Ruồng: thâu vào, luồng vào trong (886)/ ruồng tuông, ruồng rừng/(N).
    543. Rướn: rán ra, nong vào (486)/(N).
    544. Rượng: cây gác ngang dọc để mà chịu lấy vật khác (887)/(N).
    545. Rường: cây chịu lấy đầu cột (887)/(N).
    546. Rượt: đuổi theo (887)/(N).
    547. Rứt: bứt xé ra, lấy ra, móc ra (889)/(N).
    548. Sa thai: đọa thai (890)/bút sa gà chết (sa: rớt xuống nhè nhẹ, ngã xuống chậm chậm)/(T).
    549. Sạ: vãi lúa giồng cho nó mọc tự nhiên (890)/(N).
    560. Cây sả: loài cỏ dài lá, củ nó có mùi cauy nồng (890)/(N).
    561. Sã: chẻ ra, phá ra, chặt dài, chặt cho đứt ra nhiều miếng (890)/ sã hai, sã ba, sã tư, sã mía…/(N).
    562. Sột sạc: tiếng khua động mạnh, bộ thô tục (891)/(N).
    563. Sác: rừng sác (891)/(N).
    564. Chạy sặc gạch: chạy mệt ói, chạy mệt quá (892)/(N).
    565. Sái: rưới, lạc đi (894)/(N).
    566. Sải: giăng thẳng hai kiền tay (894)/nắm sải chơn sải tay/(N).
    567. Sãi: thầy chùa, thầy tu theo đạo Phật (895)/(N).
    568. Sảy: dùng lắc cho sạch trấu bụi (895)/(N).
    569. Sảy (sưởi): mọc sảy (895)/(N).
    570. Sậm: đậm (896)/ sậm màu, sậm nước da/(N).
    571. Sàng: đồ đương bằng tre (900)/(N).
    572. Sanh: song lang (901)/(N).
    573. Sao: rang cho chín (902)/(N).
    574. Sào: dụng cụ để đo ruộng 15 thước mộc (903)/(T).
    575. Sạp: cây ván lót trải trên ghe thuyền (904)/(N).
    576. Sặt: cá đất bưng dẹp mình mà nhỏ (906)/(N).
    577. Se: khô ráo (907)/ se se (vừa khô ráo)/(T).
    578. Sề: heo cái, đồ đương tràng lòng mà lòng mà lớn, để khiêng vật thật (907)/ cái sề (cái trạc)/ bề sề (bộ trải ra mà lớn)/(N).
    579. Sém: cháy sém (907)/(T – N).
    580. Bòn sẻn: hà tiện quá, chặt chịa quá (908)/(T).
    581. Sênh/sanh: cây để mà nhịp mà gõ (908)/(N).
    582. Sẻo: sếu (908)/(N).
    583. Sệp: sập xuống, nhẹp xuống, sập mặt, xuống nước, chịu thua (908)/(N).
    584. Sẹt/ sọt sẹt: bụng không chặt, hay sôi hay chảy mà không nên chỗ (908)/(N).
    585. Sếu: xiêu sỏ (908)/sếu sáo (long lay, xiêu xó, trật trệu)/N
    586. Sếu/ sều ruột (lòi ruột, đổ ruột)/sếu sáo (sơ lược) (908)/N
    587. Bi si/ bí sị: buồn bã, mặt sửng lân (909)/(N).
    588. Sịa: đồ đương bằng tre, trảng lòng, thưa mặt, dùng để đựng cau/N
    589. Siêu: đồ dùng nấu nước có cán, có vòi; qua khỏi, tót khỏi, vượt khỏi (911)/(N).
    590. Siết: cắt ngang (912)/(N).
    591. Sít: khít lấy, sát xuống, cạn sát (912)/ vừa sít (vừa khít)/(T).
    592. Sói: phía trước trán, trước đầu không có tóc (918)/(T - N).
    593. Són: nước tiểu chảy ra thình lình (920)/(N).
    594. Sộp: cây (923)/(N).
    595. Sớt: sang qua một ít lấy bên này một ít mà sang bên kia (923)/sớt bớt, sang sớt/(N).
    596. Sú: hòa với nước (924)/sú bột (đổ nước vào bột mà nhồi)/(N).
    597. Súng: loài cây giống sen mà nhỏ tay nhỏ lá hơn (931)/rau sung, bông súng/(N).
    598. Sưng súp/ sưng húp: sưng lên (934)/(N).
    599. Tấm: hạt gạo xay giã, gãy nhỏ ra (949)/(N).
    600. Tạn: thấu đến nơi, sát một bên (951)/ tạn mặt (giáp mặt), tạn trời (thấu trời)/(N).
    601. Tán: cái tàn, đồ che mưa nắng (951)/ võ tán (cây dù)/tán phượng (đồ vua chúa ngự, giống cây dù có thêu đinh rực rỡ)/ tán cây/(N).
    662. Tao dây: mối dây, sợi dây (958)/(T).
    603. Tào/ tao: hèm, cặn rượu (959)/(N).
    604. Tạt rào/ tạt dộng vào: đánh vào, đưa ngay, dộng vào (960)/(N).
    605. Tắt: thứ quýt nhỏ trái, chua nhiều (961)/(N).
    606. Cái táu: cái lường nhỏ bằng nửa giạ, đồ đong mưới (962)/(N).
    607. Thịt kho tàu: thịt luộc rồi kho với nước mắm có bỏ ít đường (963)/(N)
    608. Té: làm lợi/buôn bán không té một đồng (964)/(N).
    609. Tê: kia, ấy / nơi tê, người tê: nơi kia, nơi ấy, người ấy (964)/(T)
    610. Nạp tệ: lễ nạp tài trong lúc đi cưới (965)/(N).
    611. Ten đồng: nước xanh ở trong đồng (thau) rịn ra (966)/(B - N).
    612. Tét ra: tước ra, tách ra (967)/(N).
    613. Tẹt: tiếng xé vải lụa mà kêu (968)/(N).
    614. Thày lai: làm tài hay, gánh việc vô can (973)/(N).
    615. Thăm lom: đi viếng ai (974)/(N).
    616. Thẻo: cất ra miếng mỏng (1000)/(N).
    617. Ăn thép/ bú thép: ăn/bú nhờ kẻ khác (1000)/(N)
    618. Lớn thệt: lớn đại, lớn đệt (1000)/(N).
    619. Thiên: ngàn, trăm (1008)/(N).
    620. Thiệt thà: chân chất, không biết quỉ quái (1009)/(N).
    621. Thồn: dồn vào, nhận vào (1023)/(N).
    622. Thục ruộng: ruộng người ta thế (1035)/(N).
    623. Ruộng thục: ruộng đã khai phá, đã thành điền (1035)/(N).
    624. Đất thục: đất thuộc, đất đã trồng trỉa (1035)/(N).
    625. Thúng: đồ đương bằng tre mây, để đựng lúa gạo (1039)/ thúng mủng, thúng cái, thúng giạ/(N).
    626. Tía má: cha mẹ (nói theo Triều Châu)(1047)/(N).
    628. Cái tỉn: đồ đựng bằng sành, bầu bụng, giống cái hũ mà trịch miệng (1057)/(N).
    629. Toa: giấy biên kí hàng hóa, hoặc biên vị thuốc (1064)/(N).
    630. Tọc mạch: hay dòm ngó, hay lục lạo, người không dè dặc (1066)/ thọc mạch/(N).
    631. Toi: đồ nhốt cá, kết bằng tre vót nhọn, một đầu nở, một đầu tót (1067)/(N).
    632. Trã: đồ nắn bằng đất, rộng miệng để mà kho nấu (1074)/(N).
    633. Trạc: đồ đương bằng tre, mây để mà khiêng đất (1075)/(N).
    634. Trạch: nhà ở, chỗ ở (1076)/ thổ trạch/(N).
    635. Trằm trồ: nói lặp đi lặp lại, nói líu lo (1080)/(T).
    636. Cây trâm: thứ cây thâm thịt có người dùng làm gỗ nhà (1080)/(N).
    637. Trảng: khoảng đất trống (1085)/(N).
    638. Trành: dao không cán, dao cùn còn cái song không (1085)/(N).
    639. Trật: sai đi (1088)/(N).
    640. Cá trèn: thứ cá nước ngọt dẹp mình (1090)/(N).
    641. Trẹt: cạn lòng, trảng lòng, không có bề sâu (1093)/(N).
