Chính luận Lịch sử Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ - Đỗ Quang Chính SJ. <1000QSV1TVB #0036>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 14/11/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ.PNG
    Tên sách : LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659
    Tác giả : ĐỖ QUANG CHÍNH, SJ.
    Nhà xuất bản : ANTÔN & ĐUỐC SÁNG, SAIGON
    Năm xuất bản : 1972
    IN LẠI NGUYÊN VĂN THEO ẤN BẢN
    CỦA TỦ SÁCH RA KHƠI
    CÓ SỬA CHỮA CỦA TÁC GlẢ
    ------------------------
    Nguồn sách : Diễn đàn TVE-4U
    Đánh máy : Nhóm đánh máy trên wiki TVE-4U
    Kiểm tra chính tả : Fish, ngankhanh.tran, dtpmai189, hero229, Ducko, suongdem, hiếuvânhưng, Song+SS, Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 13/11/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả ĐỖ QUANG CHÍNH, SJ.
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc

    Ghi Chú của nhóm làm Ebook :

    - Nhóm làm ebook sao y bản chính bằng hình ảnh những đoạn văn có ký tự đặc biệt mà do giới hạn của font chữ và bàn phím máy vi tính không thể sao chép như nguyên mẫu. Mong bạn đọc thông cảm.

    - Nhóm làm ebook cũng sao y bản chính những đoạn cổ văn tiếng Pháp, Ý, La tinh, Bồ Đào Nha của thế kỷ 17, mà có vài sự khác biệt trong cách viết so với cách ngày nay, ví dụviệcsử dụng ký tự ES thay vì Ê, ES thay vì , I thay vì J, Ïthay vì Y, Y thay vì I,U thay vì V (và ngược lại), Z thay vì S, OIT thay vì AIT, jusques à thay vì jusqu'à... Những cách viết này cũng được các tác giả (Linh mục) dùng khi Latinh hoá tiếng Việt, ví dụ : « Tau rữa mầï nhần danh Cha, con, spirito santo» và« Vô danh, Cắt ma, Cắt xác, Blai có ba hồn bãÿ uía, Chúa blòÿ ba ngôy nhấn danh».

    Ví dụ vài đoạn cổ văn nước ngoài điển hình được trích dẫn trong sách :

    Chú thích 3 :
    « Pour moy je vous adoüeque quand je fus arriué à la Cochinchine et que j’entendois parler les naturels du païs particulierement les femmes ; il me sembloit d’entendre gasoüiller des oyseaux, et je perdois l’esperance de la pouuoir jamais aprendre » (RHODES, Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en Chine, et autre Royaumes de l’Orient, Paris, 1653, tr. 72).

    Chú thích 115 :
    RHODES, Histoire dv Royavme de Tvnquin, et des grands progrez qve la predication de l’Evangile y a faits en la conuersion des Infidelles. Depuis l’Année 1627 jusques à l'Année 1646. Composée en latin par le R.P. Alexandre de Rhodes, de la Compagnie de Jésvs Et tradvite en françois par le R.P. Henry Albi, de la mesme Compagnie.

    Chú thích 148:
    Delle Missioni de, « Padri della Compagnia di Giesv nella Prouincia del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino Libri cinqve. Del P. Gio : Filippo de Marini della medesima Compagnia. Alla Santita di N.S. Alessandro PP. Settimo, Roma, 1663.

    Chú thích 182 :
    « Celuy qui m’ayda merueilleusement fut vn petit garçon du pais qui m’enseigna dans trois semaines, tous les diuers tons de cette langue, et la façon de prononcer tous les mots, il n’entendoit point ma langue ; ny moy la sienne, mais il auoit vn si bel esprit, qu’il comprenoit incontinent tout ce que je voulois dire, et en effect en ces mesmes trois semaines il apprit à lire nos lettres, à escrire, et à seruir la Messe, j’estois estonné de voir la promptitude de cét esprit, et la fermeté de sa memoire » (RHODES, Divers voyages et missions, tr. 73).

    Sách tham khảo :
    Dictionarivm annamiticvm, Lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Progaganda Fide in Lvcem editvm ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°.

    (Tham khảo về những cách viết trên qua tác phẩm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Charles Sorel, chez Tovssianct Qvinet,1647).

    MỤC LỤC

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tài liệu của Đắc Lộ viết năm 1636 (xem trong ebook)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tài liệu của Gaspar d’Amaral viết năm 1632 (xem trong ebook)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tài liệu viết tay năm 1648 (xem trong ebook)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cuốn Dictionarium (xem trong ebook)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (xem thêm trong ebook)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    GHI CHÚ : vài lỗi hiển thị văn bản khi đăng từng phần của ebook lên diễn đàn như : tự nhảy khoảng trắng, chữ và ký tự dính nhau, chú thích bị lỗi hyperlink. Mong bạn đọc thông cảm.

    THAM KHẢO THÊM

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/17
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

    Storm, Nyanko, Tinh Van Tam and 26 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    VIẾT TẮT

    ARSI, JS : Achivum Romanum Societatis Iesu, Jap. - Sin.

    BAVH : Bulettin des Amis du Vieux Hué.

    f. 150r : tờ 150 mặt trước.

    f. 150v : tờ 150 mặt sau.

    Ibid. : Như tài liệu đã dẫn ở trên.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI GIỚI THIỆU

    Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

    L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

    Mặc dầu tác giả đã khiêm tốn công bố là chỉ nhìn vấn đề theo khía cạnh lịch sử mà thôi, quyển Lịch sử Chữ Quốc Ngữ (1620-1659) này chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

    G.S. NGUYỄN THẾ ANH
    Trưởng Ban Sử Học
    Đại Học Văn Khoa Saigon
     
    tibelibrium, Heoconmtv and Despot like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI TỰA

    Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn. Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon, để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta ngày nay.

    Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam» do Bento Thiện viết năm 1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết chữ quốc ngữ khá thành thạo.

    Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.

    Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972.
    ĐỖ QUANG CHÍNH
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ

    Bàn về lịch sử chữ quốc ngữ từ năm 1620 đến 1659, không có nghĩa là chúng tôi trình bày hết mọi tài liệu lịch sử liên quan đến vấn đề, mà chỉ đem ra đây những tài liệu chúng tôi đã khám phá được tận nguồn, tức là tại các Văn khố và Thư viện. Dựa vào mớ sử liệu đó, chúng tôi xin trình bày vấn đề qua bốn chương mà chương một được coi như chương mở đầu cho ba chương kia :

    1. Nhận xét của một số người Tây phương về tiếng Việt.

    2. Sơ lược giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ (1620-1648).

    3. Linh mục Đắc Lộ soạn thảo và cho xuất bản hai sách chữ quốc ngữ đầu tiên năm 1651

    4. Tài liệu viết tay năm 1659 của hai người Việt Nam.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    1. NHẬN XÉT CỦA MỘT SỐ NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT

    Người cùng một nước nói cùng một thứ tiếng thì ít khi nhận thấy sự « kỳ lạ » của tiếng mình, bởi vì hằng ngày quá quen với những âm thanh đó, nên không để ý, trừ khi chịu khó học hỏi, nghiên cứu tiếng nước mình và đem so sánh với những ngôn ngữ khác. Người Việt chúng ta cũng thế, vì đã quen với tiếng nước mình từ khi còn nhỏ, nên không để ý đến điều mà người ngoại quốc thấy khi họ bắt đầu nghe và học tiếng Việt. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày nhận xét về tiếng Việt của bốn người Tây phương sau đây : Cristoforo Borri, Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), Gio. Filippo de Marini và Joseph Tissanier. Các ông là những người ở Việt Nam trong khoảng từ 1618 đến 1663, đã học tiếng Việt và đóng góp ít nhiều vào việc thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay. Dưới đây chúng ta sẽ thấy họ nhận xét thế nào về thanh và ngữ pháp tiếng Việt.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THANH TIẾNG VIỆT

    Tháng 12-1624 linh mục Đắc Lộ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ Áo Môn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đi tầu buôn Bồ Đào Nha tới cửa Hàn (Đà Nẵng) sau 19 ngày vượt biển và bị bão ở gần đảo Hải Nam. Tới Đàng Trong, Đắc Lộ đến ở tại Thanh Chiêm (Dinh Chàm), tức là thủ phủ Quảng Nam Dinh, và học tiếng Việt tại đó. Sau này Đắc Lộ viết:« Riêng tôi xin thú nhận rằng, khi vừa tới Đàng Trong nghe người Việt nói chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Quả thật, đối với người Âu châu, lúc đầu học tiếng Việt thật là khó, vì họ không phân biệt nổi thanh mỗi tiếng. Linh mục Gio. Filippo de Marini ở Đàng Ngoài từ 1647-1658, cũng nhận rằng: « Một người sau khi đã học nói tiếng Việt kha khá, thì kinh nghiệm cho họ hay rằng, tiếng Việt quả là cực kỳ khó khăn» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Linh mục Joseph Tissanier ở Đàng Ngoài từ 1658-1663 cũng ghi lại như sau : « Tôi xin thú nhận rằng, lúc đầu tiếng Việt làm tôi phát sợ, vì thấy nó khác các ngôn ngữ Âu châu quá, nên hầu như tôi thất vọng trong việc học tiếng này» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tuy tiếng Việt khó, nhưng sau một thời gian miệt mài, những người trên đây đã nói và nghe được tiếng Việt. Joseph Tissanier Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đến Đàng Ngoài ngày 13-4-1658, bốn tháng sau, ông đã có thể tạm « giải tội » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và nói những câu truyện thường với người Việt. Đối với Đắc Lộ, sau mười tháng học, ông đã bắt đầu giảng thuyết Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Linh mục C. Borri đến Đàng Trong năm 1618, và qua sáu tháng học tập, ông đã nói truyện và « giải tội» được. Ông thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn, phải dành ra bốn năm trọn để học Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tiếng Việt tuy khó, nhưng lại « du dương, hòa điệu» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link« giống như bản nhạc liên hồi» Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Borri nói rõ rằng, người nào có tài về âm nhạc, biết phân biệt âm thanh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì theo ý ông, tiếng Việt là tiếng dễ dàng nhất đối với họ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Marini cho rằng, dường như là dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hòa hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng phổi ; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm một cách nhẹ nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Dường như đối với người Việt « nói và hát cũng là một » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông Marini nói thêm : « Khi đọc, người Việt không cần phải thay đổi tiếng mà vẫn làm cho một tiếng ấy có nhiều nghĩa khác nhau, bởi vì họ chỉ cần lên giọng hoặc hạ giọng tùy theo cường độ và nhịp điệu. Những người Việt từ nhỏ đã học nói theo nhịp điệu, dầu họ không phải là nhạc sư » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Theo Đắc Lộ, Marini, Tissanier, thanh tiếng Việt khó vì những lý do sau đây : Thứ nhất, tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ. Thứ hai, cùng một tiếng phát âm một cách khác nhau, có thể chỉ nhiều nghĩa và thường lại có nghĩa đối nghịch nhau. Vì thế theo Đắc Lộ, cùng một tiếng như tiếng Daï chẳng hạn, nếu đọc bằng nhiều cách, thì nó chỉ tới 23 sự vật hoàn toàn khác nhau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Thứ ba, thanh của mỗi tiếng đôi khi rất nhẹ và khá tế nhị. Do đấy, ai muốn tấn tới trong việc học tiếng Việt, phải chu chu chăm chắm mà học, để có thể phân biệt được các thanh. Thứ bốn, đây là điểm khó khăn nhất trong khi dùng tiếng Việt, đó là việc phát âm. Trong khi đọc lên một tiếng, người ta phải làm thế nào để hơi thở, môi, răng, lưỡi và họng cùng hòa hợp phát ra một tiếng vừa phải và chính xác. Như vậy thì tiếng vừa phát ra mới chỉ đúng sự việc mình muốn nói Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Hẳn thật những điểm khó khăn trên đây về thanh tiếng Việt, người Âu châu cảm thấy rõ ràng nhất. Cùng một tiếng, thêm bớt hay là uốn hạ âm thanh, đều làm cho nghĩa khác nhau. Điều này không thấy ở trong nhiều tiếng, như La tinh, Bồ Đào Nha, Tây ban Nha, Ý, Pháp, Anh v.v... Chính L.m. Đắc Lộ khi bàn về thanh tiếng Việt đã cho một số ví dụ và thuật lại vài mẩu chuyện hay hay về việc người Tây phương nói tiếng Việt. Sau đây là ví dụ của ông :

