Trà phiếm Kinh dịch - Sách thiêng và 2 Cuốn sách đáng đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Samurai2017, 5/8/22.

Moderators: amylee
  1. Samurai2017

    Samurai2017 Lớp 2

    Bôn ba mãi. Đọc dịch mãi, nghiền ngẫm cũng lắm. Sự học (DỊCH) bao la vạn tượng. Chung quy lại rồi cũng về một mối. Mèo tôi nhận thấy bấy lâu nay vẫn để gối đầu giuờng 2 cuốn sách thiêng này và đọc, và học.... (mặc dù có rất nhiều sách cùng thể loại trên giá). Biết rằng về cơ duyên gặp đúng sách là bước đầu ta đã tầm sư đúng thầy. Hai cuốn sách thiêng này (Sách thiêng - theo Minh triết thiêng liêng của Hamvas Béla) là đã bao gồm những tinh hoa dịch học. Cuốn 1 - Chuyên về TRIẾT. Cuốn 2 - Bao hàm giữa TRIẾT & LÝ. Các nhà dịch học ứng dụng chắc chắn sẽ cực kỳ tâm huyết với cuốn #2 - theo quan điểm của Mèo tôi là đã gói gọn tất cả những chủ đề cần thiết để các dịch sĩ có đủ nền tảng cần thiết mà trau dồi rèn luyện.

    Book #1: Kinh Dịch - Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc - Dương Ngọc Dũng - Lê Anh Minh (Biên soạn) & Chu Dịch Đại Truyện - Lê Anh Minh (Biên soạn)

    Book #2:Dịch Học Ngũ Linh - Tác giả: Cao Từ Linh

    PS: Mua và đọc - học sách dịch bựa ni (thời điểm hiện tại) thì phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là đối với người mới. Sách thị trường - biên dịch, biên tập hết sức cẩu thả. Mới mua cuốn Thiết bản thần số - Sách đẹp, bóng bẩy. Đọc thì mới thấy là không biết dịch giả, nhà xuất bản hay là ().... muốn làm NGU giới dịch sĩ nước nhà (dịch giả: Chu tước nhi...???) - đặc biệt nếu để các anh em mới học dịch đọc cuốn ni đảm bảo sẽ nổ CHIP não... Haizzz...
    - Đọc Book #1 để các anh em biết là các cụ Lê - Tố - Châu-... cũng có những kiến giải chưa chuẩn xác về (sách) này.
    - Cuốn Book #2: NGƯỜI VIỆT mình biên soạn đó...

     
  2. thanhtruc123hn

    thanhtruc123hn Mầm non

    Sách thiêng, đúng là trò hề , đọc rồi tự rút ra, hay đọc nhận định của người khác vậy bạn :)))
     
  3. Samurai2017

    Samurai2017 Lớp 2

    Cả hai bạn ạ... Nếu bạn có đọc được bộ này thì bạn sẽ biết rỏ hơn: Sách thiêng - theo Minh triết thiêng liêng của Hamvas Béla. Kinh dịch là một trong năm cuốn sách thiêng...!!!
     
  4. Samurai2017

    Samurai2017 Lớp 2

    Mình thấy bạn cũng có quan tâm đến Triết. Bạn nên đọc Minh triết thiêng liêng của Hamvas Béla - Bộ 03 tập.
     
  5. Kinh dịch ban đầu nó là sách bói toán, sau biến thành sách triết. Cũng không có gì quá kì diệu đâu bạn, chẳng qua viết mơ hồ, khó hiểu cố tạo cảm giác thần bí thôi. Kiểu kiểu bài thơ "bà già đi chợ cầu đông...", kiểu gì thầy nói cũng đúng. Lịch sử TQ thay đổi triều đại liên tục, dấu án kinh dịch chỉ thoáng qua, chả đến mức đặc biệt đâu.
     
