Tuỳ bút - Biên khảo G Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659. Đỗ Quang Chính, SJ.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/9/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    “Thói nước, trong nhà thì thờ Tiên sư, là dạy học các nghề nghiệp gì, thì có Tiên Sư thay thảy.

    “Bếp thì thờ Táo quân, gọi là Vua bếp. Nó lấy chồng trước thì sa vào lửa mà chết, nó lại lấy chồng sau mà lòng còn thương nghĩa chồng trước, thì chồng sau đi xem nơi lỗ xưa, thì mình [382] cũng sa xuống mà chết. Chồng sau thấy vợ chết, thì cũng gieo mình xuống mà chết, thì ba người vào một lỗ ấy; thì người ta nói bày đặt rằng: ấy là Vua bếp, thì phải cậy cho làm mọi việc nên.

    “Sự Thổ công thì thờ ngoài vườn. Vì xưa có một người ở bên Ngô, ở xứ Hồ Quảng, hay đi săn chơi ưên rừng. Ngày ấy thấy một trứng bỏ giữa đàng, thì người ấy lấy về mà để chơi. Ngày sau trứhg nở ra được cái rắn. Liền cho nó ở nhà, thì nó đi bắt gà lợn người ta mà ăn thịt, hết nhiều của người ta lắm, thì người ta kêu. Ông ấy liền đem nó lên trên rừng là nơi trứng cũ ngày xưa, mà rằng: con ở đây, chớ về nhà làm chi, con sẽ kiếm ăn rừng này vậy. Nó liền ở đấy, có gặp ai thì bắt ăn thịt dù là trâu bò hay là ngựa cũng vậy. Thiên hạ sợ, chẳng có ai dám lại đấy nữa, thì kêu cùng Vua rằng: đất ấy có cái rắn dữ, chẳng có ai đánh được nó. Mà Vua có sai ai đi, thì nó cắn chết, thì chẳng còn ai dám đi. Vua liền rao thiên hạ rằng, ai mà đánh được con rắn ấy thì Vua cho làm quan. Thấy vậy, người nuôi nó ngày trước, liền chịu lệnh Vua mà đi đến nơi nó ở. Nó liền ra toan cắn ông ấy, thì ông ấy rằng: con cắn ông ru, này là ông nuôi con ngày xưa, mà con chẳng biết ông ru? Nó liền đến chân ông ấy, như lạy người vậy. Ông ấy liền chém một lát, nó chết liền. Ông ấy về tâu Vua, thì Vua phán cho làm quan; thì ông ấy rằng: tâu Vua, tôi chẳng đáng làm quan. Vua phán rằng: mày muôn đí gì thì tao cho. Ông ấy rằng: tôi muốn ăn cho đủ; thì Vua cho hễ là trong xứ ấy có của gì mới thì cho ông ấy ăn trọn đời. Vì Vua để cho coi đất ấy, đến ngày sau ông ấy chết, thì xứ ấy còn thờ ông ấy như xưa, gọi là Chúa đất. Đến ngày sau có người Annam đến đấy thấy, liền bắt chước mà về nhà làm làm [383] nơi thờ, mà nói rằng, Chúa đất. Cho nên người ta bắt chước người ấy cho đến nay. Ai ở đâu thì có thờ Thổ công đấy cho sức khỏe.

    “Chùa thờ Bụt thì một làng là một chùa, nhà thờ Thần thì cũng vậy, chẳng kể được cho hết.

    “Nghệ An xứ, những nhà thánh thờ Đức Chúa Trời, Được bảy mươi lăm nhà thánh.

    Sơn Nam xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh.

    Hải Dương xứ được ba mươi bảy nhà thánh.

    Kinh Bắc xứ được mười lăm nhà thánh.

    Thanh Hóa xứ được hai mươi nhà thánh.

    Sơn Tây xứ được mười nhà thánh”.​


    *​

    Tài liệu “Lịch sử nước Annam” mà chúng ta vừa đọc, được chia làm hai phần: Phần nhất, thuật lại lịch sử chính trị nước Việt nam xưa từ đầu đến đời Chúa Trịnh Nguyễn, tuy nhiên, tác giả chỉ kể hết sức đại cương; Phần hai, tác giả viết tương đối dài về phong tục, xã hội, địa lý hành chính và số chùa cùng nhà thánh tức nhà thờ Công giáo.

    Tập tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử chữ quốc ngữ; còn về phương diện xã hội, thì phần hai của tài liệu cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn bộ mặt Việt Nam thời đó. Cũng vì vậy mà chúng tôi trình bầy tập tài liệu này ở đây.


    [...]
    ______

    [382] Mình: phải hiểu là bà vợ.

    [383] Tác giả viết dư một chữ làm.
     
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    Lời Kết

    Cuốn sách nhỏ bé này tuy đã giúp bạn đọc hiểu biết rộng hơn về lịch sử chữ quốc ngữ, nhưng còn nhiều thắc mắc chưa được giải quyết, ví dụ: - ai là người có công nhất trong việc sáng tác chữ quốc ngữ? - tên những người Việt Nam đã cộng tác đắc lực với các Linh mục Dòng Tên trong khoảng từ 1620-1659, hầu đặt nền tảng cho chữ quốc ngữ?

    Thật ra, chúng ta chỉ có thể nói một cách tổng quát là: việc sáng tác chữ quốc ngữ do nhiều Linh mục Dòng Tên ở Việt Nam thời đó, và, có lẽ các Thầy giảng Việt Nam đã là những người cộng tác hữu hiệu nhất với các Linh mục Dòng Tên trong công cuộc này.

    Dù sao mặc lòng, chúng tôi dám tin tưởng, cuốn sách sẽ giúp ích phần nào cho các nhà nghiên cứu lịch sử ngữ học Việt Nam, và riêng cho các học giả, giáo sư cũng như các bạn sinh viên, tha thiết với vấn đề lịch sử chữ quốc ngữ.


    [...]
     
  3. jakessteve

    jakessteve Mầm non

    Xin được tổng hợp và gửi đến quý bạn bản epub. Cám ơn tất cả các thành viên đã góp công OCR và proof-read.
     

    Các file đính kèm:

    votanhau and phtdce like this.
  4. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Cuốn này chưa hết bạn ơi.
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này