    Trong tiếng ba, nếu thêm thanh huyền sẽ thành chữ , thanh hỏi thành bả, thanh sắc thành , thanh nặng thành bạ và thanh ngã thành . Như vậy, sáu thanh (cũng có thể gọi là sáu dấu) trong một tiếng làm khác hẳn nghĩa mỗi tiếng khi phát âm : ba bà bả [vả] bá bạ bã. Theo lời giải nghĩa của Đắc Lộ, thì sáu tiếng trên đây hoàn toàn là một câu và có đủ nghĩa như sau : Ba bà thổi vào mặt (hay tát vào mặt) bà thứ phi đã bị duồng dẫy (bỏ rơi) một thứ cặn thuốc (thuốc độc) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Để bạn đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa câu trên mà Đắc Lộ đã trình bày, chúng tôi tưởng cần phải trích ngay những định nghĩa về mấy chữ đó do Đắc Lộ ghi trong cuốn Tự điển của ông xuất bản tại La mã năm 1651 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :

    « Ba : tres : tres, vel tria. ba ngôi : tres pessoas : tres personae.

    « Ba, bổ [vổ] tay ba [ca] hát : fazer som com as palmas pera cantar : plaudere manibus ad canendum.

    « Ba, thịt ba rội : carne di porco gorda com camas de magra : caro suila lardo intersita.

    « Bá : bá léy : tomar o que lhe não dão : rapio, is.

    « Bá : molher segunda de principe, ou gouernador : concubina principis viri.

    « Bà : auo, Senhora : auia, domina.

    « Bà, đức bà : molher de principe, ou Gouernador grande : vxor principis viri.

    « Bà, đân bà : femea : faemina, ae.

    « Bả, thủ bả : vigia de posta : custos, dis.

    « Bả, cái bả : certa peça de seda a modo de canga de cordao : fericum quoddam in modum panni linei retorti.

    « Bạ : vntar : illinire.

    « Bạ vàng : dourar : inauro, as.

    « Bạ, ai bạ thì ley : cousa que nao tem dono, quemquer a toma : res pro derelictâ, quae est primo occupantis.

    « Bã : bagaço : magma, tis. bã thúoc : o bagaço da meizinha : magma medicinae jam peractae et sic de aliis rebus.

    L.m. Đắc Lộ muốn chứng minh rõ rệt hơn, còn đem ra một ví dụ khác : Chữ ca, nếu thêm thanh (dấu), có bốn nghĩa khác nhau : ca : hát, : trái cà, cả : lớn, : con cá Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Để người ngoại quốc thấy rõ hơn sự nguy hiểm trong khi phát thanh sai tiếng Việt, Đắc Lộ thuật lại hai câu chuyện sau đây : Một hôm L.m. bạn với Đắc Lộ muốn bảo người giúp việc đi chợ mua . Khi người giúp việc ở chợ về, bảo cho ông hay là đã mua như ý L.m. muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem loại cá nào, thì ông bỡ ngỡ vì người đi chợ lại mua một thúng đầy cà. L.m. biết ngay là vì đã đọc trại tiếng thành , nên ông xin lỗi người giúp việc. Một L.m. khác bảo người nhà đi chém tre. Đoàn trẻ em trong nhà L.m. nghe thế sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát thanh lầm là chém trẻ, nên làm cho đàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm và trở về nhà với Linh mục Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tôi sẽ sơ lược tiểu sử của ông trong chương ba.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkÁo Môn tức O Moon, người Bồ Đào Nha gọi là Macau, người Pháp gọi là Macao, là một doi đất cửa sông Tây Giang, ở phía Bắc đảo Schangch’uan chừng 80 cây số. Vào giữa thế kỷ 16, bọn cướp biển trú ở Áo Môn hay đến quấy nhiễu thành Quảng Châu. Lúc đó, đã có một số thương gia Bồ Đào Nha tạm cư tại đảo Schangch’uan trợ lực dẹp bọn cướp biển. Sau khi đám người Bồ Đào Nha dẹp xong bọn cướp Áo Môn, họ liền xin người Trung Hoa cho phép ở lại trên đảo Schangch’uan và doi đất Áo Môn. Trung hoa cho phép, nhưng buộc mỗi năm phải đóng thuế 2.000 écus (écu là đơn vị tiền tệ củạ một số nước Tây phương thời đó). Sự việc xảy ra năm 1557. Từ đó người Bồ Đào Nha dần dần làm chủ Áo Môn, rõ ràng nhất là từ năm 1622. Ngày nay, Áo Môn vẫn còn nằm trong tay Bồ Đào Nha.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«Pour moy je vous adoüe que quand je fus arriué à la Cochinchine, et que j’entendois parler les naturels du païs, particulierement les femmes; il me sembloit d’entendre gasoüiller des oyseaux, et je perdois l’esperance de la pouuoir jamais aprendre »(RHODES, Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en Chine, et autre Royaumes de l’Orient, Paris, 1653, tr. 72).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGio. Filippo de MARINI, Delle Missioni dePadri della Compagnia di Giesu nella Provincia del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino. Libri Cin que. Del. P. Gio : Filippo de Marini della medesima Compagnia. Alla Santita di N.S Alessandro PP. settimo, Roma, 1663, tr. 95.

    - MARINI, Relation nouvelle et curieuse des Royaumes de Tunquin et de Lao. Contenant une description exacte de leur Origine, Grandeur, Estenduë, de leurs Richesses, et leurs Forces... Traduite de l’Italien du P. Mariny Romain. Par L.P.L.C.C., Paris, 1666, tr. 171.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«J’auouë que cette langue me fit peur au commencement, et que la voyant si differente de celles d’Europe, je perdois presque esperance de l’apprendre » (Joseph TISSANIER, Relation du voyage du p. Joseph Tissanier de la Compagnie de Jesus. Depuis la France, jusqu’au Royaume de Tunquin. Avec ce qui s’est passé de plus mémorable dans cette Mission, durant les années 1658, 1659, et 1660, Paris, 1663, tr. 200).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoseph TISSANIER (1618-1688) sinh tại Agen (Pháp) năm 1618, gia nhập Dòng Tên ngày 29-10-1634. Năm 1654, ông rời Pháp đi Lisboa, rồi năm sau đáp tàu đi Áo Môn. Ông tới Đàng Ngoài ngày 13-4-1658 và bị trục xuất khỏi đây ngày 12-11-1663. Bỏ Đàng Ngoài, ông theo tàu Hòa Lan đi Djakata, sau đó tới Xiêm (Thái Lan) ngày 29-7-1664. Mười một năm sau, tức ngày 17-6-1675, Tissanier bỏ Xiêm về Áo Môn làm Giám sát Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản và Trung Hoa. Ông qua đời tại Áo Môn ngày 24-12-1688.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGiải tội : là một bí tích trong đạo Công giáo do Chúa Ky tô thiết lập. Theo quyết định của công đồng Latran IV năm 1215, người Công giáo khôn lớn mỗi năm phải đi xưng tội một lần với vị Linh mục có quyền giải tội. Linh mục phải tuyệt đối giữ kín mọi tội người khác đã xưng với mình nơi tòa giải tội; dầu có phải chết cũng không được nói ra.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThư của Đắc Lộ viết ngày 16-6-1625 ở Đàng Trong, gửi L.m. Phụ tá Bề trên Cả (Tổng quản) Dòng Tên ở La Mã, bằng chữ Bồ Đào Nha, trong Archivum Romanum Societatis Iesu, Jap.-Sin. 68, f. 13r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChristofle BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus au Royaume de la Cochinchine, Lille, 1631, tr. 74.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., tr. 73.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Sommaire des divers voyages..., Paris, 1653, tr. 36.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNgày xưa, Borri viết là tonaccent, nhưng đáng lý theo khoa ngữ học ngày nay thì phải viết là sonton.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBORRI, Relation de la nouvelle mission, tr. 73.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMARINI, Relation des Royaumes de Tunquin et de Lao, tr. 171.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«Et ad essi vna cosa è il parlare, et il cantare »(MARINI, Delle Missioni, tr. 95).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMARINI, Relation des Royaumes de Tunquin et de Lao, tr. 171-172.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link« Vne mesme syllabe, par exemple celle-là Daï, signifie vingt-trois choses entierement differentes, par la diuerse façon de prononcer »(RHODES, Divers voyages et missions, tr. 72).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMARINI, Relation des Royaumes de Tunquin et de Lao, tr. 171-173.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«Ba bà bã [bả : vả] bá bạ bã significát, tres dominae colaphizant concubinam derelictam magma » (RHODES. De tonis seu accentibus linguae Annamitae, trong ARSI, JS. 83 et 84, f 62r). Trên đây là tài liệu viết tay của Đắc Lộ năm 1636, hiện giữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Chúng ta có thể thấy câu đó trong ba cuốn sách sau đây của Đắc Lộ, mặc dầu hai trong ba cuốn ghi thiếu :

    - RHODES, Tunchinensis Historiae libri duo, Lib. l, tr. 85 : « (…) Sicque repetita quarter ; cum diuersâ vocis inflexione vna haec syllaba Ba, Bà, Bả, Bá, significabit, tres dominae colaphizant concubinam Regis ».