    642. Tri: tri trét, bôi bết (1095)/(N).
    643. Trịch: sai đi, lệch đi (1096)/(N).
    644. Trịt: sập xuống, sứt đi (1098)/(N).
    645. Trịt mũi: mũi sệp xuống, liền theo mặt (1098)/(N).
    646. Trờ: bày ra, lộ ra (1100)/ đi trờ (đi tới thình lình)/(N).
    647. Tróc: bắt, cởi lột tự nhiên, tróc ra, xước ra không còn dính nữa, đánh lưỡi làm ra tiếng kêu chó (1101)/(N).
    648. Trộng: lớn, khá lớn, còn nguyên (1107)/(N).
    649. Cái trỏng: đoạn cây dựng giữa trính chống hai đầu kèo giao nguyên (1107)/(N).
    650. Trộng trộng: lớn vừa, không phải là nhỏ (1107)/(N).
    651. Trúm: đồ dùng bắt lươn (1113)/(N).
    652. Trũm: bộ bầu bầu (1113)/ nón trũm/(N).
    653. Trun: loài rắn nhọn hai đầu (1113)/ rắn trun/(N).
    654. Tui: đồ bằng sắt nhúng nước muối làm cho tốt thép (1129)/(N).
    655. Tụi: đôi, cặp, bọn (1129)/(N).
    656. Tước: tét ra (1133)/(N).
    657. Úi en: bộ run rét, bộ run en phát rét (1040)/(T).
    658. Run úi úi: run rẩy rẩy, run như thằn lằn đứt đuôi (1140)/(N).
    659. Đau ùi ùi: bộ còn đương đau, mới ngóc ngoải (1140)/(N).
    658. Thiên uyên, uyên thiên: nhiều lắm, vô số (1141)/(N).
    659. Úng; thúi (1142)/(N).
    660. Ương mộng: râm mộng làm cho mọc mộng (1144)/(N).
    661. Ụp/ lọt ụp: lọt ngay, lọt xuống, lọt vào (1144)/(N).
    662. Ông bà ông vải: các tổ tiên (1148)/(N).
    663. Vạy: khúc dẫn, cong queo, không ngay thẳng (1149)/(T – N).
    664. Váy: dụng vật gì mà vận xáy hoặc móc ra (1149)/(N).
    665. Vảy: quăng, bỏ rải rác, bủa ra (1149)/(N).
    666. Vảy: khoát lên, vụt lên, đánh lên (1150)/ vảy lên, vảy đuôi, vảy cờ, vảy nước/(T).
    667. Vấy: dính vào, bết vào, không xứng đáng, làm bậy bạ (1150)/(N).
    668. Vàm: Miệng song rạch, chỗ vào song rạch (1151)/(N).
    669. Vằm: chặt phúp phúp, chặt nhỏ, bằm nát (1151)/(N).
    670. Vang hiển: vinh hiển (1055)/(N).
    671. Vảu tai: giảng tai, lặng tai mà nghe (1159)(N).
    672. Ve: đồ đựng nhỏ nhỏ eo lưng mà nhỏ miệng (1159)/ ve rượu/(N).
    673. Vẽ: lấy đũa mà bẻ ra, xắn ra (1160)/ vẽ ra/(N).
    674. Vẹt: phân rẽ qua, đưa ra hai bên (1162)/ vẹt ra, đi vẹt/(N).
    675. Vỉ: đồ đương bằng tre, lát ngang, lát dọc, làm ra một tấm thưa thưa/(N).
    676. Vía: hồn sống, hơi, bong người ta (1165)/(N).
    677. Vó: thứ lưới nhỏ có gọng, có tay cầm mà dở lên, bỏ xuống (1169)/(N).
    678. Vớ: níu lấy, vịn lấy (1170)/(N).
    679. Vọc: nắm bóp, vằn vọt, khuấy phá, phá động (1171)/ vọc nước, vọc dơ/(N).
    680. Vốc: ngửa bàn tay mà lấy đầy (1171)/ một vốc (đầy một bàn tay)
    681. Vời: mời thỉnh (1173)/(N).
    682. Vom/ ghe cà vom: Ghe cao-mên hay làm mui dài lắm (1173)/(N).
    683. Vồng: đất đắp từ dãy dài (1174)/ vun vồng/(N).
    684. Vổng: chồng lên, cất lên cao (1175)/vổng lên, vổng phao câu (nhổm đít lên)/(N).
    685. Vụ/ bông vụ: đồ con nít chơi (1176)/(N).
    686. Vùa/ miểng vùa: đồ đựng giống cái ô, người Cao – mên hay dùng mà uống nước (1176)/ vùa hương (cái lư nhang)/(N).
    687. Vúc vác: bộ nhòm ngó ngửa nghiêng (1176)/ vúc vắc/(N).
    688. Vút: lấy nước mà gụt, mà rửa (1182)/ vút gạo (vo gạo)/(N).
    689. Xa: xe (1182)/ ngưu xa (xe trâu)/(N).
    690. Chuột xạ: thứ chuột hôi (1183)/(N)
    691. Xây: day trở đi trở lại (1185)/(N).
    692. Xảm: dùng dầu chay mà nhém mà trét (1185)/(N).
    693. Xăn: kéo lên, thâu lên cho gọn (1185)/(N).
    694. Xăng: rộn ràng, túi búi, rộn rã (1186)/ lăng xăng/(N).
    695. Xàm xạp: ăn hoài hủy, ăn như heo (1187)/(N).
    696. Xáp: áp lại gần (1187)/(N).
    697. Xeo: nông cây mà nạy lên (1193)/(N).
    698. Xía: xen vào (1195)/(N).
    699. Ít xỉn: ít lắm (1197)/(N).
    700. Xít: đưa lên, đánh lên (1197)/ xít lên, xít đu/(N).
    701. Mì xọa: thứ bột làm ra từ sợi từ lá (1199)/(N).
    702. Xoi: khoét lỗ, mở ra làm cho thông (1201)/(N ).
    703. Xơi: ăn uống (dùng trong quan trường)(1201)/(B).
    704. Đi xom: đi đâm cá (1202)/(N).
    705. Xơm: áp tới, xốc tới, xốc vào (1202)/(N).
    706. Xộn: lớn quá, to quá, kịch cợm (1202)/ lớn xộn, to xộn/(N).
    707. Xởn: cắt cụt (1203)/(N).
    709. Xốp xọp: xốp khô (1204)/(N).
    710. Xót: ngứa, nhám nhúa, khó chịu (1204)/(N).
    711. Xua: đuổi đi (1204)/(N).
    712. Xuễ: được hơn (1207)/ làm không xuễ (làm không được, không nổi)/(N).
    713. Xụi lơ: sa xuống, không dở lên được, bỏ liều, bỏ phế (1207)/(N).
    714. Vun xủn: đầy, vun (1208)/(N).
    715. Xước: lách ra, tước ra (1209)/ xước mía/(N).
    716. Xuồng: ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn (1209)/(N).
    717. Chạy xúp: chạy chậm (1210)/ chạy lúp xúp/(N).
    718. Giẻ: bông lúa (375)/ (N).
    719. Khái: cọp (477)/ (T).
    720. Kiểng: cảnh, cõi (516)/ (N).
    721. Ấm cật: lành áo (7)/ (N)
    722. Vàng ẳng: vàng tươi, vàng khè (13)/ (N)
    723. Bẩn chật: chật hep, lúng túng, không đủ tiêu dung (32)/ (N).
    724. Thổ cơ: đất nền nhà (179)/ (N).
    725. Cơm búng: cơm nhai cho vừa miệng con nít (184)/ (N).
    726. Con ranh: con đẻ ra liền chết (186)/ (N).
    727. Bao dêu (dai): bao nhiêu (230)/ (N).
    728. Hoạn dưỡng: nuôi dưỡng (tr. 253)/ (N).
    729. Đặc gật (rật/ rạp): đông lắm, nhiều lắm (258)/ (N).
    730. Lẫm đẫm: bộ chậm chạp, bô thấp nhỏ (264)/ (N).
    731. Lé đé: bộ thấp quá, hạ xuống quá, khâm quá (284)/ (N).
    732. Ức (ứa) độ: gà ham đá, nghĩa mượn là ham trai, ham gái (304)/ (N).
    733. Đầy lũm: đầy ở mức vừa phải (165)/ (T).
    734. Vun chùn: đầy tràn (tr.165)/ (N).
    735. Rặn: nín hơi rán sức làm cho vọt ra (859)/ rặn đẻ/(N).
    736. Rân: om sòm, rần rộ (860)/(N).​

