Kinh điển Là Bóng Hay Là Hình - Fyodor Dostoevsky

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi silence00, 1/5/16.

  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Được xuất bản vào năm 1846, "Là Bóng Hay Là Hình" vẫn là hình ảnh con người trong trong cái nhìn lạ lùng của Dostoiesvski, ném ánh mắt tinh tế vào tận nẻo thâm cùng của tâm hồn con người, những tâm hồn độc đáo, bất thường, bệnh hoạn. Golyadkin, nhân vật của câu chuyện, và "cái bóng sống thực" của y, cho ta thấy sự hoảng hốt ngỡ ngàng của con người về chính mình: rất gần mà rất xa, thân thiết mà hận thù, thật một mà quả hai, rất hai nhưng chỉ là một. Nhưng mỗi chàng Golyadkin là một mẫu người: Nếu Golyadkin là một tích lũy của những dồn nén ẩn ức, thì Golyadkin hai là sự giải tỏa những ẩn ức dồn nén đó: nếu Golyadkin một là con người trong sạch (theo cái nghĩa gần như sơ khai, nguyên thủy) thì Golyadkin hai là một người tạo ra bởi những giả dối của xã hội văn minh. Và tâm hồn què quặt của Golyadkin là bãi chiến, là sự giằng co giữa hai con người đó.

    Nguồn: vietmessenger.com
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/5/16
  2. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Quyển này vietmessenger copy bên vnthuquan.
    Sách riêng của vietmessenger họ đều đưa lên dưới dạng flash. Những quyển sách dưới dạng text họ đi copy của các trang web khác đem về nhưng không ghi nguồn.
     
  3. an234

    an234 Lớp 3

    sao mình đọc truyện này mà không hiểu cái gì vậy ngoài trừ phần bình luận của Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ? Bạn nào đọc cho nhận xét về quyển này với.
     
  4. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Sách của Dostoiesvski luôn luôn đào sâu vào nội tâm của một con người.
    Con người luôn luôn tự vấn chính mình, trăn trở với những hành vi nhỏ nhặt của mình.
    Nhân vật chính sáng ra đi làm, gặp người quen phải chào hỏi. Thế rồi anh ta tự hỏi: tại sao mình phải chào người đó. Tại sao những người quen biết phải chào hỏi nhau? Mình làm khác đi có được không?
    Tiếp tục đào sâu vào những ngõ ngách trong tâm hồn mình, nhân vật chính từ từ bị chứng nhị trùng phân cách. Anh ta tưởng tượng có một nhân vật giống y như mình nhưng lúc nào cũng chế nhạo anh ta, làm những hành động ngược lại với anh ta. Nhưng thật ra là anh ta đang tự đối diện với chính mình, tự đối thoại với chính mình.
    Con người đôi lúc thoát thai khỏi bản ngã của chính mình để đi tìm cái ngược lại với chính mình.
     
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    "Đèn đường rít lên, gió rên rỉ như ăn mày đang xin người qua lại một kopeck mua đồ ăn."

    Tả cảnh một đêm đông mưa bão u ám thôi mà cũng có thể liên tưởng "tiếng gió" như tiếng "rên rỉ như ăn mày" thì quả thật... nhấn mạnh quá sức. :oops:
     
    eta128, Vănminh100 and machine like this.
  6. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy nhận xét này rất hay và mình cũng có suy nghĩ giống vậy:

    Golyadkin bị xã hội trục xuất và trong tiềm thức anh ta chấp nhận bản án bằng cách tạo hình một đôi (bạn có thể gọi đó là ảo giác). Mặt nạ này, tuy nhiên, kìm nén con người thật của anh ta. Bằng cách chấp nhận cái bóng của anh ấy và bằng cách yêu anh ấy (cái bóng), anh ấy hoàn toàn mất đi danh tính thực sự của mình và tự hủy hoại chính mình.

    "Tôi, tôi chẳng là gì cả ... Tôi chẳng là gì cả, mãi mãi và vĩnh viễn." Chiến lược của Golyadkin sau đó là thích ứng với sự dối trá của xã hội bằng cách che đậy bản thân bằng những thứ mà xã hội tôn trọng. Ảo giác của anh ta bắt đầu, anh ta nhìn thấy Golyadkin trẻ hơn và thành công. Anh ta nói chuyện với hắn. Vì vậy, anh ta đánh mất con người thật của mình, cái tôi ban đầu của mình, và đầu hàng trước ảo giác của mình. Vì vậy, anh ta phát điên. Hắn không giống với nhiều người đoạt thiên hạ lạc linh hồn sao? Một phần của bản thân chúng ta là phần xã hội nhìn nhận chúng ta như thế nào, phần khác là con người thật của con người chúng ta. Bạn có thể tự sát, nếu bạn muốn được chấp nhận một cách tuyệt vọng giống như Akaky Akakievich Bashmachkin tội nghiệp trong "The Overcoat" của Gogol. Cả hai câu chuyện đều kết nối.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/7/21
    nhat1395 thích bài này.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trong phim ảnh hiện đại cũng hay có nhân vật bị giằng xé, bị "cho lời khuyên" từ hai con (quỷ bay nhỏ nhỏ) một trắng một đen, một số là chính hình dạng của nhân vật và cũng một trắng một đen cho lời khuyên hoặc là hành động tử tế hoặc hành động ích kỷ.

    Không biết cái nào có trước nhỉ?
     

Chia sẻ trang này