    - RHODES, Relazione del Tunchino, tr. 116-117 : « (...) Per lo che proferendosi solamente più volte l’istessa sillaba con la diuersità de’tuoni, ch’è quì notata ba, bà, bả, bá, bạ, bã sarà l’istesso che dire, Trè signore diedero delle guanciata ad vna concubina del Principe lasciata in abbandono, auanzo vilissimo ».

    - RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, tr. 111 : « (...) Et ainsi ce seul mot estant prononcé plusieurs fios consecutiuement auec ces differences de ton ba, bà, bả [vả], bá, signifiera trois Dames soufflettent la Concubine ».

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Dictionarium annamiticum, lusitanum, et latinum, Roma, 1651, cột 15-17.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link«Sic etiam in syllaba ca, inveniuntur quatuor toni scilicet gravis cà : mala insana ; aequalis ca : cantilena : circumflexus lenis că [cả] : magnus ; et acutus cá : piscis » RHODES, De tonis seu accentibus linguae Annamitae, trong ARSI, JS. 83 et 84, f. 62v).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, De tonis seu accentibus linguae Annamitae, trong ARSI, JS. 83 et 84, f. 62v.

    - RHODES, Relazione del Tunchino, tr. 117.

    - RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, tr. 111-112.

    - RHODES, Tunchinensis Historiae libri duo, Lib. L, tr. 86.
     
    nhaque and Despot like this.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

    Đối với người Việt Nam học tiếng Việt từ lúc thơ ấu, nên dầu không cần học ngữ pháp, cú pháp v.v... vẫn có thể nói được tiếng Việt. Nhưng một người ngoại quốc, lúc bắt đầu học tiếng Việt thật là khó. L.m. Marini nói rõ một điểm khó khăn nữa đối với người Âu châu khi học tiếng Việt, là phải hiểu hoàn toàn ý nghĩa của một lời, phải biết sắp đặt cú pháp cho đúng, nếu không nghĩa mỗi câu sẽ sai lạc hoàn toàn. Sự khó khăn đó là do tiếng Việt rất ít giống đực cái (hầu như không có), hầu như không có số nhiều ít, không có tận mỗi tiếng, động từ không chia v.v... Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Để trấn tĩnh người Âu châu muốn học tiếng Việt, Marini đưa ra lý lẽ sau : Trong những ngôn ngữ, dầu về mặt ngữ pháp đơn sơ, người ta vẫn có nhiều cách bù lại dễ dàng, để có thể đặt thành câu nói viết trôi chảy. Vậy, nếu tiếng Việt có một ngữ pháp đơn giản sánh với nhiều tiếng Âu châu, thì họ cũng có cách khác bù đắp lại, mà cách thế dùng nhiều nhất là thể phát âm và trong cách đọc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Quả thật, vẫn theo Marini, lúc mới học tiếng Việt, thì nhận thấy mọi cái đều quá lạ thường, làm cho mình lẩn quẩn, rối rít không biết làm sao đặt cho đúng tiếng trong mỗi câu và phân biệt âm thanh để hiểu được ý nghĩa. Nhưng rồi, nhờ học hành cẩn thận, giao tiếp nhiều với người Việt, thì những khó khăn đó tan biến dần dần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tóm lại, đối với người Âu châu, thì thanh tế nhị và ngữ pháp đơn sơ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link là những khó khăn lớn nhất đối với họ. Khi bàn về tiếng Việt, các tác giả Tây phương vào thế kỷ thứ 17 đều nhận như thế. Marini còn nhận xét này : người Việt Nam ưa tiếng của họ hơn ai hết vì tiếng đó đơn giản. Một tiếng bao hàm rất nhiều nghĩa, còn như tiếng Ý chẳng hạn lại cầu kỳ, lôi thôi : nếu muốn đọc tiếng Tranquillità thì phải phát ra bốn tiếng, mà chỉ có một nghĩa, trong khi tiếng Việt chỉ cần một âm là An, cũng có nghĩa như chữ Tranquillità của Ý, ấy là chưa nói đến việc chữ An còn có nhiều nghĩa, nếu thêm các dấu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trên đây là một số nhận xét về tiếng Việt của mấy Linh mục Dòng Tên truyền giáo tại Việt Nam cách đây trên ba thế kỷ. Nhữhg nhận xét đó tuy đơn giản, nhưng cũng chứng tỏ sự quan tâm của các ông về tiếng Việt. Chính nhờ những nhận xét ấy và nhiều nhận xét khác, mà các ông cùng với một số Linh mục Âu châu khác cũng sống ở Việt Nam thời đó và sự cộng tác của các Thày giảng Việt Nam, đã đóng góp kẻ nhiều người ít vào việc thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

    Bây giờ trong chương liền đây, chúng tôi cũng đứng về phương diện lịch sử bàn tới sự thành hình chữ quốc ngữ vào giai đoạn đầu tiên, tức là từ 1620 đến 1648. Về vấn đề này tuy đã có một số nhà nghiên cứu nhắc qua tới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng chúng tôi muốn dành hẳn một chương để trình bày nhiều tài liệu mới khám phá được, hầu góp phần nào vào công việc quan trọng này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTiếng Việt không có tính cách biến thái, chẳng hạn không có vĩ ngữ (désinence) không có tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMarini nhận xét quá đơn sơ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMARINI, Relation des Royaumes de Tunquin et de Lao, tr. 173-174.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhận xét này có vẻ nông cạn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkMARINI, Delle Missioni, tr. 96.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNGUYỄN-KHẮC-XUYÊN, Chung quanh vấn đề thành lập chữ quốc-ngữ. Chữ quốc-ngữ vào năm 1645, trong Văn-hóa nguyệt-san, số 48, tháng 1-2 năm 1960, tr. 1-14.

    - THANH-LÃNG, Những chặng đường của chữ viết Quốc-ngữ, trong báo Đại-học, Năm thứ IV, số 1, tháng 2-1961, tr. 6-13.

    - VÕ-LONG-TÊ, Lịch-sử Văn-học Công-giáo Việt-Nam, cuốn 1, Saigon, 1965, tr. 102-127.

    - ĐỖ-QUANG-CHÍNH, Trình độ chữ Quốc-ngữ mới của Linh-mục Đắc-Lộ, từ năm 1625 đến 1644, trong báo Phương Đông, số 7, tháng giêng 1972, tr. 15-21.
     
    nhaque and Despot like this.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    2. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ (1620-1648)

    Chữ Việt ngày nay là một thứ chữ đã được nhiều Linh mục Dòng Tên ở Việt Nam (với sự cộng tác âm thầm của một số Thầy giảng Việt Nam) vào thế kỷ 17 sáng tạo ra. Nói một cách tổng quát thì họ đã dùng mẫu tự La tinh, rồi dựa vào phần nào của chữ Bồ Đào Nha, Ý và mấy dấu Hy Lạp, để làm thành chữ mà chúng ta đang dùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Chúng ta đều quá rõ là vào thời ấy, Việt Nam dùng chữ Nho là chính, còn chữ Nôm là phụ thuộc.

    Khi các nhà truyền giáo đến Đàng Trong đã bắt đầu áp dụng dần dần mẫu tự La tinh cho tiếng Việt. Thực ra đây là một cách bắt chước các nhà truyền giáo Dòng Tên Tây phương ở Nhật Bản. Vì đầu thế kỷ thứ 17, họ cũng đã cho xuất bản một vài cuốn sách ngữ vựng và ngữ pháp Nhật theo mẫu tự abc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sau đây chúng tôi sẽ theo các tài liệu viết tay và cuốn sách của C. Borri vào đầu thế kỷ thứ 17, sơ lược sự hình thành chữ quốc ngữ qua hai giai đoạn : 1620-16261631-1648.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tôi xin viết vắn tắt như vậy về phương diện này. Ước mong các nhà lịch sử ngữ học Việt Nam nghiên cứu sâu rộng hơn. Thực ra, ít nhất cũng đã có ba người bàn luận sơ qua :

    - LÊ-NGỌC-TRỤ, chữ quốc-ngữ từ thế-kỷ XVII đến cuối thế-kỷ XIX, trong Việt-Nam Khảo-cổ tập-san, số 2, Saigon, 1961, tr. 113-116.

    - NGUYỄN-KHẮC-XUYÊN, Giáo sĩ A-lịch-sơn Đắc-Lộ với chữ quốc-ngữ, ibid, tr. 76-107.

    - THANH-LÃNG, Những chặng đường của chữ viết Quốc-ngữ, trong báo Đại-học, Năm thứ IV, số 1, tháng 2-1961, tr. 6-36.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVocabulario da Lingoa de Japam com adeclaraçao em Portugues feito por alguns Padres, e lrmaõs da Companhia de Jesu. Em Nangasaqui, no Collegio de Japam da Companhia de Jesu, 1603, in-4°, 330ff.

    - João RODRIGUES, Arte da Lingoa de Japam.Composta pello Padre JoãoRodrigues da Cõpanhia de Jesu. Divida em tres livros. Em Nangasaqui, no Collegio de Japão da Companhia de Jesu, 1640, in-80, 23°ff. Có thể coi thêm :

    - J. LAURES, Kirisitan Bunko, Tokyo, 1940, tr. 330-331.

    - R. STREIT, Bibliotheca Missionum, Quyển IV, tr. 513 và V, tr. 378-379.
     
    nhaque and Despot like this.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    GIAI ĐOẠN MỘT : 1620-1626

    Theo lịch sử để lại thì vào giữa thế kỷ thứ 16 và nhất là vào cuối thế kỷ đó, mấy nhà truyền giáo Âu châu, như I Ni Khu, Gaspar da Santa Cruz, Louis da Fonseca, G. de la Motte, Diego Advarte đã đến miền Hà Tiên và Thừa Thiên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; nhưng hoạt động của các ông không được ghi lại rõ rệt.