    3.4. Một số từ cổ được dùng hạn chế hoặc tồn tại trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao mà hiện nay người ta không biết rõ ý nghĩa:

    1. Ả chức: nàng dệt (3).
    Vải bô một tấm che thân
    Vông linh ả chức nhọc nhằn chớ quên
    2. Ách: tai nạn, cực khổ (4).
    Ách giữa đàng mang vào cổ
    3. Âm muội: tối mờ, khuất lấp (6).
    Thông minh đa âm muội
    4. Đăm chiêu: trái, phải (7)
    Chân đăm đá chân chiêu (TN)
    4. Đặt an: sắp đặt làm cho an (9).
    Trong ngoài một mối đặt an
    5. Anh hài: con thơ trẻ (13).
    Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài
    6. Ánh giọi: ánh ngã vào (14).
    Đêm trăng ánh giọi hiên đàng
    7. Tày: bằng (26).
    Học thầy không tày học bạn
    8. Khí bẩm: khí chất, tánh khí (28).
    Khí bẩm sở tề, vật dục sở cầu
    9. Bạn loạn: làm rối loạn (29).
    Gặp cơn bạn loạn mới hay trung thần
    10. Bâng miệng: che miệng, bụm miệng (35).
    Tưởng đã bang kín miệng bình
    Nào ai có khảo mà mình đã xưng
    12. Ủ bao: chẳng sá, chẳng kể, quản chi (37).
    Ủ bao bạng duật hơn thua
    13. Bạo phổi: to phổi, mạnh bạo, lớn gan (37).
    Khoe tài bạo phổi, lớn gan
    14. Bế: yêu (45).
    Thương mẹ mà bế đến con
    15. Bỉ thới: làm thái, làm đủ (52).
    Ăn đặng ba đồng làm bỉ thới
    16. Đáy biếc: đáy biển, lòng sông (53).
    Lao xao đáy biếc sặc sờ dòng xanh
    17. Biên đời: đổi đời, chết (54).
    Một mai mình đến biên đời sẽ hay
    18. Bình sanh: ngày ở đời (58).
    Bình sanh thiện nghiệp trau giồi
    19. Bít bằng: che kín (59).
    Miệng cười chưa dễ bít bằng
    20. Bôn chôn: vội vã, đua tranh, bươn bức (69).
    Ghẻ rùi nó giặm mặt son,
    Nhảy quanh cột rạp, bôn chôn nỗi gì
    21. Chích bóng: lẻ loi một mình (72).
    Kẻ về chích bóng năm canh
    22. Bủm: túm lại (77).
    Đầu beo đích bủm
    23. Cang: cứng (100).
    Nhu thắng cang nhược thắng cường
    24. Cang: sánh (100).
    Duyên hải cang lệ
    25. Chậy: sai (117).
    Mẩy long chẳng chậy
    26. Chầy: chậm, muộn (117).
    Kiếp miệng chầy chân (nói mà làm không kịp)
    27. Châu: khắp (127).
    Châu nhi phục thì( giáp vòng rồi trở lại)
    28. Chích: chiếc, lẻ (139).
    Đơn phu, chích thê (chồng đơn, vợ góa)
    29. Chổi: cất mình chở dậy (152).
    Cất đầu không nổi, chổi đầu không dậy
    (bị lụy quá, nghèo ngặt quá)
    30. Chước: mưu mô (169).
    Ba mươi sáu chước, chước đào là hơn
    31. Chường: trình, ra mặt (174).
    Đi thưa về chường
    32. Tay co: uốn vòng tay mà chịu lấy đồ nặng (173).
    Như chàng có vững tay co
    Mười phần cũng đáp điềm cho một vài
    33. Cố: mượn, cầm, ở mướn (176).
    Cố vợ đợ con
    34. Cơm búng: cơm nhai một miếng cho vừa miệng con nít (184).
    Miệng nhai cơm búng/ lưỡi lừa cá xương
    35. Con đỏ: con mới đẻ, con thơ dại (186).
    Ai cứu đặng một phương con đỏ
    36. Cọt quẹt: đả động nhẹ vậy, qua tay nhẹ vậy (192).
    Khăn lau cọt quẹt, thức mây qua
    37. Lù cù, cù cụt: bộ thô tục, cộc cằn (194).
    Lù cù lục cục, Ăn nói cù cục
    38 Cù xây: hay làm lấy, bộ dai hoi (194).
    Nợ đòi mặc nợ nó cù xây
    39. Cúc dục: ơn nuôi dưỡng (200).
    Cúc dục chi ân
    40. Cúm núm: bộ kính sợ, bộ khiêm nhường (203).
    Chẳng thương cũng làm tuồng cúm núm
    41. Cung: kính, giữ lễ phép (203).
    Tiền cữ hậu cung
    42. Dập dã: khỏa lấp (214).
    Thương thì dập dã trăm đường
    43. Dị: dễ (231).
    Đắc chi dị, thất chi dị
    44. Dịnh: dìu đỡ, dựa mình (236).
    Ai dịnh đứa say
    45. Doan: Sự cớ, duyên do, phận mang may mắn (238).
    Còn doan đóng cửa kén chồn
    Hết doan băn quấn ngồi trông bộ hành
    46. Dơi dơi: nhỏ nhít (240).
    Cha già con mọn dơi dơi
    Gần đất xa trời biết liệu làm sao
    47. Dõng: mạnh mẽ (243).
    Dõng bất quá thiên
    Cường bất quá lý
    48. Dù: hơn, càng hơn, khá, lành mạnh (245).
    Dù lão dù lặc (Càng già càng trải việc)
    49. Dùa: lấy tay mà nhóm lại, dùa lại một chỗ (246).
    Ăn thì dùa thua thì chịu
    50. Bày dửng: Tầng ấy, tới chừng ấy (250).
    Con tạo ghét ghen chi bày dửng
    Anh hùng gặp gỡ những làm sao
    51. Đè ne: nghi ngờ (284).
    Đè ne đánh nen
    52. E đề: nặng nề, mê mệt (286).
    Làm cho đau đớn e đề mới thôi
    53. Lép đép: lâu đời lắm (291).
    Ông la đa, cha lép đép
    54. Đoái: chẳng thương cũng đoái chút tình (308).
    55. Đọi: chén bát (313).
    Một miếng khi đói bằng một đọi khi no
    56. Hơ hẩng: trách lòng hơ hẩng bởi lòng/ lửa hương chốc để lạnh lòng bấy lâu (406).
    57. Hảnh: trời vừa hãnh hảnh nắng trưa (408)
    58. Hời hợt: của đâu hời hợt mà đãi kẻ u xù (441)
    59. Hom: già kén chẹn hom (441)
    60. Ngoan: cứng cỏi, khôn khéo (712)/ khôn ngoan
    "Không chồng mà chửa mới ngoan
    Có chồng mà chửa thế gian sự thường"
    61. Ngoan nhiên: tự nhiên như một cái cây (713)
    "có gian có ngoan"
    62. Phong: gió, thói, tiếng đồn
    (làm như khỉ mắc phong (816)
    Phong ba bão táp
    63. Quả: ít, lẻ loi, cô đơn (830)/quả ngôn, quả dục.
    "quả dục bảo thân": ít dâm dục thì được sức khỏe
    64. Rách: "nói cho rách việc": nói cho rõ ràng/ "nói không rách": nói không thông (855)
    65. Sa số: nhiều (890)/ "hằng hà sa số": nhiều vô kể.
    66. Tra: gieo hạt (966):
    Mồng tám tháng tư không mưa
    Phải bò cày bừa mà đi tra lúa (TNg).
    67. Thủ: đầu (1029)/ ngươn thủ (vua, chúa)/ thủ túc (tay chơn)
    "Tình như thủ túc" (TN).
    68. Vất vơ: dật dờ, ngã qua ngã lại (1158).
    "Vất vơ vất vưởng" (TN).
    69. Vóc: thân thể (1171)/ vóc dáng, dáng vóc (TG).
    "Ăn vóc học hay" (TN).

