Trà phiếm Kinh dịch - Sách thiêng và 2 Cuốn sách đáng đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Samurai2017, 5/8/22.

Moderators: amylee
  1. Có thể bạn chưa biết:
    Leibniz lưu ý rằng các quẻ Kinh Dịch tương ứng với các số nhị phân như thế nào từ 000000 đến 111111, và kết luận rằng ánh xạ này là bằng chứng về những thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực toán học triết học mà ông ngưỡng mộ.

    Leibniz noted how the I Ching(Kinh Dịch) hexagrams correspond to the binary numbers from 000000 to 111111, and concluded that this mapping was evidence of major Chinese accomplishments in the sort of philosophical mathematics he admired.
    Theo nguồn: On Leibniz, the I Ching, and binary numbers, see Aiton (1985: 245–248). Leibniz's writings on Chinese civilization are collected and translated in Cook and Rosemont (1994), and discussed in Perkins (2004).

    Bản thân Leibniz cũng là một nhà Hán học nghiên cứu rất nghiêm túc về văn hóa Trung Quốc, triết học Trung Quốc.... Leibniz đã khen ngợi tư tưởng triết học Trung Quốc - Khổng giáo sau khi đọc các ghi chép và sách của các giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên ghi chép về văn hóa, học thuật Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. Bớt cực đoan lại đi bạn ơi. Bất kỳ nền văn hóa nào cũng có chỗ hay và chỗ dở song hành tồn tại chứ trên đời không tồn tại sự vật, hiện tượng chỉ đơn thuần có mặt tốt hay chỉ đơn thuần có mặt xấu cả.

    -Thiên tài toán học nước Đức Leibniz nghiên cứu Kinh Dịch và nghiên cứu văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ 17:
    Leibniz lưu ý rằng các quẻ Kinh Dịch tương ứng với các số nhị phân như thế nào từ 000000 đến 111111, và kết luận rằng ánh xạ này là bằng chứng về những thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực toán học triết học mà ông ngưỡng mộ.

    Leibniz noted how the I Ching(Kinh Dịch) hexagrams correspond to the binary numbers from 000000 to 111111, and concluded that this mapping was evidence of major Chinese accomplishments in the sort of philosophical mathematics he admired.
    Theo nguồn: On Leibniz, the I Ching, and binary numbers, see Aiton (1985: 245–248). Leibniz's writings on Chinese civilization are collected and translated in Cook and Rosemont (1994), and discussed in Perkins (2004).

    Bản thân Leibniz cũng là một nhà Hán học nghiên cứu rất nghiêm túc về văn hóa Trung Quốc, triết học Trung Quốc.... Leibniz đã khen ngợi tư tưởng triết học Trung Quốc - Khổng giáo sau khi đọc các ghi chép và sách của các giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên ghi chép về văn hóa, học thuật Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    -Theo cụ Đào Trinh Nhất:
    Bên Pháp, là văn hào Voltaire trở đi, những người tri thức vẫn lưu tâm chú ý đến tư tưởng luân lý, chính trị và triết học nước Tàu cổ thời, khen ngợi trong ấy có nhiều cái đẹp, cái hay, dù đặt vào xã hội nào, thời đại nào cũng vẫn thích dụng. Ý kiến đó thấy bày tỏ ở những tác phẩm của Pautier, của Chavannes, của Pierre-Laffite và bao nhiêu văn nhăn học giả khác nữa, không thể kể hết. Ông Paul-Louis-Gouchoud, viết quyền “Hiền triết và thi nhân châu Á” (Sages et Poèms d’Asie) hâm mộ Khổng phu tử đến nỗi không ngại sang Tàu đến Khúc Phụ thăm mộ rồi viết mấy câu rung động thế này: “Ở chỗ thăm thẳm Trung Quốc nghìn xưa, Khổng phu tử nói với chúng ta những lời mà chúng ta nghe hiểu lập tức. Trong nháy mắt, ngài hóa ra người đồng châu với ta".
    Giáo sĩ Lợi Mã Đậu (Matteo Ricci) sang Tàu đời Minh Thần tôn, cuối thế kỉ XVI, dụng công học chữ Hán và nghiên cứu học thuật tư tưởng của Tàu, rồi thú thật rằng thuở nay Âu châu tự cho mình là thiên hạ duy nhất, rõ quá tự phụ và sai lầm. "Nền văn minh đẻ ra ở những xứ tiếp giáp Địa Trung Hải và đã thịnh vượng lạ lùng té ra thể gian không phải chỉ có mình nó! Còn có một nền văn minh nữa để ở xứ Cực đông chẳng thua kém gì, .........
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Có người bảo học thuật tư tưởng Trung Quốc ngày xưa lộn xộn rời rạc, không có phương pháp khoa học.
    ..... E. V. Zenker(Ernst Viktor Zenker) đã làm trạng sư hộ Trung Quốc mà bác thuyết ấy:
    “Ta nên nhìn việc đời một cách thoát hẳn thành kiến. Người ta nói người Tàu không có khoa học nọ kia, bởi vì... Tôi xin hỏi rằng Âu châu chúng ta có khoa học tự bao giờ và triết học Âu châu ta biết dùng phương phép khoa học từ bao giờ? Cái mà ngày nay ta gọi là khoa học, trước thế kỉ XVI ta đã có đâu nào. Kì thật từ đời xa lắc, trí thức người Tàu có thể so sánh với bất cứ dân tộc văn minh nào khác. Trước tây lịch mấy nghìn năm, họ đã biết nhất định mỗi năm là 365 và 1 phần tư ngày: về thiên văn, về toán pháp, họ đã thông hiểu rất sớm, trong khi nhiều dân tộc khác chưa biết là gì v.v... ”
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Cảnh1711 thích bài này.
  3. Hài thật. Bạn lấy Heidegger làm ví dụ tác giả người Tây viết sách hay đáng đọc hơn sách vô bổ Kinh Dịch Trung Quốc.