    Sang đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Dòng Tên gồm người Âu châu và một số ít người Trung Hoa, Nhật Bản, mới chính thức đến truyền bá Phúc âm ở Việt nam, và hoạt động của các ông đã được ghi lại khá đầy đủ.

    Ngày 6-1-1615, ba tu sĩ Dòng Tên là hai L.m. Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và Thầy Antonio Dias (Bồ Đào Nha) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đáp tàu buôn Bồ Đào Nha từ Áo Môn đi Đàng Trong và tới Cửa Hàn ngày 18-1-1615 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sau đó mấy tháng các ông đến ở Hội An. Tại đây, nhờ biết tiếng Trung Hoa và Nhật, nên các ông có thể giao thiệp với kiều dân Hoa Nhật. Nhân tiện, chúng tôi cũng xin ghi lại mấy dòng lịch sử Hội An thời ấy.

    Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì thời đó người Việt gọi Hội An là Hải Phố, tức là nơi buôn bán ở bờ bể. Khi người Nhật và Trung hoa tới đó bắt đầu từ cuối thế kỷ 16, Hải Phố là nơi buôn bán sầm uất. Các nhà truyền giáo tới đây vào năm 1615, nghe người Nhật đọc Hải Phố là Hoaipho, nhưng rồi các ông thường đọc trại Faifo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Người Âu châu viết chữ Hải Phố bằng nhiều cách : Haifo, Hai fo, Haito, Faifo, Facfo, Fayfo, Fayfô, Fayfó, Faiso, Taifò, v.v... Tại Hội An, có hai khu riêng biệt, một dành cho người Trung Hoa, một dành cho người Nhật. Kiều dân Nhật dưới quyền cai trị của một người Nhật do Chúa Nguyễn bổ nhiệm, Hoa kiều cũng do một người Trung Hoa cai trị được Chúa Nguyễn bổ nhiệm. Riêng vị chỉ huy người Nhật lại được Chúa Nguyễn trao cho trách nhiệm về các người Tây phương ở Hội An Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Theo Borri, thời ấy Đàng Trong có hơn 60 cửa bể, sầm uất nhất là Hội An, còn hai hải cảng quan trọng thứ nhì là cửa Hàn và Nước Mặn (Qui Nhơn). Các thương thuyền Trung Hoa, Nhật, Manila, Mã Lai, Cam Bốt v.v... thường đến ba cửa bể đó.

    Ba nhà truyền giáo mà chúng ta vừa nói, đến Hội An với mục đích đầu tiên là để giúp đỡ giáo hữu Nhật về mặt tôn giáo, và nhờ người Nhật làm thông ngôn để tiếp xúc với người Việt Nam. Sau năm 1615, nhiều tu sĩ Dòng Tên khác không những đến truyền giáo ở Đàng Trong mà cả Đàng Ngoài nữa, nhưng đa số là người Bồ Đào Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Các nhà truyền giáo tới Việt Nam thời ấy đều phải học tiếng Việt mới có thể tiếp xúc với người Việt Nam. Theo chúng tôi biết thì L.m. Francisco de Pina là người Âu Châu đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Pina sinh năm 1585 ở Bồ Đào Nha, ông tới Đàng Trong năm 1617. Lúc đầu Pina sống ở Hội An, sang năm 1618 ông ở tại Nước Mặn với Buzomi và Borri. Hai năm sau, ông trở lại Hội An, rồi năm 1623, Pina đến ở tại Thanh Chiêm, thủ phủ Quảng Nam Dinh. Pina chết đuối ở bờ bể Quảng Nam ngày 15-12-1625. Dịp đó có tầu Bồ Đào từ Cam Bốt về Áo Môn, bỏ neo ở hải phận Quảng Nam, Pina cùng một người Việt Nam chèo thuyền ra tầu Bồ Đào để lấy các đồ phụng tự. Khi thuyền đang đi vào bờ, bị gió bão bất chợt, lật thuyền Pina.Vì mặc áo dài, Pina không bơi vào được, còn người Việt kia bơi vào bờ thoát nạn. Sau đó người ta vớt được xác Pina đem về Hội An làm lễ an táng rất trọng thể Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhờ biết tiếng Việt, nên ngay từ năm 1620 các tu sĩ Dòng Tên tại Hội An Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã soạn thảo một sách giáo lý bằng « chữ Đàng Trong» tức là chữ Nôm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Cuốn sách này vì soạn bằng chữ Nôm, nên chắc phải có sự cộng tác của người Việt.

    Nhưng chúng tôi tưởng cuốn này cũng được viết bằng chữ Việt mới nữa (chữ quốc ngữ ngày nay), mà người có công soạn thảo là L.m. Francisco de Pina vì lúc đó chỉ có ông là người Âu châu thạo tiếng Việt nhất. Chúng tôi đoán rằng, cuốn sách này không được in (in theo kiểu Việt Nam thời đó), mà chỉ chép tay. Có lẽ lúc ấy người Công giáo ở Hội An, Quảng Nam... chép tay bản chữ Nôm để dùng, còn các nhà truyền giáo lại chép sang mẫu tự abc. Nếu đúng thế thì đây là cuốn sách Việt Nam đầu tiên bằng mẫu tự La tinh. Tiếc rằng ngày nay không còn thấy cuốn giáo lý trên dầu là bản chữ Nôm hay chữ quốc ngữ.

    Theo sự nhận xét của chúng tôi thì vào năm 1620 dù L.m. Pina đã nói được tiếng Việt, nhưng khó lòng mà phân biệt được lối cách ngữ như chúng ta dùng ngày nay. Dựa vào những tài liệu viết tay năm 1621-1626, chúng tôi biết được hầu hết các chữ còn viết liền và chưa thấy đánh dấu vào những chữ đó. Chính dựa theo hai đặc điểm này mà chúng tôi cho là giai đọan sơ khởi chữ quốc ngữ. Bây giờ chúng tôi xin trình bày 7 tài liệu để chứng minh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkANDRÉ-MARIE, Missions dominicaines dans l’Extrême Orient, T.1, Paris, 1865,tr. 383-387.

    - L.E. LOUVET, La Cochinchine religieuse,Vol. L, Paris, 1885, tr. 223-233.

    NGUYỄN-HỒNG, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Saigon, 1959, tr. 14-42.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkL.m. Francesco BUZOMI (1576-1639) người Ý, tới Đàng Trong năm 1615. Năm 1639 Chúa Nguyễn Phúc Lan yêu cầu ông trở về Áo Môn lo liệu cho Chúa một việc. Công việc chưa xong thì ông bị bệnh qua đời ngay tại Áo Môn cùng năm 1639.

    - L.m. Diego CARVALHO (1578-1624) đến Đàng Trong cùng năm với Buzomi, nhưng năm 1616 ông đi truyền giáo tại Nhật Bản trong những điều kiện rất khó khăn, sau cùng ông tử vì đạo tại Nhật ngày 22-2-1624.

    - Thầy Antonio DIAS (1585- ?) sống ở Đàng Trong liên tục từ 1615 đến khi bị Chúa Nguyễn Phúc Lan trục xuất năm 1639. Chúng tôi không rõ ông qua đời ở đâu và năm nào?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThư của L.m. Valentino de CARVALHO gởi cho L.m. Nuno Mascarenhas, Phụ tá Bề trên Cả Dòng Tên Vùng Bồ Đào Nha, viết tại Áo Môn ngày 9-2-1615, ARSI, JS. 16 ll, f. 174.

    - RHODES, Divers voyages et missions, tr. 68.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkE. FERREYRA, Noticias summarias das perseguições da missam de Cochinchina Lisboa, 1700, tr. 4.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTrong sách này chúng tôi xin dùng danh từ Hội An ngày nay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTừ năm 1615 đến 1788, có 145 tu sĩ Dòng Tên thuộc 17 quốc tịch sau đây đến truyền giáo ở Việt Nạm, không kể 31 tu sĩ Dòng Tên người Việt Nam : 74 Bồ Đào Nha, 30 Ý, 10 Đức, 8 Nhật, 5 Pháp, 4 Tây Ban Nha, 2 Trung Hoa, 2 Áo Môn, 2 Ba Lan, 1 Gêne, 1 Hung Gia Lợi, 1 Illyrien, 1 Sarde, 1 Savoyard, 1 Thụy Sĩ, 1 Tiệp Khắc, 1 Tòa Thánh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAntonio de FONTE, Annua da Missam de Annam, viết tại Hội An ngày 1-1-1626, ARSI, JS. 72, f. 79r.

    - D. BARTOLI, Dell’Historia della Compagnia di Giesu la Cina, Terza Parte, Roma, 1663, tr. 834.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNăm 1620, tại Hội An có 4 tu sĩ Dòng Tên sau đây :

    1) L.m. Pedro MARQUES (1575-1670) sinh tại Nhật do cha là người Bồ Đào, mẹ là người Nhật. Marques đến ở Đàng Trong 6 lần : 1618-1626, 1637-1639, 26-2 đến 13-7-1652, 1653-1655, 1658 và 1670, đến ở Đàng Ngoài một lần : 1627-1630. Năm 1620 Marques là Bề trên các tu sĩ Dòng Tên tại Hội An. Ông cũng đến truyền giáo tại Hải Nam từ 1632-1635. Marques bị đắm tầu ở gần đảo Hải Nam và chết vào dịp đó (1670). Nhiều văn thư của ông về Đàng Trong còn giữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Xem : ARSI, JS. 71, f. 397, 404 ; JS. 73, f. 124-169.

    - MARINI, Delle Missioni, tr. 378-389.

    - Relation des missions et des voyages des évêques vicaires apostoliques, les Années 1672, 1673, 1674 et 1675, Paris, 1680, tr. 18.

    2) Thầy JOSEPH (1568- ?) người Nhật, nhưng chúng tôi không thấy các tài liệu ghi tên Nhật của Thầy. Joseph gia nhập Dòng Tên năm 1590, đến Đàng Trong hoạt động từ 1617-1639. Không rõ ông chết ở đâu, vào năm nào ?