    4. Kết luận

    Từ kết quả khảo sát quyển từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, chúng tôi tạm rút ra những nhận xét sau về từ cổ:

    1. Từ cổ là những từ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong ngôn ngữ đương đại. Đây là trường hợp điển hình và dễ thấy nhất.

    2. Có một số từ cổ được dùng hạn chế ở một phương ngữ nào đó, hay tồn tại trong thành ngữ, tục ngữ, hoặc ca dao.

    3. Một số từ cổ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó.

    Nguyễn Văn Hưng- Trần Thị Mỹ Liên
    (Nguồn hocdethi.blogspot.com/2013/04/tu-co-tieng-viet-trong-ai-nam-quoc-am.html)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nguyễn Văn Ái (Chủ biên, 1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
    2. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm - Nguồn gốc cấu tạo, diễn biến, Nxb KHXH, H.
    3. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1998), Đại Nam quốc âm tự vị, Nxb Trẻ (chụp lại theo ấn bản 1895 – 1896).
    4. Trần Trọng Dương (2006), "Khảo sát hệ thống từ cổ trong bản giải nghĩa "Thiền tông khóa hư ngữ lục" của Tuệ Tĩnh", Ngôn ngữ (8), tr.54 – 67.
    5. Trần Trọng Dương (2010), "Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm", Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 1 – 20.
    6. Nguyễn Thạch Giang (2001), Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
    7. Nguyễn Thiện Giáp (1984), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H.
    8. Hoàng Xuân Hãn (1998), Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần – Lê, Nxb Giáo dục.
    9. Nguyễn Quang Hồng (2006), Từ điểu chữ Nôm, Nxb Giáo dục.
    10. Vương Lộc (2001), Từ điển từ cổ, Trung tâm từ điển học và Nxb Đà Nẵng.
    11. Trần Xuân Ngọc Lan (1985), Vài đặc điểm của bốn từ cổ: thuở, nến, ban, no, "Một số vấn đề ngôn ngữ học phương Đông", Viện Đông Nam á, H.
    12. Nguyễn Ngọc San & Đinh Văn Thiện (2003a), Từ điển từ Việt cổ, Nxb Từ điển bách khoa.
    13. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học sư phạm.
    14. Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 – 1945, Nxb Khoa học xã hội.
    15. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội.
    16. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
    17. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2004), Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb Giáo dục.

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    B: phương ngữ Bắc
    CD: ca dao
    N: phương ngữ Nam
    T: phương ngữ Trung
    TG: từ ghép
    TN: thành ngữ
    TNg: tục ngữ​
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/17
    Thu VO, deathshine and teacher.anh like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    HỖN NHẬP NGÔN NGỮ
    – MỘT GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI HÓA TIẾNG VIỆT
    THEO QUAN ĐIỂM PHẠM QUỲNH


    Giai đoạn đầu thế kỉ XX đánh dấu những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các nhà văn học sử thường gọi đó là “giai đoạn giao thời”. Đây cũng là thời kì Việt Nam ở giữa “giao điểm của các nền văn minh” [4, tr.116]. Sự gặp gỡ giữa sức mạnh khoa học kĩ thuật phương Tây và minh triết thâm trầm phương Đông, cùng hai đối cực động – tĩnh đã phá vỡ hoàn toàn sự cân bằng vốn có của xã hội cũ đã tồn tại hàng ngàn năm. Điều đó đã tạo nên “trạng thái bất ổn về tinh thần có thực và khó sờ thấy được như khí quyển, một khí quyển đầy điện tích dông bão” [4, tr.340]. Phạm Quỳnh đã nhận ra tình trạng bất ổn ấy, và ông xem đó là những dấu hiệu khủng hoảng của văn hóa dân tộc trên con đường hòa nhập với phương Tây. Ông nhận thức một cách rõ ràng: nền văn hóa dân tộc đang cần một cuộc cải cách lớn. Trong hàng loạt những công việc phải tiến hành, có một việc hết sức cấp thiết: hiện đại hóa tiếng Việt. Điều này xuất phát từ mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và ngôn ngữ. Phạm Quỳnh tâm niệm: “muốn có một nền văn hóa dân tộc thì phải tồn tại một ngôn ngữ dân tộc hoàn thiện xứng đáng là ngôn ngữ văn hóa” [4, tr.457].

    Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, thuộc về văn hóa. Nếu như “lịch sử mọi nền văn hóa không chỉ là sự phát triển tự thân nó mà còn là lịch sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn minh khác” [2], thì ngôn ngữ cũng không “đơn độc” trên con đường tự hoàn thiện. Bởi vậy, khái niệm “hỗn nhập ngôn ngữ” không còn là điều quá mới mẻ. Lịch sử cho thấy, ngôn ngữ của mỗi một dân tộc đều phải trải qua thời kì vay mượn và biến đổi. Vì thế, theo Phạm Quỳnh, hỗn nhập ngôn ngữ là quy luật không thể tránh khỏi đối với bất kì ngôn ngữ nào. Ông thấy rõ quá trình này ở những ngôn ngữ đã đạt đến độ hoàn thiện và chuẩn mực như tiếng Pháp – thứ ngôn ngữ có cả một lịch sử hỗn nhập tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Tiếng Việt không thể là một ngoại lệ.

    Có một thực tế, công cuộc hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc diễn ra những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không khởi đầu từ một “vùng đất trắng”. Tiếng Việt văn hóa trước đó đã có cả một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Đó là một thứ tiếng có bản sắc riêng, có sức sống mạnh mẽ. Trải qua hai cuộc tiếp xúc bằng con đường cưỡng chế, văn hóa Việt Nam đã cho thấy một khả năng thích nghi, hòa nhập như một điều kiện sống còn. Cuộc “cấy ghép” những yếu tố văn hóa ngoại lai đầu tiên thể hiện ở việc du nhập Nho giáo và văn tự Hán vào đời sống của người Việt. Chữ Hán ở nước Nam “có vai trò gần giống như chữ Latinh ở các nước Âu châu thời trung cổ trước khi hình thành các ngôn ngữ dân tộc khác nhau” [4, tr.436]. Tiếng Hán và văn tự của nó là phương tiện chính thống, là công cụ đắc lực trong bộ máy hành chính, trong hoạt động thi cử và sáng tác văn chương. Tất cả, từ các loại sách vở cho đến thư từ cá nhân… đều được viết bằng chữ Hán. Chữ Hán gắn với một nền học thuật kinh viện và nền văn học viết suốt cả chục thế kỉ. Sự xuất hiện của chữ Nôm sau đó cũng không phá vỡ được thế độc tôn của chữ Hán trên các phương diện của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

    Chữ Nôm ra đời đã cho thấy một nỗ lực tìm kiếm bản sắc riêng cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, vốn là “tên gọi của cách viết biểu ý trong thời cổ đại và trung đại của tiếng Việt dựa trên những thành tố của chữ Hán” [5], chữ Nôm vẫn không thể thoát thai khỏi những đường nét của văn tự Hán. Do vậy, nền văn học chữ Nôm dù có những tác phẩm đạt đến độ chuẩn mực của tiếng Việt, vẫn không thể có được vị trí của nền Hán văn kinh viện. Phạm Quỳnh hiểu ra rằng: “Chỉ có một ngoại lệ vào hồi đầu thế kỉ XIX: một nhà nho là Nguyễn Du đã viết Nôm cả một cuốn Kim Vân Kiều truyện, cuốn tiểu thuyết bằng thơ đó thực sự là một kiệt tác, nó cho thấy những khả năng của tiếng Nam và một khi nhà văn có tài sử dụng nó thì có lợi đến đâu” [4, tr.437].

    Bên cạnh nền văn học viết Hán Nôm, trong dân gian vẫn tồn tại một dòng chảy đầy thi vị: một kho tàng nghệ thuật độc đáo của tác giả dân gian. Trong con mắt Phạm Quỳnh, những sáng tác đó “là một trong những nền văn học phong phú nhất thế giới, một cái mỏ không vơi cạn những điều chỉ dẫn quý báu cả cho những người nghiên cứu ngữ học và những nhà văn hóa dân gian” [4, tr.437]. Ông hình dung: “Trong khi các nhà nho khép mình trong tháp ngà vui thú viết những bài thơ chữ Hán giống như các bài thơ chữ Latinh vậy hoặc là bình chú sách cổ, thì dân chúng làm hình thành tiếng nói và sản sinh ra một nền văn học phong phú bao gồm các câu phương ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ nói về những chuyện xa xưa hay các tập tục từng vùng quê, các bài ca dao dài ngắn kể chuyện những người tài, những danh nhân lịch sử của nước Nam, của Trung Hoa, những anh hùng truyền thuyết hay có thật, các bài dân ca huê tình dịu dàng, mượt mà ngân lên trong những đêm hè dưới mái nhà tranh nhỏ bé hay giữa ruộng đồng ao hồ bao la và như dội lại trong không gian vắt vẻo lên tới đỉnh ngọn tre xào xạc” [4, tr.437]. “Trong khi các nhà nho say sưa vịnh cảnh và người Trung Hoa thì các ca sĩ dân gian đã tìm được chất giọng như thế để thổ lộ tình yêu trắc trở, để gợi nhắc kỉ niệm bùi ngùi” [4, tr.438]. Song nền văn học dân gian thấm đẫm chất huê tình và đầy mộc mạc quê mùa ấy vẫn có một sự cách biệt quá xa so với cái mẫu mực văn học của nho gia.

    Vì thế, cơn gió phương Tây đầu thế kỉ thổi vào Việt Nam không khác gì giọt nước làm tràn ly. Yếu tố có thể làm thay đổi cơ bản bộ mặt văn hóa Việt Nam là chữ quốc ngữ – một trong những thành quả đầu tiên của sự tiếp xúc Đông Tây. Bởi “khi mà hệ thống nhà trường truyền thống chỉ dạy tiếng Hán vẫn còn sống vật vờ”, “tiếng Nam không phát triển lên được và bị liệt vào hàng nôm na mách qué bị tầng lớp nhà nho coi thường” [4, tr.439], thì sự xuất hiện của chữ quốc ngữ dường như đã đem triển vọng mới cho sự phát triển của tiếng Việt văn hóa. Phạm Quỳnh đã đặt vào đó tất cả mọi hi vọng lớn lao mà theo ông là “công cụ tuyệt diệu để giải phóng trí tuệ” [4, tr.439]. Trong một lần diễn thuyết trước người Pháp, ông khẳng định: “thứ chữ này nhờ sử dụng bảng chữ cái Latinh và hệ thống ghi âm vô cùng thích hợp với các ngữ điệu của tiếng nước tôi, đã xích chúng tôi lại gần hơn nữa với các chữ viết châu Âu và đã cho chúng tôi một ưu thế vô giá đối với các chữ viết Trung Hoa và Nhật Bản” [4, tr.439].

    Tuy nhiên, chữ quốc ngữ với tuổi đời còn non trẻ, vẫn là một hiện tượng mới mẻ và xa lạ với các sĩ phu nho sĩ nước Nam. Phạm Quỳnh biết rất rõ rằng: “Thực tế là mãi gần đây chữ quốc ngữ vẫn không vượt qua được bậc cửa của các giáo đoàn và chủng viện và những người Nam đầu tiên biết dùng thông thạo thứ chữ đó là các giáo sĩ cơ đốc” [4, tr.440]. Trong khi đó, chữ Hán và nền giáo dục lỗi thời kiểu Tàu vẫn giữ một vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Văn xuôi chữ Hán vẫn đầy rẫy những lối viết biền ngẫu đăng đối đầy bóng bẩy, du dương. “Chữ Hán đã tiêm nhiễm vào trong trí não người nước Nam sâu lắm rồi, đã thành cái biểu hiện tự nhiên cho tư tưởng cảm giác của người mình trong mấy mươi thế kỉ nay” [3, tr.51]. Chính thực trạng bộn bề đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đó là hiện đại hóa tiếng Việt bằng con đường hỗn nhập ngôn ngữ. Chỉ có hoàn thiện ngôn ngữ dân tộc và thống nhất ngôn ngữ trên toàn lãnh thổ thì mới thực thi được những nhiệm vụ tiếp theo trên tiến trình cải cách văn hóa nước nhà.