    Nhưng bản thân ông triết gia Heidegger vốn cũng là người rất hứng thú và có Nghiên cứu nghiêm túc về Tư tưởng triết học phương Đông thời xưa như tư tưởng triết học Nhật Bản và Trung Quốc. Thậm chí, người ta còn nói các tư tưởng triết học của Heidegger chịu ảnh hưởng rõ rệt do ảnh hưởng từ quá trình nghiên cứu tư tưởng triết học phương Đông. Bó tay.
     
  4. nguyenhoangtq

    nguyenhoangtq Lớp 1

    Sách thiêng? Tiêu chí nào vậy? Bản thân mình không kiến giải được điều gì thì cũng không nên lấy định kiến của người khác mà hoang truyền tiếp. Cuốn này đã được hàng trăm người vẽ vời thêm nếm không biết bao nhiêu đồ gia vị...và, chắc chắn nó sẽ được hậu thế tiếp tục bàn cãi mãi không thôi! ...
     
  5. Giờ tới màn Liệt kê tôi đọc 100 cuốn sách Triết nên tôi không giống vẹt hả?

    Sự thật, Heidegger có thời gian nghiên cứu tư tưởng triết học cổ của Nhật Bản và Trung Quốc để bổ sung cho tư tưởng của ông. Điều này được viết vào Tiểu sử của Heidegger luôn. Giờ bạn lên giọng Khoe Ta Đây đọc nhiều sách Triết để thể hiện điều gì?

    Đầu có nhiều chữ, chứa nhiều sách Triết chưa chắc đã biết ăn nói và phép lịch sự tối thiểu tôn trọng người khác. Haizzz
     
  6. Cảm nhận sách cũng tùy mỗi người, sách mà cảm được, học được nhiều thì là sách tốt, sách tốt mà bản thân chưa đủ tầm để cảm thì vẫn vô dụng.
    kinh dịch trãi qua hàng trăm năm đến nay không còn đơn thuần là công cụ bói toán dự đoán đúng sai nữa mà thành tựu của kinh dịch là trở thành hệ thống triết lý nhân sinh sâu sắc. Mình không xem toán mệnh, nhưng 2 chữ Đạo và Đức trong kịch dịch thì học mãi. Cảm ơn bác Mèo đã giới thiệu.
     