    3) Thày Paulus SAITO (1577-1633) người Nhật, đến ở Đàng Trong từ 1616-1627, tới Đàng Ngoài cùng với L.m. Gaspar d’Amaral từ tháng 10-1629 đến 5-1630, thụ phong Linh mục tại Áo Môn khoảng 1632 và tử đạo tại Nhật ngày 29-9-1633.

    4) L.m. Francisco de PINA (chúng tôi đã nhắc tới tiểu sử của ông ở trên).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐây là hai tài liệu viết tay bằng Bồ ngữ và La ngữ về cuốn giáo lý này :

    1) João ROIZ. Anua de Chochichina do anno de 1620, viết tại Áo Môn ngày 20-11-1621, ARSI, JS. 72, f. 6r. : «No principio do catecismo se ensinava, e cantava a doutrina Xpão na lingoa da terra, pera q to los assi grandes como pequenos apodessem aprender, e as cousas mais principaes de nossa Santa feê que juntamente o Pe lhes ensinava, e declarava : asquaes acabadas lhes foi tambẽ ensinando que cousa era missa e confissão (...) Agora cõ ajuda de Deos e diligencia do Pe lhes foi facil aprenderẽ nas, pois ia astern em sua ling a, e cada día se ensinão em nossa lgreja vindo os minimos a doutrina todo o tempo que o Padre que sabe a lingoa, està em Failo ».

    2) Gaspar LUIS, Cocincinensis missionis annuae Litterae, anni 1620, viết tại Áo Môn ngày 12-12-1621.ARS7, JS. 17, f.24r : « Catechismus Concincinensi idiomate compositus multum ad animarum utilitatem contulit. Ejus ope et natu grandes domi Christiana dogmata, sollemnesque precandi formulas addiscere, memoriter tenere, et pueri quotidiano ad doctrinam concursu doctiores avadere».
     
    nhaque and Despot like this.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1621 của João Roiz

    Đây là bản tường trình hằng năm của Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản, mà L.m. Giám sát ủy cho L.m. João Roiz dựa theo các báo cáo ở Đàng Trong soạn thảo, để gởi cho L.m. Mutio Viteleschi, Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã. Tài liệu soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha, gồm 15 tờ tức 30 trang kể cả trang bìa. Chữ viết trung bình, không lớn quá cũng không nhỏ quá, trong khổ 14 X 22 cm. Tường trình này biên soạn tại Áo Môn ngày 20-11-1621. Tài liệu chia ra ba phần rõ rệt : Phần mở đầu gồm 6 trang ; Phần thứ hai gồm 8 trang ghi lại những hoạt động của các tu sĩ Dòng Tên tại Hội An và phụ cận với đầu đề : « Residencia de Faifô na Provincia de Cacham » (Cư sở Hội An trong tỉnh Cacham [Quảng Nam] ; phần thứ ba gồm những trang còn lại viết về những kết quả truyền giáo ở Nước Mặn, với đầu đề : « Residencia de Nuocman na provincia de Pulo Cambi » (Cư sở Nước Mặn trong tỉnh Pulo Cambi [Qui Nhơn]) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Dưới đây là những chữ quốc ngữ trong tài liệu :

    Annam Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : An Nam.

    Sinoa Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Xứ Hóa, tức Thuận Hóa.

    Unsai Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Sãi.

    Cacham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ca chàm (kẻ Chàm hay Thạnh Chiêm), là thủ phủ Quảng Nam Dinh, ở về phía Tây Hội An ngày nay. Dân chúng thời ấy cũng gọi Kẻ Chàm là Dinh Chàm.

    Ungue : Catecismo fez o Pe ao Ungue nosso amigo, ea (?) outros muitos assi Christaõs como gentios, que concorrerão aouuilo [a ouvido] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Một Cha dạy giáo lý cho ông Nghè, ông là người bạn thân của chúng tôi, và Cha đó cũng dạy giáo lý cho nhiều giáo hữu cùng lương dân tuốn đến nghe giảng).

    Chữ Ungue tức Ông Nghè được tác giả viết liền lại chứ không viết cách ngữ như chúng ta ngày nay. Chúng ta đều biết, Ông Nghè là một danh từ bình dân dùng để gọi các vị Tiến sĩ. Còn danh từ Ông Nghè Bộ, mà chúng ta thấy trong các tài liệu viết tay cũng như trong sách truyền giáo của nhiều nhà truyền giáo Tây phương ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 17, là một chức quan ở các Dinh (Tỉnh) Đàng Trong, có nhiệm vụ lo việc thuế má và tài chính. Thực ra, chức vị của ông này là Cai bạ, một trong ba quan (Đô tri, Cai bạ, Nha úy) làm việc trực tiếp dưới quyền viên Trấn thủ của mỗi dinh. Tiện đây cũng nên biết các nhà truyền giáo Tây phương viết chữ Ông Nghè hoặc Ông Nghè Bộ dưới nhiều hình thức khác nhau :

    Gaspar LUIS, Cocincinensis missionnis annuae Litterae anni 1260, ARSI, JS. 71 :Unguè (f. 23v), Ungué (f. 24v).

    BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus, Lille, 1631 : Omgné (tr. 182).

    RHODES, Histoire du Royaume de Tunquin, Lyon, 1651 : Oun ghe (tr. 170).

    RHODES, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cochinchine, Paris, 1652 : Ouenglebo (tr. 43), Onghebo (tr. 44).

    RHODES, Divers voyages et missions, Paris, 1653 : Onyhebo (tr. 123), Oun Gueh (tr. 183), Ongehbo (tr. 203), Ongehbo (tr. 203), Ou-nges-bo (tr. 206), Oun ghebo (tr. 212), Oun-ges-bo (tr. 226).

    Metelle SACCANO, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cochinchine dés années 1646 et 1647, Paris, 1653 : Onguebo (tr. 133).

    Maurus de Sa. MARIA, Thư viết tại cửa Hàn ngày 2-8-1698, gửi cho L.m. J. - A. Arnedo, ARSI, JS. 70 : Oũ ngè bộ (f. 264r).

    Emmanuel FERREYRA, Noticias summarias das perseguicoẽs da missam de Cochinchina, Lisboa, 1700 : Oum Nhembo (tr. 52), Oum Nhebo (tr. 53), Ou Nhebo (tr. 54).

    Sau khi chúng ta tìm hiểu lối viết chữ Ông Nghè của các tác giả trên đây, bây giờ chúng ta tiếp tục trích ra những chữ quốc ngữ trong bản tường trình của João Roiz :

    Ontrũ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Trùm, là một người đứng đầu Xứ đạo.

    Nuocman Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Nước mặn, một thành phố xưa ở phía Bắc Qui Nhơn ngày nay chừng 20 cs. Một số bản đồ thế kỷ thứ 19 còn ghi địa danh này Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bafu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bà Phủ, tức là vợ quan phủ Qui Nhơn vào năm 1618. Nên nhớ lúc đó Qui Nhơn mới chỉ là một Phủ giáp với lãnh thổ Chiêm Thành.

    Sai Tubin Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Sãi Từ Bình (?).

    Banco Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bàn cổ một « thần » khổng lồ tạo dựng vũ trụ, con người. Hồi xưa dân Việt Nam theo thần thoại Trung Hoa nghĩ như thế.

    Oundelim Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Đề lĩnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoão ROIZ, Annua de Cochinchina do anno de 1620, Pera N. Muv Rdo em Christo Pe Mutio Vitelleschi Preposito Geral da Compa de Jesu, ARSI, JS. 72, f. 2-16.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 4v

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 4v. 11r

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 4v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 6v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJ. ROIZ, ibid., f. 7r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoão ROIZ, ibid., f. 8r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 10r, 11r, 13r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJ.- L. TABERD, Dictionarium Latino- Annamiticum, Serampore, 1938, Appendice, MONTÉZON et ESTÈVE, Voyages et travaux des missionnaires de la Compagnie de Jésu, Mission de la Cochinchine et du Tonkin, Paris, 1858.

    - Eugène VEUILLOT, La Cochinchine et le Tonkin, 2e édition, Paris, 1861.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkJoão ROIZ, ibid., fr. 10r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., fr. 10rv, 12r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., fr. 10v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 15r.
     
    nhaque and Despot like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1621 của Gaspar Luis

    Cùng năm 1621, L.m. Gaspar Luis cũng viết một bản tường trình về giáo đoàn Đàng Trong gửi cho L.m. Mutio Vitelleschi ở La Mã. Nội dung bản tường trình này cũng không khác của João Roiz. Tuy nhiên, bản của Luis lại soạn thảo bằng La ngữ và vắn hơn bản của Roiz. Tài liệu gồm tám trang rưỡi, viết chữ cỡ trung bình, trong khổ 12 X 20 cm. Tác giả soạn tài liệu này tại Áo Môn ngày 12-12-1621 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Gaspar Luis nhắc đến ít danh từ Việt hơn Roiz. Nếu có dùng vài ba chữ Việt, thì lại cũng viết giống như Roiz, ví dụ : Cacham, Nuocman, trừ hai chữ sau đây Luis viết khác Roiz :

    UngueUngué Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông nghè.

    Bancô Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bàn cổ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGaspar LUIS, Cocincinensis missionis annuae Litterae, anni 1620, ARSI, JS. 71, f. 23-27.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., fr. 23rv, 24.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., 25v. Ở f. 25r tác giả lại viết : Bancó.
     
    mymemoryht and Despot like this.
  14. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu năm 1621 của Cristoforo Borri

    Trước khi bàn tới tài liệu của Cristoforo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Borri, thiết tưởng nên biết qua tiểu sử của ông, vì ông là người Tây phương đầu tiên đã viết và cho xuất bản một cuốn sách khá dài về xứ Đàng Trong đầu thế kỷ 17.

    Cristoforo Borri (1583-1632) sinh tại Milan, gia nhập Dòng Tên ngày 16-9-1601. Năm 1615 ông đi Đông Á truyền giáo, nhưng chúng tôi không rõ ông tới Áo Môn vào năm nào.