    Phạm Quỳnh hiểu một cách sâu sắc mối quan hệ máu thịt giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ với đời sống tâm hồn dân tộc. Trong nhận thức ấy, khi hình dung về một chiến lược cần thiết cho sự phát triển tiếng Việt theo hướng hiện đại hóa, ông phải tính đến vị thế và tương quan của từng thành phần ngôn ngữ trong bức tranh chung tiếng nói dân tộc. Chẳng hạn, trong lịch sử tiếng nói nước Nam, có sự cách biệt khá lớn giữa ngôn ngữ nhà nho và ngôn ngữ dân chúng. Ngôn ngữ nhà nho luôn được xem là ngôn ngữ chính thống, trái ngược hoàn toàn với khẩu ngữ trong sinh hoạt. Phạm Quỳnh đã nhận ra sự hạn chế trong nội bộ của mỗi bộ phận ngôn ngữ ấy. “Ngôn ngữ nhà nho dù sao vẫn chỉ là thứ ngôn ngữ nhân tạo đầy rẫy những kiểu cách vay mượn từ tiếng Hán, đồ theo văn phong Hán” [4, tr.475], còn “tiếng nói dân gian thú vị và phong phú, sinh ra từ chốn thôn quê đồng ruộng nhưng còn thô phác, còn quá cụ thể chưa vươn lên được cao hơn những cảm quan, chưa diễn tả được những tư tưởng có phần cao siêu, tóm lại là một thứ tiếng nói có thể nói là còn hỗn loạn, ngoài khuôn phép” [4, tr.448]. Để khắc phục những điểm yếu có tính truyền thống ấy, theo ông, bộ phận ngôn ngữ này có thể rút tỉa từ bộ phận ngôn ngữ kia những ưu điểm mà mình không có để tự hoàn thiện. Chẳng phải ngôn ngữ nhà nho rất cần một chút mộc mạc, thô phác của khẩu ngữ, còn ngôn ngữ dân chúng lại cần một chút khuôn mẫu, sâu sắc? Thực chất, đây cũng là một kiểu hỗn nhập.

    Phạm Quỳnh đã vạch ra một cách thức có “bài bản”, có “lộ trình” hẳn hoi cho việc cải tạo tiếng nước Nam. Bước đi thứ nhất là thông tục hóa ngôn ngữ nhà nho bằng cách “nhúng” nó vào nguồn mạch sâu xa của khẩu ngữ; nâng cao ngôn ngữ dân chúng bằng cách thêm vào nó một số ngữ điệu văn chương và bồi đắp cho nó tất cả những từ Hán Việt đã được công nhận sử dụng. Công việc này đòi hỏi phải khéo léo và có mức độ. Đó là một sự cải biến kiên trì, chỉ có thể làm được khi có sự hiểu biết sâu sắc cả hai bộ phận ngôn ngữ. Khi đã hạn chế được sự thô thiển của khẩu ngữ cũng như sự khoa trương của văn chương bác học, tiếng Việt sẽ “vừa có cái thanh lịch của nhà nho vừa có cái mạnh mẽ của dân chúng” [4, tr.476]. Những công việc cụ thể ấy không hề là lý thuyết suông, trái lại, có thể thực thi được. Sau này, khi chúng ta kêu gọi các trí thức, các nhà văn phải học tập ngôn ngữ đời sống, thì quan điểm đó chẳng phải đã được khởi xướng từ ông chủ Nam Phong tạp chí từ những năm 20 – 30 của thế kỉ XX đó sao? Với lòng yêu thiết tha thứ khẩu ngữ giản dị, mộc mạc, trong sáng của những kẻ mà ông gọi là bình dân du ca, thái độ tôn trọng ngôn ngữ bác học đã theo suốt con đường học thuật của nho sĩ, phần nào tạo nên nhân cách nhà nho trong ông, Phạm Quỳnh đã đưa ra ý tưởng dung hòa rất kịp thời nhằm bước đầu tháo gỡ những bế tắc. Trên con đường đổi mới tiếng Việt lâu dài và khó khăn, Phạm Quỳnh đã đưa ra một “dự án” dẫu có phần “lãng mạn”, nhưng ở thời điểm đó, ít ai nghĩ được như ông.

    Nhưng đó mới chỉ là những “viên gạch” đầu tiên của một công trình kiên cố về sau. Phạm Quỳnh hiểu rằng: “thứ ngôn ngữ sinh ra từ sự hợp nhất hai yếu tố dân gian và bác học nếu trong quá trình tự hoàn thiện mà có thể trở thành một ngôn ngữ văn học thực sự thì như vậy vẫn chưa đủ để nó làm nhiệm vụ của một ngôn ngữ văn hóa. Nó vẫn thiếu vốn từ kĩ thuật và triết học để dịch và diễn tả các tư tưởng và quan niệm hiện đại” [4, tr.476]. Làm thế nào lấp được chỗ trống? Câu trả lời chính là vay mượn ngôn ngữ.

    Trước hết là vay mượn từ tiếng Hán.

    Không ít lần trong những bài viết của mình, Phạm Quỳnh khẳng định tính tất yếu của sợi dây ràng buộc giữa Việt Nam và Trung Hoa ở nhiều phương diện. “Nước Nam bao giờ cũng chỉ là một học trò của Trung Hoa. Trong nghệ thuật, văn học, triết học, nó luôn sống dựa vào kho tàng quan niệm chính truyền từ Trung Hoa” [4, tr.445]. Ngôn ngữ cũng vậy. Rời bỏ chữ Hán, theo Phạm Quỳnh chỉ là sự “bội bạc với tiền nhân”. Hơn nữa sự vay mượn ấy hoàn toàn không làm mất đi bản sắc riêng của tiếng Việt, mà còn làm giàu tiếng Việt một cách vô điều kiện: “Các từ Hán là từ biểu ý chỉ cần chữ ghi lại không cần đến phát âm; khi chuyển qua tiếng Nam chúng được phát âm theo kiểu tiếng Nam, phục tùng mọi yêu cầu ngữ âm của tiếng Nam và do đó trở thành những từ của tiếng Nam” [4, tr.476]. Đó chính là hiện tượng “nhập tịch ngôn ngữ” đặc biệt. Nó đi theo hai nguyên tắc bất di bất dịch. Thứ nhất, “không vay mượn thô thiển từ ngữ tiếng Hán nằm trong khẩu ngữ, bạch thoại…mà vay mượn ở một cái kho chung là tiếng Hán, một thứ tử ngữ chung cho tất cả các dân tộc vùng Viễn Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa” [4, tr.447].Thứ hai, chỉ vay mượn trong trường hợp thật sự cần thiết, khi tiếng Việt chưa thể biểu đạt hết mọi ý nghĩa, bởi theo ông, “viết câu tiếng Nam đầy những từ Hán khó hiểu cũng lố bịch như là bài trừ tất cả các từ Hán để chỉ dùng từ Nam không thôi” [4, tr.478].