  6. Samurai2017

    Samurai2017 Lớp 2

    .... Người cần gặp thì lại không thấy....
    "Kinh Dịch – Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc Tìm hiểu kinh dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc không chỉ trong một thời đại lịch sử mà còn trong một viễn cảnh phổ quát. Kinh dịch là một quyển cẩm nang chính trị bằng lời lẽ bí hiểm của vụ thuật chiêm bốc, được sáng tác để giáo huấn những bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc."
     
  7. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Nói như bạn chưa hoàn toàn đúng bản chất của kinh dịch sinh ra đầu tiên là nhằn giải thích các hiện tượng của tự nhiên qua quan niệm của người xưa thì có ( thiên-địa-nhân) 3 cái này ảnh hưởng đến nhau qua âm-dương ngũ hành từ đó sinh ra quẻ dịch nhằm lý giải và áp dụng để hành sử một cách hợp với thiên thời địa lợi và nhân hoà nhằn đạt được mục đích mà thôi.
     
  8. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    20220809_014023.png
     
  9. Cá nhân mình thấy thay vì mất thời gian tìm hiểu thứ mơ hồ như Kinh dịch thì dành thời gian cho các tri thức khác tốt hơn. VD bản chất của Dịch là đạo đức thì học các sách đạo đức như Liễu Phàm tứ huấn
     
    Nguyễn Thanh Tuấn thích bài này.
  10. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Ừ mình cũng nghĩ đọc dịch nhưng ko phải đọc dịch để bói mà để hiểu dịch qua cách thay đổi của trời đất 4 mùa thấy được sự biến chuyển của mọi vật và cách mà người xưa dùng để thích ứng với tự nhiên và thấy được các quy luật của tự nhiên để áp dụng vào đời sống con người
     
  11. thanhtruc123hn

    thanhtruc123hn Mầm non

    Đó là bạn dựa vào nhận định của Hamvas Bela, điều này cũng chứng tỏ là bạn phải dựa vào kiến thức của người khác để đưa ra ý kiến của mình, t chắc chắn là thậm chí bạn còn chưa đọc hết cuốn kinh Dịch nữa
     
    nguyenhoangtq thích bài này.
  12. thanhtruc123hn

    thanhtruc123hn Mầm non

    Chuẩn bạn thay vì đắm chìm vào mấy cuốn như Kinh Dịch, kiếm Kant hay Hegel, Heidegger ,thậm chí là nghiên cứu Computer Science để đọc còn hơn, dân VN minh miệng thì lúc nào cũng nói muốn thoát Trung, nhưng suốt ngày ngồi nhai đi nhai lại Đạo Đức Kinh, Kinh Dịch của Tàu Khựa ...Trong khi Tây Phương họ đã tiến tới đâu rồi ,chả trách văn hóa học của người VN ngày càng đi xuống , không phát triển nổi
     
    nguyenhoangtq thích bài này.
  13. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Không mình đã đọc cuốn chu dịch diễn giải của cụ phan bội châu nhưng ở đó chỉ giải thích về dịch rất rõ dàng dịch bao gồm ( bất dịch, giao dịch, biến dịch )
    Bất dịch, nghĩa là chẳng thay đổi. Ở trong trời đất ( Bất dịch là nguyên thể )
    Giao dịch nghĩa là trao đổi với nhau ở trong vạn sự, vạn vật. Bất dịch là nguyên thể, giao dịch là ứng dụng.
    Biến dịch nghĩa là biến hóa, thay đổi. Sự vật gì theo về phần nguyên chất hoặc phần thiên nhiên thời vẫn bất dịch và giao dịch, nhưng đã trải qua khi giao hoán tác dụng rồi, thời tức có biến dịch.
    Vậy tìm hiểu về dịch cốt yếu là tìm hiểu về biến dịch " thời" vì ở biến dịch là cách vận hành của tự nhiên nó luôn biến đổi như 4 mùa xuân - hạ - thu - đông cũng ứng với đời sống của con người vậy trẻ - thanh niên - trung niên - già : ta có thể từ 4 mùa để tìm ra cách sống của con người để phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống con người
     
    kinhnhieuloc thích bài này.
  14. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    cảm ơn bạn đã giới thiệu một số tác giả hay