    Chỉ biết năm 1618 Borri phải tàng hình bồi tầu đi thương thuyền Bồ Đào từ Áo Môn tới Đàng Trong cùng chuyến với L.m. Pedro Marques. Ngay năm đó Borri theo hai L.m. Buzomi và Pina đến lập cơ sở truyền giáo ở Nước Mặn. Năm 1621, Borri rời Nước Mặn và cũng rời Đàng Trong luôn để về Áo Môn. Năm 1623 người ta thấy ông có mặt ở Goa. Sau đó ông về Bồ Đào Nha dạy Toán tại trường Đại học Coimbra. Tuy Borri chỉ sống ở Đàng Trong có 3 năm, nhưng ông khá thành thạo tiếng Việt và hiểu biết nhiều về xứ này. Borri lại rất giỏi về Toán, Thiên văn và khoa Hàng hải. Khi vua Philipphê nước Tây Ban Nha nghe biết Borri đang nêu nhiều thuyết mới ở Coimbra, liền vời ông sang Madrid để trình bày những khám phá của ông.

    Chính Borri đã viết một cuốn sách bằng Bồ ngữ bàn về nghệ thuật đi biển Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng cho đến nay cuốn sách chưa được xuất bản mà vẫn còn nằm ở Evora (Bồ Đào). Ông cũng viết cuốn sách chỉ dẫn đi Ấn Độ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bằng tiếng Ý, nhưng chưa soạn xong. Cuốn sách của Borri làm chấn động dư luận lúc đó hơn cả viết về Ba tầng trời : khí, hành tinh, thiên khung Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sách soạn bằng La ngữ và mãi khi ông qua đời được 9 năm rồi mới xuất bản. Năm 1631, Borri cho ấn hành ở Lisboa một tập về Thiên văn soạn bằng La ngữ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Khi Borri ở Coimbra và Madrid nêu ra chủ thuyết ba tầng trời gây xôn xao trong nhiều giới, nên L.m. Vitelleschi Bề trên Cả Dòng Tên phải gọi ông về La Mã. Có lẽ cũng vì vậy một phần mà vào khoảng đầu năm 1632 ông xin xuất Dòng Tên, để vào tu trong Dòng « Bernardins de Ste Croix de Jérusalem » ở La Mã ; nhờ có phép đặc biệt của Tòa Thánh, chỉ sau ba tháng Nhà Tập, ông được phép khấn trong Dòng đó. Nhưng ông lại không khấn, nên tự ý xin ra khỏi Dòng này, rồi xin gia nhập tu viện Xi tô cũng ở La Mã. Tu được mấy tháng, Borri bị nhà Dòng trục xuất, ông liền kiện nhà Dòng và ông đã thắng kiện. Trong khi đi báo tin mừng đó cho một vị giám chức ở La Mã, thì ông bị chết giữa đường ngày 24-5-1632 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bây giờ chúng ta nhìn vào cuốn sách của Borri viết về Đàng Trong để trích ra những chữ quốc ngữ trong đó. Cuốn sách được xuất bản Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link lần đầu tiên bằng Ý ngữ năm 1631, cùng năm đó sách được dịch ra Pháp ngữ đồng ấn hành tại Lille và Rennes, đến năm 1632 lại được dịch ra La ngữ xuất bản ở Vienne, cũng năm 1632 được dịch ra tiếng Hòa Lan xuất bản ở Louvain, năm 1633 lại dịch ra Đức ngữ xuất bản ở Vienne và một bản Anh ngữ tại Luân Đôn. Năm 1704 một bản dịch mới bằng Anh ngữ được xuất hiện trong tuyển tập Churchill. Năm 1811, tuyển tập du hành của Pinkerton Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link in lại hoàn toàn bản dịch trong tuyển tập Churchill. Năm 1931, ông Bonifacy lại dịch từ bản tiếng Ý sang Pháp văn và cho in trong Bulletin des Amis du Vieux Hué Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tuy cuốn sách của Borri được in lần đầu tiên bằng tiếng Ý năm 1631, nhưng phải hiểu là những chữ quốc ngữ trong đó là thứ chữ ông viết vào năm 1620-1621. Bởi vì Borri bỏ Đàng Trong hoàn toàn năm 1621, và khi ông về Âu châu chắc không sửa lại những chữ Việt trước khi đem xuất bản. Vậy chúng ta phải coi thứ chữ quốc ngữ này là vào năm 1621. Có một điều cũng nói rõ ở đây là, những chữ quốc ngữ trong sách của Borri sự thường không đúng hoàn toàn với những chữ trong bản thảo của ông, bởi vì nhà in không có những dấu chữ quốc ngữ mà rất có thể Borri đã dùng lúc soạn thảo. Tiếc rằng chúng ta không có chính bản viết tay của Borri để trình bày. Dưới đây chúng tôi xin căn cứ theo cuốn sách của Borri nhan đề Relatione della nuova Missione... in tại La Mã năm 1631, rút ra những chữ quốc ngữ trong đó. Chúng tôi xin bỏ qua việc ghi lại các số trang có chữ quốc ngữ, vì không cần.

    Anam : An Nam.

    Tunchim : Đông Kinh.

    Lai : Lào. Nước Lào.

    Ainam : Hải Nam. Đảo Hải Nam.

    Kemoi : Kẻ Mọi. Xứ Mọi ở Cao nguyên Trung phần.

    Sinuua : Xứ Hóa (Thuận Hóa).

    Cacciam : Ca Chàm (Kẻ Chàm, thủ phủ Quảng Nam Dinh).

    Quamguya : Quảng Nghĩa.

    Quignin : Qui Nhơn.

    Renran : Ran Ran, tức sông Đà Rằng miền Phú Yên.

    Dàdèn, Lùt, Dàdèn Lùt : Đã đến lụt, Đã đến lụt.

    Nayre : Nài, Nài voi.

    doij : đói.

    scin mocaij : xin một cái. Cho tôi xin một cái.

    chià : trà. Uống trà, cây trà.

    Sayc Kim : Sách Kinh. Tứ Thư, Ngũ Kinh.

    Sayc Chiu : Sách chữ.

    Cò : Có

    Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam : Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng. Người thông ngôn đã dùng lầm những tiếng đó để hỏi một người khác có muốn gia nhập đạo Công giáo không. Vì thời ấy một số người hiểu lầm, gọi đạo Công giáo là đạo Hoa Lang, mà đạo Hoa Lang có nghĩa là đạo Bồ Đào Nha. Sở dĩ có danh từ Hoa Lang là vì, theo sự hiểu biết của chúng tôi, khi người Bồ Đào tới Đàng Trong bán một thứ vải có in hoa giống như Hoa Lang, vì thế người ta gọi những thương gia ấy là người Hoa Lang. Các nhà truyền giáo đến Đàng Trong vào đầu thế kỷ 17 cũng bị dân chúng gọi là người Hoa Lang, tức là người Bồ Đào Nha, mặc dầu vào năm 1618 đã thấy những nhà truyền giáo Nhật, Ý, Trung Hoa tới Đàng Trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Muon bau dau christiam chiam : Muốn vào đạo Christiang chăng. Vì thấy người ta hiểu lầm về đạo Công giáo, nên L.m. Buzomi đã tìm được câu trên đây thay vào câu kia, để hỏi người Việt mỗi khi họ muốn vào đạo Công giáo.

    Onsaij : ông Sãi.

    Quanghia : Quảng Nghĩa.

    Nuoecman : Nước Mặn.

    Da, an, nua, Da, an, het : Đã ăn nửa, Đã ăn hết. Khi có nguyệt thực, dân quê Việt Nam tin là có gấu ăn trăng.

    Omgne : Ông Nghè.

    Tuijciam, Biet : Tôi chẳng biết.

    Onsaij di Lay : ông Sãi đi lại, hay là ông Thầy đi lại. Khi người Việt thấy các L.m. Tây phương cứ đi đi lại lại, thì họ nói thế. Việc đi đi lại lại cho khỏe, người Việt Nam ngày xưa không có thói quen này. Cũng nên biết rằng, thời đó dân chúng gọi các Linh mục là Thầy và đọc trại đi là i. Dân chúng cũng gọi các nhà sư (Thầy) là Sãi.

    Bancò : Bàn cổ, ông Bàn cổ.

    Maa : Ma. Ma quỉ.

    Maqui, Macò : Ma quỉ, Ma quái.

    Bũa : Vua.

    Chiuua : Chúa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề tên Cristoforo có nhiều nơi viết khác nhau, ngay chính trên các bìa sách của ông cũng có khi đề là Christoforo có khi lại đề Christofle như chúng ta sẽ thấy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTratado da arte de navegar, pelo Rdo Pe Crìstovão brono, da Companhia, Anno Domini M...

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIstruzione par facilitare il viaggio dell’Indie.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBORRI, Doctrina de tribus Coelis, Aereo, Sydereo, et Empireo, Opus Astronomis, Philosophis et Theologis favens, Ulyssipone, 1641, in-4°.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBORRI, Collecta astronomica, ex doctrina P. Christophori Borri, Mediolanensis, ex Societate Jesu..., Ulyssipone, 1631, 470 tr.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề tiểu sử C. Borri, có thể đọc : SOMMERVOGEL, Bibliothèque de la Companie de Jésus, Nouvelle édition, Louvain, 1960, tìm chữ Borri.

    - C. B. MAYBON, Notice sur Cristoforo Borri et sur les éditions de sa «Relation », trong báo Bulletin des Amis du Vieux Hué, năm 1931, tr. 269-276.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkBORRI, Relatione della nuova missione delli PP. De’la Compagnia di Giesu, al regno della Cocincina, scritta dal Padre Christoforo Borri Milanese della medesima Compagnia, Roma, 1631, in-12°, 231 tr.

    - BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus au royaume de la Cochinchine. Traduite de l’Italien du Père Chritofle Borri Milanios, qui fut un des premiers qui entra en ce Royaume. Par le Père Antoine de la Croix, de la mesme Compagnie. A Lille, De l'Imprimerie de Pierre de Rache, à la Bible d’Or, 1631, in - 12°, 233 tr. - về bản Pháp văn in ở Rennes cũng do Antoine de la Croix dịch, đầu đề bìa sách cũng như cuốn xuất bản ở Lille, chỉ khác là do nhà xuất bản Jean HARDY.

    - BORRI, Relatio de Cocincina R.P. Christophori Borri e Societate Jesu, ex Italico latine reddita pro strena D.D. Sodalibus Inclytae Congregationis Assumptae Deiparae in Domo Professa Societatis Jesu Viennae Austriae. Excudebat Michael Rictius, in novo mundo, 1632, in - 8°, 142 tr.

    - BORRI, Historie van eene nieuwe Seyndinghe door de Paters der Societeyt Jesu in’t ryck van Cocincina. In’t Italiaens gheschreven door P. Christophorus Borri Melanois... Ende verduytscht door P. Jacobus Susius der selve Societeyt, Tot Loven, 1632, in - 12°, 203 tr.