    Vậy, sự vay mượn diễn ra như thế nào?

    Theo Phạm Quỳnh, thoạt tiên, sự vay mượn đó diễn ra ở cấp độ từ ngữ. Chữ Hán là “chữ biểu ý đặc biệt thích hợp để thể hiện các tư tưởng”, cho nên “lớp từ vựng trừu tượng, từ vựng chỉ các tư tưởng, khoa học, luân lý, chính trị, triết học” khi gia nhập vào kho từ vựng của tiếng Việt sẽ làm phong phú thêm vốn từ và tăng khả năng biểu đạt. Phạm Quỳnh cũng nhận ra ưu thế tuyệt đối của chữ Hán chính là “khả năng kết hợp vô tận”, thậm chí “đạt tới trình độ đủ để dịch tất cả các thuật ngữ chuyên môn của triết học hiện đại giống như hơn nghìn năm trước nó đã được dùng để dịch tất cả hệ thuật ngữ triết học Phật giáo còn trừu tượng và phức tạp hơn nhiều” [4, tr.450]. Dầu vậy, hiện tượng “nhập tịch” ngôn ngữ đó cũng phải được nhìn từ hai chiều. Ngoài việc phải chọn từ sao cho thích hợp, đích đáng để thể hiện hết mọi vẻ đẹp của nó trong văn phong Việt, còn phải tùy vào “tính cách và trình độ của bài văn” [3, tr.64]. Không phải kiểu văn bản nào cũng thích hợp cho việc vay mượn từ mà còn phải phù hợp với cái gọi là “tính cách văn”. Những kiểu bài như nhật báo mà yếu tố tin tức đặt lên đầu thì việc dùng chữ Nho là không cần thiết. Những văn bản mà Phạm Quỳnh gọi là “văn kĩ thuật” tức là văn sử, văn nghị luận, văn thuyết lý thì chữ Nho mới là đắc dụng.

    Chữ Nho còn có thế mạnh thể hiện vai trò là ngôn ngữ trung gian trong việc phiên âm một số danh từ riêng từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. “Chúng tôi đã phiên âm tên Napoleon thành ba từ Hán Nam: Nã-phá-luân đọc lên nghe rất vang và có âm sắc thực sự của một chiến binh tuyệt vời. Theo cách đó, tên Washington (Hoa-thịnh-đốn) nghe cũng rất dễ chịu. Và tên Paris được phiên thành Pha lê thành (thành phố thủy tinh) thì thật không lựa chọn nào tốt hơn” [4, tr.452].

    Thực tế cho thấy, từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn và là một phần không thể thiếu trong kho từ vựng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần tính chất cần thiết của vay mượn từ vựng giống như tiếng Pháp và tiếng Latinh.

    Tiếp đó, tiếng Việt không thể không vay mượn tiếng Pháp.

    Vốn từ tiếng Pháp du nhập vào kho từ vựng tiếng Việt không nhiều. Nhưng tiếng Việt lại rất cần ở tiếng Pháp cái cấu trúc khoa học, đầy lí tính của nó. Nghĩa là, tiếng Việt cần vay mượn tiếng Pháp cả từ vựng lẫn cú pháp.

    Tiếng Pháp đã đưa lại cho tiếng Việt tinh thần hoàn toàn mới với lớp từ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. “Những vay mượn này gồm có những từ ngữ Pháp dịch sang những từ ngữ Nam tương đương, có khi là phiên âm những từ Pháp sang âm tiếng Nam hay có khi là phiên âm những từ Pháp vào tiếng Nam hay có khi đưa nguyên xi các từ Pháp vào tiếng Nam, mặc dù bản chất hai thứ tiếng khác nhau: một tiếng đa âm tiết còn một tiếng đơn âm tiết. Nhưng quy luật cuộc sống thực bắt buộc những vay mượn đó ngày càng nhiều lên và ngày càng làm giàu cho tiếng nước tôi ở mức độ đáng kể” [4, tr.449]. Phạm Quỳnh khuyến khích sự vay mượn “những lớp từ vựng của các khoa học cụ thể như vật lý, hóa học và các môn tự nhiên, đối với tên riêng lịch sử và địa lý” [4, tr.450]. Điều này cũng dễ hiểu, bởi tiếng Pháp biểu hiện một kiểu tư duy thiên về tính xác thực, rõ ràng và logic. Sự vay mượn này càng có ý nghĩa khi nhìn ở một góc độ nào đó là sự hài hòa Đông Tây.

    Thực tế, tiếng Việt đã vay mượn kĩ thuật sắp xếp và diễn đạt theo kiểu cú pháp, phong cách văn xuôi hiện đại Pháp. Phạm Quỳnh viết: “Có một điều tôi muốn nhấn mạnh: đó là văn xuôi mới của nước Nam – vì sự sáng tạo một thứ văn xuôi của nước Nam là mối quan tâm chính của tôi, còn thơ thì đã đạt đến đỉnh cao trong những tác phẩm như Kiều rồi – rõ ràng là văn xuôi mới đang đi theo mẫu của văn xuôi Pháp và đang tìm cách vay mượn ở đó một số phẩm chất: sáng sủa, chính xác, lôgic, thanh nhã, dí dỏm và hài hước. Nó thận trọng tránh những thứ của văn phong Hán: biền ngẫu, đăng đối, rờm rà, suông nhạt, trịnh trọng. Nó sẽ ít mang tính tổng hợp hơn khi bỏ qua những sự ám chỉ và khuôn sáo mà mang tính phân tích nhiều hơn khi đi vào miêu tả chi tiết các hoàn cảnh và con người, các phương diện bên ngoài và trạng thái tâm lí bên trong. Nếu nó kiên trì con đường này, nó sẽ hợp nhất thành công tinh thần Pháp với tinh thần Nam: cái chất Pháp mang lại cho cái chất Nam sự sáng sủa, tính duy lí, còn cái chất Nam trong cuộc tiếp xúc này chỉ mất đi sự mơ hồ và thiếu chính xác, mất đi sự thiếu duy lí và lôgic, mà vẫn giữ lại được tất cả những ưu điểm vốn có: lương tri, hài hước, cân bằng, chừng mực, một cái gì sắc nhọn đối với mọi sự ngu ngốc và kiêu căng của con người” [4, tr.479].

    Như vậy, tại thời điểm những năm 20 – 30 của thế kỉ trước, đối diện với một thực tế còn khá mịt mờ về tương lai ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh đã cố gắng nhìn và vạch ra một con đường cho quá trình hiện đại hóa. Dĩ nhiên, không phải mọi vấn đề trong “dự án” của ông đều mang tính khả thi. Nhưng từ góc nhìn hôm nay, khi vấn đề hội nhập, vấn đề toàn cầu hóa đang đặt ra, khi tiếng Việt đang không ngừng biến đổi (nhất là phương diện từ vựng), ta mới thấy một số luận điểm của Phạm Quỳnh chưa phải đã hết tính thời sự.