    Chậc chậc. Sao mà "thoát Trung" được. Văn hóa và lịch sử Việt Nam và Trung Quốc càng tìm hiểu càng thấy liên quan mật thiết với nhau. Mình thấy cái cảm giác ghét Trung Quốc là do lịch sử bị đô hộ kèm những vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội-lãnh thổ gần đây. Nhưng bài Trung Quốc một cách cực đoan thì mình nghĩ không nên. Họ có khối thứ hay ho và khác với phương Tây để mình học hỏi.
     
  15. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Mình cũng nghĩ vậy tất các các nước đều có cái đáng để ta học hỏi như khổng tử nói 3 người đi với ta ắt có thể có 1 người là thầy của ta kể cả họ sai cũng có cái để ta học hỏi
     
  16. Samurai2017

    Samurai2017 Lớp 2

    .... Cũng chỉ mong các Dịch hữu có cùng sở đắc nghiên cứu, phát triển và có nhiều đóng góp mở rộng thêm cho cả hai mảng Triết và Lý.... Qua mấy ngày tầm hữu, Mèo tôi thấy thật là bất xứng. chỉ mong gặp Cao nhân chỉ giáo cho đúng với tình thần Dịch học mà lòng ngậm ngùi tiếc nuối.... Cũng chân thành cám ơn các độc giả đã ghé qua và có ý kiến đóng góp nhưng Mèo tôi xin phép được dừng tại đây. Mong thầy @tducchau đóng lại giúp. Mèo xin chân thành cám ơn...!!!
     
  17. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    ủa bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Ý mình là Trung Quốc có rất nhiều thứ hay ho để mình học hỏi. Bạn đọc lại comment của mình đi.
     
  18. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Công nhận mình thấy thread này mang màu sắc tiêu cực quá (Mình hơi ngạc nhiên vì không khí của forum thường rất tích cực). Bản thân mình thực sự không biết Kinh dịch là gì nhưng có thể thấy mọi người có quan điểm rất trái chiều về nó. Mình nghĩ mặc dù không cùng quan điểm thì mọi người vẫn nên góp ý một cách trung tính hơn là đả phá. Sẽ tốt hơn nhiều nếu thay vì dùng những từ ngữ như
    "đúng là trò hề" (công kích không rõ lý do) hay là
    "t chắc chắn là thậm chí bạn còn chưa đọc hết cuốn kinh Dịch nữa" (phỏng đoán mơ hồ, bạn đâu biết được người ta có đọc hay chưa)
    thì bạn có thể chỉ rõ ưu nhược điểm của Kinh Dịch, hoặc ưu nhược điểm của những cuốn sách khác mà bạn muốn giới thiệu với người khác. Nếu bạn không nói được gì có tính xây dựng thì thôi cũng không comment làm gì.
    Mình phục Mèo ở chỗ bạn ấy không có nổi nóng, cũng không có nhu cầu phản biện bảo vệ niềm tin của mình, thấy không có chỗ chia sẻ thì yêu cầu đóng thread. Nhưng mà comment của Mèo cũng nên được cụ thể và chi tiết hơn. Vài comment ở trên quá mơ hồ.
     
  19. Đào Duy Phong

    Đào Duy Phong Mầm non

    Bạn nặng tư tưởng bài Trung quá rồi, bớt đi nha khi TQ giờ sắp vươn lên số 1 thế giới
     
  20. 1102

    1102 Lớp 4

    Nếu bạn thích đó là ý kiến của bạn. Tôi thấy xưa nay các cụ nhà ta vẫn cứ nghiên cứu đấy.
    Người TQ họ vẫn nghiên cứu và họ vẫn phát triển thành số 2 rồi.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này