    - BORRI, Relation von dem newen Konigreich Cochinchina... aus dem Welsch und Latein verseuscht Gedruckt zu Wien in Oesterreich bey Michael Riekhes, 1633, in - 8°, 142 tr.

    - BORRI, Cochinchina containing many admirable Rarities and Singularities of that countrey. Extracted out of an Italian Relation, lately presented to the Pope, by Christophoro Borri, that lived certaine years there. And published by Robert Ashley, London, 1633.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkA general collection of the best and most interesting Voyages and travels in all parts of the World... by Pinkerton, London, 1811, vol. IX, tr. 771-828.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLt Col. BONIFACY trong BAVH, 1931, tr. 277-405.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVề vấn đề Hoa Lang xin coi thêm :

    - RHODES, Cathechismus, tr. 25.

    - M. SACCANO, Relation des progrès de la foi au royaume de la Cochinchine, tr. 2-3.

    - L.A. PONCET, L'un des premiers annamites, sinon le premier, converti au catholicisme, BAVH, tháng 1-3 năm 1941, tr. 85-91.

    - L. CADIÈRE, ibid.,tr. 95-96.

    - ARSI, JS.89,f. 545r - 547r.

    - NGUYỄN-HỒNG, Lịch sử Truyền giáo ở Việt nam, quyển 1, tr. 23, chú thích 4.
     
    nhaque and Despot like this.
  15. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1625 của Đắc Lộ

    Ngày 16-6-1625, Đắc Lộ viết một bức thư bằng chữ Bồ Đào Nha, gửi cho L.m.Nuno Mascarenhas, Phụ tá Bề Trên Cả Dòng Tên vùng Bồ Đào Nha Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trình bày việc ông từ Áo Môn đến Đàng Trong bị nguy hiểm (bão) ở gần đảo Hải Nam, về sự tiến triển cuộc truyền giáo ở đây, về việc học tiếng Việt, về vấn đề mở cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài và ông xin lãnh trách nhiệm thực hiện công việc này. Bức thư dài gần hai trang giấy, viết trong khổ 15,50 X 23 cm.

    Trong thư tác giả phiên âm hai địa danh Hải Nam và Đông Kinh (Đàng Ngoài) là Ainão, Tunquim, Tunquin, ngoài ra không còn chữ nào có dáng vẻ là chữ quốc ngữ như ba chữ trên đây. Nên nhớ rằng vào tháng 6-1625, Đắc Lộ đã tạm nói được tiếng Việt Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 68, f.13rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkRHODES, Divers voyages et missions, tr. 72.
     
    nhaque and Despot like this.
  16. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1626 của Gaspar Luis

    Trên đây chúng ta đã có dịp bàn đến một tài liệu viết tay của Gaspar Luis năm 1621, nhưng lúc đó ông chưa đặt chân tới Đàng Trong. Trái lại khi Gaspar Luis soạn tập tài liệu này là lúc ông đã ở Đàng Trong được hơn một năm, bởi vì ông viết tại Nước Mặn ngày 1-1-1626. Chúng ta biết Gaspar Luis từ Áo Môn đi Đàng Trong cùng một chuyến tầu với Đắc Lộ và 5 Linh mục khác vào tháng 12-1624 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông phải rời bỏ Đàng Trong hoàn toàn vào năm 1639, lúc Chúa Nguyễn Phúc Lan ra lệnh trục xuất tất cả các nhà truyền giáo khỏi xứ.

    Tài liệu là một bản tường trình hàng năm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link viết bằng La văn gửi cho L.m. Bề trên Cả Dòng Tên Mutio Vitelleschi ở La Mã, dài 15 tờ, tức 30 trang, nhưng tác giả chỉ viết 29 trang, cỡ chữ vừa phải trong khổ 13 x 20,50 cm. Bản tường trình gồm ba phần : phần một, « Residentia Fayfó » (Cư sở Hội An) thuật lại những việc xảy ra ở Hội An năm 1625 ; Phần hai, « Residentia Dinh Cham uulgò Cacham » (Cư sở Dinh Chàm, bình dân gọi là Ca Chàm [Kẻ Chàm] ghi lại hoạt động truyền giáo ở Kẻ Chàm, tức thủ phủ Quảng Nam Dinh ; Phần ba, « Residentia Nuocman, vulgò Pullocambi » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Cư sở Nước Mặn, bình dân gọi là Pullocambi), kể lại việc truyền giáo ở Nước Mặn, tức vùng Qui Nhơn ngày nay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sau đây là những chữ quốc ngữ, phần nhiều là địa danh, trong bản tường trình của Gaspar Luis.

    Dinh Cham, Cacham : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dinh Chàm, Ca Chàm (Kẻ Chàm).

    Nuocman, Quanghia, Quinhin, Ranran Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Nước Mặn, Quảng Nghĩa, Qui Nhơn, Ran Ran (Đà Nẵng).

    Bendâ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bến Đá. Một làng cách Qui Nhơn ngày nay chừng 80 cs về phía Bắc. Năm 1622 Bến Đá mới làm nhà thờ.

    Bôdê Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bồ Đề. Một làng ở phía Nam Bến Đá. Giáo hữu ở Bồ Đề góp công của dựng một nhà thờ mới. Khi các Linh mục đến dâng Thánh Lễ, dân chúng tới tham dự rất đông.

    Ondelimbay : « Horum princeps hoc anno fuit Andreas ille, magistratus proenomine Ondelimbay, de quo proximis litteris mentionem fecimus » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Trong số những người cai trị [ở Qui Nhơn] năm nay, có một viên quan chỉ huy của họ tên thánh là An Rê, có chức quan là ông Đề lĩnh Bẩy, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mà trong những thư từ gần đây tôi đã nhắc tới).

    Ondelim, Ondedoc : « Etenim rex ob exationem prosperè confectam, mutato Andreae titulo Ondelim, appellari jussit Ondedoc, maiori dignitatis gradu, ac reliquis universae provinciae praeesse Mandarinis » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Vì vua [Chúa Nguyễn Phúc Nguyên] muốn hoàn thành [công việc] cho thịnh vượng, nên đã truyền đổi tước hiệu của An Rê là ông Đề lĩnh ra ông Đề đốc, một cấp bậc lớn hơn và ông được đứng đầu các Quan trong tỉnh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    Unghe chieu : « Alius hoc anno mandarinus ad Ecclesiam ascriptus est, patrio nomine Unghe chieu, christiano Ignatius » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Năm nay một viên quan tênlà Ông nghè Chiêu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã gia nhập Giáo Hội có tên là thánh Y Nhã).

    Nhit la Khaum, Khaum la nhit Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Nhất là không, không là nhất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkEmmanuel FERNANDES, Thư viết tại Hội An ngày 2-7-1625, bằng chữ Bồ Đào Nha, gửi cho Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã, ARSI, JS. 68, f. 15rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐể vị Bề trên Cả hiểu biết hoạt động của các tu sĩ, hàng năm Bề trên mỗi nhà Dòng phải gửi một bản tường tình về La Mã. Ngày nay vẫn còn giữ như vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPullocambi : Một đảo đối diện với Nước Mặn và Nước Ngọt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGaspar LUIS, Cocincinae Missionis annuae Litterae, Anni 1625. Ad R.P.N. Mutium Vite’leschium Societatis Jesu Proepositum Generalem, ARSI, JS. 71, f. 56r-71r. Ba cư sở Dòng Tên ở Đàng Trong được thành lập vào những năm sau đây : Hội An : 1615-1616, Nước Mặn : 1618, Kẻ Chàm :1623.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid.,f. 61r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid.,f. 64v-65r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid.,f. 65v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid.,f. 66r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid.,f. 66v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTheo tài liệu này thì tên vị quan như sau : Đề lĩnh là chức quan, An Rê là tên thánh, Bẩy là tên riêng, tức phải gọi là ông Đề lĩnh An Rê BẨY.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGaspar LUIS, Ibid., f. 67r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTác giả gọi Qui Nhơn là tỉnh, nhưng vào năm 1625-1626, Qui Nhơn vẫn chỉ còn là một Phủ, tuy là Phủ rất rộng lớn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGaspar LUIS, ibid., f. 67r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tôi không rõ phải viết là Chiêu, hay Chiểu, hay Chiếu.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkGaspar LUIS, ibid., f. 70rv.
     
    nhaque and Despot like this.
  17. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1626 của Antonio de Fontes

    L.m. Antonio de Fontes, người Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong cùng một chuyến tầu với Gaspar Luis vào tháng 12-1624. Khi tới xứ này, G. Luis liền xuống Nước Mặn để học tiếng Việt còn Antonio de Fontes ở lại cư sở Dòng Tên tại Kẻ Chàm cùng với Đắc Lộ và F. de Pina. Lúc ấy Pina là Bề trên cư sở này và đã thông thạo tiếng Việt. Chính Pina là Thầy dậy tiếng Việt cho Fontes và Đắc Lộ : «Ao presente temos ja tres residencias, as duas estavão formadas ; a 3a assẽtis (?) eu agora na Corte do principe, onde ficão tres Pes dassento o Pe Franco de Pina que sabe muito bem a lingoa por superior, e mestre, e os Pes Alexandre Rhodes e Anto de Fontes por subditos, e discipulos » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Hiện nay chúng tôi có ba cư sở mà hai trong số này [Hội An, Nước Mặn] đã được hoàn thành [theo giáo luật] ; còn cư sở thứ ba tại « thủ phủ » quan « trấn thủ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nơi mà lúc này tôi [đang tạm trú], có ba Linh mục định cư : L.m. Francisco de Pina biết tiếng [Việt] khá lắm, làm bề trên và là giáo sư [dậy tiếng Việt], và các L.m. Đắc Lộ cùng Antonio de Fontes là thuộc viên và học viên).

    Ngày 1-1-1626, L.m. Fontes viết tại Hội An một bản tường trình hàng năm bằng tiếng Bồ Đào Nha gửí L.m. Mutio Vitelleschi, Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã. Tài liệu dài 17 tờ tức 34 trang, viết chữ cỡ nhỏ trong khổ 14,50 x 23 cm. Bản tường trình về năm 1625 chia ra ba phần : Phần một, « Casa de Taifõ » (Nhà Hội An) ; Phần hai, «Residencia de Dĩgcham, chamada vulgarmte Cacham » (Cư sở Dinh Chàm, bình dân gọi là Ca Chàm) ; Phần ba, «Residencia de Nuocman na pua de Quinhin » (Cư sở Nước Mặn trong tỉnh Qui Nhơn) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Sau đây là những chữ quốc ngữ trong bản tường trình của Antonio de Fontes.

