Hiện thực Lều chõng - Ngô Tất Tố

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 2/9/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đồng nghĩa với "lả tả".
     
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Tiếp tục, có câu "Dụng nhứ tác chân tiếp", là một câu tiếng Hán, tiếng Hán có chữ nào là "nhứ" không nhỉ?
     
  3. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đúng là khá khó hiểu nếu miêu tả các cô con gái lở tở kéo ra...
    Thôi cứ đợi đối chiếu sách gốc coi sao vậy.
     
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    "Lò tò" thì đúng hơn cả.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  5. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Bạn Trưởng đối chiếu sách gốc chưa :D Chứ lò tò mình không có hiểu nghĩa cho lắm :D :D
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng là "lở tở" đấy, từ này hay gặp trong văn cụ Ngô Tất Tố.
    Có lẽ là từ cổ hay từ địa phương, nghĩa cũng như "lục tục", "lẻ tẻ" hay "lả tả" nhưng từ sau này chỉ dùng nói về hoa lá rụng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/16
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có đấy bạn ạ. Nhớ bài Táng hoa ngâm của Đại Ngọc có câu: Du ti nhuyễn hệ phiêu xuân tạ.
    Lạc nhứ khinh triêm phốc tú liêm.
    Lại nhớ truyện Tru tiên có câu Tiểu tùng cương- nguyệt như sương. Nhân như phiêu nhứ hoa diệc thương.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  8. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cái này là xem hình đoán chữ thôi. Lò tò nghĩa như lò dò. Cái này phải xem bản gốc có chú thích thì mới vỡ lẽ được. Có bản gốc mà không có chú thích thì ta cũng chỉ đoán mò thôi vì từ này không có trong từ điển.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Thêm mấy từ cổ nữa mà cụ Ngô dùng:
    lạo thảo: qua loa, qua quýt
    đạp cơm: một phần trong việc kéo sợi (coi như từ chuyên ngành)

    Có từ này cần tham khảo mọi người "Cạnh bức rào nứa cao đến khỏi rốn, bọn lính phục dịch tấp nập đi lại. Trên chiếc chiếu đàn cạp xanh, mấy người lại phòng to vo ngồi cạnh hòm ấn và cái hộp son."

    "To vo" đây nghĩa là gì nhỉ? Có đúng từ này không hay sai chính tả? Nghe như "co ro" hay "tô hô". :D (chú ý trời lúc đó không lạnh nên từ này chắc không có nghĩa là "co ro")
     
    dongtrang thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lạo thảo là từ Hán Việt đấy. Trích 1 đoạn trong từ điển:

    Từ điển Trần Văn Chánh
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link】lạo thảo [liăocăo] ① (Chữ) viết ngoáy, ngoáy: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nét chữ ngoáy;
    ② (Làm việc) cẩu thả, qua quýt, luộm thuộm. Xem Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link [lăo].


    Còn "to vo" có lẽ cũng như "chơ vơ" hay "bơ vơ" ý chỉ mấy người ngồi không với nhau. Đọc truyện này bằng sách in trước đây, tôi cũng nhớ từ này chính xác là như vậy.
    Nói chung thì các từ mà ta gọi là từ láy thường có nguồn gốc từ Hán Việt, chỉ là không tìm được nguồn gốc thôi.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  11. V\C

    V\C Lớp 4

  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Team làm gì, làm cố vấn giải đáp mấy từ khó hiểu à :))
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trong truyện Việc làng của Ngô Tất Tố viết:
    Cụ Thượng nằm tò vo(1)trên chiếc giường tre trong gian bên kia.

    Tiến sĩ Cao Đắc Điềm, con rể cụ Ngô Tất Tố và con gái cụ là bà Ngô Thị Thanh Lịch chú giải là:
    Tò vo: Hình cung, giống như hình tổ tò vò (Tò vò: loài ong nhỏ có cuống bụng dài, làm tổ bằng đất nhão bám trên vách hay trên mái nhà).

    Tiếc là bản Lều Chõng do Cao Đắc Điềm và Ngô Thị Thanh Lịch khôi phục từ bản gốc và chú giải đã hết hàng nếu không ta căn cứ vào bản này thì sẽ đỡ mệt biết mấy.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Thế có lẽ chọn từ "tò vo": ngồi cong người, khom người.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2016-12-20_22-52-7.png

    Ở đây chắc nghĩa là co ro
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Vậy thì bản nào đáng tin cậy hơn đây, bản của bác quang3456 cũng là chụp từ sách ra à?
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Từ ebook pdf bạn ạ
     
  18. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Các bạn còn chưa tính đến trường hợp từ dùng là từ địa phương. Ví dụ từ "hú" một từ ở vùng tôi sinh ra và lớn lên, không nghe thấy ở vùng nào khác, nó có nghĩa là trốn, ẩn núp. Từ này bây giờ cũng không thấy lớp trẻ dùng nên coi như nó đã chết. :( Một số từ dạng địa phương hiện đại khác: vùng Đà Nẵng - Quảng Nam gọi ruốc thịt (chà-bông - như trong Nam) là giăm-bông, cái yếm (bửng, dè) xe motor là cái "manh". Vùng Bình Định (Quy Nhơn gọi cây dọc mùng (bún dọc mùng ở Hà Nội rất ngon, nhiều khi chủ quán càng chửi khỏe thì càng đông khách :p) là cây "bạc hà". :D

    Theo tôi không nên đoán mò mà nên dựa vào sách in hoặc scan pdf, pdf có thể được convert từ doc, docx, prc, mobi, epub.... đấy nhé.
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Không có sách in/pdf scan nên mới phải đoán, chứ có sách thì cần gì phải tranh luận nữa. Mà tôi làm ebook nhiều thấy một số trường hợp sách in cũng sai đó nhé (nhất là sách in giai đoạn đầu thập niên 2000, tái bản các bản dịch xưa), không thể tin tuyệt đối được
     
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không dám, mắt "thằng này" có nhìn thấy gì đâu mà tim với phổi! :P
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này