    Hỗn nhập ngôn ngữ không đơn thuần là lý thuyết Phạm Quỳnh đặt ra để vạch con đường cho ngôn ngữ dân tộc. Đó còn là cả một chiến lược – điều mà ông đã trực tiếp thực thi trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình. Những bài viết của Phạm Quỳnh là bằng chứng thuyết phục nhất cho sự thể nghiệm quyết liệt của một cây bút thiết tha với tiếng mẹ đẻ. Có thể thấy điều đó qua tất cả sản phẩm tinh thần của ông ở tất cả các thể loại, từ dịch thuật, khảo luận đến du kí. Những bài viết đó, với sự chỉn chu trong việc sử dụng từ ngữ, cú pháp điển hình cho một lối viết độc đáo, kiểu văn phong đặc trưng của tiếng Việt văn hóa đầu thế kỉ XX.

    Những bài viết của Phạm Quỳnh có phạm vi hiện thực đa tầng, các vấn đề sâu rộng. Điều đó đòi hỏi vốn từ ngữ giàu có để có thể biểu đạt hết mọi ý nghĩa. Đọc Phạm Quỳnh mới thấy được vốn từ phong phú và đầy biến hóa của ông. Đặc biệt, vốn từ Hán Việt và từ vay mượn từ tiếng Pháp đã được Phạm Quỳnh sử dụng đầy linh hoạt, trở thành một công cụ đắc lực để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc.

    Phạm Quỳnh sử dụng từ Hán Việt với mật độ cao, nhưng không hề lạm dụng chúng. Bên cạnh những từ đã quen thuộc và dễ hiểu với số đông độc giả đương thời còn có những từ rất lạ tai. Đó phần lớn là những tử ngữ thuộc dạng đặc chủng khó thay thế. Đoạn văn ông miêu tả lễ tế đàn Nam Giao trong bài du kí Mười ngày ở Huế là một trong những ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng từ Hán Việt:

    “Hoàng thượng đội mũ miện, mặc áo cổn, tay cầm ngọc trấn khuê (tức là cái hốt bằng ngọc), có hai ông quan võ cầm quạt lông che , bốn ông cầm đèn lồng, cầm nến, rồi mấy ông đi theo sau nữa. Ngài ngự vào nhà đại thứ làm lễ quán tẩy (rửa tay). Bấy giờ quan cung đạo (tức quan Lễ bộ) quỳ tâu rước ngài lên hoàng ốc”.

    Có thể thấy, những từ ngữ Hán Việt mang tính chuyên biệt đó lại rất có lợi thế khi tái hiện lại không khí thiêng liêng của một nghi thức hoàng gia. Hơn nữa, với những từ khó hiểu và ít phổ cập như thế, Phạm Quỳnh có sự chú giải rõ ràng khiến cho sự tiếp nhận của độc giả dễ dàng hơn.

    Nhìn chung, những đoạn văn như thế không nhiều trong bài viết Phạm Quỳnh. Nhưng, trong những trường hợp cần thiết, Phạm Quỳnh vẫn sử dụng nó như một sự lựa chọn tối ưu, phát huy khả năng biểu đạt miễn là phù hợp với giọng văn của bài viết. Từ Hán Việt là một bộ phận không thể thiếu trong văn Phạm Quỳnh, bởi trên thực tế, nó chiếm một số lượng không nhỏ trong vốn từ tiếng Việt. Mặt khác, Phạm Quỳnh cũng thể hiện quan điểm rất rõ ràng, khoa học, đó là “có sự vay mượn tiện lợi cần thiết và hữu ích” bên cạnh việc “lạm dụng vay mượn bừa bãi”.

    Bên cạnh từ Hán Việt, văn Phạm Quỳnh xuất hiện không ít những từ tiếng Pháp. Lớp từ này được dùng với mật độ cao khi gọi tên những địa danh xa lạ trên thế giới. Ví dụ như Mesditerranée (bể Địa Trung Hải), Mer Rouge (Hồng Hải), Hotel Continental (Đại lục khách sạn, Ile de la Table (Bãi Cháy), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), la perle de l’Extrême Orient (hạt báu của Á Đông), Hotel de Ville (thị sảnh Sài Gòn), La Tribune indigène (Nam Kì tân báo)… Ngoài ra, không thể không kể đến một bộ phận những thuật ngữ văn học, triết học của phương Tây chỉ mới du nhập vào Việt Nam thời gian này. Chẳng hạn thuật ngữ trong kịch có những từ như: actes (hồi), scènes (kịch), noeud dramatique (thắt nút), dé novement (mở nút)…

    Đã thành qui luật, hễ nhà văn sử dụng một thứ tiếng làm phương tiện sáng tác văn chương, anh ta không thể nào thoát khỏi dấu ấn của thời đại thể hiện qua ngôn ngữ ấy. Điều này hiển nhiên, bởi ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng xã hội, nhà văn, dù là thiên tài, cũng không thể tự đặt ra những phép tắc riêng. Đọc bài viết của Phạm Quỳnh, dễ thấy rằng văn ông cũng đầy rẫy những kiểu câu văn biền ngẫu với các vế câu đăng đối, nhạc điệu du dương. Tuy nhiên, ông đã biết kết hợp giữa lối viết truyền thống (chất Nam) và lối viết hiện đại (chất Pháp), phá vỡ thế đăng đối quá chỉnh của những câu văn đó, tạo nên những sản phẩm vừa chưa mất đi tính biền ngẫu, vừa mang dấu ấn của cú pháp hiện đại. Đặc biệt, trong văn Phạm Quỳnh đã bắt đầu xuất hiện những câu văn rất dài, các vế câu được sắp xếp hợp lí và logic, với những kí hiệu cú pháp hiện đại. Điều này cho thấy tư duy phân tích của phương Tây đã bắt đầu hiện diện trong trang viết của Phạm Quỳnh.

    Phạm Quỳnh không phải là người đầu tiên thể nghiệm chữ quốc ngữ trong văn xuôi. Công đầu trong lĩnh vực này phải kể đến một số nhà văn Nam Bộ đi tiên phong như Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản… Phạm Quỳnh cũng không phải là người duy nhất trăn trở với vận mệnh của tiếng mẹ đẻ, cũng như nỗ lực hoàn thiện văn tự dân tộc. Nhưng có thể nói, ông là một trong những người đầu tiên đã xây dựng một hệ thống luận điểm rất cơ bản, đầy tính khoa học cho lý thuyết “hỗn nhập ngôn ngữ” và thực hiện nó bằng tất cả tâm huyết của mình. Với chức danh chủ bút Nam Phong tạp chí – một tờ báo có ảnh hưởng sâu rộng tới tầng lớp trí thức đương thời -, Phạm Quỳnh đã lôi kéo được những người cùng chí hướng vào công cuộc xây dựng một tiếng Việt văn hóa hiện đại, giàu sức biểu hiện. Phạm Thế Ngũ rất có cơ sở khi cho rằng “trước đó, chưa hề ai đem tiếng Việt viết ra văn xuôi đủ vẻ như thế” [1, tr.193].


    Theo Đặng Hoàng Oanh
    (Nguồn ngnnghc.wordpress.com)​

    ______

    [1] Phạm Thế Ngũ, (1997), Phạm Quỳnh – Nam Phong tạp chí, in trong sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Nxb Đồng Tháp.

    [2] Vương Trí Nhàn, (2005), Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7 (401).

    [3] Phạm Quỳnh – Luận giải văn học và triết học, (2003) Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.

    [4] Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932, Nxb Tri Thức, 2007.

    [5] Wikipedia tiếng Việt
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này