    Samurai2017 thích bài này.
  7. thanhtruc123hn

    thanhtruc123hn Mầm non

    Rồi cuối cùng có đọc cuốn đó chưa? Tự nhiên đang hỏi có đọc tác phẩm đó của Heidegger chưa thì bạn lái qua tiểu sử
    Những người như bạn ở VN rất nhiều đọc nguyên bản thì ít mà đọc nguồn thứ ba của tác giả đó thì nhiều, chả trách văn hóa đọc ngày càng giẻ rách, thôi stop, bạn không đủ trình tranh luận với t đâu, mất thời gian
     
  8. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Theo mình nghĩ. Nguồn thứ 3 không có gì sai. Nguồn thứ 3 có nhiều mức độ tin cậy khác nhau.
    Ví dụ mình nghĩ sách giáo khoa về khoa học cũng chỉ là nguồn thứ 3 thôi, tổng hợp lại từ biết bao nhiêu nghiên cứu của cả mấy trăm năm. Vậy thì sách giáo khoa có đáng tin cậy không? Vì mình nghĩ bạn cũng đồng ý với mình là việc đọc nguyên bản gốc của các nghiên cứu khoa học cho tất cả mọi vấn đề là không thực tế.

    Mình tò mò muốn biết góc nhìn của bạn thế nào.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  9. Mình hay đọc theo chủ đề, thường các tác giả diễn giải ý cũng khá khác nhau, nếu dịch ra đôi lúc đi sai ý tác giả là bình thường, đặc biệt là các sách về kinh tế chuyên ngành. Nếu người đọc có kiến thức tốt để nhận ra nhưng vấn đềbiết cái nào học được cái nào bỏ thì thực ra nguồn không vấn đề gì. Như bạn nói sách giáo khoa thì đó là một quá trình nghiên cứu và cải biên liên tục để phù hợp, đi kèm đó có người hướng dẫn để không sai lệch.

    không phải ai cũng có khả năng tự học và nhật thức được đúng sai, nên vẫn có nhiều tổ chức mượn Kinh Thánh, Kinh Dịch dùng thêu dệt để kích động. Nên mình nghĩ nếu dùng cho phần lớn người đọc thì nguồn chính thống rất quan trọng.
     
  10. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    @dương ngọc nghĩa hihi mình chỉ hỏi để muốn xem thử @thanhtruc123hn nghĩ như thế nào thôi, chứ mình biết tầm quan trọng của tài liệu nguyên bản. Mình chắc chắn không biết và đọc nhiều như bạn đó, chả biết Kinh Dịch là gì, Heidegger, v.v... là ai, nhưng mình biết cách lập luận cơ bản. Nên mình "chọc" thử xem bản đó sẽ trả lời thế nào. Mình "chọc" vì không thích kiểu tỏ vẻ ta đây đọc tài liệu rồi nghĩ rằng mình hơn người khác :))

    Mình thấy hài hài khi các bạn dùng "Kinh Thánh" như là một tài liệu kinh điển mặc định. Mình không theo đạo thờ Chúa nên Kinh Thánh... vô nghĩa đối với mình. Nhưng mình rất tò mò và muốn tìm hiểu về những lời dạy và lời giáo huấn của các đạo thờ Chúa. Và tất nhiên mình sẽ tìm một cuốn sách giáo khoa nào đó nghiên cứu và tổng hợp lại Kinh Thánh, chứ mình sẽ chẳng bao giờ sẽ mở cuốn Kinh Thánh ra để mà đọc. Thiết nghĩ cần phải xem xét kỹ chất lượng của tài liệu trước khi đưa ra đánh giá, chứ không phải tất cả mọi thứ không phải tác phẩm gốc thì là không có giá trị.

    Cuộc nói chuyện này càng ngày càng đi xa với cái topic gốc :))

    Mình thấy cái này hay, gửi mấy bạn xem chơi trong thời đại mọi thứ cứ thực thực hư hư, cái gì đáng tin cái gì thì không Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Cảnh1711 thích bài này.
  11. m.nas_hl90

    m.nas_hl90 Mầm non

    Bạn này không hiểu gì về Kinh Dịch mà nói như thật vậy. Nếu bạn hiểu sâu Kinh Dịch, hiểu lý Âm-Dương, bạn sẽ giải thích được vạn vật trong vũ trụ hay đời sống con người. Lúc ấy bạn không cần đọc cái gì khác nữa đâu, chỉ cần Âm-Dương là ra hết.
    Và thêm một điều nữa, Kinh Dịch gốc gác của nó không phải từ Tàu, từ Hán gì cả. Nó có gốc từ dân tộc Việt cổ xưa, nay chính là Việt Nam đấy. Về đọc thêm sách và học hỏi thêm đi.
     