    Tuy số chữ quốc ngữ không nhiều, nhất là đối với một bản tường trình dài 34 trang ; nhưng cũng như tài liệu trên đây của G. Luis, nó giúp chúng ta hiểu hơn về giai đoạn thành hình 1626.

    Dĩgcham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Dinh Chàm.

    Núocmam Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Nước Mặn.

    Quinhin Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Qui Nhơn.

    Sinua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : « No principio de Janro foi o Pe Visitor a corte de Sinua visitar a Rei » (Đầu tháng giêng, L.m. Giám sát [G. de Matos] đến chầu vua [Chúa Sãi] ở triều đình Xứ Hóa [Thuận Hóa]).

    Sinuâ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Xứ Hóa.

    Orancaya :« Entre todos estas pessoas a principal foi huã Orancaya, uo molher pequena do Rej velho ja defunto (...) Chamouse no bautismo Maria » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Trong sốnhững người [đã chịu Thánh Tẩy] có một người quan trọng là Orancaya, hay là thứ phi của vị tiên vương đã từ trần. Khi chịu phép Thánh Tẩy bà mang tên thánh là Maria). Chúng tôi không hiểu chữ Orancaya bây giờ phải viết thế nào, chỉ biết rằng bà là thứ phi của Chúa Nguyễn Hoàng, sau này được truy tặng là Minh Đức Vương thái phi. Bà được L.m. F. de Pina làm phép Thánh Tẩy vào năm 1625. Bà tận tâm giúp đỡ các nhà truyền giáo và các giáo hữu. Bà Minh Đức qua đời khoảng năm 1649, thọ 80 tuổi Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Quan Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Quảng. Quảng Nam.

    Xabin : « Ja o anno passodo se escreviu como Xabin Paulo pessoa bem conhecida na Corte do principe, fora escolhido, e mandado por embaixador a Sião » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Năm ngoái có một người ghi tên [gia nhập Giáo hội], đó là ông Bảo Lộc Xá Bình (?), một người danh tiếng tại phủ quan trấn thủ [Quảng nam], ngoài ra ông đã được chọn và được ủy nhiệm làm đại sứ đi Xiêm).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bến Đá. Xã Bến Đá.

    Bude Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Bồ Đề. Xã Bồ Đề.

    Ondelimbay Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Đề lĩnh Bẩy (An Rê Bẩy).

    Ondedóc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Ông Đề đốc. Ông An Rê Bẩy mới được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên phong chức Đề đốc.

    Onghe Chieu : « Este anno se bautizou nesta casa hũ mandarim por nome Onghe Chieu homẽ de grandes letras (...) chamouse no bautismo Ignaciô » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Năm nay một viên quan tên là Ông Nghè Chiêu [Chiểu, Chiếu ?] là nhà đại trí thức [ở Qui Nhơn] đã được rửa tội trong nhà này [nhà Dòng Tên ở Nước Mặn] (...) mang thánh hiệu Y Nhã).

    Nhít la Khấu, Khấu la nhít Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Nhất là không, không là nhất.

    Dinh Cham Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Dinh Chàm.

    Sinoá Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Xứ Hóa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkThư của Gabriel de MATOS (cũng có khi viết là Mattos), giám sát các tu sĩ Dòng Tên ở Đàng Trong, viết tại Đàng Trong ngày 5-7-1625, gửi L.m. Bề trên Cả Dòng Tên ở La Mã, viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, ARSI, JS. 68, f. 17r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkLúc đó ông Nguyễn Phúc Kỳ, con cả Nguyễn Phúc Nguyên, làm trấn thủ ở Quảng Nam. Ông kỳ qua đời năm 1631.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAntonio de FONTES, Annua da Missão de Anam, a que vulgarmte chamão Cochinchina; pa ver No Muj Rdo Pe Geral Mutio Vitelleschi, ARSI. JS. 72, f. 69-86r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 69r, 74v, 76r, 79r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 69r, 80r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 69r, 80r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 70r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 74v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 74v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkCó thể đọc về bà Minh Đức : PHẠM ĐÌNH KHIÊM, Minh Đức Vương Thái Phi. Saigon, 1957, in-8°, 110t.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkAntonio de FONTES, ibid., f. 69r, 74v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 77v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 80v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 81r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 81rv.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 81v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 81v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 85r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 85v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 85v.
     
    Despot thích bài này.
  18. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay năm 1626 của Francesco Buzomi

    Ngày 13-7-1626, Linh mục Francesco Buzomi viết một bức thư bằng Ý văn gửi cho L.m. Mutio Vitelleschi, Bề trên Cả Dòng Tên. Nơi viết thư là Đàng Trong (tác giả đề là Cochinchina, chứ không đề rõ là ở Nước Mặn hay Hội An). Cũng nên biết rằng, Buzomi đề thư là ngày 13-7-1625 ; thực ra ông đã đề lầm năm, vì phải đề là 13-7-1626 mới đúng. Sở dĩ chúng tôi dám quả quyết như thế là vì ông viết « năm ngoái L.m. F. d. Pina bị chết đuối». Thế mà Pina chết đuối ngày 15-12-1625 như chúng ta đã biết. Thư gồm 4 trang giấy, chữ viết nhỏ xíu trong khổ 21 x 30 cm (trang thứ tư khổ 21 x 7 cm) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong thư ta thấy có mấy chữ quốc ngữ được tác giả viết theo lối cách ngữ như ngày nay.

    xán tí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Xán tí (thượng đế).

    thien chu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Thiên Chủ (Thiên Chúa).

    thien chũ xán tí Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link : Thiên Chủ Thượng Đế.

    ngaoc huan : « il nome xán tí e sopra nome d’un pagode por nome, ngaoc huan » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (danh từ Thượng Đế còn là tên một ngôi chùa [ở Đàng Trong] cũng có tên là Ngọc Hoàng).

    Trang thứ nhất của bức thư này tác giả trình bày việc L.m. giám sát Gabriel de Matos đã xem xét xong công việc truyền giáo ở Đàng Trong từ cuốỉ năm 1624, về những hoạt động của Pina và cái chết của ông, về việc các Linh mục ở Đàng Trong đã cử Đắc Lộ « là người hoạt động rất giỏi và là tu sĩ tốt, cùng về Áo Môn một chuyến với Matos, để rồi từ Áo Môn hy vọng Đắc Lộ sẽ tới được Đàng Ngoài để bắt đầu mở cuộc truyền giáo trong xứ này ». Ba trang sau Buzomi « tranh luận » về các danh từ Thiên Chủ, Thượng đế; ông trưng dẫn ý tưởng của Thánh Phao Lô và Tôma, để nhấn mạnh đến việc phải thích nghi tôn giáo vào địa phương ngay cả trong ngôn ngữ... Ý của Buzomi là ở Đàng Trong nên dùng từ ngữ Thiên Chủ (Thiên Chúa) chứ không nên dùng Thượng Đế.

    Nhìn vào những chữ quốc ngữ của Buzomi trên đây, mặc dầu ít, nhưng đã thấy tiến triển, nếu đem so sánh với lối viết của João Roiz, c. Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luis và Antonio de Fontes từ năm 1626 trở về trước. Thật ra ngay Buzomi vào năm 1622, ông cũng chưa viết từ ngữ Thienchu cách nhau như sau đó bốn năm. Chúng ta biết, ngày 20-5-1622 Buzomi đã viết một bức thư tại Nước Mặn gửỉ cho Bề trên Cả Dòng Tên, và trong thư này ông đã viết từ ngữ Thiên ChủThienchu Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trên đây chúng tôi đã sơ lược sự thành hình chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu tiên, mà chúng tôi tạm ấn định là từ năm 1620-1626. Từ 1627-1630, chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào quan trọng về chữ quốc ngữ. Nhưng từ năm 1631 trở đi, chúng tôi khám phá được một vài tài liệu quý giá về chữ quốc ngữ, mà chúng tôi tạm cho là giai đoạn thứ hai của chữ quốc ngữ (1631-1648).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkFrancesco BUZOMI, Ao Padre Mutio Vitelleschi Prepto Geral de Compa de Jesus, ARSI, JS. 68, f. 28r-29v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 28v-29r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 28v.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 29r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkIbid., f. 28r.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkARSI, JS. 68a, f. 8v.
     
    Despot thích bài này.
  19. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    GIAI ĐOẠN HAI : 1631-1648

    Trong giai đoạn 1631-1648 của chữ quốc ngữ, chúng tôi nhận thấy, những tài liệu dưới đây của Linh mục Đắc Lộ và Gaspar d’Amaral đáng lưu ý hơn cả, nhất là tài liệu của Amaral. Những trang liền đây sẽ cho chúng ta thấy chữ quốc ngữ đã được viết khá đúng về hai phương diện : cách ngữ và dấu.
     
    Despot thích bài này.
  20. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Tài liệu viết tay của Đắc Lộ từ 1631-1647

    Do những tài liệu viết tay của Đắc Lộ mà chúng tôi tìm được, có thể giúp chúng ta biết trình độ chữ quốc ngữ của ông trong thời gian 1631-1647. Vì chúng tôi muốn trình bày sự hình thành chữ quốc ngữ theo thứ tự thời gian, nên đã sắp những tài liệu của Đắc Lộ do ông soạn từ 1631-1636 vào Giai đoạn hai : 1631-1648. Thật ra, như bạn đọc sẽ thấy, những tài liệu của Đắc Lộ viết từ năm 1631-1636 phải sắp lên Giai đoạn một mới đúng, nếu không trình bày theo thứ tự thời gian. Bởi vì, nếu chúng ta so sánh lối viết chữ quốc ngữ của Đắc Lộ năm 1631, với lối viết của Buzomi năm 1626, thì hai lối viết gần giống nhau, nghĩa là trình độ gần như nhau. Thế mà vì tôn trọng việc trình bày theo thứ tự thời gian, chúng tôi đã phải đặt tài liệu của Buzomi năm 1626 vào cuối giai đoạn một, còn tài liệu của Đắc Lộ từ năm 1631-1636 vào đầu giai đoạn hai.
     
    kinhnhieuloc and Despot like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này