    Last edited by a moderator: 14/8/23
  12. Đào Duy Phong

    Đào Duy Phong Mầm non

    Bạn còn thượng thừa hơn nữa khi nói kinh dịch là của Việt Nam, topic này đúng là đã tụ hội quá nhiều thanh niên học chưa tới
     
  13. Đào Duy Phong

    Đào Duy Phong Mầm non

    :)) tôi nghi bạn là một trong số những người Việt Nail thôn tính được bang California của Mỹ quá
     
  14. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    Sao bạn bảo người ta đọc chưa tới có sách nói kinh dịch là của người Việt đó bạn nhưng đọc để biết thôi còn khó tin được.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 14/8/23
  15. Đào Duy Phong

    Đào Duy Phong Mầm non

    Mình nghĩ bạn nên đọc loại sách self help sẽ hợp hơn
     
  16. Hung_nguyen_trong

    Hung_nguyen_trong Mầm non

    m.nas_hl90 nói là kinh dịch là của việt nam là cũng đọc ở sách đó bạn cuốn cơ cấu việt nho của kim đình có nói thế nhưng thực ra thì rất khó để sác định chắc đó cũng chỉ là lập luận chủ quan mà thôi
     
  17. Vãi cả Việt cổ, haha. Phần nhiều tôi thấy toàn dùng Dịch đi làm thầy bói =)))
     
  18. xamxixixo

    xamxixixo Mầm non

    mình cho rằng dù không xét theo khía cạnh huyền bí thì Kinh Dịch cũng dựng lên văn hóa Trung Quốc, và văn hóa Trung Quốc cũng trở thành 1 phần của văn hóa Việt Nam. Mình thì khá tin vào nó xét theo khía cạnh tự nhiên như thể quy trình sinh ra và chết đi và lại sinh ra và lại chết đi rồi cứ thế của, ví dụ 1 cái cây.

    Mấy hôm trước mình có dùng 3 đồng xu 10 rub của nước Nga, chứ không phải đồng Càn Long gì đó nhé, tung quẻ Lục Hào, rồi dùng máy tính vào web làm thêm 1 quẻ Mai Hoa. Kết quả ra rất gần nhau, luận đoán thì nội dung như nhau. Và sự việc xảy ra sớm hơn cả quẻ, hoặc có thể do mình vẫn chưa nắm được cách xác định thời gian quẻ. Là 1 kẻ đang tìm hiểu xem cái môn này có đúng không (xuất phát từ thái độ trung lập), sau mấy hôm thử quẻ đó mình thấy đang nghiêng về phía tin.
     
  19. m.nas_hl90

    m.nas_hl90 Mầm non

    Các ông cứ nghĩ rằng đọc nhiều sách và cho là mình thông thái khi lấy tri thức từ sách ra bình luận. Các ông không hiểu là sách cũng có thể viết lại suy nghĩ và tâm tính, niềm tin của con người. Tôi còn chưa nói đến chuyện sách viết đúng/ sai sẽ làm người ta tin theo chiều tương ứng.
    Kinh Dịch là bói toán vì các ông đọc được rằng người ta nói nó dùng để bói toán. Bản thân các ông chưa hề tìm hiểu Kinh Dịch và hiểu cái gốc gác triết lý của nó từ ngàn xưa. Thậm chí từ "Kinh", "Dịch" ý nghĩa của nó là gì các ông cũng chả biết.
    Thế sao các ông có thể ăn nói hàm hồ về nó như thế?
     
  20. 1102

    1102 Lớp 4

    Kinh Dịch bản thân nó là triết học phương Đông. Trải qua thời gian, người ta thấy ở đó có đầy đủ các triết lý sống có thể dùng nó để luận đoán cuộc đời nên bị biến tướng gọi là sách bói toán. Cũng như Truyện Kiều cũng vậy, trong Truyện Kiều cũng thể hiện như là 1 xã hội với đầy đủ các mặt, mới ra đời bói Kiều đó thôi. Còn chuyện xuất xứ của Kinh dịch, nhiều khi các cụ nhà mình cũng tự ti dân tộc quá mới có chuyện tranh nhau xuất xứ của Kinh Dịch (chuyện dài tập, không có hồi kết).
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này